Quan điểm của Phật giáo về tự sát
(QUẾ KHANH, nguyenthiquekhanh@gmail.com)
ĐÁP: Bạn Quế Khanh thân mến!
Thánh tử đạo là những bậc nguyện hy sinh thân mình để bảo vệ đạo pháp và làm lợi lạc cho chúng sinh. Tuẫn tiết cũng là tự sát nhưng để giữ tròn khí tiết, xả bỏ thân mạng vì nghĩa lớn hoàn toàn khác với tự tử vì những lý do hay hoàn cảnh tiêu cực của cá nhân. Phật giáo có quan điểm khác nhau về các phương diện tự hủy thân mạng.
Trước hết, Phật giáo phê phán hành vi tự tử (dù bất cứ lý do gì) vì 3 tội lỗi như đã nêu, đó là bất hiếu, giết người (bản thân mình), sân si. Vì phạm lỗi và tạo ác nghiệp nghiêm trọng nên người tự tử bị quả báo thống khổ lâu dài (thường là địa ngục).
Kế đến là các tướng sĩ tuẫn tiết để giữ chữ trung. Trung quân ái quốc là một phẩm chất cao quý của tướng sĩ cũng như mọi người dân. Phật giáo tán thán phẩm chất trung quân ái quốc của con người nói chung nhưng vì luôn đề cao trí tuệ nên không chấp nhận “ngu trung”. Thân mạng rất quý giá nên chết vì ngu trung thì thật oan uổng. Nho giáo luận về sự tuẫn tiết là “sinh vi tướng, tử vi thần”, nghĩa là lúc sống làm tướng, vì trung nghĩa mà chết sẽ làm thần. Phật giáo luận về tái sinh của những vị này vi tế hơn, tùy thuộc vào nhiều nhân duyên khác nữa, tựu trung nghiêng về các cảnh giới a-tu-la (thiện) và quỷ thần (thường là trung-thượng đẳng thần).
Riêng vấn đề các cô gái chịu chết để giữ chữ trinh, đây là quan niệm của Nho gia, chữ trinh đáng giá ngàn vàng. Phật giáo có quy định về giữ gìn tiết hạnh (giới Không tà dâm), chung thủy với người bạn đời nhưng không cực đoan về chữ trinh như Nho gia. Do đó, tự sát để giữ chữ trinh, xét về nhiều phương diện (liên hệ đến các tập tục, truyền thống, văn hóa, văn minh trên toàn thế giới), vẫn là cái chết thiếu trí tuệ, sau khi chết đọa vào đường ác (thường làm quỷ thần).
Các bậc Thánh tử đạo thì hoàn toàn khác. Những bậc này đã quán thông vô thường và vô ngã, không còn chấp thủ thân này, phát tâm nguyện Đại hùng - Đại lực - Đại từ bi mà xả bỏ thân mạng vì lợi ích chúng sinh, nên cảnh giới của chư vị là không thể nghĩ bàn.
TỔ TƯ VẤN
giữ gìn, phật giáo, hoàn cảnh, hành vi, cá nhân, vấn đề, sẵn sàng, sân si, lợi ích, không thể, tiêu cực, thế giới, văn hóa, quan niệm, tuy nhiên, truyền thống, hoàn toàn, chấp nhận, chúng sinh, nghĩa là, liên hệ, quan điểm, lý do, từ bi, bảo vệ, trí tuệ, nhân quả, tội lỗi, quả báo, lâu dài, cao quý, phương diện, hy sinh, hủy hoại, phê phán, tự tử, chung thủy, anh hùng, tái sinh, nhân duyên, quy định, nghiêm trọng, tập tục, văn minh, phẩm chất, bạn đời, tự sát, nên người, tà dâm, tiết hạnh, quỷ thần, thống khổ, nho giáo, ngu si, song thân, nho gia, trung quân, oan uổng, khí tiết, triền miên, tướng lĩnh, tuẫn tiết, tướng sĩ, ái quốc, tử vi, trung nghĩa, tựu trung, quán thông, thủ thân
Những tin mới hơn
- Cảm xúc khi xem phim, nghe hát về tình yêu (29/11/2017)
- Học mà không tu là cái đãy đựng sách (09/12/2017)
- Làm thế nào khi mất người thương (29/12/2017)
- Chia sẻ niềm vui (20/01/2018)
- Cầu nguyện có phải là mê tín hay không? (10/11/2017)
- Ai cũng có thể thành Bụt? (31/10/2017)
- Nương theo Chánh pháp để đẩy lùi mê tín (14/06/2017)
- Cách khắc phục trạo cử & hôn trầm (30/06/2017)
- Con phải làm gì khi con giận? (21/10/2017)
- Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không? (30/12/2016)
Những tin cũ hơn
- Phương tiện lễ nhạc (11/11/2016)
- Lư hương chỉ là vật dụng để cắm hương (21/10/2016)
- Biệt nghiệp & cộng nghiệp (19/09/2016)
- Bậc chân tu đạo cao đức trọng quỷ thần kính sợ (05/09/2016)
- Ăn chay - ăn mặn có tạo nghiệp ác như nhau? (06/08/2016)
- Vì sao ăn chay vào ngày rằm? (06/08/2016)
- Muộn chồng hay vợ có thực là do duyên âm? (04/08/2016)
- Bị đổ nghiệp (31/07/2016)
- Có nên cho trẻ nhỏ quy y? (20/07/2016)
- Chánh pháp có bại vong ở nước Việt Nam? (20/07/2016)