Hảo tâm xuất gia
Bây giờ, sau khi tham dự một khóa thiền, thì ý niệm xuất gia trong tôi bỗng trỗi dậy mãnh liệt.
HỎI: Hiện tôi đang học năm thứ hai đại học. Nhưng từ lúc còn học phổ thông tôi đã muốn xuất gia, và ý niệm này được giấu kín trong lòng. Bây giờ, sau khi tham dự một khóa thiền, thì ý niệm xuất gia trong tôi bỗng trỗi dậy mãnh liệt. Tôi tự ý thức rằng, đã đến lúc tôi phải đi trên con đường đạo. Điều khiến tôi băn khoăn đó là phải xin phép gia đình như thế nào?
Gia đình tôi có năm người, ba mẹ đều ở tuổi tứ tuần và hoàn cảnh kinh tế cũng bình thường vì chỉ ba tôi đi làm, mẹ ở nhà làm vườn mà phải nuôi ba chị em tôi ăn học. Trong ba chị em, tôi là người được ba mẹ hy vọng nhất. Nếu tôi đi tu thì chắc chắn ba mẹ sẽ rất buồn. Tôi thấy đời người không phải vô hạn, nếu không xuất gia sẽ không kịp. Thật sự bây giờ lòng tôi chỉ hướng đến cửa Phật và đi trên đường Chánh pháp xuất gia chứ không còn gì lưu luyến về cuộc sống thế tục. Tôi làm sao để được xuất gia?
(HUỲNH THẢO, doanhuynhthao@gmail.com)
ĐÁP: Bạn Huỳnh Thảo thân mến!
Theo như tâm sự của bạn, chúng tôi nghĩ rằng bạn là người hảo tâm xuất gia. Hạt giống xuất gia tu học nhiều đời của bạn đã nảy mầm. Vậy bạn cần nỗ lực thêm chút nữa, chắc chắn tâm nguyện của bạn sẽ thành tựu.
Bạn hãy mạnh dạn trình bày tâm nguyện xuất gia của mình lên ba mẹ. Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng lo, buồn và thương khi biết con mình chọn con đường xuất gia. Bởi đó là con đường hẹp, nhiều gian khó, phải kham nhẫn và cố gắng thật nhiều mới thành tựu.
Cần phải xin ba mẹ nhiều lần, nếu được cho phép thì bạn hãy xuất gia ngay (không cần đợi học hết đại học). Nếu đủ duyên, bạn nên tìm đến những tu viện, thiền viện chuyên tu để xin xuất gia.
Khi đã xác định xuất gia là lý tưởng sống của mình thì bạn hãy dấn thân tu tập và phụng sự. Trong trường hợp nhân duyên xuất gia còn thiếu thì hãy giữ vững tâm nguyện của mình, sống và tu học theo lời Phật dạy, chờ đến khi hội đủ duyên lành.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN
kinh tế, tu viện, hoàn cảnh, thứ hai, như thế, tham dự, lý tưởng, phụng sự, gia đình, cha mẹ, đại học, nỗ lực, làm sao, hy vọng, mạnh dạn, bình thường, hảo tâm, bây giờ, thế tục, cố gắng, xuất gia, cho phép, xác định, tâm sự, trường hợp, ý niệm, trỗi dậy, phổ thông, trình bày, nhân duyên, mãnh liệt, đi làm, tự ý, băn khoăn, tứ tuần, lưu luyến, nảy mầm, lo buồn
Những tin mới hơn
- Bình tĩnh sống giữa “kỷ nguyên chọt chọt” (01/07/2016)
- Chánh pháp có bại vong ở nước Việt Nam? (20/07/2016)
- Có nên cho trẻ nhỏ quy y? (20/07/2016)
- Bị đổ nghiệp (31/07/2016)
- Phạm giới hóa giải thế nào? (19/06/2016)
- Hóa giải nghiệp báo (23/04/2016)
- Thân trung ấm vô ngã (10/12/2015)
- Trao đổi về bài: Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất" (17/12/2015)
- Làm sao chuyển hóa tâm bất kính? (13/04/2016)
- Nuôi dưỡng chí nguyện xuất gia (16/11/2015)
Những tin cũ hơn
- Rằm tháng 7 là ngày gì? (22/08/2015)
- Thất hứa với Phật thì phải làm sao? (25/07/2015)
- Tầm sư học đạo (22/07/2015)
- Giáo pháp của đức Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không? (13/07/2015)
- Nên tụng kinh trước chánh điện (11/07/2015)
- Ý nghĩa bốn chữ “cửu huyền thất tổ” (02/07/2015)
- Làm thế nào để khơi dậy lòng hiếu thảo? (29/06/2015)
- Người đồng tính vẫn tu học tốt (23/06/2015)
- Kẻ trí làm điều ác, tội báo nhỏ - Người ngu làm điều ác tội báo lớn (18/06/2015)
- Người học Phật và những mối nghi khi đọc Kinh điển (15/06/2015)