Ăn chay - ăn mặn có tạo nghiệp ác như nhau?
Con có một câu hỏi mong quý báo giải đáp gấp dùm con với ạ. Có một người nói thực vật và động vật đều có sự sống, nên ăn vào sẽ tạo nghiệp ác như nhau? Vậy con phải giải thích sao cho họ tin tưởng ăn chay là không sai,để họ tin tuyệt đối mà ăn chay đây ạ
Con xin cảm ơn ạ!
(Tài trọng facebook)

Bạn Tài Trọng thân mến!
Chúng tôi rất đồng cảm câu hỏi của bạn.
Ăn chay là nuôi dưỡng lòng từ bi, bởi vậy Phật giáo Đại thừa khuyên con người ăn chay để bớt giảm việc sát sanh, thay vì ít người ăn thì người ta ít giết, nếu số đông ăn thịt động vật như thịt trâu, dê, bò, gà thì nơi giết mỗ sẽ tăng lên.
Song đó việc ăn chay thực vật sự sống vô tri không có tình thức như động vật, việc ăn chay không thể tạo nghiệp như ăn mặn giết vật được. Việc ăn chay ăn mặn không liên quan gì việc tạo nghiệp ác như nhau, người ăn chay mà tạo ác, người ăn mặn không tạo ác, vậy việc ăn chay ăn mặn không liên quan đến sự giải thoát và giác ngộ.
Chúng tôi đề cập đến giới luật này khi nói về luật Tam Tịnh Nhục của Ðức Phật quy định về ăn thịt. Ba điều kiện này đòi hỏi không được chứng kiến công việc giết mổ, không được nghe nói thịt đó được giết mổ (để cung cấp cho người trong cuộc), và ngay cả khi không có thông tin như vậy thì cũng không có gì phải nghi ngờ về hai trường hợp trên (nghĩa là mắt, tai và tâm ý phải thõa mãn được "sự vô can" về món thịt đó).
Các kinh văn Pàli đã phân biệt có hai loại thịt, gọi là "uddissakatamasa" và "pavattamasa". Danh từ thứ nhất - uddissakatamasa - được dùng để chỉ loại thịt được giết mổ chỉ dành riêng cho một người tiêu thụ nào đó. Loại thịt này không được luật Tam tịnh nhục cho phép ăn. Cho dù không xác minh, một tiêu chuẩn thô sơ có thể dùng để xác định loại thịt này là do người giết mổ đã có ý định rõ ràng chỉ dành riêng cho một người cá biệt nào đó sử dụng, và nếu như người đó sử dụng thì không những người đó cùng chia sẻ thịt không mà thôi, mà còn chia sẻ cả những hậu quả nghiệp chướng gắn liền với việc cung cấp loại thịt đó.
Chính bạn làm thiện sẽ gặt hái thiện, ăn mặn làm thiện gặt hái thiện, ăn mặn ăn chay làm ác sẽ gặp ác. Không giống nhau điều gì cả, ai làm gì mắc quả đó. Nếu ăn chay được thì tốt, không nên nói việc tạo ác nghiệp giống nhau. Tạo hay không do chính bản thân bạn nhé!
Hạo Nhiên
sử dụng, phật giáo, gặt hái, có thể, nuôi dưỡng, người ta, không thể, mà thôi, rõ ràng, ngay cả, phân biệt, hậu quả, giải thích, câu hỏi, không những, ý định, như vậy, gọi là, tuyệt đối, nghĩa là, cho phép, nghi ngờ, ăn chay, nghe nói, từ bi, xác định, tin tưởng, giải thoát, thay vì, chứng kiến, liên quan, trường hợp, thông tin, giới luật, khi không, thực vật, động vật, quy định, số đông, tiêu chuẩn, sao cho, quý báo, gắn liền, nghiệp chướng, giải đáp, danh từ, tiêu thụ, cá biệt, thô sơ
Những tin mới hơn
- Nương theo Chánh pháp để đẩy lùi mê tín (14/06/2017)
- Cách khắc phục trạo cử & hôn trầm (30/06/2017)
- Con phải làm gì khi con giận? (21/10/2017)
- Ai cũng có thể thành Bụt? (31/10/2017)
- Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không? (30/12/2016)
- Quan điểm của Phật giáo về tự sát (02/12/2016)
- Biệt nghiệp & cộng nghiệp (19/09/2016)
- Lư hương chỉ là vật dụng để cắm hương (21/10/2016)
- Phương tiện lễ nhạc (11/11/2016)
- Bậc chân tu đạo cao đức trọng quỷ thần kính sợ (05/09/2016)
Những tin cũ hơn
- Vì sao ăn chay vào ngày rằm? (06/08/2016)
- Muộn chồng hay vợ có thực là do duyên âm? (04/08/2016)
- Bị đổ nghiệp (31/07/2016)
- Có nên cho trẻ nhỏ quy y? (20/07/2016)
- Chánh pháp có bại vong ở nước Việt Nam? (20/07/2016)
- Bình tĩnh sống giữa “kỷ nguyên chọt chọt” (01/07/2016)
- Phạm giới hóa giải thế nào? (19/06/2016)
- Hóa giải nghiệp báo (23/04/2016)
- Làm sao chuyển hóa tâm bất kính? (13/04/2016)
- Trao đổi về bài: Sau khi chết xác thân chỉ là “Đất" (17/12/2015)