Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?

HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?

Hạnh phúc không ở đâu xa, ngay trong tầm tay mình, nếu chúng ta biết trân quý những gì đang có đồng thời biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây.

Đăng lúc: 04/11/2018 08:26:09 PM | Đã xem: 1943 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
CÚNG BÁI CHO NGƯỜI CHẾT HỌ CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

CÚNG BÁI CHO NGƯỜI CHẾT HỌ CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG?

Cúng bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ hoặc bà con thân quyến là một trong những lễ tiết quan trọng của đời sống tinh thần, tâm linh có truyền thống lâu đời, nhằm thể hiện sự tri ân, báo ân, lòng thương kính đối với người đã chết. ...

Đăng lúc: 12/08/2018 10:12:59 PM | Đã xem: 1277 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
RẰM THÁNG 7 CẦU SIÊU CHO NGƯỜI THÂN HỌ CÓ SIÊU THOÁT KHÔNG?

RẰM THÁNG 7 CẦU SIÊU CHO NGƯỜI THÂN HỌ CÓ SIÊU THOÁT KHÔNG?

Lễ Vu Lan - Rằm tháng Bảy là dịp để tỏ lòng hiếu thảo, thắp lên ngọn lửa tinh thần hiếu đạo vốn dĩ trong lòng những người tôi Phật....

Đăng lúc: 12/08/2018 10:06:07 PM | Đã xem: 1485 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
VÌ SAO NGƯỜI ĐẸP, TA XẤU?

VÌ SAO NGƯỜI ĐẸP, TA XẤU?

Tác nhân cơ bản và quan trọng nhất ảnh hưởng đến dung mạo xấu xí, khiếm khuyết là....

Đăng lúc: 01/07/2018 09:14:08 PM | Đã xem: 1562 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
Phatgiao org vn Phuoc bao thu thang cua bo thi12

HỌC LÀM NGƯỜI

Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Đăng lúc: 22/04/2018 09:56:26 PM | Đã xem: 1282 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
CÓ NÊN PHÂN BIỆT KHI BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG?

CÓ NÊN PHÂN BIỆT KHI BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG?

Vừa qua, khi đến chùa, tôi gặp một người hành khất liền bố thí và nghĩ rằng làm phước thì việc nào cũng tốt, phước đức cúng chùa hay bố thí cũng như nhau. Tuy nhiên....

Đăng lúc: 09/04/2018 09:55:19 PM | Đã xem: 1657 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
CÓ NÊN MUA CHIM PHÓNG SANH BÁN Ở CHÙA?

CÓ NÊN MUA CHIM PHÓNG SANH BÁN Ở CHÙA?

Chúng tôi được khuyên là không nên mua chim phóng sanh (bán ở chùa) để không vô tình tạo thêm sát nghiệp chung cho người bẫy, người bán và cả người mua. Nhưng ở chỗ khác, chúng tôi lại nhận được lời khuyên là cứ mua, cứu được con nào hay con ấy vì trước sau gì thì lũ chim không chết đói thì chết cháy (bán về lò quay, nướng). Cả hai lời khuyên đều hay, vậy phải làm như thế nào?

Đăng lúc: 07/04/2018 10:50:40 PM | Đã xem: 1389 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
Chia sẻ niềm vui

Chia sẻ niềm vui

Niềm vui được sẻ chia bởi chúng ta vui, hạnh phúc và truyền cảm hứng cho người khác. Chúng ta tạo ra được bầu không khí nhẹ nhàng và dễ thở.....

Đăng lúc: 20/01/2018 07:46:27 AM | Đã xem: 1616 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
Làm thế nào khi mất người thương

Làm thế nào khi mất người thương

Để trả lời cho câu hỏi này phải dựa trên sự quán chiếu về sống, chết. Khi mình chết rồi thì mình đi về đâu, vì có nhiều người nghĩ rằng chết rồi là hết. Kỳ thực không phải. Ví dụ như đám mây. Khi đám mây không còn là đám mây thì nó tiếp tục trong một hình thức mới là cơn mưa, hoặc là tuyết.

Đăng lúc: 29/12/2017 03:46:32 AM | Đã xem: 2013 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
Học mà không tu là cái đãy đựng sách

Học mà không tu là cái đãy đựng sách

Chúng ta đều biết câu nói của cổ đức: “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là cái đãy đựng sách”. Người bạn kia đã hiện nguyên hình là ‘cái đãy đựng sách’ to tướng. Có điều, ai cũng thấy bạn ấy nhưng dường như riêng bạn ấy lại không thấy chính mình.

Đăng lúc: 09/12/2017 06:40:02 AM | Đã xem: 1467 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
Cảm xúc khi xem phim, nghe hát về tình yêu

Cảm xúc khi xem phim, nghe hát về tình yêu

Bạn là một người trẻ, nhưng đã từng đến chùa, bạn có một chí nguyện, một ước mơ đẹp, lành, bạn có cái thấy rất rõ tình trạng của người trẻ hiện nay,… như vậy là đã nuôi dưỡng tôi rất nhiều.

Đăng lúc: 29/11/2017 05:26:25 AM | Đã xem: 1760 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp , Lá thư chưa gửi
Cầu nguyện có phải là mê tín hay không?

Cầu nguyện có phải là mê tín hay không?

Khi chúng ta cầu nguyện như vậy thì làm gì có chất mê tín ở trong đó. Chúng ta chỉ truyền thông với tổ tiên tâm linh hoặc là tổ tiên huyết thống của chúng ta mà thôi. Chúng ta hứa với tổ tiên tâm linh và huyết thống là sẽ thương yêu nhau và chấp nhận nhau, tha thứ cho nhau. Đó là thứ truyền thông giúp cho tinh thần chúng ta được khỏe mạnh.

Đăng lúc: 10/11/2017 05:23:07 AM | Đã xem: 1804 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
1

Ai cũng có thể thành Bụt?

Bây giờ mình cũng đã là Bụt rồi nhưng là Bụt rất nhỏ. Khi nào cái hiểu và cái thương của mình lớn thì mình mới thật sự là Bụt lớn. Mỗi người đều có khả năng làm cho cái hiểu và thương trong con người mình lớn lên

Đăng lúc: 30/10/2017 11:46:51 PM | Đã xem: 1165 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Vấn đáp
00

Con phải làm gì khi con giận?

Thầy ơi, con không biết làm gì với cơn giận trong con. Khi cơn giận phát khởi, con có thể cảm nhận được sự có mặt của nó, cơ thể con nóng lên, mặt con đỏ bừng và đầu con thì rối bời…

Đăng lúc: 20/10/2017 10:20:00 PM | Đã xem: 1456 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: CHIA SẺ , Vấn đáp
Cách khắc phục trạo cử & hôn trầm

Cách khắc phục trạo cử & hôn trầm

HỎI: Nhà tôi chưa có bàn thờ Phật, muốn trì chú Đại bi có được không? Khi tôi ngồi trì chú mà trong đầu ý nghĩ lăng xăng, hoặc người hay lắc lư rồi buồn ngủ, vậy làm thế nào để khắc phục?
(TRỊNH HẢI, hai1233457@gmail.com)

trichu.jpg
Trạo cử và hôn trầm là những triền cái làm chướng ngại
công phu tu tập nên hành giả phải vượt qua - Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Trịnh Hải thân mến!

Nhà chưa có bàn thờ Phật, bạn vẫn tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tọa thiền… bình thường. Bạn cần chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh nhất nhà để trì chú, tu niệm.

Trong lúc tu niệm, hiện tượng “trong đầu ý nghĩ lăng xăng” gọi là trạo cử, và “người hay lắc lư rồi buồn ngủ” gọi là hôn trầm, các biểu hiện này liên tục xảy ra. Tất cả mọi người, khi thực hành công phu đều trải qua các hiện tượng trạo cử và hôn trầm này.

Việc đầu tiên, bạn hãy xem trạo cử và hôn trầm là một trong những điều rất bình thường của tâm. Từ trước đến nay, tâm của mình đã rối rắm như vậy, không phải bây giờ mới có. Nhờ tu tập nên mình có cơ hội nhận diện rõ hơn tâm của mình nhiều trạo cử, hôn trầm mà thôi.

Với trạo cử, bạn chỉ cần chú tâm vào đề mục, rõ biết các ý nghĩ lăng xăng đang trình hiện mà không nắm bắt hay phản ứng, chỉ chuyên tâm vào đề mục. Ở đây, đề mục của bạn là trì chú, vậy hãy chú tâm vào câu chú. Thân ngồi (hoặc đi, đứng, nằm) thư giãn và thoải mái, chú tâm đọc hay niệm chú đầy đủ không thiếu sót, tai nghe tiếng rõ ràng, nếu đọc thầm thì tâm cũng nghe biết tỏ tường. Các ý tưởng lăng xăng vẫn liên tục xuất hiện nhưng vì bạn chuyên tâm vào thần chú, không phản ứng lại (không nắm bắt hoặc xua đuổi) nên nó không có chỗ nương gá, tự sinh rồi tự diệt, tự đến rồi tự đi.

Khi mất chánh niệm, sự chú tâm bị gián đoạn thì tâm bị các ý niệm lăng xăng chi phối. Cần thấy rõ tâm mình đang trạo cử, đưa tâm trở về trạng thái chánh niệm bằng cách trì chú trở lại như lúc đầu. Sự chuyên chú càng lớn mạnh thì trạo cử càng yếu suy. Kiên trì, bền bỉ và tinh tấn lâu ngày ta sẽ dễ dàng làm chủ tâm, vọng tưởng thưa dần, tâm được an trú, tịnh chỉ.

Về hôn trầm, thường là khi trạo cử tạm lắng dịu thì hôn trầm xuất hiện, trạng thái thân tâm dật dờ dã dượi, buồn ngủ và ngủ gục. Khi mất chánh niệm, thiếu sự chú tâm thì hôn trầm liền chi phối. Để đối trị hôn trầm, hành giả cần điều hòa thân tâm, phối hợp cả phòng và chống. Trước hết hành giả phải thiết lập đời sống quân bình, làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc. Kế, không ăn quá no, không uống rượu bia trước giờ công phu, áo quần cần mềm xốp, không quá chật, nới lỏng thắt lưng, ngồi nơi thoáng mát, giàu dưỡng khí. Khi ngồi cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng, thả lỏng các cơ bắp, thân tâm thư giãn hoàn toàn. Quan trọng là luôn duy trì sự chú tâm vào thần chú, khi phát hiện bị hôn trầm, hãy khởi sự lại từ đầu.

Nếu hôn trầm kéo đến nhiều lần, hành giả có thể tạm dừng trì chú để đưa tay xoa mặt, vuốt mắt, nhéo tai, xoa bóp tay chân, xoay người qua lại cho máu huyết lưu thông. Sau đó tiếp tục trì niệm như ban đầu. Nếu hôn trầm chưa dứt, hành giả cần thay đổi oai nghi, đi rửa mặt và thiền hành (vừa đi vừa niệm chú) một lúc rồi quay về tiếp tục trì niệm. Sau nhiều nỗ lực mà vẫn hôn trầm, hành giả nên nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ một lát, sau đó tiếp tục công phu sẽ tốt hơn.

Trạo cử và hôn trầm là những triền cái làm chướng ngại công phu tu tập nên hành giả phải vượt qua. Trong thời gian đầu khi tâm chưa thuần, hành giả cần tinh tấn, nỗ lực và kham nhẫn, không nên thối tâm và bỏ cuộc sớm. Khi hành giả thiết lập được chánh niệm, chú tâm vững chắc vào đề mục, tâm có phần an định thì hai chướng ngại này sẽ giảm thiểu dần. Tiếp tục công phu đắc định thì chúng sẽ chấm dứt.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN

Đăng lúc: 29/06/2017 08:31:38 PM | Đã xem: 982 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Vấn đáp
Nương theo Chánh pháp để đẩy lùi mê tín

Nương theo Chánh pháp để đẩy lùi mê tín

HỎI: Tôi là con trai duy nhất trong gia đình. Bố mất sớm lúc mẹ còn mang thai tôi. Từ nhỏ cho đến tận bây giờ, tôi luôn được mẹ quan tâm chăm sóc rất cẩn thận. Mẹ không muốn có điều gì xấu, nguy hiểm xảy đến với tôi.

Gần đây, mẹ có đi xem bói, thầy bói nói là tôi sẽ giống số phận của bố, cần phải làm lễ để hóa giải. Mẹ tôi ngày đêm không ngủ được, thường lo lắng và suy nghĩ về điều đó. Riêng tôi, nhờ chút hiểu biết Phật pháp thấy rằng không có ai có thể phán quyết số phận của mình được. Mặt khác, tôi cũng đi chùa nhiều nhưng chưa thấy có nghi lễ nào như vậy (hoặc tôi chưa được biết). Vậy xin quý Báo tư vấn cho tôi về vấn đề trên. Có phải số phận con người được định trước, khi gặp chuyện gì đó không tốt thì phải làm lễ để hóa giải?

(HẢI HÀ, dannycao4291@icloud.com)

chanhphap 1.jpg
Khi đèn trí tuệ đã thắp sáng thì không còn sợ hãi,
mê tín cũng sẽ không có dịp "chen vào" - Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Hải Hà thân mến!

Mẹ của bạn chỉ có một mình bạn nên thương quý rất mực. Điều đáng nói là vì quá lo cho tương lai của bạn nên đã tìm đến thầy bói để rồi khi không lại tự rước lo nghĩ, rắc rối vào thân. Vị thầy bói này đã đánh trúng điểm yếu của mẹ bạn, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin mà vẽ vời cúng bái “làm lễ để hóa giải” nhằm tư lợi.

May mà bạn có hiểu biết Phật pháp, biết rõ mỗi người có một nghiệp riêng, tốt hay xấu là do mình tạo nghiệp thiện hay ác, đặc biệt là “không có ai có thể phán quyết số phận của mình được”. Cho nên, việc thầy bói nói “làm lễ để hóa giải” số phận là bịp bợm, lừa gạt. Vì không ai có thể làm được việc ấy, kể cả thần linh. Tin theo những việc đại loại như vậy là tà kiến, mê tín, chỉ tiền mất tật mang mà thôi.

Việc cần làm trước tiên là khuyên mẹ bạn nên loại trừ ngay những lời vu vơ, không căn cứ của thầy bói ra khỏi đầu óc. Tuyệt đối không tin vào mê tín, không tìm đến thầy bói chuyên gạt gẫm ấy nữa. Muốn tốt cho mình và cho con thì trước hết bản thân phải lo tu tập, tự sửa mình, tích cực làm phước, làm những việc thiện lành trong khả năng nhằm tích đức cho bản thân và con cháu.

Riêng bạn đã có duyên lành đi chùa, học Phật pháp thì hãy phát huy chánh kiến, vững tin Tam bảo. Đạo Phật không hề có việc làm lễ để hóa giải số phận. Đạo Phật cũng không có quan niệm số phận đã được định trước, mà tất cả đều do nghiệp của mình. Nghiệp là năng lực tác tạo của thân miệng ý của tự thân trong quá khứ rồi chi phối lên hiện tại. Nghiệp không cố định mà có thể chuyển hóa từ xấu ác sang thiện lành hay ngược lại. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Vì thế, bạn hãy sống tốt, tích cực tạo nghiệp thiện, chuyển hóa các nghiệp xấu thì chắc chắn cuộc sống sẽ an lành. Đây chính là cách ‘hóa giải’ thiết thực, hiệu quả, đúng đắn nhất theo Phật giáo.

TỔ TƯ VẤN

Đăng lúc: 14/06/2017 11:14:41 AM | Đã xem: 1552 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Vấn đáp
Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

HỎI: Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không? Thiết nghĩ, những việc làm này hoàn toàn phù hợp với khả năng của các thầy đó và không vi phạm pháp luật cũng như giáo luật.

(LIÊN NGA, dieuliennga@gmail.com)

atuvan.jpg
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Liên Nga thân mến!

Cũng là tu sĩ Phật giáo, nhưng vì tu học trong những môi trường, hoàn cảnh, đặc điểm xã hội khác nhau nên có một số ứng xử khác biệt nhau. Đúng là ở nước ngoài có việc một số “tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành”. Tuy nhiên, đó là đối với một số vị còn đang đi học hay có hoàn cảnh riêng, còn lại đa phần chư vị Tăng Ni vẫn ở chùa, chuyên tu tập và làm Phật sự theo đúng bổn phận của Tăng sĩ.

Ở nước ta, Phật giáo có truyền thống lâu đời, Phật tử chiếm đa số, tín tâm sâu đậm vào Tam bảo, hộ trì tích cực cho chùa chiền, Tăng Ni ở các chùa được phụng cúng đầy đủ về bốn vật dụng (ăn, mặc, ở, thuốc men) cùng một vài phương tiện khác, nên chư vị chỉ chuyên tâm tu học và làm Phật sự, không làm các việc khác.

Riêng một số các Tăng Ni có bằng cấp cao, sở hữu chuyên môn đặc thù, có các mối quan hệ xã hội rộng rãi thì vẫn có thể tham gia thỉnh giảng, hội thảo, báo cáo chuyên ngành, tư vấn… cho các cơ quan, doanh nghiệp nhưng với mục tiêu chia sẻ, phụng sự là chính. Ngoài ra, còn có một số rất ít chư vị Tăng Ni tham gia vào các ngành giáo dục, y tế và một số tổ chức xã hội, có hợp đồng lao động hẳn hoi, có lương bổng đàng hoàng nhưng vẫn không ngoài mục đích phụng sự, chứ kỳ thật chư vị không nhằm “kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống”.

Dĩ nhiên, người tu vẫn có thể đi làm việc ngoài xã hội như mọi công dân nếu đủ khả năng chuyên môn và được tuyển dụng. Nhưng vì quý Tăng Ni được Phật tử hộ trì đầy đủ rồi nên việc ấy không cần thiết, vì lợi bất cập hại, chư vị chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi.

TỔ TƯ VẤN

Đăng lúc: 30/12/2016 08:46:00 AM | Đã xem: 847 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Vấn đáp
Quan điểm của Phật giáo về tự sát

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

HỎI: Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”, trích từ quyển Nhân quả giải theo Phật giáo. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên. Tuy nhiên, tôi không rõ nếu như những vị anh hùng tướng lĩnh vì đất nước sẵn sàng tuẫn tiết để giữ chữ trung, các cô gái sẵn sàng tự sát để giữ gìn chữ trinh, các Thánh tử đạo thì có chịu quả báo thống khổ này không?
(QUẾ KHANH, nguyenthiquekhanh@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Quế Khanh thân mến!

Thánh tử đạo là những bậc nguyện hy sinh thân mình để bảo vệ đạo pháp và làm lợi lạc cho chúng sinh. Tuẫn tiết cũng là tự sát nhưng để giữ tròn khí tiết, xả bỏ thân mạng vì nghĩa lớn hoàn toàn khác với tự tử vì những lý do hay hoàn cảnh tiêu cực của cá nhân. Phật giáo có quan điểm khác nhau về các phương diện tự hủy thân mạng.

Trước hết, Phật giáo phê phán hành vi tự tử (dù bất cứ lý do gì) vì 3 tội lỗi như đã nêu, đó là bất hiếu, giết người (bản thân mình), sân si. Vì phạm lỗi và tạo ác nghiệp nghiêm trọng nên người tự tử bị quả báo thống khổ lâu dài (thường là địa ngục).

Kế đến là các tướng sĩ tuẫn tiết để giữ chữ trung. Trung quân ái quốc là một phẩm chất cao quý của tướng sĩ cũng như mọi người dân. Phật giáo tán thán phẩm chất trung quân ái quốc của con người nói chung nhưng vì luôn đề cao trí tuệ nên không chấp nhận “ngu trung”. Thân mạng rất quý giá nên chết vì ngu trung thì thật oan uổng. Nho giáo luận về sự tuẫn tiết là “sinh vi tướng, tử vi thần”, nghĩa là lúc sống làm tướng, vì trung nghĩa mà chết sẽ làm thần. Phật giáo luận về tái sinh của những vị này vi tế hơn, tùy thuộc vào nhiều nhân duyên khác nữa, tựu trung nghiêng về các cảnh giới a-tu-la (thiện) và quỷ thần (thường là trung-thượng đẳng thần).

Riêng vấn đề các cô gái chịu chết để giữ chữ trinh, đây là quan niệm của Nho gia, chữ trinh đáng giá ngàn vàng. Phật giáo có quy định về giữ gìn tiết hạnh (giới Không tà dâm), chung thủy với người bạn đời nhưng không cực đoan về chữ trinh như Nho gia. Do đó, tự sát để giữ chữ trinh, xét về nhiều phương diện (liên hệ đến các tập tục, truyền thống, văn hóa, văn minh trên toàn thế giới), vẫn là cái chết thiếu trí tuệ, sau khi chết đọa vào đường ác (thường làm quỷ thần).

Các bậc Thánh tử đạo thì hoàn toàn khác. Những bậc này đã quán thông vô thường và vô ngã, không còn chấp thủ thân này, phát tâm nguyện Đại hùng - Đại lực - Đại từ bi mà xả bỏ thân mạng vì lợi ích chúng sinh, nên cảnh giới của chư vị là không thể nghĩ bàn.

TỔ TƯ VẤN

Đăng lúc: 02/12/2016 06:13:06 AM | Đã xem: 939 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Vấn đáp
Phương tiện lễ nhạc

Phương tiện lễ nhạc

HỎI: Tôi tụng Lương hoàng sám pháp, có đoạn nguyện“tai không nghe tiếng chuông, linh, ốc, trống, cầm, sắc, không hầu, lâm, lang, ngọc bội làm mê hoặc chúng sanh”. Vậy tại sao trong các nghi lễ thuộc Phật giáo Bắc tông tôi lại thấy có dùng chuông, linh, ốc, trống, kèn, đàn, tán tụng…? Như vậy có làm mê hoặc chúng sanh? Mong quý Báo giải thích cho tôi rõ hơn về vấn đề này.

(ĐỨC TRUNG, trungphanc@yahoo.com.vn)

ĐÁP:

Bạn Đức Trung thân mến!

Ai cũng biết rõ về những tác dụng đa chiều của âm nhạc đối với đời sống con người. Âm nhạc chân chính sẽ khiến thăng hoa tinh thần, thư giãn, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, giúp người nghe phấn chấn, tin tưởng, yêu đời và vui sống hơn. Ngược lại, một số loại hình âm nhạc có tính kích động làm cho cuồng loạn, hoặc khiến người nghe sầu thảm, u mê, muốn tự sát. Trong nhiều tôn giáo và tín ngưỡng, âm nhạc có vai trò kết nối con người với thần linh, giúp con người hòa nhập làm một với các đấng thiêng liêng.

Đạo Phật tuy không phủ định các giá trị tích cực của âm nhạc nhưng có giới luật Không ca hát và cố ý xem nghe. Bởi âm nhạc luôn “mê hoặc chúng sanh”, chìm đắm hoặc vướng mắc vào thanh trần đều trở ngại cho chánh niệm. Người đệ tử Phật nguyện “tai không nghe tiếng chuông, linh, ốc, trống, cầm, sắc, không hầu, lâm, lang, ngọc bội…” nhằm giữ tâm chánh niệm, không để cho tham ái thanh trần xâm chiếm, chế ngự tâm mình.

Ngoài việc bảo lưu giới luật Không ca hát và cố ý xem nghe, Phật giáo Bắc tông có quan niệm dùng âm nhạc để cúng dường Tam bảo, lấy âm nhạc làm phương tiện để hướng chúng sinh vào đạo. Chúng sinh vốn mê âm nhạc, nên lễ nhạc Phật giáo Bắc tông mượn phương tiện này để thức tỉnh và trao truyền đạo lý cho người sơ cơ gọi là “dĩ huyễn độ chơn”. Tuy nhiên, sử dụng phương tiện thì linh động “tùy duyên” mà luôn “bất biến”, phải làm chủ phương tiện vì nó là con dao hai lưỡi. Nếu không hiểu rõ phương tiện, sử dụng lâu ngày rồi nhầm là cứu cánh khiến mình và người đều bị mê hoặc thì thật không nên.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN

Đăng lúc: 10/11/2016 09:39:07 PM | Đã xem: 924 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Vấn đáp
Lư hương chỉ là vật dụng để cắm hương

Lư hương chỉ là vật dụng để cắm hương

HỎI: Mẹ tôi mới mất, đang thờ ở một bàn thờ riêng. Hiện tôi có nghe một số ý kiến cần kiêng kỵ đối với lư hương mới. Cụ thể như: Không di chuyển hay xoay tới xoay lui, không nhổ chân hương, không lau chùi, việc ấy có đúng không? Chừng nào thì chuyển lư hương và hình thờ của mẹ lên bàn thờ cửu huyền (ông bà)?
(KHÁNH NAM, ttkthuy161979@gmail.com)

bantho 2.jpg
Lư hương (hoặc lư trầm) chỉ là một trong những vật dụng
thờ cúng như chân đèn, bình hoa, đĩa quả - Ảnh minh họa

ĐÁP: Bạn Khánh Nam thân mến!

Lư hương (hoặc lư trầm) chỉ là một trong những vật dụng thờ cúng như chân đèn, bình hoa, dĩa quả, bát nước… Theo Phật giáo, các vật dụng ấy chỉ là phương tiện thờ cúng, tùy duyên sử dụng mà không có bất cứ vấn đề kiêng kỵ nào.

Vì thế, các lư hương trên bàn thờ ở chùa hay ở nhà, nếu chưa ngay cần chỉnh lại cho ngay ngắn, hàng ngày cần nhổ hết chân hương (có thể chừa lại một cây), lau chùi lư hương sạch sẽ. Nói chung là cần dọn dẹp, lau chùi toàn bộ bàn thờ luôn sáng sạch, thanh tịnh và trang nghiêm.

Sau lễ chung thất (49 ngày), con cháu có thể thỉnh di ảnh mẹ lên bàn thờ cửu huyền, lư hương đem cất. Một số gia đình thì vẫn thờ riêng khá lâu, sau lễ tiểu tường (12 tháng) hay đại tường (24 tháng) mới thỉnh di ảnh lên bàn thờ cửu huyền.

Chúc các bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN

Đăng lúc: 21/10/2016 08:50:03 AM | Đã xem: 967 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Vấn đáp
 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 79
  • Hôm nay 3,700
  • Tháng hiện tại 40,155
  • Tổng lượt truy cập 23,446,404