Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời

7 Thói Quen Nhỏ Có Thể Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Đăng lúc: Thứ năm - 30/04/2015 15:09 - Người đăng bài viết: admin
Có hai loại thói quen, thói quen xấu và thói quen tốt, Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau và việc thay đổi những thói quen của một con người rất khó khăn. Qua thói quen, người ta có thể đoán biết được cá tính của con người cũng như có thể biết được tâm trạng của một người đang lo lắng như thói quen hút thuốc, cắn móng tay, giật, kéo tóc, rung đùi, vỗ bàn chân, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít (biếng ăn), mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

1. Suy nghĩ tích cực (khẳng định). 
Tôi đặt thói quen này hàng đầu vì tôi nghĩ đây là thói quen căn bản để giúp bạn có những thói quen quan trọng khác. Tất nhiên là suy nghĩ tích cực suông tự nó sẽ không đưa đến thành công nhưng sẽ giúp rất nhiều trong việc khuyến khích bạn làm những điều cần thiết để đạt được thành công. 
          Tôi học được điều đó khi tôi cai thuốc lá: khi tôi để mặc cho mình suy nghĩ phủ định (tiêu cực), rốt cuộc thế nào tôi cũng thất bại. Nhưng khi tôi học cách để ngưng những tư tưởng phủ định và thay vào đó bằng những tư tưởng khẳng định, tôi đã thành công. Khám phá này đã giúp tôi bắt đầu tập suy nghĩ tích cực, cho đến khi tôi có thể có bất cứ thói quen nào mà tôi cần. Điều này trở thành vô giá đối với tôi, và tôi nghĩ cũng có thể hữu ích cho đa số mọi người. 
          Hãy tập trung vào thói quen này trước, rồi bạn sẽ có những thói quen khác rất dễ dàng. Bắt đầu bằng cách ý thức hơn về lối bạn nói chuyện phủ định với chính mình - ghi lại trong sổ mỗi lần bạn để ý thấy mình có một ý nghĩ phủ định. Chẳng bao lâu bạn sẽ nhận ra ngay và có thể ngăn những ý nghĩ tiêu cực đó.

2. Làm mỗi lần một việc thôi, Mỗi lần chỉ tập trung vào một mục tiêu. 
          Đây là hành động ngược lại làm-nhiều-thứ-cùng-một-lúc: bạn cũng đã nghe tôi nhắc đi nhắc lại điều này rồi. Tại sao lại đổi đời? Một vài lý do chắc chắn: 
Bạn sẽ hữu hiệu hơn trong công việc của mình và hoàn tất được nhiều thứ. Rất khó để làm xong những việc quan trọng nếu bạn cứ liên tục đổi từ chuyện này sang chuyện nọ và bị xao lãng bởi những việc “khẩn cấp” khác.
·                  Nói chung, bạn sẽ bớt căng thẳng và (theo kinh nghiệm của tôi) vui vẻ hơn trong ngày.
          Giống như tập trung mỗi lần một việc sẽ hữu hiệu hơn và tập trung mỗi lần một thói quen sẽ hữu hiệu hơn, tập trung mỗi lần một mục tiêu cũng vậy. Dù có vẻ rất khó, tập trung mỗi lần một mục tiêu là cách hay nhất để bạn đạt được nhiều mục tiêu. Khi cố gắng theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc, bạn sẽ phân tán sự tập trung và năng lực – đây là hai yếu tố chính trong việc đạt mục tiêu. 
          Nếu bạn có 5 mục tiêu thì sao? Hãy chọn 1 trước, rồi tập trung vào đó. Nếu là mục tiêu cần thời gian dài, chia ra thành nhiều mục tiêu nhỏ mà bạn có thể đạt được trong tháng này. Chọn một việc bạn có thể làm hôm nay. Cứ tiếp tục làm cho đến khi hoàn tất mục tiêu này - mỗi ngày làm một việc, hoàn tất mục tiêu nhỏ, rồi chọn mục tiêu nhỏ kế tiếp. Khi một mục tiêu lớn đã đạt được, bạn lại tập trung vào mục tiêu kế tiếp. 
          Có những mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như viết blog mỗi ngày hoặc tập thể dục mỗi ngày. Trong trường hợp đó, hãy tập trung để biến những mục tiêu này thành thói quen. Sau đó lại tập trung vào mục tiêu kế. 

3. Ưu tiên cho điều quan trọng nhất, Loại bỏ những gì không cần thiết. 
          Trước hết, hãy nhận ra những điều cần thiết – những gì quan trọng nhất trong đời bạn, những gì bạn yêu thích nhất. Sau đó loại bỏ tất cả những thứ khác. Như vậy sẽ đơn giản hóa mọi thứ và cho bạn khoảng không gian để tập trung vào việc cần thiết. Tiến trình này ứng dụng trong mọi trường hợp – cho cuộc đời bạn nói chung, cho công việc, điện thư và các hình thức liên lạc khác. 
          Điều này sẽ thay đổi đời bạn vì nó giúp bạn giản dị hóa, để tập trung vào những gì quan trọng, và để xây dựng cuộc sống mà bạn muốn.
 
4. Tư duy cùng thắng
          Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (thắng-thua) hoặc nhượng bộ (thua-thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc – theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng.
 
5. Lắng nghe để được thấu hiểu
          Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gầy dựng mối quan hệ. Khi người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.
 
6.Đồng tâm hiệp lực
          Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba – không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1 = ½). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1 = 1 ½) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1 = 2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1 = 3, hoặc hơn).
 
7. Tử tế. 
          Đúng thế, tử tế là một thói quen. Và thói quen này có thể phát triển được. Tập trung vào điều này mỗi ngày trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy những thay đổi sâu xa trong đời bạn. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về mình. Về lâu về dài, bạn sẽ thấy người ta đối xử với bạn khác và tốt hơn. Đó là nhân-quả. 
          Làm cách nào để tập thói quen tử tế à? Trước tiên, hãy làm một điều tử tế cho một người nào đó mỗi ngày. Khi bắt đầu một ngày, hãy nghĩ hành động tử tế đó sẽ là gì và thực hiện trong ngày. Thứ nhì, mỗi khi bạn giao tiếp với ai, hãy cố gắng tử tế, thân thiện, từ ái. Thứ ba, cố gắng đi từ những cử chỉ tử tế nhỏ để đi đến những hành động bác ái lớn hơn, tình nguyện giúp những người không may và chủ động để làm giảm nỗi thống khổ.  

8. Giữ sinh hoạt đều đặn thường ngày.
          Điều này rất đơn giản, nhưng những sinh hoạt đều đặn hàng ngày có thể tạo sự khác biệt lớn trong đời bạn. Tôi khám phá ra rằng những sinh hoạt đều đặn tốt nhất khởi đầu khi một ngày mới bắt đầu và chấm dứt khi một ngày sắp qua – trong ngày đi làm cũng như mỗi ngày nói chung. Có nghĩa là, hãy tạo một sinh hoạt đều đặn khi bạn thức giấc, khi bạn bắt đầu làm việc, khi bạn chấm dứt một ngày làm việc, và khi bạn đi ngủ. 
          Thói quen đó thay đổi đời bạn ra sao? Nó sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày thật tuyệt vời và kết thúc một ngày để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Nó sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc với những thói quen tốt mà bạn muốn có trong đời sống hàng ngày. Nó sẽ giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng, chứ không phải vào những gì xảy ra. Nó sẽ giúp bạn bảo đảm làm xong tất cả những gì mà bạn muốn làm. Như vậy cũng nhiều ý nghĩa lắm. 
Đánh giá bài viết
Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 15
  • Hôm nay 939
  • Tháng hiện tại 3,204
  • Tổng lượt truy cập 23,201,958