Viện phó Học viện Phật giáo: "Con bò không thể quy y"
PV: Xin Thượng tọa cho biết sự kiện con bò được làm lễ quy y Tam bảo dưới góc nhìn Phật pháp như thế nào?
Thượng tọa Thích Nhật Từ: Sau khi xem clip về sự kiện con bò được quy y trong vòng hơn 3 phút, tôi thấy không có dấu hiệu gì đặc biệt để chứng tỏ rằng con bò đang quy y Phật, đang quy pháp quy tăng như một số hiện tượng đặc thù vẫn xảy ra ở chỗ này hay chỗ khác. Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, người ta nghĩ rằng, quy y cho các loài động vật, gieo duyên cho chúng để tái sinh hết kiếp này để ra kiếp sau trở thành người. Trong clip chỉ là hoạt động một chiều, có nghĩa là một vị tu sĩ đứng quây quần bên các phật tử tại một ngôi chùa làm nghi thức quy y Tam bảo cho một con vật.
Tôi nghĩ, đó là thiện chí của ông tu sĩ đối với con bò này. Và con bò này chẳng biết gì về hướng dẫn của ông thầy tu này. Cho nên, không thể xem clip là một dấu hiệu cho thấy con bò quy y Phật. Ở đây, con người đang áp đặt cho con bò và con người kỳ vọng cho con bò quy y Phật, quy pháp quy tăng. Con bò không thể hiện động tác gì để nói lên điều đó.
PV: Thưa Thượng tọa, theo câu chuyện, con bò được ông lái buôn dẫn đi ra lò mổ, đi ngang qua ngôi chùa thì bỗng dưng dừng lại. Sư thầy trong chùa thấy sự việc lạ nên chạy ra và dẫn con bò vào chùa để làm lễ quy y. Thượng tọa nhận định vấn đề này như thế nào?
Thượng tọa Thích Nhật Từ: Tôi không cho đó là một sự kiện đặc thù vì bản thân con bò ý thức hoạt động rất là kém cho nên người Việt Nam thường dùng hình ảnh con bò để chỉ những người "có đầu mà không có óc", không phát triển ý thức, không phát triển trí tuệ. Bản thân của loài bò thì nó dừng bất kỳ nơi đâu mà nó thích.
Tôi từng có thời gian 8 năm ở Ấn Độ, thời gian này, tôi chứng kiến cảnh bò trâu đứng ở giữa đường vì nước này thờ bò trâu, không ai được giết bò, giết trâu. Người ta đưa bánh mì, trái cây cho bò ăn và thậm chí bò ở đây không ăn cỏ. Trong trường hợp này, cộng nghiệp ăn cỏ của trâu bò thay đổi ở một mức độ nhất định. Không ai dám đụng vào nó vì sẽ rắc rối về luật pháp, rắc rối về niềm tin đối với những người theo Ấn Độ giáo.
Con bò được làm lễ quy y.
Bò ở đây rất tự nhiên. Tự nhiên đi, tự nhiên đứng, tự nhiên nằm và xe tránh bò, người tránh bò chứ bò không tránh người, bò không tránh xe. Ở giữa các ngã tư đường, trâu bò dừng lại đứng ở đường 5 đến 10 tiếng đồng hồ là bình thường. Bản chất của trâu bò là thế.
Có trường hợp ngẫu nhiên, con bò dừng lại ngay vị trí của ngôi chùa làm cho người ta liên tưởng đến có lẽ do nhân duyên kiếp trước con bò là người hay là phật tử. Nay đến chỗ này, con bò không chịu đi nữa, nó muốn dừng lại và các thầy ở đây làm lễ quy y. Hãy xem đây là chuyện bình thường. Đây có thể xem là phản ứng của loài trâu bò mà nó có thể dừng, đứng để nhai lại những thức ăn có trong cơ thể của nó.
PV: Thưa Thượng tọa, trở lại sự kiện vị tu sĩ “quy y Tam bảo” cho con bò cũng là sự việc bình thường?
Thượng tọa Thích Nhật Từ: Tôi suy đoán thế này! Vì con bò được đưa ở một nơi khác đến và qua ngang chùa này nên dừng lại, kêu hoài không đi. Từ đó, vị tu sĩ và phật tử ngộ nhận rằng con bò này muốn quy y Phật, vì chùa là có Phật. Nghĩa là, nó có một tính tâm giống con người. Từ đó, vị thầy ở trong clip đã niệm Phật “a di đà” và với giọng của các phật tử để làm lễ niệm quy y Phật pháp quy tăng cho con thú.
Thật ra, quy y Phật là dành cho con người, từ đó, con người phát ra lời nói nhận thức và thái độ từ bi của mình: “Từ nay cho đến trọn đời, tôi xin chứng nhận đức Phật làm thầy, kính nhận chân lý đức Phật dạy làm thầy, kính nhận tăng đoàn cao quý làm thầy để dẫn dắt hướng thiện, bỏ ác, phụng sự xã hội”. Đó mới là lễ quy y truyền thống của đạo Phật. Quy y tức là nương tựa vào 3 ngôi Phật – Pháp – Tăng. Người quy y phải tự nói ra được và nói bằng tinh thần tự nguyện chứ không phải bị áp lực, bị bắt buộc hoặc bị dụ dỗ.
Đối với con vật, mình có lòng thì đọc nghi thức quy y chứ thực tế nó không thể quy y được vì nó không thể phát biểu bằng miệng được và nó cũng không tình nguyện làm được việc đó. Trên nguyên tắc của Phật pháp được xem là quy y không thiết thực.
Ngôi chùa có con bò quy y Tam bảo.
PV: Thưa Thượng tọa, một số người chưa hiểu về Phật pháp hay Đạo phật thì người ta cho việc quy y cho con bò là mê tín. Lời khuyên của thầy về vấn đề này như thế nào?
Thượng tọa Thích Nhật Từ: Khác với các tôn giáo khác, về Đạo phật, một năm có 4 ngày lễ lớn: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Tư, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng Mười. Các chùa thường tổ chức lễ quy y, gọi nôm na là lễ phật tử. Đây hoàn toàn là tự nguyện. Người nào thích thì đến văn phòng của chùa nơi cảm thấy có duyên để đăng ký tên, ghi lại địa chỉ, số điện thoại và đến giờ làm lễ thì những người tình nguyện có mặt và họ tham gia vào khóa lễ.
Thông thường, trước đó, họ tự nghiên cứu về kinh sách Phật và tự nghe sách nói về Phật ở trên băng hay ở trên Internet thì họ mới làm việc đó. Kiến thức của người chuẩn bị nhận thức làm thầy chuẩn với lời Phật dạy hay còn mê tín là chuyện riêng của họ. Công việc của các tu sĩ trong chùa thì sau lễ quy y sẽ tiếp tục hướng dẫn để người nương tựa vào mình hiểu đúng chánh đạo.
Hiện nay, phương tiện Internet rất là hữu dụng để người quy y về nhà được hướng dẫn nghe các băng giảng để mở mang trí tuệ. Để từ đó, tất cả những nhận thức sai lầm nói chung, mê tín dị đoan, sợ hãi sẽ từ từ được tháo mở.
Xin cảm ơn Thượng tọa! Kính chúc Thượng tọa dịp Đại lễ Phật đản an vui, sức khỏe và mọi sự như ý nguyện.
Hưng Long
phật giáo, giáo hội, vấn đề, trưởng ban, học viện, văn hóa, bình chánh, quy y, việc làm, ý kiến, phóng viên, năng lượng, phỏng vấn, thượng tọa
Theo dòng sự kiện
- Chùa Đức Hậu long trọng tổ chức Lễ Tạ Đàn Dược Sư (09/02/2020)
- Lễ khai bút và cho chữ đầu xuân 2020 tại chùa Đức Hậu, Tp Vinh (30/01/2020)
- Chùa Đức Hậu - Thăm và tặng quà tết cho bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Giao Thông 4 , Nghệ An (21/01/2020)
- TP.Vinh - Chùa Đức Hậu An Vị Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, Lễ Tất Niên Tổng Kết Năm 2019 (20/01/2020)
- TP Vinh – Chùa Đức Hậu , TẾT ẤM TÌNH THÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO NĂM KỶ HỢI. (24/01/2019)
- Chùa Đức Hậu - Một ngày Tu an lạc (21/11/2018)
- Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ chùa Đức Hậu phát bánh mỳ từ thiện tại bệnh viện tâm thần Nghệ An (27/10/2018)
- chương trình ( Bánh Mỳ yêu thương ) của đạo tràng Hương Sen xứ Nghệ (06/10/2018)
- LỄ CẦU SIÊU CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG. (28/09/2018)
- Đêm hội “Vầng trăng yêu thương” cho trẻ em khuyết tật tỉnh Nghệ An (21/09/2018)
Những tin mới hơn
- Nepal: đang khắc phục Chùa Tháp Swayambhunath sau trận động đất (18/06/2015)
- Cờ ngũ sắc Phật giáo lần đầu tiên treo ở trong White House của Hoa Ky (21/06/2015)
- Những cấm kỵ khi du lịch Thái Lan (22/06/2015)
- Hoa Kỳ: Phật tử Campuchia vui mừng đón nhận ngôi chùa mới tại Utah (23/06/2015)
- Không phải là sư giả mà là tín đồ mặc áo tu sĩ xin ăn (15/06/2015)
- Tỉ phú Ấn Độ bỏ hết tài sản đi tu (14/06/2015)
- Nghiêng mình trước vị Bồ Tát giữa đời thường (07/06/2015)
- Điều kỳ diệu về nhục thân của Hòa thượng Thích Minh Đức (08/06/2015)
- Hãy thận trọng với thông tin trong thời loạn thông tin (13/06/2015)
- TP.HCM: Trang nghiêm lễ tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức (07/06/2015)
Những tin cũ hơn
- Chùa Đức Hậu: Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2559 - DL.2015 (04/06/2015)
- Chùa Phúc Thành tổ chức Lễ Phật đản 2559 (02/06/2015)
- Quảng Nam: Phật giáo TP.Hội An thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hoài (28/05/2015)
- Đặc điểm nổi bật của Phật giáo và ngày Lễ Phật đản tại Hàn Quốc (27/05/2015)
- Hàng nghìn người dự lễ tắm Phật ở Bảo tháp Tây Thiên (27/05/2015)
- Dòng kênh Nhiêu Lộc lung linh với 7 đóa sen vàng (27/05/2015)
- Chùa 1.000 năm tuổi vẽ graffiti như quán bar (27/05/2015)
- TT-Huế: Phật đản về trên những nẻo đường (24/05/2015)
- Cận cảnh 7 đóa sen khổng lồ đang được lắp đặt trên sông Hàn (24/05/2015)
- Bảo tàng những tuyệt tác từ gỗ ở Thái Lan (24/05/2015)