Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời

Tại sao chúng ta nên biết Pháp sám hối ?

Đăng lúc: Thứ bảy - 18/11/2017 20:45 - Người đăng bài viết: Nhuận Chánh
Tối 17/11/2017 ( Nhằm 29/9 Đinh Dậu), Đêm Sám hối diễn ra dưới mái Già Lam - chùa Đức Hậu với sự hiện diện của gần một nghìn các Phật tử và chư thiện nam tín nữ khu vực TP Vinh. 


IMG 6114
 
Ở trong bụi tất phải lấm bụi, bụi vô minh lâu đời nhiều kiếp từ những ý nghĩ, hành động và lời nói sai lầm của chúng ta đã dẫn dắt ta tạo ra muôn ngàn tội lỗi. Đến một thời điểm chúng ta như bừng tỉnh khỏi cơn mê, thấy ăn năn và hối hận vì tất cả những gì đã gây ra, muốn trút bỏ bớt tội lỗi cho thân tâm mình được trong sạch, thảnh thơi. Và trong đạo Phật có một phương pháp giúp cho con người làm được việc ấy. Đó chính là pháp Sám hối.
Sám hối là biết lỗi cũ sai lầm nên ăn năn hối hận và nguyện sau này không tái phạm tội lỗi như thế nữa. Chứ không phải biết lỗi, hối hận rồi lại vẫn tái phạm thì không đúng nghĩa Sám hối trong đạo Phật.
 IMG 6135

    Pháp lực của Phật rất là vĩ đại, song nghiệp lực của chúng sinh cũng rất lớn, nên có câu rằng: "Người phàm thì nghiệp nặng, tình mê; Phật thì nghiệp tận, tình không." Do đó, thánh và phàm khác nhau ở chỗ là "nghiệp" đã dứt chưa, và còn có "tình" hay không. Nếu như mình không siêng năng sám hối thì tội nghiệp mình tạo ra sẽ khiến mình mãi đọa lạc.
Phật dạy:
“Có hai hạng người cao quý nhất ở đời. Một là chưa từng phạm tội lỗi, hai là người đã phạm tội lỗi  nhưng biết ăn năn Sám hối không tái phạm nữa”.
Trong thực tế thì ở hạng người thứ nhất chỉ có ở những bậc Thánh, còn chúng ta là phàm phu thì việc mắc lỗi lầm là việc rất thường tình, có điều họ có nhận thức được cái sai của mình không? Có đủ can đảm giáp mặt với nó để sửa đổi không? Đó mới là căn bản quan trọng nhất.


     Trong kinh có dạy: “Người có lỗi lầm mà biết sám hối, người đó là ánh sáng chiếu cõi thế gian, là vầng trăng ra khỏi mây mù”. Bởi có nhận thức được lỗi lầm của mình thì ta mới biết sửa lỗi để dừng tội. Ngược lại nếu vô minh, cố chấp thì sẽ vô tư tiếp tục tạo tội.
“Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tội ấy, thì tội lỗi ngày càng chồng chất vào thân  như nước chảy về biển  dần dần trở nên sâu rộng”…
Do vậy, Pháp tu sám hối rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho tâm ta được thanh tịnh và tiêu trừ nghiệp báo.

   Khi tánh xấu đã dứt thì chúng ta phải nguyện làm nhiều việc thiện lành để phát triển hạt giống tốt mà tiêu trừ tội lỗi cũ. Ứng dụng những đức tính cao đẹp như: Từ bi, Hỷ xả, Bố thí, Nhẫn nhục trong cuộc sống.
Khi đó chúng ta sẽ biết vui trong niềm vui của người khác; biết thương yêu, tha thứ cho những ai đã trót phạm lỗi lầm. Nếu muốn tiêu trừ những cái xấu cái ác đó thì ta phải tạo điều kiện cho hạt mầm Phật tính vươn lên rồi trổ bông kết trái Bồ đề.

Trong cuộc sống có những người mắc phải tội lỗi nặng nề hầu như vô phương cứu chữa. Họ luôn sống với tâm trạng sợ hãi, lo âu, và hầu như cô độc hoàn toàn vì chẳng còn ai dám tiếp xúc, trò chuyện,. Tuy nhiên mọi thứ trên đời đều tương đối, không có gì cố định cả.
Dù họ có tội lỗi ở hiện đời nhưng trong quá khứ đã có gieo nhân lành thì đến lúc nào đó hội đủ nhân duyên họ sẽ hối cải, quyết chí tu hành thì vẫn có thể chuyển hóa được nghiệp xấu ác. Nên Phật đã chỉ dạy rằng: “Nếu không có pháp Sám hối thì tất cả các đệ tử Phật không thể giải thoát”.
Đây là một pháp tu không thể thiếu của tất cả những người con Phật. Tuy có quỳ lạy, lễ bái nhưng không phải để cầu cạnh van xin mà trong từng cái lạy chứa đựng không biết bao nhiêu ý nghĩa sâu xa và lợi ích thù thắng.

Trên hết vẫn là sự nỗ lực của tự bản thân ta, phải luôn tinh tấn sửa chữa sai lầm chứ không dựa dẫm hay tiêu cực buông trôi theo dòng nghiệp lực. Pháp tu sám hối trong đạo Phật không mang ý nghĩa là nghi thức rửa tội như các tôn giáo khác đã làm, mà nó mang ý nghĩa nhận sai và sửa sai. Hình thức tụng niệm có ý nghĩa giúp cho con người biết được thế nào là việc thiện, thế nào là việc bất thiện và việc lễ lạy biểu hiện thái độ thành thật, ăn năn sám hối của mình.

IMG 6119
Nhờ pháp sám hối mà con người có cơ hội cải hóa lòng mình tốt đẹp hơn.
Nhờ pháp sám hối mà có thể làm cho con người sống được an lạc, hạnh phúc hơn.

Vậy ai là người muốn dứt trừ hết mọi tội lỗi, giải thoát sinh tử, luân hồi? Ai là người biết yêu chuộng chân lý, yêu chuộng sự thật, biết nghĩ đến niềm vui và nỗi khổ của người khác thì hãy cố gắng tinh tấn, tích cực thực hành pháp sám hối chân chính trong đạo Phật. Để trước tiên là chúng ta cải thiện đời sống của chính mình, sau là đem lại sự an vui, đẩy lùi khổ đau cho mọi người.

“Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm
Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm
Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây bạc vẫn thong  dong”.
Cuối cùng, điều tuyệt vời nhất là chúng ta hãy nguyện cầu cho tất cả chúng sanh đều biết pháp sám hối và không còn mắc phải những tội lỗi đã từng phạm phải trước kia.

Một số hình ảnh của buổi lễ:
IMG 6085IMG 6083IMG 6087IMG 6089IMG 6093IMG 6101IMG 6098IMG 6114IMG 6103IMG 6110IMG 6116IMG 6119IMG 6121IMG 6125IMG 6128IMG 6133IMG 6132IMG 6135IMG 6134IMG 6142IMG 6143IMG 6146IMG 6150IMG 6155IMG 6158IMG 6166IMG 6174IMG 6182IMG 6184IMG 6177IMG 6190

 
Tác giả bài viết: Tuệ Nguyên
Từ khóa:

chân lý, giải thoát

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 1,300
  • Tháng hiện tại 5,931
  • Tổng lượt truy cập 23,204,685