Chung tay dẹp nạn giả sư khất thực, ăn xin
Sau buổi họp, các quận huyện, phường xã đã ra quân bắt đầu tổng rà soát, xử lý người ăn xin, giả sư khất thực trên địa bàn TP.HCM. Theo ghi nhận của phóng viên, trên một số tuyến đường trung tâm của TP, các đối tượng này xuất hiện ít hơn so với trước đây.
Theo quan sát của PV Giác Ngộ cũng như phản ánh của bạn đọc, cho đến nay
sau các cuộc điện thoại thông tin về tình trạng giả sư khất thực đến đường dây nóng,
chưa thấy trường hợp nào được giải quyết - Ảnh: Hoàng Triều
Đường dây nóng “24/24”
Để có thể tiếp nhận thông tin từ người dân, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã thiết lập 3 đường dây nóng, gồm: 0903.959.929 (do ông Lê Chu Giang - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội - trực tiếp trả lời), (08) 38.292.491 và (08) 35.533.258 nhằm tiếp nhận tin báo về người ăn xin, giả sư khất thực trên địa bàn TP.HCM 24/24. Bên cạnh đó, Sở cũng đề xuất chi 200.000 đồng động viên người dân báo tin và giúp địa phương tập trung các đối tượng ăn xin, giả sư khất thực.
Để xác minh lại đường dây “nóng” có thực sự “nóng” hay không, phóng viên Giác Ngộ trong vai người dân theo chân các đối tượng ăn xin giả sư khất thực trên nhiều tuyến đường TP.HCM như: 3-2 (Q.10), Huỳnh Tấn Phát (Q.7), Âu Cơ (Q.Tân Bình)... Khi phát hiện các đối tượng này, phóng viên lập tức liên hệ tới đường dây “nóng” của Sở, đều được nhân viên bắt máy, giọng nhỏ nhẹ: “đường dây nóng xin nghe”, và tiếp nhận những thông tin cũng như địa điểm mà phóng viên báo có những người ăn xin, giả sư khất thực đang hoạt động. Sau khi báo đường dây “nóng”, phóng viên tiếp tục chờ đợi “Sở” cho người xuống xử lý, tuy nhiên chờ mãi vẫn không thấy bóng dáng những người có trách nhiệm xuất hiện. Các đối tượng vẫn ung dung khất thực rồi mất hút sau đó.
Theo ông Lê Chu Giang, hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thu gom các đối tượng ăn xin, giả sư khất thực. Ông cho biết, khi nhận được thông tin qua đường dây nóng, lực lượng chức năng tới nơi thì các đối tượng đã bỏ đi, hoặc thấy bóng dáng của lực lượng quản lý họ liền lập tức trốn chạy.
Trước đó, ngày 17-2, tại buổi làm việc với Đảng bộ Công an TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã chỉ đạo gắn camera, yêu cầu quản lý người ăn xin ở khu vực trung tâm. Đây là chính sách được nhiều người dân ủng hộ. Tuy nhiên, việc này được thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao vẫn còn là một câu hỏi cần sớm được trả lời.
Tiếp nhận và xử lý thông tin
Bên cạnh việc tiếp nhận thông tin, điều khiến nhiều người dân quan tâm chính là quy trình xử lý của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đối với nguồn thông tin mà người dân cung cấp cho đường dây nóng.
Về phía Phật giáo, GHPGVN TP.HCM đã ra thông báo tạm ngưng việc khất thực và không cấp bất kỳ giấy giới thiệu nào cho các nhà sư đi khất thực. Hiện, những người khất thực trên đường phần lớn là sư giả, nên địa phương có thể dễ dàng xử lý.
Về phía chính quyền, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã đề nghị các quận huyện sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân từ đường dây nóng phải lập tức chuyển tin báo về địa điểm xuất hiện các đối tượng đến các đơn vị phụ trách tại quận, huyện, phường - xã để kịp thời giải quyết. Những người có trách nhiệm tại các đơn vị sẽ mời các đối tượng này về trụ sở lập biên bản để có cơ sở xử lý. Đối với người đau yếu, bệnh tật ở ngoài đường, địa phương sẽ đưa đi chữa trị, hết bệnh sẽ cho tiền về quê.
Bài toán khó lúc này là cần phải có lộ trình và thời gian, cần phải có sự phối hợp xuyên suốt, quyết tâm cao giữa ban ngành các cấp chứ không thể ngày một, ngày hai có thể giải quyết, xóa bỏ hẳn tình trạng người ăn xin, cũng như những đối tượng giả sư khất thực, bán vé số, tăm bông để xin ăn trên địa bàn TP.
Bao giờ mới giải quyết được “nạn” giả sư khất thực, ăn xin?
Sau cuộc họp giao ban giữa các ban ngành của TP.HCM đầu tháng 3, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan đã và đang tiến hành thực hiện quyết tâm kéo giảm vấn nạn ăn xin, giả sư khất thực trên địa bàn trung tâm TP, nhất là trong dịp cao điểm của các ngày lễ lớn, trong đó có ngày 30-4 sắp tới.
Để có thêm thông tin giải quyết nạn giả sư khất thực, xin ăn, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã thiết lập đường dây nóng 24/24. Một trong 3 đường dây nóng như đã nói ở trên do ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM trực tiếp tiếp nhận; ông Giang cho biết, riêng số máy này, mỗi ngày trung bình tiếp nhận 15 cuộc gọi phản ánh của người dân.
Ông Giang cũng cho biết thêm, trong thời gian qua, Trung tâm Hỗ trợ xã hội đã tiếp nhận 2.285 trường hợp ăn xin, giả sư khất thực và cơ quan chức năng đã giải quyết cho 1.866 người được hồi gia. Theo đơn vị này, giải quyết vấn nạn ăn xin, giả sư khất thực gặp khó khăn bởi quy định thời gian thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng họ tại trung tâm bảo trợ không quá 3 tháng.
Ông Giang cho rằng nguyên nhân ăn xin cứ như nấm mọc sau mưa là do “công việc nhẹ, thu nhập cao”. Chưa kể, TP.HCM là nơi có nền kinh tế phát triển, người dân sống có nghĩa tình, hay giúp đỡ, cho tiền bạc nên điều này ít nhiều cũng tạo điều kiện để người ăn xin ở các tỉnh khác tìm đến nhiều hơn. Do đó, cần có sự chung tay của toàn xã hội trong việc hỗ trợ cũng như tuyên truyền ý thức cho người dân không nên cho “tiền” khi thấy những người ăn xin, giả sư khất thực, có như vậy vấn nạn này mới có thể sớm được giải quyết.
Vũ Giang
hoạt động, ung dung, thời gian, thông báo, địa điểm, kinh tế, thực hiện, phật giáo, làm việc, từ đường, có thể, nguyên nhân, như thế, khó khăn, xã hội, giác ngộ, có nghĩa, trách nhiệm, phát triển, nuôi dưỡng, bắt đầu, không thể, hiệu quả, thực sự, quan tâm, xuất hiện, quan sát, lập tức, đề nghị, giới thiệu, cho biết, câu hỏi, trả lời, yêu cầu, tiếp tục, bảo trợ, nhất là, tuy nhiên, cơ sở, tiến hành, trung tâm, phát hiện, phối hợp, nhà sư, phần lớn, giải quyết, nhân viên, biện pháp, liên hệ, trung bình, khu vực, hỗ trợ, dễ dàng, tình trạng, trụ sở, phóng viên, trực tiếp, ra sao, khất thực, tập trung, bạn đọc, xử lý, cơ quan, liên quan, trường hợp, thông tin, tuyến đường, nhỏ nhẹ, chăm sóc, động viên, công an, lộ trình, thiết lập, tiếp nhận, kịp thời, quy định, đơn vị, phụ trách, chỉ đạo, bí thư, quản lý, phi pháp, quyết tâm, ủng hộ, thu nhập, ngày lễ, phản ánh, quy trình, tới nơi, trưởng phòng, biên bản, tràn lan, quận huyện, âu cơ, bóng dáng, mất hút, thu gom, lực lượng, đảng bộ, thành ủy, tăm bông
Những tin mới hơn
- Toàn cảnh Lễ khánh thành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM (09/05/2016)
- Lễ Hội Văn Hóa Phật Giáo Hương Sen xứ Nghệ 2016 (09/05/2016)
- Lung linh sắc màu Phật đản dọc kênh Nhiêu Lộc (13/05/2016)
- Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan (13/05/2016)
- Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Học viện Phật giáo tại TP HCM (08/05/2016)
- Tọa đàm 'Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An (08/05/2016)
- Phật giáo cứu rỗi Baggio, Balotelli thế nào? (23/04/2016)
- Festival Huế: Lễ Hội Quảng Chiếu (03/05/2016)
- Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ Chiêm Bái Tượng Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới. (05/05/2016)
- Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh (19/04/2016)
Những tin cũ hơn
- Phòng PA88 - Tỉnh Nghệ An cùng GĐ Vườn Tuệ chùa Phúc Thành - Đức Hậu, phát cháo tại BV. Ung Bướu. (14/04/2016)
- TT. Huế: Ban Kiến đàn Đại giới đàn Giác Phong tổ chức khảo thí giới tử xuất gia (28/03/2016)
- TT. Huế: NPĐ Hà Thanh trang nghiêm tổ chức lễ hội Quán Thế Âm năm Bính Thân (28/03/2016)
- Chùa Đức Hậu: Khai Đại Hồng Chung nhân ngày Vía Bồ Tát Quán Âm (28/03/2016)
- Lễ hằng thuận tại Chùa Đức Hậu (22/03/2016)
- CHÙA ĐỨC HẬU KHỞI SẮC MỘT TƯƠNG LAI (21/03/2016)
- TT-Huế: Thảo luận Phật sự Phân ban Ni giới T.Ư (14/03/2016)
- Chùa Phúc Thành, Hưng Châu, Hưng Nguyên, NA, nhận quyết định bàn giao đất. (28/02/2016)
- Lễ tạ Đàn Dược Sư tại chùa Đức Hậu (28/02/2016)
- Khoảng lặng yên bình nơi chùa Gangaramaya, Sri Lanka (12/01/2016)