Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
cuoi len nhe

Mỉm cười chánh niệm

Bắt đầu một ngày bằng nụ cười, điều đó không khôn ngoan hơn sao? Ta mỉm cười chứng tỏ ta có chánh niệm, có quyết tâm sống cho an lạc, hạnh phúc. Một nụ cười có chánh niệm là một nụ cười thật sự, không giả tạo, không méo xệch.

Đăng lúc: 20/01/2018 07:52:28 AM | Đã xem: 1979 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Thở và cười
00

Mỉm cười chánh niệm

Thật ra, nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy hơi thở, mọi vật chung quanh ta đều đang mỉm cười với ta. Ta có đơn lẽ một mình đâu. Mọi vật trong ta và ngoài ta đều đang nâng đỡ ta. Chỉ cần mở tấm lòng ra là ta đón nhận được nụ cười ưu ái của hoa bồ công anh. Và làm gì mà ta không nở một nụ cười để đáp lại.

Đăng lúc: 12/12/2017 09:25:18 PM | Đã xem: 1434 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Trà Thất , Thở và cười
Thứ nhất tu Miệng, thứ nhì tu Tâm

Thứ nhất tu Miệng, thứ nhì tu Tâm

Biết bao chuyện thị phi trên đời phần nhiều đều từ cái miệng. Có câu rằng: “Họa từ miệng mà ra”, bởi vậy người trí tuệ thì không thể không tu cái miệng, đây cũng là triết lý quan trọng để làm người.


Câu thứ nhất: Giữ cái miệng

Khi nói chuyện cùng người khác, cần chú ý đến lời nói của mình. Nếu như bản thân có chút hiểu biết, tri thức uyên thâm, đừng tỏ ra khinh thường hay ngạo mạn.

Khi ở cùng người khác, nếu như bạn muốn sao nói vậy, không hề che đậy, cũng không hề lảng tránh, thì có thể vô tình làm tổn thương ai đó. Im lặng là vàng, câu nói đơn giản này, lại ẩn chứa ý vị cực kỳ sâu xa.

Im lặng không có nghĩa là tư tưởng trống rỗng. Thông thường, những tư tưởng uyên bác đều đến từ quá trình trầm tư suy nghĩ. Khi im lặng, chính là đang tích cực suy nghĩ, trong lựa chọn giữa ôm giữ và buông bỏ, đều có thể nắm bắt được chỗ trọng yếu, hành động chính xác, khiến người bội phục.

Im lặng không có nghĩa là trống không, mà là một quá trình chờ đợi.

Trái đất im lặng là để tích lũy vàng kim.

Chim ưng im lặng là đang chờ đợi vỗ cánh bay cao.

Ngày đông giá rét im lặng là để mùa xuân đầy màu sắc.

Im lặng là một loại phẩm chất, một loại tu dưỡng, giúp ước chế bản thân mình, rèn luyện ý chí mạnh mẽ, không kiêu ngạo, siểm nịnh, hình thành đức tính kiên trì, nhẫn nại.

Câu thứ hai: Giữ cái tâm

Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những chuyện không vừa lòng đúng ý. Xử lý thế nào cho tốt những chuyện đó chính là một khảo nghiệm rất lớn đối với người đức hạnh.

Có những đêm dài ngồi tĩnh lại, nhìn vào nội tâm của bản thân, khi đó, bóng dáng chân thực của mình sẽ hiển lộ ra trước mắt. Thường xuyên suy nghiệm, ta sẽ thấy được bản thân chân thực của mình, cũng nhận ra được đâu là cái tôi giả dối. Cứ như vậy sẽ trở thành một thói quen, cảnh giới của bạn sẽ không ngừng đề cao.

Trong Luận Ngữ có nói: “Ta mỗi ngày phản tỉnh ba điều: Lo việc cho người đã làm hết mình chưa? Làm bạn với người có thành khẩn, giữ được chữ tín chưa? Lời thầy dạy dỗ đã luyện tập chưa?”.

Khi bạn nghĩ đến việc người khác đối xử tốt với bạn, bạn cũng sẽ có tâm nguyện muốn giúp đỡ người khác, sẵn sàng cùng họ kết giao tình, tình cảm giữa người với người vì thế mà bền lâu.

Khi bạn nghĩ đến việc bản thân có chỗ đối xử tốt với người khác, thì sẽ khiến cảm giác tự mãn của bản thân bành trướng không ngừng. Như vậy sẽ mất đi cái tôi chân thực.

Khi một người nào đó gây bất lợi cho bạn, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, sẽ tìm cách trừng trị người đó. Điều này là trở ngại cho việc hoàn thiện nhân cách của bạn, cũng là bất lợi đối với việc xây dựng quan hệ hài hòa giữa con người.

Khi bạn trong lúc vui sướng cần nhớ kỹ khắc chế bản thân, bởi vì con người ta thường “đắc ý quên hình”, quá đắc ý sẽ không giữ được thái độ đúng mực, gây tổn thương người khác, đánh mất bản tính của mình.

Có câu rằng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”, khi gặp vấn đề nên “lùi một bước” để suy xét cẩn thận, để có những quyết định sáng suốt nhất.

Một niệm thiện, thì mọi thứ đều thiện; một niệm ác, tất cả đều là ác. Cho nên, cần phải dưỡng thành thói quen “giữ miệng”, cũng cần học được cách giữ cho chính cái tâm mình.

Đăng lúc: 26/02/2017 07:52:02 AM | Đã xem: 1147 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
9 câu nói hóa giải những khó khăn trong cuộc đời

9 câu nói hóa giải những khó khăn trong cuộc đời

Đời người có rất nhiều điều khó khăn cần chúng ta lựa chọn và đưa ra quyết định. Đứng trước mỗi lựa chọn và khó khăn ấy, làm sao để chúng ta có quyết định đúng đắn? Hãy tham khảo 9 câu nói của bên Phật gia dưới đây:


1. Khi bạn mất đi một thứ gì đó, có nhất định phải theo đuổi để giành lại không?

Kỳ thực, khi bạn mất đi một thứ gì đó là bởi vì thứ ấy chưa bao giờ thực sự thuộc về bạn, cho nên đừng quá nuối tiếc và theo đuổi nữa.

2. Khi bạn cảm thấy sống quá mệt mỏi, làm sao để sống được thoải mái hơn?

Kỳ thực, cuộc sống quá mệt mỏi là bởi vì phần nhỏ là do cuộc sống và phần lớn là do dục vọng (lòng tham) và sự phàn nàn của chúng ta tạo ra.


3. Quá khứ và hiện tại, chúng ta nên nắm giữ như thế nào?

Đừng để ngày hôm qua chiếm cứ quá nhiều ngày hôm nay của chúng ta.

4.Chúng ta nên đối xử với chính bản thân và đối xử với người khác như thế nào?

Khi đối đãi với bản thân, chúng ta nhất định phải trân quý và đối xử thật tốt, bởi vì đời người không dài và thân người là khó được nhất.

Khi đối đãi với người khác, chúng ta càng cần phải trân quý và đối xử tốt hơn nữa, bởi vì nhân duyên kiếp này, kiếp sau khó gặp lại.

5. Như thế nào là giải thích một cách lễ phép?

Khi giải thích một điều gì thì luôn nhớ rằng, “xin lỗi” là một loại chân thành, không có liên quan đến phong độ hay thể diện của một người. Nếu chúng ta cho đi sự chân thành thì cuối cùng sẽ nhận lại được sự chân thành.

6. Làm sao để cân bằng giữ vui vẻ và bi thương?

Mỗi người chỉ có một trái tim nhưng lại được chia thành bên trái và bên phải. Một bên là nơi cư trú của niềm vui, niềm hạnh phúc. Một bên lại là nơi cư trú của bi thương và đau khổ. Cho nên, đừng vui vẻ quá mức, cười quá lớn mà đánh thức bên bi thương.

7. Đừng xem nhẹ và cũng đừng tự mãn về bản thân

Chỉ cần chân của chúng ta còn ở trên mặt đất thì đừng quá khinh xuất, tùy tiện mà xem nhẹ mình. Chỉ cần chúng ta còn sống trong địa cầu này thì cũng đừng coi bản thân mình quá to lớn.

8. Có phải tình yêu thương sẽ bị hòa tan bởi thời gian?

Tình yêu thương có thể khiến con người quên đi thời gian nhưng thời gian cũng có thể khiến con người quên mất tình yêu thương.

9. Trân quý mỗi lần gặp gỡ

Hai người yêu thương nhau nhưng không thể ở gần nhau thì sẽ không thể đi cùng nhau. Đời người tưởng dài nhưng kỳ thực lại quá ngắn ngủi! Hãy quý trọng mỗi lần gặp mặt.

Suy rộng ra một chút, đối với người thân, bạn bè hãy trân quý mỗi lần gặp gỡ, bởi vì đời của một người không phải là sẽ kéo dài mãi mãi…


Mai Trà biên dịch - Theo Secretchina

Đăng lúc: 24/12/2016 09:20:03 AM | Đã xem: 932 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Để an vui hơn giữa cõi vô thường

Để an vui hơn giữa cõi vô thường

Ngay khi còn rất nhỏ, từ những bước chân đầu tiên vui chơi, tình bạn đã là một phần của cuộc đời mỗi chúng ta. Theo dữ liệu khảo sát năm 2004 của Gallup tại Hoa Kỳ, có 98% dân số Hoa Kỳ cho biết họ có ít nhất một người bạn thân (với số bạn trung bình là 9 người bạn).
Ngày nay, cùng với mặt trái của sự phát triển công nghệ, các quan hệ và tương tác xã hội thật sự và đúng nghĩa của mỗi người dường như có phần hờ hững hơn trước đây. Tuy nhiên, kết bạn không chỉ mang lại niềm vui mà còn tốt cho sức khỏe của chúng ta.

anh PGTT 876.jpg
Ăn cơm có canh, tu hành có bạn - Ảnh minh họa

Dưới đây là tóm lược 7 lợi ích lớn mang lại cho sức khỏe khi ta có tình bạn tốt đẹp từ nghiên cứu và chia sẻ của các chuyên gia, đăng tải trên trang online Live Science.

1 - Tình bạn giúp kéo dài tuổi thọ

Người có sự tương tác xã hội tốt sẽ có ít nguy cơ đột tử hơn người ít bạn bè. Điều này được khẳng định qua một phân tích từ các nghiên cứu có liên quan năm 2010, tác động của các mối quan hệ xã hội đối với tuổi thọ của chúng ta cao gấp đôi so với tập thể dục hay so với việc cai nghiện thuốc lá.

Theo đó, các nhà nghiên cứu xem xét 148 nghiên cứu về các tương tác xã hội và nguy cơ tử vong với sự tham gia của 300.000 người. Các nghiên cứu này đều “đo” sức mạnh của các mối quan hệ xã hội, từ số lượng bạn bè cho đến sự hòa nhập của mỗi cá nhân đối với xã hội. Tất cả các yếu tố này đều có liên quan đến hạ giảm nguy cơ tử vong.

Các chuyên gia cho rằng tình bạn và sức khỏe có liên quan đến quá trình xử lý stress, giúp xử lý stress tốt hơn. Stress kinh niên có thể tạo ra sự tách biệt, cô lập ở mỗi cá nhân và theo thời gian, thói quen xấu này sẽ được phát triển, gây ra sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần.

2 - Bạn bè giúp ta khỏe mạnh hơn

Các chuyên gia nghiên cứu tác động của tình bạn đối với sức khỏe thông qua việc so sánh các trạng thái sinh học ở các giai đoạn trong cuộc đời của những người có thói quen sống cách ly và tách biệt mọi người với người có nhiều bạn bè.

Các nghiên cứu này có số lượng hàng trăm ngàn người tham gia, tuổi từ 12-91. Các chỉ số sinh học được khảo sát là huyết áp, chỉ số khối cơ thể BMI, số đo vòng bụng và mức protein viêm nhiễm (C-reactive protein).

Kết quả cho thấy các chỉ số đo sự khỏe mạnh xấu hơn ở người có các tương tác xã hội yếu.

3 - Tình bạn giúp cho trí não nhạy bén hơn

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy nguy cơ mất trí nhớ của người cao tuổi cao dần nếu họ có cảm giác cô đơn.

Nghiên cứu quan sát 2.000 người Hà Lan có tuổi từ 65 trở lên trong vòng 3 năm. Khi bắt đầu nghiên cứu, không có ai bị chứng mất trí nhớ, nhưng có 13,4% người cho biết họ cảm thấy cô đơn khi nghiên cứu bắt đầu và phát triển chứng mất trí nhớ sau 3 năm, so với 7,5% người tham gia không có cảm giác cô đơn.

Cô đơn hay cảm thấy cô đơn đều có liên quan đến bệnh mất trí nhớ và sự “thiếu vắng” các tương tác xã hội tích cực làm suy giảm khả năng tư duy - theo tạp chí Neurology, Neurosurgery & Psychiatry.

4 - Tình bạn có sự tác động đến mỗi chúng ta

Béo phì hiện đang là một vấn nạn sức khỏe lớn của xã hội. Nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng, nếu một người tăng ký thì bạn của họ cũng có khả năng tăng ký theo. Tuy nhiên, nếu bạn mình giảm cân được thì mình cũng có xu hướng giảm cân được - ghi nhận từ tạp chí y khoa New England.

Đáng ngạc nhiên là nếu một người bị béo phì thì bạn bè thân thiết của họ có thể có 57% khả năng béo phì theo. Chuyên gia nghiên cứu James Fowler, Đại học California (San Diego) nhấn mạnh khi bạn bè tập thể dục hoặc có chế độ ăn lành mạnh để giảm cân thì mình cũng có xu hướng làm theo.

5 - Bạn tốt đồng hành cùng ta qua những giai đoạn khó khăn

Một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư cho thấy, khi tình hình bệnh tật trở nặng thì bạn bè là người có thể giúp chia sẻ. Tạp chí Lancet năm 1989 cho thấy bệnh nhân mắc ung thư vú nếu thường xuyên có sự tương trợ và chia sẻ từ các nhóm bệnh nhân ung thư vú khác có được chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn và sống lâu hơn.

Sau đó, nhiều nghiên cứu khác được tiến hành và khẳng định mối tương trợ giữa các nhóm bệnh nhân giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Trong đó, một nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cũng có chất lượng cuộc sống tốt hơn và sống lâu hơn nếu có sự tương trợ của nhóm bệnh nhân khác.

6 - Khi bị bỏ rơi, ta cần bạn bè ở bên

Không phải quan hệ nào cũng được suôn sẻ và khi ta gặp các vấn đề trong các mối quan hệ, bạn bè có thể giúp đỡ ta rất nhiều. Nghiên cứu năm 2011 trên học sinh lớp 4 cho thấy bạn đồng lứa có thể giúp trẻ vượt qua stress do bị bạn bè hắt hủi, bỏ rơi.

Các chuyên gia kết luận rằng ở các trẻ bị bỏ rơi thì mức hormone stress cortisol (được đo thấy trong nước bọt) cao hơn. Tuy nhiên, mức hormone này thấp hơn khi trẻ có nhiều bạn hơn và chất lượng tình bạn tốt hơn dù ở trong tình trạng bị bỏ rơi, hắt hủi.

Nghiên cứu cho thấy bạn bè dù không thể giúp loại bỏ hoàn toàn stress khỏi môi trường học đường nhưng bạn bè giúp giảm thiểu tình trạng này - tác giả Marianne Riksen-Walraven, chuyên gia tâm lý học phát triển Đại học Radboud (Hà Lan) chia sẻ.

7 - Tình bạn có thể bền vững đến cuối đời

Ở trong thời đại mà người ta phải lăn xả để thành công trong học hành, công việc… như hiện nay thì duy trì một tình bạn tốt đẹp có thể là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, với một tình bạn chân chính thì khoảng cách không là vấn đề cản trở.

Một nghiên cứu bắt đầu từ năm 1983, tìm hiểu tình bạn và sự gần gũi của những người bạn thời đại học. Kết quả cho thấy khoảng cách địa lý không ảnh hưởng đến sự gần gũi về mặt cảm xúc qua nhiều năm tháng. Điện thoại và email giúp bạn bè kết nối với nhau mãi đến 20 năm sau đó, đặc biệt là những người bạn có sở thích.

Đối với người học Phật, thì tình bạn giữa những người đồng tu không chỉ giúp sách tiến nhau trên bước đường sửa ý-khẩu-thân trong đời này mà còn là duyên lành cho đời sau...

Trần Trọng Hiếu

Đăng lúc: 24/12/2016 09:12:56 AM | Đã xem: 893 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Làm sao gỡ dính mắc?

Làm sao gỡ dính mắc?

Trong lúc gửi đi một cái email nhẹ nhàng không có file đính kèm, tôi chợt nhớ - và gần như đó là phút giây giác ngộ tức thì - về quan điểm không dính mắc trong đạo Phật.

godinhmac.jpg
Chúng ta bị dính mắc nhiều thứ thuộc về năm món dục của thế gian
(danh, sắc, tài, thực - ăn uống, thùy - ngủ nghỉ), nên cần quán niệm để gỡ dần - Ảnh minh họa

Có một ngày nọ, vì rơi vào cao điểm của công việc, tôi phải xử lý mấy chục cái email quan trọng, mà cái nào cũng có rất nhiều thông tin hình ảnh gửi qua file đính kèm (attachment). Đó lại là khoảng thời gian mạng bị hư suốt, chập chờn lúc được lúc không, còn tài liệu thì cái nào cũng gấp. Chúng tôi tìm mọi cách để chuyển các file đính kèm đi, các bên than phiền nhau, không ai hài lòng về nhau… Đối với những việc tối quan trọng hay đối tác lớn, tôi phải cử người chạy đến trực tiếp đưa cái ổ đĩa cứng vì không thể gửi chúng qua internet.
Suốt một ngày cả văn phòng phải tập trung toàn bộ tâm trí vào cái tài liệu đến nỗi vào cuối ngày, không ai nói với ai một lời, vẻ mặt mệt mỏi gần như nhau. Tôi rời văn phòng trong trạng thái đờ đẫn, đầu óc cứ chập chờn hình ảnh tài liệu…

Ngày hôm sau, khi mọi việc được giải quyết ổn thỏa, tôi không còn phải gửi gì qua lại cho đối tác nữa. Email lúc này chỉ đơn giản gọn nhẹ vài dòng. Trong lúc gửi đi một cái email nhẹ nhàng không attachment, tôi chợt nhớ - và gần như đó là phút giây giác ngộ tức thì - về quan điểm không dính mắc (non-attachment) trong đạo Phật.

Rõ ràng, gửi một cái email không có file đính kèm thì bao giờ cũng nhanh gọn hơn là có file đính kèm. Cuộc sống cũng không khác gì về điều này.

Chúng ta dính mắc vào quá nhiều thứ trong cuộc sống, đó là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Vì sống là tương quan giao tế giữa nhiều mối quan hệ trong cộng đồng. Các nhu cầu sống, dù cơ bản hay nâng cao, thì đều có những thứ ta cần đến không bao giờ dứt được.

Chúng ta dính mắc vào internet. Không có internet một ngày, chúng ta cuống cuồng lên, loay hoay trong mớ thông tin ứ đọng. Internet đã mang đến cho con người sự thuận tiện thì cũng giam con người trong chính cái lồng tưởng rộng lớn của nó. Một ngày không có internet, văn phòng loạn xạ, công việc ngưng trệ, con người cau có với nhau. Ai cũng sẵn sàng nói những lời bực dọc.

Chúng ta dính mắc các tiêu dùng. Cô bạn thân của tôi có thói quen chỉ mua giày và túi xách hàng hiệu. Thời hoàng kim, thu nhập tốt giúp cô thỏa mãn việc bất cứ lúc nào cô cũng có thể mua những món đồ trong cửa hiệu sang trọng. Thói quen này còn đưa đến cho cô ấy một tính cách khá kỳ cục, là nếu cô thấy ai mang giày và túi xách mà không phải hàng hiệu, thì cô sẽ nhìn họ cười nhẹ, hoặc tỏ ra chê bai. Cho đến một ngày, cô thất nghiệp và ly hôn, hai thứ đó đến một lúc và kéo dài cả năm trời. Thời gian đầu, cô không chấp nhận nổi điều đó. Cô than thở, cô khóc lóc thường xuyên. Có lần tôi còn thấy cô điên cuồng đi mua sắm để thể hiện đẳng cấp của mình, bởi cô không muốn ai nhìn thấy mình trong bộ dạng thất bại. Nhưng cuộc sống có những dòng chảy riêng không theo ý mình. Khi những đồng tiền để dành đã cạn, cô giật mình trở về thực tại. Cô ru rú ở nhà một mình không gặp ai, bạn bè rủ đi chơi cô đều từ chối, vì lý do, nếu đi mà không mua sắm đúng đẳng cấp thì mất thể diện lắm.

Chúng ta dính mắc vào ái tình. Anh bạn thân của tôi từ bé, rất tốt tính, chơi với bạn bè thoải mái phóng khoáng không chê trách điều gì. Anh ấy đã có gia đình đầm ấm nhưng vẫn có thói quen có tình nhân bên ngoài. Vì tôi là bạn thân từ bé nên anh ấy rất hay kể lể. Có đôi khi đi chơi với tình nhân về, nỗi ân hận lên ngôi lại gọi tôi ra cà-phê để chia sẻ như hai thằng đàn ông. Anh ta khẳng định rằng anh ta không hề thấy hạnh phúc thực sự khi ngoại tình, nhất là khi bước vào nhà đối diện với các con. Nhưng anh ta bảo rằng những cuộc tình như vậy nó dính vào người anh không thể dứt, chúng giúp anh giải tỏa những căng thẳng từ gia đình và công việc một cách tạm thời. Những lúc tỉnh táo, anh cũng biết là mình đang sai, nhưng cái cảm xúc thú vị của những cuộc tình bên ngoài làm anh không thể dứt ra.

Cũng một người bạn khác của tôi, giữ một vị trí rất lớn trong một tập đoàn đa quốc gia. Cô ấy làm việc một ngày hơn 16 tiếng đồng hồ trong suốt 10 năm liên tục như thế. Cô ấy bị bệnh đau dạ dày nặng và thoát vị đĩa đệm. Tôi đã khuyên cô ấy rất nhiều lần rằng cần phải nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe, thứ quý giá nhất của bản thân. Cô ấy bỏ ngoài tai mọi lời khuyên cho đến ngày cô ấy không thể ngồi dậy được nữa, phải nằm một chỗ. Trong lúc nằm cô ấy vẫn nghĩ đến núi công việc và cứ bị nỗi ám ảnh là nếu mình nằm như thế quá lâu thì vị trí của cô sẽ bị thay thế. Quyền lực là một nỗi đam mê rất lớn trong đời sống này.

Một vài ví dụ để thấy rằng khi ta dính mắc vào một điều gì nào đó, thì chính là nỗi khổ đang ôm lấy ta. Có người nhận ra mình đang khổ, có người không nhận ra. Từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, ta sẽ vướng vào vô số dính mắc, mà nếu không nhìn thấy ánh sáng thì ta sẽ đi như vậy cho đến lúc ta đi đến chỗ không thể quay đầu.

Làm thế nào để gỡ dính mắc? Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ nhất, cụ thể với 3 điều sau:

• Quán vô thường: Vạn vật vô thường và ta cũng không ngoại lệ. Ta và những cái chung quanh ta đều sẽ thay đổi theo thời gian. Đừng để cảm xúc và tâm trí của bản thân trú ngụ hoàn toàn vào một điều nào đó. Trong lúc đang vui hay đau khổ, hãy nhớ rằng những việc đó rồi sẽ có lúc thay đổi. Chuẩn bị tâm thế đó giúp ta sớm nhìn thấy những tia sáng đầu tiên của việc thoát khỏi dính mắc.

• Quán vô dục: Hãy nhìn sâu vào những nhu cầu, những cơn thèm khát của bản thân từ mọi phía, từ vật chất đến tình cảm, để thấy rằng chúng có hai mặt, một mặt tươi đẹp mà mắt thường và tâm vô minh sẽ dễ thấy. Và một mặt khác, sâu hơn, đó là những khổ đau do chúng mang lại, mặt này khó thấy hơn. Ngạn ngữ Pháp có câu đơn giản: Cái gì nhiều quá cũng không tốt (tout excès est mauvais). Hiểu vậy để thấy biết đủ với mọi nhu cầu. Khởi đầu của biết đủ là khởi đầu của hành trình thoát khỏi dính mắc.

• Quán hơi thở: Quan sát hơi thở để thấy rằng, đó là nguồn sống, là gia tài cốt lõi của bạn. Nhờ có hơi thở mà bạn biết bạn đang hiện diện ở đây, trong cuộc đời này. Không có hơi thở, những dính mắc cũng chỉ là những hạt bụi bay giữa luân hồi.
Xuân Phượng

Đăng lúc: 18/12/2016 10:59:59 PM | Đã xem: 953 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Mạng người trong hơi thở

Mạng người trong hơi thở

Niệm chết hay tưởng chết là một trong những đề mục tu tập quan trọng trong giáo pháp Thế Tôn. Mạng người chỉ trong hơi thở, thở ra mà không thở vào tức qua đời khác. Thường tư duy, nhớ nghĩ, tưởng niệm về sự mong manh của đời người như thế thì “sẽ thoát sanh, già, bệnh, chết, sầu lo khổ não”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Các thầy hãy tu hành về tưởng chết, tư duy tưởng chết.

Khi ấy có Tỳ-kheo Thượng tọa bạch Thế Tôn:

- Con thường tu hành tư duy tưởng chết.

Thế Tôn bảo:

- Thầy tư duy tu hành tưởng chết thế nào?

Tỳ-kheo bạch Phật:

- Con tư duy tưởng chết rằng: 'Chỉ còn sống bảy ngày nữa, nên tư duy thất giác ý, ở trong pháp Như Lai có nhiều lợi ích, sau khi chết không hối hận'. Bạch Thế Tôn, con tư duy tưởng chết như thế.

Thế Tôn bảo:

- Thôi, thôi, Tỳ-kheo! Đây chẳng phải tu hành về tưởng chết. Đây gọi là pháp phóng dật.

Lại có Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Con có thể kham nhẫn tu hành tưởng chết.

Thế Tôn bảo:

- Thầy tu hành tư duy tưởng chết thế nào?

Tỳ-kheo bạch Phật:

- Nay con nghĩ rằng: 'Ý muốn còn có sáu ngày, suy nghĩ Chánh pháp Như Lai rồi sẽ chết. Điều này có ích'. Con tư duy tưởng chết như thế.

Thế Tôn bảo:

- Thôi, thôi, Tỳ-kheo! Thầy cũng theo pháp phóng dật, chẳng phải là tư duy tưởng chết.

Lại có Tỳ-kheo bạch Phật: 'Muốn còn năm ngày, hoặc bốn ngày, hoặc ba ngày, hai ngày, một ngày'.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Thôi, thôi, Tỳ-kheo! Đây cũng là pháp phóng dật, chẳng phải là tư duy tưởng chết.

Khi ấy lại có một Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Con có thể kham nhẫn tu hành tưởng chết như vầy: Con đến giờ đắp y ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, xong lại ra khỏi thành Xá-vệ trở về chỗ mình. Về trong thất vắng, con tư duy thất giác ý rồi mạng chung. Đây là tư duy tưởng chết.

Thế Tôn bảo:

- Thôi, thôi, Tỳ-kheo! Đây cũng chẳng phải tư duy tu hành tưởng chết. Lời nói của các Thầy đều là hạnh phóng dật, chẳng phải là pháp tu hành tưởng chết.

Lúc đó Thế Tôn lại bảo Tỳ-kheo:

- Người có thể làm được như Tỳ-kheo Bà-ca-lợi. Đây gọi là tư duy tưởng chết. Tỳ-kheo ấy khéo hay tư duy tưởng chết, chán ghét thân này là nhơ nhớp bất tịnh. Nếu Tỳ-kheo tư duy tưởng chết, buộc ý ở trước, tâm không di động, nhớ số hơi thở ra vào, qua lại, trong đó tư duy thất giác ý, thì ở trong pháp Như Lai được nhiều lợi ích. Vì sao thế? Tất cả các hạnh đều không, đều tịch; khởi và diệt đều là huyễn hóa, không chân thật. Thế nên Tỳ-kheo! Nên ở trong hơi thở ra vào mà tư duy tưởng chết thì sẽ thoát sanh, già, bệnh, chết, sầu lo khổ não. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học như vậy!

Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 40.Thất nhật [2.trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.49)

Có không ít người nghĩ rằng, luôn niệm tưởng về sự chết sẽ khiến cho người ta chán sống, không có ý chí phấn đấu vươn lên. Kỳ thực, ai không nhớ nghĩ về sự chết thì người ấy mới không thực sự sống, ảo tưởng về sự sống. Sinh mạng vô thường, giây phút trước còn phút giây sau mất là sự thật, không ai có thể dám chắc về giây phút tiếp theo.

Người luôn nhớ nghĩ về sự thật này, họ biết rõ giá trị và trân quý từng phút giây hiện tại của sự sống. Lúc này, người ấy sống với tâm thái nhẹ nhàng hơn, biết rõ vô thường nên tùy duyên mà nắm bắt hay buông xả. Người ta khổ đau nhiều vì vô tình hay cố ý quên đi sự thật này. Mọi tham lam, thù hận, si mê sẽ giảm bớt nếu ta nhận ra sự sống của mình chỉ trong hơi thở.

Mặt khác, khi nhớ nghĩ về sự mong manh của kiếp người, chúng ta cố gắng làm ngay những gì có thể cho mình, cho người thân và xã hội mà không hẹn hay lần lữa. Mỗi ngày đi qua thì đời sống ngắn lại, đến gần với sự chết hơn. Rõ biết vô thường nên người đệ tử Phật sống trọn vẹn, sống hết mình, tu học càng tinh tấn hơn.
Quảng Tánh

Đăng lúc: 22/09/2016 09:58:48 AM | Đã xem: 910 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Chánh niệm là phương thuốc chữa bệnh tốt nhất

Chánh niệm là phương thuốc chữa bệnh tốt nhất

Sau mười ba năm xuất gia, Sư Cô Đặng Nghiêm nhìn lại sự nghiệp của mình trong ngành y và nhận ra rằng việc tu học trong tự viện và ngành y thực sự không khác gì nhau.


Tôi đã tốt nghiệp trường y và có gia đình, rồi tôi gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng với cộng đồng tu viện của Ngài. Chẳng bao lâu sau đó, bạn đời của tôi đột ngột qua đời trong một tai nạn. Cái chết của anh ấy đã giúp tôi quyết tâm sống cuộc đời thiền định của một Phật tử. Tôi rời bỏ ngành y sau bảy năm đào tạo và trở thành một sư cô.


Cho đến nay, tôi đã sống đời tu sĩ được mười ba năm và tôi nhận thấy rằng bạn không cần phải lìa bỏ nghề nghiệp của mình để sống một cuộc đời chánh niệm. Cho dù là ngành y hay bất cứ một công việc nào khác, bạn luôn có thể sống chánh niệm trong từng hơi thở và trong chính thân này. Bạn có thể kết hợp thân và tâm làm một thay vì để chúng tách rời nhau. Khi bạn đứng lên, bạn biết rằng bạn đang đứng lên. Khi bạn duỗi người ra, bạn có thể theo dõi hơi thở và chuyển động của chính mình. Với sự chánh niệm và nhận thức được chính thân tâm của mình, bạn có thể lắng lòng để nghe một cách sâu sắc và bạn ý thức hơn về những gì đang xảy ra xung quanh. Sau đó, hãy mang nhận thức đó vào cuộc sống hàng ngày và công việc của bạn.


Hãy tưởng tượng rằng bạn là một bác sĩ và bạn đang lắng nghe một bệnh nhân. Nếu khi đang lắng nghe mà bạn lại suy nghĩ về các bệnh nhân khác trong phòng, và bạn hỏi bệnh nhân cùng một câu hỏi nhiều lần, điều này sẽ chỉ làm tăng thêm bệnh tật và nỗi sợ hãi của họ. Các bệnh nhân đã cảm thấy bị tổn thương vì phải nằm viện. Bây giờ họ cảm thấy rằng bạn không thực sự có mặt ở đó vì họ. Nếu bạn đang khám bệnh cho một người nhưng không để tâm vào đó mà tâm trí lại suy nghĩ về những bệnh nhân khác, bạn đang lãng phí thời gian của chính mình và của các bệnh nhân.


Giây phút hiện tại chính là giây phút duy nhất chúng ta có.


Đó là thời điểm duy nhất mà chúng ta có thể tạo sự khác biệt cho chính mình và cho những người khác. Cho dù chúng ta đang làm gì và với bất kỳ ai - cho dù là với chính mình, bệnh nhân, khách hàng, bạn bè, hay người lạ - nếu chúng ta thật sự đặt tâm trí mình vào từng hơi thở và cơ thể của chúng ta, chúng ta có thể sống trong thời điểm này một cách sâu sắc và thu được nhiều lợi ích.


Khi còn là một sinh viên y khoa, tôi đã khám cho một bệnh nhân bị ung thư túi mật giai đoạn cuối. Người ta mới chẩn đoán căn bệnh này ba tháng trước nhưng căn bệnh đã hoàn toàn bộc phát. Người bệnh nhân ở độ tuổi sáu mươi đã trở nên trầm cảm và không ăn uống gì. Ông ta trở nên thô lỗ và khắc nghiệt đối với các y tá và bác sĩ.


Ban đầu, ông cũng không thân thiện với tôi, nhưng dần dần ông đã mở lòng ra. Sau đó ông được hỏi ý kiến xem có đồng ý giải phẫu để chữa dứt căn bệnh ung thư một cách an toàn hay không. Ông cảm thấy rất miễn cưỡng và lo lắng. Tôi nói với ông rằng tôi hoàn hoàn ủng hộ ông đối với bất cứ quyết định nào mà ông đưa ra. Ông đã quyết định phẫu thuật nhưng thật không may, khi vừa mới bắt đầu, các bác sĩ nhận thấy rằng ung thư đã di căn đến các cơ quan lân cận và họ ngay lập tức đóng lại vết mổ và ngưng cuộc phẫu thuật.


Đêm đó tôi nhận được cuộc gọi và đã đến thăm ông vào lúc hai giờ sáng. Phòng có hai bệnh nhân và người bệnh nhân kia đã ngủ. Nguồn sáng duy nhất trong phòng là từ hành lang hắt vào. Tôi ngồi lặng lẽ bên cạnh giường của ông. Ông nói với tôi, "Bạn biết đấy, các bác sĩ, tôi không còn hy vọng ở họ nữa. Tuy nhiên, thật kỳ lạ là giờ này đây tôi cảm thấy bình an hơn bao giờ hết".


Tôi chỉ ngồi với ông. Trước khi phẫu thuật, tôi đã kể cho ông nghe về cái chết của bà tôi ở Việt Nam. Bà biết bà sẽ chết và cảm thấy rất bình an. Bà gọi tất cả các con của mình tụ tập xung quanh bà và nhắc họ đừng để cho tôi và em trai của tôi biết việc bà qua đời, bởi vì chúng tôi ở Mỹ và bà không muốn việc học của chúng tôi bị ảnh hưởng.


Bà tôi vẫn tỉnh táo và bình yên trong những giờ cuối cùng của cuộc đời mình. Khi tôi biết được thông tin sáu tháng sau khi bà mất, tôi đã thay đổi cách suy nghĩ về cái chết. Khi chúng ta sống tốt và ra đi thật yên bình, đó chính là một món quà cho chính chúng ta, và cũng là một món quà cho những người chứng kiến ​​cuộc sống và sự ra đi của chúng ta. Món quà của sự vô úy thật sự là món quà lớn nhất mà chúng ta có thể dành tặng cho những người thân yêu.


Tôi nói với bệnh nhân của mình "bà của tôi ra đi trong bình an và thanh thản. Ông cũng có thể chọn cách ra đi an nhiên như thế. Ông hãy nhớ lại tất cả những hồng ân mà ông đã nhận được trong suốt cuộc đời của mình và cảm tạ về những điều đó. Ông có thể ra đi, nhận biết được thời gian của cái chết trong sự an nhiên."


Khi bệnh nhân của tôi được chuyển về nhà, ông ta được tiêm morphine để giảm đau. Ông đã trở nên hoảng hốt và bạo lực. Vợ ông cảm thấy rất sợ hãi và đau buồn. Tuy nhiên, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông đã trở nên sáng suốt, minh mẫn. Bà vợ gọi cho tôi vào ngày hôm sau và nói rằng, "Anh ấy ra đi thật yên lành và thanh bình. Mặc dù không thể nói chuyện với tôi, anh ấy biết tôi đang ở bên cạnh, và điều đó làm tôi rất hạnh phúc! "Ít nhất hai lần cô ấy nói với tôi rằng cô ấy đang hạnh phúc.


Trong khi tu học với tư cách là một sư cô, tôi không cảm thấy rằng tôi đã rời bỏ ngành y. Thật ra, chánh niệm là phương thuốc tốt nhất mà tôi có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của tôi để chăm sóc bản thân mình, và đó cũng là phương thuốc tốt nhất tôi dùng để chữa trị cho mọi người. Tôi không hối tiếc vì đã dành hai mươi bốn năm ở trường rồi sau đó trở thành một sư cô. Không có gì phải hối tiếc khi bạn tận tâm làm việc hết sức. Nếu bạn dồn tâm huyết để làm một việc gì đó, rồi thì cơ duyên khiến bạn chuyển sang một giai đoạn mới, làm một công việc mới, không có gì phải hối tiếc cả. Mỗi khoảnh khắc là một cơ hội để sống và khám phá bản thân.


Việt Dịch: Vi Trần

Đăng lúc: 16/09/2016 03:43:47 AM | Đã xem: 940 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
8 phương pháp giữ cho trí óc minh mẫn

8 phương pháp giữ cho trí óc minh mẫn

Mọi người đều có thời sẽ "lên hàng tiền bối." Thỉnh thoảng bạn đi lang thang vào nhà bếp và không thể nhớ tại sao, hoặc bạn bỏ quên chìa khóa tìm mãi không ra. Nhưng trong khi phải chịu đựng các vấn đề về trí nhớ khó chịu như vậy, thường thì bạn lại không đi khám bác sĩ.


Hầu hết mọi người tập trung vào các chứng bệnh hoặc trục trặc về thể chất như huyết áp cao, các cơn đau, tàn tật, người ta lại không quan tâm đến sức khỏe tâm thần mà nếu thiếu chúng, bạn sẽ không thể hoạt động tối ưu; sức khỏe thể chất của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.


Tin tốt cho bạn: Nghiên cứu cho thấy bạn có thể tăng cường bộ nhớ của não và làm giảm nguy cơ mất trí của bạn bằng cách áp dụng một số thói quen sức khỏe cơ bản. Bạn đã cao tuổi? Đừng băn khoăn. Nghiên cứu cũng cho thấy não tiếp tục hoạt động và hình thành các đường dẫn mới trong suốt cuộc đời của chúng ta. Bạn có thể áp dụng tám chiến lược thúc đẩy hoạt động não như sau:


1. Học ngoại ngữ


Học một ngôn ngữ thứ hai (hoặc thứ ba) kích thích hoạt động của bộ não và thậm chí có thể làm chậm sự khởi phát bệnh mất trí nhớ, theo một nghiên cứu gần đây. Giả sử bạn học từ “mẹ” trong tiếng Tây Ban Nha là "madre." Ban đầu, bạn có thể phải tập trung để nhớ từ đó, nhưng nếu bạn thực hành theo thời gian, nó sẽ trở thành một phần của từ vựng của bạn. Việc có thể nhớ nghĩa của từ này một cách dễ dàng chứng minh bộ não của bạn đã tạo một đường dẫn mới.


Mẹo nhỏ: nói chuyện bằng ngôn ngữ khác một đêm mỗi tuần(tuy nhiên điều này khó khả thi), hoặc giữ im lặng và giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.


2. Thử một loại hình hoạt động mới.


Tham gia vào các hoạt động tinh thần đầy thách thức sẽ giúp cho não của bạn tràn đầy năng lượng và hoạt động tốt trong nhiều năm. Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn các hoạt động mới mẻ như chơi cờ, làm vườn hoặc là học cách chơi một loại nhạc cụ. Không quan trọng bạn lựa chọn loại hình nào, miễn là hoạt động đó hoàn toàn mới mẻ đối với bạn.


Mẹo nhỏ: Nếu bạn là một chuyên gia giải câu đố ô chữ, bạn hãy bắt đầu chơi trò chơi tìm kiếm từ thay thế. Bạn thích viết lách? Hãy thử học vẽ hoặc tô tượng.


3. Dùng các loại thực phẩm bổ não.


Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt (còn vỏ cám), ăn ít chất béo bão hòa và đường; có thể giúp não hoạt động tốt. Trong thực tế, các nghiên cứu đều cho thấy rằng ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng này sẽ giúp cho trí não của bạn minh mẫn và chống lại sự suy giảm của hệ thần kinh.


Mẹo nhỏ: bạn có thể trữ một ít các loại thực phẩm bổ não nói trên trong túi hay trong ngăn kéo. Bộ não của bạn cần được cung cấp năng lượng (ít nhất mỗi 3-5 giờ) để hoạt động tốt.


4. Tập thể dục


Các nghiên cứu luôn cho thấy việc tập thể dục giúp cho bộ não hoạt động minh mẫn, đặc biệt là ở các khu vực chịu trách nhiệm cho việc học tập và trí nhớ. Nhưng đừng lo lắng. Bạn không cần phải dành 90 phút tập luyện trong phòng gym để thấy não của bạn trở nên minh mẫn. Ngay cả tập thể dục vừa phải (như chạy bộ, đi xe đạp hoặc thậm chí đi bộ) khoảng 30 phút mỗi ngày, thì não của bạn đã được cung cấp đủ hồng cầu và dưỡng chất để hoạt động tốt và mạnh khỏe.


Mẹo nhỏ: nghiên cứu sơ bộ cho thấy lợi ích của hoạt động thể chất sẽ rõ rệt hơn khi kết hợp với một thách thức tinh thần. Vì vậy, những môn học như khiêu vũ, học võ hay tập yoga đặc biệt có lợi.


Giấc ngủ giúp cơ thể loại trừ các chất thải từ não và là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp trí óc minh mẫn, Bác sỹ Rumana Yunus nói


5. Ngủ đủ giấc


Ngủ đủ giấc là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho bộ não của bạn. Trong khi các nhà nghiên cứu không hoàn toàn biết rõ điều gì xảy ra trong tâm trí khi bạn đang ngủ ngon, họ biết rằng giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và tâm trí để có thể hoạt động tối ưu. Giấc ngủ không chỉ giúp các tế bào trong cơ thể phục hồi sinh lực và loại bỏ các chất thải từ não, mà còn giúp cho việc học tập và ghi nhớ được tốt hơn.


Mẹo nhỏ: hãy cố gắng ngủ từ bảy đến tám tiếng mỗi đêm. Trường hợp không thể ngủ một giấc từ bảy đến tám tiếng? Hãy ngủ bù vào ban ngày cho đủ giờ.


6. Giữ gìn sức khỏe tốt


Cũng như tâm trí mạnh khỏe rất có ích trong việc bảo vệ cơ thể của bạn, một cơ thể cường tráng có thể giúp bảo vệ tâm trí của bạn. Ví dụ như điều kiện sức khỏe của bạn kém vì bệnh tiểu đường, huyết áp cao, trầm cảm hay suy tuyến giáp có thể tác động khiến bộ não của bạn hoạt động kém đi.


Mẹo nhỏ: Bảo vệ bộ nhớ của bạn bằng cách làm theo lời khuyên của bác sĩ một cách cẩn thận, uống thuốc đúng giờ và báo cáo về bất kỳ thay đổi nào trong hoạt động não của bạn.


7. Thiền định


Não cần thời gian để tự hồi phục và suy nghĩ. Trong thực tế, các nghiên cứu liên kết hành động “chiêm niệm về việc không suy nghĩ" với một loạt các lợi ích sức khỏe về thể chất và tinh thần. Và nghiên cứu mới đây cho thấy thiền định thường xuyên thậm chí có thể tăng cường trí nhớ của bạn.


Mẹo nhỏ: Hãy bỏ ra 10-15 phút mỗi ngày để cho tâm trí của bạn tĩnh lặng và tập trung vào một điều duy nhất: hơi thở. Lúc đó, không chỉ bộ não của bạn có cơ hội để nạp lại năng lượng, mà hơi thở tập trung sẽ thúc đẩy lưu lượng máu đến nuôi dưỡng não.


8. Duy trì các mối quan hệ.


Việc duy trì các mối quan hệ thân thiết đòi hỏi bạn phải vận dụng trí tuệ. Việc này không chỉ khiến bạn phải suy nghĩ nhanh chóng để tham gia vào cuộc trò chuyện, mà còn phải giải quyết xung đột và tranh luận về các vấn đề. Chúng sẽ giúp cho não của bạn có cơ hội vận động và “tập thể dục”. Vì vậy, không ngạc nhiên khi ta thấy những người cao niên hoạt động xã hội ít bị bệnh Alzheimer hơn so với những người trạc tuổi không hoạt động.


Mẹo nhỏ: Xây dựng tình bạn với những người ở các độ tuổi, chủng tộc và nguồn gốc dân tộc khác nhau để não của bạn phải làm việc nhiều hơn. Việc xử lý các khác biệt trong lời nói, giọng điệu, hay ngay cả những biệt ngữ văn hóa mới sẽ thách thức và khiến bộ não phải xây dựng các đường dẫn mới.


Và trên hết, cách đơn giản nhất để giữ cho tâm trí của bạn minh mẫn khi lớn tuổi là phát triển một cuộc sống có ý nghĩa. Sự kết hợp của một lối sống lành mạnh và công việc sẽ thúc đẩy bạn sống có mục tiêu và giúp bảo vệ não trong dài hạn.


Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi trong bộ nhớ của bạn, hoặc nếu bạn thấy khó khăn khi tư duy, hãy xin hẹn gặp với bác sĩ của bạn hoặc một chuyên gia để khám bệnh.


Việt Dịch: Thiện Trí

Đăng lúc: 16/09/2016 03:42:42 AM | Đã xem: 973 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nói về cách ngồi thiền

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nói về cách ngồi thiền

Bạn nên dành riêng một căn phòng, một góc nhà hay đơn giản là một chiếc đệm để ngồi thiền.


Âm thanh của chuông là một cách tuyệt vời để bạn bắt đầu thiền định. Nếu không có chuông, bạn có thể tải về một bản ghi âm tiếng chuông vào điện thoại hoặc máy tính của bạn để sử dụng khi thiền định.

Khi ngồi thiền, hãy giữ cho cột sống của bạn thẳng, trong khi cho phép cơ thể của bạn được thoải mái. Thư giãn các cơ trong cơ thể, bao gồm cả các cơ mặt của bạn. Hãy cười nhẹ một cách tự nhiên. Nụ cười có tác dụng thư giãn tất cả các cơ trên khuôn mặt của bạn.

Hãy chú ý hơi thở của bạn. Khi bạn hít vào, hãy ý thức rằng bạn đang hít vào. Khi bạn thở ra, hãy ý thức rằng bạn đang thở ra. Khi chúng ta chú ý đến hơi thở thì cơ thể, hơi thở và tâm trí chúng ta kết hợp lại làm một. Việc hít vào đem đến cho bạn niềm vui; việc thở ra mang lại cho bạn sự bình tĩnh và thư giãn. Đó là một lý do tuyệt vời để ta tĩnh toạ (ngồi thiền) phải không?

Khi bạn thở trong chánh niệm và vui vẻ, đừng bận tâm lo lắng về tư thế ngồi của bạn trông đẹp hay xấu. Hãy ngồi theo cách mà bạn cảm thấy tốt nhất để đạt được sự thoải mái và chánh niệm.

Thật là tuyệt vời khi có được một nơi yên tĩnh để ngồi thiền tại nhà hoặc tại nơi làm việc của bạn. Nếu bạn có một tấm đệm phù hợp, bạn có thể ngồi thiền trong một thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể thực hành ngồi thiền ở bất cứ nơi nào mà bạn nghĩ là phù hợp. Nếu bạn đi làm bằng xe buýt hoặc xe lửa, hãy sử dụng thời gian của bạn để nuôi dưỡng tâm hồn và hồi phục sức khỏe.

Ngồi thiền thường xuyên sẽ trở thành một thói quen tốt. Ngay cả Đức Phật sau khi giác ngộ vẫn thực hành thiền định mỗi ngày. Hãy xem việc thiền hàng ngày như một loại thức ăn tinh thần. Đừng tước đi quyền lợi của mình và của cả thế giới.



Phỏng theo nội dung quyển "Cách Ngồi Thiền” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh © 2014 Giáo hội Phật giáo. In lại với sự cho phép của nhà xuất bản Parallax Press.

Theo LION'S ROAR

Việt dịch: An Nhiên

HT. Thích Nhất Hạnh

Đăng lúc: 29/08/2016 10:04:54 PM | Đã xem: 917 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Bạn là chính mình nhưng tốt đẹp hơn nhờ làm theo những hướng dẫn này"

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Bạn là chính mình nhưng tốt đẹp hơn nhờ làm theo những hướng dẫn này"

"Năm Giới tân tu không giáo điều hay bắt buộc tu hành. Ai ai cũng có thể sử dụng nó như nền tảng đạo đức của bản thân mà không phải trở thành Phật tử hay tuân theo bất cứ tín ngưỡng nào. Bạn là chính mình nhưng tốt đẹp hơn nhờ làm theo những hướng dẫn này" - Thích Nhất Hạnh.
Vì sao Google tìm đến Thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh? (P2)
Vì sao Google tìm đến Thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh? (P1)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ với doanh nhân
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Bạn là chính mình nhưng tốt đẹp hơn nhờ làm theo những hướng dẫn này"
Năm Giới tân tu thể hiện quan niệm về năm Giới - cốt lõi của Phật giáo và cung cấp phương thức thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật. Năm Giới tân tu đại diện cho quan niệm Phật giáo về tinh thần, đạo đức toàn cầu. Chúng là biểu hiện cụ thể cho lời dạy của Đức Phật về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, con đường dẫn tới chân lý và tình yêu đích thực, hướng đến chữa lành và hạnh phúc cho chính chúng ta cũng như thế giới.

Thực hành Năm Giới tân tu là trau dồi tuệ giác tương tức để loại bỏ phân biệt đối xử, sự thiếu khoan dung, giận dữ, sợ hãi, tuyệt vọng. Có thể sống như Năm giới tân tu là chúng ta đã ở trên con đường của một vị Bồ tát. Biết mình đang ở đó, chúng ta sẽ không lạc lối trong những hoang mang về hiện tại hay tương lai.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết về Năm Giới tân tu:

1. Tôn kính sự sống

Ý thức được nỗi đau khổ gây ra bởi sát sinh, con cam nguyện nuôi dưỡng tuệ giác tương tức và lòng từ bi, học cách bảo vệ cuộc sống của con người, thú vật, cây cỏ, khoáng chất. Con nguyện không sát sinh hay để người khác sát sinh, cũng như không ủng hộ bất cứ hành động sát sinh nào trên thế giới, trong suy nghĩ hay trong cách sống của mình.

Chứng kiến những hành động bạo lực xuất phát từ giận dữ, sợ hãi, tham lam, không khoan dung hay chính là từ tư duy lưỡng nguyên và phân biệt đối xử, con nguyện cởi mở, không kỳ thị, không cố chấp theo quan điểm nào để chuyển hóa bạo lực, cuồng tín cũng như chủ nghĩa giáo điều của bản thân và chúng sinh.


2. Hạnh phúc chân thực

Ý thức được nỗi đau khổ gây ra do lừa gạt, bất công xã hội, trộm cắp, áp bức, con nguyện mở rộng lòng hảo tâm trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Con nguyện không ăn cắp hay sở hữu bất cứ thứ gì mà đáng lẽ nên thuộc về người khác; và con sẽ chia sẻ thời gian, năng lượng, tài vận của mình với những ai cần đến.

Con sẽ nhìn sâu hơn để biết, hạnh phúc hay đau khổ của người khác không tách biệt với hạnh phúc hay đau khổ của bản thân; rằng hạnh phúc chân thực không thể thiếu đi thấu hiểu, từ bi; và rằng chạy theo vật chất, danh vọng, quyền lực hay sắc dục có thể mang lại rất nhiều bất hạnh, tuyệt vọng.

Con biết, hạnh phúc phụ thuộc vào thái độ tinh thần của mình chứ không phải điều kiện bên ngoài, và rằng con có thể dễ dàng sống hạnh phúc trong khoảng khắc hiện tại bằng cách nhớ, mình đã có nhiều hơn đủ để được hạnh phúc. Con nguyện thực hành theo Chánh mạng để giảm đi đau khổ của chúng sinh trên Trái Đất và đảo ngược quá trình nóng lên của toàn cầu.

3. Tình yêu đích thực

Ý thức được nỗi đau khổ gây ra bởi thói tà dâm, con nguyện nuôi dưỡng trách nhiệm và học hỏi cách bảo vệ sự an toàn, toàn vẹn của cá nhân, đôi lứa cũng như xã hội. Biết rằng ham muốn tình dục không phải tình yêu, và rằng hành vi tình dục bị thúc đẩy bởi thèm muốn luôn luôn làm hại bản thân cũng như người khác, con nguyện không ăn nằm với ai mà không có tình yêu đích thực sâu sắc cùng cam kết dài lâu được gia đình, bạn bè thừa nhận.

Con sẽ làm mọi thứ trong khả năng để bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng tình dục và để ngăn chặn các cặp đôi, gia đình khỏi bị đổ vỡ bởi tà dâm. Thấy rằng cơ thể và tâm trí là một, con nguyện học hỏi những cách thích hợp để chăm sóc năng lượng tình dục bên trong; nuôi dưỡng lòng yêu thương, từ bi, niềm vui và tính toàn diện – bốn yếu tố cơ bản của tình yêu đích thực – phục vụ cho niềm hạnh phúc lớn lao của con và của người khác. Tình yêu đích thực giúp con trở nên đẹp đẽ hơn trong tương lai.

4. Ái ngữ và lắng nghe

Ý thức được nỗi đau khổ gây ra bởi lời nói thiếu suy nghĩ và việc không có khả năng lắng nghe, con nguyện nuôi dưỡng ái ngữ và lòng từ bi để giảm bớt đau khổ, thúc đẩy hòa giải cũng như bình an trong bản thân và trong những người khác, các nhóm dân tộc và tôn giáo cùng các quốc gia.

Biết rằng lời nói có thể tạo nên hạnh phúc và khổ đau, con nguyện nói sự thật thông qua những ngôn từ tự tin, vui vẻ, đầy hy vọng. Khi cơn tức giận bùng lên, con nguyện không mở lời. Con sẽ luyện tập hít thở và bước đi trong chánh niệm để nhận ra và nhìn sâu vào cơn giận.

Con biết rằng gốc rễ của giận dữ có thể được tìm thấy trong những nhận thức sai lầm, thiếu hiểu biết về nỗi đau của mình và của người khác. Con sẽ nói, nghe để giúp bản thân cũng như người khác biến đổi nỗi đau và tìm cách thoát khỏi tình huống khó khăn.

Con nguyện không tuyên truyền những thông tin mình chưa chắc chắn và không thốt ra những lời gây chia rẽ, bất hòa. Con sẽ thực hành Chánh tinh tấn để nuôi dưỡng khả năng thấu hiểu, yêu thương, vui vẻ và toàn diện để dần dần biến đổi sự tức giận, bạo lực, sợ hãi đang nằm sâu nơi tâm hồn.


5. Nuôi dưỡng và trị liệu

Ý thức được nỗi đau gây ra bởi sự hấp thụ thiếu chánh niệm, con nguyện giữ gìn sức khỏe tốt cả về mặt thể chất lẫn tinh thần cho bản thân, gia đình, xã hội bằng cách ăn, uống, hấp thụ thận trọng. Con nguyện nhìn sâu vào bốn loại thực phẩm là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực để tránh tiêu thụ những thứ độc hại.

Con kiên quyết không cờ bạc hay sử dụng ma rượu, ma túy hoặc bất cứ sản phẩm nào chứa chất độc hại, cũng như một số trang web, trò chơi điện tử, chương trình tivi, phim ảnh, tạp chí, sách và các cuộc hội thoại.

Con nguyện trở về giây phút hiện tại để kết nối với những yếu tố tươi mát, chữa lành, nuôi dưỡng trong và xung quanh con, không để nuối tiếc và ưu sầu kéo con trở về quá khứ cũng như không để lo âu, sợ hãi, tham ái đẩy con ra khỏi thời khắc hiện tại.

Con nguyện không cố gắng che đậy sự cô đơn, lo âu hoặc bất cứ nỗi đau nào khác bằng việc hấp thụ vô độ. Con nguyện nhìn sâu vào giáo lý tương tức và hấp thụ vừa phải để giữ gìn hòa bình, niềm vui, hạnh phúc trong cơ thể, tâm trí bản thân cũng như gia đình, xã hội và Trái Đất.

Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây: Đức Phật là người hạnh phúc
Theo Nguyệt Minh

Đăng lúc: 22/07/2016 09:06:24 PM | Đã xem: 987 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, ngồi bên thềm sân

Tôi nhớ mãi một buổi chiều, ngồi bên thềm sân

Tôi nhớ mãi một buổi chiều,
Mẹ ngồi bên thềm sân,
Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
Tôi hỏi: "Sao mẹ buồn?"
"Không, mẹ không buồn, mẹ sợ.
Mẹ sợ những áng mây trắng đang bay.
Trông kìa, con thấy chăng, xa xa những áng mây thật nhẹ?
Sao trông giống những áng mây một thuở nào.
Ngày xưa mẹ hay tựa cửa ngắm mây,
Bà ngoại mắng: 'Con gái không được mơ màng!'
Ông ngoại bảo: 'Bà câm đi, con gái cần những ước mơ để lớn".
Từ ngày xa mẹ, tôi thường hay ngửa mặt nhìn theo những áng mây trắng,
Nhẹ bay xa tít một phương trời.
"Hôm nay, mẹ có biết không, con đã lớn,
Trông kìa, mẹ hãy ngước lên!
Con đã hóa thành một áng mây thật nhẹ,
Một áng mây trắng đẹp nhất trong những giấc mơ của mẹ,
Một ngày xưa".

Đăng lúc: 19/07/2016 12:00:50 PM | Đã xem: 899 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Khai mở tâm thức

Khai mở tâm thức

Mỗi ngày ta đều dành thời gian quán niệm, hành thiền, ta sẽ có một bắt đầu tốt đẹp cho việc khai mở tâm thức.

Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như khi ta ăn ít hơn để giảm ký, hay ăn nhiều hơn để tăng trọng lượng; uống nhiều rượu thì hại gan, hút thuốc nhiều thì hại phổi. Ta có thể tập thể dục để có bắp thịt, hay luyện tập để chạy nhanh hơn, nhảy cao hơn, hay tập dượt để có thể đánh tennis hay đá cầu. Thân có thể làm được nhiều thứ mà một người bình thường không biết mình có thể làm được vì họ không được tập luyện. Thí dụ, chúng ta biết có những người có thể nhảy hai hay ba lần cao hơn bình thường, hay chạy nhanh gấp mười lần người khác. Thật vậy, nhiều người có thể làm những điều phi thường với cơ thể họ. Tương tự, cũng có những người có thể sử dụng tâm họ trong những cách dường như rất kỳ diệu, mà thật ra tất cả đều do tập luyện.

Thiền là cách rèn luyện duy nhất dành cho tâm. Muốn huấn luyện thân phải có những kỷ luật về thân. Tâm cũng cần những kỷ luật về tâm, như thực hành thiền.

Trước hết ta cần chuyển hóa tâm từ những suy nghĩ bất thiện thành thiện. Cũng giống như người muốn trở thành vận động viên phải bắt đầu bằng việc rèn luyện cơ thể, ta cũng cần phải làm thế với việc rèn tâm. Đầu tiên chúng ta giải quyết những điều bình thường, sau đó mới đến những điều cao xa hơn. Việc quán tưởng về cái chết của bản thân sẽ giúp chúng ta nhận thức rằng tất cả những gì đang xảy ra, sẽ sớm chấm dứt, vì tất cả chúng ta sẽ chết đi. Dầu chúng ta không thể biết chính xác ngày giờ, điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Khi luôn quán tưởng về cái chết trong tâm, những gì xảy ra quanh ta không quan trọng mấy nữa, vì tất cả chỉ quan trọng trong một thời gian rất giới hạn.

Chúng ta có thể thấy rằng chỉ việc tạo nghiệp mới quan trọng, do đó hãy làm những điều tốt nhất mà ta có thể làm trong từng ngày, từng giây phút. Giúp đỡ người khác trở thành ưu tiên. Không có gì có thể thay thế điều đó. Tha nhân có thể được lợi ích nhờ tài năng hay sở hữu của ta vì ta không thể giữ hay mang chúng theo mình. Tốt hơn hết là ta cho đi tất cả càng sớm càng tốt.

Một trong những định luật của vũ trụ là bạn càng cho ra nhiều, thì bạn được vô nhiều hơn. Dầu đó là luật nhân quả, nhưng có mấy ai tin điều đó. Đó là lý do tại sao ai cũng cố gắng kiếm nhiều tiền hơn và sở hữu nhiều thứ hơn nữa. Nếu ta tin và sống dựa vào nhân quả, thì chẳng bao lâu ta sẽ khám phá ra sự thật. Tuy nhiên điều đó chỉ hiệu nghiệm nếu việc bố thí được làm với tâm trong sạch. Chúng ta có thể chia sẻ thời gian, sự quan tâm, chăm sóc vì lợi ích của kẻ khác. Chúng ta cũng được lợi ích ngay, đó là hạnh phúc trong lòng, khi ta thấy được niềm vui mà ta đã tạo ra cho người. Đây có thể là niềm hạnh phúc duy nhất ta có thể tìm thấy trên cõi đời này mà nó không nhanh chóng qua đi, vì chúng ta có thể hồi tưởng lại việc thiện và niềm hạnh phúc của riêng mình.

Nếu chúng ta thực sự tin rằng cái chết lơ lửng trên đầu, không chỉ bằng lời nói, thì thái độ của chúng ta đối với người và sự việc sẽ hoàn toàn thay đổi. Chúng ta sẽ không còn như trước nữa: Con người mà chúng ta từng là, cho đến bây giờ không mang đến cho ta sự hài lòng, bình an và hạnh phúc trọn vẹn. Chẳng thà là ta trở nên một con người khác, với cái nhìn mới mẻ. Chúng ta sẽ không còn cố gắng để duy trì thứ gì dài lâu, vì ta biết tính chất tạm bợ của việc ta làm. Do đó không có gì còn quan trọng nữa.

Có thể so sánh với việc ta mời bạn bè đến nhà dùng cơm. Chúng ta lo lắng, quan tâm không biết các món ăn có vừa miệng khách, họ có thoải mái không và có gì sơ sót chăng. Nhà cửa phải sạch bóng cho khách. Khi có khách, chúng ta rất quan tâm, lo cho khách có đầy đủ những thứ họ cần. Sau đó chúng ta lại quan tâm không biết họ có thích nhà ta không, có thoải mái ở đó không, có nói lại với những người bạn khác rằng bữa tiệc đó thật vui. Đó là các thái độ của ta vì ta sở hữu chỗ đó, vì ta là chủ. Nếu ta là khách, ta chẳng quan tâm đến món ăn vì đó là việc của chủ nhà. Ta chẳng quan tâm xem mọi thứ có chỉn chu không vì đó không phải là nhà của ta.

Thân này không phải là nhà của ta, dầu ta có sống bao lâu trong đó. Nó chỉ là một chỗ tạm bợ, không đáng quan tâm. Không có gì thuộc về ta, ta chỉ là khách ở đây. Có thể ta chỉ có mặt một tuần hay một năm nữa, hay mười, hai mươi năm nữa. Nhưng chỉ làm thân khách, thì mọi sự diễn ra thế nào có quan trọng gì đâu? Điều duy nhất ta có thể làm khi là khách trong nhà ai đó, là cố gắng hòa nhã, làm lợi ích cho những người ở quanh ta. Mọi thứ còn lại đều hoàn toàn vô nghĩa, nếu không thần thức ta sẽ dính mắc lại nơi phố thị.

Hơn nữa, chẳng phải là việc nâng cao tâm thức và tỉnh giác tới mức độ ta có thể nhìn xa hơn những mối bận tâm trước mắt mới là điều quan trọng sao? Lúc nào cũng là những việc giống nhau: thức dậy, điểm tâm, vệ sinh, thay đồ, nghĩ ngợi, lên kế hoạch, nấu ăn, mua sắm, trò chuyện, đi làm, đi ngủ, rồi lại thức dậy... Cứ thế lặp đi, lặp lại. Vậy có đáng cho một kiếp người? Tất cả chúng ta đều cố gắng tìm điều gì đó trong những sinh hoạt hàng ngày có thể mang đến niềm vui cho mình. Nhưng không có gì lâu bền, hơn nữa mọi thứ đều liên quan đến việc ta phải hướng ra ngoài để tìm thứ gì đó. Nếu mỗi buổi sáng ta đều nhớ là cái chết chắc chắn sẽ đến, nhưng giờ ta có thêm một ngày để sống, thì lòng biết ơn và ý chí có thể phát khởi để giúp ta làm điều gì đó ích lợi trong ngày.

Điều quán tưởng thứ hai của ta có thể là về việc làm thế nào để chuyển hóa tâm từ sân hận, tổn thương, bất hạnh, sang những điều ngược lại. Việc nhớ đi, nhớ lại sẽ giúp ta dần dần thay đổi được tâm. Ta không thể thay đổi thân qua đêm, để trở thành vận động viên, thì tâm cũng không thể chuyển đổi ngay lập tức. Nhưng nếu ta không liên tục rèn luyện nó, thì nó sẽ mãi giống như xưa, không thể đưa ta đến một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc. Phần đông đều thấy cuộc sống đầy bất hạnh, lo âu và sợ hãi. Sợ hãi là một bản chất của con người, do ảo tưởng về ngã tạo nên. Ta sợ rằng cái ngã của mình sẽ bị hủy diệt, xóa bỏ.

Ý muốn chuyển hóa tâm sẽ giúp ta có thể sống một cách có ý nghĩa mỗi ngày, là sự khác biệt giữa còn sống và thực sự sống. Chúng ta sẽ có thể làm ít nhất một việc mỗi ngày, hoặc là thúc đẩy sự phát triển tâm linh cho bản thân, hoặc quan tâm, làm lợi ích cho người, tốt nữa là cả hai. Nếu ngày này qua ngày khác, ta đều sống có ý nghĩa, thì rốt cục ta sẽ có một cuộc sống có ý nghĩa. Nếu không ta sẽ có một cuộc sống vị kỷ, không bao giờ biết thỏa mãn. Nếu ta quên nghĩ đến những ham muốn hay ghét bỏ của bản thân, mà chỉ quan tâm đến sự phát triển tâm linh và đem lại hữu ích cho người, thì cái khổ (dukkha) của ta giảm đáng kể. Nó sẽ đi đến chỗ mà nó chỉ còn là một tính chất tiềm ẩn trong tất cả mọi hiện hữu, chứ không còn là cái khổ, hay bất hạnh riêng của cá nhân. Khi nào ta còn đau khổ, bất hạnh, thì cuộc sống của ta không có ích lợi gì. Khổ sở, đau đớn, than khóc không có nghĩa là ta rất nhạy cảm, mà đúng ra là ta không thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Chúng ta dành bao nhiêu thời gian để mua thực phẩm, nấu nướng, ăn uống, sau đó dọn dẹp, rồi lại lo nghĩ cho bữa ăn kế tiếp. Hai mươi phút quán tưởng xem ta nên sống thế nào, sẽ không tiêu tốn nhiều thời gian của ta. Dĩ nhiên, ta cũng có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc quán tưởng này, là phương cách giúp tâm có một hướng đi mới. Không có sự rèn luyện, tâm sẽ ù lì, thiếu thiện xảo, nhưng khi ta chỉ cho tâm hướng đi mới, thì sau đó ta sẽ học được cách bảo vệ hạnh phúc của riêng mình. Điều này không liên hệ với việc ta có được điều ta muốn hay loại bỏ được điều ta không mong muốn. Đó chỉ là sự thiện xảo của tâm khi nhận biết điều gì là lợi ích và mang lại hạnh phúc.

Phương hướng mới này, phát khởi từ quán tưởng, có thể đem ứng dụng vào trong hành động. Chúng ta thực sự có thể làm gì? Mọi người chúng ta đã nghe quá nhiều những mỹ từ, nhưng chỉ nói suông không thôi thì chẳng lợi ích gì. Phải nhận thức rằng những lời này cần đi kèm theo hành động nơi thân hay tâm. Đức Phật nhắc nhở ta rằng nếu ta nghe pháp mà có lòng tin vào chân lý đó, thì trước tiên ta phải nhớ lý thuyết. Sau đó ta phải xét xem mình có thể thực hiện được những gì mà bài pháp đòi hỏi ta phải làm.

Nếu ta quán niệm để giải thoát khỏi sân hận, ta có thể hồi tưởng lại quyết chí đó nhiều lần. Bước kế tiếp là: Làm sao ta thực hiện điều đó? Trong cuộc sống hàng ngày, ta phải để ý xem sân hận có phát khởi, nếu có, ta phải thay thế nó với tình thương và lòng bi mẫn. Đó là cách huấn luyện tâm. Lúc đó tâm không còn cảm thấy quá nặng nề, quá chấp chặt vào các thành kiến vì ta biết rằng chuyển hóa là điều có thể xảy ra. Khi tâm cảm thấy nhẹ nhàng, trong sáng hơn, nó có thể khai mở. Ứng dụng giáo lý của Đức Phật giúp tâm tỉnh giác, nên các hoạt động bình thường, hàng ngày không còn quá quan trọng. Chúng chỉ cần thiết để giúp thân sinh động và tâm biết đến những sự phát triển trên nhiều phương diện ở thế gian.

Từ đó phát khởi sự nhận thức rằng nếu chúng ta đã có thể thay đổi tâm đến dường ấy, thì có thể còn có nhiều điều trên vũ trụ này mà ta chưa thể thấy với tâm bình thường. Từ đó ta có thể quyết chí đạt đến những điều siêu phàm. Cũng giống như với vận động viên, việc giữ thăng bằng, kỷ luật và sức mạnh của thân là điều có thể, thì tâm cũng có thể làm như thế. Đức Phật đã nói về sự tỉnh giác sâu xa do kết quả của việc hành thiền đúng đắn, liên tục. Chánh định có nghĩa là sự chuyển đổi của tâm thức vì lúc đó ta không còn kết nối với cái biết bình thường, tương đối. Khi đã có thể chuyển đổi đường hướng của tâm, chúng ta không còn chìm đắm trong những vấn đề tầm thường, mà biết rằng còn có nhiều thứ hơn thế nữa.

Vì đã được rèn luyện, làm tăng thêm sức mạnh, khéo thăng bằng nên tâm có thể thể hiện ý thức, sự tỉnh giác dường như khá đặc biệt, nhưng đó chỉ là kết quả của quá trình rèn luyện. Có nghĩa là ta đã thoát khỏi sự sáo mòn của tâm. Nếu ta cứ lái xe trên một con đường trơn ướt, thì vết xe lún ngày càng sâu hơn, cuối cùng có ngày xe sẽ bị dính chặt vào đó. Đó cũng giống như các phản ứng theo thói quen trong đời sống hằng ngày của ta. Công phu hành thiền sẽ kéo chúng ta ra khỏi những vũng lầy đó vì tâm giờ có các định hướng mới. Thiền tập và hành động theo đó tạo nên con đường mới trong cuộc sống của chúng ta, trong khi các vũng lầy cũ bị ta bỏ lại phía sau… Đó là những phản ứng đối với các duyên khởi của nghe, thấy, nếm, ngửi, xúc chạm và tưởng. Thật uổng phí nếu ta để kiếp làm người quý báu này để chỉ làm kẻ phản ứng (reactor). Trái lại làm người chủ động (creator) thì ích lợi hơn, có nghĩa là suy nghĩ, nói năng và hành động có tính toán.

Dần dần ta có thể không cần đến đối tượng thiền quán. Nó chỉ là chìa khóa, hay cái móc để treo tâm lên đó, để nó không chạy theo việc thế gian. Khi định đã phát khởi, thì cũng giống như chiếc chìa khóa đã tìm được ổ khóa, và ta đã mở được cửa vào. Khi mở cửa chánh định, ta thấy được ngôi nhà với tám phòng, là tám tầng thiền định (jhanas). Đã vào được phòng thứ nhất, thì không có lý do gì, với sự thiền tập, ý chí và tinh tấn, ta không thể dần dần đi vào được tất cả. Lúc ấy tâm thức sẽ buông bỏ mọi quá trình suy tưởng trước kia và chuyển qua trạng thái trải nghiệm sự việc.

Điều đầu tiên xảy ra khi định phát khởi là một cảm giác tự tại. Đáng tiếc là có quan niệm sai lầm cho rằng các tầng thiền định không thể đạt được mà cũng không cần thiết. Quan niệm đó trái ngược lại với giáo lý của Đức Phật. Bất cứ lời dạy nào của Ngài về con đường đi đến giải thoát luôn bao gồm các tầng thiền định (samma-samadhi). Đó là tám bước trong Bát Thánh đạo. Cũng sai lầm khi tin rằng không thể đạt được chánh định. Những hành giả này cần được hỗ trợ và tư vấn để phát triển nỗ lực. Thiền tập phải bao gồm các tầng thiền định vì chúng là sự khai mở của tâm thức đưa đến một thế giới hoàn toàn khác với những gì ta từng biết qua.

Trạng thái tâm phát khởi qua các tầng thiền định giúp ta có thể sống mỗi ngày với ý thức được gì là quan trọng, gì là không. Thí dụ, đã nhìn thấy ta có thể trồng cây to, không ai còn tin rằng cây luôn nhỏ, dầu các cây trong vườn nhà ta nhỏ xíu, vì đất xấu. Nếu ta đã nhìn thấy những cây đại thụ, ta biết rằng chúng hiện hữu, và ta có thể cố gắng tìm nơi có thể trồng chúng. Các trạng thái tâm cũng thế. Đã nhìn thấy khả năng khai mở tâm thức, ta không còn tin rằng chỉ có tâm thức bình thường hiện hữu, hay chỉ có hơi thở là đối tượng thiền quán duy nhất.

Hơi thở là chiếc móc để ta treo tâm lên đó, để ta có thể mở cánh cửa đến với thiền chân chánh. Đã mở được cánh cửa, ta trải nghiệm được thân tự tại, thể hiện qua nhiều cách khác nhau. Có thể là một cảm giác nhẹ nhàng hay mãnh liệt, nhưng nó gắn với cảm giác dễ chịu. Đức Phật đã nói về sự dễ chịu đó như sau: “Đây là lạc mà Ta cho phép mình được hưởng thụ”. Trừ khi ta trải nghiệm được niềm vui của trạng thái thiền định, là điều hoàn toàn không tùy thuộc vào các điều kiện bên ngoài, và ta cuối cùng có thể nói: “Thế gian với bao quyến rũ tầm thường không còn làm bận lòng ta”, và tâm nhàm chán sẽ phát sinh. Nếu không, tại sao người ta lại phải từ bỏ cái đôi khi cũng mang lại khoái lạc cho họ, nếu họ không có gì khác ngoài những thứ đó? Làm sao người ta có thể làm điều đó? Khó thể buông bỏ tất cả những lạc thú mà thế gian có thể mang đến cho ta, nếu ta không có gì để thay thế chúng. Đó là lý do đầu tiên tại sao trong giáo lý của Đức Phật các tầng thiền định chiếm vị thế quan trọng. Ta sẽ không thể buông bỏ khi vẫn còn nghĩ rằng với thân này và các giác quan này ta có thể đạt được điều mình kiếm tìm, có tên gọi là hạnh phúc.

Đức Phật khuyến khích ta tìm hạnh phúc, nhưng ta phải tìm đúng hướng. Ngài cho rằng ta có khả năng bảo vệ hạnh phúc của riêng mình. Ngay giây phút đầu tiên khi đạt được sự thoải mái nơi thân lúc hành thiền cũng đã minh họa cho sự thật là có điều gì đó bên trong chúng ta đem lại hỷ lạc, hạnh phúc. Sự tự tại nơi thân cũng khơi lên ý thích sự dễ chịu đó để giữ ta ngồi lại gối thiền. Dầu đó cũng là một cảm giác nơi thân, nhưng nó không phải là cảm giác mà ta thường biết đến. Nó khác vì nó phát xuất từ nguồn khác. Những cảm giác vật lý dễ chịu quen thuộc đến từ sự xúc chạm, còn cảm giác này đến từ thiền định. Rõ ràng là vì có nguồn gốc khác nhau, các kết quả cũng khác nhau. Sự xúc chạm thì thô, định thì vi tế. Do đó cảm giác đến từ thiền cũng có đặc tính tâm linh vi tế hơn là cảm giác dễ chịu đến từ sự xúc chạm. Đã biết rõ ràng rằng điều kiện duy nhất cần thiết để được hạnh phúc là thiền định, thì ta sẽ kiềm chế những sự chạy đuổi, tìm kiếm đối tượng thích hợp, món ngon, thời tiết tốt, tiền tài, và không phung phí năng lượng tâm linh cho những thứ này. Do đó, đây là bước đầu tiên cần thiết để tiến tới sự nhàm chán.

Giờ chúng ta đang bước vào các trạng thái tâm vượt lên trên những vấn đề thế tục hàng ngày… Tất cả chúng ta đều biết đến cái tâm hay gắn với những điều bình thường. Tâm đó lo lắng về đủ mọi thứ chuyện, bồn chồn, toan tính, hy vọng, nhớ tưởng, mơ mộng, ưa, ghét và phản ứng. Đó là một tâm bận rộn. Có thể đây là lần đầu tiên ta làm quen với một tâm không có những đặc tính này. Sự thư thái thoải mái không có những suy tưởng bám theo, đó là một trải nghiệm. Cuối cùng ta nhận ra rằng loại suy tưởng mà ta quen thuộc không mang đến cho ta những kết quả mà ta mong muốn. Nó chỉ có ích trong việc giúp ta lập ý nguyện hành thiền. Chúng ta biết, ngay ở bước đầu tiên đó, rằng cuộc sống thế gian không thể mang đến cho ta những gì mà thiền có thể. Hạnh phúc không tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài mang đến sự thỏa mãn hơn bất kỳ thứ gì có thể tìm thấy trên thế gian này. Chúng ta cũng được thấy là tâm có khả năng khai mở vào một tâm thức khác mà ta chưa từng biết qua, do đó ta có được kinh nghiệm tự chứng về việc thiền là phương tiện cho vấn đề giải phóng tâm linh.

Do đã có được cảm giác dễ chịu này, niềm hỷ lạc nội tâm sẽ phát khởi. Điều này tạo cho thiền giả niềm tin rằng con đường đến “vô ngã” là con đường của hỷ lạc chứ không phải khổ đau. Từ đó phản ứng bản năng chống lại “vô ngã” sẽ giảm đi đáng kể. Nhiều người không thể chấp nhận ý nghĩ rằng họ “không là ai cả”, ngay cả khi họ hiểu điều đó bằng tri thức. Nhưng khi đã có thể trải nghiệm được hai đặc tính đầu tiên của thiền, ta sẽ nhận thức rõ ràng rằng điều đó chỉ có thể khi “cái ngã” luôn suy tư, được tạm thời dẹp qua một bên. Vì khi cái ngã hoạt động, nó lập tức thốt lên, “Ồ, thật tuyệt vời”, và ngay lập tức ta không còn định tĩnh. Nó phải có mặt và trải nghiệm ở nơi không có gì nói “Tôi đang trải nghiệm”. Sự giải thích và tìm hiểu về những gì ta đã trải nghiệm có thể thực hiện sau.

Đó là sự nhận thức rõ ràng rằng, không có “cái ngã”, niềm hỷ lạc nội tâm sẽ lớn và sâu sắc hơn nhiều so với bất cứ hạnh phúc nào mà ta đã biết ở thế gian. Do đó sự quyết tâm để thực sự nắm bắt những điều dạy của Đức Phật sẽ thành quả. Cho đến lúc đó, đa số chúng ta chỉ chọn một vài khía cạnh của Pháp, mà ta đã được nghe qua, và nghĩ rằng vậy là đủ. Có thể đó là sự cúng dường, tán tụng, lễ hội, làm điều thiện, hay giữ giới, tất cả đều tốt, nhưng thực tại của giáo lý là một bức tranh ghép vĩ đại, nơi tất cả những mảnh ghép khác nhau sẽ tụ lại thành một tổng thể khổng lồ, bao gồm tất cả. Mà tâm điểm là “vô ngã” (anatta). Nếu ta chỉ sử dụng một vài mảnh ghép này, ta sẽ chẳng bao giờ có được bức tranh toàn cảnh. Nhưng có khả năng hành thiền mang lại sự khác biệt lớn lao trong phương cách ta tiến đến với cái tổng thể của giáo lý, nó trùm phủ cả thân và tâm, và thay đổi hoàn toàn người hành theo đó.

Chúng ta phải dựa vào khả năng hành thiền của mình trên từng ngày. Ta không thể hy vọng là mỗi khi ngồi xuống, ta sẽ thành công, nếu ta chỉ lo nghĩ chuyện thế gian, và nếu như ta không cố gắng giảm bớt sân, ghen tỵ, tham, chống đối trong cuộc sống hàng ngày. Nếu ta sử dụng chánh niệm, tỉnh giác rõ ràng và lắng lòng dục, là ta có nền tảng để hành thiền. Khi chúng ta thực hành đem thiền vào công việc hàng ngày, ta sẽ thấy sự thay đổi dần dần trong ta, giống như một vận động viên đang trong thời kỳ luyện tập. Tâm sẽ trở nên mạnh mẽ, và hướng đến những vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Nó không bị xao động bởi bất cứ điều gì xảy ra.

Nếu mỗi ngày ta đều dành thời gian quán niệm, hành thiền và không quên chánh niệm, ta sẽ có một bắt đầu tốt đẹp cho việc khai mở tâm thức. Dần dà vũ trụ và bản thân chúng ta sẽ chuyển đổi, dựa trên sự thay đổi quan điểm của ta. Có câu nói trong thiền là: “Lúc đầu núi là núi, sau đó núi không còn là núi, rồi cuối cùng núi lại là núi”. Đầu tiên ta nhìn thấy mọi thứ với cái thực tại tương đối của chúng; mỗi người là một cá nhân riêng lẻ, mỗi cây là một loại khác nhau, mọi thứ phần nào đều có tầm quan trọng trong cuộc sống của ta. Rồi khi bắt đầu tu hành, bỗng nhiên ta thấy ra một thực tại khác, toàn cầu và rộng mở. Ta trở nên rất chú tâm vào việc hành thiền của mình, không còn để ý nhiều đến những gì xảy ra quanh ta. Ta cảm nhận được sự khai mở, thăng hoa của tâm thức, biết rằng các phản ứng hàng ngày của ta không quan trọng. Có lúc ta chỉ chú tâm đến thiền, và dường như sống trong một thực tại khác. Nhưng cuối cùng, ta lại trở về ngay nơi ta từng có mặt, làm tất cả mọi thứ như trước kia, nhưng không còn để chúng lay động lòng mình. Núi lại chỉ là núi. Mọi thứ lại trở về với bản chất bình thường như xưa, chỉ có điều là chúng không còn cá biệt hay quan trọng nữa.

Trong kinh Điều lành lớn (Maha-Mangala Sutta), một vị A-la-hán được mô tả như là: “… dù bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh thế tục, tâm vị ấy không hề lay động”. Bậc Giác Ngộ dầu sống trong thế tục, hành động như mọi người khác, cũng ăn, ngủ, tắm giặt, trò chuyện với người, nhưng tâm Ngài không lay động. Tâm đó luôn mát mẻ và bình an.

Nguyên tác: Ni sư AYYA KHEMA
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Đăng lúc: 13/07/2016 04:34:26 AM | Đã xem: 992 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Cảnh thiền Nhật Bản tại Việt Nam

Cảnh thiền Nhật Bản tại Việt Nam

Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại thôn 4 xã Lộc Thành - Huyện Bảo Lâm - Tỉnh Lâm Đồng có một không gian thiền tĩnh lặng dành cho những người tu hành, đến đây bạn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng dường như đang sống cảnh trời.


Bạn có thể bước lên "trời" một cảnh tiên có mây bay gió lượn xứ Nhật Bản tại Lâm Đồng



Thiên nhiên ban tặng một bầu trời trong tĩnh lặng.
Cảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt Nam
Cảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt Nam

Chốn thiền nơi đó có các nhà tu hành ngày đêm sống trong tĩnh giác

Hỏa Xa

Đăng lúc: 07/07/2016 09:43:24 PM | Đã xem: 1913 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: TIN TỨC , Thở và cười
THƠ TÌNH CHO TRÁI ĐẤT

THƠ TÌNH CHO TRÁI ĐẤT

THƠ TÌNH CHO TRÁI ĐẤT
(Chân Trăng Yên Tử)
Con thích ngắm trời sao
Và thường vươn tới các vì sao
Hái một tinh cầu, cho vào túi áo
Sáng nay thiền hành trên đường đất ướt
Bỗng ngỡ ngàng nhận ra
Con đang bước
Trên một vì sao
Mỗi hòn cuội nhỏ kia
Cũng là một vì sao
Và trong những lòng ngực quanh con
Tỏa chiếu muôn vì sao lấp lánh
Ôi con đang đi trên tinh cầu rực nắng
Có thảm lá vàng buông thả mộng bình an
Có tiếng chim te te, gà cục tác, dế râm ran
Những ngọn cỏ đẫm sương long lanh ngàn châu báu
Có sóng biển ì ầm vỗ bờ thương mến
Ngọn thác bạc nào ngạo nghễ chốn rừng sâu
Và những chiếc cầu vồng bắt giữa không gian
Nối đôi bờ của Hiểu và Thương
Con đi đâu, còn kiếm tìm chi nữa
Khi đã trở về dưới mái nhà xưa
Kìa hoa sứ trắng thơm thơm bàn tay mẹ
Miếng xôi đầu ngày ngọt dẻo vị thương yêu
Hạt nếp kể con nghe chuyện của phù sa
Của bông lúa phất phơ trong gió lộng
Con cò trắng gãi đầu bên trâu mộng
Vị ngọt trong mồ hôi bác nông phu
Con đâu cần làm một chuyến viễn du
Lên phi thuyền vượt ngàn năm ánh sáng
Trên một vì sao !
Trên một hành tinh bé nhỏ xa kia
Nơi một ngày chỉ dài bằng mấy phút
Có một Hoàng Tử Bé cô đơn
Chống cằm
Nhìn về Trái Đất
Và ước mơ vươn tới một vì sao!

Đăng lúc: 06/07/2016 10:17:29 AM | Đã xem: 1009 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
thien su phunutodayvn(1)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và 20 câu nói khiến bạn phải thay đổi

Dưới đây là 20 câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiến suy nghĩ của bạn thay đổi.

1. "Không ai có thể trao cho ta tự do. Ta phải tự mình nuôi dưỡng nó. Đó là một công việc hàng ngày".

2. "Con người luôn gặp khó khăn trong việc buông bỏ đau khổ. Với nỗi sợ hãi về những điều bất định, họ chọn chịu đau khổ trong những thứ quen thuộc".

3. "Giác ngộ luôn luôn hiện hữu. Sự giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra rằng mình vẫn đang sống, đó là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống. Đó cũng là một loại giác ngộ".

4. "Con người đau khổ vì họ bị mắc kẹt trong quan điểm. Chỉ khi nào chúng ta giải phóng được những quan điểm đó, chúng ta mới tự do và không còn đau khổ".

5. "Cuộc sống chỉ hiện hữu ở thực tại. Đó là lý do mà chúng ta nên đi theo cách mà mỗi bước đều mang ta đến thực tại".

6. “Nếu ta tin ngày mai sẽ tốt đẹp hơn thì hôm nay ta có thể chịu đựng mọi khó khăn”.

7. “Biết bỏ qua sẽ đem cho ta sự tự do, và tự do chính là điều kiện duy nhất của hạnh phúc”.

8. “Cuộc sống chỉ hiện hữu ở thực tại. Đó là lý do mà chúng ta nên đi theo cách mà mỗi bước đều mang ta đến thực tại”.

9. “Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương”.

Mô tả ảnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
10. “Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã”.

11. “Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn”.

12. “Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui”.

13. “Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi”.

14. "Hãy cười, thở và bước đi thật chậm."

15. "Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.”

16. "Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc."

17. "Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên."

18. "Hành động của tôi nói lên tôi là ai."

19. "Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay."

20. "Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự."

Đăng lúc: 30/06/2016 10:14:28 AM | Đã xem: 939 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Nghe lại chính mình

Nghe lại chính mình

"Duyên xuất gia thì xuất gia, duyên cư sĩ thì vui làm cư sĩ; đừng cố chấp, gồng mình làm theo mà dễ bỏ cuộc. Trên bước đường tu tập thì đừng vội thấy chùa to lớn mà nghĩ nơi ấy là trú xứ của Chánh pháp; đừng vội thấy thầy được đông chúng vây quanh mà nghĩ là minh sư.

Con hãy đi, hãy nhìn, nghe kỹ và ngẫm sâu để biết rằng: đến ngôi chùa dù to hay nhỏ, dù nghèo hay giàu nhưng tới nơi ấy thì được an nhiên, tự tại, chỉ muốn cúi đầu đảnh lễ chư Phật, Bồ-tát, Hiền Thánh Tăng mười phương ba đời thì đó là Tam bảo hiện tiền. Còn nếu gặp vị thầy nào dù có vẻ ngoài sang trọng hay giản dị, con đừng bận tâm việc ấy, hãy xem từ nơi thầy có toát ra sự ấm áp, yêu thương, vỗ về, che chở; là vị thầy mà đáng để mình kính trọng thì đó thật là vị thầy để con đảnh lễ, vui nghe và học theo hạnh tu của người…”.

Ni sư đã nói với tôi những lời ấy khi những năm tôi còn đương trai trẻ, chỉ khoảng 24, 25 tuổi. Lứa tuổi của cống hiến, khả quyết và dễ chạy theo cảnh trần. Những lời nói ấy cứ âm ỉ chảy trong tôi. Và tôi đã đi và thấy đúng như vậy. Hiện Ni sư đã hơn 30 năm miệt mài tuổi đạo, 72 tuổi đời sống vì yêu thương hết thảy và chân chánh.

“Nghe kỹ và ngẫm sâu”, lời Ni sư dạy, chợt đồng hiện trong tôi từ những lời kinh Phật. Lúc nào Ngài cũng bắt đầu cụm từ “các ông hãy chú ý lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Tôi sẽ vì các ông mà nói…”. Như vậy sự chú ý lắng nghe kỹ sẽ đem lại hiệu quả. Bởi có tập trung, có để tâm đến vấn đề hiện tại đang giải nghi hoặc đang đàm luận hoặc đang trên bước đường tu hành thì sẽ thực hành đúng, có vậy mới gặt hái thành công. Nếu không nghe kỹ, không chú ý sẽ nghe nhầm và suy luận lệch lạc. Lúc đó thực hành sẽ sai đường. Vậy thì mê vẫn hoàn mê, chưa thể tri kiến khai ngộ.

Trong một ngày chúng ta nghe rất nhiều thứ âm thanh, mình chạy theo âm thanh ấy để phân biệt đúng sai, tốt xấu để rồi phiền não dấy lên như những cơn sóng biển luôn chồm lên vồ vập. Cái nghe ấy chỉ là nghe của thanh trần bên ngoài, của vọng tưởng, của phân biệt, thị phi cho nên mình buồn, khổ, than oán. Ít khi nghe kỹ, ngẫm sâu để thấy cái nghe thật sự trong tâm trong veo kia. Nghe lời xu nịnh, thêu dệt, nói đôi chiều, nói dối, lời đường mật… thì sẽ gây ra bao cảnh đổ vỡ. Bởi nghe một chiều, nghe không kiểm chứng, nghe không suy sâu xét kỹ thì nghe đó trôi lăn trong vô minh đau khổ. Người từng nhắc với tôi rằng đừng vội nghe cô nói mà con hãy đi xa, đi nhiều, rồi có dịp tiếp xúc và suy xét lại để thực hành cho đúng.

Sau bao năm nửa đời, nửa đạo tôi vẫn thấy sự tu và công phu tu phi thời của Ni sư luôn là hành trang quý báu để mình học theo hạnh nguyện ấy trên bước đường học và hành theo lời Phật dạy. Ni sư ngoài những thời khóa công phu chung thì vẫn luôn dành cho riêng mình thời khóa: kinh Lăng Nghiêm, kinh Vạn Phật, Lương Hoàng Bảo Sám.

Ni sư từng nói rằng: “Lạy Phật bằng niềm tin chân thật. Sám hối nghiệp chướng từ tâm chân thật. Tụng kinh cũng từ tâm chân thật. Trì chú cũng từ tâm chân thật. Ngồi thiền cũng từ tâm chân thật không vọng tưởng mong cầu… thì tất cả sẽ có cảm ứng vậy!”. Mái chùa quê, lời nói của vị Ni sư giản dị mà sâu xa thuần lắng biết bao.

Ni sư xuất thân trong một gia đình giàu có. Mẹ làm nghề kim hoàn, từ nhỏ ăn uống đã có người hầu kẻ hạ, thế nhưng vẫn một lòng quy hướng Phật. Mẹ người từng nói: “Tu khó lắm con ơi!”... Trải qua bao gian khó và bằng ý chí tha thiết mãnh liệt, cuối cùng người đã thực hiện được hạnh xuất gia, theo bước Như Lai giải thoát khổ đau của cảnh huyễn mộng thế gian này.

Chiều nay, tôi nương cái nghe theo tiếng mưa để trở về với âm thanh của tiếng chuông chùa quê mộc mạc, nơi mà tôi từng có lần đã cùng với những bậc hiền trì kinh Pháp hoa. Tôi ngồi im lặng và nghe lại chính mình, nghe lại bản tâm trong veo của mình cũng như những giọt nước ngoài thinh không kia trong trẻo đang tuôn chảy cho đời tươi mát, mặc kệ tiếng khen chê.

Tôi định vấn an Ni sư qua điện thoại, nhưng thôi… và tôi với người đang gọi nhau từ chốn không cùng của vô biên trú xứ để hòa cùng dòng nước mát này ra biển tâm rộng lớn. Tôi thầm nói: Con lạy thầy! Con đã trở về! Thế rồi âm thanh đại hồng chung đang rung trong không gian đặc sệt mưa. Tôi ngồi đó in như bất động mà mặc tưởng công hạnh chư Phật rồi thầm niệm danh hiệu Phật để an trú trong an lạc hiện tại, ngay phút giây này.
Tâm Anh

Đăng lúc: 24/06/2016 12:05:01 PM | Đã xem: 1010 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
Phạm giới hóa giải thế nào?

Phạm giới hóa giải thế nào?

HỎI: Tôi là Phật tử đã quy y Tam bảo, phát nguyện thọ trì năm giới nhưng trong cuộc sống sẽ có lúc bản thân mất kiểm soát nên phạm giới, lúc đó mình sẽ bị quả báo gì? Cách nào để hóa giải?

Phạm giới hóa giải thế nào?
(NGỌC LỄ, ngocle720@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Ngọc Lễ thân mến!

Phật tử phát tâm vâng giữ năm giới quý báu (không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện) nhằm trau dồi nhân cách đạo đức, thiết lập bình an cho bản thân, góp phần xây dựng hạnh phúc cho toàn xã hội.

Người Phật tử phát nguyện thọ giới để răn mình, nương vào giới nhằm rèn luyện đạo đức, kiểm soát bản thân, tránh xa các điều xấu ác. Vì tâm vô thường, đời sống luôn biến động, không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được bản thân nên việc phạm giới hay khuyết giới luôn có khả năng xảy ra.

Vấn đề là người Phật tử cần hiểu rõ về giới luật, khi nào thì phạm giới, khi nào thì chỉ bị khuyết giới. Như giới không sát sinh, giết người là phạm giới, còn vì hoàn cảnh hay vô tình làm tổn hại các loài nhỏ thì bị khuyết giới. Trộm cướp tài sản lớn, gây ra sự tổn hại đến mức bị pháp luật truy tố là phạm giới, còn vì hoàn cảnh bức ngặt hay thói quen cắp vặt thì bị khuyết giới. Các giới còn lại cũng như vậy.

Nếu phạm giới thì chịu quả báo nặng nề, đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh); mọi sự ăn năn sám hối về sau vẫn có giá trị nhưng vì tạo ác nghiệp quá nặng nên khó thoát quả báo xấu. Còn phạm khuyết giới mà thành tâm sám hối, nguyện chừa bỏ và khắc phục lỗi lầm thì sẽ giảm hoặc hết tội. Đơn cử, phạm giới giết người bị đọa vào địa ngục, đến khi trả hết nghiệp địa ngục, sinh làm người tiếp tục chịu quả báo bị người khác đoạt mạng, đột tử, bất đắc kỳ tử. Còn khuyết giới làm tổn hại chúng sinh, nếu không sám hối thì bị quả báo sức khỏe không tốt, ốm đau liên tục v.v... Ngược lại, nếu biết sám hối và phóng sinh thì khuyết giới tổn hại chúng sinh được chuyển hóa.

Trong thực tiễn đời sống của người Phật tử, nếu biết tu học thì rất ít người phạm giới mà đa phần bị khuyết giới; có vi phạm mà nhẹ, không nghiêm trọng. Để hóa giải sự khuyết giới, phải thành tâm sám hối lỗi lầm, ăn năn chừa bỏ và nguyện không tái phạm. Song hành với sám hối là tích cực làm các việc lành để vun bồi thêm cội phước. Thực hành chánh niệm để luôn tự chủ bản thân trước các cám dỗ tội lỗi, luôn biết tàm quý, sám hối và làm việc thiện, là hành trang tu học của những người Phật tử nhằm hoàn thiện và thăng hoa cuộc sống.

Chúc bạn tinh tấn!


Nhiên Như - Quảng Tánh

Đăng lúc: 19/06/2016 09:07:39 AM | Đã xem: 1629 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Vấn đáp , Thở và cười
Thật hạnh phúc khi là con Phật

Thật hạnh phúc khi là con Phật

Trôi lăn từ muôn kiếp nào. Không nhớ, không biết. Hễ cứ sinh ra thì tiếp tục trôi lăn. Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng. Phải gắng sức học hành, thi cử, làm lụng, lao tâm khổ trí, tốn hao thời gian để có được những thứ ấy. Có khi vì bất tài hoặc vì kém may mắn, phải tìm cách chiếm đoạt từ kẻ khác, nơi khác, làm khổ người để được phần mình. Được rồi thì ăn ngon, ngủ kỹ - những thú vui khác lần lượt xuất hiện, lôi kéo mình vào cuộc sống hưởng thụ xa hoa, không còn nhớ nghĩ đến niềm đau nỗi khổ của người khác.

La Phat tu.jpg
Con Phật là ai? - Là người biết nghĩ điều lành, nói điều lành, làm việc lành. Đơn giản vậy thôi

Một hôm mỏi mệt, dừng bước bên hiên chùa, lắng nghe một bài kinh, nghiền ngẫm một câu pháp. Bất chợt bừng ngộ. Bao nhiêu kiếp đời trầm luân, bao nhiêu năm tháng mê muội, chỉ trong một chớp mắt, tụ thành một mặt trời rực sáng rồi vỡ thành tro bụi rơi xuống thềm không môn. Từ đó quay về với Phật, trọng Pháp, kính Tăng, thấy rõ con đường để cất những bước chân hướng đến giải thoát tối thượng.

Cũng từ đó được mệnh danh là Phật-tử, là con của Phật. Đứa con này được sinh ra từ miệng của Phật, do từ lời vàng của Phật mà hóa sinh. Bởi là con của Phật, biết tự tâm vốn hàm tàng hạt giống của Như Lai, biết mình có thể nương nơi Pháp, dựa nơi Tăng, mà chăm bón và phát triển hạt giống ấy. Nếu hạt giống không có sẵn, dù trải muôn triệu kiếp nỗ lực huân tu, vẫn không thể nào trở thành Phật như Phật.

Nếu không tin và thực hành Pháp, dù trải muôn triệu kiếp kính Phật, vẫn không thể nào trở thành Phật như Phật. Nếu không kính Tăng, không thân cận Tăng mà học hỏi như những bậc thầy thay mặt Phật hướng dẫn dìu dắt mình, dù trải muôn triệu kiếp tin Phật tin Pháp, vẫn không thể nào bước được những bước chân vững chãi đến giác ngộ an vui.

Là con Phật, thật hãnh diện, thật hạnh phúc. Trôi lăn bao nhiêu đời kiếp, học hỏi bao nhiêu đạo sư, chưa thấy ai cho mình niềm tự tin về phẩm tính siêu việt sẵn có, về khả năng thành Phật của mình, như là Đức Phật.

Làm con Phật, chắc chắn sẽ thành Phật. Tin và hiểu thâm sâu điều này, tức là chuẩn bị đầy đủ hành trang cho chuyến viễn trình tiến về Phật quả. Nếu không tin, không hiểu, và không làm những việc phù hợp với phẩm tính Phật của mình, thì dù tại gia hay xuất gia, cũng chỉ là lạm xưng, không thể tự nhận là con Phật.

Bởi vậy trong hiện đời, khi có thể khẳng định mình là con Phật, phải sống như là một người con hiếu.

Hiếu này không phải là phụng dưỡng cha lành, mà chính là chăm bón, tưới tẩm và phát triển hạt giống Phật của mình.

Đứa con hiếu ấy, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như Chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác; nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quan sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân; nếu không suy nghĩ được như Phật, hãy lắng tâm, tịnh mặc, đừng dấy khởi những ý niệm thị-phi, nhân-ngã, hơn-thua, chỉ gieo khổ đau đến người và làm tiêu mòn công đức của mình.

Con Phật là ai? - Là người biết nghĩ điều lành, nói điều lành, làm việc lành. Đơn giản vậy thôi.
Nguyễn Hoài Nam

Đăng lúc: 17/06/2016 04:00:33 AM | Đã xem: 993 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
30 câu nói muôn đời giá trị của thiền sư Thích Nhất Hạnh

30 câu nói muôn đời giá trị của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người. Hãy cùng đọc những lời thầy dạy để khiến bạn sống hạnh phúc hơn:


Thiền sư Thích Nhất Hạnh

1. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

2. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.

3. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.

4. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.

5. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng tư bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.

6. Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.

7. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

8. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.

9. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.

10. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.

11. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.

12. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.

13. Hãy cười, thở và bước đi thật chậm.

14. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.

15. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.

Đăng lúc: 26/11/2015 07:34:27 AM | Đã xem: 1057 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Thở và cười
 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 11
  • Hôm nay 2,139
  • Tháng hiện tại 38,594
  • Tổng lượt truy cập 23,444,843