Giữ gìn truyền thống gia đình Việt Nam

Gia đình là nơi chốn quay về, cùng ăn cơm với nhau trong niềm hoan hỷ, ấm áp tin yêu...
Giữa cuộc sống hiện đại, gia đình ngày nay thường thiếu nhất là bữa cơm sum họp. Chúng ta hãy nhìn lại quy luật sinh hoạt trong một bộ phận gia đình để dễ dàng có khái niệm về nó như thế nào: Sáng mọi người đi làm, đi học, trưa ăn cơm ở văn phòng hay ngoài đường, chiều về lại thiếu bữa cơm chung vì con đi học thêm, chồng còn lo mải mê công việc hay bù khú bạn bè... Tối thì người xem ti-vi, con cái rút vào phòng ngồi máy tính hay điện thoại di động, iPad…
Mỗi người tự mặc định cho mình một thế giới riêng. Và, từ đó sợi dây ràng buộc thiêng liêng trong gia đình đã có nguy cơ tan vỡ. Chúng ta không biết (hoặc biết) rằng bữa cơm gia đình là tấm gương soi hạnh phúc, là nơi tạo ra sự cảm thông, chia sẻ và ràng buộc những tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Ở đó, mọi nỗi buồn, niềm vui đều được lắng nghe bên cạnh những lời khuyên tốt đẹp. Trong mỗi người, khi ta đi nước ngoài, trong lòng luôn đau đáu về quê hương xứ sở. Những người tha phương cầu thực luôn khắc khoải về mái ấm gia đình bởi vì nơi ấy, ngoài những người thân yêu thì đó còn là nơi ẩn thân an toàn nhất mà không sợ sự đe dọa và bủa vây.
Ngày nay, đôi khi có một bộ phận cha mẹ quên đi chức năng thiên bẩm của mình là giáo dục con cái mà xem chuyện đó là của nhà trường, của xã hội. Điều vô lý này đã vô tình đẩy con em mình vào ngõ cụt của đời sống đạo đức. Khi mất văn hóa, mất đạo đức thì giá trị của con người trở thành số không. Điều đó lý giải tại sao ngày càng có nhiều vụ xung đột giữa cha con, thầy trò…, cho đến những vụ án suy đồi đạo đức của một bộ phận trẻ tuổi. Nó cho ta thấy mặt trái của xã hội đang thay đổi với những điều không thể tưởng tượng được mà xuất phát từ tham, sân, si.
“Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham”
“Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân”
“Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm”.
Ba câu Pháp cú trên đây là lời khuyên của Đức Phật dành cho mỗi con người, mỗi gia đình chúng ta và cho tất cả trên thế gian này. Đức Phật xác tín rất rõ quan điểm của Ngài về hạnh phúc trong cuộc sống đời thường là tận diệt tham, sân, si. Đây là nguy cơ tiềm ẩn, là loại virus tự chúng ta tạo ra và nó sẽ tiêu diệt ngay chính trong mỗi con người.
Trần Đức
tất cả, văn phòng, an lạc, hạnh phúc, đạo đức, bất hạnh, sinh hoạt, cơ thể, đôi khi, cuộc đời, như thế, xã hội, giá trị, thay đổi, trở thành, phát triển, tưởng tượng, ngày nay, gia đình, sân si, lợi ích, không thể, cha mẹ, xuất hiện, thế gian, thế giới, văn hóa, mạnh mẽ, xung đột, nhất là, giáo dục, tại sao, truyền thống, quê hương, đời sống, quan điểm, dễ dàng, an toàn, ngày càng, hiện đại, người ở, thiêng liêng, tốt đẹp, sum họp, tình cảm, ràng buộc, xáo trộn, quy luật, ấm áp, vô tình, lắng nghe, vô lý, khái niệm, di động, thời đại, thế hệ, nguy cơ, xuất phát, bộ phận, bền vững, cấu tạo, cường tráng, toàn cầu, cảnh giác, đi làm, mải mê, máy tính, tan vỡ, xứ sở, khắc khoải, đe dọa, thiên bẩm, nhà trường, ngõ cụt, số không, lý giải, suy đồi, mặt trái, tiêu diệt, lễ nghĩa, số đông, tồn vong
Những tin mới hơn
- Đơn giản hóa cuộc sống (30/06/2015)
- Thà khuấy động nước nghìn sông, chứ không được làm động lòng người tu đạo (04/07/2015)
- Áp dụng lời Phật dạy vào môi trường công sở (05/07/2015)
- Ý thức hệ hình thành nhân cách một con người (07/07/2015)
- Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ (30/06/2015)
- Thuốc lá gây lo lắng và suy nhược (29/06/2015)
- Cẩm nang cho cuộc sống (29/06/2015)
- Đừng lãng phí đời người quý báu này (29/06/2015)
- Chuyển hóa nóng giận (29/06/2015)
- Người chân thật tu hành không nên xem truyền hình (29/06/2015)
Những tin cũ hơn
- Những nẻo đường nhận thức (28/06/2015)
- Chế ngự sân hận (23/06/2015)
- Từ ghen tỵ đến hoan hỷ (23/06/2015)
- Năm Tháng Không Đợi Đừng Hẹn Ngày Mai (21/06/2015)
- Đối diện khổ đau (19/06/2015)
- Phật tự tại trước mọi sóng gió cuộc đời (15/06/2015)
- Điều lành nhỏ, phước quả lớn - điều ác lớn, tội báo nhỏ (10/06/2015)
- Nếu chỉ còn một ngày để sống? (09/06/2015)
- Tu để chuyển hóa phiền muộn khổ đau (09/06/2015)
- Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu? (08/06/2015)