Chuyển hóa uế độ thành tịnh độ
Đăng lúc: Thứ ba - 31/05/2016 22:08 - Người đăng bài viết: Nhuận Chánh
Cuối ngày, viết blog giữa hương thơm hoa lài từ chánh điện bay lên cùng ánh nến lung linh trong phòng, cộng thêm vài cơn gió mát dịu giữa trời khuya. Tự nhiên thấy yên tĩnh và dễ chịu đến lạ thường nên mới ghi vài dòng kỷ niệm.

Mỗi bước chân đi vào tịnh độ - Tranh: langmai.org
Những mệt mỏi trong mấy ngày chuẩn bị lễ cũng qua rồi. Những chuyện không tốt cũng qua rồi. Những buổi trưa nóng hổi cũng qua luôn. Những suy nghĩ vẩn vơ cũng đi mất. Niềm vui nỗi buồn nhớ nhung, ám ảnh cũng đi luôn. Thời điểm... ú nần bụng bự cũng hết luôn. Đôi lúc tự nghĩ những thứ đó qua hồi nào mà mình không hay.
Có người hỏi tu tập là phải như thế nào? Theo mình đó là quá trình tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống góp nhặt niềm vui nỗi buồn, thuận duyên hay nghịch duyên, ngoan hiền lẫn nổi loạn, tinh tấn và giải đãi, đáng khen và đáng trách... Khi trải qua những giai đoạn đó chính mình sẽ tự điều chỉnh, tiết chế, chọn lọc cho phù hợp với bản thân. Đó là khoảng thời gian dài để bạn trải nghiệm chứ không phải là đọc vài quyển sách hoặc nghe người khác nói mà bạn làm theo được.
Đừng sợ bạn đã làm điều gì đó không tốt, đến một lúc nào đó bạn sẽ chán chường nó và thay đổi một cách tích cực hơn. Lỗi lầm ai cũng có, đừng cố xua đuổi và tìm cách xóa hết dấu vết của nó mà hãy lấy đó làm bài học cho mình.
Trưa nay nhận ra một điều khá hay mà bấy lâu vẫn làm: khi bạn buồn giận hay cảm thấy lỗi lầm hãy cố gắng làm sạch... nhà vệ sinh bằng khả năng có thể. Đảm bảo cảm giác trước và sau khi vào chà rửa sẽ khác nhau. Đầu óc dường như nhẹ nhàng và thư giãn hơn sau khi bước ra.
Bạn tu Tịnh độ - nhất định bạn ở đâu nơi đó đều sạch sẽ và gọn đẹp, ai nấy đều hoan hỷ. Đó là có khả năng chuyển hóa uế độ thành tịnh độ. Còn như cứ giữ nếp sinh hoạt bừa bộn không ngăn nắp thì vĩnh viễn dù có niệm Phật trầy da tróc vảy cũng không gặp được Đức Di Đà. Bởi thế, đó giờ ai hỏi mình tu ra sao, chỉ nói ngắn gọn: làm cho chỗ mình đang có mặt sạch sẽ và ngăn nắp. Đỉnh cao của công phu là... nhà vệ sinh luôn thơm tho đẹp đẽ.
Nói vậy chắc nhiều người hổng hiểu mà thôi quý bạn làm đi rồi sẽ hiểu...

Mỗi bước chân đi vào tịnh độ - Tranh: langmai.org
Những mệt mỏi trong mấy ngày chuẩn bị lễ cũng qua rồi. Những chuyện không tốt cũng qua rồi. Những buổi trưa nóng hổi cũng qua luôn. Những suy nghĩ vẩn vơ cũng đi mất. Niềm vui nỗi buồn nhớ nhung, ám ảnh cũng đi luôn. Thời điểm... ú nần bụng bự cũng hết luôn. Đôi lúc tự nghĩ những thứ đó qua hồi nào mà mình không hay.
Có người hỏi tu tập là phải như thế nào? Theo mình đó là quá trình tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống góp nhặt niềm vui nỗi buồn, thuận duyên hay nghịch duyên, ngoan hiền lẫn nổi loạn, tinh tấn và giải đãi, đáng khen và đáng trách... Khi trải qua những giai đoạn đó chính mình sẽ tự điều chỉnh, tiết chế, chọn lọc cho phù hợp với bản thân. Đó là khoảng thời gian dài để bạn trải nghiệm chứ không phải là đọc vài quyển sách hoặc nghe người khác nói mà bạn làm theo được.
Đừng sợ bạn đã làm điều gì đó không tốt, đến một lúc nào đó bạn sẽ chán chường nó và thay đổi một cách tích cực hơn. Lỗi lầm ai cũng có, đừng cố xua đuổi và tìm cách xóa hết dấu vết của nó mà hãy lấy đó làm bài học cho mình.
Trưa nay nhận ra một điều khá hay mà bấy lâu vẫn làm: khi bạn buồn giận hay cảm thấy lỗi lầm hãy cố gắng làm sạch... nhà vệ sinh bằng khả năng có thể. Đảm bảo cảm giác trước và sau khi vào chà rửa sẽ khác nhau. Đầu óc dường như nhẹ nhàng và thư giãn hơn sau khi bước ra.
Bạn tu Tịnh độ - nhất định bạn ở đâu nơi đó đều sạch sẽ và gọn đẹp, ai nấy đều hoan hỷ. Đó là có khả năng chuyển hóa uế độ thành tịnh độ. Còn như cứ giữ nếp sinh hoạt bừa bộn không ngăn nắp thì vĩnh viễn dù có niệm Phật trầy da tróc vảy cũng không gặp được Đức Di Đà. Bởi thế, đó giờ ai hỏi mình tu ra sao, chỉ nói ngắn gọn: làm cho chỗ mình đang có mặt sạch sẽ và ngăn nắp. Đỉnh cao của công phu là... nhà vệ sinh luôn thơm tho đẹp đẽ.
Nói vậy chắc nhiều người hổng hiểu mà thôi quý bạn làm đi rồi sẽ hiểu...
Thiện Năng
Từ khóa:
khả năng, thời gian, quá trình, sinh hoạt, có thể, cảm giác, nhẹ nhàng, tích cực, thay đổi, chuẩn bị, suy nghĩ, thế nào, lỗi lầm, nhận ra, mà thôi, thời điểm, mệt mỏi, làm cho, làm theo, bài học, sạch sẽ, kinh nghiệm, kỷ niệm, nhất định, cố gắng, trải qua, tịnh độ, phù hợp, đảm bảo, ra sao, tự nhiên, di đà, tích lũy, vĩnh viễn, giai đoạn, chọn lọc, dễ chịu, yên tĩnh, ngăn nắp, hương thơm, vệ sinh, bấy lâu, ám ảnh, lung linh, nổi loạn, dấu vết, thơm tho, giữa trời, lạ thường, nóng hổi, nhớ nhung, phải như, góp nhặt, tiết chế, xua đuổi, bởi thế
Những tin mới hơn
- Học hạnh vô tranh (25/07/2016)
- Nói sự thực thì không sợ hãi (27/09/2016)
- Một khuôn mặt trong sáng (29/09/2016)
- 20 điều dạy bạn khi tức giận (05/11/2016)
- Phật giáo dạy người cách buông xả để an vui (06/07/2016)
- Bát Chánh đạo: quản trị khủng hoảng, tạo nền bình an (01/07/2016)
- Một ngày an vui theo giáo lý nhà Phật (27/06/2016)
- Tâm yên không phải là vô cảm (30/06/2016)
- Dính mắc tài vật thật là khó bỏ (30/06/2016)
- Chữ hiếu xưa và nay (12/06/2016)
Những tin cũ hơn
- Suy nghiệm lời Phật: Mong muốn chính đáng (30/05/2016)
- Câu chuyện Phật giáo: Vị tăng bị đọa làm thân chồn 500 kiếp vì một câu trả lời sai (25/05/2016)
- Thiện tri thức - Gần đèn thì sáng (01/12/2015)
- Tâm hồng danh chiếu ra miền Cực lạc (29/11/2015)
- Đuốc sáng soi đường (29/11/2015)
- Lập hạnh không nói dối (17/11/2015)
- Nhất niệm Vô Minh tức đọa luân hồi (12/11/2015)
- Vũ điệu ý niệm trong cơn đau bản thể (11/11/2015)
- Biết khổ, thể nghiệm khổ, không cho đấy là khổ (05/11/2015)
- Sự đau khổ và cách thức diệt trừ (27/07/2015)