Áp dụng lời Phật dạy vào môi trường công sở
Áp dụng lời Phật dạy vào môi trường công sở
Hẳn bạn từng nghe câu nói: “Có đi có lại mới toại lòng nhau”. Câu này ý nói chỉ cần chúng ta tôn trọng, ca ngợi, khẳng định người khác thì họ sẽ tôn trọng, ca ngợi và khẳng định lại bạn.
Ngược lại, nếu bạn có thái độ ngạo mạn, xem thường người khác thì thông thường họ sẽ có hành vi tương tự với bạn. Khi đó, môi trường xung quanh sẽ bị chính bạn làm “ô nhiễm”.
Bạn giống như một người mắc bệnh truyền nhiễm, lan truyền virus cho một nhóm người, rồi một bộ phận, một tập thể,...
Nhưng nếu môi trường đó ô nhiễm mà bạn đã tiêm thuốc dự phòng và biết cách khuyên những người khác nên điều trị như thế nào cho dứt bệnh thì đó mới là điều đáng nói.

Con người với sức ỳ quá lớn cộng với tính ích kỷ, luôn mong muốn người khác đem lại lợi ích cho mình và không tình nguyện đầu tư công sức cống hiến phục vụ.
Nhiều người khác, tuy thực tâm mong muốn cống hiến thật nhiều cho xã hội nhưng lại thiếu đi tính thực tiễn. Thực chất họ là người từ bi, khoan dung, độ lượng, nhưng vì sao họ không biến mong cầu thành sự thật?
Đơn giản là những người thuộc nhóm đối tượng này khi gặp khó khăn thường không giải quyết đến gốc rễ, bèn tự an ủi mình cứ làm dần dần rồi tốt lên.
Những người này luôn tìm cho mình một lối thoát, họ che giấu khiếm khuyết của bản thân, nhưng không ngừng yêu cầu cao đối với người khác. Trường hợp này vô cùng phổ biến tại các doanh nghiệp.
Nhiều người làm không được việc nhưng lại thường dò xét cách làm của đồng nghiệp, thậm chí cách ứng xử và ra quyết định của sếp mình.
Khi đồng nghiệp hay lãnh đạo mắc lỗi, họ lập tức phàn nàn nhưng rút cục cũng không nỗ lực nghĩ ra giải pháp giải quyết khó khăn chung.
Việc liên tục soi mói, phán xét người khác chỉ làm cho tình cảm hai bên rạn nứt, không thể có sự bao dung, thông cảm cho nhau, càng không thể đề bạt nhau được.
Thông cảm cho nhau trong môi trường công sở
Thông cảm cho nhau cần xuất phát từ ba phương diện: từ thân, từ miệng và tâm.
Thông cảm cho nhau cần xuất phát từ ba phương diện, đó là từ thân, từ miệng và tâm.
“Thân” tức là những quy củ, phép tắc trong cuộc sống thường nhật, gồm sự uy nghi về cách ăn uống, đi lại.
“Miệng”, tức chỉ nói những lời hay, ý đẹp nhằm khuyên răn người khác. Việc tu thân và tu khẩu cần dựa vào tâm làm gốc rễ.
“Tâm” ở đây chỉ những việc làm để giữ cho mình được bình tĩnh, vui vẻ, dù gặp vô vàn khó khăn vẫn lạc quan, chấp nhận.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm có nói: “Có lý do tất nhiên là có lý do. Không có lý do cũng chính là có lý do”.
Ý nói nếu ai đó, có thể là đồng nghiệp, cấp trên có thái độ không tốt thì ta cũng không nên sinh lòng căm ghét họ, vì họ làm thế chắc chắn có lý do riêng.
Bạn hãy lựa thời gian phù hợp, khi tâm trạng của đối phương tốt lên để hỏi han. Như vậy, vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết ổn thỏa.
Khi đối thoại, bạn có thể biết được nguyên nhân gây ra sự tức giận hoặc cách ứng xử không phù hợp của đối phương có thể do hiểu lầm, do họ nghe ai nói không tốt về bạn, thậm chí bạn đã làm gì khiến họ khó chịu.
Đây sẽ là cơ hội để bạn sửa sai nếu bạn làm việc chưa tốt. Nếu đối đầu thay vì đối thoại, thì đó là cách bạn rước họa vào thân, tự mua phiền toái cho mình.
“Chúng ta cần thường xuyên thức tỉnh bản thân rằng: khi người khác gặp rắc rối, nhất định là có nguyên nhân, nên tuyệt đối không phiền lòng vì những cử chỉ bề ngoài của họ.”
“Khi đó tự ta sẽ có cách đối xử hòa nhã mà không gượng ép. Mọi người trong doanh nghiệp sẽ cảm thấy gắn kết bởi những mối lương duyên như vậy”, hòa thượng Thích Thánh Nghiêm cho hay.
Nếu có thể duy trì thái độ này về lâu dài, thì dù ở công ty hiện tại hay dời sang môi trường làm việc khác, dù làm nhân viên hay sếp, nhất định bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười.
thời gian, hiện tại, cơ hội, hành vi, làm việc, có thể, nguyên nhân, vấn đề, như thế, khó khăn, xã hội, khẳng định, quyết định, lợi ích, không thể, tức là, bao dung, thậm chí, người làm, làm cho, liên tục, dần dần, lãnh đạo, lập tức, tôn trọng, công ty, nỗ lực, nói không, yêu cầu, tình nguyện, tương tự, như vậy, tất nhiên, vì sao, thông thường, thông cảm, nhất định, giải quyết, nhân viên, tuyệt đối, thức tỉnh, nhanh chóng, từ bi, tức giận, môi trường, thái độ, phù hợp, việc làm, thường xuyên, lâu dài, ăn uống, duy trì, phương diện, ca ngợi, tình cảm, tâm trạng, thay vì, có lý, trường hợp, ích kỷ, hiểu lầm, khiếm khuyết, lối thoát, thực chất, thường nhật, hỏi han, giải pháp, phổ biến, áp dụng, xuất phát, bộ phận, cống hiến, ô nhiễm, thực tâm, phiền lòng, phép tắc, rắc rối, gốc rễ, thành sự, rạn nứt, toại lòng, ngạo mạn, truyền nhiễm, thực tiễn, khoan dung, tự an, dò xét, phàn nàn, rút cục, quy củ, uy nghi, khuyên răn, tu thân, bình tĩnh, lạc quan, ổn thỏa, sửa sai, phiền toái, xử hòa, doanh nghiệp, lương duyên
Những tin mới hơn
- Sự đau khổ và cách thức diệt trừ (26/07/2015)
- Biết khổ, thể nghiệm khổ, không cho đấy là khổ (05/11/2015)
- Vũ điệu ý niệm trong cơn đau bản thể (11/11/2015)
- Nhất niệm Vô Minh tức đọa luân hồi (12/11/2015)
- Trả nghiệp oan gia nhiều đời (26/07/2015)
- Học để hoàn thiện chính mình (20/07/2015)
- Sự trói buộc của luyến ái (08/07/2015)
- Những lời dạy vượt thời gian (10/07/2015)
- Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy (15/07/2015)
- Ý thức hệ hình thành nhân cách một con người (07/07/2015)
Những tin cũ hơn
- Thà khuấy động nước nghìn sông, chứ không được làm động lòng người tu đạo (04/07/2015)
- Đơn giản hóa cuộc sống (30/06/2015)
- Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ (30/06/2015)
- Thuốc lá gây lo lắng và suy nhược (29/06/2015)
- Chuyển hóa nóng giận (29/06/2015)
- Đừng lãng phí đời người quý báu này (29/06/2015)
- Cẩm nang cho cuộc sống (29/06/2015)
- Người chân thật tu hành không nên xem truyền hình (29/06/2015)
- Giữ gìn truyền thống gia đình Việt Nam (28/06/2015)
- Những nẻo đường nhận thức (28/06/2015)