Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nói về cách ngồi thiền

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nói về cách ngồi thiền

Đăng lúc: 09:04 - 30/08/2016

Bạn nên dành riêng một căn phòng, một góc nhà hay đơn giản là một chiếc đệm để ngồi thiền.


Âm thanh của chuông là một cách tuyệt vời để bạn bắt đầu thiền định. Nếu không có chuông, bạn có thể tải về một bản ghi âm tiếng chuông vào điện thoại hoặc máy tính của bạn để sử dụng khi thiền định.

Khi ngồi thiền, hãy giữ cho cột sống của bạn thẳng, trong khi cho phép cơ thể của bạn được thoải mái. Thư giãn các cơ trong cơ thể, bao gồm cả các cơ mặt của bạn. Hãy cười nhẹ một cách tự nhiên. Nụ cười có tác dụng thư giãn tất cả các cơ trên khuôn mặt của bạn.

Hãy chú ý hơi thở của bạn. Khi bạn hít vào, hãy ý thức rằng bạn đang hít vào. Khi bạn thở ra, hãy ý thức rằng bạn đang thở ra. Khi chúng ta chú ý đến hơi thở thì cơ thể, hơi thở và tâm trí chúng ta kết hợp lại làm một. Việc hít vào đem đến cho bạn niềm vui; việc thở ra mang lại cho bạn sự bình tĩnh và thư giãn. Đó là một lý do tuyệt vời để ta tĩnh toạ (ngồi thiền) phải không?

Khi bạn thở trong chánh niệm và vui vẻ, đừng bận tâm lo lắng về tư thế ngồi của bạn trông đẹp hay xấu. Hãy ngồi theo cách mà bạn cảm thấy tốt nhất để đạt được sự thoải mái và chánh niệm.

Thật là tuyệt vời khi có được một nơi yên tĩnh để ngồi thiền tại nhà hoặc tại nơi làm việc của bạn. Nếu bạn có một tấm đệm phù hợp, bạn có thể ngồi thiền trong một thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể thực hành ngồi thiền ở bất cứ nơi nào mà bạn nghĩ là phù hợp. Nếu bạn đi làm bằng xe buýt hoặc xe lửa, hãy sử dụng thời gian của bạn để nuôi dưỡng tâm hồn và hồi phục sức khỏe.

Ngồi thiền thường xuyên sẽ trở thành một thói quen tốt. Ngay cả Đức Phật sau khi giác ngộ vẫn thực hành thiền định mỗi ngày. Hãy xem việc thiền hàng ngày như một loại thức ăn tinh thần. Đừng tước đi quyền lợi của mình và của cả thế giới.



Phỏng theo nội dung quyển "Cách Ngồi Thiền” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh © 2014 Giáo hội Phật giáo. In lại với sự cho phép của nhà xuất bản Parallax Press.

Theo LION'S ROAR

Việt dịch: An Nhiên

HT. Thích Nhất Hạnh

Giữ một nhịp sống tỉnh táo

Giữ một nhịp sống tỉnh táo

Đăng lúc: 07:27 - 21/07/2015

Ngày nay, hơn bao giờ hết, nhiều người trong chúng ta sống với một nhịp sống mà chỉ có thể miêu tả là như điên. Thêm vào với những nhu cầu khủng khiếp trong việc xoay sở, kiếm sống và nuôi nấng gia đình, thực hiện các trách nhiệm hàng ngày, nhiều người trong chúng ta còn cố gắng tham gia vào các hoạt động xã hội, luyện thể lực, hoạt động từ thiện hay tự nguyện, hoặc các hoạt động giải trí nữa. Chúng ta luôn phải cố gắng một cách ghê gớm để có thể giữ mình trong tình trạng hoàn hảo, để luôn là những bậc cha mẹ tốt, công dân tốt và bạn tốt... Và nếu điều kiện cho phép, hầu hết chúng ta đều cũng muốn được chơi đùa đôi chút. Vấn đề ở đây là, mỗi người chúng ta chỉ có vỏn vẹn 24 giờ một ngày. Có quá nhiều việc để phải làm trong thời gian đó.


Có nhiều yếu tố khác đóng góp vào sự tăng tốc của cuộc sống, trong đó có cả yếu tố công nghệ và sự mong đợi ngày càng cao hơn. Máy điện toán, các thiết bị điện, và những hình thức khác của công nghệ đã làm cho thế giới của chúng ta dường như nhỏ hơn và che dấu đi sự hạn chế của chúng ta về thời gian. Chúng ta có thể thực hiện mọi việc nhanh chóng hơn bao giờ hết. Thật không may là, điều này đã tạo nên một cảm giác thiếu kiên nhẫn, cảm giác mong đợi mọi việc được hoàn tất tức thì. Tôi đã từng trông thấy nhiều người tỏ ra bực bội chỉ vì phải chờ đợi trong đôi phút ở một chỗ bán thực phẩm ăn nhanh, hoặc khó chịu vì chiếc máy vi tính của họ khởi động lâu hơn đôi chút. Chúng ta trở nên căng thẳng vì giao thông trở ngại và quên hẳn một thực tế là chúng ta đang được đưa đi rất nhanh trong một chiếc xe hơi hoặc xe buýt thật thoải mái. Thật vậy, sự mong đợi của chúng ta dường như đã gia tăng đến một đỉnh điểm mà nhiều người trong chúng ta muốn làm gần như tất cả mọi việc. Không bao giờ là đủ cả – chúng ta cần phải có nhiều hơn và làm được nhiều hơn.

Nếu chúng ta cố làm quá nhiều việc, cuối cùng thường là sẽ phải lao đi như điên cuồng từ việc này sang việc khác. Và khi vội vã, chúng ta dễ dàng trở nên bực dọc và có khuynh hướng cáu gắt với những chuyện vặt vãnh. Thêm vào đó, trong trạng thái hối hả, chúng ta hiếm khi cảm nhận được sự thỏa mãn về những gì chúng ta đang làm, bởi vì chúng ta chỉ luôn tập trung sự chú ý vào việc làm sao chuyển nhanh sang chuyện sắp tới. Thay vì sống trong hiện tại, chúng ta đã bị đẩy sang giây phút chưa xảy đến.

Giữ một nhịp sống tỉnh táo có lợi nhiều hơn là chỉ giữ cho chúng ta được tỉnh táo. Nó mang lại một sự phong phú cho sự trải nghiệm của chúng ta, mà vốn không thể nào có được khi quay cuồng một cách quá nhanh chóng. Có điều gì đó rất kỳ diệu khi bạn có được một chút thời gian trống giữa hai công việc tiếp nối nhau – một cảm giác bình thản, cảm giác có đủ thời gian. Tôi đã nhận ra rằng việc giữ một nhịp sống tỉnh táo tự nó là một phần thưởng, một cảm giác thỏa mãn nhờ vào chính nó.

Nếu tôi phải chọn giữa việc thực hiện 5 việc với một cung cách hối hả, thôi thúc, hoặc là thực hiện 4 việc một cách bình thản và êm ả, tôi sẽ chọn hướng thứ hai này. Điều rõ ràng là, có những lúc mà việc hối hả là một thực tế mà bạn không thể nào tránh được. Có đôi lúc, dường như là bạn phải có mặt cùng lúc ở hai hoặc ba nơi. Tuy nhiên, thường thì có nhiều dạng hối hả do chính chúng ta tự tạo ra.
Chỉ đơn giản bằng cách tỉnh táo nhận thức được khuynh hướng vội vã của chính mình trong cuộc sống, và đặt ra cho mình mục tiêu giữ một nhịp sống tỉnh táo, bạn có thể rồi sẽ tìm ra những phương thức tinh tế để làm chậm nhịp sống của mình lại, và trở nên bình thản hơn một chút, thoát khỏi sự căng thẳng. Tôi nghĩ là nếu bạn có thể nào thư thả lại, cho dù là đôi chút thôi, cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn theo nhiều cách.

Nguyễn Minh Tiến dịch

Giữ một nhịp sống tỉnh táo

Giữ một nhịp sống tỉnh táo

Đăng lúc: 09:22 - 16/07/2015

Ngày nay, hơn bao giờ hết, nhiều người trong chúng ta sống với một nhịp sống mà chỉ có thể miêu tả là như điên. Thêm vào với những nhu cầu khủng khiếp trong việc xoay sở, kiếm sống và nuôi nấng gia đình, thực hiện các trách nhiệm hàng ngày, nhiều người trong chúng ta còn cố gắng tham gia vào các hoạt động xã hội, luyện thể lực, hoạt động từ thiện hay tự nguyện, hoặc các hoạt động giải trí nữa. Chúng ta luôn phải cố gắng một cách ghê gớm để có thể giữ mình trong tình trạng hoàn hảo, để luôn là những bậc cha mẹ tốt, công dân tốt và bạn tốt... Và nếu điều kiện cho phép, hầu hết chúng ta đều cũng muốn được chơi đùa đôi chút. Vấn đề ở đây là, mỗi người chúng ta chỉ có vỏn vẹn 24 giờ một ngày. Có quá nhiều việc để phải làm trong thời gian đó.

Có nhiều yếu tố khác đóng góp vào sự tăng tốc của cuộc sống, trong đó có cả yếu tố công nghệ và sự mong đợi ngày càng cao hơn. Máy điện toán, các thiết bị điện, và những hình thức khác của công nghệ đã làm cho thế giới của chúng ta dường như nhỏ hơn và che dấu đi sự hạn chế của chúng ta về thời gian. Chúng ta có thể thực hiện mọi việc nhanh chóng hơn bao giờ hết. Thật không may là, điều này đã tạo nên một cảm giác thiếu kiên nhẫn, cảm giác mong đợi mọi việc được hoàn tất tức thì. Tôi đã từng trông thấy nhiều người tỏ ra bực bội chỉ vì phải chờ đợi trong đôi phút ở một chỗ bán thực phẩm ăn nhanh, hoặc khó chịu vì chiếc máy vi tính của họ khởi động lâu hơn đôi chút. Chúng ta trở nên căng thẳng vì giao thông trở ngại và quên hẳn một thực tế là chúng ta đang được đưa đi rất nhanh trong một chiếc xe hơi hoặc xe buýt thật thoải mái. Thật vậy, sự mong đợi của chúng ta dường như đã gia tăng đến một đỉnh điểm mà nhiều người trong chúng ta muốn làm gần như tất cả mọi việc. Không bao giờ là đủ cả – chúng ta cần phải có nhiều hơn và làm được nhiều hơn.

Nếu chúng ta cố làm quá nhiều việc, cuối cùng thường là sẽ phải lao đi như điên cuồng từ việc này sang việc khác. Và khi vội vã, chúng ta dễ dàng trở nên bực dọc và có khuynh hướng cáu gắt với những chuyện vặt vãnh. Thêm vào đó, trong trạng thái hối hả, chúng ta hiếm khi cảm nhận được sự thỏa mãn về những gì chúng ta đang làm, bởi vì chúng ta chỉ luôn tập trung sự chú ý vào việc làm sao chuyển nhanh sang chuyện sắp tới. Thay vì sống trong hiện tại, chúng ta đã bị đẩy sang giây phút chưa xảy đến.

Giữ một nhịp sống tỉnh táo có lợi nhiều hơn là chỉ giữ cho chúng ta được tỉnh táo. Nó mang lại một sự phong phú cho sự trải nghiệm của chúng ta, mà vốn không thể nào có được khi quay cuồng một cách quá nhanh chóng. Có điều gì đó rất kỳ diệu khi bạn có được một chút thời gian trống giữa hai công việc tiếp nối nhau – một cảm giác bình thản, cảm giác có đủ thời gian. Tôi đã nhận ra rằng việc giữ một nhịp sống tỉnh táo tự nó là một phần thưởng, một cảm giác thỏa mãn nhờ vào chính nó.

Nếu tôi phải chọn giữa việc thực hiện 5 việc với một cung cách hối hả, thôi thúc, hoặc là thực hiện 4 việc một cách bình thản và êm ả, tôi sẽ chọn hướng thứ hai này. Điều rõ ràng là, có những lúc mà việc hối hả là một thực tế mà bạn không thể nào tránh được. Có đôi lúc, dường như là bạn phải có mặt cùng lúc ở hai hoặc ba nơi. Tuy nhiên, thường thì có nhiều dạng hối hả do chính chúng ta tự tạo ra.
Chỉ đơn giản bằng cách tỉnh táo nhận thức được khuynh hướng vội vã của chính mình trong cuộc sống, và đặt ra cho mình mục tiêu giữ một nhịp sống tỉnh táo, bạn có thể rồi sẽ tìm ra những phương thức tinh tế để làm chậm nhịp sống của mình lại, và trở nên bình thản hơn một chút, thoát khỏi sự căng thẳng. Tôi nghĩ là nếu bạn có thể nào thư thả lại, cho dù là đôi chút thôi, cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn theo nhiều cách.

Nguyễn Minh Tiến dịch

Lợi ích của việc đọc sách

Lợi ích của việc đọc sách

Đăng lúc: 07:56 - 11/07/2015

Người đọc hiện nay có xu hướng chỉ thu hẹp phạm vi đọc gắn liền với chuyên môn của mình, điều đó giúp cho những hiểu biết chuyên môn sâu sắc hơn. Thế nhưng, sẽ rất tốt nếu việc đọc sách được mở rộng hơn đến các phạm vi liên đới, hoặc những phạm vi tưởng chừng không có gì liên quan đến chuyên môn nhưng thực ra nó có nhiều tác động đến công việc và cuộc sống sau này. Tôi có quen một số bạn mặc dù học Toán nhưng rất thích đọc những tác phẩm văn chương, hoặc những bạn sinh viên văn thích đọc sách lịch sử và âm nhạc.
Có người còn phân chia rạch ròi ra 2 loại sách để đọc: một loại chỉ đọc để biết, nhớ đại khái và không cần ghi chép; một loại khác có liên quan mật thiết đến chuyên môn hay vì một nhu cầu nào đó, người đọc cần viết lại những ý chính, ghi lại tóm tắt nội dung, dẫn chứng hoặc vẽ thành những sơ đồ cho dễ nắm. Như vậy, vô hình chung, loại sách đầu người ta có thể đọc ở mọi lúc mọi nơi: trên xe buýt, phòng chờ, trên tàu hỏa, tàu điện ngầm, thậm chí nhà vệ sinh…; loại sách thứ hai phải được đọc bên bàn sách, giấy bút, trong không gian yên tĩnh ít người tụ tập.
Trong thực tế, tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức mà đọc sách còn là một biện pháp để hoàn thiện mọi mặt của con người. Với ý nghĩa này, các loại sách văn hóa học, văn chương, lịch sử, triết học không chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở thành sách chung cho mọi người, cho xã hội. Do đó, sẽ rất thiếu sót nếu bạn nói rằng ‘Tôi là SV Thể dục thì cần gì đọc sách Văn học’, hay ‘Tôi là sinh viên Kinh tế cần gì đọc sách lịch sử’ và cho rằng những loại sách đó không thiết thực đối với công việc của bạn… Những cái lợi của chuyện đọc sách đã quá rõ ràng, thiết nghĩ không cần nhắc lại. Bên cạnh việc đọc sách để tiếp thu tri thức, việc đọc sách đôi khi còn rèn luyện cho bạn những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích mà đôi khi bạn không nhận ra.


1.Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp:

Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Bạn có bao giờ run lẩy bẩy không biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có bao giờ nói vòng vo một vấn đề và cố gắng giải thích mà người khác vẫn không sao hiểu nổi?
Đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và bạn là những nhân vật tham gia giao tiếp. Chỉ có điều quá trình giao tiếp này diễn ra 1 chiều, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn thế nhưng những suy nghĩ của bạn tác giả không hề biết được nếu bạn không viết thư hay gọi điện thoại phản hồi. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý, cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc chiết, mạch lạc, suông sẻ, có đầu có đũa gọn gàng dễ hiểu. Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này, bạn sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác. Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn đề. Chẳng hạn, bạn biết nói bằng ngữ điệu
thế nào, khi nào nói khi nào ngưng, khi nào đặt câu hỏi khơi gợi, khi nào pha trò tạo cảm hứng mới ở người tham gia giao tiếp.
2. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo:

Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài… Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Thí dụ nói đến ‘tĩnh vật’ chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, nói đến ‘quỹ đạo’ chúng ta nghĩ đến tập hợp những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động của một thực thể nào đó, hoặc nói đến ‘hoa mai’ chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức… Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng.
Rồi cũng có khi sự liên tưởng nảy sinh khi bạn so sánh những vấn đề đã được đọc trong sách này và sách khác, trong quan điểm của người này người khác, cái giống và khác nhau, tại sao lại có giống và khác như vậy… Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp bạn hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm ra cái mới. Không có đọc sách, người ta khó có thể thực hiện được điều đó.
3. Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ:

Bạn thường viết sai chính tả và rất ngại viết vì sợ mọi người chọc. Bạn hay viết những câu không đúng ngữ pháp tiếng Việt, hoặc những câu cụtttt, câu quèèèè không đủ các thành phần chính. Cũng có thể bạn sử dụng những từ ngữ không hợp với đối tượng bạn muốn đề cập. Hoặc bạn có vốn từ vựng quá ít, không đủ để huy động ra trình bày sáng tỏ một vấn đề. Thậm chí bạn không hiểu rất nhiều từ ngữ trong tiếng Việt có nghĩa là gì vì bạn chưa hề nghe qua…
Việc đọc sách là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục những sai sót đó trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bạn đọc một cuốn sách văn chương thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời trong những trạng thái khác nhau. Bạn sẽ thấy những câu văn bắt đầu bằng chủ ngữ hay vị ngữ, bắt đầu bằng động từ hoặc tính từ mà vẫn đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt. Bạn biết cách dùng những từ ngữ chuyển tiếp ‘như vậy’, ‘đương nhiên’ một cách khéo léo uyển chuyển để diễn đạt vấn đề. Bạn cũng sẽ bắt gặp những hình thức viết đúng của những từ ngữ mà bạn phân vân lưỡng lự không biết viết thế nào…Và chính quá trình đọc sách lâu dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp bạn hình thành những kĩ năng ngôn ngữ đó.

4. Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và làm người:

Đọc sách và sống tốt là hai việc xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau nhưng thực chất có sự tác động qua lại rất lớn. Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bĩ hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách vật lý chúng ta hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn, từ đó ứng dụng vào cuộc sống. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu… Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.

Dĩ nhiên, những điều được trình bày phía trên không phải là tất cả những lợi ích mang lại của việc đọc sách. Chúng ta còn có thể thấy, người đọc nhiều sách có kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng… Nhưng ai cũng biết, đọc sách trước tiên là để giúp mình càng tốt hơn.

Tâm Thư

Màu áo xanh Phật giáo tiếp sức sĩ tử tới trường thi

Màu áo xanh Phật giáo tiếp sức sĩ tử tới trường thi

Đăng lúc: 17:50 - 03/07/2015

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2015 do Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM tổ chức ra quân hỗ trợ thí sinh phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn từ ngày 28-6 đến 4-7-2015. Là năm thứ 7 chương trình diễn ra với sự chung tay hỗ trợ từ nhiều tự viện, mạnh thường quân và tấm lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ...

1mt.JPG
Tình nguyện viên hướng dẫn các thí sinh đến điểm chùa để trọ - Ảnh: Thanh Tùng
Tất cả cho thí sinh
Điểm “tiếp sức” chùa Pháp Vân (Nguyễn Văn Đậu, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đăng ký hỗ trợ cho 200 thí sinh, phụ huynh. Ngoài ra, chùa còn hỗ trợ suất cơm chay miễn phí cho các tình nguyện viên tiếp sức mùa thi của Ban HDPT TP.HCM và cho các tình nguyện viên một số trường đại học gần chùa.
ĐĐ.Thích Minh Lộc, phụ trách tiếp sức mùa thi tại đây cho biết, được sự quan tâm của thầy trụ trì, nhà chùa hỗ trợ một cách tích cực về vật chất và chỉ đạo làm việc từ rất sớm, làm một cách rất bài bản hệ thống nên đến ngày 28-6, tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng đón tiếp thí sinh.
Dù ngày 28-6 mới ra quân nhưng trước đó chùa đã tiếp nhận hỗ trợ cho 10 thí sinh đến từ Trường Dân tộc nội trú ở Đồng Nai - thầy Minh Lộc cho biết thêm.
Còn tại chùa Triêm Phước (Q.Gò Vấp), nơi sẽ hỗ trợ cho 100 thí sinh và phụ huynh, SC.Thích nữ Trung Trí, phụ trách khâu tiếp sức và đón nhận thí sinh tại chùa chia sẻ: “Được sự chỉ đạo của sư phụ trụ trì nên từ trước đó các khâu chuẩn bị đã hoàn thành, việc sắp xếp chỗ ăn ngủ của các em rất chu đáo, có một không gian riêng dành cho các em nghỉ ngơi để thoải mái tinh thần. Các em sinh viên ở chùa đi học cũng dồn phòng để nhường không gian cho thí sinh, rồi quý cô trong chùa cũng kê lại các thứ, sắp xếp ngăn nắp để các em có không gian thoải mái”.
Cô Trung Trí nói, tinh thần rất quan trọng đối với các em khi thi, nên chùa luôn tạo điều kiện mọi mặt, rồi trước ngày thi chùa thường có buổi nói chuyện để khuyến khích, ổn định tâm lý cho các em thi cử thật tốt.
Còn đối với các tình nguyện viên, nhiều khâu đã hoạt động từ nhiều tháng trước nên mọi thứ chỉ đợi ngày ra quân tiếp sức là “vận hành” một cách nhịp nhàng, nhanh chóng.
Bạn Võ Anh Kiệt, đội trưởng đội Hỗ trợ, hiện là sinh viên năm 2 Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cho biết, đội có 34 thành viên trực ở chùa - sẽ chăm lo về ăn ở và hướng dẫn đường đi cho các bạn thí sinh, đồng thời hỗ trợ và phụ công việc thí sinh tại chùa. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp sức thí sinh.
Anh Kiệt chia sẻ rất thích chương trình này, “mình muốn hướng về cái gì đó là Phật giáo, mà ở đây thí sinh được cung cấp chỗ ăn ở miễn phí tại các chùa, có không gian yên tĩnh cho các thí sinh. Hiện tại chưa là Phật tử, nhưng mình rất mến đạo và chương trình này nên quyết định sau này sẽ quy y”.
2mt.JPG
Hướng dẫn các thí sinh khi lên xe buýt - Ảnh: Thanh Tùng
Còn bạn Phạm Thanh Tùng, đội trưởng đội Thông tin, hiện là sinh viên Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II, từng được hỗ trợ từ chương trình khi còn là thí sinh nên bản thân nghĩ mình phải quay lại hỗ trợ các em, bạn hoan hỷ chia sẻ.
“Tham gia chương trình một phần vì đam mê, vì thấy mình còn trẻ nên phải cống hiến, và quan trọng là để giúp các bạn yên tâm thi cử, như những năm trước từng được các anh chị Tiếp sức mùa thi hỗ trợ. Ban ngày thực hiện nhiệm vụ được giao, rồi tối mình xin về chùa Bồ Đề (Bình Thạnh) để trực, vì lúc trước mình được tiếp sức từ ngôi chùa này”, Tùng tâm sự với phóng viên.
Ấn tượng đẹp còn lưu mãi
Gắn bó với chương trình được 7 năm, thầy Nguyễn Văn Giảm, dạy môn Hóa ở Trường THPT Ngô Quyền (huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) - trưởng đoàn đưa 59 thí sinh của trường đi thi, nhờ hỗ trợ từ chương trình cho biết, các tình nguyện viên, quý thầy, sư cô tiếp đón rất nhiệt tình, tại các chùa thì rất niềm nở, luôn tạo điều kiện cho các em tốt nhất về ăn ở, lo lắng cho các em rất chu đáo mọi mặt. Các em ở ngoài đảo rất khó khăn, khi vô TP.HCM thi đều rất lạ nước lạ cái, nhờ chương trình này mà phụ huynh ở ngoài huyện đảo cũng yên tâm và rất tin tưởng.
“Tôi thay mặt người nhà thí sinh rất cảm ơn Ban HDPT TP.HCM đã tổ chức chương trình này, qua đó giúp đỡ các em ở những vùng xa rất nhiều, đồng thời từ chương trình giúp các em biết về những giá trị tốt đẹp của Phật giáo rất gần gũi với đời sống, là gương để các em noi theo”, thầy Nguyễn Văn Giảm gửi gắm.
Rồi thầy còn khẳng định: “Tôi tâm nguyện hễ còn chương trình này thì tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ hỗ trợ thí sinh đi thi”.
Em Trần Thị Thanh Thúy, lớp 12A1, Trường THPT Ngô Quyền (huyện đảo Phú Quý), thi tại điểm Trường THPT Lê Thánh Tôn, chia sẻ cảm nhận khi lần đầu tiên được tiếp sức: “Em thấy thú vị, thấy biết ơn, nhờ có các anh chị mà em không còn lo lắng dù lần đầu xa nhà đi thi giữa Sài Gòn. Em thấy các anh chị rất nhiệt tình, rất thân thiện, dễ mến, hướng dẫn bạn em rất chu đáo. Nếu đậu đại học em nhất định sẽ tham gia chương trình này”.
3mt.JPG
Dẫn thí sinh qua đường - Ảnh: Thanh Tùng
Riêng với phụ huynh Trần Quốc Khánh (đến từ Bình Thuận) bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên tôi đưa con đi thi và cũng lần đầu đến TP.HCM. Đến đây, tôi thấy tình cảm của các bạn sinh viên, quý thầy, cô rất quý báu, nhiều phụ huynh không có điều kiện đưa con đi thì cũng sẽ rất yên tâm bởi có những người tiếp sức hết sức tận tình, chu đáo.
Tôi mong rằng từ sự giúp đỡ này, các em thí sinh sẽ thấy được sự quan tâm từ quý thầy, cô, cũng như anh chị tình nguyện viên để các em biết trân quý và giữ gìn, nhớ để sau này mình cũng sẽ làm được những việc ý nghĩa...”.
Như Danh

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 13
  • Hôm nay 1,314
  • Tháng hiện tại 63,068
  • Tổng lượt truy cập 23,469,317