Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Đăng lúc: 23:21 - 15/08/2016

Tối ngày 12/07/Bính Thân, (nhằm ngày 14-8-2016), tại Chùa Phúc Thành (xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An). Đại Đức Thích Định Tuệ đã long trọng tổ chức đêm thắp nến tri ân với chủ đề " Cha Mẹ là mãi mãi ", để bày tỏ tấm lòng hiếu kính của người con Phật với truyền thống tri ân và báo ân trong mùa Vu Lan Báo Hiếu.Truyền thống ấy đã hài hòa một cách sâu sắc và tồn tại với truyền thống ngàn đời của Dân Tộc Việt Nam
Đêm nay dưới bầu trời , không gian trầm mặc trong không khí trang nghiêm cùng với sự ,tham dự và chứng minh trong buổi lễ có : Đại Đức Thích Minh Lâm; Đại Đức Thích Định Tuệ , Đại Đức Thích Tâm Ngọc Phó ban văn hóa GHPGVN ,Tỉnh Nghệ An - cùng các Chư Tăng, Ni trong và ngoài tỉnh. Cùng với hơn 2000 thiện nam, tín nữ, Phật Tử đã về tham dự trong đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ là mãi mãi , chương trình thắp nến tri ân với nhiều hình thức phong phú, nhằm dâng lên cúng dường Tam Bảo, báo đền ơn nghĩa Tổ tiên và công ơn cao trọng của những đấng sinh thành, bất luận nền luân lý nào, từ đông sang tây cũng lấy chữ hiếu làm đầu. Người xưa đã đặt ra tiêu chuẩn " Thiên kinh vạn quyển, hiếu kính vi tiên" nghĩa là muôn vàn kinh sách đều lấy chữ hiếu làm đầu, người con có hiếu thảo với Cha Mẹ đều thành tựu tốt đẹp, ngược lại bất hiếu với Cha Mẹ thì mất tất cả.
Thế nên Đức Phật có dạy tội ác lớn nhất là không gì bằng bất hiếu, điều thiện lớn nhất không gì bằng có hiếu, tối hôm nay tất cả chúng ta lại đau đáu tấc dạ và nhớ về Cha và Mẹ, một tình cảm thiêng liêng cao quí đối với hai đấng Sinh thành.
Mở đầu đêm thắp nến tri Ân là chương trình cài hoa hồng cho các Phật tử tới tham dự lễ, tiếp theo đó là chương trình văn nghệ chào mừng của Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ và Gia Đình Vườn Tuệ đã dâng lên lời ca tiếng hát ca ngợi về Cha Mẹ với những tình cảm thật sâu sắc, thiêng liêng nhất
Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng
Ấy hồn nhân loại đón vu lan
Bâng khuâng nhớ đến ân sinh dưỡng
Thổn thức trong con ngấn lệ tràn











các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ cài Hoa Hồng cho các Phật Tử





Hai MC Gia Đình Vườn Tuệ đẫn chương trình văn nghệ

Chư Tôn Đức Tăng ,Ni Chứng minh đêm ca nhạc hát về Cha Mẹ

Đại Đức Thích Minh Lâm đang hát tặng các Phật tử ca khúc tâm sự về Mẹ






tiết mục múa của các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ



Phật Tử nhí đang thể hiện ca khúc về Mẹ
















Phật Tử Tuệ Phương bày tỏ những cảm xúc của đêm thắp nến tri ân

Phật Tử Tuệ Tâm đoc lời cảm niệm về Cha Mẹ



Đại Đức Thích Định Tuệ dâng hương cúng dường lên Đức Phật



Chư Tôn Đức truyền ánh sáng từ Đức Từ Phụ và đưa ánh sáng trí Tuệ xuống cho các phật tử



Cầm ngọn nến trên tay, các Phật tử được Đại đức Thích Định Tuệ cùng các Chư Tôn Đức Tăng Ni đã truyền ánh sáng đến cho các phật tử và ánh sáng của trí tuệ, tuệ giác từ chư tôn Đức tăng ni, sứ giả của như lai, đem ánh sáng chân lý tối thượng chan hòa khắp mọi nơi, thông qua ánh sáng của những ngọn nến lung linh huyền ảo, chúng ta đã gửi trọn tấm lòng tri ân đến cha mẹ, người đã sinh thành chúng ta ,thắp sáng lên từ trái tim ,từ tầm hồn của chúng ta gủi đến Cha Mẹ



Ngọn nến lung linh thật nhiệm màu
Tay truyền tay nhận đẹp làm sao
Quang minh tỏ rạng nơi dương thế
Soi sáng tâm con tự thưở nào





































Ánh nến đã tràn ngập khắp nơi ,ánh sáng của đêm hoa đăng đã làm ấm lại những tâm hồn hoang lạnh .Ánh sáng nối tiếp ánh sáng ,hàng vạn trái tim đã hòa cùng dịp đập ,cùng hướng về Cha Mẹ với lòng biết ơn vô bờ bến, Mong rằng hình ảnh của đêm Hoa đăng tối hôm nay sẽ mãi mãi không phai nhạt trong tâm trí của chúng ta
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu này Đại Đức Thích Định Tuệ đã tổ chức cầu siêu cho các Anh Hùng Liệt Sĩ và cung tiến chư vị Hương Linh cửu huyền thất Tổ, Ông Bà Cha Mẹ của các gia đình và đã qui y Tam Bảo cho hơn 100 Tân Phật Tử trong tỉnh nhà.







Tác giả bài viết: Hồng Nga

Thân cận thiện sĩ

Thân cận thiện sĩ

Đăng lúc: 09:51 - 08/06/2016

Thân cận thiện sĩ tức là gần gũi chúng Tăng, những bậc có nhân cách cao thượng.

Kinh Tăng nhất A-hàm có hai phẩm vinh danh người cư sĩ tại gia, đó là phẩm Thanh tín sĩ, vinh danh bốn mươi nam cư sĩ đệ nhất, và phẩm Thanh tín nữ, vinh danh ba mươi nữ cư sĩ đệ nhất. Qua đó, chúng ta thấy trong hàng đệ tử tại gia của Phật có những cư sĩ tài năng, trí tuệ, thần đức, hàng phục bọn ma, nhiếp phục ngoại đạo, thuyết pháp sâu sắc, biện tài vô ngại, sở thí rộng rãi…, đặc biệt trong số những cư sĩ được vinh danh hội đủ mọi thành phần trong xã hội, từ địa vị quân chủ cho đến hàng thứ dân. Sự vinh danh này chính là sự ấn chứng, sự thọ ký của Đức Phật về khả năng tu tập và đạt được kết quả giải thoát đối với hàng cư sĩ tại gia.

Cư sĩ tại gia là người không thoát ly gia đình, không thoát ly hình thức sinh hoạt thế gian mà thực hành những vấn đề cơ bản Phật pháp, đó là dùng tam quy ngũ giới để hoàn thành tư cách Phật tử đối với bản thân, đối với gia đình và đối với xã hội; để rồi từ đó hướng đến địa vị cao thượng là giác ngộ giải thoát. Nói cách khác, người cư sĩ sống giữa cuộc đời trần tục với đầy dẫy những ràng buộc, phiền não nhưng dùng chất liệu Phật pháp để chuyển hoá, biến cải cuộc đời, để Phật hóa gia đình, biến nhân gian thành Tịnh độ.

Kinh điển Nguyên thủy cho thấy người cư sĩ tại gia có khả năng tu tập và đạt đến quả vị thứ ba trong bốn thánh quả, tức A-na-hàm. Nhưng Phật giáo Đại thừa thì tin rằng mục đích cứu cánh của giác ngộ là quả vị Phật-đà, và người tại gia cư sĩ cũng có thể đạt đến quả vị đó bằng cách phát tâm Bồ-đề, tự lãnh trách nhiệm hộ trì Chánh pháp, gọi là tu tập Bồ-tát hạnh. Tuy nhiên, bước chân khởi đầu của người cư sĩ vẫn là sự quay về nương tựa Tam bảo để trở thành một người Phật tử.

Kinh Tăng chi nói: “Ai nguyện nương tựa Phật, Pháp, Tăng, thì người ấy được gọi là Phật tử”. Nhưng để trở thành một người Phật tử có đủ tín, giới, văn, thí xả và trí tuệ thì cần phải tăng thượng tâm bằng bốn đức tính Dự lưu chi, gồm: thân cận thiện sĩ, thính văn Chánh pháp, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành. Chính nhờ bốn đức tính này mà người cư sĩ giữ tròn giới thể, không tạo nghiệp ác sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu.

Thân cận thiện sĩ tức là gần gũi chúng Tăng, nhưng hơn hết là gần gũi với những bậc có nhân cách cao thượng. Làm thế nào để nhận biết nhân cách cao thượng? Đó “là người không sống theo khuôn khổ phàm phu, không vướng vào Nhị thừa, tâm thường trong sáng, tán dương phạm hạnh, không làm cho người sống không giới luật”. Gần gũi, thân cận với những người có nhân cách, phẩm chất, trí tuệ cao thượng để được nghe và được học, để hiểu biết những giá trị cao thượng mà người cư sĩ tại gia dù ở bất cứ địa vị nào trong xã hội cũng không thể tìm thấy trong những thú vui ngũ dục (thính văn Chánh pháp). Những gì đã nghe, đã học cần được suy nghĩ một cách sâu sắc, chân chánh (như lý tác ý) để thể nghiệm trong đời sống hằng ngày (pháp tùy pháp hành). Đây là bốn đức tính đưa người Phật tử vào đạo, dự vào dòng Thánh.

Một khi hội đủ được bốn đức tính Dự lưu, người Phật tử sẽ Nhập lưu bằng bốn niềm tin thanh tịnh, trong sáng, không bao giờ thay đổi, gọi là Tứ bất hoại tín, hay Tứ chứng tịnh (Tứ bất hoại tịnh). Ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tin Thánh giới. Với bốn niềm tin này, người đệ tử Phật có thể đi vào dòng dõi của bậc Thánh, sống an vui trong từng giây phút hiện tại, do sự thấy pháp và chứng nghiệm pháp đem lại. Kinh Tạp A-hàm nói rằng, người nào thành tựu bốn pháp Bất hoại tịnh này thì muốn cầu thọ mạng lâu dài liền được thọ mạng lâu dài; muốn cầu dung sắc, sức lực, khoái lạc, biện tài, liền được một cách tự tại. Đức Thế Tôn bảo: “Thánh đệ tử nếu thành tựu được bốn Bất hoại tịnh, thì ở giữa loài người không sống cuộc sống nghèo khốn; không bị lạnh rét, xin ăn; mà tự nhiên giàu sang đầy đủ”. Kinh còn nói, dù làm Chuyển luân Thánh vương, có đầy đủ bảy báu, có bốn thần lực trong cõi người, làm vua bốn thiên hạ, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sinh lên cõi trời, cũng chẳng bằng một vị Tỳ-kheo mang y phấn tảo, xin ăn khắp mọi nhà, dùng ngọa cụ bằng cỏ. Vì sao vậy? Bởi Chuyển luân Thánh vương chưa đoạn trừ được cái khổ của đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, do chưa đạt được bốn Bất hoại tịnh. Còn Tỳ-kheo Thánh đệ tử đã giải thoát được cái khổ của các đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, do đã thành tựu được bốn Bất hoại tịnh.

Kinh ghi: “Dù bốn đại: đất, nước, lửa, gió có sự thay đổi tăng giảm, bốn Bất hoại tịnh này chưa từng có sự tăng giảm biến khác. Chúng không tăng giảm biến khác, cho nên đa văn Thánh đệ tử đã thành tựu được đối với Phật, mà nếu bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, thì điều này không thể có được”.

Người Phật tử thành tựu được bốn niềm tin bất hoại thì được gọi là Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di có đầy đủ tín, giới, văn, thí xả và trí tuệ. Kinh nói: “Người cư sĩ lấy chánh tín đối với Như Lai làm gốc, kiên cố, khó lay chuyển, mà các Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, ma, phạm và người thế gian không ai có thể phá hoại được. Này Ma-ha-nam, đó gọi là cư sĩ có đủ tín”. Như vậy, những lợi ích có được từ sự thành tựu bốn niềm tin bất hoại là không thể nghĩ bàn, và tất cả những lợi ích ấy đều được bắt đầu từ sự thân cận thiện sĩ. Nhưng, niềm tin của người Phật tử không dừng lại ở đây, mà còn tin tưởng bản thân mình cùng tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật bằng cách hành Bồ-tát đạo, qua sự phát tâm Bồ-đề, và cũng từ sự tăng thượng tâm nhờ thân cận thiện sĩ. Kinh Bồ-tát an lạc bản nghiệp, quyển thượng nói: “Tất cả chúng sanh thuận theo Phật, nhớ nghĩ đến Phật, cũng có thể thành Phật nên gọi là Phật tử”.

‘Bởi có thể thành Phật nên gọi là Phật tử’. Đó là nhận thức cơ bản mà tất cả những ai đã, đang và sẽ tự cho mình là Phật tử cần phải ghi nhớ, bởi chính nhận thức này giúp người Phật tử đứng đúng vào địa vị và làm tròn bổn phận của mình trong ngôi nhà Phật pháp. Bổn phận của người Phật tử là hộ trì Chánh pháp, nhưng cần phải ý thức rằng cái bổn phận đó là để hoàn thành Bồ-tát hạnh của mình, để thành tựu cái quả vị Phật-đà cho chính mình, chứ không đơn giản chỉ là bảo trợ đời sống cho người xuất gia, xây dựng chùa tháp… Hẳn nhiên, như kinh Như thị ngữ đã nói: “Chúng xuất gia nhờ chúng tại gia giúp đỡ những đồ dùng như quần áo, thức ăn, chỗ ở v.v...; chúng tại gia nương chúng xuất gia mà tiếp nhận giáo pháp và phạm hạnh. Cả hai bên nương nhau tu hành theo Chánh pháp”, nhưng người Phật tử đã thành tựu tín, giới, văn, thí xả, trí tuệ thì luôn luôn nhận thức rằng, mục đích cứu cánh của người cận sự nam, cận sự nữ là đạt được giác ngộ giải thoát, mà nói theo lý tưởng của Phật giáo Đại thừa là tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh ngay trong cuộc đời trần tục của mình, chứ không phải chỉ cầu phước báo nhân thiên bằng sự hộ pháp.

Thật vậy, lý tưởng của Phật giáo Đại thừa là chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này thành nhân gian Tịnh độ thanh lương. Lý tưởng đó, với nhiều người, là quá lớn lao. Thế nhưng, nó không phải là điều không tưởng, mà có thể thực hiện được bằng một ít nỗ lực, với một hành vi hết sức tầm thường, như kinh Pháp hoa nói, là chỉ cần chắp tay chào ‘Nam-mô Phật’.

Chắp tay chào ‘Nam-mô Phật’, thế là đủ để quyết định sẽ thành Phật. Đây là điều bất khả tư nghì. Ấy vậy mà nó đã từng xảy ra với một người, trong một hoàn cảnh, mà đối với chúng ta bây giờ, đã trở thành một huyền thoại.

Chuyện kể rằng, một thời tại thành Tỳ-xá-li có kỹ nữ nổi tiếng tên là Ambapāli, quản lý trung tâm giải trí công viên Am-la, một tụ điểm xa hoa trụy lạc dành cho hàng vương tôn công tử quyền uy. Trong một cơ duyên hạnh ngộ, được diện kiến và nghe Đức Phật thuyết pháp, trong lòng Ambapāli chợt rung động và chuyển hóa hoàn toàn, nàng sụp lạy Đức Thế Tôn, thành kính chắp tay chào ‘Nam-mô Phật’, rồi phát nguyện trọn đời quy y Tam bảo và thọ trì năm giới.

Từ phút giây ấy trở đi, Ambapāli trở thành con người mới. Nàng đã biến cải công viên Am-la, một tụ điểm xa hoa trụy lạc thành chốn tu hành thanh nghiêm dâng cúng cho Tăng đoàn Đức Phật. Và tại đây, cũng từ giây phút ‘đổi đời’ của Ambapāli, hàng trăm công tử Ly-xa, một bộ tộc hùng mạnh đang cai trị thành Tỳ-xá-li phú cường, với áo mão cân đai, cờ phướn, xe cộ… mỗi lần đi ra không khác chư thiên tử cõi trời, cũng tìm đến công viên nhưng không phải để hưởng thụ dục lạc mà để tìm chân lý. Tất cả sự biến cải, chuyển hóa tại công viên Am-la không xứng đáng để được gọi là Tịnh hóa, Phật hóa gia đình, xã hội hay đẹp hơn là tịnh Phật quốc độ chăng?

Mọi sự thành tựu ấy đều từ việc làm: Thân cận thiện sĩ.

Nói tóm, thân cận thiện sĩ là bước chân đầu tiên người Phật tử dự vào dòng Thánh, bởi từ đó người Phật tử được nghe, được học, được thấy những phẩm chất cao thượng mà họ không thể tìm thấy ở giữa cuộc đời trần tục.
Thích Nguyên Hùng

Hoa đăng vía Phật Di Đà tại chùa Đức Hậu

Hoa đăng vía Phật Di Đà tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 15:12 - 30/12/2015

Tối ngày 17/11 năm ất mùi, tại chùa Đức Hậu, Nghi Đức, Thành phố Vinh do Đại Đức Thích Định Tuệ trụ trì đã long trọng tổ chức đêm hội hoa đăng. Đêm thiêng liêng, huyền diệu kỷ niệm ngày vía Đức Từ Phụ A Di Đà để cầu cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc.

Chứng minh và tham dự có Đại Đức Thích Minh Lâm; Đại Đức Thích Quảng Tánh : BBT Báo giác Ngộ- tỉnh Đồng Nai ... Đại đức Thích Minh Duy: Trụ trì Tịnh Xá Ngọc thịnh- tỉnh Bình Dương; Sư Cô : Thích nữ Minh Hoa – Bà trịa – Vũng Tàu cùng các Tăng, Ni trong Ban Trì Sự, tỉnh nghệ An.

Và sự hiện diện rất mực thành kính, trang nghiêm của toàn thể quý Phật Tử trong Đạo Tràng Hương Sen xứ Nghệ à các em trong gia đình vườn Tuệ, cùng các Phật Tử gần xa cùng về tham dự.



“ Lái con thuyền Bát Nhã, đưa nhân loại về miền Tịnh Độ
Cầm ngọn đuốc trên tay , giúp chúng sanh thoát cõi Ta Bà
Giữa biển khổ mênh mông, thuyền chánh pháp là phương tế độ
Trong sanh từ nghìn trùng, niệm Di Đà là cách qua sông”

Đêm nay , trong buổi lễ kỷ niệm ngày vía của Ngài, những điều thiêng liêng cao đẹp nhất, những giá trị đạo đức thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh , được đưa vào cuộc sống cộng đồng. Đây là cơ hội tốt để mọi người hướng về đức Phật, hướng về hình ảnh siêu thoát của bậc xuất trần thượng sĩ.
Bằng tuệ giác siêu việt, Ngài đã chứng ngộ chân lý tối hậu, giải thoát cho chính mình và sẵn sàng trao cho nhân loại tấm bản đồ trở về cội nguồn chân tâm thường trú. Những pháp âm vi diệu tưới mát tâm hồn , và những đại nguyện quý báu kia vẫn còn đọng lại trong trái tim của nhân loại, vẫn còn in mãi trong tâm hồn của những người con Phật.
Đó là 48 đại nguyện , là Thánh đạo, là con đường giải thoát bằng phương pháp của tâm từ bi vô lượng, và trí tuệ vô cùng, sẵn sàng xóa bỏ mọi hận thù, tư kỷ trong tâm hồn, cho thế giới Ta – Bà phủ đầy gấm hoa, diễm lệ.



Đại Đức Thích Quảng Tánh đã ban đạo từ cho thiện nam, tín nữ trong đêm lễ hội hoa đăng về “ ý nghĩa hoa đăng và Pháp môn Tu Tịnh Độ “ . Lời Thầy chia sẻ như được lưu xuất từ một phẩm hạnh tinh sạch, trang nghiêm, ,một nội tâm có bề dày công phu tu tập, chúng con mừng vui quá đỗi, hệt như vừa tìm lại được một điều gì mà bấy lâu đã bị lãng quên. Đặc biệt là 2 ngày liên tục chúng con được sự hướng dẫn, chỉ dạy, của Chư Tôn Đức để chúng con được hành trì lời Phật dạy, thực hành, trì danh niệm phật và cảm nhận được nguồn hạnh phúc , an lạc suốt trong những ngày tu tập ở nơi đây.



Đại Đức trụ trì chùa Đức Hậu, trưởng BTC đêm hội đang đón nhận ánh sáng trí tuệ từ bàn Phật, và đang truyền sang cho chư tôn tịnh đức, như một biểu hiện của Tăng đoàn hòa hợp, chánh pháp rạng ngời.

Cầm ngọn nến trên tay, chúng con bỗng nghe tiếng lòng mình thổn thức, trái tim băng giá nay được gội sạch, bằng ánh sáng của tình thương vô hạn. Từ đây chúng con xin nguyện , sẽ không bao giờ tiếp sức xây dựng thêm địa ngục trần gian đau khổ nữa. Chúng con nguyện học theo hạnh của Ngài, tìm cách có mặt ở bất cứ nới đâu mà bóng tối khổ đau, tuyệt vọng và áp bức còn đang ngự trị. Để có thể mang đến những nơi ấy ánh sáng niềm tin, hi vọng và giải thoát.



Chúng con nguyện cố gắng thiết lập liên hệ với những ai đang không còn lối thoát, và không bao giờ quyên lãng, hay bỏ rơi những người còn đang ở trong tình huống tuyệt vọng.
Chư tôn tịnh đức đang thảnh thơi bước xuống thềm và đêm ánh sáng ấy truyền dến cho hàng Phật tử. Nến truyền nến, tâm truyền tâm, những ngọn nến này, ngọn nến biểu tượng của trí tuệ, của ánh sáng chân lý, soi chiếu vào dòng đời , để phá ta màn vô minh si ám; ngọn nến của hiểu biết, chan trải về tất cả, để cuộc sống tình người, ngày một cảm thông hơn.

“ Chỉ có ánh sáng đạo thiên
Mới là phương pháp dẹp tan khổ sầu
Chỉ có giớ luật đứng đầu
Mới là hoa nở thấm mầu vô ưu”

Lễ hội hoa đăng mừng kỷ niệm ngày vía đức Từ Phụ A Di Đà tại chùa Đức Hậu đêm nay đã khép lại nhưng dư âm về suốt tuần lễ tu tập ở đây luôn in đậm trong lành của mỗi chúng con. Nó chính là động lực giúp chúng con tinh tấn tu tập, là nấc thang để chúng con đến với Phật pháp và mãi mãi chúng con không thể nào quên.

Tuần lễ tu tập kỷ niệm vía đức Phật A Di Đà tại chùa Đức Hậu - Nghi Đức - thành phố Vinh

Tuần lễ tu tập kỷ niệm vía đức Phật A Di Đà tại chùa Đức Hậu - Nghi Đức - thành phố Vinh

Đăng lúc: 11:05 - 27/12/2015

Tối ngày 10/11AL ( tức ngày 20/12 năm 2015) tại chùa Đức Hậu - Nghi Đức, thành phố Vinh, đã khai mạc khóa tu niệm Đức Phật A Di Đà trong thời gian một tuần lễ ( Từ 10/11 đến ngày 17/11 AL năm 2015) dưới sự tổ chức và hướng dẫn của Đại Đức Thích Định Tuệ - trụ trì chùa Đức Hậu, chùa Phúc Thành, Tp VInh, Nghệ An. Hôm nay ngày 16/11(tức ngày 26/12 năm 2015) vào lúc 7h30, các Phật Tử thiện nam, tín nữ khắp nơi đã hoan hỉ , vân tập về chùa. Tham dự và chứng minh có Đại Đức Thích Minh Lâm, Đại Đức Thích Minh Duy - trụ trì Tịnh Xá Ngọc Thịnh- Tp Hồ Chí Minh, Đại Đức Thích Quảng An, Sư Cô Thích Nữ Minh Hoa, cùng với các em trong gia đình vườn Tuệ và Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ.

Hàn Quốc: Chùm ảnh Đàn truyền giới cho 300 giới tử sinh viên tại Phụng Ân Tự

Hàn Quốc: Chùm ảnh Đàn truyền giới cho 300 giới tử sinh viên tại Phụng Ân Tự

Đăng lúc: 06:48 - 27/07/2015

Buổi chiều 14:00 ngày 19/07/2015, tại Tổ đình chư tôn Thiền đức Tăng già Chùa Phụng Ân, tọa lạc tại 73 Samseong-dong, quận Gangnam-gu, Tp.Seoul, Korea đã tổ chức giới đàn Truyền thụ Tam Quy Ngũ giới lần thứ 45 cho 300 sinh viên Phật tử.
Hòa thượng Wonhak, Trụ trì Tổ đình Bongeunsa (Phụng Ân Tự) Khai thị rằng:
- Này các Thiện nam, Tín nữ hãy lắng nghe: “Đời là bể khổ mênh mông không bến bờ. Nếu không có đức Thế Tôn (Phật) viên mãn công đức, Từ bi, Trí tuệ thì chúng ta chẳng biết nương vào đâu để cầu được an lạc hạnh phúc. Vậy các Thiện nam, Tín nữ muốn được an lạc hạnh phúc phải quy kính Tam bảo; muốn thoát khỏi luân hồi khổ ải thì nên thọ trì giới pháp.
Phật Pháp Tăng (Tam Bảo) là thuyền từ vượt qua bể khổ trầm luân, là ánh sáng soi đường dẫn bước trong bóng đêm mê tối, là bước chân an lạc đi đến Thiên Nhân, là bước đầu tiên của đạo quả.
Trong kinh Phật dạy rằng: “Nếu chúng sinh nào muốn cầu thoát khổ, hưởng quả an lạc hạnh phúc trọn vẹn, thì nên quy y Tam bảo; nếu ai đem tâm thanh tịnh quy kính trong giây phút thì đời đời thế nào cũng được Niết bàn an lạc.”
Quy y là gì ? Là tôn thờ, vâng theo hay quay về. Tôn thờ ngôi Tam bảo, vâng theo lời chỉ giáo và quay về với tâm thanh tịnh của chúng ta. Thầy khuyên các người trước phải nhận lãnh Tam quy, sau nên thọ trì Ngũ giới.
Tam quy là quy y với Phật, Pháp và Tăng. Phật là đấng đã giác ngộ hoàn toàn. Chúng sinh mê lầm trong bể sinh tử, không biết tự giác; đức Phật giác ngộ tất cả đều vô thường, chứng được đạo niết bàn nên gọi là Giác giả. Đức Phật trong hiện tại là đức Thích ca Mâu ni đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, là đạo sư cả ba cõi, cha lành của muôn loài, trí huệ vô lượng, phước đức cao cả!
Pháp là đạo pháp chơn chính. Nghĩa là những phương pháp Phật đã dạy, nếu ai tin tưởng tu hành sẽ được trừ hết phiền não, chứng quả yên vui thanh tịnh như Phật.
Tăng là chúng hòa hợp thanh tịnh, xuất gia đệ tử Phật, hiến đời mình cho đạo, tuân theo kinh luật mà tu trì, làm ruộng phước cho nhân thiên, làm gương lành cho muôn loài.
Tam bảo có đủ công đức như thế. Cho nên, Phật Pháp Tăng là ba ngôi quý báu nhất của thế gian và xuất thế gian. Nếu người nào phát tâm quy y thì không đọa vào ba đường dữ, luôn gặp Phật, mau chứng quả Bồ đề.
Phật tử, các ngươi đã quy y Phật rồi, từ nay phải tôn Phật làm thầy, thà bỏ thân mạng, quyết không quy y với trời, thần, quỷ, vật vì những kẻ ấy là phàm phu còn quanh quẩn trong ba cõi, không đầy đủ trí huệ như Phật là đấng đã giải thoát vòng sinh tử của thế gian.
Quy y Pháp rồi, từ nay về sau phải tôn Pháp làm thầy, thà bỏ thân mạng, quyết không quy y với ngoại đạo tà giáo vì những đạo pháp ấy không phải là những phương pháp xuất thế, có thể làm cho chúng ta thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi được.
Quy y Tăng rồi, từ nay về sau phải tôn Tăng làm thầy, thà bỏ thân mạng, quyết không quy y với bè đảng xấu ác vì những người ấy không thể so với hàng đệ tử Phật đã tu chứng Tam thừa, Tứ quả.
Giờ đây các người đã chân thành quy y, sẽ được Tam bảo luôn luôn cứu hộ, hiện tại chắc chắn yên vui, tương lai sẽ được sinh về Cực lạc. Tam bảo đã có công năng như thế, các ngươi nên đêm ngày tưởng nhớ thì quyết chứng được quả bồ đề vô thượng. Vậy các ngươi hãy đọc theo thầy những lời thề nguyện:
Đệ tử đã quy y Phật, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y trời, thần, quỷ, vật.
Đệ tử đã quy y Pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y ngoại đạo tà giáo.
Đệ tử đã quy y Tăng, nguyện đời đời kiếp kiếp không quy y bè đảng xấu ác.
bây giờ thầy sẽ trao cho năm giới pháp. Giới pháp này rất khó gặp, nếu Phật không ra đời thì không có. Giới pháp này đủ sức trừ sạch phiền não sanh tử và đưa chúng ta đến đạo quả Bồ đề giải thoát. Bởi lẽ ấy, giờ đây các người muốn thoát sinh tử, cầu chứng Niết bàn, nên gắng lãnh thọ giới pháp.
Lãnh giới pháp này, đàn ông thì gọi là Ưu bà tắc, đàn bà thì gọi là Ưu bà di, nghĩa là những người đã bỏ dữ làm lành, gần gũi phụng sự Tam bảo. Trong năm giới này các ngươi có thể tùy năng lực và hoàn cảnh của mình mà lãnh thọ một giới, gọi là nhất phần Ưu bà tắc (hay Ưu bà di); lãnh thọ hai giới gọi là thiểu phần; lãnh thọ ba giới gọi là bán phần; lãnh thọ bốn giới gọi là đa phần; và lãnh thọ cả Năm giới gọi là mãn phần.
Vậy, bây giờ các ngươi muốn lãnh thọ phần nào, giới nào, tùy theo hoàn cảnh và năng lực mình mà thọ lãnh. Nhưng phải nhớ: khi đã thọ lãnh giới nào thì dù gặp hoàn cảnh có thể mất tính mạng, thề quyết không hủy phạm. Vì sao thế? Vì giới pháp là thuyền bè đưa chúng ta ra khỏi bể khổ sinh tử luân hồi, thật là khó gặp mà thân mạng thì dễ mất, dầu có giữ gìn cho lắm rồi nó cũng sẽ mất; nếu không giữ giới thì thuyền bè bể rạc tất nhiên phải chìm đắm, khổ đau nhiều đời!
Bây giờ Thầy sẽ truyền trao giới pháp, giới tướng để lãnh thụ mà tu trì:
Giới Thứ Nhất:
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện sẽ không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con.
Giới Thứ Hai:
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn.
Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.
Giới Thứ Ba:
Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con.
Con ý thức được rằng những hành động bất chánh sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa.
Giới Thứ Tư:
Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải.
Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết chắc. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể.
Giới Thứ Năm:
Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con, và cho thân tâm gia đình và xã hội con.
Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội.
Phật tử! Các ngươi được thọ giới rồi, từ nay phải khéo giữ gìn, dù gặp nhân duyên trắc trở cũng không nên hủy phạm. Nếu ai phạm những giới trên đây, hiện tại mất hết nhân cách và nền móng tốt đẹp; tương lai phải chịu nhiều kiếp đọa đày trong cảnh giới đau khổ. Các ngươi hãy cố gắng lên!”.
Giới tử thọ Tam quy, Ngũ giới xong, mỗi người đốt liều (vết sẹo) trên cánh tay để phát nguyện trọn đời gìn giữ giới pháp đã thọ, và sau đó chụp hình lưu niệm, nhận giấy Chứng nhận Quy y Tam bảo.
Một số hình ảnh Truyền thụ giới pháp, kính trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cùng chia sẻ với Phật giáo nước bạn :

















Thích Vân Phong

grab1434934609The life of Buddha 21

Sự cúng dường cao thượng

Đăng lúc: 08:00 - 22/06/2015

Nên khi bố thí chọn ngay vị hay người chính mình trong sạch cúng dường. Ðây là nhân làm cho tâm người thí chủ chồng chất thêm nhiều phiền não, chứ không có ích gì đến sự tu tập, đã bỏ việc thương yêu thân thuộc đi tìm thêm kẻ thân thuộc bên ngoài.
Lệnh bà Gotami là di mẫu của đức Thế Tôn hay tin đức Thế Tôn đã ngự về thành Ca Tỳ La Vệ, bà lấy làm thỏa thích vui mừng và nghĩ rằng: "Kể từ ngày đức Thế Tôn ngự về thành lần thứ nhất, đến nay là lần thứ nhì ta chưa hề được dâng cúng vật gì chính tay ta tạo ra. Nếu nói về sự cúng dường vật thực thì gia đình nào cũng có thể cúng dường được, nhất là đối với gia đình của hoàng gia thì càng dễ, vật thực càng quí giá. Vậy ta nên tạo ra bộ cà sa chính tay ta làm để cúng dường đến Phật. Sự thật hàng vải, lụa là, nhung gấm trong hoàng cung không thiếu, toàn là vật đắt giá, nhưng vẫn không xứng đáng với đức tin của ta muốn tạo ra vật quí. Ta muốn tự tay ta tạo ra một khổ vải để cúng dường đến Ngài, như vậy phước báu ấy mới hoàn toàn của ta".
Sau khi nghĩ xong, bà truyền gọi thợ bạc đến lấy vàng làm ra bảy chậu to lớn, lấy những lá cây thơm quí giá, ủ mục làm phân để vào những chậu vàng lớn trồng bông vải, tưới bằng sữa tươi và để hoa thơm vào. Chính tay bà vun phân tưới nước; khi có bông tự bà hái, bông vải ấy có màu vàng óng ánh như vàng thoi. Bà cho mời những người thợ chuyên môn giỏi nhất trong nước đến, truyền cất một tòa nhà to lớn đủ tiện nghi cho những người thợ dệt chuyên môn ở, trần nhà làm bằng những thứ hàng quí. Những người thợ ấy phải luôn luôn tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ sạch nhất và phải có ngũ giới hay bát quan trai giới cho trong sạch. Bà lo kéo chỉ, sau khi thợ dệt đã dệt xong hai khổ vải, mỗi khổ mười bốn hắc tay, bà trả giá cho những người ấy rất hậu. Hai tấm vải ấy thật đẹp và rất quí giá, xứng đáng là vật cúng dường đến Phật bảo. Bà xem đi xem lại rất hài lòng việc làm của bà. Bà để hai tấm vải ấy trên mâm vàng rồi đội lên đầu đem vào chùa. Có rất nhiều phi tần và tín đồ nghe tin bà tạo hai tấm vải quí đem vào chùa dâng cúng Phật.
Khi đến chánh điện là nơi Phật đang ngự thuyết pháp giữa hàng ngàn Tăng chúng, thật là một nơi tôn nghiêm yên tịnh, hình như những người đang ngồi nghe pháp là những vị bằng hình tượng. Lệnh bà đảnh lễ đức Thế Tôn, ngó quanh thấy chư Tăng ngồi lặng yên thu thúc lục căn thật đáng lễ bái cúng dường, lòng kính thành và trong sạch của bà càng phát sanh mãnh liệt.

Lệnh bà bạch Phật rằng: "Bạch hóa đức Thế Tôn! đây là hai tấm vải vàng, tự tay tôi trông nom vun phân tưới nước, hái bông và quay chỉ. Sự cố gắng tạo nên hai tấm vải này do nơi đức tin lòng thành kính, ý nhất định làm để cúng dường ngay đến đức Thế Tôn. Xin Ngài thâu nhận để tôi được nhiều sự lợi ích an vui và hạnh phúc lâu dài".

Ðức Thế Tôn đáp: "Thưa nương nương, xin nương nương hãy dâng cúng hai tấm vải ấy cho chư Tăng, quả ấy còn cao thượng và quí báu hơn cúng dường riêng cho cá nhân của Như Lai. Khi nương nương cúng dường cho Tăng là nương nương cúng dường cho Như Lai và Tăng chúng.

Lệnh bà Gotami yêu cầu đức Thế Tôn lần thứ nhì, lần thứ ba nhưng đức Thế Tôn vẫn từ chối không thọ lãnh và cũng dạy nên đem cúng dường cho Tăng cao thượng hơn.

Nơi đây, trong chú giải có để câu: "Tại sao lệnh bà Gotami là di mẫu của Phật dâng cúng đến Ngài mà Ngài không thọ lãnh. Trái lại, dạy đem cúng dường cho Tăng có phước báu cao thượng hơn? Vậy có phải ân đức Tăng bảo cao thượng hơn Phật bảo chăng?"




Ðáp: "Sở dĩ đức Thế Tôn không thọ lãnh vì Ngài muốn làm cho quả bố thí của lệnh bà Gotami cao thượng hơn. Vì khi lòng bà trong sạch muốn cúng dường cho đức Thế Tôn, đây gọi là PUGGALIDÀNA nghĩa là cá nhân tuyển thí, là bố thí còn chọn người mình kính mến thương yêu riêng.
Hơn nữa, lòng trong sạch của bà thật cao thượng; lòng trong sạch ấy đủ ba nguyên nhân trong ba giai đoạn mà người thí chủ nào muốn được phước đầy đủ phải có là:
1.- PUBBACETANÀ: Tâm trong sạch vui vẻ trước khi làm phước như bố thí v.v...
2.- MUNCANACETANÀ: Tâm trong sạch vui vẻ trong khi đang làm phước.
3.- APARAPARACETANÀ: Và tâm trong sạch vui vẻ sau khi đã làm phước xong.
Vì nguyên nhân kể trên, đức Thế Tôn muốn cho bà cúng dường đến Tăng chúng, không lựa chọn một cá nhân nào tự bà kính mến cúng dường. Khi người còn chọn đối tượng để đem của ra bố thí, chính người ấy còn bị phiền não lẫn vào làm cho tâm không được hoàn toàn trong sạch, vì người bố thí còn lẫn trong sự lựa chọn bởi thương mến riêng của một cá nhân. Người ấy bố thí với phiền não chớ không phải bố thí do nơi trí huệ quan sát thấy vô thường, khổ não, vô ngã để mau giải thoát khỏi phiền não.
Cao thượng hơn, đức Thế Tôn muốn cho tín đồ hiểu rõ rằng: sự cúng dường đến Tăng bảo có quả báu cao thượng. Hơn nữa, đức Thế Tôn biết rằng: Ngài sẽ nhập diệt, chỉ còn Pháp và Tăng tồn tại đến năm ngàn năm. Nếu người chỉ biết cúng dường đến Phật bảo, sau khi Phật nhập diệt thì tín đồ không cúng dường đến chư Tăng thì làm sao chư Tăng sống được? Phật giáo làm sao tồn tại đến năm ngàn năm? Vì lý do kể trên nên Ngài không thọ lãnh vật cúng dường của bà Gotami. Còn nói về phước đức nhiều hay ít, không có vật gì có thể đo lường hai công đức của Phật và Tăng được.
Khi đức Thế Tôn không thọ lãnh vật cúng dường của bà, bà thất vọng và rất buồn tủi không biết giải bày nỗi khổ ấy cùng ai, chỉ biết khóc mà thôi. Bà liền nhớ đến Ðại đức Ananda, bà vội đến tư thất của ngài và bạch rằng: "Bạch Ðại đức! Không biết tôi có lỗi gì, đức Thế Tôn không vui lòng thọ lãnh hai tấm vải của tôi cúng dường. Tôi cầu xin Ngài vui lòng giúp tôi đến bạch xin đức Thế Tôn mở lòng từ bi thọ lãnh hai tấm vải cho tôi được sự lợi ích bình an lâu dài".
Ðức Ananda nhận lời vào hầu Phật và bạch với đức Thế Tôn rằng: "Bạch hóa đức Thế Tôn! xin ngài mở lượng đại từ đại bi thọ lãnh hai tấm vải của bà Gotami, chính bà là di mẫu của Ngài. Khi Ngài vừa sanh được bảy ngày Phật mẫu thăng hà, lệnh bà Gotami giao con đẻ của mình là Nanda cho phi tần trông coi, còn chính lệnh bà săn sóc ngài. Ngài đã bú sữa của bà từ ngày ấy cho đến khi trưởng thành, vậy ơn ấy là dường nào. Hơn nữa hiện nay, lệnh bà là tín nữ đã thọ Tam qui, trì ngũ giới, và đắc quả Tu đà hoàm, người thấy Tứ Diệu Ðế bằng tuệ nhãn, không còn nghi ngờ về Tam bảo thật là người đáng cho đức Thế Tôn tế độ".
Ðức Thế Tôn phán rằng: "Người như bà Gotami rất đáng cho người đời kính nể. Nhưng sự cúng dường tứ vật dụng đến các bực giáo chủ như Như Lai bằng phương pháp trả ơn thật là việc không nên làm. (Ý đức Thế Tôn dạy rằng không nên làm phước thuộc về cá nhân tuyển thí, vì bà nhọc công làm để cúng dường cho một người, mà người ấy là cháu bà).
Rồi đức Thế Tôn thuyết bài pháp gọi là PATIPUGGALIDAKKINÀDÀNÀ (nghĩa là cúng dường chân chánh, còn chọn người để cúng dường). Trong đoạn Dakkhinàvibhanga như vầy: "Này Ananda! Cá nhân tuyển thí có mười bốn hạng là:
1.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay đức Chánh đẳng chánh giác làm đối tượng (là người thọ) cúng dường.
2.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay đức Phật Ðộc giác làm đối tượng cúng dường.
3- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị đại A la hán, đệ tử của Phật làm đối tượng cúng dường.
4.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay các bực đang cố hành đạo để chứng quả A la hán làm đối tượng cúng dường.
5.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị A na hàm, đệ tử của Phật làm đối tượng cúng dường.
6.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay các bực đang hành đạo để đắc quả A na hàm, làm đối tượng cúng dường.
7.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị Tư đà hàm, đệ tử Phật làm đối tượng cúng dường.
8.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay các bực đang cố hành đạo để đắc Tư đà hàm, làm đối tượng cúng dường.
9.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị Tu đà hườn, đệ tử Phật làm đối tượng cúng dường.
10.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay các bực đang cố hành đạo để đắc quả Tu đà hườn, làm đối tượng cúng dường.
11.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay vị đạo sĩ ngoài Phật pháp đã đắc Ngũ thông, làm đối tượng cúng dường.
12.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay người tại gia cư sĩ có giới đức, làm đối tượng cúng dường.
13.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay người người cư sĩ không có giới đức, làm đối tượng cúng dường.
14.- Người thí chủ chú trọng chọn ngay một loại thú nào làm đối tượng cúng dường.
Này Ananda, sự bố thí cho loài thú có ơn với người (gia súc như trâu bò v.v...), hoặc bố thí cho những con thú khác không có ân với người, sự bố thí của người thí chủ ấy chỉ mong diệt phiền não, hay bố thí cho người nghèo một bữa ăn no lòng mà có lòng diệt phiền não chứ không mong phước nhiều ít, người ấy sẽ được hưởng phước năm trăm kiếp; sẽ được năm điều quả báo: sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và nói năng hoạt bát.
Nếu người thí chủ bố thí cho người không có giới đức sẽ được năm điều quả báo như trên một ngàn kiếp. Nếu người thí chủ bố thí cho người phàm nhân nhưng có giới đức trong sạch sẽ được hưởng quả báo kể trên muôn kiếp. Bố thí đến vị thiện nam hay tín nữ có giới đức trong sạch, hay vị Sa di hoặc thầy Tỳ kheo mới xuất gia lo hành thiền định, phước người được hưởng tùy theo sự trong sạch của người thọ thí mà trả quả cho người thí chủ. Bố thí đến vị tu hành hầu đoạt quả Tu đà hoàn trở lên, mà tâm người thí chủ trong sạch cố diệt phiền não chứ không chọn người tùy thích để bố thí, phước ấy vô lượng vô biên.
Ananda này, sự cúng dường đúng theo lẽ chánh cũng gọi là trai Tăng, hay cúng dường đến Tăng có bảy điều là:
1.- Cúng dường có đủ hai phái Tăng (Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni), có đức Thế Tôn chủ tọa.
2.- Sau khi đức Thế Tôn nhập diệt người chỉ cúng dường hai phái Tăng.
3.- Hoặc cúng dường cho một phái Tỳ kheo Tăng.
4.- Hay cúng dường đến Tỳ kheo Ni.
5.- Hoặc thí chủ đến nơi vị Ðại đức (Tỳ kheo) người có phận sự chia cho chư vị Tỳ kheo khác đi thọ thực các nơi khi thí chủ đến thỉnh đi trai Tăng, xin ngài chia cho bao nhiêu vị Tỳ kheo tùy theo sức của mình về nhà cúng dường.
6.- Người thí chủ đi đến nơi của Tỳ kheo Ni, chỗ vị có phận sự chia Tỳ kheo Ni đi thọ lễ cúng dường của thí chủ, thỉnh bao nhiêu vị tùy theo khả năng của mình về nhà cúng dường.
7.- Hoặc đến nơi của Tỳ kheo Tăng hay Ni xin thỉnh một vị về nhà làm lễ trai Tăng. Khi ấy các vị có phận sự cho vị Tỳ kheo nào đến nhà cũng được.
Bảy điều Như Lai đã giải trên, về sau có một vị Tỳ kheo phá giới tạm gọi là Tăng (vì không còn có giới đức), bọn ấy chỉ mặc một cái choàng vàng nhỏ, hoặc một miếng vải vàng ở cổ mà tự xưng là vị Tỳ kheo.
Thí chủ trong sạch cúng dường đến hạng Tỳ kheo phá giới ấy, nhưng trong thâm tâm nghĩ rằng: đây là bố thí đến Tăng. Phước ấy có nhiều đến A tăng kỳ kiếp. Như Lai không hề vì một lẽ nào dạy rằng; cá nhân tuyển thí có phước hơn cúng dường đến Tăng. Sự thật cúng dường đến Tăng phước báu nhiều hơn cá nhân tuyển thí.
Ananda này, cúng dường cao thượng ấy có bốn điều là:
1.- Sự cúng dường cao thượng ấy là phần thí chủ trong sạch.
2.- Sự cúng dường cao thượng ấy là phần vị thọ thực trong sạch.
3.- Sự cúng dường cao thượng ấy trong sạch cả hai bên.
4.- Sư cúng dường ấy cả hai bên không bên nào trong sạch (nghĩa là người thí chủ cũng như người thọ thí không ai trong sạch) toàn là hạng phá giới.
Rồi đức Thế Tôn tự vấn rằng: "Ananda này, thế nào gọi là trong sạch một bên?"
Ngài tự đáp: "Nghĩa là người thí chủ có giới đức nhưng vị thọ thí không có giới. Như thế này Như Lai gọi là bố thí cao thượng trong sạch một bên là thí chủ, còn người thọ thí không trong sạch.
Sự cúng dường cao thượng mà người thí chủ không trong sạch là thế nào? Nghĩa là người thọ thí là người có giới đức hành phạm hạnh, còn người thí chủ không có giới đức. Ðây gọi là sự cúng dường cao thượng trong sạch do nơi người thọ thí có giới đức.
Thế nào là trong sạch cả hai? Thí chủ và người thọ thí đều cùng trong sạch. Nghĩa là thí chủ cũng như người thọ thí đều có giới đức trong sạch hành phạm hạnh, như thế gọi là sự cúng dường cao thượng trong sạch cả hai bên.
Thế nào là sự cúng dường không trong sạch cả hai bên? Nghĩa là người thí chủ cũng như người thọ thí cả hai đều không có giới đức, không bên nào có hành phạm hạnh".
Trong chú giải có đặt ra câu hỏi rằng: "Tại sao đức Thế Tôn đem sự cúng dường cao thượng có bốn điều dạy trong trường hợp này?"
Ðáp: Vì trong cách bố thí có bốn điều khác nhau là:

1- Người thí chủ có phạm hạnh trong sạch.
2.- Người thọ thí có phạm hạnh trong sạch.
3- Người bố thí lẫn người thọ thí đều có phạm hạnh trong sạch.
4- Người bố thí lẫn người thọ thí không có phạm hạnh trong sạch.

Nơi đây ý nói rằng: Theo cá nhân của một vị Tỳ kheo phá giới nghĩa là không có giới đức chi cả. Nhưng nếu nói chung là Tăng thì Tăng không bao giờ phá giới. Tăng đây là chỉ chung một số các vị Tỳ kheo đã đắc Thánh quả. Vì người cúng dường có tâm trong sạch hướng về Tăng, nên sự cúng dường của thí chủ được quả cao thượng, tâm không hướng vào cá nhân cúng dường.




Ðức Thế Tôn liền thuyết thời pháp gọi là DAKKHINADÀNA, nghĩa là bố thí đúng theo lễ chánh, làm cho tín đồ đượm nhuần lý thuyết cao siêu mầu nhiệm của pháp bảo, nên diệt bỏ lòng trong sạch riêng với một cá nhân.
Có hai hạng thí chủ là:
1.- Có người trong sạch riêng với cá nhân nên khi bố thí chọn ngay vị hay người chính mình trong sạch cúng dường. Ðây là nhân làm cho tâm người thí chủ chồng chất thêm nhiều phiền não, chứ không có ích gì đến sự tu tập, đã bỏ việc thương yêu thân thuộc đi tìm thêm kẻ thân thuộc bên ngoài.
2- Có hạng thí chủ tâm hướng về các bậc xuất gia, vị nào hay người nào cũng được cần đến của cải mình đã có và sẵn lòng mang ra cho không hối tiếc, không cần biết người ấy là ai.
Thời pháp đức Thế Tôn dạy về cúng dường làm cho lòng người mát mẻ và hiểu rõ chân lý của Phật. Có thể ví như trời mưa to trong mùa hạn hán, làm cho đất được rút lấy nước thấm nhuần cho cây cỏ xinh tươi. Cũng có nghĩa là tâm người thiếu trí tuệ chỉ biết trong sạch cá nhân, sau khi nghe lời Phật dạy làm cho tâm sáng suốt không còn tối mê để rước thêm phiền não vào tâm mà không hay biết.

Khi lệnh bà Gotami được nghe thời pháp ấy làm cho tâm bà mát mẻ vì hiểu tại sao đức Thế Tôn không thọ lãnh vật cúng dường của bà, vì muốn phước báu bà cao thượng xứng đáng với tâm trong sạch và công khó của bà đã cố tạo...


Tác giả:Lược trích trong cuốn:
Tiêu đề: Hạng cúng dường của bà Gotami

Chùa Đức Hậu: Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2559 - DL.2015

Chùa Đức Hậu: Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2559 - DL.2015

Đăng lúc: 05:25 - 04/06/2015

Sáng ngày 1/06/2015(nhằm ngày 15/04/Ất Mùi), Chùa Đức Hậu (xã Nghi Đức -Tp Vinh) long trọng tổ chức đại lễ Phật Đản PL.2559 với sự chứng minh của chư Tôn đức Ban Trị Sư GHPGVN tỉnh Nghệ An, chư Tôn đức trú xứ tại các tự viện trong và ngoài tỉnh, cùng sự quan tâm tham dự của đại diện các cấp chính quyền và hơn 1000 thiện nam tín nữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 3,402
  • Tháng hiện tại 60,787
  • Tổng lượt truy cập 23,467,036