Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Hướng đến ánh sáng

Hướng đến ánh sáng

Đăng lúc: 10:21 - 23/10/2016

Ở đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.
anhsang.jpg
Hướng về Đức Thế Tôn để làm sáng lòng và đi về phía an lạc, giải thoát - Ảnh minh họa

Vua Ba-tư-nặc từng nghĩ rằng: “Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn chết rồi có sinh trở lại dòng Bà-la-môn hay sinh vào nhà Sát-lị, Tỳ-xá, Thủ-đà-la?”. Đức Phật nói với vua Ba-tư-nặc: “Đại vương, sao được như vậy! Đại vương, nên biết, có bốn loại người. Những gì là bốn? Có một loại người từ tối vào tối, có một loại người từ tối vào sáng, có một loại người từ sáng vào tối, và có một loại người từ sáng vào sáng” (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1146).

Hạng người từ tối vào tối

Đó là người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, không được học hành, rồi lại tiếp tục sống bằng những nghề không lương thiện. Người này đã không biết đến Tam bảo, thấy người khác đi chùa lại sinh tâm phỉ báng. Sinh ra trong gia đình vốn không đạo đức, lại tiếp tục sống theo hạnh ác, tạo không biết bao nhiêu nghiệp xấu.

Đã nghèo khổ, bần tiện lại càng ích kỷ hẹp hòi; sinh ra có một thân thể không được đẹp đẽ xinh xắn lại còn hay ganh ghét, sân hận; có một thân thể bệnh tật, ốm đau lại thường giết hại chúng sinh; sinh ra vốn không có trí tuệ, thất học lại còn coi thường kinh sách của thánh hiền, lời dạy của thánh nhân v.v… Đó là từ tối đi vào tối, đã tối lại càng tối hơn. Tối đời này và cả đời sau, trầm luân trong đêm dài sinh tử. Hạng người này đáng thương nhất trong cuộc đời.

Hạng người từ tối vào sáng

Đó là những người sinh ra trong gia đình không hề biết kính tin Tam bảo, nhưng rồi họ đã gặp được Phật pháp, từ đó nỗ lực tu học, chuyển hóa thành một người Phật tử chân chính, biết hướng đến đạo đức, thương người, tạo phước, buông bỏ hận thù..., về sau họ từng bước thành công trong cuộc sống.

Hoặc có người sinh ở vùng thôn quê nghèo khổ, thiếu cơm áo, thiếu cả đời sống văn hóa, tinh thần. Nhờ còn chút phước duyên gặp được thầy hay và bạn tốt, người này quyết tâm học tập, vượt khó, và đã thay đổi số phận, trở nên thành đạt, hữu ích cho đời. Đó là sinh ra trong bóng tối nhưng lại đang đi vào nẻo sáng.

Hạng người từ sáng vào tối

Sinh ra được làm người, trong một gia đình có đạo đức, có một thân thể khỏe mạnh và xinh đẹp, nhưng không ý thức được phước báo của mình, lại phản bội truyền thống của tổ tiên, gia đình, trở nên hư hỏng, không vâng lời cha mẹ; sinh ra trong ánh sáng là biết đến Tam bảo, nhưng mà sau một thời gian đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, vì một lý do nào đó, người ấy đã bỏ chùa, bỏ thầy, bỏ bạn, không còn đi chùa nữa hay lấy chồng hay vợ theo ngoại đạo…, đó là hạng người bỏ sáng vào tối.

Khi mình sinh ra ở trong một gia đình giàu có, khá giả và làm ăn thành đạt là do thừa hưởng phước báo mà mình gieo trồng ở trong quá khứ. Nhưng khi mình giàu có rồi, lại không coi ai ra gì, khinh thường những người nghèo khó, cũng chẳng biết cho đi, giúp đỡ người, và cũng không biết bố thí cúng dường. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng mà đang đi vào bóng tối, tối đời này và cả đời sau.

Hoặc sinh ra đời được quy y Tam bảo và lãnh thọ giới pháp, đó là sinh ra trong ánh sáng. Nhưng mình không biết trân trọng và giữ gìn giới pháp mà mình đã thọ, hủy hoại giới pháp làm cho phước đức suy giảm, đi vào con đường lầm lạc, đi vào bóng tối. Đó là hạng người đáng tiếc nhất, sinh ra trong ánh sáng mà lại tìm nẻo tối mà đi.

Hạng từ sáng vào sáng

Những người sinh ra ở trong gia đình giàu có, đạo đức, lương thiện, có một thân thể đẹp đẽ, khỏe mạnh là sinh ra trong ánh sáng. Sinh ra trong một gia đình biết kính tin Tam bảo, biết tu nhơn, tích đức, biết làm lành tránh dữ là sinh ra trong ánh sáng.

Người đó tiếp tục đi vào ánh sáng tức là biết tu tập, biết hướng thiện, biết làm lành tránh dữ. Mình sinh ra trong một gia đình đạo đức rồi, lại tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức của gia đình. Mình sinh ra trong gia đình có cha mẹ kính tin Tam bảo rồi, mình lại trở thành người Phật tử tiếp tục đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, như cha mẹ, ông bà của mình đã làm. Mình sinh ra vốn có một thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp, lại tiếp tục giúp đỡ người khác, không ganh ghét, tị hiềm, không sát sinh - tức là tiếp tục gieo trồng cái nhân cho cái quả thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp. Những người có thân thể khỏe mạnh không đau ốm, bệnh tật là nhờ không giết hại chúng sinh, bây giờ mình tiếp tục không giết hại chúng sinh ngược lại còn tích cực phóng sinh. Đó là người sinh ra trong ánh sáng lại tiếp tục đi vào ánh sáng, sáng trong đời này và cả đời sau.

Chúng ta đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người trên đây, chúng ta đang thuộc hạng người nào? Chúng ta đang ở trong ánh sáng đi vào ánh sáng hay là trong ánh sáng đi vào bóng tối? Chúng ta vốn sinh ra trong bóng tối đang đi đến nẻo sáng hay sinh ra trong bóng tối lại tiếp tục đi vào bóng tối?

Đó là điều mà tất cả chúng ta cần phải nhìn lại, nhìn lại chính bản thân mình, nhìn lại cách giáo dục con cái của mình. Nếu như chúng ta biết quy hướng Tam bảo, biết rõ mình sinh ra trong ánh sáng và đi vào ánh sáng, nhưng chúng ta có đang hướng dẫn cho con em của mình đi vào ánh sáng như mình hay không? Mỗi chúng ta cần phải quán chiếu, cần phải nhìn lại đời sống của chính bản thân và coi lại cách giáo dục mà chúng ta đang dạy con cháu của mình để biết được rằng trong bốn hạng người đó, mình đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người đó, Đức Phật nói, có hạng người tối thượng và có hạng người tối hạ, tức là có hạng người cao nhất và có hạng người thấp nhất. Hạng người cao nhất là hạng người sinh ra trong bóng tối mà biết tìm nẻo sáng mà đi. Trong giáo lý đạo Phật, không có giai cấp, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, không kính trọng người giàu, ghét bỏ người nghèo, không đề cao người trí thức mà chê cười người không trí thức. Theo lời Phật dạy, mọi người sinh ra đều bình đẳng, điều quan trọng là người đó có hướng thượng hay không? Chính vì vậy, hạng người được Đức Phật đề cao và coi trọng là hạng người biết hướng thượng, biết tìm nẻo sáng mà đi, biết tìm đến con đường thành tựu giác ngộ, giải thoát.

Khi sinh ra ở đời, chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh, quê hương, gia tộc, và cũng không có quyền lựa chọn ngay cả chính cha mẹ của mình. Mỗi người phải theo nghiệp mà thọ sinh. Do nghiệp thiện hay ác mà chúng ta đã gieo trồng trong quá khứ để hiện nay có một đời sống tương ưng, có một người cha, một người mẹ tương ưng với nghiệp lực của mình, có một hoàn cảnh đất nước tương ưng với nghiệp lực của mình. Chúng ta không có quyền lựa chọn khi ra đời nhưng chúng ta có quyền lựa chọn lối đi cho chính bản thân mình, mỗi người đều có toàn quyền lựa chọn đi vào ánh sáng hay đi vào nẻo tối.

Do đó, khi sinh ra trong hoàn cảnh tối tăm, khó khăn, nghèo khổ nhưng chúng ta biết phấn đấu, nỗ lực học hành và hướng thiện, siêng năng tu tập để thay đổi cuộc đời của mình, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Đó là hạng người tối thượng.

Ngược lại là hạng người tối hạ, tức là hạng người thấp nhất, đáng thương nhất. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng lại tìm bóng tối mà đi. Không ít người vốn sinh ra được làm người, ngoại hình dễ coi, thân thể khỏe mạnh, gia đình khá giả, được học hành, như vậy là đã sáng rồi. Vậy mà những người ấy không biết trân trọng những gì mà mình đang có, lại đua đòi gây tạo những nghiệp bất thiện: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, say nghiện. Đó là những người đáng thương nhất, thấp kém nhất, sinh ra trong ánh sáng mà lại tìm nẻo tối mà đi, tối đời này và cả những đời sau.
Thích Nguyên HùngỞ đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.
anhsang.jpg
Hướng về Đức Thế Tôn để làm sáng lòng và đi về phía an lạc, giải thoát - Ảnh minh họa

Vua Ba-tư-nặc từng nghĩ rằng: “Bạch Thế Tôn, Bà-la-môn chết rồi có sinh trở lại dòng Bà-la-môn hay sinh vào nhà Sát-lị, Tỳ-xá, Thủ-đà-la?”. Đức Phật nói với vua Ba-tư-nặc: “Đại vương, sao được như vậy! Đại vương, nên biết, có bốn loại người. Những gì là bốn? Có một loại người từ tối vào tối, có một loại người từ tối vào sáng, có một loại người từ sáng vào tối, và có một loại người từ sáng vào sáng” (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1146).

Hạng người từ tối vào tối

Đó là người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, không được học hành, rồi lại tiếp tục sống bằng những nghề không lương thiện. Người này đã không biết đến Tam bảo, thấy người khác đi chùa lại sinh tâm phỉ báng. Sinh ra trong gia đình vốn không đạo đức, lại tiếp tục sống theo hạnh ác, tạo không biết bao nhiêu nghiệp xấu.

Đã nghèo khổ, bần tiện lại càng ích kỷ hẹp hòi; sinh ra có một thân thể không được đẹp đẽ xinh xắn lại còn hay ganh ghét, sân hận; có một thân thể bệnh tật, ốm đau lại thường giết hại chúng sinh; sinh ra vốn không có trí tuệ, thất học lại còn coi thường kinh sách của thánh hiền, lời dạy của thánh nhân v.v… Đó là từ tối đi vào tối, đã tối lại càng tối hơn. Tối đời này và cả đời sau, trầm luân trong đêm dài sinh tử. Hạng người này đáng thương nhất trong cuộc đời.

Hạng người từ tối vào sáng

Đó là những người sinh ra trong gia đình không hề biết kính tin Tam bảo, nhưng rồi họ đã gặp được Phật pháp, từ đó nỗ lực tu học, chuyển hóa thành một người Phật tử chân chính, biết hướng đến đạo đức, thương người, tạo phước, buông bỏ hận thù..., về sau họ từng bước thành công trong cuộc sống.

Hoặc có người sinh ở vùng thôn quê nghèo khổ, thiếu cơm áo, thiếu cả đời sống văn hóa, tinh thần. Nhờ còn chút phước duyên gặp được thầy hay và bạn tốt, người này quyết tâm học tập, vượt khó, và đã thay đổi số phận, trở nên thành đạt, hữu ích cho đời. Đó là sinh ra trong bóng tối nhưng lại đang đi vào nẻo sáng.

Hạng người từ sáng vào tối

Sinh ra được làm người, trong một gia đình có đạo đức, có một thân thể khỏe mạnh và xinh đẹp, nhưng không ý thức được phước báo của mình, lại phản bội truyền thống của tổ tiên, gia đình, trở nên hư hỏng, không vâng lời cha mẹ; sinh ra trong ánh sáng là biết đến Tam bảo, nhưng mà sau một thời gian đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, vì một lý do nào đó, người ấy đã bỏ chùa, bỏ thầy, bỏ bạn, không còn đi chùa nữa hay lấy chồng hay vợ theo ngoại đạo…, đó là hạng người bỏ sáng vào tối.

Khi mình sinh ra ở trong một gia đình giàu có, khá giả và làm ăn thành đạt là do thừa hưởng phước báo mà mình gieo trồng ở trong quá khứ. Nhưng khi mình giàu có rồi, lại không coi ai ra gì, khinh thường những người nghèo khó, cũng chẳng biết cho đi, giúp đỡ người, và cũng không biết bố thí cúng dường. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng mà đang đi vào bóng tối, tối đời này và cả đời sau.

Hoặc sinh ra đời được quy y Tam bảo và lãnh thọ giới pháp, đó là sinh ra trong ánh sáng. Nhưng mình không biết trân trọng và giữ gìn giới pháp mà mình đã thọ, hủy hoại giới pháp làm cho phước đức suy giảm, đi vào con đường lầm lạc, đi vào bóng tối. Đó là hạng người đáng tiếc nhất, sinh ra trong ánh sáng mà lại tìm nẻo tối mà đi.

Hạng từ sáng vào sáng

Những người sinh ra ở trong gia đình giàu có, đạo đức, lương thiện, có một thân thể đẹp đẽ, khỏe mạnh là sinh ra trong ánh sáng. Sinh ra trong một gia đình biết kính tin Tam bảo, biết tu nhơn, tích đức, biết làm lành tránh dữ là sinh ra trong ánh sáng.

Người đó tiếp tục đi vào ánh sáng tức là biết tu tập, biết hướng thiện, biết làm lành tránh dữ. Mình sinh ra trong một gia đình đạo đức rồi, lại tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức của gia đình. Mình sinh ra trong gia đình có cha mẹ kính tin Tam bảo rồi, mình lại trở thành người Phật tử tiếp tục đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, như cha mẹ, ông bà của mình đã làm. Mình sinh ra vốn có một thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp, lại tiếp tục giúp đỡ người khác, không ganh ghét, tị hiềm, không sát sinh - tức là tiếp tục gieo trồng cái nhân cho cái quả thân thể khỏe mạnh, xinh đẹp. Những người có thân thể khỏe mạnh không đau ốm, bệnh tật là nhờ không giết hại chúng sinh, bây giờ mình tiếp tục không giết hại chúng sinh ngược lại còn tích cực phóng sinh. Đó là người sinh ra trong ánh sáng lại tiếp tục đi vào ánh sáng, sáng trong đời này và cả đời sau.

Chúng ta đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người trên đây, chúng ta đang thuộc hạng người nào? Chúng ta đang ở trong ánh sáng đi vào ánh sáng hay là trong ánh sáng đi vào bóng tối? Chúng ta vốn sinh ra trong bóng tối đang đi đến nẻo sáng hay sinh ra trong bóng tối lại tiếp tục đi vào bóng tối?

Đó là điều mà tất cả chúng ta cần phải nhìn lại, nhìn lại chính bản thân mình, nhìn lại cách giáo dục con cái của mình. Nếu như chúng ta biết quy hướng Tam bảo, biết rõ mình sinh ra trong ánh sáng và đi vào ánh sáng, nhưng chúng ta có đang hướng dẫn cho con em của mình đi vào ánh sáng như mình hay không? Mỗi chúng ta cần phải quán chiếu, cần phải nhìn lại đời sống của chính bản thân và coi lại cách giáo dục mà chúng ta đang dạy con cháu của mình để biết được rằng trong bốn hạng người đó, mình đang thuộc hạng người nào?

Trong bốn hạng người đó, Đức Phật nói, có hạng người tối thượng và có hạng người tối hạ, tức là có hạng người cao nhất và có hạng người thấp nhất. Hạng người cao nhất là hạng người sinh ra trong bóng tối mà biết tìm nẻo sáng mà đi. Trong giáo lý đạo Phật, không có giai cấp, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, không kính trọng người giàu, ghét bỏ người nghèo, không đề cao người trí thức mà chê cười người không trí thức. Theo lời Phật dạy, mọi người sinh ra đều bình đẳng, điều quan trọng là người đó có hướng thượng hay không? Chính vì vậy, hạng người được Đức Phật đề cao và coi trọng là hạng người biết hướng thượng, biết tìm nẻo sáng mà đi, biết tìm đến con đường thành tựu giác ngộ, giải thoát.

Khi sinh ra ở đời, chúng ta không có quyền lựa chọn hoàn cảnh, quê hương, gia tộc, và cũng không có quyền lựa chọn ngay cả chính cha mẹ của mình. Mỗi người phải theo nghiệp mà thọ sinh. Do nghiệp thiện hay ác mà chúng ta đã gieo trồng trong quá khứ để hiện nay có một đời sống tương ưng, có một người cha, một người mẹ tương ưng với nghiệp lực của mình, có một hoàn cảnh đất nước tương ưng với nghiệp lực của mình. Chúng ta không có quyền lựa chọn khi ra đời nhưng chúng ta có quyền lựa chọn lối đi cho chính bản thân mình, mỗi người đều có toàn quyền lựa chọn đi vào ánh sáng hay đi vào nẻo tối.

Do đó, khi sinh ra trong hoàn cảnh tối tăm, khó khăn, nghèo khổ nhưng chúng ta biết phấn đấu, nỗ lực học hành và hướng thiện, siêng năng tu tập để thay đổi cuộc đời của mình, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng hơn. Đó là hạng người tối thượng.

Ngược lại là hạng người tối hạ, tức là hạng người thấp nhất, đáng thương nhất. Đó là hạng người sinh ra trong ánh sáng nhưng lại tìm bóng tối mà đi. Không ít người vốn sinh ra được làm người, ngoại hình dễ coi, thân thể khỏe mạnh, gia đình khá giả, được học hành, như vậy là đã sáng rồi. Vậy mà những người ấy không biết trân trọng những gì mà mình đang có, lại đua đòi gây tạo những nghiệp bất thiện: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, say nghiện. Đó là những người đáng thương nhất, thấp kém nhất, sinh ra trong ánh sáng mà lại tìm nẻo tối mà đi, tối đời này và cả những đời sau.
Thích Nguyên Hùng

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 10
  • Hôm nay 3,780
  • Tháng hiện tại 61,165
  • Tổng lượt truy cập 23,467,414