Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Công đức quét tháp

Công đức quét tháp

Đăng lúc: 21:28 - 14/03/2017

Không phải ngẫu nhiên mà câu “Cần tảo già-lam địa/Thời thời phước huệ sanh” (Siêng quét dọn chùa tháp/Phước trí ngày càng thêm) phổ biến trong chốn thiền môn. Nhất là những người phát tâm công quả hay tập sự xuất gia thì thuộc nằm lòng lời giáo huấn này.

Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc. Kể cũng lạ, quét dọn chùa tháp thì cũng như quét dọn nhà cửa thôi, sao lại có công đức?
Mới hay, tuy hình thức công việc thì giống mà nội tâm người làm việc thì khác nên dẫn đến kết quả khác nhau. Quét cửa dọn nhà cực quá, người thân lại không giúp nên dễ sinh phiền não. Còn quét chùa dọn tháp thì khác, đây là phụng sự Tam bảo được phước phần vô lượng nên không nề khó nhọc. Quan trọng là mượn cái hình thức quét tước bên ngoài để dọn dẹp nội tâm cho sạch đẹp. Khi rác bụi trong tâm không còn thì công đức, phước trí sinh ra là điều tất nhiên.

Suy nghiem.jpg
Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp
mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc - Ảnh minh họa

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Phàm người quét tháp thì có năm việc chẳng được công đức. Thế nào là năm? Ở đây, có người quét tháp chẳng lấy nước rưới đất, chẳng trừ bỏ ngói đá, chẳng sửa đất cho bằng phẳng, chẳng quét đất nghiêm chính, chẳng trừ bỏ nhơ nhớp. Đó là, này Tỳ-kheo! Người quét tháp chẳng thành tựu năm công đức.

Tỳ-kheo nên biết! Người quét tháp thành tựu năm công đức. Thế nào là năm? Ở đây người quét tháp lấy nước rưới đất, trừ bỏ ngói đá, san bằng đất đai, quét đất nghiêm trang, trừ bỏ nhơ nhớp. Đó là, này Tỳ-kheo! Có năm việc khiến người quét tháp được công đức. Thế nên, các Tỳ-kheo! Muốn cầu công đức, nên hành năm việc này. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 33.Ngũ vương,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.290)

Kinh điển Phật giáo còn lưu truyền câu chuyện nổi tiếng, Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc nhờ quét đất, phủi bụi mà chứng đắc Thánh quả. Thế nên, không phải tụng niệm, lễ bái nơi chánh điện trang nghiêm hoặc ngồi yên trong thiền đường thanh tịnh, mà có thể tu tập ở mọi nơi, mọi chỗ. Quan trọng là thiết lập chánh niệm ngay đương tại, ngay bây giờ và ở đây. Thân và tâm phải đồng thời có mặt thì nơi nào cũng là đạo tràng, việc gì cũng tạo ra công đức.

Quét tháp với tâm hoang vu hay tâm chánh niệm cho kết quả khác nhau đến trời vực. Cùng việc ấy, nếu “người quét tháp lấy nước rưới đất, trừ bỏ ngói đá, san bằng đất đai, quét đất nghiêm trang, trừ bỏ nhơ nhớp” thì có công đức, ngược lại thì không. Nên người tu cũng sống và làm việc giống như mọi người, chỉ khác là tất cả hành vi của thân, miệng, ý đều được chánh niệm nuôi dưỡng và soi sáng, nhờ vậy mà giới-định-tuệ, công đức, phước báo ngày càng tăng thêm.

Thế nên trong nhà đạo rất chú trọng ở chỗ làm việc với các tâm nào, ô nhiễm hay thanh tịnh? Với tâm thanh tịnh mà làm thì việc đó là Phật sự, còn không là ma sự. Người hời hợt và nông cạn thì nhìn vào hình thức để đánh giá khen chê. Người sâu sắc, biết đạo thì cảm bằng cái tâm, hình thức không quan trọng. Tâm thành thì Phật chứng, tâm lành thì an vui. Hãy làm mọi việc với tâm không còn tham sân si, lợi mình và lợi người, tốt đẹp bây giờ và mai sau, chắc chắn việc đó công đức vô lượng.
Quảng Tánh

TP.HCM: Bế mạc khóa trụ trì, tưởng niệm Đức Phật hoàng

TP.HCM: Bế mạc khóa trụ trì, tưởng niệm Đức Phật hoàng

Đăng lúc: 21:38 - 26/11/2016

Sáng nay, 26-11, chư tôn đức Ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM đã tổ chức bế giảng khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 và Tưởng niệm lần thứ 708 Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn tại Nhà Truyền thống Văn hóa Phật giáo TP.HCM - chùa Phổ Quang, quận Tân Bình.

ANH BB (4).JPG
Chư tôn giáo phẩm chứng minh
Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng BTC khóa Bồi dưỡng trụ trì; HT.Thích Viên Giác, HT.Thích Giác Tường, thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS PG TP; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; cùng chư tôn đức Tăng Ni thuộc ban, viện T.Ư, BTS PG TP, 24 BTS PG quận, huyện cùng hơn 600 Tăng Ni khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016.

Đại diện các Sở, ban, ngành TP có ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN TP; Lê Hoàng Vân, Phó Trưởng ban Tôn giáo TP…

ANH BB (7).JPG
Chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS

ANH BB (5).JPG
Chư tôn đức HĐCM, HĐTS, ban, viện T.Ư

Tại buổi lễ, thay mặt Ban Tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016, ĐĐ.Thích Thiện Quý, Chánh Thư ký BTS PG TP báo cáo khóa học của Tăng Ni. Theo đó, khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 là khóa học nâng cao của Tăng Ni đã có chứng chỉ khóa I-2015.

Khóa học nhằm triển khai giáo điển của Đức Phật quy định trong Tỳ-ni luật tạng hoặc chư Tổ đã chế tác trong các bản thanh quy, thiền môn quy củ, thiền lâm Bảo Huấn… bồi dưỡng kiến thức về hoằng pháp, nghi lễ thiền môn, các pháp yết-ma, hành chánh Giáo hội, soạn thảo văn bản, chính sách, tín ngưỡng tôn giáo… cho chư tôn đức Tăng Ni. Khóa học có hơn 600 Tăng Ni tham dự gồm Tăng Ni đang trụ trì các tự viện và Tăng Ni đại chúng.

Khóa học diễn ra từ ngày 21 đến ngày 26-11-2016 do chư tôn đức giáo phẩm HĐTS, BTS PG TP.HCM, chư tôn đức có kinh nghiệm trong việc quản lý tự viện, hành chánh Giáo hội phụ trách giảng dạy: HT.Thích Trí Quảng, HT.Thích Minh Chơn, HT.Thích Minh Thông, TT.Thích Lệ Trang, TT.Thích Thiện Thống…

ANH BB (10).JPG
HT.Thích Đức Nghiệp ban đạo từ

ANH BB (9).JPG
ĐĐ.Thích Thiện Quý báo cáo công tác giảng dạy

ANH BB (8).JPG
Hơn 600 học viên tham dự

Chương trình khóa học gồm các chuyên đề: Ý nghĩa trụ trì (HT.Thích Trí Quảng), Hoằng pháp truyền thống và hiện đại (HT.Thích Minh Chơn), Các pháp Yết-ma (HT.Thích Minh Thông), Nghi lễ thiền môn (TT.Thích Lệ Trang), Hành chánh Giáo hội (TT.Thích Thiện Thống), Pháp lệnh, tín ngưỡng tôn giáo (ông Lê Hoàng Vân). Sau các buổi học, Tăng Ni học viên đặt câu hỏi và được giảng sư trả lời, thảo luận tại giảng đường.

Khóa học được đánh giá khá nghiêm túc, mỗi buổi học đều có điểm danh. Sau mỗi môn học, học viên làm bài kiểm tra với tinh thần nghiêm túc, cầu học. Bài kiểm tra nộp về đạt 95% so với số lượng Tăng Ni đăng ký tham dự.

Căn cứ vào chất lượng các bài kiểm tra, và học viên tham dự đủ số buổi học theo quy định của Ban Tổ chức, Tăng Ni sẽ được cấp chứng chỉ II.

Ban đạo từ tại buổi lễ, HT.Thích Đức Nghiệp thay mặt chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN tán thán công đức đối với BTS PG TP.HCM đã tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì 2016 cho Tăng Ni.

Hòa thượng cũng phát biểu nêu lại hành trạng cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhân Đại lễ tưởng niệm lần thứ 708 ngày Ngài nhập Niết-bàn.

ANH BB (2).JPG
Trang nghiêm lễ đài tôn trí tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

ANH BB (12).JPG
Chư tôn giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

ANH BB (13).JPG

ANH BB (14).JPG
Thực hiện khóa lễ tụng niệm

Trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS PG TP, 24 BTS PG quận huyện, quý quan khách và Tăng Ni hướng về lễ đài niêm hương cúng dường Tam bảo, thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cống hiến cuộc đời cho Dân tộc và Đạo pháp.

TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ TP.HCM đã xướng lễ cúng dường, và thực hiện các nghi thức tưởng niệm. Toàn thể đại chúng nhất tâm đồng thanh tụng niệm cúng dường, tưởng nhớ công đức to lớn của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

ANH BB (15).JPG
Chư tôn đức Tăng Ni, quý khách thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng

Tiểu sử Đức Phật hoàng đã khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông (1-11-1308 – 1-11-2016) là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc.

Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam thời bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm, được xem là đặc trưng của truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Qua những cống hiến của Đức vua Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, nhân dân và Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật Việt Nam.

ANH BB (1).JPG
HT.Thích Thiện Tánh phát biểu cảm tạ

ANH BB (11).JPG
Quang cảnh lễ bế giảng khóa Bồi dưỡng trụ trì

Buổi lễ khép lại sau phần phát biểu của HT.Thích Thiện Tánh thay mặt Ban Tổ chức cảm tạ.

* Đọc thêm: 3 điều kiện cần thiết đối với vị trú trì ||

H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn

Lễ thọ tang Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình

Lễ thọ tang Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình

Đăng lúc: 21:26 - 19/11/2016

Sáng nay, 19-11 (20-10-Bính Thân), tại chùa Sắc tứ Long Sơn, TP.Nha Trang, Ban Tổ chức lễ tang và môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm cử hành nghi truyền thống thiền môn bạch Phật khai kinh và thọ tang Trưởng lão HT.Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa.

RJ7A9266.jpg
Long vị, di ảnh Trưởng lão Hòa thượng tân viên tịch tại lễ đường - Ảnh: Nguyên Sơn

HT.Thích Quang Đạo, Thành viên HĐCM GHPGVN quang lâm chứng minh, niêm hương bạch Phật. HT.Thích Minh Châu, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Khánh Hòa sám chủ. Chư tôn đức giáo phẩm, môn đồ pháp quyến, chư Tăng Ni và đông đảo Phật tử đã thành kính tham dự, cầu nguyện và thọ tâm tang.

RJ7A9584.jpg
HT.Thích Hải Ấn, đại diện môn đồ pháp quyến thọ tâm tang - Ảnh: Nguyên Sơn

Cũng trong sáng hôm nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã cử đại diện đến viếng tang; sau đó, đoàn lãnh đạo Khánh Hòa do ông Lê Thanh Quang, UV Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng tân viên tịch. Nhiều đoàn đại diện các ban ngành, đoàn thể, tôn giáo bạn cũng đã đến viếng tang Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN tại lễ đường chùa Long Sơn.

Lễ viếng bắt đầu từ sáng nay, 19-11, đến hết ngày 23-11 (từ ngày 20 - 24-10-Bính Thân).

Lễ tưởng niệm được cử hành lúc 7 giờ ngày 24-11 (25-10-Bính Thân), sau đó phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập bảo tháp tại khu Tháp tổ trong khuôn viên chùa Sắc tứ Long Sơn (TP.Nha Trang).

RJ7A9282.jpg
Cung nghinh Hòa thượng chứng minh và chư vị giáo phẩm - Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9305.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9319.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9321.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9357.JPG
HT.Thích Quang Đạo niêm hương bạch Phật - Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9373.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9377.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9378.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9381.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9408.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9402.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9414.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9475.JPG
Hòa thượng chấp lệnh - Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9495.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9500.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9502.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9535.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9537.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9555.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9591.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

RJ7A9597.jpg
Ảnh: Nguyên Sơn

unnamed.jpg
Vòng hoa kính viếng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh: Huệ Pháp

IMG_2680.jpg
Đoàn lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa dâng hương tưởng niệm trước Giác linh đài - Ảnh: Huệ Pháp

Nguyên Sơn - Huệ Pháp

nhap thap (41)

Tin, ảnh đặc biệt: Lễ truy niệm, cung tống kim quan HT.Thích Chơn Thiện nhập bảo tháp

Đăng lúc: 13:47 - 17/11/2016

Sáng nay, 17-11 (18-10-Bính Thân), tại lễ đường nơi tôn trí kim quan HT.Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN (chùa Tường Vân, P.Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã trang nghiêm và xúc động diễn ra lễ truy niệm Hòa thượng tân viên tịch, tiễn biệt vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, bậc Thầy của nhiều thế hệ Tăng Ni, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

nhap thap (7).jpg
Giác linh đường nơi tôn trí kim quan Hòa thượng tân viên tịch

Từ 5 giờ sáng, hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà và các tỉnh thành đã vân tập về tổ đình Tường Vân. Đúng 6 giờ, chư tôn đức Ban Nghi lễ đã cử hành lễ phát hành. HT.Thích Huệ Ấn, Thành viên HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhà làm sám chủ, thực hành pháp sự theo truyền thống nghi lễ thiêng liêng của thiền môn cố đô.

Đúng 7 giờ, Ban Tổ chức tang lễ và môn đồ pháp quyến tác bạch cung thỉnh chư tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN quang lâm Giác linh đường cử hành lễ truy niệm.

nhap thap (67).jpg
Chư tôn giáo phẩm và đại diện lãnh đạo chính quyền trước Giác linh đài

HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế và chư tôn giáo phẩm thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, cùng chư giáo phẩm Phó Chủ tịch HĐTS: HT.Thích Thiện Tâm, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Bảo Nghiêm, HT.Thích Gia Quang; chư giáo phẩm Ban Thường trực HĐTS, lãnh đạo các Ban ngành, Viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành… đã tham dự.

Đại diện lãnh đạo chính quyền dự lễ có các ông Phan Thanh Bình, UV Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQVN; Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhà cùng lãnh đạo các ban ngành trung ương và địa phương.

nhap thap (31).JPG
HT.Thích Bảo Nghiêm cung tuyên tiểu sử

HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã cung tuyên tiểu sử Trưởng lão HT.Thích Chơn Thiện. (bấm vào đây để đọc toàn văn)

Thay mặt Trung ương Giáo hội, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã đối trước Giác linh đài đọc lời tưởng niệm của Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN bái biệt một vị giáo phẩm lãnh đạo cao cấp của Giáo hội, nhà giáo dục Phật giáo, một học giả, nhà hoạt động xã hội có nhiều đóng góp quan trọng và ý nghĩa cho Đạo pháp và Dân tộc. (xem toàn văn lời tưởng niệm tại đây)

nhap thap (5).jpg
HT.Thích Thiện Nhơn đọc lời tưởng niệm

Ông Phan Thanh Bình đọc điếu văn của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có đoạn: “Là một cao Tăng chân tu, dù là ở cương vị chức sắc cao cấp của Giáo hội, một công dân hay là người Đại biểu của Nhân dân, Hòa thượng đều tận tâm, tận lực cống hiến vì nước vì dân và luôn là tấm gương tiêu biểu của Giáo hội, là cầu nối cho sự gắn bó, hòa quyện giữa đạo và đời, sống trọn theo tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

nhap thap (34).jpg
Ông Phan Thanh Bình đọc lời truy niệm của Quốc hội

Ông Phan Thành Bình cũng bày tỏ niềm kính tiếc đối với sự ra đi của Hòa thương và cho đó là một tổn thất nặng nề, để lại nhiều tiếc thương sâu sắc đối với Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng Ni tín đồ Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức do HT.Thích Chơn Hương, Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã khép lại lễ truy niệm.

Chư tôn đức giáo phẩm, các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương và tỉnh đã đối trước Giác linh đài cố Hòa thượng thành kính dâng hương tưởng niệm lần cuối cùng.

nhap thap (16).jpg
HT.Thích Đức Phương đang thực hiện nghi thức phất trần kim quan

Ban Nghi lễ đã trang nghiêm cung thỉnh HT.Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM thực hiện nghi thức phất trần. Sau đó, kim quan của Hòa thượng đã được cung thỉnh rời Giác linh đường, di chuyển trang nghiêm, hướng về bảo tháp trong tiếng niệm Phật đồng thanh của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và âm vọng của chuông trống Bát-nhã trầm hùng liên hồi.

Lúc kim quan Hòa thượng được cung thỉnh rời Giác linh đường, trời bỗng đổ cơn mưa, liền sau đó lại chợt tạnh, như khóc tiễn ngài về cõi tịch diệt.

9 giờ 30, kim quan Hòa thượng được cung thỉnh nhập bảo tháp vô tung, chư tôn đức Tăng Ni, quan khách và Phật tử đã xúc động rải hoa lần lượt tiễn biệt một vị giáo phẩm, bậc Thầy khả kính.

Cũng trong sáng nay, tại trụ sở Trung ương GHPGVN, chùa Quán Sứ, Hà Nội đã trang nghiêm diễn ra lễ tưởng niệm HT.Thích Chơn Thiện với sự tham dự của chư vị giáo phẩm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc VN, Quốc hội và các ban ngành đoàn thể.

Sau đây là những hình ảnh do nhóm phóng viên Báo Giác Ngộ thực hiện, từ Huế gởi về tòa soạn:

Lễ phát hành:

IMG_8069.JPG

nhap thap (41).JPG

nhap thap (66).jpg

nhap thap (9).jpg

nhap thap (8).jpg

nhap thap (10).jpg

Lễ truy niệm của Trung ương Giáo hội, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam:

nhap thap (35).jpg

nhap thap (26).jpg

nhap thap (27).jpg

nhap thap (28).JPG

nhap thap (4).jpg

nhap thap (12).jpg

nhap thap (30).jpg

nhap thap (32).jpg

nhap thap (31).JPG

img_9465.jpg

nhap thap (1).jpg

nhap thap (36).jpg

nhap thap (6).jpg

Lễ phất trần:

nhap thap (39).jpg

nhap thap (40).jpg

nhap thap (16).jpg

nhap thap (38).jpg

Cung thỉnh lư hương, long vị, di ảnh và y bát thượng giá, phụng tống kim quan nhập bảo tháp:

a bo sung (2).jpg

a bo sung (3).jpg

nhapthap-13.jpg

nhap thap (14).jpg

nhap thap (15).jpg

nhap thap (17).jpg

nhap thap (18).jpg

nhap thap (47).jpg

nhap thap (48).jpg

nhap thap (49).jpg

nhap thap (19).jpg

nhap thap (44).jpg

nhap thap (46).jpg

a bo sung (4).jpg

nhap thap (53).jpg

nhap thap (57).jpg

a bo sung (5).jpg

nhap thap (58).jpg

nhap thap (43).jpg

nhap thap (29).jpg

a bo sung (7).jpg

a bo sung (6).jpg

a bo sung (8).jpg

a bo sung (9).jpg

a bo sung (10).jpg

nhap thap (61).jpg

nhap thap (54).jpg

nhap thap (20).jpg

nhap thap (63).jpg

Rải hoa tiễn biệt:

nhap thap (25).jpg

nhap thap (21).jpg

nhap thap (22).jpg

nhap thap (23).jpg

nhap thap (24).jpg

a bo sung (11).jpg

nhap thap (62).jpg

a bo sung (12).jpg

15036656_959096687528266_7951465041584008705_n.jpg

a bo sung (1).jpg
Lễ an vị Giác linh

Quảng Điền - Quảng Hậu

Học hạnh vô tranh

Học hạnh vô tranh

Đăng lúc: 09:35 - 25/07/2016

Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnh và hòa hợp là bản thể của Tăng-già đồng thời là cơ sở để tiến tu nhằm thành tựu giới, định, tuệ và tăng trưởng tín tâm cho tín đồ Phật tử.
Sáu pháp lục hòa kính là gì

\luc-hoa.jpg

Thanh tịnh và hòa hợp là bản thể của Tăng-già, đồng thời là cơ sở để tiến tu nhằm thành tựu giới, định, tuệ

Được sống trong không khí hòa hợp, chung vui là niềm hạnh phúc của mọi người. Nhất là người xuất gia, nguyện sống không gia đình nên được sống vui trong sự bảo bọc, che chở, ấm áp đạo tình của Tăng-già là niềm hạnh phúc lớn.

Thế nhưng, vì nghiệp lực nên có người rơi vào những hội chúng nhiều bất hòa, thường nghi kỵ, tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Nguyên nhân của tranh đấu thì rất nhiều nhưng căn bản vẫn là lợi và danh. Lúc mới xuất gia, với sơ tâm dũng mãnh thì lợi và danh thật bọt bèo. Nhưng rồi, chúng vẫn là cội nguồn để người ta tranh chấp. Thế mới biết tâm vô thường, đổi thay đến chóng mặt. Không phải bây giờ mà từ thời Thế Tôn, thời của Chánh pháp mà các Tỳ-kheo đã từng “có lúc dùng dao gậy đập nhau”.

“Một thời Phật ở thành Câu-thâm trong vườn Cù-sư-la.

Bấy giờ Tỳ-kheo ở Câu-thâm hằng ưa tranh tụng, phạm các hạnh ác, đối mặt cãi cọ, hoặc có lúc dùng dao gậy đập nhau. Bấy giờ Thế Tôn sáng sớm đến chỗ các Tỳ-kheo ấy. Đến rồi, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheo các thầy, cẩn thận chớ gây gổ, chớ tranh phải trái với nhau. Này các Tỳ-kheo, nên cùng hòa hợp, là bạn bè cùng một thầy, đồng nhất như nước với sữa, sao lại gây gổ?

Khi ấy Tỳ-kheo ở Câu-thâm bạch Thế Tôn:

- Cúi mong Thế Tôn chớ lo việc này, chúng con tự lo liệu lẽ này. Lỗi lầm như thế, chúng con tự biết tội này.

Thế Tôn bảo:

- Thế nào, các thầy vì vua mà hành đạo, hay vì sợ hãi mà hành đạo, hay vì đời sống thiếu thốn mà hành đạo?

Các Tỳ-kheo đáp:

- Không phải thế, bạch Thế Tôn.

Thế Tôn bảo:

- Thế nào các Tỳ-kheo, các thầy há chẳng phải muốn xa lìa sanh tử, cầu đạo vô vi mà hành đạo sao? Nhưng thân ngũ ấm thật chẳng thể bảo toàn.

Các Tỳ-kheo đáp:

- Đúng vậy, Thế Tôn, như lời Thế Tôn dạy. Chúng con là con nhà vọng tộc, sở dĩ xuất gia học đạo vì cầu đạo vô vi, diệt thân ngũ ấm, thế nên học đạo.

Thế Tôn bảo:

- Các Tỳ-kheo không chịu học đạo mà lại tranh đấu đấm, đánh nhau, đối mặt gây phải trái, nói ác với nhau. Các thầy phải nên thành tựu hạnh này. Cùng đồng một pháp, một thầy dạy, cũng nên hành pháp lục hòa này, cũng nên hành thân, khẩu, ý hành này, cũng nên hành việc cúng dường những vị Phạm hạnh.

Các Tỳ-kheo đáp:

- Đây là việc của chúng con. Thế Tôn chớ lo việc này.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo ở Câu-thâm:

- Thế nào, các người ngu, các thầy chẳng tin lời của Như Lai sao mà nói Như Lai chớ lo việc này? Các thầy sẽ tự chịu quả báo tà kiếp này…”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 24.Cao tràng 3 [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.513)

Đành rằng, khi chưa thành tựu các Thánh quả thì đôi lúc người tu cũng bị phiền não chi phối. Nhưng vì tham ái lợi danh che mắt mà dẫn tới đấu đá và tranh giành trong chốn thiền môn thì thật xót xa. Bởi không thấy được những tác động tiêu cực nhiều chiều từ việc tranh chấp kiên cố của mình, nghĩ rằng mình làm như vậy là đúng rồi kiên quyết bảo vệ quan điểm bạo động, tranh đấu, gây bất hòa. Cũng như các Tỳ-kheo ở thành Câu-thâm, trước lời khuyên của Thế Tôn mà vẫn ngoan cố “Đây là việc của chúng con. Thế Tôn chớ lo việc này”. Sự việc căng đến nỗi Thế Tôn phải cứng rắn “Thế nào, các người ngu, các thầy chẳng tin lời của Như Lai sao mà nói Như Lai chớ lo việc này? Các thầy sẽ tự chịu quả báo tà kiếp này”.

Hình ảnh các Tỳ-kheo thường tranh đấu, bất hòa với nhau như thế tục đã cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Xét cho cùng thì vấn đề cũng không ngoài tham ái và vô minh, nguyên nhân căn bản của khổ đau. Nên xả buông với danh lợi thì tranh chấp, đấu đá sẽ giảm. Sống chung với nhau mà bất hòa là “oán tắng hội khổ”. Nên mỗi người hãy tự buông bỏ một phần chấp ngã, tham ái thì cơ hội hòa hợp sẽ mở ra. Buông hết thì mới thực sự lục hòa, thanh tịnh và an vui.

Khóa tu “Ươm mầm hoa sen” tại Nghệ An

Khóa tu “Ươm mầm hoa sen” tại Nghệ An

Đăng lúc: 14:25 - 12/07/2016

Tối ngày 10-7-2016, tức ngày 7-6-Bính Thân, tại Chùa Chí Linh, huyện Yên Thành, đã long trọng tổ chức khóa Tu mùa hè " Ươm mầm hoa sen " do BTS_GHPGVN , tổ chức dưới sự chỉ đạo của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ Tịch TW GHPGVN , trưởng BTS - GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng Tọa : Thích Thọ Lạc - phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN , phó BTS- GHPGVN tỉnh Nghệ An. Mạc dù thời tiết mấy ngày hôm nay rất nóng nực, nhưng với tinh thần học hỏi , giao lưu nên đã có hơn 600 em khóa sinh đã có mặt tham dự trong khóa tu mùa hè từ ngày mồng 10 -7 -2016 đến ngày 15 - 7 -2016. dành cho các em thanh thiếu niên Phật Tử trên địa bàn huyện Yên Thành và các vùng lân cận trong tỉnh Nghệ An. Trở về Tu tập học Phật Pháp Đạo Đức lối sống hướng thượng và hòa hợp.
Với sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng, Ni, : Thượng Tọa: Thích Trúc Thông Kiên - Trưởng Ban hướng dẫn Phật Tử GHPGVN , kiêm trưởng BTC trại hè " Ươm mầm hoa sen " . Đại Đức Thích Định Tuệ- Trưởng Ban Truyền Thông GHPGVN , kiêm Phó BTC trại hè . Đại Đức Thích Tuệ Minh - Phó BTC trại hè, Đại Đức Thích Quảng Văn - Trụ trì Chùa Lam Sơn. Đại Đức Thích Tâm Ngọc- Phó Ban Văn Hóa GHPGVN tỉnh Nghệ An, cùng các Chư Tôn Đức Tăng , Ni trong và ngoài tỉnh về tham gia và chứng minh.
Về phía chính quyền có :
Ông ; Vũ Khắc Nguyên - Chủ nhiệm Ban Văn Hóa các dân tộc Việt Nam
Ông: Nguyễn Viết Hưng - Phó bí thư thường trực huyện ủy huyện Yên Thành, Ông : Hoàng Thanh Truyền - PCT huyện Yên Thành , Ông: Nguyễn Công Chúc - Chánh văn phòng Ủy Ban huyện Yên Thành. Ông; Nguyễn Văn Nam - Phó trưởng phòng nội vụ.. Ông : Lê Xuân Nhung- Bí Thư Đảng Ủy, CTHĐND xã Xuân Thành. Ông: Lê Văn Hải - PHó Bí Thư CTUBND xã Xuân Thành. Ông: Dương Ngọc Đăng - CTUBMTTQ xã. Cùng các cấp lãnh đạo, đoàn thể huyện và xã Yên Thành , các Quý Phật Tử , các bậc Phụ Huynh, các em khóa sinh tham gia khóa Tu Ươm Mầm Hoa Sen.
Xã hội thường nêu cao biểu ngữ : "trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Còn Đức Phật của chúng ta thường dạy ở trong kinh rằng: " có bốn thứ không thể xem thường, thứ nhất là một đốm lửa nhỏ, thứ hai là một con rắn nhỏ, thứ ba là một thái tử trẻ tuổi và thứ tư là một sa di nhỏ tuổi. " " Điều đó cho thấy rằng, Đức Phật rất chú trọng đến tuổi trẻ. Đối với Ngài, tuổi tác không nói lên được giá trị của một con người , mà chính là sự nỗ lực thăng hoa tâm linh đạt đến sự mở toang cánh cửa giác ngộ trong mỗi con người. Học Phật, chính là học những nhân cách, tư duy và tầm suy những giá trị đạo đức từ một đấng mô phạm cho đời, để rồi từng bước lần theo con đường của tuệ giác ấy" .
Trong tinh thần từ bi và trí tuệ, Đạo Phật đã có những việc làm tích cực cùng cộng đồng xây dựng một thế hệ trí thức tương lai lành mạnh cả thể chất và tinh thần. Trong đó khóa mùa hè là hoạt động thiết thực và gần gũi nhất để hướng các bạn trẻ nhận ra mục đích và lý tưởng sống. Tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và hướng thiện. Các Em không chỉ được giảng dạy về giáo lý nhà Phật, giáo dục đạo Đức nhân cách , lòng hiếu thảo, sự yêu thương và còn được giáo dục những kỷ năng sống và tính tự lập.
Bên cạnh đó, các Em còn được tham gia các trò chơi bổ ích, giao lưu học hỏi thêm nhiều người bạn tốt, và là một trải nghiệm đáng nhớ, hữu ích, hành trang cần thiết cho các em trên bước đường trưởng thành.


Cung Nghinh Chư Tôn Đức Tăng Ni








Tiết mục múa biểu diễn của thanh niên Phật Tử Chùa Chí Linh.














Đại Đức Thích Tuệ Minh - Phó BTC , khai mạc buổi lễ.


Thầy Thích Tuệ Minh chia sẻ ; Để tạo nên một chương trình hoàn toàn mới trong khóa Tu mùa hè này, và đây là một chương trình sẽ được thử nghiệm đầu tiên trên đất nước Việt Nam, lấy BTS GHPG tỉnh Nghệ An thử nghiệm. Biến khóa tu trở thành các hoạt động, sự sinh hoạt của khóa tu giống như một xã hội thu nhỏ, nếu hiệu quả tốt và thành công chắc chắn sẽ được nhân rộng rất nhiều các khóa tu trên địa bàn các Tỉnh, Thành trong cả nước,do vậy rất mong các bạn hôm nay chúng ta là những người rất vinh dự là người đầu tiên chúng ta thực hiện khóa tu này cho nên sẽ còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhờ lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, Quý Thầy tin tưởng rằng các bạn sẽ làm được.








Tiết mục dâng hoa của các Em Phật Tử Chùa Chí Linh.








Đại Đức Thích Đinh Tuệ - Phó BTC đọc diễn văn khai mạc khóa tu Ươm Mầm Hoa Sen năm 2016.







Lời hứa nguyện của các Em khóa sinh. Thay mặt cho 600 Em khóa sinh và tình nguyện viên xin hứa :
1.Tôn kính Phật, Yêu nước non, kính trọng Chư Tăng, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy thời Khóa.
2.Thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chăm chỉ lắng nghe, tiếp nhận lời hay, ý đẹp.
3.Chia sẻ những gì tốt đẹp nhất của khóa tu đến với mọi người.





Ông : Hoàng Danh Truyền - Huyện Ủy Viên PCT HĐND Huyện Yên Thành phát biểu và chia sẻ với khóa Tu , đánh giá cao , biểu dương, chúc mừng những kết quả hoạt động của toàn thể Tăng, Ni trong tỉnh Nghệ An đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, vun đắp tình cảm , giáo dục đạo đức, lối sống cho các Em thiếu nhi, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương.trong những năm qua.Ông thay mặt các cấp lãnh đạo , Chúc toàn thể Chư Tôn Đức , Tăng, Ni, Phật Tử, các trại sinh luôn khỏe mạnh và thành tựu viên mãn trong công việc Phật Sự. Chúc Khóa Tu mùa hè thành công tốt đẹp.


Thượng Tọa : Thích Trúc Thông Kiên Ban Đạo Từ và Thầy mong các Em chấp hành tốt nội quy và thời khóa Tu lần này, học hỏi được những Đức Tính cần thiết để rèn luyện bản thân , sống chung hòa đồng với các bạn. Biết quan tâm chia se, và động viên nhau, không những trong khóa tu này mà mãi mãi về sau.






Chụp ảnh lưu niệm


















Tác giả bài viết: Hồng Nga

Ảo nhưng không ảo

Ảo nhưng không ảo

Đăng lúc: 21:23 - 06/12/2015

Cách đây chừng 15 năm, internet chưa phổ biến lắm ở Việt Nam, và dĩ nhiên còn khá xa lạ đối với Phật giáo. Nhưng bây giờ, sau giai đoạn “bùng nổ thông tin”, internet và những ứng dụng của nó đã trở nên quá “thân thiết” với mọi người.
Chỉ với chiếc điện thoại “thông minh”, một máy tính bảng hay chiếc máy tính…, cùng các ứng dụng 3G, wifi…, bất kỳ một ai cũng có thể xâm nhập thế giới với cả hai mặt tốt và xấu mà dường như không hề có sự trở ngại nào.

>> Triển khai đường dây nóng tố cáo sư giả
>> Một kiểu "giả trang thiền tướng"


Chúng ta thường quan niệm rằng internet là thế giới ảo. Ảo nhưng tác động thì rất thực

Mọi người, trong đó có tu sĩ Phật giáo, có thể tham dự và góp phần tạo thông tin qua những ứng dụng của các mạng xã hội sử dụng miễn phí và không hạn chế, như facebook, zalo… Chúng ta quá dễ dàng lên mạng và gặp ngẫu nhiên rất nhiều trang cá nhân như thế. Từ những hình ảnh sinh hoạt đời thường, những suy nghĩ dạng nhật ký, đến việc đăng tải các hình ảnh về các sự kiện Phật giáo, bày tỏ quan điểm, chia sẻ kiến thức, hoặc chỉ đơn giản là kết nối bạn bè, tán gẫu… liên quan đến tu sĩ Phật giáo trên các mạng xã hội.

Bên cạnh những tiện ích tích cực, còn rất nhiều hệ lụy, tác động xấu tới đạo Phật nói chung, khi các cá nhân tạo lập, cung cấp thông tin thiếu hoặc không nhận thức đầy đủ về những ảnh hưởng khó lường của các mạng xã hội. Nhiều vụ việc rất xấu, phản cảm liên quan đặc biệt đến cá nhân một vài tu sĩ Phật giáo đã được báo chí khai thác một cách triệt để trong thời gian qua có thể xem là sự cảnh báo rất đáng được quan tâm.

Như người viết đã có lần đề cập, người tu sĩ Phật giáo mặc nhiên trở thành biểu tượng của đạo đức hướng thượng, mẫu người đã vượt lên các nhu cầu tầm thường của đời sống để phụng sự cho lý tưởng cao đẹp, đem lại lợi lạc cho số đông. Chính vì thế, mọi hành vi, lời nói của họ đều được dư luận để ý, bình phẩm. Khi khoác lên chiếc áo tu sĩ, họ mặc nhiên trở thành hình ảnh đại diện cho Phật giáo. Nên những hình ảnh, lời nói liên quan đến người tu sĩ ở nơi công cộng, qua các trang mạng xã hội… cũng được dư luận đặc biệt chú ý. Và đôi khi, do thiếu ý thức nên những nội dung của người tu sĩ được đăng tải trên thế giới ảo không còn là chuyện riêng tư nữa. Điều đó đã từng xảy ra ở Thái Lan, và ngay cả ở Việt Nam chúng ta, và hậu quả của nó để lại đôi khi nghiêm trọng.

Chúng ta chỉ cần vào các công cụ tìm kiếm internet, gõ những chữ tìm kiếm có chủ đích trên sẽ dễ dàng thấy được điều đó.

Chúng ta thường quan niệm rằng internet là thế giới ảo. Ảo nhưng tác động thì rất thực. Internet cũng đã có vai trò rất lớn trong việc hoằng pháp, nhưng đồng thời cũng để lại nhiều phiền toái liên quan đến nếp sống của thiền môn, mà trung tâm là giới xuất gia, tu sĩ.

Hiện vẫn chưa có một kết quả khảo sát đầy đủ về điều đó để các ban ngành chức năng của Giáo hội có những quy định, hướng dẫn Tăng Ni sử dụng tốt phương tiện truyền thông của thời đại, đồng thời có những ứng xử phù hợp trong thế giới ảo này. Đây là vấn đề quan trọng và thiết thực, thiết nghĩ cần được các ban ngành Giáo hội như Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni quan tâm đúng mức, tránh tối đa trình trạng tự phát, cá nhân, tùy tiện... dẫn đến hậu quả xấu như đã diễn ra và nếu không có sự điều chỉnh phù hợp thì sẽ còn tiếp diễn sau này.

Thích Tâm Hải

ImageView

TP. HCM Đại giới đàn Trí Đức chính thức khảo hạch giới tử

Đăng lúc: 19:19 - 23/11/2015

Từ sáng sớm nay, 22-11 (nhằm ngày 11-10-Ất Mùi), gần 500 giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đã vân tập tại Tuyển Phật trường - chùa Huê Nghiêm, P.Bình Khánh, Q.2 tham gia kỳ khảo hạch nhằm tuyển chọn các giới tử đủ điều kiện thọ giới tại các đàn truyền giới của 8 giới trường thuộc Đại giới đàn Trí Đức PL.2559 - DL.2015 do BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức.

Quang lâm chứng minh và tham dự lễ khai mạc kỳ khảo hạch có sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm: HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM,Trưởng ban Tổ chức Đại giới đàn Trí Đức; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức Đại giới đàn Trí Đức; HT.Thích Minh Thông, Phó BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Thiện Minh, Phó Thường trực Ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM; TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị; quý Ni trưởng Phân ban Ni giới TP.HCM cùng chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM, Ban Tổ chức Đại giới đàn, Hội đồng Giám khảo, Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ban Giám thị… đã quang lâm Tuyển Phật trường.

>>> Tuyển Phật trường Huê Nghiêm khảo hạch giới tử Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na


HT.Thích Trí Quảng, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đã phát biểu khai mạc


Giới tử Tỳ-kheo Bắc tông

HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đã phát biểu khai mạc nhắc lại thời kỳ Đức Phật xây dựng giáo đoàn và Đức Phật chế định giới luật nhằm bảo vệ những tu sĩ có mục tiêu cao cả.

Hòa thượng nhấn mạnh, kỳ khảo hạch lần này nhằm tuyển chọn những người tài đức, gánh vác Phật sự cho Giáo hội. Hòa thượng nhắc nhở giới tử nếu là những người thật tu thật học, Ban Kiến đàn luôn luôn hỗ trợ còn nếu những người vì mục tiêu khác thì Ban Giám khảo sẽ công minh loại ra khỏi giới trường.

Hòa thượng tin tưởng vào hồng ân của Đức Phật gia hộ để giới tử vượt qua kỳ khảo hạch đạt kết quả tốt để đủ điều kiện được tấn đàn thọ giới tại các giới trường Đại giới đàn Trí Đức.


HT.Thích Trí Quảng thỉnh một hồi kẻng dài khai mạc kỳ khảo hạch


TT.Thích Hiển Đức đánh 3 tiếng kẻng lệnh, Ban Giám khảo chính thức khảo hạch

TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị Đại giới đàn Trí Đức, thay mặt Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Giám thị thông báo những nội quy của kỳ khảo hạch, những điều nên và không nên làm đối với giới tử để kỳ thi tuyển diễn ra trang nghiêm và công bằng.

Sau một hồi kẻng dài của HT.Thích Trí Quảng chính thức khai mạc kỳ khảo hạch và 3 tiếng kẻng lệnh của TT.Thích Hiển Đức, đúng 7 giờ 30, Ban Giám khảo tại Tuyển Phật trường chính thức khảo hạch giới tử.

478 giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thuộc các Hệ phái Bắc tông, Nam tông Kinh, Khất sĩ (và 8 tu nữ Hệ phái Nam tông Kinh) bước vào kỳ khảo hạch phần luật, Phật pháp căn bản và phần tụng niệm.


Giới tử trả lời trước Ban Giám khảo


Giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Nam tông Kinh trả lời vấn đáp

Tuyển Phật trường chia làm 11 nhóm Giám khảo Tỳ-kheo và 11 nhóm Giám khảo Tỳ-kheo-ni. Từng giới tử lần lượt đối trước Ban Giám khảo trả lời các câu hỏi trực tiếp (vấn đáp).

Nội dung khảo thí Đại giới đàn Trí Đức có hai phần: Ban Giám khảo tập trung vào khảo hạch giới luật, giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni gồm nội dung trong 4 quyển Luật Trường hàng (Tỳ-ni, Sa-di, Oai nghi, Cảnh sách) và khảo hạch nội dung giáo lý trong 4 quyển đầu của bộ Phật học phổ thông và nội dung về tụng niệm.


Giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Khất sĩ trả lời trước Ban Giám khảo


Giới tử Tỳ-kheo-ni Hệ phái Khất sĩ

Phụ trách khảo hạch giới tử Tỳ-kheo: HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo; HT.Thích Minh Thông, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo (phần luật); HT.Thích Như Niệm, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo (phần Phật pháp căn bản); HT.Thích Thiện Nhân, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Nam tông Kinh (phần luật và Phật pháp căn bản); HT.Thích Giác Hà, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Khất sĩ (phần luật và Phật pháp căn bản);

Phụ trách giới tử Tỳ-kheo-ni: NT.Thích Tịnh Nguyện, Phó ban Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni (phần Luật); NT.Thích Như Châu, Trưởng Phân ban Ni giới TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni (phần Phật pháp căn bản); NT.Thích Viên Liên, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni Hệ phái Khất sĩ (phần luật và Phật pháp căn bản).


Giới tử Tỳ-kheo-ni Bắc tông trả lời khảo hạch của Ban Giám khảo


Tuyển Phật trường diễn ra kỳ khảo hạch trang nghiêm
Tại Tuyển Phật trường, TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị Đại giới đàn Trí Đức cho biết: “Tuyển Phật trường Huê Nghiêm sáng nay được tổ chức trang nghiêm tạo niềm tin quý báu cho giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.

Kỳ khảo hạch đã diễn ra nghiêm túc tạo không gian tĩnh lặng để giới tử tư duy đến giáo điển, luật học của Đức Phật. Các vị trong Ban Giám khảo thực thi nhiệm vụ, chức năng của mình một cách nghiêm túc và tròn vẹn. Qua tinh thần nghiêm túc đó, Ban Giám khảo rất hoan hỷ và hài lòng khi ngồi ở cương vị của mình.

BTS GHPGVN TP.HCM nếu tổ chức các Đại giới đàn sau này, Ban Kiến đàn nên duy trì phong cách tổ chức này để tạo cho giới tử niềm tin trong Chánh pháp”.

Chiều nay, 596 giới tử Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na sẽ vân tập tại Tuyển Phật trường Huê Nghiêm vào lúc 13 giờ để tham gia kỳ khảo hạch.

Kết quả khảo hạch, Ban Kiến đàn sẽ thông báo kèm giấy báo trúng tuyển về đơn vị Phật giáo (BTS GHPGVN quận, huyện) nơi giới tử đăng ký hồ sơ thọ giới.


Giới tử Tỳ-kheo trước Ban Giám khảo


Giới tử Hệ phái Nam tông Kinh và Khất sĩ tại Tuyển Phật trường

Theo chương trình Đại giới đàn Trí Đức, vào lúc 6 giờ ngày 28-11 (nhằm ngày 17-10-Ất Mùi), tất cả các giới tử vượt qua kỳ khảo hạch sẽ vân tập làm thủ tục nhập giới trường học các nghi thức thiền môn để chuẩn bị thọ giới.

Theo đó, giới tử Tỳ-kheo tại giới trường chùa Huệ Nghiêm (Q.Bình Tân); Sa-di tại giới trường chùa Huê Nghiêm (Q.2); Tỳ-kheo-ni tại giới trường chùa Từ Nghiêm (Q.10); Thức-xoa-ma-na tại giới trường chùa Kim Sơn (Q.Phú Nhuận); Sa-di-ni tại giới trường chùa Huê Lâm (Q.11).

Giới tử Tỳ-kheo, Sa-di Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh tại Giới trường biệt truyền chùa Bửu Quang (Q.Thủ Đức); Giới tử Tỳ-kheo, Sa-di Hệ phái Khất sĩ tại giới trường tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh); Giới tử Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni Hệ phái Khất sĩ tại giới trường tịnh xá Ngọc Phương (Q.Gò Vấp).

Đại giới đàn Trí Đức PL.2559 do BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức từ ngày 1 đến ngày 6-12-2015 (nhằm ngày 20 đến 25-10-Ất Mùi) với 1.082 giới tử từ 24 BTS PG quận, huyện và các tỉnh, thành.

Đại giới đàn Trí Đức chính thức khai mạc vào 8 giờ, ngày 2-12 (nhằm ngày 21-10-Ất Mùi) tại Đại giới trường - chùa Huê Nghiêm, quận 2.
H.Diệu
Ảnh: Bảo Toàn

Đa số các giới tử trả lời khá tốt nội dung khảo hạch

*Giới tử Tỳ-kheo Thích Ngộ Đức, thuộc BTS GHPGVN quận 10: “Tôi được Ban Giám khảo hỏi 3 câu, trong đó có phần giới luật và Phật pháp căn bản. Tôi cũng khá tự tin đánh giá phần trả lời của mình là khá tốt và hy vọng sẽ vượt qua kỳ khảo hạch, có tên trong danh sách trúng tuyển để được thọ giới lần này”.

*Giới tử Tỳ-kheo Thích Hạnh Nguyện thuộc Hệ phái Nam tông Kinh: “Kỳ khảo hạch lần này giới tử đông nhưng Ban Kiến đàn tổ chức rất trang nghiêm, tạo không gian tĩnh lặng cho giới tử tập trung trả lời vấn đáp. Tôi cũng rất hoan hỷ và kỳ vọng với các câu trả lời của mình trước Ban Giám khảo, tôi sẽ đạt được kết quả tốt, hy vọng được thọ giới Đại giới đàn Trí Đức”.

*Giới tử Tỳ-kheo-ni Thích nữ Liên Thuần thuộc Hệ phái Khất sĩ: “Dù có hơi hồi hộp nhưng tôi cũng hoàn thành 4 câu hỏi của Ban Giám khảo đặt ra, trong đó có phần giới luật, Phật pháp và phần về tụng niệm. Tôi cũng có hy vọng sẽ được thọ giới trong Đại giới đàn Trí Đức lần này”.

*Giới tử Tỳ-kheo-ni Thích nữ An Huệ, giới tử tỉnh Lâm Đồng: “Dù thọ giới hơi muộn so với các giới tử khác, tôi vẫn nuôi chí nguyện được thọ giới lần này. Các câu hỏi của Ban Giám khảo đưa ra về phần luật và Phật pháp căn bản tôi trả lời tương đối tốt. Từ tỉnh Lâm Đông, tôi có duyên được tham gia kỳ khảo hạch lần này, tôi hy vọng mình sẽ có tên trong danh sách được thọ giới Đại giới đàn Trí Đức”.

Sắc màu chốn thiền môn

Sắc màu chốn thiền môn

Đăng lúc: 17:38 - 19/10/2015

Chính tại nơi này, một vùng ngoại ô thành phố, tôi đã tìm được cho mình một chốn bình yên. Chốn bình yên với những gam màu vẽ nên cuộc sống, những sắc màu bình dị, đơn sơ và thanh khiết như chính tâm hồn của những người thầy đáng kính. Rồi mai đây giữa dòng đời xuôi ngược, dẫu đắng lòng trước thay đổi thịnh suy, tôi sẽ không bao giờ quên những gì đang hiện hữu.



Khi vạn vật còn đang chìm trong giấc ngủ mơ màng, khi đàn gà con còn chưa muốn bước ra khỏi cửa chuồng để kiếm ăn, khi ông mặt trời còn chưa trở mình vươn vai thức dậy phía hừng đông thì hồi chuông báo thức đã vang lên, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng đại hồng chung ngân vang phá tan màn đêm tĩnh mịch. Trong màu vàng y rực rỡ, quý thầy đã tập trung về chánh điện để tụng thời kinh khuya. Màu vàng y thanh tịnh trang nghiêm, màu vàng sẫm của đất đỏ bazan, đó cũng chính là màu của sự nhẫn chịu. Nhẫn như đất, dẫu có ai thải vào đất hay vứt lên đất bất cứ thứ gì, đất cũng không nhàm chán hay giận dữ, đất âm thầm chuyển hóa.

Sau thời kinh khuya, mọi người cùng nhau quét dọn sân chùa. Khi âm thanh xào xạc của nhát chổi vừa ngưng thì vạn vật đã chuyển mình thức dậy. Tiếng chim đã bắt đầu réo rắt đầu cành, ánh nắng vàng xua tan giọt sương đầu ngọn cỏ. Trong bầu không khí trong lành ấy, chư Tăng và Phật tử xếp hàng lần lượt vào trai đường để dùng cơm. Dùng cơm sáng xong, tất cả cùng bắt tay vào công việc trong chùa, mỗi người một việc, không ai giống ai, có giống nhau chăng là nụ cười luôn nở trên môi của mỗi người khi chấp tác, hoặc giống nhau là sự nhiệt tình, năng nổ và hết mình trong công việc của mọi người.

Ấn tượng làm sao những buổi trưa hè của những ngày lễ, chủ nhật hay khóa tu, trong một sự hỗn độn màu sắc và âm thanh của thập phương bá tánh, những chiếc áo nâu và áo lam đang âm thầm làm việc, đẫm mồ hôi dưới trời nắng gắt. Vài vị thầy đang hướng dẫn cho các bạn nhóm Hộ pháp viên phát cơm cho Phật tử về chùa. Để có những phần cơm này, quý thầy và Phật tử trong chùa phải chuẩn bị từ đêm hôm trước. Nếu màu áo lam và áo nâu xen kẽ nhau trong khu vực nhà bếp với niềm vui phụng sự thì đâu đó vài tà áo lam và nâu đang lom khom nhặt những hộp cơm đã sử dụng xong với ước mong sân chùa được khang trang, sạch sẽ. Có lẽ từ quý thầy cho đến Phật tử trong chùa, ai cũng ý thức được những điều mình đang làm đem lại lợi ích gì và có ý nghĩa như thế nào.

Thế rồi dòng người đông đúc cũng đổ về muôn ngả, ánh nắng chiều soi rọi khắp lối đi, tiếng kinh chiều đồng vọng vang lên, khiến người lữ khách dừng chân nơi chốn thiền môn thanh tịnh, tìm lại sự bình yên trong sâu thẳm tâm hồn. Có ai đó đang ngồi nơi góc sân chùa, lắng nghe từng lời kinh tiếng kệ. Màu hoàng hôn buông phủ muôn nơi, nhưng không buồn bã thê lương mà an bình tĩnh lặng. Tiếng mõ vang đều được điểm xuyết thêm tiếng chuông ngân, càng làm cho không gian thêm trầm lắng. Có ai đó muốn dừng lại cuộc rong chơi, để ngồi đây lắng nghe niềm an lạc đang lan tỏa trong từng hơi thở. Thời kinh rồi cũng qua đi, mọi người cùng ngồi im, lắng nghe tâm mình hướng về Đức Phật. Phút tĩnh lặng tuy ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để mọi người lấy lại năng lượng sau một ngày dài mệt nhọc và nhìn lại chính bản thân mình.

Sau thời kinh tối, ánh đèn khu Tăng xá lại sáng rực lên, soi rọi cho những hành giả xuất gia tìm về với lời dạy của Thế Tôn trong từng trang kinh sách. Trong màu nâu sòng giản dị, các thầy học hỏi và nghiên cứu giáo lý của đức Phật để sau này tiếp bước dấu chân xưa, gánh vác trọng trách thiêng liêng mà đức Thế Tôn và các bậc Tổ sư khi xưa truyền lại. Đâu đó trong ánh đèn phố thị ngoài kia, có người đang chén tạc chén thù bên mâm cỗ, có người đang say đắm ái ân. Nhưng tại đây cũng có những người còn rất trẻ mà lòng tràn đầy nhiệt huyết, đang âm thầm nuôi dưỡng thiện tâm, đang gầy dựng những hoài bão, ước mơ tốt đời đẹp đạo. Ngày cũng dần tàn mà ánh đèn đêm vẫn còn rực sáng, thế nhưng có người vẫn dành một ít thời gian còn lại của ngày để tĩnh lặng tâm tư, nhìn lại chính mình và sau đó chìm vào giấc ngủ bình yên.

Dẫu biết rằng, dòng đời còn quá nhiều ngang trái, có lắm người mượn đạo tạo đời, làm nhiều điều không đúng với chánh pháp, làm mất đi hình ảnh thiêng liêng và cao cả của chư Tăng. Thỉnh thoảng những hình ảnh, tin tức không hay được đăng tải trên các ph ương tiện truyền thông đại chúng. Thế nhưng chắc chắn rằng đâu đó vẫn còn rất nhiều những người thầy vững tin vào con đường giải thoát, đang giữ mình khỏi những cám dỗ xa hoa và tìm về với ánh đạo thiêng của Phật Đà. Có những người thầy tuy tuổi đời còn rất trẻ và tuổi đạo không cao, nhưng luôn ấp ủ những hoài bảo cao vời muốn giúp đời vơi đi khổ não. Và ở một nơi xa xôi nào đó, có những người con Phật vì chúng sanh vì Phật pháp hành đạo độ đời. Nguyện cầu những hình ảnh này vẫn tồn tại mãi mãi với thời gian, sẽ không bao giờ phai nhạt. Nhân loại luôn được an vui hạnh phúc trong ánh sáng từ bi.

Kính Đức.

Pháp môn niệm Phật - Từ triết lý đến tín ngưỡng

Pháp môn niệm Phật - Từ triết lý đến tín ngưỡng

Đăng lúc: 07:48 - 11/07/2015

Niệm Phật là hàng phục phiền não, chuyển thức thành trí, hiển lộ tự tánh Di Đà.
Khái lược về triết lý kinh điển của pháp môn Niệm Phật
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đều thuyết minh tổng quát về pháp môn Niệm Phật. Việc hình thành pháp môn Tịnh độ chủ yếu từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như kinh Bát chu tam muội (Ban châu tam muội), kinh A Di Đà, kinh Quán vô lượng thọ, kinhVô lượng thọ, kinh Hoa nghiêm, kinh Thủ lăng nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng 18 thế kỷ qua (tính từ khi kinh Bát chu tam muội được dịch tại Trung Quốc năm 179), và pháp môn Niệm Phật được hình thành và phát triển thời Sơ tổ Tịnh tông Huệ Viễn (334-416) cho đến ngày nay.
Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn Niệm Phật đã đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan pháp môn Niệm Phật, trên căn bản thì Thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời Tổ sư Liên Trì (1532-1612) về sau, phổ biến phương pháp niệm danh hiệu Phật A Di Đà.
phat hoc.jpg
Nam-mô A Di Đà Phật
Đối chiếu với các kinh điển Nguyên thủy thì thấy có những điểm khác nhau giữa pháp niệm Phật trong Phật giáo Nguyên thủy và Tịnh Độ tông. Đó là sự thực. Lý do là Phật giáo Nguyên thủy lấy thiền Tứ niệm xứ làm pháp môn chủ đạo cho sự chứng đắc và giác ngộ. Niệm Phật theo Kinh tạng Nikaya là pháp quán niệm chứ không phải là xưng niệm danh hiệu như thời kỳ về sau của Tịnh Độ tông. Vấn đề chú ý là Tịnh Độ tông lấy pháp niệm Phật làm pháp môn chủ đạo cho mục đích vãng sanh và chứng đắc Niết-bàn. Nói niệm Phật vãng sanh là y cứ từ kinh luận Đại thừa. Nhưng niệm Phật chứng ngộ Niết-bàn được đề cập trong kinh điển Nguyên thủy thì Đại thừa chưa phổ biến rộng rãi trong quần chúng.
Từ hiện thực đó, niệm Phật vốn là một phương thức điều phục tâm, pháp tuyệt diệu đi vào thiền định và chứng đắc tuệ giác bị chôn vùi đằng sau lớp rào cản tín ngưỡng làm phát sinh nhiều quan niệm sai biệt về pháp tu này. Tín ngưỡng đây là từ ngữ tạm dùng vì chưa thể hiện trọn vẹn ý nghĩa niệm Phật từ phương diện triết lý. Tín ngưỡng niệm Phật là mặt nổi với niềm tin Phật A Di Đà ở cõi Cực lạc được phổ biến trong nhân gian, nhưng trong đó tiềm ẩn tư tưởng Phật-đà quan của Phật giáo Đại thừa. Niềm tin và triết lý của pháp Niệm Phật đã từng hòa quyện vào nhau trở thành pháp tu với hai phương diện niệm Phật vãng sanh và niệm Phật chứng ngộ Niết-bàn là vấn đề mà bài viết này đề cập.
A Di Đà, phiên âm từ chữ Phạn Amita, có nghĩa là Vô lượng; A Di Đà là Vô lượng thọ (Amitāyus) và Vô lượng quang (Amitābha). Tại sao từ A Di Đà chuyển đến ý nghĩa Vô lượng thọ và Vô lượng quang? Các nhà dịch thuật đều căn cứ vào ý nghĩa và nội dung kinh văn để nhận thức phẩm đức của Phật A Di Đà. Theo Từ điển Bách khoa Phật giáo Việt Nam giải nghĩa: “A Di Đà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc qua bộ kinh Ban châu tam muội do Chi-lâu-ca-sấm dịch năm 179, kinh Đại A Di Đà do Chi Khiêm dịch vào đầu thế kỷ thứ III và kinh A Di Đà do La Thập dịch vào đầu thế kỷ thứ V”1. Điều chúng ta thấy rõ là có nhiều kinh luận Đại thừa xuất hiện giới thiệu Phật A Di Đà. Theo tinh thần các kinh Đại thừa nói chung thì A Di Đà có nghĩa rút gọn tên Vô lượng thọ và Vô lượng quang. Đặc biệt trong kinh điển Mật giáo, A Di Đà còn có tên là Cam lồ đại minh vương hay Kim cương cam lồ thân2.
Một vài học giả đối chiếu tư tưởng các tôn giáo khác có sự suy luận sai biệt, như có người cho rằng: “A Di Đà là sự phát triển của thần thoại mặt trời trong tư tưởng tôn giáo Iran, hay có thể xuất phát từ tín ngưỡng Vishnu trong thời Veda của Ấn Độ”3. Nhưng chúng ta phải hiểu là đó sự suy luận theo tinh thần khảo cứu của các học giả. Còn đối với các nhà Phật học thì căn cứ nội dung các kinh điển Đại thừa và Nguyên thủy để phát huy tác dụng giáo lý Tịnh độ trong quá trình tu tập và hoằng pháp.
Ai đã từng đọc kinh văn Nguyên thủy, đều biết niệm Phật là phương pháp quán tưởng, quán niệm về mười phẩm hạnh của Đức Phật trong pháp Lục niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí và niệm Thiên. Niệm Phật ở đây là tư duy, nhớ nghĩ về phẩm đức Phật chứ không phải là xưng danh hiệu Phật. Khi thuyết pháp cho các đệ tử cư sĩ, Đức Phật dạy như sau: “Các ông sắp vào nơi hoang mạc, sẽ gặp nhiều khủng bố, tâm kinh hoàng dựng đứng cả lông, lúc ấy nên niệm Như Lai: Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác… Phật, Thế Tôn. Niệm như vậy thì mọi khủng bố đều tiêu trừ"4. Kinh Trung A-hàm, Đức Phật dạy về tác dụng pháp quán niệm mười phẩm đức của Phật: “Người ấy sau khi niệm tưởng Như Lai như vậy, ác tham nếu có liền bị tiêu diệt. Những pháp tạp uế, ác bất thiện, nếu có cũng bị diệt”5. Niệm Phật trong thiền môn của Tổ sư Thiền tông Hoằng Nhẫn có chủ trương: “Niệm Phật tịnh tâm”6 (Niệm Phật để tịnh tâm). Niệm Phật ở đây là phương tiện nhiếp tâm và quán tâm. Cho nên Thiền sư Thần Tú định nghĩa: Niệm Phật tức là tu chánh niệm (Phù niệm Phật giả, đương tu chánh niệm)7, chánh niệm để quán nguồn tâm, “quán sát tâm nguyên”. Tịnh độ tại tâm là cứu cánh của pháp môn Niệm Phật. Tư tưởng này cũng là quan niệm về Tịnh độ của Phật giáo Việt Nam thời Trần. Thiền sư Trần Nhân Tông có bài kệ khai thị như sau: “Tịnh độ là lòng trong sạch/Chớ còn hỏi đến Tây phương/Di Đà là tính sáng soi/ Mựa phải nhọc tìm Cực lạc”8.
Một khi đạt đến cấp độ niệm Phật đoạn trừ phiền não, dứt sạch tham ái thì Niết-bàn xuất hiện và Cực lạc Tây phương hiện tiền, đâu còn tìm cầu. Chứng ngộ Niết-bàn là thể nhập được tánh giác thanh tịnh, đầy đủ vô lượng công đức, ý nghĩa ấy được gọi “Duy tâm Tịnh độ” hay “Tự tánh Di Đà”, đó là cụ thể hóa ý nghĩa “Thực tướng niệm Phật” trong giáo nghĩa Tịnh độ. Đây là điểm then chốt mà các tông phái thường quan niệm về tính hợp nhất của Thiền và Tịnh.
Đức Phật Thích Ca rõ ràng là vị Phật lịch sử. Có vài học giả cho rằng Phật A Di Đà là vị Phật tôn giáo. Đây là quan điểm thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Chúng ta cần hiểu rằng: Mục đích Phật nói kinh, không phải xây dựng hình ảnh Phật theo ý nghĩa tôn giáo. Phật tôn giáo là khái niệm các học giả thiết lập để tìm hiểu về Phật giáo. Kinh văn Đại thừa nhắc đến Phật A Di Đà là vị Phật quá khứ. Đứng về phương diện Phật-đà quan mà luận, nếu Phật giáo Nguyên thủy chấp niệm quan điểm bảy vị Phật theo kinhTrường bộ9, thì đương nhiên chấp nhận có quá khứ Phật, hiện tại Phật và vị lai Phật. Phật A Di Đà hay mười phương chư Phật đều là Phật quá khứ. Phật dạy mọi chúng sanh có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Từ triết lý nhân quả mà luận thì tu theo hạnh Phật sẽ thành Phật, tu theo hạnh Bồ-tát sẽ thành Bồ-tát. Phật Thích Ca hay Phật A Di Đà và vô số Phật trên phương diện Pháp thân, trí tánh giác ngộ đều bình đẳng, tu là để khôi phục tánh giác ngộ ấy.
Các pháp môn căn bản đều thiết lập trên ba môn Giới-Định-Tuệ để loại bỏ Tham-Sân-Si. Pháp niệm Phật cần được hiểu như thế. Chúng sanh khổ đau do tâm tạo, do tâm hằng tư niệm ác pháp điều động thân miệng ý khởi hạnh ác, nay trở về niệm Phật, giúp tâm thanh tịnh. Tất cả các phương pháp Phật dạy đều là phương tiện, không nên dùng kiến giải chủ quan làm chìa khóa phân tích và so sánh pháp từ góc độ chân đế. Nếu lập luận như thế dễ lầm chiếc bè và bờ sông là một, thật đáng tiếc trong phương pháp luận!
Vấn đề Tịnh độ quan, chúng ta suy nghiệm từ Kinh tạng Nikaya, qua kinh Đại Thiện Kiến vương10, Đức Phật thuật lại cho ngài A Nan nghe quốc gia hưng thịnh của vua Thiện Kiến làm Chuyển luân Thánh vương trong thời quá khứ, ngôn từ diễn tả môi trường của cảnh giới ấy căn bản có nhiều điểm giống như thế giới Tây phương Cực lạc trong kinh A Di Đà. Hơn nữa từ thực tế, Đức Thích Ca trước khi thành Phật ở cõi Ta-bà là Bồ-tát Hộ Minh trú tại cõi trời Đâu suất, Phật Di Lặc tương lai thành Phật cũng đang trú tại cõi trời Đâu suất. Cảnh giới đó chúng ta có thể gọi là thiên quốc tịnh độ. Đứng về phạm trù tâm mà luận, Phật hay Bồ-tát luôn có tịnh độ hiện hữu, vì có cái tâm trong sạch thì có cảnh giới trong sạch là tịnh độ. Nếu Phật và Bồ-tát có tâm giải thoát khi thị hiện trong nhân gian này, thì thế giới chúng ta có thể gọi là Phàm thánh đồng cư độ.
Do vậy, người tu niệm Phật xem Đức Phật là đấng Giác ngộ vẹn toàn, bậc Giác ngộ giải thoát có năng lực từ bi và trí tuệ siêu việt, tin cõi Tịnh độ trang nghiêm không thể nghĩ bàn. Đức Phật xuất hiện, thế gian không ai bằng Phật được nhấn mạnh trong kinh Nguyên thủy như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời. Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời”11. Kinh điển Nguyên thủy ghi lại Đức Thích Ca cũng xuất hiện trong đời với nhiều năng lực siêu phàm, công đức thù thắng siêu việt thế gian, người phàm phu không có được. Trong giáo lý Tịnh độ, các kinh điển Đại thừa đều đề cập Đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp độ chúng sanh phát nguyện vãng sanh là điều sự thực chứ không phải yếu tố thần thoại của người đời sau. Kinh Nguyên thủy cũng có xác nhận về sự kiện Đức Phật hiện hào quang như sau: “Anan nên biết, Ta có hai nhân duyên mà phóng hào quang lớn: Một là khi ở bên gốc cây bồ-đề sắp thành đạo, liền phóng hào quang. Hai là khi sắp vào Niết-bàn cũng phóng hào quang lớn”12.
Như thế, từ quan điểm tu niệm Phật của Phật giáo Nguyên thủy, Tịnh Độ tông phát huy yếu tố niệm Phật với tín ngưỡng tích cực, kinh luận Đại thừa cho là chánh tín trong pháp môn tu. Niệm Phật nhập vào cảnh giới Tam muội (Chánh định), phát huy sự quán chiếu và chứng ngộ Niết-bàn được nhấn mạnh trong kinh Bát chu tam muội, kinh Lăng nghiêm, hay kinh Văn Thù thuyết Bát-nhã hoàn toàn phù hợp với quan điểm niệm Phật chứng đắc Niết-bàn trong kinh Nguyên thủy. Đức Phật đã dạy như sau: “Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”13. Ý nghĩa niệm Phật như vậy thì Nguyên thủy và Đại thừa đều chấp nhận.
Bước chuyển từ triết lý niệm Phật đến tín ngưỡng niệm Phật
Theo lịch sử Phật giáo thì từ thời Tổ Huệ Viễn đến thời Tổ Thiện Đạo có ba tư tưởng chính thực hành pháp môn Tịnh độ gọi là “Tịnh độ tam lưu”. Trong tác phẩm Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập14 của ngài Pháp Nhiên, một Tăng sĩ Nhật Bản chép rằng, có bốn nhân vật quan trọng trong sự phát triển tư tưởng niệm Phật. Phái thứ nhất là ngài Huệ Viễn (334-416) chủ trương quán tưởng niệm Phật, lấy kinh Bát chu tam muội làm y cứ tu học. Thực hành quán tưởng niệm Phật, chuyên chú niệm Phật để đạt Tam muội (Chánh định), thấy Phật vãng sanh. Phái thứ hai có ngài Đạo Xước và Thiện Đạo, nhưng chỉ gọi là phái Thiện Đạo (613-681), tiếp nối tư tưởng của Đàm Loan chủ trương nương vào tha lực bổn nguyện của Phật, niệm danh hiệu Phật cầu sanh Tịnh độ. Phái thứ ba có ngài Từ Mẫn (680-748), còn gọi là Pháp sư Huệ Nhật, chủ trương: Giáo -Thiền-Mật-Tịnh kiêm tu, thực hành tất cả pháp lành, chuyên tâm niệm Phật nguyện sanh Tịnh độ.
Kinh văn Đại thừa có quan niệm về yếu tố tha lực trong giáo nghĩa niệm Phật. Tha lực có phải là năng lực và bổn nguyện của Phật hay là kỳ vọng được thiết lập từ tính chủ quan của đệ tử Phật? Trong giáo lý Nguyên thủy hàm chứa yếu tố tha lực như là công đức phát sanh từ lòng kính trọng Đức Phật, kính trọng Tam bảo, hay là từ công đức bố thí. Kinh Lâu đài của nàng Chiên-đà-la (Candàlì -Vimàna)15 kể câu chuyện một phụ nữ nghèo, hạnh nghiệp xấu nhưng một lần lễ Phật với lòng thành kính, sau đó bị tại nạn lâm chung mà được sanh lên cõi trời. Hay câu chuyện Lâu đài do cúng mè16, kể về một người phụ nữ nghèo khổ, từ lâu sống với nghiệp xấu đáng đọa địa ngục, nhưng nhờ một lần cúng dường mè cho Đức Phật mà được phước sanh thiên. Trong giáo lý Tịnh độ tin tưởng rằng người thường niệm, lễ Phật và tu các thiện pháp sẽ được Phật tiếp độ vãng sanh. Đây là yếu tố quan trọng phát huy quan niệm tha lực và tự lực hợp nhất trong giáo lý Tịnh độ.
Nguyên thủy Phật giáo, bậc thánh từ A-na-hàm trở lên mới thực sự không còn bị tái sanh vào thế giới Ta-bà, sẽ sanh vào cõi trời và sau cùng đắc quả A-la-hán tại đó. “Sau khi viên tịch ở đây, Ngài tái sanh vào cảnh giới Vô phiền thiên (Suddhavasa, cảnh giới hoàn toàn tinh khiết), một cảnh giới thích hợp với các vị A-na-hàm. Ngài sẽ chứng đắc đạo quả A-la-hán và sống hết tuổi thọ trong cảnh giới này”17. Chúng ta có thể nói rằng từ bậc A-na-hàm mới được an trú trong cảnh Thiên quốc Tịnh độ.
Theo giáo lý Tịnh độ, Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng chiếu soi thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật-đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ tác động rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tự tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
Có thể nói niệm Phật theo Kinh tạng Nikaya là quán tưởng công đức Phật. Tịnh Độ tông phát huy yếu tố tha lực và tín ngưỡng một cách toàn triệt để truyền bá rộng rãi trong quần chúng. Nhưng phải ghi nhận rằng, yếu tố triết lý trong giáo nghĩa Tịnh độ vẫn nhấn mạnh vai trò pháp niệm Phật hướng đến chứng ngộ Niết-bàn như giáo lý Phật giáo Nguyên thủy. Điều này thể hiện rõ trong các kinh Bát chu tam muội, kinh Văn Thù thuyết Bát-nhã, kinh Lăng nghiêm và nhiều kinh khác.
Phái của ngài Huệ Viễn thể hiện pháp niệm Phật tam muội, thiên về phép quán tưởng niệm Phật, ít phổ biến rộng rãi, nhưng bậc trí tu hành pháp này rất đắc dụng. Phái của ngài Thiện Đạo khuyên niệm Phật y cứ vào kinh A Di Đà, kinh Vô lượng thọ và kinh Quán Vô lượng thọ, với tín ngưỡng là người niệm Phật được tất cả chư Phật hộ niệm, “Nhất thiết chư Phật hộ niệm”. Phái của ngài Từ Mẫn thì mang tính chất quân bình trong đời sống niệm Phật, vận dụng giáo nghĩa Phật dạy các tông phái Giáo-Thiền-Mật-Tịnh. Về sau, Thiền sư Vĩnh Minh (904-975) có công khởi xướng tư tưởng Thiền-Tịnh song tu, điều hòa tư tưởng Thiền và Tịnh thông qua triển khai rộng phương diện triết lý của pháp môn Niệm Phật, thể hiện rõ trong tác phẩm Vạn thiện đồng quy tập. Các nhà hoằng pháp xưa nay, tùy theo đối tượng và hoàn cảnh đúc kết tinh hoa pháp môn Tịnh độ để tu học, nhất quán với lập trường giáo lý Đại thừa.
Vãng sanh và chứng ngộ là tinh hoa của pháp môn Niệm Phật
Vãng sanh có nhiều chánh nhân, nhưng căn bản kinh Quán Vô lượng thọ dạy rằng: “Này Vi Ðề Hi! Người muốn sang nước Cực lạc ấy nên tu ba phước. Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực sư trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành. Hai là thọ trì tam quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi. Ba là phát tâm Bồ-đề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng kinh điển Ðại thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp”18. Đó là hạnh tu thiết thực trong đời sống mang ý nghĩa đạo đức, luân lý, giới luật và trí tuệ. Vãng sanh theo kinh A Di Đà dạy là phải đạt “nhất tâm bất loạn”, một khi đạt nhất tâm tức là thành tựu về thiền định và trí tuệ. Thành tựu tuệ giác thì mới có đầy đủ công đức giải thoát. Vãng sanh theo kinh Hoa nghiêm được đúc kết trong quá trình thực hành mười nguyện lớn của Bồ-tát Phổ Hiền, đây là lộ trình tu học tích cực, có chí nguyện lớn trong tinh thần tự lợi và lợi tha, sau cùng đem hết thảy công đức nguyện sanh về cõi Tây phương Tịnh độ. “Hạnh Phổ Hiền thù thắng của tôi/Phước lớn vô biên đều hồi hướng/Khắp nguyện chúng sanh đang chìm đắm/Mau sanh cõi Phật Vô Lượng Quang”19. Theo kinh Lăng nghiêm, muốn sanh Tịnh độ cần niệm Phật đắc Vô sanh pháp nhẫn, tức thuộc bậc Bồ-tát mới thông đạt pháp vô sanh hay bất thối địa. Đây là hạnh tu của Bồ-tát Đại Thế Chí, dùng câu niệm Phật để thâu nhiếp sáu căn, tịnh tâm để nhập vào chánh định, khi có chánh định thì có tuệ giác ngộ và thành tựu vãng sanh. “Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô sanh nhẫn. Nay ở cõi Ta-bà này, rộng độ những người niệm Phật, vãng sanh về Tịnh độ. Phật hỏi về chứng đắc viên thông, con không lựa chọn, đều nhiếp lục căn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam-ma-địa, đó là thù thắng nhất”20.
Kinh Bát chu tam muội dạy pháp quán tưởng niệm Phật. Đây là một phương pháp tưởng nhớ và quán sát hình ảnh Phật A Di Đà đến chuyên chú và nhập thiền định. Do sức tưởng niệm mà thấy Phật A Di Đà, thấy Phật là đồng nghĩa được vãng sanh. Nhưng muốn thấy Phật A Di Đà phải vào tam muội, tức nhập vào chánh định. Kinh chép: “Như Ta vừa nghe danh hiệu Đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác hiện nay Ngài ngự ở thế giới chư Phật. Thế giới của Ngài tên là Cực lạc, Ngài thường ngự vào pháp hội của các Bồ-tát để nói pháp và giáo hóa. Rồi người nghe y theo chỗ nghe được chuyên tin tưởng nhớ quán sát không ngừng nghỉ cho đến khi hình ảnh trên hiện rõ ràng trong trí sau cùng được thấy Đức A Di Đà Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác”21. Và kinh này giải thích rõ phương pháp khởi tâm quán sát, biện tâm để đắc trí tuệ giải thoát Niết-bàn như sau: “Tâm có tưởng niệm tức thành sanh tử, tâm không tưởng niệm tức là Niết-bàn. Các pháp không chơn thật chỉ do tư tưởng duyên khởi, đối tượng bị nghĩ liền diệt, chủ thể năng tưởng cũng không. Hiền Hộ! Ông nên biết các Bồ-tát nhơn tam muội này chứng được trí giác vĩ đại”22.
Niệm Phật như thế nào để phù hợp với tông chỉ của giáo lý Phật dạy? A Di Đà chính là bản tánh của chúng ta, niệm Phật là hàng phục phiền não để hiển lộ tánh giác A Di Đà. Niệm Phật để chuyển thức thành trí, hiển lộ tự tánh Di Đà. Niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn, không còn tướng người niệm và đối tượng niệm; siêu việt đối đãi năng sở. Niệm Phật quán tưởng Cực lạc tại tâm, cho nên không còn khái niệm đây là Ta-bà và kia là Tịnh độ; siêu việt không gian. Niệm Phật an trú ngay trong mỗi niệm, không mong cầu tương lai, không truy tìm quá khứ; siêu việt thời gian. Niệm Phật như thế, không lạc vào có và không, không chấp trước, tâm tánh rỗng lặng; khế hợp trung đạo thật tướng. Công phu như vậy thì Thiền, Tịnh và Mật hay các phương pháp tu học khác cùng điểm chung là hướng về Niết-bàn giải thoát, như nước trăm sông đều đổ vào biển cả mênh mông.
Lời kết
Trên phương diện tu học, thực tập bất cứ một pháp môn nào cũng có những phương tiện nhất định để điều phục và chuyển hóa tâm. Tịnh độ đã từng phát triển mạnh mẽ trong quần chúng qua nhiều thế kỷ tại các nước Phật giáo Đại thừa. Liên quan vấn đề tín ngưỡng và triết lý trong pháp niệm Phật chúng ta có thể đi đến một vài nhận xét sau:
Thứ nhất: Tín ngưỡng và triết lý trong pháp niệm Phật là điều kiện căn bản của vãng sanh và thành tựu tuệ giác. Bồ-tát Long Thọ xem pháp môn Niệm Phật dễ thành tựu đạo quả Vô thượng một cách mau chóng, gọi là “dị hành đạo”(dễ tu hành). “Phật pháp có vô lượng môn, như những con đường ở thế gian có khó có dễ, đi bộ thì khó ngồi thuyền bè thì dễ. Muốn dễ đi, mau đến phải nên niệm Phật, phải nên xưng danh hiệu Phật A Di Đà thì mau được đạo giác ngộ Chân chánh Vô thượng”23.
Thứ hai: Niệm Phật là phương pháp rất thù thắng để điều phục phiền não và thể nhập chánh định, đó là tiềm năng của sự quán tâm để chứng ngộ Niết-bàn. Vấn đề đặt ra là phương pháp niệm và quán tưởng theo đúng kinh điển Nguyên thủy và kinh điển Đại thừa hướng dẫn.
Thứ ba: Trên phương diện triết lý thì Thực tướng niệm Phật là nội dung căn bản của pháp môn Niệm Phật, vạn pháp không ngoài tâm, mười pháp giới không ngoài tâm, vũ trụ không ngoài tâm, Tây phương Tịnh độ không ngoài tâm và Niết-bàn cũng không ngoài tâm. Tâm ấy là bản thể vạn pháp, chính là “Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ”. Dù tu bất cứ pháp môn nào, sau cùng cũng chứng ngộ tâm tánh ấy. Đó là tinh hoa của pháp môn Niệm Phật. Cho nên các vị Tổ sư xem pháp niệm Phật là phương tiện thiết thực trong sự tu học và truyền bá Phật pháp.
Thích Đức Trí

Ý nghĩa chắp tay

Ý nghĩa chắp tay

Đăng lúc: 06:35 - 10/06/2015

Trong thiền môn, chắp tay là vấn đề phổ thông để tỏ lòng tôn kính Tam Bảo, cũng như xá chào nhau trong chốn Già Lam.



Ở một số nước Á Đông, phong tục chắp tay chào nhau ở mọi nơi là một nếp văn hóa ứng xử khá độc đáo. Còn trong nhà Phật chắp tay mang nhiều ý nghĩa.

Sau đây là 16 ý nghĩa của chắp tay:

1. Hai bàn tay khép lại biểu thị cho hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, không tranh đấu và không làm tổn thương người khác.

2. Khoảng trống giữa hai lòng bàn tay biểu thị lý chân không, ý nghĩa là chúng ta phải ngộ nhập tính Không của vạn pháp.

3. Hai lòng bàn tay khép lại với nhau biểu thị hai tay chấm dứt vọng động, không còn phan duyên, không còn tạo nghiệp vì tham, sân, si.

4. Mu bàn tay hướng ra ngoài biểu thị ngoại cảnh lục trần, lòng bàn tay hướng vào trong biểu thị giác tâm bồ đề, vì vậy chắp tay còn có ý nghĩa là đi ngược cảnh trần, tìm về giác tâm.

5. Tay phải, tay trái là do vọng tưởng, chấp trước mà có. Kỳ thực phải hay trái đều là giả danh, đều là hư vọng. Chắp hai tay làm một, không còn có phải trái, rời tướng phân biệt, bình đẳng nhất như.

6. Mười ngón tay khép lại với nhau biểu thị mười pháp giới quy về nhất tâm, tất cả đều do tâm tạo, tất cả đều từ tâm mà biến hiện ra.

7. Mười ngón tay biểu thị mười phương, chắp lại trước ngực, có nghĩa là chúng sanh trong mười phương đều bình đẳng, cũng có nghĩa là nhiếp thủ chúng sanh trong mười phương quy hướng Phật đạo. Mười ngón tay còn biểu thị cõi Phật trong mười phương, chắp lại trước ngực, có nghĩa là cúng dường chư Phật, Bồ-tát trong mười phương bằng tâm cung kính, cũng có nghĩa là nhiếp thủ công đức của cõi Phật trong mười phương để trang nghiêm tự tâm, thành tựu căn lành.

8. Phật tử gặp nhau chắp tay niệm “A Di Đà Phật” chính là quy hướng biển nguyện nhất thừa của đức Di Đà, bất thoái thành Phật. Cũng biểu thị cõi Phật mười phương cùng xưng tán A Di Đà Phật, cùng tuyên dương pháp môn Tịnh Độ.

9. Mười ngón tay chắp lại trước ngực biểu thị chúng ta phải tu mười ba-la-mật mới có thể thành Phật. Ngoài ra, mười huyền môn Hoa Nghiêm hay mười nguyện vương Phổ Hiền đều biểu thị sự viên mãn; cho nên, mười ngón tay chắp lại chính là biểu thị khả năng viên thành Phật quả.

10. Tay trái thường tĩnh, biểu thị “thông hiểu”; tay phải thường động, biểu thị “thực hành”; hai tay chắp lại biểu thị hiểu và hành hợp nhất, có như vậy mới thành tựu được vô thượng bồ đề.

11. Tay trái thường tĩnh, biểu thị “tự giác” (tự mình giác ngộ); tay phải thường động, biểu thị “giác tha” (giúp cho người khác giác ngộ); hai tay chắp lại biểu thị kết hợp tự giác với giác tha, có như vậy mới là hành giả Bồ-tát, có như vậy mới được giác hạnh viên mãn.

12. Tay trái biểu thị nguyện, tay phải biểu thị hạnh, hai tay chắp lại biểu thị nguyện và hạnh hợp nhất, lấy nguyện để khởi hạnh, lấy hạnh để chứng nguyện, có như vậy đại nguyện mới viên thành.

13. Hai tay chắp lại biểu thị các pháp bình đẳng, không phân cao thấp. Thiền tịnh không hai, tịnh mật chẳng khác, tuy phương pháp bất đồng, nhưng bản chất giống nhau, cùng chung một mục đích.

14. Hai tay trái phải hợp thành một thể biểu thị lý “không hai”. Phiền não và bồ đề không hai, tự hành và hóa tha không hai, tự Phật và tha Phật không hai, tánh và tướng không hai…

15. Chắp tay chính giữa ngực biểu thị lý trung đạo, không chấp vào hai bên như: thường hay đoạn, không hay có.

16. Hai tay chắp lại giống như nụ hoa chưa nở, biểu thị nhân địa tu hành. Khi hoa nở cũng là lúc thành tựu bồ đề.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 12
  • Hôm nay 3,362
  • Tháng hiện tại 60,747
  • Tổng lượt truy cập 23,466,996