Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
IMG 0814

Những hình ảnh đẹp nhất của Hành trình về đất tổ-Non thiêng Yên Tử

Đăng lúc: 08:21 - 23/04/2018

Sáng ngày 03/03/Mậu Tuất, Đạo tràng Hương Sen đến chiêm bái tại non thiêng Yên Tử - Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam", nơi vua Trần Nhân Tông tu thành Phật.

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Đăng lúc: 20:29 - 19/04/2016

Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định 1742 ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư các hạng mục công trình văn hóa tại Danh thắng Yên Tử, khu di tích nhà Trần Đông Triều, Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, bằng nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng, đến nay các công trình sau khi được trùng tu, tôn tạo đã phát huy giá trị văn hóa, trở thành điểm du lịch tâm linh, thắng cảnh thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, tạo nguồn thu ngân sách.

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh Danh thắng Yên Tử sẽ được GHPGVN tỉnh Quảng Ninh triển khai các công trình văn hóa tâm linh
Các công trình mà UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư gồm: Chùa Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Một Mái, chùa Hoa Yên, các công trình am tháp, mắt Rồng... với tổng số vốn các hạng mục công trình lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó, chùa Ngọa Vân vừa khánh thành giai đoạn 1 với số vốn trên 90 tỷ đồng; chùa Một Mái trung tu tôn tạo trên 25 tỷ đồng; chùa Hoa Yên trên 80 tỷ đồng; khởi công xây dựng mới chùa Quỳnh trị giá hàng trăm tỷ đồng...

Sau khi hoàn thành các công trình đã thu hút lượng khách du lịch lên đến vài triệu lượt/năm, trong đó phải kể đến khu Danh thắng Yên Tử, chùa Ngọa Vân tại Đông Triều với các điểm nhấn là Chùa Đồng, tượng Phật hoàng và khu am tháp.


Khu mắt Rồng, am tháp tại Yên Tử - điểm dừng chân chiêm bái của nhiều du khách

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử cho biết, nhờ biết phát huy được nguồn vốn xã hội hóa mà Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử đã làm nhiều công trình có giá trị về mặt văn hóa tâm linh, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Kinh nghiệm của Yên Tử trong việc huy động xã hội hóa, là công khai, minh bạch và sử dụng đồng tiền của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp đúng mục đích, xây dựng các công trình đảm bảo về chất lượng và cảnh quan. Điều đáng nói, đối với các công trình mang tính tâm linh, thì Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư mới phát huy được nguồn lực xã hội hóa có hiệu quả.


Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa
Ông Nguyễn Văn Thắng (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) cả cuộc đời gắn bó với Danh thắng Yên Tử nói: Trước đây, dân chúng tôi chỉ biết đi rừng, đào của mài, cả sắn để có bữa cơm đạm bạc. Từ năm 2006 đến nay, các cấp chính quyền, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đầu tư nâng cấp hạ tầng, huy động nguồn lưc xã hội hóa để làm các công trình tại Yên Tử như: Chùa Đông, tượng Phật hoàng, chùa Hoa Yên, Một Mái, am tháp... Vì vậy, Yên Tử đã thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, lễ bái. Từ đó, người dân chúng tôi phát triển được kinh tế gia đình bằng kinh doanh các mặt hàng phục vụ du khách nên cuộc sống nơi đây đã thay da, đổi thịt.

Cùng với các hạng mục đã được triển khai, trước lễ Phật đản năm nay, tại Danh thắng Yên Tử, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục thực hiện chủ đầu tư các công trình hạng mục tâm linh, điển hình là Trung tâm khai hội, cung Trúc Lâm, vườn thiền với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Bước đầu số tiền đã được các tổ chức doanh nghiệp cá nhân ủng hộ trên 100 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, công tình sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách khi hành hương về Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của cả nước. GHPGVN tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào kỷ niệm 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

“Chúng tôi thấy Quyết định 1742 mà tỉnh giao các công trình văn hóa tâm linh tại 3 khu di tích quốc gia đặc biệt tại Quảng Ninh cho Giáo hội làm chủ đầu tư là rất hợp lòng dân. Tới đây, khi chúng tôi triển khai các hạng mục tại Yên Tử, ngoài việc tuân thủ các văn bản quy phạm của Nhà nước về quy hoạch, quản lý di sản, chúng tôi tiếp tục huy động tốt nguồn vốn xã hội hóa để đưa công trình sử dụng đúng mục đích, hiệu quả”, Đại đức Thích Đạo Hiển - Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh nói.

Chỉ trong vài năm nữa, sẽ có thêm nhiều công trình văn hóa đậm tính thuần Việt, điểm dừng chân của du khách khi hành hương về Yên Tử. Nơi đây, sẽ tái hiện cuộc đời hành trạng của Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, giới thiệu về những tác phẩm bất hủ của Ngài, tái hiện cuộc sống tu hành của các chư vị Tổ sư thế kỷ thứ 13. Đây là tiền đề để khu Danh thắng Yên Tử trình UNESSCO công nhận di sản văn hóa.

T.Uyên

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 6
  • Hôm nay 3,373
  • Tháng hiện tại 60,758
  • Tổng lượt truy cập 23,467,007