Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Thông Báo: HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ- THEO DẤU CHÂN PHẬT

Thông Báo: HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ- THEO DẤU CHÂN PHẬT

Đăng lúc: 18:43 - 06/09/2016

Khát khao được trở về hành hương và chiêm bái trên quê hương của đức Phật, đó là tâm nguyện cao cả và thiêng liêng nhất trong niềm tin tín ngưỡng tâm linh mà mỗi người con Phật chúng ta hằng ao ước và mong mỏi!
Trên tinh thần đó, Đạo Tràng sẽ tổ chức chuyến “hành hương đất Phật”- năm 2016, từ ngày 16/10 đến ngày 29/10/ Al, nhằm để tạo duyên lành cho quý Tăng-Ni, cùng Phật tử, có cơ hội để được Chiêm bái - tu tập và tìm hiểu về giá trị lịch sử của những Thánh tích Phật Giáo tại đất nước Ấn Độ, nơi mảnh đất thiêng liêng đã khơi nguồn ánh sáng Đạo Vàng.

Quán Thế Âm - vị Bồ-tát hộ trì bình an

Quán Thế Âm - vị Bồ-tát hộ trì bình an

Đăng lúc: 21:13 - 04/09/2016

Quán Thế Âm là vị Bồ-tát có công hạnh đặc sắc, năng lực vĩ đại và trí tuệ tỏa sáng muôn nơi để cứu giúp chúng sanh trở về đường giác.

Công hạnh của Ngài được nói đến thông qua những bộ kinh tinh hoa của Phật giáo Đại thừa như kinh Bát nhã, kinh Pháp hoa, kinh Hoa nghiêm, kinh Duy ma, kinh Đại bảo tích, kinh Đại Niết-bàn và kinh Vô lượng thọ...
Đặc biệt, tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Bồ-tát Quán Thế Âm phổ cập giữa thế gian như một hiện tượng văn hóa cách tân, báo hiệu một nguồn sinh khí mới, rất thân thiện, gần gũi với tâm lý của con người trong từng ngõ ngách cuộc sống. Theo quy luật tự nhiên, hạnh nguyện cứu giúp, gia hộ của Bồ-tát Quán Thế Âm (gọi chung là tư tưởng Quán Âm) thích hợp với thực tiễn xã hội nên được đa số quần chúng đón nhận nhiệt tình. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển trên đất mẹ (Ấn Độ) rồi truyền sang các nước Đông Nam Á, tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm đã để lại nhiều dấu ấn rất sâu đậm trong đời sống văn hoá, xã hội và lịch sử.

Nhà nghiên cứu Phật học Nhật Bản Kimura Taiken nhận định: “Theo một ý nghĩa nào đó ta có thể nói rằng sự phát triển về Phật Bà Quan Âm là nguyên nhân chủ yếu làm cho giáo lý Phật giáo biến thiên và triển đạt. Do đó, vấn đề bộ phái Phật giáo liên quan tới Bồ-tát luôn được coi là một vấn đề vô cùng trọng yếu” 1.

Thật vậy, Bồ-tát Quán Thế Âm lấy thế giới Ta-bà làm trung tâm hóa độ. Ngài dùng mọi phương tiện dẫn dắt chúng sanh thoát mọi khổ đau trần thế. Ngài phổ độ bằng cách tiếp cận chúng sanh xem như thân bằng quyến thuộc. Nên mọi người con Phật cảm nhận sự hiện diện của Ngài rất gần gũi, rất thân thiện, dễ dàng đi vào lòng người, vào lòng xã hội. Đặc trưng “giáo lý Phật giáo biến thiên và triển đạt” nghĩa là phương pháp độ sanh thẫm sâu vào đời sống nhân sinh, là niềm tin cứu độ cùng với sự kính ngưỡng vô biên, không phải ở lãnh vực thuyết pháp khai tâm mở trí. Nên nói, Bồ-tát Quán Thế Âm không những đứng ở một vị trí tôn kính, tôn thờ như Đức Phật Thích Ca, mà niềm tin về Ngài còn ăn sâu vào trong tâm tư, tình cảm, thật thân thương và gần gũi.

Cho đến hôm nay, trong tâm thức người Việt, Bồ-tát Quán Thế Âm có sức mạnh siêu nhiên, luôn biến hóa cứu độ chúng sanh trong mọi hoàn cảnh. Hàng năm, có ba ngày lễ vía Bồ-tát Quán Thế Âm: Đó là ngày 19 tháng 2 âm lịch vía Bồ-tát Quán Thế Âm đản sinh, ngày 19 tháng 6 âm lịch vía Bồ-tát thành đạo, ngày 19 tháng 9 âm lịch vía Bồ-tát xuất gia. Ngoài ra, một hóa thân khác của Quán Thế Âm là Bồ-tát Chuẩn Đề, vía Ngài ngày 16 tháng 3 âm lịch. Các hoạt động lễ hội tưởng niệm và cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm trong toàn quốc thường được tổ chức vào các ngày vía này.

Truyền thống người Việt luôn tưởng nhớ tổ tiên và thờ cúng những người đã khuất là tập tục lưu truyền nhiều đời. Họ quan niệm người khuất phải sanh một cõi nào đó theo nghiệp của mình, trôi lăn theo sáu nẻo luân hồi. Vì tập nghiệp chúng sanh hầu hết nặng về tham ái nên vì nhân tham ái mà tái sanh vào ngạ quỷ. Vì thế người con Phật quan niệm lễ chẩn tế cô hồn sẽ giúp hương linh (ngạ quỷ) giảm bớt khổ đau, đói khát, và người cúng thí nhờ đó mà tạo ra phước báo vô lượng. Trong lễ cúng thí này, Bồ-tát Quán Thế Âm (hiện thân Tiêu Diện Đại Sĩ) được tôn trí ở vị trí cao nhất để thống lĩnh, giáo hóa, ban vui, cứu khổ cho các chúng sinh ngạ quỷ, cô hồn.

Đón linh hồn người quá cố về,

Mời Phật Bà Bồ-tát.

Đưa linh hồn người quá cố ra cửa ngục,

Thỉnh cầu xá tội 2.

Lễ thí thực cô hồn cũng góp phần làm vơi nỗi đau lòng của người đang sống và kính nhớ tổ tiên quá vãng của mình. Vì thế, lễ chẩn tế cô hồn thường được tổ chức nhân mùa Vu lan Báo hiếu. Đặc biệt, ngày nay lễ chẩn tế cô hồn được các nhà doanh nhân tổ chức trong những dịp khai trương để cầu âm siêu dương thái, mong trí tuệ sáng suốt và tâm từ rộng mở trong việc kinh doanh buôn bán.

Lễ chẩn tế cô hồn phản ánh nhiều khía cạnh, văn chương, triết lý và tín ngưỡng, nói chung là tất cả tinh hoa trong nền triết học Phật giáo Đại thừa Mật tông. Bố trí đàn tràng theo hình thức của Maṇḍala3. Thiết trí một vòng tròn, tượng trưng cho đóa sen nở trọn và tượng trưng căn bản vũ trụ luận của Mật tông. Có hai bộ Maṇḍala: Kim cang giới Mạn-đà-la (Vajradhātu-Maṇḍala) đại diện cho trí tuệ và Thai tạng giới Mạn-đà-la (Gabhadhātu-Maṇḍala), đại diện cho tâm đại bi của Như Lai.

Hiện nay, tượng Bồ-tát Quán Thế Âm không chỉ tôn thờ trong chùa mà còn xuất hiện trong vườn nhà, nơi làm việc. Hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm đã xuất hiện trên các cung đường, những địa điểm nguy hiểm để trấn giữ yêu quái, gia hộ bình an, cứu giúp dân chúng an lành. Người dân thường đặt tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở những nơi thường xảy ra tai nạn hoặc các nơi công cộng, ngay cả trên tàu xe, với niềm tin tưởng Ngài che chở, gia hộ an lành cho những chuyến đi xa.

Đơn cử như tại Quốc lộ 1A đi Vũng Tàu, ngay vòng xoay xa lộ (ngã tư Vũng Tàu) có tôn trí thờ Bồ-tát, với những câu chuyện truyền nhau về sự linh nghiệm của Phật Bà Quán Âm. Người ta tin rằng, những nơi có Ngài xuất hiện sẽ được hộ trì, giảm bớt tai nạn giao thông, làm cho người điều khiển xe cảm thấy bình an qua những khu vực nguy hiểm.

Những gia đình có điều kiện xây nhà cao tầng thường đặt tượng Bồ-tát Quán Thế Âm trên sân thượng để trấn giữ yêu quái, giúp người nhà yên lành. Họ tin rằng, thờ Ngài để ngăn cản điềm xấu đến gia đình, giúp gia chủ làm ăn thuận buồm xuôi gió, mọi người trong gia đình ít ốm đau bệnh tật. Nhiều người đeo đồ trang sức có hình Bồ-tát Quán Thế Âm với niềm tin sẽ được Ngài độ trì trong cuộc sống hàng ngày.

Tại các bệnh viện, người ta tôn trí tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, bởi họ tin rằng mỗi khi người bệnh thấy mẹ Quán Âm là họ cảm nhận được sự che chở. Đứng trước những nỗi đau bệnh tật của người nhà và của chính mình, ngoài việc phó thác cho đội ngũ bác sĩ điều trị, mọi người vẫn mong một sự nhiệm mầu, cụ thể là mong việc hóa hiện các thân của Mẹ Quán Âm để giúp người thoát khổ, thoát khỏi nguy nan bệnh tật cận kề sanh tử. Lúc này, hơn khi nào, người tín tâm cầu nguyện năng lực vô úy, một khả năng đặc thù chỉ những ai thật định tĩnh, tự tin và từ bi vô hạn mới có thể làm con người yên tâm dù hoàn cảnh trước mặt đang xảy ra vô cùng bất lợi và nguy hiểm.

Cho nên, tư tưởng Quán Âm không chỉ ở địa vị tôn thờ mà còn gắn liền với môi trường sống và làm việc, rất thân thương và gần gũi. Việc thờ cúng Bồ-tát Quán Thế Âm rất đa dạng, từ bàn thờ trang nghiêm, đến trước sân chùa, hang động, hồ nước hay nơi công cộng, nơi làm việc, hay đeo tượng Quán Thế Âm trên người đều mang ý nghĩa hộ trì cho con người bình an trong mọi hoàn cảnh sống. Điều này chứng tỏ tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm đã đi sâu vào lòng quần chúng, xuất phát từ niềm tin rằng Ngài là vị Bồ-tát độ trì bình an.

Thích Nữ Tâm Diệu

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Đăng lúc: 18:25 - 03/09/2016

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Chúng ta hẳn đã không ít lần tự hỏi, không biết người chết có hưởng thọ được gì hay không trong những lần ma chay, kỵ giỗ, trai đàn, cúng thí ấy, mà có khi là mâm cao cỗ đầy, có khi chỉ là vài chén cháo lá đa, một ít gạo muối?

Phạm chí Sanh Văn cũng có tâm trạng đó khi người thân của ông qua đời. Sanh Văn, 生 聞, tên tiếng Pāli là Jāṇussonī, được kể là một trong số những Bà-la-môn lỗi lạc đương thời Phật. Ông ở tại Xá-vệ và thường đến gặp Đức Phật để thảo luận. Sanh Văn cũng chính là người lần đầu tiên nghe kể về Đức Phật đã từ trên xe bước xuống, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hướng về rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc ba lần làm lễ: “Nam-mô Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác” 1.

Một hôm, Sanh Văn có người thân qua đời. Ông tổ chức ma chay, mở đàn cúng thí, nhưng lòng tự hỏi không biết việc mình làm có lợi ích gì cho người thân hay không, liền đến chỗ Thế Tôn, bạch hỏi: “Thưa Cù-đàm, con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế Tôn, người ấy có nhận được không?” 2.

Câu hỏi ấy thật đúng với tâm trạng của không biết bao nhiêu người!

10173626_564213897030741_1954872959145839987_n.jpg
Đức Thế Tôn khẳng định có một loài chúng sanh có thể nhận được sự ủy lạo của loài người bằng cách
cúng thí, đó là chúng sanh trong đường ngạ quỷ

Những đối tượng không nhận được lễ phẩm cúng thí

Đức Phật cho biết: “Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sanh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí dù với tín tâm. Nếu nó sanh vào súc sanh, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của súc sanh, loài người, mà không nhận được đồ do ông bố thí” 3.

Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng hơn: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục, ăn món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy” 4.

Như vậy, nếu người chết đã tái sanh vào các cảnh giới địa ngục, súc sanh, người và trời thì không nhận đồ ăn thức uống, cho đến áo quần, nhà cửa, xe cộ, điện thoại… do người thân cúng tế.

Những đối tượng nhận được lễ phẩm cúng thí

Nhưng nếu người chết rơi vào đường ngạ quỷ thì họ sẽ nhận được các thực phẩm cúng thí. Kinh ghi: “Này Bà-la-môn, trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là Nhập xứ ngạ quỷ. Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong Nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông”5.

Nhập xứ được giải thích là sanh vào thân trung ấm. Nếu thân trung ấm sanh vào đường ngạ quỷ thì gọi là ‘đắc nhập xứ’, tức báo xứ (của thân trung ấm) là ngạ quỷ. Cha mẹ cùng bà con quyến thuộc sanh vào đường ngạ quỷ (khi đang ở tình trạng thân trung ấm ngạ quỷ và khi đã sanh vào báo xứ ngạ quỷ) mới nhận được sự cúng thí 6.

Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hiến cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy” 7.

Như vậy, Đức Thế Tôn khẳng định có một loài chúng sanh có thể nhận được sự ủy lạo của loài người bằng cách cúng thí, đó là chúng sanh trong đường ngạ quỷ, tức là ma giới. Hẳn nhiên, lễ phẩm cúng thí phải là thứ ăn uống được, chứ không phải là hàng mã!

Phước báo của sự cúng thí

Trường hợp người cúng thí, gia chủ không có cha mẹ hay bà con quyến thuộc trong đường ngạ quỷ thì sự bố thí đó cũng có phước báo: “Giả sử ông vì những thân tộc quen biết mà bố thí, nhưng họ không sanh vào trong chốn ngạ quỷ và lại cũng không có những người quen biết khác sanh vào chốn ngạ quỷ, thì việc bố thí do lòng tin, tự mình sẽ được phước. Của bố thí do lòng tin của người thí chủ đó, sẽ không mất”. Kinh phân tích:

“Giả sử có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy sau lại phát tâm bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn,... cho đến những kẻ ăn xin bần cùng, đều bố thí tiền tài, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, những vật dụng trang nghiêm. Người ấy do sát sanh, lấy của không cho…, sẽ đọa lạc vào trong loài voi, nhưng vì người ấy đã từng bố thí…, nên tuy ở trong loài voi, nhưng cũng nhận được phước báo nhờ họ đã bố thí, từ quần áo, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm.

“Nếu lại sanh vào các loài súc sanh như trâu, ngựa, lừa, la v.v... nhưng cũng nhờ vào công đức thí ân trước, nên họ ắt sẽ nhận được phước báo kia tùy theo chỗ sanh tương ứng mà được thọ dụng.

“Này Bà-la-môn, nếu thí chủ kia lại trì giới, không sát sanh, không trộm cướp,... cho đến có chánh kiến, và bố thí cho các Sa-môn, Bà-la-môn,... cho đến những kẻ ăn xin nào là tiền của, áo quần, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, thì nhờ công đức này mà sanh trong loài người, ngồi hưởng thụ phước báo này, từ áo quần, đồ ăn thức uống... cho đến những vật dụng như đèn đuốc.

“Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu họ lại trì giới, thì sẽ được sanh lên cõi trời, vì họ nhờ vào những thí ân nên được hưởng những thứ phước báo về tài bảo, áo quần, đồ ăn thức uống,... cho đến những vật dụng trang nghiêm cõi trời” 8.

Như vậy, một khi gia đình chúng ta có người thân qua đời, chúng ta phát tâm thanh tịnh cúng kính hay bố thí, cúng dường cho Tăng Ni hoặc cho người nghèo khổ, thì dù người thân đã mất của chúng ta không nhận được, bản thân của chúng ta cũng được phước báo trong mọi trường hợp.

Một sự thật là chúng ta không ai biết được người thân của mình sau khi chết đã sanh vào đường nào của lục đạo. Do đó, để tri ân người đã mất, nhất là cha mẹ, bà con thân thuộc của mình, cùng với những anh hùng liệt sĩ đã hy sanh cho tổ quốc, để họ khỏi đói lạnh, bơ vơ, để họ khỏi tủi thân vì chẳng còn ai thương nhớ… chúng ta nên làm lễ kỳ siêu cúng thí cho họ, hoặc mở hội bố thí rồi hồi hướng công đức cho họ. Vì rằng, trong bất cứ trường hợp nào, người thân của chúng ta đã tái sanh về đâu, việc làm ấy đều có phước báo cho chính bản thân mình!

Cúng thí là một trong những cách bố thí cho người đã chết. Vì vậy hãy bố thí những gì mà họ ăn uống được, đừng bố thí thức ăn giả và càng không nên đốt các loại vàng mã như nhà cửa, xe hơi, điện thoại, tiền vàng… để bố thí cho họ. Ngoài ra, với tâm thanh tịnh chúng ta cúng dường cho Tăng Ni, biếu tặng cho người nghèo khổ, hoặc làm các thiện sự như bắc cầu, đào giếng, đắp đường, trồng cây… đều là những việc làm bố thí đưa tới phước báo cho chính bản thân mình và cũng có thể hồi hướng công đức ấy cho người thân đã qua đời.

Thích Nguyên Hùng

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Đăng lúc: 21:42 - 29/08/2016

Sáng 29/8, tại Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ Mãn hạ kết thúc 3 tháng An cư Kiết hạ và đại lễ Vu lan báo hiếu. Năm nay khóa an cư kiết hạ dành cho Chư Tăng được đưa lên non thiêng Chùa Đại Tuệ đánh dấu một mốc quan trọng, cũng là nơi để Chư Tăng có một thời gian tĩnh tu một cách tốt đẹp nhất . Trải qua 90 ngày được thực hiện nhiệm vụ của hàng xuất gia đầu Phật đến nay đã kết thúc khóa an cư kiết hạ, Chư Tăng được cộng thêm 1 tuổi Đạo đánh dấu sự tu hành vững chắc trên con đường " Hoằng Pháp Lợi Sanh " .
Về tham dự và chứng minh có : Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, UVTTHĐTS phó trưởng ban TTBVHTW, phó trưởng ban TTBTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Cùng các Chư Tôn Đức trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh , Chư Tôn Đức Tăng Ni hai hạ trường Chùa Đại Tuệ, Chùa Cần Linh
Về phía chính quyền có : Ông Võ Văn Tiến , phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An. Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh , phó Giám đốc Sở thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Văn Long , phó ban tôn giáo sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.
Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, UBMTTQVN tỉnh, công an tỉnh, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ cùng đại diện lãnh đạo chính quyền huyện Nam Đàn và địa phương cùng đông đảo bà con phật tử gần xa.
Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An chủ trì buổi lễ .



Lễ Mãn hạ nhằm đánh giá công tác tu tập của Tăng, Ni trong 3 tháng An cư Kiết hạ (tháng tư đến tháng 7 âm lịch) theo truyền thống của Phật giáo. Mùa An cư Kiết hạ năm nay tại Nghệ An có 31 hành giả (30 Tỷ khiêu, 1 Sa di) tại trường hạ chùa Đại Tuệ và 12 vị Chư Ni tại trường hạ chùa Cần Linh. Ban TSGHPGVN Tỉnh đã tạo điều kiện cho các Tăng, Ni tu tập và đã cấp giấy chứng nhận cho Tăng, Ni tham gia tu tập trong lễ Mãn hạ này. Ý nghĩa của truyền thống tu tập trong 3 tháng an cư kiết hạ của người xuất gia, trong đó nhấn mạnh Giới luật là trọng tâm của lời Phật dạy cần phải giữ gìn. Sau khi hoàn thành khóa hạ, chư hành giả được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về Kinh, Luật, Luận và cũng được nghiên cứu về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tôn giáo - từ đó phát huy hiệu quả cao hơn vai trò của Phật giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong khuôn khổ của chương trình, Ban Trị sự GHPG tỉnh đã tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu, với thời khóa tụng kinh Vu Lan và nghi thức cài hoa hồng. Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ. Lễ vu lan ngày càng được biết đến như một dịp đền đáp công đức sinh thành . Nhân dịp này Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu ban đạo từ về ý nghĩa Vu Lan báo hiếu công ơn Cha Mẹ .
Vu Lan thắng Hội năm nay với nhiều chương trình phong phú nhằm dâng lên Hai Đấng sinh thành và báo đền ân nghĩa Tổ Tiên Từ ngàn xưa ,truyền thống hiếu thảo đối với Cha Mẹ đã trỡ thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc VN ,Sau lễ Vu Lan hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư Tôn Đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo trên bước đường truyền trì mạng mạch, thắp sáng đèn thiền, truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai, giúp cho giới cư sĩ tu tập ngày càng tinh tấn.
Sau đây là một số hình ảnh :





































































Thượng Tọa Thích Thọ Lạc đọc diễn văn khai mạc buổi Lễ

Đại Đức Thích Minh Hải đọc báo cáo tổng kết 3 tháng An Cư Kiết Hạ



Đại diện hàng Phật Tử đọc lời cảm niệm về Cha Mẹ



lễ cài hoa hồng lên Chư Tôn Đức Tăng Ni































Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu bao Đạo Từ




































Chụo ảnh lưu niệm.







Chụp ảnh lưu niệm




Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Chùa Đức Hậu - Thành phố Vinh (Nghệ An): Xúc động Lễ Vu Lan báo hiếu 2016

Chùa Đức Hậu - Thành phố Vinh (Nghệ An): Xúc động Lễ Vu Lan báo hiếu 2016

Đăng lúc: 14:55 - 20/08/2016

Nhân dịp mùa Vu Lan báo hiếu năm 2016 - PL.2560, đêm ngày 18/08/2016 (tức ngày 16/07 Bính Thân), tại chùa Đức Hậu - Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã long trọng tổ Lễ Vu Lan báo hiếu, cài Bông Hồng, với chủ đề “Cha mẹ là mãi mãi” để bày tỏ tấm lòng hiếu kính của những người con đối với cha mẹ.

Với truyền thống tri ân và báo ân trong mùa Vu Lan báo hiếu, truyền thống ấy đã in sâu và tồn tại từ bao đời trong tâm khảm của nhân dân. Trên tinh thần cao cả ấy, Chùa Đức Hậu (xã Nghi Đức - TP Vinh) do Đại đức Thích Định Tuệ trụ trì (cũng là Trưởng Ban Tổ chức cùng Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ) đã long trọng tổ chức Lễ Vu lan Bông Hồng Cài áo với chủ đề “Cha Mẹ là mãi mãi”. Đến chứng minh và tham dự buổi lễ có chư Tôn đức tăng, ni trong và ngoài tỉnh, các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Nghệ An và sự góp mặt của hơn 3.000 nhân dân, phật tử về tham dự.
Suốt chiều dài lịch sử Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng, hơn hai nghìn năm Phật giáo hiện diện ở Việt Nam đã trở thành một tôn giáo dân tộc, chưa bao giờ rời xa đời sống xã hội. Đạo hiếu là bài học đầu tiên của đạo làm người, là nền tảng đạo đức của xã hội, đối với người con Phật, đức Phật đã dạy các hàng đệ tử phải luôn ghi nhớ và báo đáp bốn ơn là: Ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn Tổ quốc và ơn chúng sinh. Đó là bốn ơn đức cao quý mà ai ai cũng đều phải trải qua để nuôi dưỡng nhân tâm của lòng hiếu đạo. Làm người ai cũng mang ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Phật tử Việt Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày Rằm tháng Bảy mỗi năm là thực hiện một phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời và xem đó như là một tín ngưỡng truyền thống. Đây là nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam chúng ta.
Chúng ta đều hiểu rằng, bất luận nền luân lý nào, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây cũng đều lấy chữ hiếu làm đầu. Người xưa đã đặt ra tiêu chuẩn: Thiên kinh vạn quyển - Hiếu kính vi tiên. Nghĩa là muôn ngàn kinh sách đều lấy hiếu hạnh làm đầu, người con có hiếu thảo với cha mẹ thì mọi việc đều thành tựu tốt đẹp, ngược lại bất hiếu với cha mẹ thì sẽ mất tất cả. Điều tuyệt với nhất không gì bằng có hiếu và hôm nay đây mùa Vu Lan báo hiếu, mùa tri ân và báo ân lại về trong niềm hân hoan của người con đức Phật, chắc hẳn trong lòng mỗi người chúng ta lại cảm thấy một nỗi niềm đau đáu tất dạ và xao động tâm hồn như nhớ nhung một miền viễn tưởng xa xôi nào đó, viễn tưởng ấy dần dần hiện rõ trong tâm trí để rồi đánh dấu bởi một Đại lễ với trọn tình thiêng liêng nhất cao quý nhất của những người con mang nặng nghĩa, ân, đối với hai đấng sinh thành.

Trong một lễ hội mang nặng nghĩa tình và yêu thương của các bậc cha mẹ và con cái trong mùa Vu Lan báo hiếu ngày hôm nay, không ai bảo ai thì tất cả chúng ta đều biết rằng, mùa lễ hội Vu Lan báo hiếu tại chùa Đức Hậu diễn ra hàng năm đã mang lại hơi ấm cho song thân và giúp cho giới trẻ quy y Phật trong tỉnh Nghệ An xây dựng nếp sống đạo đức dựa trên nền tảng hiếu thảo. Đã có những giọt nước mắt chảy trong tâm hồn của biết bao nhiêu người con cảm thấy mình vô tâm trong suốt những mùa Vu Lan qua tại ngôi chùa thân thương này như là một lời hối cải muộn màng khi nhận ra mình quá vô tâm với mẹ cha. Một đóa hồng tươi thắm, với diễm phúc cài lên áo trong mùa Vu Lan báo hiếu là một hạnh phúc không gì bằng, là một niềm vui lớn trong đời khi chúng ta còn được chiêm ngưỡng chân dung mẹ cha, là điểm tựa, là bước tường thành cho cuộc đời chúng ta lớn khôn thành người. Xin trao tặng tất cả những bà mẹ, mỗi người một đoá hồng và xin tất cả chúng ta, những đứa con đều biết lưu giữ đoá hồng tươi thắm ấy trong trái tim của chính mình.

Những ngọn đèn tâm hiếu vào mùa Vu Lan báo hiếu là dịp chúng ta nhìn lại nhân cách của chính mình, và cũng là góp phần nhắc nhở mọi người về ân đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, của những bậc ân nhân thiện hữu tri thức, của các vị tiền bối tổ sư, chư thánh tử đạo, liệt vị chiến sĩ anh linh. Và hôm nay một lần nữa dưới mái chùa Đức Hậu những cung bậc thương yêu được khơi dậy cho những ai vô tình với mẹ cha, hòa chung trong không gian lắng đọng tình người này. Trong không khí ngập tràn niềm tri ân và báo ân vô hạn, buổi lễ Vu lan Bông Hồng Cài áo với chủ đề “Cha Mẹ là mãi mãi” đã để lại những hoài niệm khó phai trong lòng của mỗi người xứ Nghệ.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Tác giả bài viết: Tuệ Đại

Chùa Đức Hậu - Lễ cúng dường Trai Tăng mùa Vu Lan Báo Hiếu - PL.2560

Chùa Đức Hậu - Lễ cúng dường Trai Tăng mùa Vu Lan Báo Hiếu - PL.2560

Đăng lúc: 10:14 - 19/08/2016

Lễ hội Vu Lan tại Đức Hậu năm nay được diễn ra trong không khí trang nghiêm, hoành tráng, là cơ hội để các Phật tử xa gần trở về nguồn cội tổ tiên, truy niệm ân đức sâu dày của các bậc sinh thành, cúng dường, bố thí, phóng sanh, tắm mình trong dòng sữa pháp Hiếu ân,...
Hôm nay, ngày 16 tháng 7 năm Bính Thân (18/8/2016), Chùa Đức Hậu, xã Nghi Đức, TP. Vinh, Nghệ An đã tổ chức ngày tu Báo Hiếu, kỳ siêu Cửu huyền thất tổ, cúng dường Trai Tăng, và đêm Văn nghệ cúng dường Vu Lan, Bông Hồng cài áo chủ đề "Cha Mẹ là mãi mãi".
Chứng minh lễ trai tăng cúng dường, có TT. Thích Quảng Nguyên, phó Ban trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh, trú trì chùa Thanh Lương; ĐĐ. Thích Định Tuệ, trưởng ban TTTT Ban trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, trú trì chùa Đức Hậu, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh Nghệ An.
Đây là năm thứ hai, Chùa Đức Hậu tổ chức lễ hội Vu Lan với quy mô lớn. Có khoảng 3000 Phật tử xa gần về tham dự khóa tu và dự mình trong không gian Hiếu đạo của ngôi già lam Đức Hậu.
Lễ hội Vu Lan năm nay được diễn ra trong không khí trang nghiêm, hoành tráng, là cơ hội để các Phật tử xa gần trở về nguồn cội tổ tiên, truy niệm ân đức sâu dày của các bậc sinh thành, cúng dường, bố thí, phóng sanh, tắm mình trong dòng sữa pháp Hiếu ân,... Đặc biệt, mỗi hành giả về dự khóa tu được thực hành thọ trì "nắm cơm Mục Liên", tái hiện hình ảnh ngài Mục Kiền Liên dâng cơm cứu mẹ, và cầu nguyện pháp giới chúng sanh xả bỏ xan tham, thoát ly tam đồ khổ.
Khóa lễ chiều nay sẽ tiếp tục chương trình Thuyết pháp siêu độ và quy y cho các hương linh Cửu huyền thất tổ. Buổi tối, sẽ diễn ra đêm Văn nghệ cúng dường, Bông hồng cài áo, chủ đề "Cha mẹ là mãi mãi".





Cung nghinh chư tôn đức Tăng Ni khai khóa tu.






















Cung thỉnh ĐĐ. Thích Tuệ Minh ban pháp thoại chủ đề "Ân đức sinh thành"




Cung thỉnh chư Tôn đức Tăng ni hành lễ cúng ngọ, cầu siêu, truy tiến chư tiên linh








Lễ trai tăng cúng dường.


















TT. Thích Quảng Nguyên, chứng trai, ban đạo từ.






Gieo giống phước điền.




Quán niệm, thọ "nắm cơm Mục Liên", nuôi dưỡng lòng Hiếu đạo.










Nam mô Vu Lan hội thượng Phật Bồ tát.

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Đăng lúc: 23:21 - 15/08/2016

Tối ngày 12/07/Bính Thân, (nhằm ngày 14-8-2016), tại Chùa Phúc Thành (xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An). Đại Đức Thích Định Tuệ đã long trọng tổ chức đêm thắp nến tri ân với chủ đề " Cha Mẹ là mãi mãi ", để bày tỏ tấm lòng hiếu kính của người con Phật với truyền thống tri ân và báo ân trong mùa Vu Lan Báo Hiếu.Truyền thống ấy đã hài hòa một cách sâu sắc và tồn tại với truyền thống ngàn đời của Dân Tộc Việt Nam
Đêm nay dưới bầu trời , không gian trầm mặc trong không khí trang nghiêm cùng với sự ,tham dự và chứng minh trong buổi lễ có : Đại Đức Thích Minh Lâm; Đại Đức Thích Định Tuệ , Đại Đức Thích Tâm Ngọc Phó ban văn hóa GHPGVN ,Tỉnh Nghệ An - cùng các Chư Tăng, Ni trong và ngoài tỉnh. Cùng với hơn 2000 thiện nam, tín nữ, Phật Tử đã về tham dự trong đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ là mãi mãi , chương trình thắp nến tri ân với nhiều hình thức phong phú, nhằm dâng lên cúng dường Tam Bảo, báo đền ơn nghĩa Tổ tiên và công ơn cao trọng của những đấng sinh thành, bất luận nền luân lý nào, từ đông sang tây cũng lấy chữ hiếu làm đầu. Người xưa đã đặt ra tiêu chuẩn " Thiên kinh vạn quyển, hiếu kính vi tiên" nghĩa là muôn vàn kinh sách đều lấy chữ hiếu làm đầu, người con có hiếu thảo với Cha Mẹ đều thành tựu tốt đẹp, ngược lại bất hiếu với Cha Mẹ thì mất tất cả.
Thế nên Đức Phật có dạy tội ác lớn nhất là không gì bằng bất hiếu, điều thiện lớn nhất không gì bằng có hiếu, tối hôm nay tất cả chúng ta lại đau đáu tấc dạ và nhớ về Cha và Mẹ, một tình cảm thiêng liêng cao quí đối với hai đấng Sinh thành.
Mở đầu đêm thắp nến tri Ân là chương trình cài hoa hồng cho các Phật tử tới tham dự lễ, tiếp theo đó là chương trình văn nghệ chào mừng của Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ và Gia Đình Vườn Tuệ đã dâng lên lời ca tiếng hát ca ngợi về Cha Mẹ với những tình cảm thật sâu sắc, thiêng liêng nhất
Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng
Ấy hồn nhân loại đón vu lan
Bâng khuâng nhớ đến ân sinh dưỡng
Thổn thức trong con ngấn lệ tràn











các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ cài Hoa Hồng cho các Phật Tử





Hai MC Gia Đình Vườn Tuệ đẫn chương trình văn nghệ

Chư Tôn Đức Tăng ,Ni Chứng minh đêm ca nhạc hát về Cha Mẹ

Đại Đức Thích Minh Lâm đang hát tặng các Phật tử ca khúc tâm sự về Mẹ






tiết mục múa của các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ



Phật Tử nhí đang thể hiện ca khúc về Mẹ
















Phật Tử Tuệ Phương bày tỏ những cảm xúc của đêm thắp nến tri ân

Phật Tử Tuệ Tâm đoc lời cảm niệm về Cha Mẹ



Đại Đức Thích Định Tuệ dâng hương cúng dường lên Đức Phật



Chư Tôn Đức truyền ánh sáng từ Đức Từ Phụ và đưa ánh sáng trí Tuệ xuống cho các phật tử



Cầm ngọn nến trên tay, các Phật tử được Đại đức Thích Định Tuệ cùng các Chư Tôn Đức Tăng Ni đã truyền ánh sáng đến cho các phật tử và ánh sáng của trí tuệ, tuệ giác từ chư tôn Đức tăng ni, sứ giả của như lai, đem ánh sáng chân lý tối thượng chan hòa khắp mọi nơi, thông qua ánh sáng của những ngọn nến lung linh huyền ảo, chúng ta đã gửi trọn tấm lòng tri ân đến cha mẹ, người đã sinh thành chúng ta ,thắp sáng lên từ trái tim ,từ tầm hồn của chúng ta gủi đến Cha Mẹ



Ngọn nến lung linh thật nhiệm màu
Tay truyền tay nhận đẹp làm sao
Quang minh tỏ rạng nơi dương thế
Soi sáng tâm con tự thưở nào





































Ánh nến đã tràn ngập khắp nơi ,ánh sáng của đêm hoa đăng đã làm ấm lại những tâm hồn hoang lạnh .Ánh sáng nối tiếp ánh sáng ,hàng vạn trái tim đã hòa cùng dịp đập ,cùng hướng về Cha Mẹ với lòng biết ơn vô bờ bến, Mong rằng hình ảnh của đêm Hoa đăng tối hôm nay sẽ mãi mãi không phai nhạt trong tâm trí của chúng ta
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu này Đại Đức Thích Định Tuệ đã tổ chức cầu siêu cho các Anh Hùng Liệt Sĩ và cung tiến chư vị Hương Linh cửu huyền thất Tổ, Ông Bà Cha Mẹ của các gia đình và đã qui y Tam Bảo cho hơn 100 Tân Phật Tử trong tỉnh nhà.







Tác giả bài viết: Hồng Nga

thu moi

Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan

Đăng lúc: 17:52 - 04/08/2016

Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh nói chung, văn hoá Phật giáo nói riêng. Chính vì vậy, trong bài viết này người viết xin được lần lượt đi vào giải quyết hai vấn đề đó là: Nguồn gốc và nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan.
Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan
1. Nguồn gốc của lễ Vu Lan.

Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược–theo nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

2. Ý nghĩa giáo dục

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”...

Không riêng gì với mỗi Phật tử chúng ta, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành. Mà như tác giả Vi Phương Anh đã nhận định thì: “... người Việt cử hành lễ Vu Lan nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc cho người sống. Ðiều đặc biệt đáng chú ý là ngoài việc cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cầu siêu cho các cô hồn, u hồn của người khi tại thế đã thất cơ lỡ vận, phiêu bạt bơ vơ, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội... bằng việc đọc bài văn tế cô hồn trong khi hành lễ. Vậy là tục cúng các cô hồn của người Việt đã giao hoà với tinh thần cứu khổ cứu nạn, cứu nhân, độ thế của nhà Phật làm cho lễ Vu Lan thêm phần phong phú và sống động”. Thật đúng là:

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tịnh bình rưới hạt dương chi
Muốn nhờ Đức Phật từ bi
Giải oan cứu độ, hồn về Tây phương.


Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi
Ðàn chẩn tế đây lời Phật giáo
Của có chi bát cháo nén hương
Gọi là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.
Báo hiếu là sự biểu hiện phẩm hạnh dạo đức của mỗi con người chúng ta. Trong xã hội, luôn luôn tồn tại hai hoạt động mang ý nghĩa dường như trái ngược nhau song lại gắn bó chạt chẽ với nhau đó là làm ơn (ân) và trả (báo) ơn (ân). Người xưa đã đạy: “Có hai điều dứt khoát phải làm, một là phải quên đi khi mình giúp đỡ người khác, hai là phải ghi nhớ, phải trả ơn khi người khác giúp mình”. Hành động làm ơn và trả ơn là không thể thiếu được trong bất cứ xã hội nào bởi trong cuộc sống con người đâu có tồn tại một cách độc lập, mà họ luôn tồn tại trong mối tương quan, trong sự gắn kết giữa các cá nhân với các chủ thể khác. Mác từng nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, do đó, con người nếu đã hiếu nghĩa với cha mẹ, họ hàng thì không thể không yêu quý quốc gia; thầy cô, bè bạn; và mở rộng ra là với toàn thể chúng sinh, đồng bào. Cùng với báo ân cha mẹ, ba điều này hợp thành khái niệm: “Tứ ân” trong Phật giáo. Ðó chính là:

–Ơn cha mẹ: là ơn sinh thành dưỡng dục.
–Ơn thầy cô: là ơn dạy dỗ những kiến thức, những điều hay, lẽ phải.
–Ơn quốc gia xã hội: là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hoà bình, ổn định.
–Ơn chúng sinh, đồng bào: là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật chất để cho chúng ta tồn tại, phát triển.
Không ai có thể nói rằng trong bốn ân này, anh ta chỉ chịu ân này còn ân khác thì không. Như trên đã trình bày, con người luôn tồn tại trong mối tương quan với các cá nhân khác, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ nên nhất thiết phải chịu cả bốn ân này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết ngắn, không cho phép có thể đi vào phân tích cả bốn ân này, nên, người viết chỉ tập trung vào chữ hiếu trong trường hợp đầu tức là hiếu với cha mẹ, ba trường hợp còn lại sẽ đề cập tới khi có điều kiện.

Ðạo Phật là đạo hiếu, lấy tình thương yêu con người (và cả muôn loài) làm đầu. Tình thương này bắt nguồn từ tình thương cha mẹ, sau đó mới mở rộng ra thành tình người, tình nhân loại. Chính vì vậy, trong các kinh điển của mình Ðức Phật dạy về đạo hiếu nhiều không kể xiết. Nào đời nay đã có hiếu. Nào kiếp trước cũng đã có hiếu. Nào hiếu về cung dưỡng cha mẹ. Nào hiếu về độ siêu cho cha mẹ.... Do đó, muốn tu theo Phật giáo phải lấy chữ hiếu làm đầu bởi vì kinh Phật đã dạy: “Phụng thờ cha mẹ là phụng thờ Ðức Phật”. Cụ thể hơn, Ðức Di Lặc đã có bài kệ rằng:

Trên nhà có hai pho tượng Phật
Thương cho người đời không biết mà.
Tượng ấy chẳng dùng vàng son phủ
Cũng chẳng phải gỗ mít tạc ra.
Tượng ấy chính là cha với mẹ
Chính là Di Lặc và Thích Ca
Nếu cúng dàng được hai tượng ấy
Còn phải cầu công đức đâu xa.
Và vì cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng dạy dỗ chúng ta từ thuở ấu thơ cho đến khi về già. Công lao đó của cha mẹ thật bao la, tựa non, tựa bể. Chính vì vậy, để phần nào đền đáp lại cái ơn nghĩa đó, chúng ta “Một lòng thờ mẹ, kính cha; Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Ở đây sở dĩ nói phần nào bởi vì theo kinh Phật: “Trên thế gian này, công ơn cha mẹ là điều to lớn nhất”. Chính Đức Phật đã từng nhiều lần dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai người mà ta không thể trả ơn đó là chính là cha và mẹ”. Với ơn nghĩa sinh thành ấy, chúng ta dù có “trăm nghìn muôn kiếp tán xương róc thịt ra để phụng dưỡng cha mẹ cũng vẫn chưa đền đáp được”.

Sự hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ không chỉ được thể hiện trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần. Cha mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Vì thế, bên cạnh việc lo chu đáo “miếng cơm, manh áo” cho cha mẹ, chúng ta cần phải “sớm viếng, tối thăm”, trò chuyện, vấn an cha mẹ để cha mẹ thật sự vui vẻ an hưởng tuổi già. Nhất là khi cha mẹ đau yếu, phải “rước thầy, đổi thuốc: hết lòng chăm sóc từ miếng ăn, nước uống, trên sắc mặt lúc nào cũng vui tươi, cầu cho bệnh chóng khỏi. Bổn phận làm con, làm được như thế, gọi là báo hiếu trong muôn một”. Cùng một quan điểm như vậy, từ hơn 2500 năm truớc Ðức Khổng Tử cũng đã từng dạy: “Ðời nay thấy ai nuôi dưỡng được cha mẹ thì khen là có hiếu. Nhưng chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng. Vì thế nếu nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì khác gì nuôi thú vật”. Hoặc như kinh Lễ cũng có đoạn viết: “Khi cha mẹ còn sống mà chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu”. Ðức Khổng Tử còn dạy tiếp: “Có việc thì mình giúp, có rượu, thức ăn ngon mời cha mẹ là hiếu chăng? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với cha mẹ mới thật khó”.

Tuy nhiên, cũng đừng vì đặt quá chữ hiếu lên đầu mà chúng ta làm những điều “bất nhân, thất đức” hay hùa theo cha mẹ làm những điều ác, điều xấu để làm hại người khác. Hiếu như thế là “ngu hiếu”. Mà phải “Phát tâm học Phật, tu Phật rồi khuyên cha mẹ biết ăn chay niệm Phật, làm các phúc thiện thì mới có thể báo đền cân xứng với công sinh nuôi của cha mẹ như lời Phật đã dạy”. Bên cạnh đó, cũng phải sáng suốt để vừa hiếu thuận với cha mẹ lại vừa “lợi lạc, quần sinh”, vừa kế thừa và phát huy được những đức tính tốt của cha mẹ lại vừa biết khuyên can cha mẹ rời xa những điều không tốt, ấy mới là “chân hiếu”, là “trí hiếu”, là hiếu đễ thực sự như mọi người hằng ngưỡng mộ...

Tiếc thay, trong xã hội chúng ta hiện nay do những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường ít nhiều đã xuất hiện lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường mà quên đi những giá trị truyền thống của bản sắc văn hoá dân tộc, quên đi những nghĩa vụ thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Phải thừa nhận rằng, thực tế vẫn còn có không ít những quan niệm về đạo hiếu thật đơn giản và lệch lạc.

Do đó, khi vận dụng vào cuộc sống đã không mang đầy đủ ý nghĩa đích thực của nó, biến đạo hiếu trở thành một thứ hình thức, câu nệ tầm thường, dẫn đến việc thực hành đạo hiếu chỉ còn là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà không xuất phát lừ đáy lòng, từ trong tâm. Hoặc nếu không gượng ép thì cũng là thỉnh thoảng, không thường xuyên, mà nhiều khi còn mang tính thời điểm, cơ hội, sử dụng cha mẹ như những “công cụ” để mang lại lợi ích cho bản thân. Thật xót xa khi xã hội còn có những đứa con bất hiếu, những “nghịch tử” đang hàng ngày, hàng giờ ruồng rẫy cha mẹ, coi cha mẹ như gánh nặng bên mình.

Ấy vậy mà khi cha mẹ chết đi thì lại tổ chức ma chay linh đình những để người ngoài trông vào mà nghĩ đó là những đứa con “hiếu để”. Những “tấm gương” tày liếp đó, thiết nghĩ báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để lên án. Nhưng, dù có viết bao nhiêu đi chăng nữa cũng vẫn là chưa đủ nếu như chúng ta chưa hình thành đủ các chuẩn mực đạo đức cần thiết để có thể điều chỉnh được những hành vi “phi nhân tính” đó. Hay như bản thân mỗi con người không tự tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, đạo đức để có thể có một cuộc sống lành mạnh, có ích, dời xa những cám dỗ của dục vọng...

Ðức Phật cũng chính là một tấm gương sáng về đạo hiếu. “Ðạo hiếu này tức như Ðức Thích Ca để phụ vương ở lại mà trốn vào rừng đi tu. Nhưng Ngài cố tu học cho đến thành Phật. Ðến nay người ta sùng bái Ngài mà sùng bái đến cả Tịnh Phạn vương. Ngôi vua nào tôn vinh, tràng viễn bằng”. Hay như khi Tịnh Phạn đại vương lâm chung. Ngài đã đứng ra lo liệu mọi việc, quỳ lạy trước vong linh cha rồi cung kính nghinh tiễn kim quan cha về nơi “an nghỉ cuối cùng” cho trọn đạo làm con. Như vậy, đã là tạo hiếu thì các đấng toàn năng, các bậc thánh hiền, hay người phàm trần cũng đều như nhau. Và dù có là Ðấng Giác Ngộ cao minh với quyền pháp vô biên hay một người dân bình thường nhất, thì với cha mẹ con cái bao giờ cũng vẫn là con cái, vì vậy, lo lắng hậu sự cho cha mẹ phải chăng là điều không cần phải bàn cãi gì thêm nhiều nữa.

Bấy nhiêu chưa đủ để nói lên tất cả những điều muốn nói của bản thân người viết cũng như của toàn xã hội, song, từ sự phân tích trên chúng ta cũng đã phần nào thấy được những ý nghĩa giáo dục cao cả của văn hoá Phật giáo trong tiến trình hình thành và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhân mùa báo hiếu chúng ta cũng nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn cho gia đình và cho xã hội. Có làm được như vậy thì mới có thể tự giải thoát được cho mình để rồi giải thoát cho người khác.

Phát huy truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, chúng ta nguyện tu tập theo gương hiếu đễ của người xưa để góp phần xây dựng một xã hội tốt lành, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”.

Xin được thay cho lời kết, bằng việc mượn lời của Ni sư Thích Ðàm Hà trong bài “Cảm nghĩ về chữ Hiếu trong đạo Phật”

Thân người gốc ở mẹ cha
Trải bao cay đắng cũng là vì con
Công ơn như biển, như non
Ðạo làm con phải lo tròn hiếu tâm
Báo đền trả nghĩa ân thâm
Những điều hiếu nghĩa trọng tâm nghĩ bàn
Người ta sống ở thế gian
Bao nhiêu hưởng thụ bấy nhiêu ơn nhờ
Ơn dân, ơn nước, ơn người,
Ơn thày, ơn bạn, ơn đời giúp ta.
Đỗ Công Định

Lễ cầu siêu, thắp nến tri ân liệt sỹ tại nghĩa trang Tp Vinh

Lễ cầu siêu, thắp nến tri ân liệt sỹ tại nghĩa trang Tp Vinh

Đăng lúc: 10:17 - 28/07/2016

Nhân kỉ niệm 69 năm Ngày thương binh, liệt sĩ đêm 24/7 tại thành phố Vinh Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ cầu siêu, thắp nến tri ân liệt sĩ tại nghĩa trang thành phố.
Những ngày này cả nước đang hòa chung không khí tri ân, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (27/7). Đây là dịp để những người còn sống, đang sống và được sống trên mảnh đất hình chữ S thân yêu này dâng nén nhang thơm ngát, lẵng hoa tươi thắm đến vong linh những anh hùng liệt sỹ đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Nghệ An có 4,5 vạn liệt sỹ, nhưng gần 2 vạn liệt sỹ chưa có đủ thông tin, trong rất nhiều giấy báo tử chỉ vẻn vẹn ghi một dòng “Hy sinh tại Mặt trận phía Nam”. Ở nhiều nghĩa trang còn có rất nhiều bia mộ “liệt sỹ chưa biết tên”. Việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, sớm trả lại tên cho các Anh là cực kỳ khó bởi chiến tranh đã lùi xa, chiến trường lại trải rộng.
Đất nước hòa bình thống nhất đã hơn bốn thập kỷ nhưng vẫn còn đó những mất mát đau thương, những xóm làng vẫn còn vết tích chiến tranh. Chiến tranh đã khiến hàng lớp lớp những người con đất Việt ngã xuống trên khắp mọi miền Tổ quốc – có người vẫn chưa tìm thấy hài cốt, những chiến binh còn sống dẫu mang trong mình những mảnh đạn, mảnh bom nhưng họ không hề gục ngã trước nỗi đau thể xác mà vẫn hừng hực khí thế góp công sức xây dựng quê hương. Có những ngày này để chúng ta biết trân quý hơn những giá trị truyền thống của dân tộc đó là lòng yêu nước, tinh thần bất khuất trước bất cứ thế lực hùng mạnh bành trướng nào, là dịp thắp lên ngọn lửa tự hào dân tộc trong mỗi cá nhân để hun đúc tổng hợp thành sức mạnh vô biên của dân tộc.
Dân tộc ta - một hành trình bốn ngàn năm chưa bao giờ yên ả, hòa bình thịnh trị chốc lát rồi lại nếm trải mất mát thương đau, lịch sử đã chứng minh điều đó. Dù nay, đất nước không còn tiếng súng tiếng bom nhưng các thế lực bành trướng vẫn ngày đêm lăm le thôn tính bờ cõi, biển đảo của Tổ quốc vẫn từng ngày dậy sóng.
Thời gian không ngừng trôi, lịch sử sẽ lùi vào quá khứ nhưng chẳng thể nào làm phai mờ những địa danh bất hủ đó là những nghĩa trang liệt sĩ.
Những ngọn nến được thắp lên như một lời tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc là một lời tri ân sâu sắc của thế hệ trẻ đối với linh hồn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu của mình cho hạnh phúc hôm nay. Các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc sẽ mãi được ghi danh trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:



























Những ngọn nến được thắp lên như một lời tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc là một lời tri ân sâu sắc của thế hệ trẻ đối với linh hồn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu của mình cho hạnh phúc hôm nay. Các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập dân tộc sẽ mãi được ghi danh trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Tuệ Đại

Xá chào người quá cố...

Xá chào người quá cố...

Đăng lúc: 14:51 - 27/07/2016

Nhân một câu chuyện đăng trên Tuổi Trẻ online về vấn đề cúi đầu chào người quá cố khi linh cữu đi ngang qua, tôi có vài suy nghĩ...
xachao.jpg
Một nhà sư Nhật Bản hành lễ trước đống đổ nát - là nơi nhiều người thiệt mạng do trận động đất

Thật ra, truyền thống kính người đã khuất đã có từ rất lâu rồi. Từ hồi Phật còn tại thế, chuyện được truyền lại trong kinh Báo đáp công ơn cha mẹ, trong đó có đoạn:

“Đáo bán lộ đành rành mắt thấy

Núi xương khô bỏ đấy lâu đời

Thế Tôn bèn vội đến nơi

Lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng”…

Phật là Bậc Giác ngộ hoàn toàn, là Cha lành của “ba cõi bốn loài” nhưng Ngài cũng cung kính đảnh lễ đống xương khô. Vì sao vậy? Vì biết đâu trong đống xương khô đấy là hình hài của ông bà, cha mẹ hay là của chính ta trong nhiều đời nhiều kiếp, trải qua luân hồi sanh tử mà bỏ thi hài lại đó. Đọc, hiểu ý kinh như vậy, thiết nghĩ, hàng Phật tử chúng ta cần noi theo hạnh của Phật, cung kính trước người đã khuất cho dù trong đời hiện tại họ không có liên hệ máu mủ ruột rà với chúng ta và cũng có thể chúng ta chưa một lần biết mặt họ.

Sự cung kính đó không cần phải thể hiện bằng vật chất cao sang mà chỉ cần những hành động nhỏ như đi ngoài đường thấy đoàn xe tang thì ta chủ động nhường đường. Nếu có thể, hãy cúi đầu khi linh cữu đi qua để thể hiện sự tôn kính người đã mất. Ngoài ra, khi đi dự tang, chúng ta nên ăn mặc cho phù hợp và không đi lễ bằng giấy vàng mã hoặc những vật mang tính chất mê tín dị đoan khác.

Mục đích của tang chế là tiễn đưa linh cữu người quá cố trở về với cát bụi và một phần thông báo cho người thân, bạn bè biết người ấy đã qua đời. Thêm nữa, nhiều gia đình còn thỉnh chư Tăng lo về đời sống tâm linh cho người mất.

Ngày nay, chúng ta quá chú trọng vào hình thức trong lễ tang. Chúng ta tổ chức đám thật to, sử dụng quan tài thật đắt tiền, mời ca sĩ, các diễn viên xiếc tạp kỹ làm huyên náo xóm làng cả ngày lẫn đêm. Chúng ta thử hỏi làm những việc đó nhằm mục đích gì và có lợi cho ai? Chữ hiếu không nằm trong mâm cao cỗ lớn mà nằm trong đạo đức của người ở lại.

Một việc nữa là chúng ta hay có thói quen rải, đốt vàng mã cho người chết. Không biết thói quen này có từ bao giờ, nhưng theo tôi, nó thật sự không ích lợi. Thứ nhất, điều này làm tổn hao tài nguyên của xã hội (giấy được làm từ gỗ) mà không mang lại một lợi ích thiết thực nào; thứ hai, làm ô nhiễm môi trường sống của những người khác.

Singapore là đất nước được mệnh danh có ý thức bảo vệ môi trường tốt nhất thế giới, có những chế tài hết sức rõ ràng cho việc xử lý người xả rác bừa bãi. Người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đô-la Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đô-la và phải lao động công ích. Có những hình phạt như vậy thì mới bảo vệ được môi trường sống và nâng cao được ý thức cũng như tình yêu của con người đối với môi trường tự nhiên.

Ở Việt Nam, thực chất cũng đã có Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 quy định về vấn đề xả rác nơi công cộng. Theo đó, hành vi xả rác nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng. Tuy nhiên, mức phạt này chưa thật sự đủ sức răn đe với người vi phạm và sẽ khó áp dụng đối với nhà có tang lễ. Không ai nỡ chặn đường một đám tang để xử phạt vài trăm ngàn. Nói như thế không có nghĩa chúng ta dung túng cho việc tang ma muốn xả bao nhiêu giấy vàng mã cũng được, mà các ngành chức năng có thể ghi lại hình ảnh rải vàng mã làm bằng chứng rồi sau đó phạt “nguội” cũng chưa muộn.

Dẫu biết rằng mất đi người thân là đau đớn, buồn bã biết nhường nào, nhưng chúng ta có nghĩ những công nhân vệ sinh cũng rất cực khổ khi phải quét dọn sau khi đám tang đi qua?

Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta cũng phải mạnh tay dẹp bỏ những hủ tục, những thói quen đã không còn phù hợp với đời sống văn minh. Đồng thời chúng ta khuyến khích những nét đẹp đạo đức được giữ gìn và phát huy hơn nữa để đời sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tấn Khang

THÔNG BÁO V/V TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN PL 2560-DL 2016 TẠI CHÙA PHÚC THÀNH

THÔNG BÁO V/V TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VU LAN PL 2560-DL 2016 TẠI CHÙA PHÚC THÀNH

Đăng lúc: 10:54 - 23/07/2016

Tháng bảy - mùa hiếu hạnh - mùa Vu Lan báo hiếu, ​Đạo Tràng Hương Sen sẽ tổ chức: Lễ Vu Lan, và đêm thắp nến Tri Ân « Cha Mẹ Là Mãi Mãi »

Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng

Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng

Đăng lúc: 16:27 - 20/07/2016

Trung Quốc tấn công Phật Giáo Tây Tạng cũng xem như tấn công vào người Tây Tạng. Gần đây chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, phát biểu: "Các tổ chức Tôn Giáo phải theo đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc".

Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Theo báo cáo ngày 10.5.2016 của tổ chức Free Tibet và Tibet Watch (trụ sở chính tại UK), Trung Quốc đang cố gắng điều khiển Phật Giáo Tây Tạng theo mục đích riêng của họ. Chính quyền đặt camera giám sát các hoạt động trong các tu viện, lập đồn cảnh sát canh bên ngoài, thường xuyên kiểm tra với các quy định 'Tuỳ tiện', giám sát và đàn áp Tăng, Ni đưa đến 143 người tự thiêu để phản đối (tính từ năm 1980-2008) và hàng loạt cuộc biểu tình. Bên cạnh đó mua chuộc các tổ chức Tôn giáo bằng quà cáp, cúng dường hoặc đối xử đặc ân, biến các tu viện thành các địa điểm du lịch, trung tâm giáo dục, hoạt động chính trị, thậm chí là thương mại. 2 tu viện điển hình là Labrang Monastery và Kirti Monastery. Các buổi cầu nguyện hoặc tụ tập đông người vì mục đích Tôn Giáo có lực lượng an ninh giám sát và biến thành các nơi tham quan cho du khách.
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Thông tin chia sẻ đến những người quan tâm, chia sẻ với Phật tử Tây Tạng cũng như góp với họ một tiếng nói. Mong chúng ta đừng khởi tâm sân hận, học tập người bạn Tây Tạng hướng từ tâm đến những người đang gây ác nghiệp.
Gần đây, sự điều khiển nâng lên tầm cao mới là can thiệp vào sự tái sinh và lựa chọn Đức Dalai Lama tiếp theo (Ngài Dalai Lama hiện nay thứ 14). Trung Quốc tự bổ nhiệm vị trí Dalai Lama tiếp theo một cách thách thức và thiếu minh bạch, cũng không quan tâm các dấu hiệu tái sanh của một Dalai Lama. Bên cạnh đó luôn tìm cách xúc phạm và cho rằng Ngài Dalai Lama hiện tại là kẻ phản bội.
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Trên 1 diễn đàn, 1 Phật tử Tây Tạng trả lời các bạn bè quốc tế là người Tây Tạng không muốn dùng bạo lực hay gây ra cuộc chiến tranh vũ trang để dành chủ quyền. Họ cho rằng chiến tranh vũ trang sẽ mang lại đau khổ hơn, gây nghiệp xấu, và kéo theo oan trái qua các đời sau. Họ sẽ đấu tranh ôn hoà với từ tâm.
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Một vài thiền viện trung thành với Ngài Dalai Lama 14 và không khoan nhượng với Trung Quốc (Tibet's intolorable monasteries), đi đầu là tu viện Shak Rongpo Gaden Dargyeling Monastery, đã cố gắng ngăn chặn các nổ lực lật đổ hay phá hoại Phật Giáo Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc.
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Trung Quốc đánh đập tu sĩ Phật giáo Tây Tạng
Phật Giáo Tây Tạng là một phần văn hoá xã hội không thể tách rời trong cuộc sống thường nhật của người Tây Tạng. Các chính sách tấn công vào Phật Giáo Tây Tạng của Trung Quốc đồng nghĩa với đe dọa người dân Tây Tạng.
(Theo worldreligionnews.com)

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Nghệ An: Phật giáo tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2016

Đăng lúc: 22:58 - 19/07/2016

Sáng ngày 18/7/2016, tại chùa Đại Tuệ (Nam Đàn), BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2016 và triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2016.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TW GHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, Chư Tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.
Lãnh đạo UBND, Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.
6 tháng đầu năm 2016, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác phật sự trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 35 vị Tăng Ni đang sinh hoạt hợp pháp trên địa bàn, có 47 cơ sở thờ tự (46 chùa và 01 Niệm Phật đường), 17/21 đơn vị hành chính có hoạt động của Phật giáo, tham gia Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổ chức thành công Tọa đàm: "Định hướng, phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An".

Ban Trị sự đã quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Lam Sơn( Quỳnh Lưu). Phê chuẩn nhân sự Ban Hộ tự chùa Đồng Tương.Tổ chức khóa an cư kết hạ cho 43 hành giả tại 2 địa điểm, trong đó: Hạ trường chùa Đại Tuệ (29 vị) dành cho Chư Tăng có 28 Tỷ khiêu, 01 Sa di. Hạ trường chùa Cần Linh (12 vị) dành cho Chư Ni có 6 Tỷ khiêu Ni, 1 Thức xoa ma na, 1 Sa di Ni và 4 hình đồng Ni. Giới thiệu 02 vị đi học hệ Cao đẳng tại Học viện Phật giáo Hà Nội , cử các thành viên Ban Hoằng Pháp về tại các chùa, các đạo tràng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa để gặp gỡ đồng bào Phật tử.
Lễ khai bút và trồng cây tại chùa Đại Tuệ nhân dịp đầu xuân. Tổ chức thành công Lễ hội Hương sen xứ Nghệ năm 2016, lễ Phật đản, kỷ niệm 5 năm thành lập Phật giáo Nghệ An, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, thành lập CLB Hương Từ Bi chùa Hồng Phúc, chùa Hà quy tụ trên 50 thành viên, tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, sơ bộ toàn tỉnh có trên 45 ngàn Phật tử đã Quy y. Tổ chức tiếp đón và làm việc với đoàn công tác của Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN vào ngày 17/4. Các hoạt động văn nghệ Phật giáo được duy trì và ngày càng phát triển ở nhiều nơi, đăng tải kịp thời các tin tức Phật sự tại địa phương

Vận động công tác từ thiện trên 300.000.000đ, tặng ngàn ngàn suất quà trong dịp tết, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Trong công tác bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp NK 2016 – 2021. Được sự hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Ban Trị sự đã tiến hành các cuộc họp giới thiệu Ni sư Thích Diệu Nhẫn - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh . Đại biểu HĐND cấp huyện có 2 vị, đó là: Đại đức Thích Đồng Tuệ - Trụ trì Chùa Hà, tham gia Đại biểu HĐND huyện Nam Đàn . Đại đức Thích Tuệ Quang - Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng Chùa Gám - TVTL Yên Thành, tham gia Đại biểu HĐND huyện Yên Thành.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, những khó khăn, thách thức và thống nhất một số lưu ý, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Phát biểu bế mạc tại hội nghị Thượng tọa Thích Thọ Lạc, phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An, chỉ rõ Phật giáo tỉnh nhà cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết hoà hợp, vượt qua khó khăn thử thách, khắc phục yếu kém tồn tại, phấn đấu vì sự xương minh của Phật pháp, vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh. Xây dựng mối quan hệ thống nhất về lãnh đạo và tổ chức giữa Ban Trị sự với Tăng Ni, Phật tử thành viên tạo ra một sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết hoà hợp, làm nền tảng cho các hoạt động Phật sự vì Đạo pháp Dân tộc, làm tốt đời đẹp đạo.
Tại hội nghị, Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An đã tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trưởng Ban TSGHPGVN tỉnh Nghệ An nhận bằng tiến sỹ Tôn giáo học.

Dịp này, hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư tôn đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:











Chư tôn giáo phẩm niệm phật cầu gia hộ














Hội nghị dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An


Toàn cảnh Hội nghị sơ kết










Đại Đức Thích Tâm Thành đọc báo cáo tổng kết Phật Sự 6 tháng đầu năm















Ông : Nguyễn Văn Long -Phó Ban Tôn Giáo phát biểu.




Ban trị sự Phật giáo tỉnh tặng hoa chúc mừng HT . Thích Thanh Nhiễu


Ban tôn giáo cùng các ban ngành tặng hoa chúc mừng.














Thượng Tọa Thích Thọ Lạc - Phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN, phó thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An bế mạc buổi lễ tổng kết.







Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Khóa tu “Ươm mầm hoa sen” tại Nghệ An

Khóa tu “Ươm mầm hoa sen” tại Nghệ An

Đăng lúc: 14:25 - 12/07/2016

Tối ngày 10-7-2016, tức ngày 7-6-Bính Thân, tại Chùa Chí Linh, huyện Yên Thành, đã long trọng tổ chức khóa Tu mùa hè " Ươm mầm hoa sen " do BTS_GHPGVN , tổ chức dưới sự chỉ đạo của Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ Tịch TW GHPGVN , trưởng BTS - GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng Tọa : Thích Thọ Lạc - phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN , phó BTS- GHPGVN tỉnh Nghệ An. Mạc dù thời tiết mấy ngày hôm nay rất nóng nực, nhưng với tinh thần học hỏi , giao lưu nên đã có hơn 600 em khóa sinh đã có mặt tham dự trong khóa tu mùa hè từ ngày mồng 10 -7 -2016 đến ngày 15 - 7 -2016. dành cho các em thanh thiếu niên Phật Tử trên địa bàn huyện Yên Thành và các vùng lân cận trong tỉnh Nghệ An. Trở về Tu tập học Phật Pháp Đạo Đức lối sống hướng thượng và hòa hợp.
Với sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng, Ni, : Thượng Tọa: Thích Trúc Thông Kiên - Trưởng Ban hướng dẫn Phật Tử GHPGVN , kiêm trưởng BTC trại hè " Ươm mầm hoa sen " . Đại Đức Thích Định Tuệ- Trưởng Ban Truyền Thông GHPGVN , kiêm Phó BTC trại hè . Đại Đức Thích Tuệ Minh - Phó BTC trại hè, Đại Đức Thích Quảng Văn - Trụ trì Chùa Lam Sơn. Đại Đức Thích Tâm Ngọc- Phó Ban Văn Hóa GHPGVN tỉnh Nghệ An, cùng các Chư Tôn Đức Tăng , Ni trong và ngoài tỉnh về tham gia và chứng minh.
Về phía chính quyền có :
Ông ; Vũ Khắc Nguyên - Chủ nhiệm Ban Văn Hóa các dân tộc Việt Nam
Ông: Nguyễn Viết Hưng - Phó bí thư thường trực huyện ủy huyện Yên Thành, Ông : Hoàng Thanh Truyền - PCT huyện Yên Thành , Ông: Nguyễn Công Chúc - Chánh văn phòng Ủy Ban huyện Yên Thành. Ông; Nguyễn Văn Nam - Phó trưởng phòng nội vụ.. Ông : Lê Xuân Nhung- Bí Thư Đảng Ủy, CTHĐND xã Xuân Thành. Ông: Lê Văn Hải - PHó Bí Thư CTUBND xã Xuân Thành. Ông: Dương Ngọc Đăng - CTUBMTTQ xã. Cùng các cấp lãnh đạo, đoàn thể huyện và xã Yên Thành , các Quý Phật Tử , các bậc Phụ Huynh, các em khóa sinh tham gia khóa Tu Ươm Mầm Hoa Sen.
Xã hội thường nêu cao biểu ngữ : "trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Còn Đức Phật của chúng ta thường dạy ở trong kinh rằng: " có bốn thứ không thể xem thường, thứ nhất là một đốm lửa nhỏ, thứ hai là một con rắn nhỏ, thứ ba là một thái tử trẻ tuổi và thứ tư là một sa di nhỏ tuổi. " " Điều đó cho thấy rằng, Đức Phật rất chú trọng đến tuổi trẻ. Đối với Ngài, tuổi tác không nói lên được giá trị của một con người , mà chính là sự nỗ lực thăng hoa tâm linh đạt đến sự mở toang cánh cửa giác ngộ trong mỗi con người. Học Phật, chính là học những nhân cách, tư duy và tầm suy những giá trị đạo đức từ một đấng mô phạm cho đời, để rồi từng bước lần theo con đường của tuệ giác ấy" .
Trong tinh thần từ bi và trí tuệ, Đạo Phật đã có những việc làm tích cực cùng cộng đồng xây dựng một thế hệ trí thức tương lai lành mạnh cả thể chất và tinh thần. Trong đó khóa mùa hè là hoạt động thiết thực và gần gũi nhất để hướng các bạn trẻ nhận ra mục đích và lý tưởng sống. Tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và hướng thiện. Các Em không chỉ được giảng dạy về giáo lý nhà Phật, giáo dục đạo Đức nhân cách , lòng hiếu thảo, sự yêu thương và còn được giáo dục những kỷ năng sống và tính tự lập.
Bên cạnh đó, các Em còn được tham gia các trò chơi bổ ích, giao lưu học hỏi thêm nhiều người bạn tốt, và là một trải nghiệm đáng nhớ, hữu ích, hành trang cần thiết cho các em trên bước đường trưởng thành.


Cung Nghinh Chư Tôn Đức Tăng Ni








Tiết mục múa biểu diễn của thanh niên Phật Tử Chùa Chí Linh.














Đại Đức Thích Tuệ Minh - Phó BTC , khai mạc buổi lễ.


Thầy Thích Tuệ Minh chia sẻ ; Để tạo nên một chương trình hoàn toàn mới trong khóa Tu mùa hè này, và đây là một chương trình sẽ được thử nghiệm đầu tiên trên đất nước Việt Nam, lấy BTS GHPG tỉnh Nghệ An thử nghiệm. Biến khóa tu trở thành các hoạt động, sự sinh hoạt của khóa tu giống như một xã hội thu nhỏ, nếu hiệu quả tốt và thành công chắc chắn sẽ được nhân rộng rất nhiều các khóa tu trên địa bàn các Tỉnh, Thành trong cả nước,do vậy rất mong các bạn hôm nay chúng ta là những người rất vinh dự là người đầu tiên chúng ta thực hiện khóa tu này cho nên sẽ còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng nhờ lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, Quý Thầy tin tưởng rằng các bạn sẽ làm được.








Tiết mục dâng hoa của các Em Phật Tử Chùa Chí Linh.








Đại Đức Thích Đinh Tuệ - Phó BTC đọc diễn văn khai mạc khóa tu Ươm Mầm Hoa Sen năm 2016.







Lời hứa nguyện của các Em khóa sinh. Thay mặt cho 600 Em khóa sinh và tình nguyện viên xin hứa :
1.Tôn kính Phật, Yêu nước non, kính trọng Chư Tăng, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy thời Khóa.
2.Thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chăm chỉ lắng nghe, tiếp nhận lời hay, ý đẹp.
3.Chia sẻ những gì tốt đẹp nhất của khóa tu đến với mọi người.





Ông : Hoàng Danh Truyền - Huyện Ủy Viên PCT HĐND Huyện Yên Thành phát biểu và chia sẻ với khóa Tu , đánh giá cao , biểu dương, chúc mừng những kết quả hoạt động của toàn thể Tăng, Ni trong tỉnh Nghệ An đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, vun đắp tình cảm , giáo dục đạo đức, lối sống cho các Em thiếu nhi, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương.trong những năm qua.Ông thay mặt các cấp lãnh đạo , Chúc toàn thể Chư Tôn Đức , Tăng, Ni, Phật Tử, các trại sinh luôn khỏe mạnh và thành tựu viên mãn trong công việc Phật Sự. Chúc Khóa Tu mùa hè thành công tốt đẹp.


Thượng Tọa : Thích Trúc Thông Kiên Ban Đạo Từ và Thầy mong các Em chấp hành tốt nội quy và thời khóa Tu lần này, học hỏi được những Đức Tính cần thiết để rèn luyện bản thân , sống chung hòa đồng với các bạn. Biết quan tâm chia se, và động viên nhau, không những trong khóa tu này mà mãi mãi về sau.






Chụp ảnh lưu niệm


















Tác giả bài viết: Hồng Nga

Thấy nhân duyên là thấy Pháp, thấy Pháp là Như Lai

Thấy nhân duyên là thấy Pháp, thấy Pháp là Như Lai

Đăng lúc: 14:15 - 12/07/2016

Khóa bồi dưỡng trụ trì năm nay tại tổ đình Kim Cang vắng bóng Hòa thượng Đạt Đồng, Hòa thượng Tắc Ngộ và gần đây là Hòa thượng Thiện Thanh.
Tuy các ngài không hiện hữu trên cuộc đời, nhưng với tâm nguyện vì đạo, vị tha, vô ngã, tôi tin tưởng các ngài luôn gia hộ cho khóa học này được thành công. Sau đây, tôi có một số ý kiến xin chia sẻ với Tăng Ni.

Trước hết, nói về tông môn hệ phái, đó là việc tốt, nhưng nếu cố chấp vào đó cũng trở ngại lớn cho chúng ta. Kinh nghiệm của tôi thấy như vậy từ 50, 60 năm trước.

Thật vậy, đầu tiên tôi xuất gia ở Phật giáo Cổ truyền nằm trong sơn môn thuộc Lâm Tế gia phổ. Lúc đó, tôi gặp khó khăn, thầy này ở Lâm Tế gia phổ, thầy kia ở Lâm Tế Chúc Thánh, thầy nọ ở Lâm Tế chánh tông… Chỉ riêng dòng Lâm Tế đã tự phân chia như vậy, tạo thành bức tường ngăn cách giữa những người tu đạo Phật.

Lúc đó, Hòa thượng Thiện Hòa nói rằng chúng ta nên cắt bỏ tông môn hệ phái, vì tất cả chúng ta đều là đệ tử Phật. Ai xuất gia trước, người đó lớn. Người thọ giới sau thì nhỏ hơn. Dù thọ giới sau một đàn cũng là sau.

dhamma_wheel_fine.jpg

Nếu kẹt tông môn hệ phái, tôi thuộc đời Lâm Tế thứ 41, mang chữ Nhật. Hòa thượng Trí Tịnh cũng mang chữ Nhật. Như vậy, giữa tôi và Hòa thượng là huynh đệ, tức cùng trong một hệ phái đã như vậy.

Khi Phật học đường Nam Việt ra đời, tất cả chúng tôi thuộc hệ phái khác nhau, nhưng học chung một trường, có cùng một thầy thì trong học đường này, tất cả đồng là huynh đệ, ai thọ giới trước là lớn. Nhưng điều này cũng không giữ được lâu, cũng nảy sinh tư tưởng hệ phái.

Và hệ phái bấy giờ lại chia ra Phật giáo Cổ sơn môn, Phật giáo Tổng hội. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã chia ra mười mấy hệ phái chống phá nhau, tự tiêu diệt nhau. Như vậy, chúng ta đã lọt vào cái bẫy ngoại đạo.

Năm 1963, nhiều người nghĩ rằng Phật giáo bị xé thành nhiều mảnh vụn, nên dễ bị tiêu diệt. Nhưng lắng lòng coi lại ai tiêu diệt mình, phải chăng các sơn môn hệ phái tự tiêu diệt nhau. May mắn, các vị lãnh đạo thức tỉnh. Các Hòa thượng đã thành lập Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, dù thuộc hệ phái nào, nhưng tất cả chúng ta đều vì sự tồn vong của Phật giáo, chỉ có một điểm chung là Phật giáo, nên hãy quên đi hệ phái.

Vì vậy, có 11 hệ phái ký tên thành lập Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và năm 1964, trở thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Tuy nhiên, trong thâm tâm tôi, lúc đó còn có hai hệ phái không ký tên vào, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng. Đó là một hệ phái ở trong vùng giải phóng, đứng đầu là cố Hòa thượng Thiện Hào. Tuy ngài không ra ký tên, nhưng ngài đã làm việc quan trọng là đi các nước xã hội chủ nghĩa tuyên bố cho mọi người biết rằng Phật giáo tồn tại ở đất nước chúng ta. Ngoài ra, các nước thuộc khối tư bản, hay khối không liên kết đều ủng hộ Ủy ban Liên phái. Như vậy, rõ ràng Phật giáo chúng ta đoàn kết rất có lợi.

Một hệ phái nữa là Hội Phật giáo Thống nhất ở miền Bắc không ký tên, nhưng chính Phật giáo miền Bắc cũng tổ chức biểu tình, ra kiến nghị kêu gọi ủng hộ Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng có tất cả 13 hệ phái trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, không phải chỉ có 11 hệ phái. Thể hiện ý nghĩa hợp nhất 13 hệ phái, khi xây Việt Nam Quốc Tự, Giáo hội thành phố chúng ta đã xây tháp cao 13 tầng tiêu biểu cho 13 hệ phái đoàn kết tạo thành sức mạnh của Phật giáo.

Vì sự quan trọng vô cùng của sự đoàn kết, hòa hợp, khi Phật Niết-bàn, Ngài nói rằng ngày nào chư Tăng còn hòa hợp trong Chánh pháp của Phật là khi đó Phật giáo tồn tại vững mạnh, không có ngoại đạo thiên ma nào có thể phá hại chúng ta được.

Thể hiện tinh thần Phật dạy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1981, khẳng định lập trường rằng chúng ta thống nhất tổ chức, thống nhất ý chí và thống nhất hành động, nhưng pháp tu biệt truyền vẫn được tôn trọng. Tất cả mọi người có pháp hành riêng, miễn là ở trong Chánh pháp Phật; nói theo ngày nay là đa năng, đa dạng.

Thật vậy, chúng ta nhìn kỹ thấy rõ mỗi người một việc, một người không thể làm tất cả việc. Tổ chức chúng ta có sự tôn trọng lẫn nhau và chính cốt lõi này giúp Phật giáo chúng ta tồn tại. Nhưng muốn như vậy, chúng ta phải thấy theo Chánh pháp và sống đúng Chánh pháp. Nếu tu lệch ra ngoài Chánh pháp, sẽ đưa đến nhiều bất đồng, tranh chấp, cho đến tan hoại.

Không lệch ra ngoài là gì. Khi chúng ta còn ở trong vòng an toàn giống như Tề Thiên vẽ cho Tam Tạng phải ở yên trong vòng tròn an toàn, nếu lọt ra ngoài vòng an toàn này là bị yêu tinh bắt liền. Chúng ta tu, đừng bước ra khỏi vòng này. Vòng này là gì.

Trước nhất, Phật quy định chúng ta phải an cư kiết hạ ba tháng. Chúng ta có tuân thủ hay không. Thầy nào không tuân thủ pháp hành này, không phải đệ tử Phật và đã ra ngoài vòng an toàn rồi, phải bị ma bắt thôi.

Theo kinh nghiệm riêng tôi, từ năm 1961 đến 1962, 1963, trong mùa hạ ba năm liền, tôi không ra khỏi chùa Ấn Quang. Đó là quy định dành cho chư Tăng giúp chúng ta tìm được giải thoát trong vòng đai an toàn. Vì vậy, việc cấm túc an cư rất quan trọng đối với đời sống người tu.

Về sau, Hòa thượng Thiện Hòa mở rộng thêm, không đi ra ngoài trong ba tháng an cư, trừ khi có Phật sự do Tăng sai. Khi sống khép kín có lợi cho việc tu học, nhưng không lợi cho việc hoằng hóa. Như vậy, mở ra cho quý thầy đi giảng dạy, làm lợi cho đạo.

Tôi nhờ sống khép kín như vậy, nên dư thì giờ đọc sách, đọc kinh và lạy Hồng danh Phật. Lần lần đời sống tôi thâm nhập vào dòng thác trí tuệ Như Lai, gọi là Dự lưu. Không phải tôi bị bắt buộc, nhưng hạnh phúc được ở yên tu hành, không bị phiền não quấy rầy. Ở yên một chỗ, dư thì giờ tụng kinh, sám hối, tham thiền, dễ dàng dẫn chúng ta vào con đường giải thoát mà Phật vẽ ra cho mình.

Kinh nghiệm tu của tôi, phải giữ mình trong ba tháng an cư được Phật quy định. Thầy nào, chùa nào giữ đúng luật này, thì Phật nói có Thiên long giữ gìn. Tụng kinh Pháp hoa, thấy rõ điều này. Phật khẳng định rằng người nào tuân thủ pháp này, Ngài khiến Bát bộ Thiên long giữ gìn, người nào sống trong Thiền định, Ngài sai hóa nhân cúng dường đầy đủ và được thấy Phật, nghe Phật thuyết pháp. Đó là lộ trình mà Phật đã vẽ ra cho chúng ta. Còn đi hay không là ở ta.

Trong một năm, suốt chín tháng chúng ta bận nhiều việc, thì ba tháng an cư, cần nỗ lực thể nghiệm pháp Phật để thấy hằng sa Phật.

Làm đạo, thầy có công đức dễ làm đạo hơn. Nhưng thiếu công đức, chắc chắn gặp khó khăn vô cùng. Tu theo Phật, tất yếu phải ép vào khuôn tu hành.

Sáng nay, tôi giảng ở trường hạ Học viện Phật giáo TP.HCM, đây là năm đầu tiên, tôi ép Tăng Ni sinh viên vào khuôn tu hành, có học thì phải có tu. Người không ở trong nội giới tu hành ba tháng an cư, dù học giỏi cũng không được ra trường, vì có học nhưng không có hạnh.

Vì vậy, quy định của Học viện, ít nhất có hai năm nội trú, tức có tu, thể hiện được hạnh tu, sau này mới có thể ra làm đạo. Mới “có thể” thôi, chứ cũng chưa chắc, vì ra làm đạo, thiên ma ngoại đạo có vô số bẫy. Cho nên, chúng ta thấy có nhiều người tu học, nhưng được việc không nhiều.

Cần nhớ rằng người tu không an cư không phải đệ tử Phật, không được Thiên long Bát bộ giữ gìn, không được Phật phóng quang gia hộ. Tu như vậy, một thời gian sẽ rớt vào ngoại đạo, làm nô lệ cho ngoại đạo.

Điều thứ hai, Phật dạy rằng hành Bồ-tát đạo đáng quý, nhưng phải đắc Thánh quả A-la-hán mới có đủ đạo lực để hành Bồ-tát đạo. Chưa đắc A-la-hán, thì chưa tin được tâm mình, cứ nghĩ mình tốt, nhưng chắc gì mình tốt.

Tôi quan sát có người hành Bồ-tát đạo để mau thành Phật, nhưng muốn mau thì lại càng lâu. Vì vậy, Phật quy định phải đắc Thánh quả, chưa đắc Thánh quả mà muốn độ người, rất nguy hiểm.

Thầy chưa đắc Thánh quả muốn độ người xuất gia, nên bỏ ý này. Chưa đắc Thánh quả, độ người là gánh nặng vô cùng, vì đi một mình không nổi, còn đeo mang thêm, làm sao đi. Thật vậy, chúng ta xuất gia, từ bỏ tất cả để ra khỏi sinh tử, bản thân không đi nổi, còn gồng gánh thêm bà con nữa chỉ có nước ngã quỵ.

Phải tạm gác việc hành Bồ-tát đạo sang một bên. Tu Pháp hoa gọi điều này là thệ nguyện an lạc. Nói như vậy là lấy ý của Phật. Khi Phật đi xuất gia, Ngài hẹn khi nào được giải thoát sẽ quay lại hoàng cung độ quyến thuộc. Chưa đắc đạo thì Ngài không trở về nhà.

Thực tế chúng ta thấy thầy xuất gia mà còn kẹt gia đình, cha mẹ, anh em, bạn bè, khó đi xa, không giải thoát.

Phải một mạch đi tới để đạt giải thoát. Vì vậy, Phật quy định muốn đắc La-hán, phải theo lộ trình này, trừ trường hợp người có cha mẹ già không ai nuôi dưỡng, Ngài cho phép lo cho cha mẹ.

Tôi thấy có Tỳ-kheo tìm đất cất chùa, đất chưa tìm được đã chết, hay tìm được rồi, trả tiền chưa xong thì chết, hoặc ráng hơn, cất chùa xong cũng chết. Vì ráng quá sức, nên chết nhưng không biết về đâu.

Phải tìm đường giải thoát cho mình trước, hẹn người thân khi nào mình thành Vô thượng Chánh đẳng giác sẽ quay trở lại.

Có thầy bỏ được gánh nặng gia đình, nhưng nặng gánh chùa, nặng gánh bổn đạo, rồi than rằng làm trụ trì là làm dâu trăm họ.

Thiết nghĩ ta xuất gia không cần làm vừa lòng bất cứ ai. Người thật tu không lệ thuộc tình cảm, không lệ thuộc xã hội, không lệ thuộc thiên nhiên. Còn lệ thuộc những thứ này, chắc chắn còn trong sinh tử. Còn lệ thuộc vui buồn, vinh nhục, còn tiếp tục gánh sinh tử, dù mặc áo tu.

Phải làm sao không lệ thuộc xã hội, không lệ thuộc thiên nhiên, mình mới giải thoát. Thử hỏi các thầy cần bổn đạo, cần tiền bạc, cần chùa hay không.

Riêng tôi, sợ bổn đạo đông, sợ chùa lớn, sợ chùa nhiều, gánh không nổi. Sợ chức vụ mà Giáo hội giao phó, không gánh được, không phải đi tìm.

Tôi luôn suy nghĩ lúc nào mình phải buông. Vì Tăng sai, mình phải làm mọi việc với tất cả tấm lòng. Buông được phần nào, mình nhẹ phần đó.

Được Giáo hội giao phó, gọi là Tăng sai, chúng ta làm những chức danh Trưởng ban, Phó ban Ban này Ban kia. Tuy nhiên, lại có thầy ưa danh, lãnh chức nhưng không làm việc, như vậy xấu hổ hay không. Người hiểu đạo thì sợ danh, sợ đại chúng tin tưởng, giao phó mà không làm được. Nói như vậy không có nghĩa là thầy cô từ chối việc Tăng sai. Vì con mắt của Tăng thấy mình làm được mới giao việc, mình phải nỗ lực làm.

Trên bước đường tu, tôi nhờ Tăng sai, hết lòng làm, nên chư Tăng hộ niệm, hợp tác với mình. Còn chư Tăng không muốn mình làm, có làm cũng không thành công, nên phải từ chức, hay không được ai hợp tác phải từ chức. Thậm chí bị chống đối cũng phải từ chức.

Thí dụ Ban Trị sự thấy thầy có khả năng, nên bổ nhiệm trụ trì, thì phải dốc toàn lực phụng sự chùa, gọi đó là làm tôi cho Phật. Làm hết sức mình mà được Phật hộ niệm, chắc chắn việc thành tựu. Trái lại, nếu Phật bỏ, không hộ niệm, thì nên từ chức. Phật hộ niệm, việc khó mấy chúng ta cũng làm. Quyết tâm như vậy mới thành công.

Tôi có kinh nghiệm khi gặp khó, khổ, nhưng tôi không sợ, chắc chắn Phật thương mình, hộ niệm cho mình vượt qua khó, khổ. Phật hộ niệm, mình không thấy, nhưng quần chúng thương mình, hợp tác thì thấy. Đến nơi nào hành đạo, bà con hết lòng giúp đỡ, ta làm việc dễ dàng.

Xưa kia, các vị Tổ lập lều cỏ tu hành, không mua đất cất chùa, nhưng hành đạo, sức cảm hóa của các Ngài khiến quần chúng kính mến, nên họ hợp lực cùng nhau xây dựng chùa.

Chùa Kim Cang cũng vậy. Tổ đến đây không mua đất cất chùa, nhưng Ngài quán nhân duyên thấy dân chúng vùng này và Ngài có mối quan hệ vô hình, mới cất am tranh tu. Nghĩa là Tổ quán nhân duyên giữa Ngài và quần chúng xem Ngài làm được gì cho họ. Ngồi yên lặng, quán sát dân tình, thấy người bệnh nặng, thiền sư giỏi, biết đúng bệnh và làm thuốc cứu người. Kinh Dược Sư nói làm thuốc cứu người thì phước nhiều vô lượng, hiện đời được người kính trọng… sẽ thành Vô thượng Chánh giác. Người tu ngồi yên quán sát coi nhân dân cần gì, tìm cách giúp đỡ, nên được dân thương, kính quý và họ xây thêm nhà cho người đến tu học.

Ta chỉ lo tu giải thoát, người thương muốn làm theo ta để được thanh thản như ta thì họ tìm đến và ta dạy họ, họ tự tạo điều kiện sống. Ngày xưa, Tổ Huệ Đăng tu trong hang hổ, nhưng Ngài đắc đạo, các Hòa thượng ở khắp Nam Kỳ muốn học đạo, ra Bà Rịa ở với Tổ, rất đông, thì làm sao có chỗ cho các thầy ở. Các thầy phải lên núi che nhà ở, hái măng rừng ăn. Tổ chỉ tu. Nói rằng Ngài làm, nhưng thật ra là chư Tăng làm để sống, để tu. Vì vậy, chư Tăng đến đông, thì chùa lớn, mở rộng thêm.

Kinh nghiệm tôi thấy làm trụ trì phải quán sát nhân duyên giữa mình và dân chúng. Nếu ta thương họ, họ quý ta là chỗ đó ta hành đạo được. Như ngài Linh Hựu lên Quy Sơn dựng nghiệp, mở rộng tông môn, vì với huệ nhãn của người đắc đạo, vùng đất đó là nơi hành đạo của ngài. Nếu không thấy bằng mắt huệ, nhưng dùng tâm phàm tục hành đạo, là biến Phật đạo thành tà đạo, sớm muộn cũng thọ quả báo.

Tóm lại, giáo lý Phật tuy nhiều, nhưng chung quy gom lại một câu chính yếu rằng người thấy nhân duyên là thấy pháp. Người thấy pháp là thấy Như Lai. Các thầy suy nghĩ yếu lý của câu này trên đường hành đạo và áp dụng đúng đắn sẽ gặt hái được tiến bộ.

Cầu Phật gia hộ tất cả hành giả an cư luôn an lành trong Chánh pháp.

HT.Thích Trí Quảng

Hòa bình mãi chỉ là mong ước?

Hòa bình mãi chỉ là mong ước?

Đăng lúc: 21:35 - 09/07/2016

Cách đây một tuần, trang 20 Báo Tuổi Trẻ ngày 3-7 đăng câu nói của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina - phát biểu trong cuộc họp báo sau khi các lực lượng Bangladesh tiêu diệt những kẻ bắt cóc con tin rằng:

"Bất cứ ai theo đạo đều không thể hành động như vậy. Chúng không theo đạo nào cả, tôn giáo duy nhất của chúng là khủng bố".

hoabinh.jpg
Mong ước thế giới hòa bình, không bạo lực...

Cũng là ông Sheikh Hasina, trong phát ngôn ngay sau vụ tấn công khủng bố và bắt giữ con tin ở Dhaka ngày 1-7 đã nói: "Người Hồi giáo sao lại giết người vô tội vào tháng Ramadan? Chúng không phải người Hồi giáo, chúng là bọn khủng bố".

Ba ngày sau đó, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiếp tục lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom kép tại Baghdad (Iraq) làm ít nhất 160 người thiệt mạng. Tổng cộng, có hơn 300 người đã thiệt mạng trong những vụ tấn công liên quan tới IS và Hồi giáo cực đoan trong tháng qua - tháng Ramadan thiêng liêng của người theo đạo Hồi - diễn ra ở Orlando (Mỹ) tới Dhaka, Iraq.

Một diễn biến khác, mới nhất, tại cuộc biểu tình phản đối bạo lực của cảnh sát tối 7-7 qua, ở thành phố Dallas tiểu bang Texas (Hoa Kỳ), 5 cảnh sát đã bị Micah Xavier Johnson, một cựu quân nhân da đen (25 tuổi) từng tham chiến ở Afghanistan dùng súng bắn tỉa hạ sát. Đây là vụ giết cảnh sát đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ, sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001.

Những vụ việc trên chỉ là những điểm nhấn "nóng", nổi bật tuần qua, còn bao nhiêu vụ khác ít lan tỏa hơn, vẫn đang tiếp diễn mỗi ngày ở đó đây với chung một động cơ bạo lực, bạo hành, giết người, trả thù...

Ai cũng nhân danh cái đúng (theo mình) để hành xử, ngay cả khi đó là giết người, nên mới có cảnh tương tàn, mới có chiến tranh. Khi trong lòng mỗi người luôn (chỉ biết) lấy hai chữ "đấu tranh" với cái xấu bên ngoài để sống mà quên tranh đấu với cái ác bên trong mình thì họ sẽ hành xử bạo lực.

Có lẽ vì thế mà Đức Dalai Lama thứ 14 đã nhận định: "Sự trả đũa hung bạo, phản ứng một cách hung hăng trước một cuộc tấn công - là một cái gì đó có gốc rễ sâu xa trong bản năng của con người".

Bản chất ấy chính là tham-sân-si cần chuyển hóa một cách đủ an toàn trước khi dấn thân làm một việc gì đó.

Thực tế, hòa bình hay sống bình yên ai cũng muốn - nhưng "gốc rễ sâu xa" trong mỗi người đã nhiều lần dập tắt mong muốn đẹp đó để làm những việc đi ngược lại giá trị hòa bình, nhân văn, gây hoang mang cho số đông. Vì thế, mọi tôn giáo và những tổ chức nhân văn đều chung quan điểm đánh giá về những kẻ thủ ác là bị nhồi sọ bởi "giáo điều" khủng bố, là hành động đi ngược lại văn minh của loài người.

Thiết nghĩ, mong ước, nguyện cầu "thế giới hòa bình" sẽ mãi chỉ là mong ước, nếu mỗi người không chuyển hóa được "chiến tranh" ở bên trong bản thân mình. Phải hòa giải với tự thân, xây dựng hòa bình từ "tiểu vũ trụ" - là chính mình - thì mới có thể làm cho thế giới hòa bình, thiết thực dựng xây cõi an lạc ngay thực địa này thôi.
Lưu Đình Long

Truong ha LMXuan (8b)

Một ngày ở trường hạ Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Đăng lúc: 09:55 - 05/07/2016

Sau lễ tác pháp an cư vào ngày 9-5-2016 cho Tăng Ni sinh viên khóa XI nội trú tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, đến nay Tăng, Ni hành giả an cư đã nhập hạ được hơn 1 tháng.
Lần đầu tiên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tổ chức khóa an cư tập trung cho Tăng Ni sinh tại cơ sở xã Lê Minh Xuân sau khi hoàn thành xây dựng giai đoạn 1, nhưng với sự nỗ lực của Hội đồng Điều hành, và sự tinh tấn của Tăng Ni sinh viên, trường hạ đã đi vào nề nếp, theo chương trình liên tục tu và học từ 4 giờ sáng cho đến 22 giờ tối.

Với tính chất đặc thù của môi trường giáo dục, trường hạ tại Học viện do chính HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Viện trưởng làm Thiền chủ; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực làm Phó Thiền chủ; HT.Thích Minh Thông, Phó Trưởng ban Tăng sự T.Ư, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP, Giám luật; TT.Thích Thanh Phong, Trưởng ban Bảo trợ làm Hóa chủ và TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Chánh Duy-na.

Có thể nói, trường hạ tại Học viện - cơ sở xã Lê Minh Xuân là trường hạ tập trung có số lượng Tăng Ni an cư đông nhất thành phố, với 367 hành giả (158 Tăng, 209 Ni).

Được sự đồng thuận của Hội đồng Điều hành Học viện, PV Giác Ngộ đã hòa nhập vào không gian thanh thoát của trường hạ, ghi lại những khoảnh khắc sau đây, xin giới thiệu cùng quý độc giả.

Truong ha-LMXuan (1).JPG
Đúng 4g, thức chúng

Truong ha-LMXuan (2).JPG

Truong ha-LMXuan (3).JPG
Sau đó Tăng Ni từ các nội viện biệt lập trang nghiêm y hậu vân tập chánh điện

Truong ha-LMXuan (8).JPG
Tất cả Tăng Ni sinh viên hành giả trong thời gian công phu khuya bắt đầu từ 4g30 sáng

Truong ha-LMXuan (6).JPG

Truong ha-LMXuan (7).JPG
Toàn thể đại chúng nhất tâm trì tụng

Truong ha-LMXuan (8b).JPG
Cảnh yên tĩnh tại Học viện sau thời công phu khuya

Truong ha-LMXuan (12).JPG

Truong ha-LMXuan (13).JPG
Chương trình an cư hài hòa giữa việc tu và học

Truong ha-LMXuan (21).JPG

Truong ha-LMXuan (16).JPG
Trường hạ tại Học viện có số hành giả đông nhất TP

Truong ha-LMXuan (25).JPG

Truong ha-LMXuan (24).JPG
Tất cả Tăng Ni sinh quá đường chung trong chánh điện

Truong ha-LMXuan (27).JPG
Các hành giả trong ban hành đường 15 vị/nhóm luân phiên chấp tác

Truong ha-LMXuan (28).JPG
Chuẩn bị chu đáo từng bữa ăn cho hành giả

Truong ha-LMXuan (35).JPG
Giờ tiểu thực, mỗi người đều có khay riêng đựng thức ăn theo phương thức tự phục vụ

Truong ha-LMXuan (32).JPG
Ngoài giờ tu và học, Tăng Ni được phân công làm vệ sinh, trồng cây kiểng và rau quả...

Truong ha-LMXuan (37).JPG
Ban quản viện phổ biến phương pháp tọa thiền

Truong ha-LMXuan (45).JPG
Theo chương trình tu học trong ba tháng an cư,
thực hành thiền là một trong những nội dung quan trọng tại đây

Truong ha-LMXuan (41).JPG

Truong ha-LMXuan (44).JPG
Quang cảnh thời tọa thiền

Truong ha-LMXuan (51).JPG

Truong ha-LMXuan (49).JPG

Truong ha-LMXuan (50).JPG
Sau thời tọa thiền, toàn thể đại chúng thực hiện thời tụng kinh tối

Truong ha-LMXuan (52).JPG
Điểm danh dấu vân tay vào cuối ngày

Truong ha-LMXuan (55).JPG
Tăng Ni sinh khi có bệnh duyên được khám chữa tại phòng y tế
của Học viện do chư vị Tăng Ni là y-bác sĩ đảm trách trực tiếp

Truong ha-LMXuan (54).JPG
Cảnh yên tĩnh của Học viện về đêm, sau 22g

>> Xem thêm: Mùa an cư đầu tiên của Tăng Ni sinh nội trú ||

Bảo Toàn thực hiện

Ánh sáng cuối đường hầm

Ánh sáng cuối đường hầm

Đăng lúc: 09:52 - 05/07/2016

Giây phút nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang em như người mê bừng tỉnh khỏi cõi mộng. Em có thể ngửi được hương hoa đại đang lan tỏa trong không khí, nghe thấy tiếng chim hót trên mái chùa. Cảnh vật xung quanh em bỗng bình yên đến lạ kì.
Những tháng ngày sống trong bóng tối

Tôi tình cờ gặp em trong một khóa tu mùa hè, tính đến nay đã được hai năm. Ngày ấy, tôi ấn tượng bởi nụ cười và sự nhiệt tình của chàng trai trẻ ấy. Tôi nhìn thấy được sức sống trong ánh mắt và trong từng hành động của em với các bạn đồng tu. Thoáng nhìn vẻ bề ngoài chắc không ai biết được em từng có một khoảng thời gian chìm đắm trong sắc dục, không tìm được lối thoát.

Đó là năm em tốt nghiệp đại học. Sau khi có kết quả thi chờ ngày nhập học em cũng như chúng bạn dành hết thời gian vào việc nghỉ ngơi, thư giãn. Vì mới được tiếp cận với internet nên điều gì với em cũng đều mới mẻ và lạ lẫm. Từ đó, bất kể ngày hay đêm, lúc nào em cũng dính chặt vào màn hình máy tính. Và rồi em rơi vào lưới mê của con ma sắc dục lúc nào không hay.

Với bản tính tò mò của một đứa trẻ mới lớn, em chìm đắm trong các trang web đen và bị nhiễm một thói quen vô cùng xấu, đó là thủ dâm. Từ khi nhiễm thói quen xấu này, trí óc và thể lực của em giảm sút cực độ. Thành tích học tập cũng theo đó sa sút nghiêm trọng. Khi ấy, lúc nào em cũng nhốt mình trong căn phòng tối mịt, lảng tránh ánh nhìn cũng như khước từ những lời hỏi han, quan tâm của cha mẹ. Bởi với em, lúc này chỉ có thủ dâm mới đem tới sự khoái lạc.

Thủ dâm thật sự là một căn bệnh nguy hiểm bởi một khi đã dính vào thì rất khó thoát ra được. Có khi nó còn đáng sợ hơn cả ma túy. Em tâm sự những tháng ngày đó với em như sống trong bóng đêm vậy. Cả ngày em cũng không nhìn thấy ánh sáng, cứ mải mê đắm chìm vào nó rồi mệt lả đi lúc nào không hay.

Lúc đó nếu không may mắn được cậu bạn thân giúp đỡ thì có lẽ bây giờ em đã chết yểu rồi. Sau khi phát hiện ra thấy em có nhiểu biều hiện khác thường, cậu bạn đã gặng hỏi. Và lúc biết chuyện, bạn kiên quyết bắt em bỏ thói quen đó ngay lập tức. Nhưng đã nghiện thì làm sao dễ dàng bỏ cho được. Cuối cùng vào mùa hè năm ấy, cậu bạn đó “lừa” em đến tham gia một khóa tu mùa hè. Nói rằng ai tham gia sẽ được bồi dưỡng tiền mà em cũng tin. Vì từ lúc dính vào con ma sắc dục kia có lúc nào đầu óc em minh mẫn hay tỉnh táo đâu? Nhưng không ngờ đây lại là cơ hội giúp em phá tan được bóng đêm đen tối đang bủa vây lấy mình.


Ánh sáng trí tuệ của đạo Phật đã cứu rỗi một tâm hồn

Giây phút nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang em như người mê bừng tỉnh khỏi cõi mộng. Em có thể ngửi được hương hoa đại đang lan tỏa trong không khí, nghe thấy tiếng chim hót trên mái chùa. Cảnh vật xung quanh em bỗng bình yên đến lạ kì.

Những ngày được nghe các thầy giảng pháp và tham gia vào các hoạt động của khóa tu đã giúp em nhận ra được rất nhiều điều quý giá mà trước đây em không hề hay biết. Trong lòng em lúc này trào dâng niềm ân hận và nuối tiếc khi đã vùi lấp tuổi thanh xuân của mình cho thói quen xấu kia. Dẫu muộn màng nhưng quay đầu là bờ, em tự hứa với bản thân sẽ quyết chí làm lại cuộc đời của mình.

Trong cuốn sách “Đệ Tử Quy” có một lời dạy em rất tâm đắc: “Thân hữu thương di thân ưu, đức hữu hương di thân tu” (Dịch: Nếu thân thể của chúng ta bị thương thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức hạnh của chúng ta không tốt thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ”). Nói như vậy mới thấy thủ dâm không khác gì hành động bất hiếu đối với cha mẹ. Vì đó là hành động “tổn thân bại đức”, phương hại đến thân mạng và đức hạnh của chính mình. Thế mới hiểu vì sao người xưa vẫn luôn dạy: “Trăm cái ác, dâm đứng đầu. Vạn cái thiện, hiếu đứng đầu”.

Từ ngày tham gia khóa tu mùa hè ấy, em đã có những chuyển biến mãnh liệt trong nhận thức của mình. Em xóa sạch những trang web đen và chia sẻ kinh nghiệm của mình tới những người mắc phải “căn bệnh” giống như em. Em tâm sự với tôi lúc nào cũng háo hức tới mùa hè vì được tham gia các khóa tu cũng như đi từ thiện trên các vùng cao để giúp đỡ các mảnh đời khó khăn, cơ nhỡ.

Em chỉ mong sao sẽ có thật nhiều bạn trẻ tham gia các khóa tu do các chùa tổ chức. Bởi em biết đây sẽ là cơ hội để các bạn có thêm mối quan hệ trong xã hội, hạn chế và ngăn ngừa được các căn bệnh dễ gặp ở giới trẻ hiện nay như vô cảm, nghiện internet, ích kỉ, thực dụng.

Nhìn nụ cười hạnh phúc của em khi làm các công việc phật sự và cùng các huynh đệ hướng dẫn các em mới đến tu tập tôi thấy hoan hỉ biết mấy. Thiết nghĩ đạo Phật nếu được dạy trong trường học sẽ trang bị cho em hành trang vững chắc để tiến bước vào đời. Các em sẽ biết cách san sẻ tình yêu thương với mọi người, đủ tỉnh táo để không bị cuốn vào những cám dỗ trần tục. Và trên tất cả, các em sẽ biết cách nuôi dưỡng hạt giống từ bi và mở rộng tri kiến cho mình.

Đức hạnh là hành trang mỗi người nên tích lũy và vun trồng

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã từng nói: “Tôi ngẫm thấy “Tre già thì măng mọc”, nói như vậy cũng chỉ là vu khoát, cần nói thêm rằng: tre già phải được dùng vào việc có ích và măng mọc cũng cần có hàng có lối, cần được chăm sóc và bảo vệ thì mới thẳng, mới đẹp, mới có ích cho đạo cho đời.”

Theo góc nhìn của cá nhân, tôi thấy việc hướng dẫn thế hệ trẻ biết đến đạo pháp là một việc làm cần thiết và đúng đắn. Một trong những bước đi đầu tiên đó là tạo cơ hội cho các em tham gia vào các khóa tu mùa hè. Bởi mái chùa là môi trường thích hợp giúp các em học được những bài học đầu đời giản đơn nhưng vô cùng quan trọng. Đó là tứ trọng ân: hiếu kính cha mẹ, tôn trọng sư trưởng, biết ơn tổ quốc và tôn trọng mọi người xung quanh.

Khi thấu hiểu những lời dạy ấy, các em sẽ không lao vào lối sống xa hoa buông xuôi theo thế tục hay lối sống gò bó bắt buộc phải khép mình trong giới luật. Giờ đây, các em sẽ biết xây dựng một cuộc sống an lạc xuất phát từ nội tâm.

Như vậy, các em dù không thành công nhưng cũng thành nhân. Lúc này, các em sẽ không còn bị phiền não khuấy động, tâm phẳng lạnh như mặt nước hồ thu, gương mặt sáng tựa như trăng rằm. Đại thi hào Nguyễn Du xưa kia đã từng viết:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

Bát Chánh đạo: quản trị khủng hoảng, tạo nền bình an

Bát Chánh đạo: quản trị khủng hoảng, tạo nền bình an

Đăng lúc: 21:12 - 01/07/2016

Dù là cá nhân, tổ chức hay quốc gia, mọi khủng hoảng đều xuất phát từ vô số cái nhân không đúng đắn. Có hai việc mà người đời thường nhìn nhận thiếu chính xác về việc này. Một là người ta cho rằng khủng hoảng đến từ bên ngoài, “từ trên trời rơi xuống”, hai là chỉ thấy hậu quả, rồi ra sức đi dẹp hậu quả.

Thế nhưng, cội nguồn của khủng hoảng đa phần xuất phát ngay từ bên trong, và hậu quả chỉ là phần ngọn. Khi bên trong gieo hạt giống không tốt, thì lấy gì có đời sống bình yên?
fgg.jpg
Giữ thân khẩu ý theo Bát Chánh đạo là xây dựng nền tảng an ổn từ bên trong

Với cá nhân, khủng hoảng là do chuỗi nguyên nhân trong quá trình từng cá thể sống và ứng xử với cuộc sống. Với tổ chức thì đó là cả hệ thống vận hành của bộ máy có tương tác và ảnh hưởng đến con người, môi trường và cộng đồng. Vì là tác động hai chiều, nên khủng hoảng luôn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Nhiều tập đoàn truyền thông lớn “bán chạy” các bộ quy tắc ứng xử khi có khủng hoảng. Trên các trang mạng xã hội cũng truyền nhau các quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông. Thế nhưng, cho dù các bộ quy tắc ấy có ưu việt đến đâu, thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn - hỗ trợ dập tắt ngọn lửa đang bùng cháy.

Vấn đề là, làm sao để hạn chế tối đa việc xảy ra khủng hoảng và trong nguy cơ vẫn có thể xây dựng hình ảnh đẹp cho cá nhân, tổ chức? Thực tế cho thấy, cá nhân hay tổ chức có được sự an ổn ngay từ bên trong thì mới tránh được khủng hoảng ở mức thấp nhất. Nếu có xảy ra mâu thuẫn thì cũng sẽ biết xử lý đẹp dựa trên các giá trị và uy tín sẵn có.

Chìa khóa nào tạo ra bình an ngay từ bên trong? Đó là Bát Chánh đạo, một trong những thuyết thoát khổ vi diệu từ nhà Phật, gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định. Cấu trúc của quản trị khủng hoảng có 4 phần cơ bản: một là kiểm soát hành vi và thông tin nội bộ; hai là ngăn chặn ngay khi nhìn thấy mầm mống; ba là giải quyết khi khủng hoảng đã diễn ra; cuối cùng là hành động hậu khủng hoảng. Vậy, làm thế nào để áp dụng Bát Chánh đạo và 4 phần cơ bản này một cách nhuần nhuyễn?

Phần một - kiểm soát hành vi và thông tin nội bộ, là phần tạo tiền đề đầu tiên cho một nội tại vững chãi, an ổn. Phần này như cái móng của một ngôi nhà. Móng chắc thì nhà vững. Bát Chánh đạo cần được áp dụng đầy đủ trong phần này. Tuy nhiên, có thể tập trung vào 3 điểm chính.

Thứ nhất là chánh nghiệp. Đó là hành động đúng, theo lẽ phải. Cá nhân thì sống không hại đến người khác, hành động có lương tâm trong địa vị của mình. Đối với tổ chức thì phải có hệ thống quản trị khoa học, minh bạch, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ tốt cho cộng đồng và môi trường sống, biết xây dựng và giữ gìn thương hiệu công ty, bộ mặt tổ chức. Một công ty bán thực phẩm mà dùng quá nhiều hóa chất, bán hàng hết hạn sử dụng ra thị trường là không chánh nghiệp.

Thứ hai là chánh mạng. Với cá nhân, đó là sống đúng đời sống của mình, bằng năng lực của mình. Với tổ chức thì làm ăn, vận hành ngay thẳng, bán đúng sản phẩm dịch vụ đã đăng ký với pháp luật, làm tròn trách nhiệm với nhân viên, với cộng đồng xã hội, không trốn thuế… Biết giữ chữ tín là điều luôn cần thiết đối với cá nhân hay tổ chức. Làm sao mà khi nhắc đến cái tên của mình, tổ chức của mình, người ta thấy có sự nể trọng, đó là đã chánh mạng.

Thứ ba là chánh tinh tấn. Thường xuyên thực hành và duy trì điều đúng đắn. Với cá nhân thì chuyên làm việc tốt, trau dồi trí tuệ. Với tổ chức thì phải thường xuyên xem lại hệ thống quản trị của mình, từ quản trị con người, tài chính, vật chất, sản phẩm hay dịch vụ… Để luôn bảo đảm rằng tổ chức mình đang phục vụ tốt cho cộng đồng và sẽ mãi luôn như thế.

Ngăn chặn ngay khi nhìn thấy mầm mống là phần trung gian và thường xuyên xảy ra nhất. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng sẽ rất nhiều lần trong đời gặp nghịch cảnh, điều bất như ý. Ai nắm được phương pháp thì sẽ giải quyết ngay tại đây để khủng hoảng không có nguy cơ xảy ra. Có 3 con đường lớn phù hợp cho giai đoạn này.

Đầu tiên là chánh định. Đó chính là tập trung để nhìn thấy sự việc đúng sai một cách sáng suốt. Lúc xảy ra nghịch cảnh, tâm càng định thì càng dễ dàng nhìn thấu sự việc. Lúc này, chánh định chính là biết nhìn cho ta, cho người, tâm sáng không phiến diện để giúp phân tích sự việc một cách khách quan nhất có thể.

Tiếp theo, chánh kiến sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho chánh định. Càng có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, trí tuệ sáng thì càng giúp cá nhân hay tổ chức nhìn rõ vấn đề đang diễn ra, nguy cơ nào sẽ xảy đến.

Cuối cùng là chánh tư duy, là suy nghĩ chín chắn để đưa ra những quyết định hợp lý, vừa tốt cho mình, tốt cho người vừa có thể giải quyết trong hòa bình điều bất như ý đang xảy ra.

Tóm lại, khi đối diện với nghịch cảnh có nguy cơ thành hoạ, nếu ta biết tĩnh tâm suy nghĩ, là người có kiến thức sâu rộng, có nền tảng tốt và suy nghĩ chín chắn, có tâm từ bi nhìn cho người, cho cộng đồng, cho chính mình, thì cá nhân hay tổ chức có thể “chuyển rác thành hoa”. Thông thường, nếu giai đoạn này xử lý không tốt thì sẽ đưa đến khủng hoảng truyền thông.

Khi khủng hoảng xảy ra rồi, làm thế nào đây? Đó là phải đi theo hai con đường chánh ngữ và chánh nghiệp. Lời nói đúng, hay, đẹp xuất phát từ tâm từ bi sẽ dễ dàng đi vào lòng người, dễ được người khác cảm thông. Trong mọi cuộc khủng hoảng, cảm xúc của con người là quan trọng nhất. Không có đúng sai tuyệt đối. Cũng không phải vì đúng mà nói lời trịch thượng, hoặc sai mà làm liều. Đừng trú vào ngôn ngữ thô lậu để sân hận. Nhưng nói không thì không đủ, kèm theo đó là hành động đúng đắn để sửa chữa sai lầm. Hành động đi đôi với việc làm đẹp thì khủng hoảng sẽ được xoa dịu ở mức thấp nhất, có thể biến cuộc chiến thành hòa bình.

Cuối cùng, khi khủng hoảng qua đi, hãy chánh niệm! Nghĩ về những hậu quả trong quá khứ để hành động đúng trong tương lai. Biết hổ thẹn với những gì mình làm sai để tiến tới việc làm đúng về sau.

Thực tập Bát Chánh đạo là tu tập thân - khẩu - ý, vốn là những nơi tạo nghiệp, tạo các cơn sóng dữ gây nên những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ. Giữ cho thân khẩu ý theo Bát Chánh đạo, cá nhân và tổ chức không chỉ tránh những khủng hoảng, mâu thuẫn, xung đột mà trên hết là xây dựng được nền tảng vững vàng, an ổn từ bên trong. Cuối cùng, mọi sự từ tâm mà ra. Tâm của cá nhân, tâm của tổ chức, tâm của quốc gia, tâm của vũ trụ.

Tâm yên, vạn vật yên.

Những thành tựu phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Những thành tựu phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đăng lúc: 06:28 - 30/06/2016

Là chủ đề triển lãm sẽ diễn ra tại chùa Yên Phú (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ ngày 2/7.

Submit

Triển lãm sẽ trưng bày những thành tựu phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm qua, đặc biệt là qua 7 kỳ đại hội; thành tựu phát triển của 13 Ban, Viện của Giáo hội, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở 63 tỉnh, thành trên các lĩnh vực: Phát triển quy mô hoạt động đối nội, đối ngoại, công tác tăng sự, pháp chế, hoằng pháp, giáo dục tăng ni và tổ chức các hoạt động từ thiện, văn hóa nghệ thuật, đại hội, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu đề tài khoa học, truyền thông… về văn hóa Phật giáo; sự phát triển của chùa Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo và ở nước ngoài.

Song song với hoạt động triển lãm, trong 2 ngày 2 và 3/7, tại chùa Yên Phú còn diễn ra Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam - thống nhất trong đa dạng”.

Cũng trong dịp này, chùa Yên Phú tổ chức lễ cung nghinh và chiêm bái tượng Phật ngọc Hòa bình Thế giới.

M.Sơn

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 6
  • Hôm nay 171
  • Tháng hiện tại 61,925
  • Tổng lượt truy cập 23,468,174