Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
CHÙA ĐỨC HẬU KHỞI SẮC MỘT TƯƠNG LAI

CHÙA ĐỨC HẬU KHỞI SẮC MỘT TƯƠNG LAI

Đăng lúc: 15:38 - 21/03/2016

Với duyên lành hội đủ nhân kỷ niệm ngày Người Trai Hùng, Thái Tử Tất Đạt Đa vượt thành xuất gia, 08/02 và kỷ niệm vía Đức Bồ Tát Quan Thế Âm 19 tháng 2, hôm nay ngày ngày ngày 12/2/Bính Thân (Tức ngày 20/3/2016). Tại xã Nghi Đức - Tp Vinh. Chùa Đức Hậu long trọng tổ chức lễ chú nguyện Rót đồng đúc Đại Hồng Chung với trọng lượng 1,5 tấn và đúc Trống Đồng với những họa tiết phù điêu nghệ thuật Phật giáo.

TT-Huế: Thảo luận Phật sự Phân ban Ni giới T.Ư

TT-Huế: Thảo luận Phật sự Phân ban Ni giới T.Ư

Đăng lúc: 11:06 - 14/03/2016

Chiều 13-3, trong khuôn khổ chương trình lễ tưởng niệm Thánh tổ Kiều Đàm Di, Phân ban Ni giới T.Ư GHPGVN đã tổ chức buổi thảo luận Phật sự của Phân ban tại Ni viện Diệu Đức (P.Trường An, TP.Huế).

1.jpg
Chư vị giáo phẩm Ni chủ tọa

NT.Thích nữ Diệu Tấn, Chứng minh Phân ban Ni giới TT-Huế; NT.Thích nữ Chơn Hiền, Chứng minh Phân ban Ni Giới T.Ư; NT.Thích nữ Tịnh Nguyện, Phó ban Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư; NT.Thích nữ Tân Liên, NT.Thích nữ Huệ Hương, NT.Thích nữ Như Châu, NT.Thích nữ Như Minh, đồng Phó phân ban Ni giới T.Ư chủ tọa; tham dự có đông đảo chư Ni, Phật tử 35 Phân ban Ni giới tỉnh thành trong cả nước.

3.jpg
NT.Thích nữ Như Châu đọc diễn văn khai mạc

Mở đầu buổi thảo luận, NT.Thích nữ Như Châu tuyên đọc diễn văn khai mạc. Theo đó, Ni trưởng nhấn mạnh: “Ni giới Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Phân ban Ni giới đã và đang tích cực hỗ trợ, sách tấn nhau, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, hướng dẫn đàn hậu học theo đúng oai nghi Phật dạy để luôn khéo léo hoàn thành tốt các công tác Phật sự làm lợi ích cho số đông. Với sự quan tâm hướng dẫn đúng cách của các bậc trưởng thượng, các bậc thầy, chúng tôi tin tưởng rằng giới Ni trẻ sẽ thấy rõ phương hướng và mục đích tu tập, kịp thời điều chỉnh thân tâm để có thể tiếp nối theo bước chân của chư vị tiền bối, đóng góp một cách xứng đáng cho ngôi nhà Phật pháp ngày thêm kiên cố… Muốn đạt được điều này, Phân ban Ni giới cần phải nhờ vào sự đồng lòng hiệp sức của Ni giới, sự chiếu cố cao cả của chư tôn đức HĐTS GHPGVN”…

5.jpg
Đông đảo chư Ni các tỉnh thành về tham dự

Tại buổi thảo luận, chư Ni đã trình bày ba bài tham luận đại diện Ni giới ở ba miền Bắc-Trung-Nam, chú trọng vào vấn đề sinh hoặt và tham gia công tác Phật sự của Ni chúng. Ban điều phối nhận được những câu hỏi, thắc mắc của đại biểu các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Quảng Trị, Cần Thơ, Cà Mau… về các Phật sự còn vướng mắc như: Một số Phân ban Ni giới các tỉnh chưa được cấp con dấu; Ni trẻ khi ở với Thầy và bỏ Thầy đi đến ở chùa khác không được sự chấp thuận của Thầy thì giải quyết như thế nào? Có chế tài gì khi Ni trẻ đi học xa sau khi hoàn thành không trở lại địa phương tham gia Phật sự… Ban điều phối đã có những trả lời thấu đáo và hướng dẫn cách giải quyết những vướng mắc mà các Phân ban Ni giới các tỉnh đặt ra. Trong đó, điều quan trọng nhất là lấy Giới luật làm đầu, có những việc ngoài tầm của Ni giới địa phương, T.Ư thì cần phải trình lên Trung ương Giáo hội để được chỉ đạo giải quyết.

Đạo từ buổi thảo luận, NT.Thích Nữ Huệ Hương đánh giá cao tinh thần của Ni chúng và Phật tử đã cùng nhau trở về Huế tham dự lễ tưởng niệm đức Thánh tổ. Đồng thời, niệm ân BTS PG TT-Huế đã tạo điều kiện Ni giới tại Huế tổ chức đại lễ một cách trang nghiêm, long trọng.

Qua buổi thảo luận đã có mười hai câu hỏi được đặc ra thể hiện tinh thần trăn trở của Ni chúng đối với việc xây dựng ngôi nhà Ni giới Việt Nam cũng như về định hướng cho Ni trẻ trong vấn đề tu tập trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp.

11.jpg
NT.Thích nữ Như Minh cảm tạ

NT.Thích nữ Như Minh đọc lời cảm tạ, thành kính đảnh lễ chư tôn đức, niệm ân sâu sắc chư Ni trưởng dù tuổi đã cao vẫn tham dự chứng minh buổi lễ. Ni trưởng cũng đã cảm tạ chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, quý Phật tử phát tâm yểm trợ để buổi lễ thành công viên mãn.

2.jpg
Buổi thảo luận diễn ra tại Ni viện Diệu Đức

8.jpg
Nhiều câu hỏi được đại biểu nêu ra tại buổi thảo luận

9.jpg
Chủ tọa lần lượt trả lời các câu hỏi của chư Ni đại biểu

44.JPG

40.JPG
Quảng Điền

Lễ tạ Đàn Dược Sư tại chùa Đức Hậu

Lễ tạ Đàn Dược Sư tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 20:35 - 28/02/2016

Nhân dịp đầu xuân Bính Thân, với tâm niệm nguyện cầu gia đạo bình an, năm mới được an vui cát tường, vào lúc 19h00 ngày Rằm tháng Giêng (22/02/2016), hơn 2000 quý Phật tử đã tề tựu về chùa Đức Hậu (Nghi Đức – Tp Vinh) để tham dự Lễ Tạ Đàn Dược Sư cầu nguyện an lành đầu năm.


Buổi lễ được tổ chức dưới sự tham dự Về phía lãnh đạo tỉnh có đại diện Sở VHTT&DL Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh - PGĐ sở VHTT&DL, các cấp chính quyền tại địa phương cùng chư tôn đức trong và ngoài tỉnh.
Đàn tràng Dược Sư, là một sự hội ngộ tấm lòng của tất cả những người con Phật, đây là một lễ hội sinh hoạt văn hóa tràn đầy tính nhân bản. Bởi lẽ đầu năm mới, vạn vật đang khởi sắc trước sự vận hành của thiên nhiên, thì nhân tính trong mỗi chúng ta cũng sống dậy một cách mãnh liệt, đang mong muốn vươn tới mọi sự tốt đẹp, đang thánh hóa lòng mình để đạt những ước mơ cao thượng và thánh thiện phù hợp với tính người.



Vì thế, khi lòng người mở ra thì tình thương, trí tuệ và phước báu theo đó liền xuất hiện. Chúng sinh sẽ bớt đau khổ - Lễ Hội Dược Sư tại chùa Đức Hậu do Đại đức Thích Định Tuệ tổ chức được khai diễn trong một tuần qua đã quy tụ Phật tử mười phương tham dự, dưới năng lực cầu nguyện ấm áp của tình thương và lòng vị tha ban rải khắp thế gian. Những công đức tu tập của đại chúng, việc quan tâm những loài cùng khổ hay những lời cầu nguyện chuyển hóa của người hộ đàn Dược Sư, nay được lan truyền đến mọi loài.
Hình thức tổ chức lễ tạ đàn Dược Sư, lễ cầu an vào năm mới và niềm hoan hỷ của hơn 2000 người tham dự đêm nay đã nói lên một điều rằng đời sống tâm linh luôn là một nhu cầu cần thiết ở trong bất kỳ xã hội nào. Đời sống tâm linh được nói đến ở đây bao hàm nhiều hình thức tu tập chuyển hóa khác nhau, và lẽ dĩ nhiên Đàn Tràng Dược 2016 vừa được tổ chức ở trên không đi ra ngoài hình thức chuyển hóa nội tâm khi người con Phật hiểu rõ rằng “Tâm bình thế giới bình,” và không thể tạo sự bình an hạnh phúc của một cá nhân trên trên sự đau khổ của người khác.



Sau khóa lễ kỳ nguyện quốc thái dân an Trong không gian trầm lắng đã được Chư tôn đức chú nguyện, gia trì, xem như lộc đầu năm, sẽ giúp cho người thọ nhận thân tâm được an tịnh, và cầu mong cho mọi người được bình an, nhà nhà hạnh phúc.
Buổi lễ tạ đàn tràng Dược Sư Thất Châu viên mãn và cuối buổi lễ mỗi người Phật tử và khách thập phương dâng lên một lời ước nguyện và một bông hồng lên Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai và được nhận mỗi người một phần quà của tạ đàn Dược Sư.

Những ngọn hoa đăng đã tỏa sáng lung linh trong đêm. Cảnh tượng này đã mang lại dấu ấn tốt đẹp, nhiều cảm xúc sâu xa trong lòng những người con Phật ở chùa Đức Hậu đêm nay. Lễ hội nơi đây thật sự là một thành quả to lớn, một công đức vô lượng mà thầy trụ trì ĐĐ Thích Định Tuệ và Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã nỗ lực tổ chức đến nay. Xin được nguyện cầu oai lực chư Phật và Bồ tát gia hộ cho toàn thể quý Phật tử và vạn loài chúng sanh nương nhờ công đức lành này từ Đàn Tràng sang năm mới an khang và gặp được nhiều duyên lành trong cuộc sống.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:




















Thái Quảng - Hồng Nga

Trụ pháp Phật, thân tâm tự tại, thấy đúng, làm đúng

Trụ pháp Phật, thân tâm tự tại, thấy đúng, làm đúng

Đăng lúc: 21:27 - 12/01/2016

Tôi có nhân duyên với chùa Linh Thứu. Từ khi còn là học tăng, tôi đã nghe nói về ngôi chùa này. Nhưng mãi đến khi tôi được giao trách nhiệm Trưởng ban Hoằng pháp, chùa này là nơi đầu tiên tôi đến thuyết giảng.

Sau đó, tôi đi giảng dạy ở nhiều nơi, nhất là sau khi Hòa thượng Thiện Hào viên tịch, ngài đã dạy rằng tôi phải quan tâm đến sinh hoạt của Phật giáo phía Bắc. Vì phía Nam đã thành lập Ban Trị sự các tỉnh thành, trong khi phía Bắc, ngoài Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định, còn rất nhiều tỉnh thành chưa có Ban Trị sự Phật giáo.

Vì vậy, tôi quan tâm và dành thì giờ ra miền Bắc nhiều hơn. Đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc theo đó đã phát triển nhanh chóng. Thật vậy, nhờ có căn lành sâu dày với Phật pháp, đã có trên một vạn Phật tử có thể hỗ trợ cho sinh hoạt Phật giáo phía Bắc.

truphapphat.jpg
Trụ pháp Phật, thân tâm tự tại, thấy đúng, làm đúng... - Ảnh minh họa

Sau thành quả tốt đẹp về hoằng pháp, tôi lại được giao trách nhiệm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế, phụ trách vấn đề liên hệ với tổ chức Phật giáo các nước, thay cho Hòa thượng Minh Châu và chuẩn bị Lễ Vesak 2008. Từ đó, công việc hoằng pháp được giao cho Hòa thượng Bảo Nghiêm.

Phụ trách công việc đối ngoại, tôi nghĩ mỗi nước có truyền thống và pháp môn tu khác nhau. Vì vậy, cần phải hài hòa các hệ phái Phật giáo. Việc đầu tiên tôi nghĩ đến là làm cho Phật giáo Bắc truyền công nhận Phật giáo Nam truyền và ngược lại, Phật giáo Nam truyền cũng hòa hợp với Phật giáo Bắc truyền. Có được mối quan hệ hỗ tương sâu sắc giữa Nam truyền và Bắc truyền Phật giáo mới giúp Phật giáo Việt Nam vững mạnh. Còn cứ chê nhau là ngoại đạo, chắc chắn đưa Phật giáo đến chỗ diệt vong.

Ngoài ra, trong Phật giáo Bắc truyền còn kẹt tông môn, hệ phái. Người tu Thiền, người tu Tịnh độ, hay tu Mật tông, tu theo tông phái nào thỉ chỉ biết tông phái mình, coi tông phái khác đối nghịch, sẵn sàng tìm kẽ hở nói xấu nhau. Thử nghĩ như vậy, có đúng không, có lợi lạc gì cho Phật giáo hay không.

Và riêng trong Thiền lại phân chia, người theo Lâm Tế, người theo Tào Động. Ít nhất trong Thiền đã chia thành năm nhóm khác nhau và hành trì khác nhau. Thiết nghĩ càng xé nhỏ, sinh hoạt Phật giáo càng suy yếu.

Tôi may mắn nghiên cứu kinh Pháp hoa, nhận thấy kinh Pháp hoa là Viên giáo dung nhiếp tất cả pháp môn. Trên chân thật môn chỉ một, nhưng phương tiện có đến tám mươi bốn ngàn pháp tu để ứng vào căn cơ, trình độ của chúng sanh ở những quốc độ và những thời kỳ khác nhau.

Vì vậy, Phật dạy lấy trí tuệ làm nền tảng. Đối với người chấp giới luật, lấy giới luật làm thầy. Nhưng người không coi giới luật là chính thì nói rằng trong mười hai năm đầu Phật giáo hóa độ sanh, Ngài không nói giới, nhưng người theo Phật tu vẫn đắc quả La-hán. Sau đó mới có luật Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni…, luật của cư sĩ. Có giới luật nhiều như vậy, nhưng có ai đắc quả không.

Từ lý giải này, tư tưởng Đại thừa lấy giáo pháp làm thầy, nương vào giáo pháp tu hành để phát sinh trí tuệ. Phật khác với chúng sanh ở điểm Ngài có trí tuệ chỉ đạo. Nếu có trí tuệ chỉ đạo cho suy nghĩ, lời nói và hành động, chúng ta là Phật, là pháp, không phải chấp pháp.

Nếu chấp pháp, sẽ bị pháp ràng buộc, không giải thoát, nên huệ không sanh. Đó là tinh thần của Phật giáo phát triển theo kinh Duy ma, lấy giáo pháp làm thầy, áp dụng giáo pháp vào cuộc sống để phát triển trí tuệ. Vì vậy, người tu chọn Văn Thù Sư Lợi là thầy. Ngài là thầy của ba đời chư Phật, dùng ngũ trí nghiêm thân. Tu theo Đại thừa, hành giả lấy trí tuệ làm thân, làm sinh mạng, chỉ đạo tất cả việc làm của mình.

Trí của Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Như Lai cộng với trí của thế gian gọi là ngũ trí. Nếu chúng ta theo xuất thế, không hiểu biết thế gian là chúng ta đi trên mây, nhưng Phật dạy Phật pháp nằm trong con người, trong suy nghĩ của con người. Nếu con người còn suy nghĩ về Phật, suy nghĩ Phật pháp thì đạo Phật còn tồn tại. Nếu suy nghĩ của con người về Phật pháp không còn, Phật giáo phải suy yếu.

Và khi Phật giáo suy yếu, chư Tăng không có trí tuệ để chỉ đạo quần chúng, nên không được kính ngưỡng. Như vậy, theo tinh thần Pháp hoa, Phật giáo mất trong lòng quần chúng, trong xã hội là Phật giáo hoại diệt.

Trở lại việc tôi cố tìm điểm chung giữa Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Đại thừa, nhờ đó tôi tạo được mối quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam theo Đại thừa và Phật giáo Thái Lan theo Nam truyền. Thiết nghĩ hai mối quan hệ này phải tốt đẹp, vì chúng ta và họ là láng giềng, mà chống đối nhau sẽ làm cho Phật giáo suy yếu.

Chúng ta có trí tuệ, phải hợp tác, không nên chia cắt, đúng theo tinh thần của Giáo hội đề ra là thống nhất tất cả hệ phái thành một Giáo hội. Các nước nghĩ rằng tại sao Việt Nam thống nhất Phật giáo được. Vì chia ra thì dễ, nhưng thống nhất thì khó, hai chùa tách ra là việc đơn giản, nhưng hợp lại hai chùa thật khó.

Nghiên cứu kinh Pháp hoa, tôi thấy có câu chuyện thú vị là “Hiện Bảo tháp”. Khi Phật thuyết kinh Pháp hoa đến phẩm Hiện Bảo tháp thứ 11, bấy giờ, tháp Đa Bảo từ dưới đất tự nhiên vọt lên trụ giữa hư không. Đó là ý quan trọng mà tụng kinh phải nhận ra, không phải tụng kinh thuộc lòng văn tự.

Tại sao tháp trụ giữa hư không. Điều này phát xuất từ phẩm thứ 10 dạy rằng người tu phải vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai. Đó là cốt lõi của kinh Pháp hoa mà người tu không lên tòa Như Lai được, tức không tiếp nhận nghĩa lý sâu xa của Phật, thì phải nâng mình lên hư không, nghĩa là chúng ta không còn kẹt đói, khát, nóng, lạnh. Nói cách khác, mặc dù có thân tứ đại, nhưng không bị tứ đại chi phối. Vào định, hành giả quên đói, khát, nóng, lạnh, tức là vào hư không.

Thể nghiệm pháp này, trời nóng, tôi đắp y, ngồi thiền, vẫn cảm thấy bình thường. Vào thiền, thấy nóng là chưa có Phật, chưa lên hư không, chưa thấy Bồ-tát. Người tu không thể nghiệm được pháp này coi như chưa bước chân vào đạo.

Xưa kia, Pháp sư Ấn Tông giảng kinh Pháp hoa nhiều năm, nhưng không ngộ, vì còn kẹt pháp, phải đợi ngài Huệ Năng đến khai ngộ, mới nhận được yếu chỉ của kinh. Phải nâng mình lên hư không, nhưng chưa lên được, mà vẫn thấy tháp là Tổ Thiên Thai dạy chúng ta tu làm sao thấy Phật, nhìn đâu cũng thấy Phật, thấy Bảo tháp xuất hiện.

Và bước thứ hai, đại chúng thấy tháp cao, nhưng không lên được. Phải nhờ thần lực của Phật nâng chúng ta lên hư không. Thực tế cho thấy nhiều người tu thiền, thường nghĩ tự lực là chính. Riêng tôi, kết hợp tự lực và tha lực để nhấc tôi lên hư không. Theo kinh nghiệm, tôi nghĩ Phật không hộ niệm, mình không làm được.

Phải nỗ lực tu hành và cũng nhờ tha lực nâng mình lên hư không, chúng ta thấy được tháp Đa Bảo, đó là cái thấy toàn diện của Phật giáo. Trước chúng ta chỉ thấy phiến diện, tu Thiền thì thấy Thiền, tu Tịnh độ thấy Tịnh độ… ví như người mù rờ voi.

Tôi nhắc quý vị đừng làm người mù rờ voi, phải sáng mắt, thấy được kho tàng quý giá của Phật để lại là tháp Đa Bảo. Làm sao mở tháp. Phật nói điều đó đơn giản, vì thệ nguyện của Phật rằng Phật nào muốn chỉ Pháp thân của Phật cho đại chúng, phải tập trung các phân thân thuyết pháp trong mười phương, mới mở tháp được. Điều này gợi ý gì.

Theo Phật giáo Nam truyền, chỉ có một Đức Phật Thích Ca thuyết pháp ở Ta-bà. Nhưng theo tinh thần Đại thừa Viên giáo, “Phật Thích Ca thị hiện sanh thân trong nhiều quốc độ, thuyết pháp, giáo hóa vô số chúng sanh, thọ mạng sai khác, tùy theo loại hình mà khai phương tiện chỉ bày chân thật thậm thâm vi diệu. Nếu thấy chúng sanh ưa pháp Tiểu thừa, đức mỏng, tội nặng, không thể thấy xa. Ta phải thị hiện thân hình giống nó, bỏ tục, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, rồi nhập Niết-bàn…”. Đó là cốt lõi kinh Pháp hoa.

Đức Phật Thích Ca ở Ấn Độ là một trong những thị hiện thân của Phật Thích Ca trên cuộc đời và sau khi độ những người đáng độ, làm những việc đáng làm, Ngài nhập Niết-bàn. Và hơn thế nữa, Đức Phật không phải chỉ thị hiện một chỗ, mà Ngài còn hiện thân ở nhiều chỗ khác.

Vì vậy, nhận thức sâu sắc yếu nghĩa này, tôi nói Phật Di Đà, Phật Dược Sư và mười phương Phật cũng là hiện thân của Phật Thích Ca và muốn mở tháp Đa Bảo, Phật Thích Ca phải tập trung phân thân.

Phật nói rằng khi thị hiện ở chỗ này, Ngài có tên này, thị hiện chỗ khác, Ngài có tên khác. Vì dân tộc Thái Lan thích hợp với việc khất thực, nên đối với họ, tu hạnh khất thực là chính. Nhưng ở Trung Quốc, phải làm mới được ăn, nên Tổ Bách Trượng hiện hữu với chủ trương nhứt nhựt bất tác, nhứt nhựt bất thực. Ở Nhật Bản, người dân cần người có sức mạnh phi thường và trí tuệ siêu việt, nên xuất hiện Kubo Daishi, ngài vừa sáng tác chữ viết của người Nhật, vừa mở trường dạy các ngành nghề và tất nhiên, ngài cũng thể hiện năng lực huyền bí.

Trên bước đường tu theo Phật, hành giả hiện thân theo đúng yêu cầu của người dân, chắc chắn việc làm đạt hiệu quả cao, làm sáng danh Phật giáo. Ở mỗi chỗ đều có việc làm khác nhau phù hợp và nâng cao đời sống của dân chúng.

Trong mùa an cư, các Ni sư suy nghĩ xem tại đây nên hành đạo thế nào được quần chúng kính ngưỡng, để đạo Phật còn trong lòng quần chúng. Trong thời kỳ đầu, nhờ cứu được vua Gia Long, Phật giáo tỉnh Mỹ Tho được phục hồi, nhưng sau đó, Phật giáo suy yếu, cho đến phong trào chấn hưng Phật giáo, các Ni sư đã mở trường đào tạo Ni chúng, sinh hoạt Phật giáo tỉnh nhà mới phát triển. Đến thời đại chúng ta là thời hội nhập, phải đổi mới hơn nữa, Phật giáo mới thích nghi và tồn tại, phát triển.

Cầu mong đại chúng nỗ lực tu, phước sanh và phát huy trí tuệ, thấy đúng chân lý, áp dụng đúng pháp trong việc truyền bá Chánh pháp Như Lai còn mãi trên thế gian, làm lợi lạc cho chúng hữu tình.
HT.Thích Trí Quảng

Hoa đăng vía Phật Di Đà tại chùa Đức Hậu

Hoa đăng vía Phật Di Đà tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 15:12 - 30/12/2015

Tối ngày 17/11 năm ất mùi, tại chùa Đức Hậu, Nghi Đức, Thành phố Vinh do Đại Đức Thích Định Tuệ trụ trì đã long trọng tổ chức đêm hội hoa đăng. Đêm thiêng liêng, huyền diệu kỷ niệm ngày vía Đức Từ Phụ A Di Đà để cầu cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc.

Chứng minh và tham dự có Đại Đức Thích Minh Lâm; Đại Đức Thích Quảng Tánh : BBT Báo giác Ngộ- tỉnh Đồng Nai ... Đại đức Thích Minh Duy: Trụ trì Tịnh Xá Ngọc thịnh- tỉnh Bình Dương; Sư Cô : Thích nữ Minh Hoa – Bà trịa – Vũng Tàu cùng các Tăng, Ni trong Ban Trì Sự, tỉnh nghệ An.

Và sự hiện diện rất mực thành kính, trang nghiêm của toàn thể quý Phật Tử trong Đạo Tràng Hương Sen xứ Nghệ à các em trong gia đình vườn Tuệ, cùng các Phật Tử gần xa cùng về tham dự.



“ Lái con thuyền Bát Nhã, đưa nhân loại về miền Tịnh Độ
Cầm ngọn đuốc trên tay , giúp chúng sanh thoát cõi Ta Bà
Giữa biển khổ mênh mông, thuyền chánh pháp là phương tế độ
Trong sanh từ nghìn trùng, niệm Di Đà là cách qua sông”

Đêm nay , trong buổi lễ kỷ niệm ngày vía của Ngài, những điều thiêng liêng cao đẹp nhất, những giá trị đạo đức thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh , được đưa vào cuộc sống cộng đồng. Đây là cơ hội tốt để mọi người hướng về đức Phật, hướng về hình ảnh siêu thoát của bậc xuất trần thượng sĩ.
Bằng tuệ giác siêu việt, Ngài đã chứng ngộ chân lý tối hậu, giải thoát cho chính mình và sẵn sàng trao cho nhân loại tấm bản đồ trở về cội nguồn chân tâm thường trú. Những pháp âm vi diệu tưới mát tâm hồn , và những đại nguyện quý báu kia vẫn còn đọng lại trong trái tim của nhân loại, vẫn còn in mãi trong tâm hồn của những người con Phật.
Đó là 48 đại nguyện , là Thánh đạo, là con đường giải thoát bằng phương pháp của tâm từ bi vô lượng, và trí tuệ vô cùng, sẵn sàng xóa bỏ mọi hận thù, tư kỷ trong tâm hồn, cho thế giới Ta – Bà phủ đầy gấm hoa, diễm lệ.



Đại Đức Thích Quảng Tánh đã ban đạo từ cho thiện nam, tín nữ trong đêm lễ hội hoa đăng về “ ý nghĩa hoa đăng và Pháp môn Tu Tịnh Độ “ . Lời Thầy chia sẻ như được lưu xuất từ một phẩm hạnh tinh sạch, trang nghiêm, ,một nội tâm có bề dày công phu tu tập, chúng con mừng vui quá đỗi, hệt như vừa tìm lại được một điều gì mà bấy lâu đã bị lãng quên. Đặc biệt là 2 ngày liên tục chúng con được sự hướng dẫn, chỉ dạy, của Chư Tôn Đức để chúng con được hành trì lời Phật dạy, thực hành, trì danh niệm phật và cảm nhận được nguồn hạnh phúc , an lạc suốt trong những ngày tu tập ở nơi đây.



Đại Đức trụ trì chùa Đức Hậu, trưởng BTC đêm hội đang đón nhận ánh sáng trí tuệ từ bàn Phật, và đang truyền sang cho chư tôn tịnh đức, như một biểu hiện của Tăng đoàn hòa hợp, chánh pháp rạng ngời.

Cầm ngọn nến trên tay, chúng con bỗng nghe tiếng lòng mình thổn thức, trái tim băng giá nay được gội sạch, bằng ánh sáng của tình thương vô hạn. Từ đây chúng con xin nguyện , sẽ không bao giờ tiếp sức xây dựng thêm địa ngục trần gian đau khổ nữa. Chúng con nguyện học theo hạnh của Ngài, tìm cách có mặt ở bất cứ nới đâu mà bóng tối khổ đau, tuyệt vọng và áp bức còn đang ngự trị. Để có thể mang đến những nơi ấy ánh sáng niềm tin, hi vọng và giải thoát.



Chúng con nguyện cố gắng thiết lập liên hệ với những ai đang không còn lối thoát, và không bao giờ quyên lãng, hay bỏ rơi những người còn đang ở trong tình huống tuyệt vọng.
Chư tôn tịnh đức đang thảnh thơi bước xuống thềm và đêm ánh sáng ấy truyền dến cho hàng Phật tử. Nến truyền nến, tâm truyền tâm, những ngọn nến này, ngọn nến biểu tượng của trí tuệ, của ánh sáng chân lý, soi chiếu vào dòng đời , để phá ta màn vô minh si ám; ngọn nến của hiểu biết, chan trải về tất cả, để cuộc sống tình người, ngày một cảm thông hơn.

“ Chỉ có ánh sáng đạo thiên
Mới là phương pháp dẹp tan khổ sầu
Chỉ có giớ luật đứng đầu
Mới là hoa nở thấm mầu vô ưu”

Lễ hội hoa đăng mừng kỷ niệm ngày vía đức Từ Phụ A Di Đà tại chùa Đức Hậu đêm nay đã khép lại nhưng dư âm về suốt tuần lễ tu tập ở đây luôn in đậm trong lành của mỗi chúng con. Nó chính là động lực giúp chúng con tinh tấn tu tập, là nấc thang để chúng con đến với Phật pháp và mãi mãi chúng con không thể nào quên.

Tuần lễ tu tập kỷ niệm vía đức Phật A Di Đà tại chùa Đức Hậu - Nghi Đức - thành phố Vinh

Tuần lễ tu tập kỷ niệm vía đức Phật A Di Đà tại chùa Đức Hậu - Nghi Đức - thành phố Vinh

Đăng lúc: 11:05 - 27/12/2015

Tối ngày 10/11AL ( tức ngày 20/12 năm 2015) tại chùa Đức Hậu - Nghi Đức, thành phố Vinh, đã khai mạc khóa tu niệm Đức Phật A Di Đà trong thời gian một tuần lễ ( Từ 10/11 đến ngày 17/11 AL năm 2015) dưới sự tổ chức và hướng dẫn của Đại Đức Thích Định Tuệ - trụ trì chùa Đức Hậu, chùa Phúc Thành, Tp VInh, Nghệ An. Hôm nay ngày 16/11(tức ngày 26/12 năm 2015) vào lúc 7h30, các Phật Tử thiện nam, tín nữ khắp nơi đã hoan hỉ , vân tập về chùa. Tham dự và chứng minh có Đại Đức Thích Minh Lâm, Đại Đức Thích Minh Duy - trụ trì Tịnh Xá Ngọc Thịnh- Tp Hồ Chí Minh, Đại Đức Thích Quảng An, Sư Cô Thích Nữ Minh Hoa, cùng với các em trong gia đình vườn Tuệ và Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ.

Thông báo v/v tổ chức "Lễ Vía Phật A Di Đà Và Đêm Hoa Đăng"

Thông báo v/v tổ chức "Lễ Vía Phật A Di Đà Và Đêm Hoa Đăng"

Đăng lúc: 13:42 - 26/12/2015

Để kỷ niệm ngày vía đức Phật A Di Đà, Đấng giáo chủ cõi Tịnh Độ và tạo nhân duyên lành cho Phật tử tu tập, Đạo Tràng Hương Sen và GĐ Vườn Tuệ sẽ tổ chức khóa tu "Niệm Phật và đêm hoa đăng dân lên đức Phật A Di Đà"
- Thời gian: Ngày 16 và ngày 17 tháng 11 năm Ất Mùi (26-27/12/2015)
- Địa điểm: Tại chùa Đức Hậu, Nghi Đức, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ban tổ chức kính thông báo và kính mời quý Phật tử, quý thiện hữu tri thức về tham dự và cùng tu tập nhằm đem đến an lạc cho tự thân, tha nhân và cộng đồng.

HT.Thích Trí Quảng dự lễ trà-tỳ Đức Tăng thống Thái Lan

HT.Thích Trí Quảng dự lễ trà-tỳ Đức Tăng thống Thái Lan

Đăng lúc: 22:09 - 17/12/2015

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan – Tướng Prayut Chan-o-cha, ngày 15-12 vừa qua HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư GHPGVN đã đến Thái Lan dự lễ trà-tỳ nhục thân Đức Tăng thống Vương quốc Thái Lan Somdet Phra Nyanasamvara.



Ban Tổ chức đón HT.Thích Trí Quảng trọng thị tại sân bay

Tháp tùng có TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS và ĐĐ.Thích Quang Thạnh, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư GHPGVN.
Nghi lễ trà-tỳ Đức Tăng thống được cử hành trang nghiêm trọng thể vào ngày 16-12, với sự chủ trì của Thái tử Maha Vajiralongkorn, các thành viên Hoàng gia, Hội đồng Tăng-gia tối cao Thái Lan, Chính phủ, cùng sự tham dự của lãnh đạo Phật giáo các nước, đông đảo chư Tăng và dân chúng kính ngưỡng ngài.


Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara

Được biết, Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara đã viên tịch vào ngày 24-10-2013, thọ tròn 100 tuổi. Ngài là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật giáo và là biểu tượng cho giá trị đạo đức, tâm linh của người Thái. Theo phong tục Thái Lan đối với các bậc Tăng thống, sau khi viên tịch, nhục thân của ngài được lưu giữ trong hai năm. Sau đó, nghi thức trà-tỳ mới được cử hành một cách trọng thể theo nghi thức của Hoàng gia.


Thái tử Vương quốc Thái Lan cử hành nghi lễ


Đoàn cung nghinh xá-lợi Đức Tăng thống trên đường phố thủ đô Bangkok





















Cũng trong dịp sang dự lễ trà-tỳ Đức cố Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara, HT.Thích Trí Quảng và các vị tháp tùng đã đến vấn an sức khỏe Trưởng lão HT.Somdet Phra Maha Ratchamangalacharn, Quyền Tăng thống Hội đồng Tăng-già tối cao Thái Lan, vị sẽ được suy tôn Tăng thống kế nhiệm ngài Somdet Phra Nyanasamvara.


Vấn an sức khỏe Trưởng lão HT.Somdet Phra Maha Ratchamangalacharn

Phật giáo Trúc Lâm - hội tụ và lan tỏa

Phật giáo Trúc Lâm - hội tụ và lan tỏa

Đăng lúc: 18:39 - 10/12/2015

Là tên hội thảo khoa học vừa được khai mạc sáng nay 10-12, tại chùa Trình (TP.Uông Bí, tỉnh Quang Ninh) do Ban Hoằng pháp T.Ư phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức.
HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; chư tôn giáo phẩm HĐTS, Ban Hoằng pháp T.Ư cùng các tỉnh, thành; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh và đông đảo các nhà khoa học đến tham dự hội thảo.


Toàn cảnh khai mạc Hội thảo

Phát biểu đề dẫn hội thảo, TT.Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quang Ninh cho biết, hội thảo sẽ tập trung vào 2 phần. Phần thứ nhất đề cập đến vai trò, vị trí của thời Trần, Phật giáo Trúc Lâm và Phật giáo Trúc Lâm thời Trần cũng như thân thế, sự nghiệp, hành trạng của những nhân vật, danh Tăng, di tích thời đại này.

Theo Thượng tọa, những nội dung này đã được nói đến trong nhiều hội thảo trước đây và trong các công trình khoa học nhưng vẫn còn tản mạn và chưa thấu đáo, thuyết phục như việc tìm hiểu những vận động nội tại, khách quan của Phật giáo trong mối quan hệ với tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo và thể chế chính trị.

Liên quan đến phần thứ hai, Thượng tọa thể hiện mong muốn nhận được câu trả lời của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về đặc điểm, nội dung, phương pháp hoằng pháp của Phật giáo Trúc Lâm. Đâu là cội nguồn tạo nên sự hấp dẫn và sức sống mãnh liệt vượt không gian, thời gian của Phật giáo Trúc Lâm? Và những gì của quá khứ có thể áp dụng cho công cuộc hoằng pháp ngày nay?

Qua đó, Thượng tọa tin tưởng rằng, bằng trí tuệ tập thể, hội thảo sẽ đi đến đích cuối cùng nhằm giải quyết những yêu cầu, mong đợi khi tiến hành tổ chức.


TT.Thích Thanh Quyết phát biểu đề dẫn hội thảo

Được biết, hội thảo là một trong các nội dung thuộc lễ hội hoằng pháp toàn quốc 2015 diễn ra tại khu danh thắng Yên Tử nhân kỷ niệm 707 ngày Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn. Có hơn 40 bài tham luận của chư tôn đức Tăng Ni và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã gởi đến hội thảo và hoạt động này dự kiến sẽ kết thúc vào cuối ngày hôm nay.






Chư tôn đức và các nhà nghiên cứu tham dự hội thảo

Bảo Thiên

unnamed (1)

Nhân húy nhật lần thứ 31 của cố Hòa thượng: HT.Thích Hành Trụ (1904-1984)

Đăng lúc: 21:44 - 08/12/2015

HT.Thích Hành Trụ (1904-1984), là bậc cao Tăng thạc đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến cho Tăng Ni, Phật tử.

Thân thế

Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.


Tôn dung HT.Thích Hành Trụ

Thời kỳ hành đạo
Ngài xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng, đến năm 19 tuổi được Hòa thượng Giải Tường, chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi, ngài thọ cụ túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.

Với phong cách đĩnh đạc và say mê học hỏi, ngài đã trau giồi kinh luật nội điển cùng Quốc văn ở hầu hết các trường hạ, khóa học được tổ chức bấy giờ ở khắp các đạo tràng chùa Thiên Phước (Thủ Đức) năm 1934; đạo tràng tổ đình Bát Nhã (Phú Yên) năm 1935... Gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển, ngài vào Nam tham học ở học đường Lưỡng Xuyên do các Hòa thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang lãnh đạo.

Năm 1936, ngài được tiến ở làm giáo thọ sau khóa trường hương do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tổ chức tại chùa Long Phước ở Vĩnh Long. Sau đó, ngài được cử ra Huế học tại Phật học đường chùa Tường Vân, rồi đến chùa Tây Thiên với học Tăng cả ba miền tham dự, do quốc sư Phước Huệ làm pháp chủ giảng dạy.

Năm 1940, vì bệnh trầm trọng, ngài phải trở vào Nam điều trị, và ở lại giảng dạy tại Ni trường chùa Kim Sơn ở Phú Nhuận. Năm 1942, ngài được tổ Khánh Hòa bổ về Sóc Trăng làm giáo thọ giảng dạy ở chùa Hiệp Châu, chi hội Kế Sách của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và chùa Viên Giác tại Vĩnh Long.

]Năm 1945, ngài được Hòa thượng Vạn An đưa về làm giáo thọ giảng dạy tại chùa Hội Phước, huyện Nha Mân, tỉnh Sa Đéc. Trong thời gian ấy, ngài làm Đệ nhất Yết-ma trong Đại giới ðàn chùa An Phước, Châu Đốc. Sau đó, ngài về chùa Long An ở Sa Đéc, tại đây đã kết nghĩa pháp đạo huynh đệ cùng ba vị Khánh Phước, Thới An, Thiện Tường và mở Phật học đường. Chư Tăng khắp lục tỉnh hội tụ về tu học rất đông. Xuất thân từ đây có các Hòa thượng Từ Nhơn, Hòa thượng Huệ Hưng...

Năm 1946, ngài với ba vị sư đệ kết nghĩa lên Sài Gòn hợp nhau lập chùa Tăng Già, hiện nay là chùa Kim Liên, để tiếp độ chúng Tăng tựu về học. Đây là Phật học ðường đầu tiên ở đất Sài Gòn trong phong trào chấn hưng Phật giáo, mở đường cho các Phật học viện sau này phát triển.

Năm 1947, ngài lại cùng ba vị sư đệ dựng nên ngôi già lam thứ hai là chùa Giác Nguyên để chuyển chư Tăng về đây tu học, chùa Tăng Già biến thành trường Phật học dành cho Ni chúng. Hai đạo tràng này ngày thêm vang tiếng và Tăng Ni khắp nơi về học rất đông, góp sức phần lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại đất Sài Gòn bấy giờ. Ngài đảm nhiệm Giám đốc Phật học đường Giác Nguyên và Hóa chủ Phật học Ni trường Tăng già.

Năm 1948, ngài mở Đại giới ðàn tại Phật học đường Giác Nguyên để truyền trao giới pháp cho Tăng, Ni thọ trì tu học. Sau ngài được đề cử làm Trưởng ban Nghi lễ của Giáo hội Tăng Già Nam Việt vào năm 1951, làm chứng minh Đạo sư Hội Phật học Nam Việt tại chùa Xá Lợi - Sài Gòn cho đến cuối đời (1956 - 1984), và làm Trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới kỳ 4 tại Nam Vang năm 1957.

Năm 1963, ngài khai mở Phật học đường Chánh Giác tại chùa Chánh Giác ở Gia Định do ngài làm Giám đốc kiêm trụ trì. Sau đó, ngài về trụ trì thêm chùa Đông Hưng ở Thủ Thiêm và chọn nơi này làm chốn tĩnh tu nhập thất vào những mùa an cư kiết hạ. Năm 1967 - 1969, ngài làm giới sư các Đại giới ðàn Hải Đức ở Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Đức ở Phật học viện Huệ Nghiêm (Sài Gòn).

Năm 1975, 1977 - 1980, liên tiếp ngài làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới ðàn tại chùa Ấn Quang do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất mở ra để truyền trao giới pháp cho giới tử toàn quốc. Từ năm 1977 - 1981, ngài kiêm chức Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, ngài được cung thỉnh vào làm thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương.

Để lại nhiều tác phẩm phiên dịch, kinh luật...

Nhận thấy thời gian đồng hành với lão bệnh, phát sinh nơi thân tứ đại, từ năm 1976 trở đi, ngài phát nguyện nhập thất an tịnh cho đến khi về cõi Phật. Vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), huyễn thân ngài nhẹ nhàng chuyển hóa. Ngài trụ thế 80 năm, được 59 hạ lạp, để lại trong tâm tưởng đàn hậu tấn niềm tri ân vô hạn bởi một sự nghiệp vô cùng lớn lao.

Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài, và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến với các tác phẩm để lại: Sa-di luật giải, Qui Sơn Cảnh Sách, Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, Phạm Võng Bồ-tát Giới, Kinh A Di Đà Sớ Sao, Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, Kinh Hiền Nhân, Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn, Tỳ-kheo Giới Kinh, Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn, Long Thơ Tịnh Độ, Sơ đẳng Phật học Giáo Khoa Thư, Nghi thức Lễ Sám, Kinh Thi Ca La Việt, Sự Tích Phật Giáng Thế...

Hòa thượng là vị Sư Biểu của hàng cao Tăng đạo cao đức trọng, uy kính trong Tăng già. Công hạnh của ngài mãi còn được sự ngưỡng vọng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

Chú thích:

(1) Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong ba dòng thiền lớn tại miền Trung Việt Nam. Nguyên ủy, dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa đến đời pháp thứ 21, thiền sư Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Ðồng đã lập ra bài kệ truyền thừa pháp phái như sau:

Tổ đạo giới định tông/ Phương quảng chứng viên thông/ Hạnh siêu minh thật tế/ Liễu đạt ngộ chân không/ Như nhật quang thường chiếu/ Phổ châu lợi ích đồng/ Tín hương sanh phước huệ/ Tương kế chấn từ phong.

Tổ Minh Hải Pháp Bảo (thuộc thế hệ thứ 34 trong bài kệ truyền pháp trên) người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Quảng Nam thời chúa Nguyễn, khai sơn chùa Chúc Thánh và lập ra dòng kệ truyền thừa pháp phái như sau:

Minh thật pháp toàn chương/ Ấn chơn như thị đồng/ Chúc thánh thọ thiên cữu/ Kỳ quốc tộ địa trường/ Ðắc chánh luật vi tuyên/ Tổ đạo giải hành thông/ Giác hoa Bồ Ðề thọ/ Sung mãn nhân thiên trung.

Dòng thiền truyền thừa của ngài gọi là Lâm Tế Chúc Thánh. Trong dòng Lâm Tế Chúc Thánh, các Tổ dùng bốn câu đầu để đặt pháp danh cho đệ tử và dùng bốn câu kệ sau để đặt pháp tự cho các vị tăng ni. Theo đó, Hòa Thượng Hành Trụ húy (pháp danh) là Thị Thủy nên pháp tự phải bắt đầu bằng chữ tương ứng là chữ Hành. Các vị Tăng đệ tử của Hòa Thượng Hành Trụ tại chùa Ðông Hưng đều có pháp tự bắt đầu bằng chữ Thông (vì pháp danh bắt đầu bằng chữ Ðồng). Thượng tọa Thông Bửu, Phước Nhơn và Thông Ðức cũng thuộc dòng thiền này (đời chữ Ðồng).

Từ trước tới nay, bài kệ trên vẫn được dùng để đặt pháp danh trong dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng năm 1979, HT Ðỗng Quán tìm được bài kệ truyền dòng khác được ghi trong gia phả của nhà họ Tạ (họ của tổ Nguyên Thiều).

Minh thật pháp toàn chương/ Ấn chân như thị đồng/ Vạn hữu duy nhất thể/ Quán liễu tâm cảnh không/ Giới hương thành thánh quả/ Giác hải dũng liên hoa/ Tín tấn sanh phước huệ/ Hạnh trí giải viên thông/ Ảnh nguyệt thanh trung thủy/ Vân phi nhật khứ lai/ Ðạt ngộ vi diệu pháp/ Hoằng khai tổ đạo trường.

TT.Thích Ðồng Bổn cung soạn

BR-VT: Khai mạc Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2015

BR-VT: Khai mạc Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2015

Đăng lúc: 21:20 - 06/12/2015

Tối qua, 5-12, tại Vạn Phật Quang - Đại Tòng Lâm (H.Tân Thành), Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2015 do Ban Hoằng pháp T.Ư phối hợp với BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đăng cai tổ chức đã chính thức khai mạc.
Lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


Nghi thức niệm Phật bắt đầu lễ khai mạc hội thảo

Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS cùng chư tôn giáo phẩm HĐTS, Ban Hoằng pháp T.Ư đã quang lâm chứng minh buổi lễ với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu là chư tôn đức Tăng Ni thuộc Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước và 1.000 hoằng pháp viên cùng đông đảo Phật tử.

Ông Trần Tấn Hùng, Phó ban Tôn giáo Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và chính quyền địa phương đã đến dự và chúc mừng.

Sau nghi thức đón tiếp, niệm hồng danh chư Phật, chào quốc kỳ, quốc ca; các em Phật tử tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trân trọng dâng hoa cúng dường lên chư tôn đức, quý đại biểu với mong ước hội thảo sẽ thành công tốt đẹp.


HT.Thích Bảo Nghiêm phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư đã chào mừng chư tôn giáo phẩm và đại biểu, đồng thời cho biết, sau khi thành đạo, Đức Phật thành lập Tăng đoàn cũng không ngoài chủ đích là hoằng pháp.

“Trước khi chư Tăng lên đường hoằng pháp, Ngài nhắn nhủ: “Hãy ra đi, các Tỳ-kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. Vì lòng từ bi hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngã. Này hỡi các Tỳ-kheo, hãy hoằng dương giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo cả hai, nghĩa lý và văn tự”, HT.Thích Bảo Nghiêm nhắc lại.

Nhìn nhận về những gì đang diễn ra, HT.Thích Bảo Nghiêm cho rằng sự hội nhập và phát triển bao giờ cũng tồn tại song song trên hai mặt của một vấn đề, cơ hội và thách thức, tích cực và tiêu cực, nói theo quan điểm Phật giáo đó là thuận duyên và nghịch duyên.

Hòa thượng nói, cơ hội là được sống trong một đất nước thái bình, yên ổn và đang phát triển, được quần chúng tin tưởng, được nhà nước hỗ trợ tối đa trên mọi phương diện để chúng ta tu học và hoằng pháp. Còn thách thức chính là những rào cản, những trở ngại khách quan do tác động xã hội như sự du nhập các nền văn hóa ngoại lai, sự bùng nổ thông tin đa chiều và nhiều vấn nạn phát sinh từ nền kinh tế thị trường, sự chủ quan của chính chúng ta khi đang đối mặt trước sự cám dỗ của thế giới vật chất, xu hướng thời đại mà khả năng khống chế dục vọng nơi bản thân lại bị giới hạn.

Từ đó, vị đứng đầu ngành Hoằng pháp cả nước nhìn nhận - để công cuộc hoằng pháp thành tựu một cách viên mãn thì các nhà hoằng pháp phải thật quyền xảo, dùng trí tuệ bi mẫn chuyển hóa những nghịch duyên ấy thành những thuận duyên, chuyển đổi những mặt tiêu cực thành tích cực.

“Trên bước đường truyền bá chân lý của đạo Phật, dù thời đại nào, bối cảnh nào thì tinh thần và nội dung hoằng pháp cũng luôn gắn liền với hai yếu tính căn - cơ của Phật giáo, đó là khế cơ và khế lý. Khế cơ là phù hợp với trình độ nhận thức của nhân sinh, với tập quán và hoàn cảnh lịch sử. Khế lý là phù hợp với chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ. Nếu hoằng pháp trên tinh thần này thì dù bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện sống nào, cốt tủy thâm sâu của Phật pháp cũng luôn phong phú mà uyển chuyển, diệu dụng mà bất biến, không đi ngược với chân lý, không lỗi thời và lạc hậu”, Hòa thượng khẳng định.

Ngoài ra, theo Hòa thượng, hoằng pháp còn là công tác nhân bản, bởi nó nhắm thẳng vào con người để xây dựng con người hoàn hảo, nên muốn công tác hoằng pháp đạt được hiệu quả như mong muốn thì bắt buộc nhà hoằng pháp phải thấu hiểu đối tượng mà mình trực tiếp hướng đến trên tinh thần tùy duyên bất biến của Đạo Phật.

Dịp này, HT.Thích Bảo Nghiêm cũng đề cập đến các hoạt động của hội thảo năm 2015, chủ đề “Sứ mạng hoằng pháp - Hội nhập và phát triển”. Song song các chuyên đề thảo luận sẽ là những chương trình mang tính giáo dục, xã hội và nhân văn rất cao như: tổ chức văn nghệ, triển lãm văn hóa Phật giáo, ẩm thực, truy niệm các anh hùng liệt sĩ…; đặc biệt là khóa tập huấn hoằng pháp viên cho đối tượng Phật tử.

“Bởi lẽ, vấn đề hoằng pháp ngày nay không chỉ dành riêng cho hàng tu sĩ xuất gia, mà là cho tất cả người đệ tử Phật. Như vậy, đây chính là trách nhiệm chung, là việc làm cao cả để duy trì mạng mạch của Phật pháp. Nhân tố trở thành một hoằng pháp viên ưu tú, thì hàng cư sĩ Phật tử phải có kiến thức Phật pháp, tư cách đạo đức tốt và am tường các chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước. Để đạt được điều này, người cư sĩ trước hết là những tấm gương sáng mẫu mực trong cuộc sống gia đình, định hướng cho con em một đời sống đạo đức và một lối sống lành mạnh. Vì vậy, quý Phật tử sẽ là một người khá quan trọng trong sự nghiệp hoằng pháp”, Hòa thượng nhấn mạnh.

Từ đó, HT.Thích Bảo Nghiêm mong rằng các đại biểu sẽ dành thời gian, tận tâm tìm giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội đang quan tâm, phát huy những cơ hội thuận duyên và đưa ra những phương thức giải quyết các vấn đề thách thức của xã hội theo quan điểm của Phật giáo, nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


HT.Thích Quảng Hiển phát biểu chào mừng

Ngay sau đó, thay mặt BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, HT.Thích Quảng Hiển, Trưởng ban đã phát biểu chào mừng và cho biết đây là lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức sự kiện trọng đại, được đón tiếp nhiều chư tôn đức giáo phẩm Tăng Ni khắp mọi miền đất nước quang lâm.

“Đây là niềm vinh dự của Phật giáo tỉnh nhà và chúng tôi rất lấy làm hoan hỷ khi được cung đón chư tôn giáo phẩm lãnh đạo các cấp Giáo hội, chư tôn đức Tăng Ni, chư vị khách quý trung ương, tỉnh nhà và hơn hai vạn đồng bào Phật tử trong cả nước. Chào mừng quý vị đến với nơi năng động, có nhiều tiềm lực kinh tế to lớn và nhân nghĩa, đến với những tu sĩ của vùng đất thân thiện và ấn tượng, chân tình và chịu khó”, HT.Thích Quảng Hiển trân trọng chào mừng.

Dịp này, các đại biểu còn được lắng nghe phần báo cáo công tác tổ chức của TT.Thích Huệ Thông, UV HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư; tham luận “Sứ mệnh hoằng pháp - Hội nhập và phát triển” của HT.Thích Tấn Đạt, UVTT HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư; phát biểu của chính quyền tỉnh BR-VT và Ban Tôn giáo Chính phủ cùng đạo từ của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN.


HT.Thích Thiện Nhơn trao tặng lẵng hoa chúc mừng


TT.Thích Huệ Thông


...và HT. Thích Tấn Đạt báo cáo, đọc đề dẫn

Ngay tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao tặng 10 căn nhà tình thương đến đồng bào khó khăn và 200 suất học bổng đến học sinh hiếu học của tỉnh. Đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh nhận phần quà tặng này.

Lễ khai mạc khép lại bằng phát biểu cảm tạ của HT.Thích Giác Hạnh, Phó BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp PG tỉnh BR-VT.


Các em Phật tử dâng hoa cúng dường


Ban Tổ chức chứ tặng quà từ thiện và học bổng cho học sinh hiếu học


Chư tôn đức, đại biểu dự lễ

Bảo Thiên

Đặc sắc Lễ rước tháp Phạ Sạt Phơng của nhân dân Lào

Đặc sắc Lễ rước tháp Phạ Sạt Phơng của nhân dân Lào

Đăng lúc: 19:37 - 26/11/2015

Lễ rước tháp Phạ Sạt Phợng là một hoạt động không thể thiếu trong lễ Thạt Luổng - lễ hội tôn giáo lớn nhất tại Lào được tổ chức vào rằm tháng Chạp theo Phật lịch.

Phạ Sạt Phợng là mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong, có ý nghĩa giống tập tục đốt nhà cửa, tiền vàng… cho người đã khuất của người Việt Nam. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)


Kích cỡ tháp rất đa dạng, có thể cần nhiều người khiêng. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)


Cũng có thể rất nhỏ tùy theo khả năng kinh tế của mỗi người. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)


Tháp lớn thường do các tập thể cùng đóng góp để mua hoặc làm. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)


Tháp nhỏ do cá nhân tự làm hoặc mua sẵn. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)


Hình thức tháp cũng rất đang dạng. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)


Có thể đơn giản là một cây chuối nhỏ được gắn xung quanh bởi những bông hoa làm từ sáp ong. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)


Hay là một chiếc tháp lớn cầu kỳ. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)

ImageView

TP. HCM Đại giới đàn Trí Đức chính thức khảo hạch giới tử

Đăng lúc: 19:19 - 23/11/2015

Từ sáng sớm nay, 22-11 (nhằm ngày 11-10-Ất Mùi), gần 500 giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đã vân tập tại Tuyển Phật trường - chùa Huê Nghiêm, P.Bình Khánh, Q.2 tham gia kỳ khảo hạch nhằm tuyển chọn các giới tử đủ điều kiện thọ giới tại các đàn truyền giới của 8 giới trường thuộc Đại giới đàn Trí Đức PL.2559 - DL.2015 do BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức.

Quang lâm chứng minh và tham dự lễ khai mạc kỳ khảo hạch có sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm: HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM,Trưởng ban Tổ chức Đại giới đàn Trí Đức; HT.Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM, Phó ban Thường trực Ban Tổ chức Đại giới đàn Trí Đức; HT.Thích Minh Thông, Phó BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Thiện Minh, Phó Thường trực Ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM; TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị; quý Ni trưởng Phân ban Ni giới TP.HCM cùng chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM, Ban Tổ chức Đại giới đàn, Hội đồng Giám khảo, Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ban Giám thị… đã quang lâm Tuyển Phật trường.

>>> Tuyển Phật trường Huê Nghiêm khảo hạch giới tử Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na


HT.Thích Trí Quảng, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đã phát biểu khai mạc


Giới tử Tỳ-kheo Bắc tông

HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo đã phát biểu khai mạc nhắc lại thời kỳ Đức Phật xây dựng giáo đoàn và Đức Phật chế định giới luật nhằm bảo vệ những tu sĩ có mục tiêu cao cả.

Hòa thượng nhấn mạnh, kỳ khảo hạch lần này nhằm tuyển chọn những người tài đức, gánh vác Phật sự cho Giáo hội. Hòa thượng nhắc nhở giới tử nếu là những người thật tu thật học, Ban Kiến đàn luôn luôn hỗ trợ còn nếu những người vì mục tiêu khác thì Ban Giám khảo sẽ công minh loại ra khỏi giới trường.

Hòa thượng tin tưởng vào hồng ân của Đức Phật gia hộ để giới tử vượt qua kỳ khảo hạch đạt kết quả tốt để đủ điều kiện được tấn đàn thọ giới tại các giới trường Đại giới đàn Trí Đức.


HT.Thích Trí Quảng thỉnh một hồi kẻng dài khai mạc kỳ khảo hạch


TT.Thích Hiển Đức đánh 3 tiếng kẻng lệnh, Ban Giám khảo chính thức khảo hạch

TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị Đại giới đàn Trí Đức, thay mặt Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Giám thị thông báo những nội quy của kỳ khảo hạch, những điều nên và không nên làm đối với giới tử để kỳ thi tuyển diễn ra trang nghiêm và công bằng.

Sau một hồi kẻng dài của HT.Thích Trí Quảng chính thức khai mạc kỳ khảo hạch và 3 tiếng kẻng lệnh của TT.Thích Hiển Đức, đúng 7 giờ 30, Ban Giám khảo tại Tuyển Phật trường chính thức khảo hạch giới tử.

478 giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thuộc các Hệ phái Bắc tông, Nam tông Kinh, Khất sĩ (và 8 tu nữ Hệ phái Nam tông Kinh) bước vào kỳ khảo hạch phần luật, Phật pháp căn bản và phần tụng niệm.


Giới tử trả lời trước Ban Giám khảo


Giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Nam tông Kinh trả lời vấn đáp

Tuyển Phật trường chia làm 11 nhóm Giám khảo Tỳ-kheo và 11 nhóm Giám khảo Tỳ-kheo-ni. Từng giới tử lần lượt đối trước Ban Giám khảo trả lời các câu hỏi trực tiếp (vấn đáp).

Nội dung khảo thí Đại giới đàn Trí Đức có hai phần: Ban Giám khảo tập trung vào khảo hạch giới luật, giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni gồm nội dung trong 4 quyển Luật Trường hàng (Tỳ-ni, Sa-di, Oai nghi, Cảnh sách) và khảo hạch nội dung giáo lý trong 4 quyển đầu của bộ Phật học phổ thông và nội dung về tụng niệm.


Giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Khất sĩ trả lời trước Ban Giám khảo


Giới tử Tỳ-kheo-ni Hệ phái Khất sĩ

Phụ trách khảo hạch giới tử Tỳ-kheo: HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo; HT.Thích Minh Thông, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo (phần luật); HT.Thích Như Niệm, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo (phần Phật pháp căn bản); HT.Thích Thiện Nhân, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Nam tông Kinh (phần luật và Phật pháp căn bản); HT.Thích Giác Hà, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo Hệ phái Khất sĩ (phần luật và Phật pháp căn bản);

Phụ trách giới tử Tỳ-kheo-ni: NT.Thích Tịnh Nguyện, Phó ban Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni (phần Luật); NT.Thích Như Châu, Trưởng Phân ban Ni giới TP.HCM, đứng đầu Ban Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni (phần Phật pháp căn bản); NT.Thích Viên Liên, đứng đầu Giám khảo giới tử Tỳ-kheo-ni Hệ phái Khất sĩ (phần luật và Phật pháp căn bản).


Giới tử Tỳ-kheo-ni Bắc tông trả lời khảo hạch của Ban Giám khảo


Tuyển Phật trường diễn ra kỳ khảo hạch trang nghiêm
Tại Tuyển Phật trường, TT.Thích Hiển Đức, Tổng Giám thị Đại giới đàn Trí Đức cho biết: “Tuyển Phật trường Huê Nghiêm sáng nay được tổ chức trang nghiêm tạo niềm tin quý báu cho giới tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.

Kỳ khảo hạch đã diễn ra nghiêm túc tạo không gian tĩnh lặng để giới tử tư duy đến giáo điển, luật học của Đức Phật. Các vị trong Ban Giám khảo thực thi nhiệm vụ, chức năng của mình một cách nghiêm túc và tròn vẹn. Qua tinh thần nghiêm túc đó, Ban Giám khảo rất hoan hỷ và hài lòng khi ngồi ở cương vị của mình.

BTS GHPGVN TP.HCM nếu tổ chức các Đại giới đàn sau này, Ban Kiến đàn nên duy trì phong cách tổ chức này để tạo cho giới tử niềm tin trong Chánh pháp”.

Chiều nay, 596 giới tử Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na sẽ vân tập tại Tuyển Phật trường Huê Nghiêm vào lúc 13 giờ để tham gia kỳ khảo hạch.

Kết quả khảo hạch, Ban Kiến đàn sẽ thông báo kèm giấy báo trúng tuyển về đơn vị Phật giáo (BTS GHPGVN quận, huyện) nơi giới tử đăng ký hồ sơ thọ giới.


Giới tử Tỳ-kheo trước Ban Giám khảo


Giới tử Hệ phái Nam tông Kinh và Khất sĩ tại Tuyển Phật trường

Theo chương trình Đại giới đàn Trí Đức, vào lúc 6 giờ ngày 28-11 (nhằm ngày 17-10-Ất Mùi), tất cả các giới tử vượt qua kỳ khảo hạch sẽ vân tập làm thủ tục nhập giới trường học các nghi thức thiền môn để chuẩn bị thọ giới.

Theo đó, giới tử Tỳ-kheo tại giới trường chùa Huệ Nghiêm (Q.Bình Tân); Sa-di tại giới trường chùa Huê Nghiêm (Q.2); Tỳ-kheo-ni tại giới trường chùa Từ Nghiêm (Q.10); Thức-xoa-ma-na tại giới trường chùa Kim Sơn (Q.Phú Nhuận); Sa-di-ni tại giới trường chùa Huê Lâm (Q.11).

Giới tử Tỳ-kheo, Sa-di Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh tại Giới trường biệt truyền chùa Bửu Quang (Q.Thủ Đức); Giới tử Tỳ-kheo, Sa-di Hệ phái Khất sĩ tại giới trường tịnh xá Trung Tâm (Q.Bình Thạnh); Giới tử Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni Hệ phái Khất sĩ tại giới trường tịnh xá Ngọc Phương (Q.Gò Vấp).

Đại giới đàn Trí Đức PL.2559 do BTS GHPGVN TP.HCM tổ chức từ ngày 1 đến ngày 6-12-2015 (nhằm ngày 20 đến 25-10-Ất Mùi) với 1.082 giới tử từ 24 BTS PG quận, huyện và các tỉnh, thành.

Đại giới đàn Trí Đức chính thức khai mạc vào 8 giờ, ngày 2-12 (nhằm ngày 21-10-Ất Mùi) tại Đại giới trường - chùa Huê Nghiêm, quận 2.
H.Diệu
Ảnh: Bảo Toàn

Đa số các giới tử trả lời khá tốt nội dung khảo hạch

*Giới tử Tỳ-kheo Thích Ngộ Đức, thuộc BTS GHPGVN quận 10: “Tôi được Ban Giám khảo hỏi 3 câu, trong đó có phần giới luật và Phật pháp căn bản. Tôi cũng khá tự tin đánh giá phần trả lời của mình là khá tốt và hy vọng sẽ vượt qua kỳ khảo hạch, có tên trong danh sách trúng tuyển để được thọ giới lần này”.

*Giới tử Tỳ-kheo Thích Hạnh Nguyện thuộc Hệ phái Nam tông Kinh: “Kỳ khảo hạch lần này giới tử đông nhưng Ban Kiến đàn tổ chức rất trang nghiêm, tạo không gian tĩnh lặng cho giới tử tập trung trả lời vấn đáp. Tôi cũng rất hoan hỷ và kỳ vọng với các câu trả lời của mình trước Ban Giám khảo, tôi sẽ đạt được kết quả tốt, hy vọng được thọ giới Đại giới đàn Trí Đức”.

*Giới tử Tỳ-kheo-ni Thích nữ Liên Thuần thuộc Hệ phái Khất sĩ: “Dù có hơi hồi hộp nhưng tôi cũng hoàn thành 4 câu hỏi của Ban Giám khảo đặt ra, trong đó có phần giới luật, Phật pháp và phần về tụng niệm. Tôi cũng có hy vọng sẽ được thọ giới trong Đại giới đàn Trí Đức lần này”.

*Giới tử Tỳ-kheo-ni Thích nữ An Huệ, giới tử tỉnh Lâm Đồng: “Dù thọ giới hơi muộn so với các giới tử khác, tôi vẫn nuôi chí nguyện được thọ giới lần này. Các câu hỏi của Ban Giám khảo đưa ra về phần luật và Phật pháp căn bản tôi trả lời tương đối tốt. Từ tỉnh Lâm Đông, tôi có duyên được tham gia kỳ khảo hạch lần này, tôi hy vọng mình sẽ có tên trong danh sách được thọ giới Đại giới đàn Trí Đức”.

Giới thiệu Hội thảo “Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển”

Giới thiệu Hội thảo “Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển”

Đăng lúc: 19:25 - 09/11/2015

Ngày 9-11, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học quốc tế “Phật giáo vùng Mê-Kông: Lịch sử và phát triển”.


Quang cảnh buổi họp báo.

Theo đó, hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 13 và 14-11 tại TP Hồ Chí Minh, với gần 150 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý về công tác tôn giáo, giới nghiên cứu Phật học trong nước và quốc tế. Các tham luận tập trung vào nhóm chủ đề Phật giáo vùng Mê-Kông: Quá trình du nhập và phát triển, quá trình giao lưu và hội nhập, di sản và văn hoá, vấn đề bảo vệ môi trường...

Đây là hội thảo khoa học quốc tế về Phật giáo vùng Mê-Kông được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý là có sự tham dự của hơn 40 học giả đến từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào...

Theo Ban tổ chức, hội thảo được tổ chức nhằm tạo cầu nối học thuật cho Phật giáo tại các quốc gia tiểu vùng Mê-Kông, cùng cam kết tạo ý thức toàn cầu về hoà bình, an ninh môi trường và phát triển bền vững vùng Mê-Kông; đồng thời góp phần vào hợp tác kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trường, giữ gìn các di sản văn hoá của các quốc gia theo mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc.

Hội thảo cũng góp phần làm rõ vai trò của Phật giáo vùng Mê-Kông trong việc duy trì hoà bình, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển bền vững đối với các quốc gia trong và ngoài vùng Mê-Kông, cũng như trao đổi những giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái…

Tin, ảnh: HÙNG KHOA – VŨ GIANG

Tai nạn giao thông qua góc nhìn nhà Phật

Tai nạn giao thông qua góc nhìn nhà Phật

Đăng lúc: 19:24 - 09/11/2015

TNGT dưới góc nhìn của Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng thư ký T.Ư Giáo hội Phật giáo VN tại Đại lễ cầu siêu


tai nan cau vuot thai ha
Vụ tai nạn kinh hoàng tại cầu vượt Thái Hà đêm 8/11
Đây là lần thứ 4 T.Ư Giáo hội Phật giáo VN phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân thiệt mạng do TNGT.

"Chúng tôi mong, thông qua Đại lễ cầu siêu để cầu nguyện, khai sáng vong linh của các nạn nhân bị chết do TNGT, đồng thời cũng là để đem lại sự an lòng đối với gia đình của các nạn nhân. Đặc biệt, thông qua đó cảnh báo đến toàn xã hội những thông điệp an toàn khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng của chính mình, mong muốn toàn xã hội chấp hành tốt Luật Giao thông. Mỗi người hãy tự ý thức về bản thân mình và có trách nhiệm với chính sự sống của mình để đảm bảo hạnh phúc cho gia đình và toàn xã hội.

Cả hệ thống chính trị đang quyết tâm vào cuộc kéo giảm TNGT, những thiệt hại do TNGT gây ra là vô cùng lớn. Số người chết dù đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Tính mệnh của một con người là vô cùng quý giá, với hơn 7.000 người thiệt mạng do TNGT trong 10 tháng đầu năm là nỗi đau không chỉ riêng người nhà các nạn nhân mà còn là nỗi đau của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nó còn kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội, ngoài nỗi đau về tinh thần, còn thiệt hại nặng nề về kinh tế cho đất nước. Vì thế, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ thân thể của mình để kéo giảm TNGT.

Đối với triết lý của đạo Phật, luật nhân quả chi phối tư duy, chi phối hành động của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn chặn từ nguyên nhân không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Muốn ngăn chặn được nguyên nhân đó, một trong những việc rất quan trọng là công tác tuyên truyền đến quảng đại quần chúng ý thức khi tham gia giao thông, chỉ từ một sự bất cẩn, vô trách nhiệm với chính bản thân mình mà gây ra hậu quả vô cùng đau đớn cho gia đình và cả xã hội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Đại lễ cầu siêu mà còn chỉ đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành tổ chức lễ cầu siêu cho nạn nhân TNGT ngay tại địa phương. Bên cạnh đó, trong các bài giảng của các giảng sư, hoằng pháp của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tỉnh, thành đều đưa chương trình giáo dục ý thức tham gia giao thông vào giảng dạy để chỉ ra những mất mát, đau thương và kêu gọi tất cả mọi người bằng trách nhiệm với bản thân mình và xã hội thực hiện tốt nhất Luật Giao thông khi lưu thông trên đường. Bằng việc làm cụ thể đó, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác định đây là việc làm đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho mọi người".

Thượng tọa Thích Đức Thiện
Tổng thư ký T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trần Duy (Ghi)

Lễ Tiểu tường tưởng niệm Cố Ni trưởng Thích Đàm Hảo-đạo hiệu Minh Châu

Lễ Tiểu tường tưởng niệm Cố Ni trưởng Thích Đàm Hảo-đạo hiệu Minh Châu

Đăng lúc: 20:20 - 07/11/2015

Sáng ngày 26/09/Ất Mùi (07/11/2015) Tông môn Pháp phái và tứ chúng đệ tử Tổ đường chùa Nga My - phường Hoàng Văn Thụ - quận Hoàng Mai. long trọng tổ chức Lễ tiểu tường cố Ni trưởng Thích Đàm Hảo- đạo hiệu Bảo Châu

Quang lâm tham dự buổi lễ có sự hiện diện của TT.Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; HT.Thích Bảo Nghiêm- Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN- Trưởng Ban hoằng pháp T.Ư- Trưởng BTS GHPGVN Tp Hà Nội; HT.Thích Gia Quang – Phó chủ tịch kiêm trưởng Ban TTTT T.Ư HT.Thích Quảng Tùng – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng Ban Từ thiện T.Ư; TT.Thích Đức Thiện – Tổng thư ký HĐTS GHPGVN cùng chư tôn đức HĐTS GHPGVN; BTS GHPGVN Tp.Hà Nội, chư tôn đức Tăng Ni các chùa và các tự viện trong toàn Thành phố, môn đồ, pháp quyến, thân bằng, quyến thuộc cùng đông đảo bà con Phật tử gần xa, đại diện các cơ quan ban ngành đoàn thể, UBND, MTTQ Tp Hà Nội, chính quyền và nhân dân địa phương cùng về tham dự.




Tại buổi lễ HT.Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN - Trưởng Ban hoằng pháp T.Ư- Trưởng BTS GHPGVN Tp Hà Nội; tuyên đọc tiểu sử cố Ni trưởng Thích Đàm Hảo – đạo hiệu Bảo Châu - Ủy viên HĐTS GHPGVN – Chứng minh Ban đặc trách Ni giới Trung ương GHPGVN; Phó BTS kiêm Trưởng Phân ban đặc trách Ni giới GHPGVN Tp.Hà Nội; Viện chủ Tổ đình Nga My.

Ni trưởng Thế danh Đỗ Thị Tỵ, Pháp danh Thích Đàm Hảo, Pháp hiệu Bảo Châu, sinh năm Kỷ Tỵ (1929) tại thôn Hiệp Thuận, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây trong một gia đình nông dân thanh bạch thuần tín Tam Bảo....

Những năm tháng tuổi trẻ của Ni trưởng là cả thời gian dài đất nước chiến tranh, đạo pháp suy vi: nhiều vị Tăng ni hoàn tục, chùa chiền bị tàn phá, trăm mối tơ vò vậy mà dù thời thế biến động đổi thay, cuộc thế thăng trầm suy thịnh, Ni trưởng cùng Ni trưởng Đàm Kim sách tiến nhau một lòng một dạ vững tin sự gia hộ của Tam Bảo, Hộ pháp long thiên, tinh tiến tu hành vượt qua khó khăn chướng duyên cản trở; theo hầu chư Tôn túc cao tăng, học tập, khi thì trường hạ Tam Huyền, khi thì Tổ đình Bà Đá, lúc trường Ni Vân Hồ, lúc Quán Sứ học đường,... chẳng hề trễ nải.




Cuộc sống của Ni trưởng Thích Đàm Hảo cả đời chỉ áo nâu sồng trai giới đạm bạc, giản dị mà thanh cao nhưng luôn siêng năng cần cù trong bất cứ mọi công việc Tăng sai, nhẫn nhục nhu hòa bình tĩnh ứng xử khỉ gặp cảnh nghịch duyên, luôn nở nụ cười từ ái thân thương với hàng đệ tử và mọi người. Đối với Phật tử gần xa, Ni trưởng đều ôn tồn hướng đạo thật xứng đáng danh đức Ni giới Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

Cuối buổi lễ Chư tôn đức Tăng Ni HĐTS , BTS GHPGVN, cùng chư Tăng Ni và nhân dân Phật tử gần xa đã làm lễ niêm hương chú nguyện, nhiễu tháp nguyện cầu Giác linh cố NT. Thích Đàm Hảo được thượng phẩm, thượng sinh, cao đăng Phật Quốc,

Kim Tiểu Long trải lòng về vai diễn Đức Phật

Kim Tiểu Long trải lòng về vai diễn Đức Phật

Đăng lúc: 21:39 - 30/10/2015

Nghệ sĩ Kim Tiểu Long từ Mỹ về Việt Nam vào vai Đức Phật trong bộ phim "Công chúa Da Du Đà La" (do Thành hội Phật giáo Việt Nam TP HCM và Công ty TNHH phim Phượng Hoàng sản xuất). Phim này dài 4 tập, vừa đóng máy sau gần 2 tháng thực hiện.



Vai diễn để lại nhiều ký ức đẹp cho Kim Tiểu Long.
Vai diễn để lại nhiều ký ức đẹp cho Kim Tiểu Long.
Kim Tiểu Long cho biết bộ phim này có kịch bản do soạn giả Hoàng Ngọc Ẩn viết, phần cố vấn Phật pháp của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam, kiêm Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP HCM. Nội dung phim kể về cuộc đời Công chúa Da Du Đà La, người vợ hiền đức, thanh cao, hết lòng trung thành và hy sinh giúp chồng thành công trên con đường đi tìm chân lý.

Sau khi đắc đạo, Đức Phật trở về quê nhà giảng giải Phật pháp, công chúa thấm nhuần tư tưởng đạo Phật, xin xuất gia trở thành một vị tỳ kheo ni. Nhờ chăm chỉ tu học tinh tấn, chẳng bao lâu công chúa đắc quả A La Hán và trở thành một trong những ni sư xuất sắc.

"Tôi rất hạnh phúc khi được giao vai diễn Thái Tử Tất Đạt Đa và sau này đắc đạo thành Đức Phật Thích Ca. Phim này dự kiến phát hành dưới dạng DVD vào dịp Tết Nguyên Đán" - Kim Tiểu Long nói thêm.



Kim Tiểu Long trong cảnh chứng kiến vua cha qua đời.
Kim Tiểu Long trong cảnh chứng kiến vua cha qua đời.
Bối cảnh phim được thực hiện tại Đà Lạt.
Bối cảnh phim được thực hiện tại Đà Lạt.
Đạo diễn Phượng Hoàng đánh giá cao khả năng diễn xuất của Kim Tiểu Long, nhận định anh đã cố gắng tập trung cho vai diễn, tạo sự tương tác trong diễn xuất.



Kim Xuân, Hùng Minh hỗ trợ đắt lực cho dàn diễn viên trẻ tham gia bộ phim.
Kim Xuân, Hùng Minh hỗ trợ đắt lực cho dàn diễn viên trẻ tham gia bộ phim.
“Bên cạnh tôi còn có nhiều nghệ sĩ gạo cội đóng các vai phụ: Hùng Minh, Thanh Nguyệt, Kim Xuân, Công Minh, Chí Bảo, Xuân Trúc…Tất cả yểm trợ để tôi tự tin thể hiện vai diễn mình rất diễm phúc được nhận. Bộ phim này do sư nữ Ngọc Liên, vốn là hoa hậu doanh nhân và phụ nữ thành đạt do cộng đồng kiều bào tại Mỹ bình chọn, sau khi xuất gia nhà Phật, sư cô đã phát tâm đầu tư vốn để thực hiện bộ phim này” – Kim Tiểu Long thông tin.



Kim Tiểu Long trong cảnh phim được quay tại Đà Lạt.
Kim Tiểu Long trong cảnh phim được quay tại Đà Lạt.
Hiện Kim Tử Long đang chuẩn bị quay về Mỹ để biểu diễn theo hợp đồng đã ký với nhà tổ chức. Anh tranh thủ về Trà Ôn – Vĩnh Long thăm mẹ.



Kim Tiểu Long về thăm mẹ tại Trà Ôn, Vĩnh Long.
Kim Tiểu Long về thăm mẹ tại Trà Ôn, Vĩnh Long.

tải xuống

Người tu không sợ "đói"

Đăng lúc: 18:54 - 29/10/2015

Bước tiếp những bước chân của sứ giả Như Lai về với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên ải, phiên dậu của non sông vì nơi đó thật sự cần chúng ta, bao trái tim chân chất đang đợi chờ, mời gọi sự dấn thân của tu sĩ trẻ.

Về với các em thiếu nhi bản Sán Sả Hồ, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang trong mùa Trung Thu vừa qua đã lưu lại trong tôi một cảm nhận sâu sắc về tấm lòng của người dân vùng cao và càng làm cho tôi cảm nhận sâu hơn lời dạy của Hòa Thượng Thiền Tâm trong thời kỳ khó khăn trước đổi mới rằng “Người tu không sợ đói”.

Trong thời gian đó sinh hoạt ở các chùa gặp nhiều khó khăn, các thầy phải tăng gia sản xuất để duy trì đời sống, phật tử đến chùa cũng rất ít, công việc phật sự gặp nhiều trở ngại làm cho không ít người hoang mang dao động kể cả các vị xuất gia…

Trong một lần nói chuyện với các tu sĩ tịnh xứ Hương Nghiêm Hòa thượng đã sách tấn…”Người tu không sợ đói”. Ngài kể lại câu chuyện rằng: "Vào một ngày Hòa thượng ngồi thiền tọa trên một ngọn đồi cho đến buổi trưa có hai em nhỏ chăn bò ở đồi cỏ bên cạnh đã đem một phần lon cơm trộn khoai mà các em đem theo để ăn đến cúng dường cho ngài”. Nơi vùng đồi núi cô quạnh chỉ có cỏ cây, đàn bò và hai đứa trẻ chăn bò nhưng hai em vẫn phát tâm dâng cơm cúng cho Hòa thượng rồi mới dùng… Điều Hòa thượng chia sẻ và sách tấn ấy đã làm cho rất nhiều tu sĩ trẻ chúng con lúc đó giữ vững niềm tin, vững bước trên bước đường tu tập của mình và chúng con nhớ mãi cho đến tận hôm nay.

Đem ánh trăng niềm tin hy vọng về với trẻ em vùng cao là chương trình mà Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức thực hiện suốt trong bảy năm qua. Năm nay chương trình về với trẻ em bản làng vùng cao nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn, lần đầu tiên trẻ em trong toàn xã ai cũng được khám nha, ai cũng được phát quà dự liên hoa văn nghệ, đốt lửa trại, phá cỗ mừng đón Trung Thu trong niềm tin yêu hy vọng. Buổi chiều đến với núi rừng vùng cao sao thanh thoát đến vậy… trong thời gian đợi các bạn Thiện Nguyện Viên Trẻ chuẩn bị cho khâu tổ chức văn nghệ và phát quà vào buổi tối, tôi đã đi dạo ra ngoài cổng ủy Ban xã để ngắm nhìn phong cảnh núi đồi trùng điệp ở nơi đây.

Ngồi nơi triền dốc trước cổng ủy Ban để ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên và cho lòng ngực mở toang hít thở trọn vẹn bầu không khí trong lành không ô nhiễm. Các em học sinh lại đến quây quần bên tôi, hỏi thăm :“Thầy có mệt không ?” “mấy hôm nay thấy Thầy vất vả vì chúng con quá !”

“Mấy hôm nay chúng cháu vui lắm, mong đợi đoàn về tổ chức trung thu mà chẳng nhắm mắt ngủ được”…thế mới biết các cháu rất vui và mong đợi chương trình như vậy, nên công lặn lội vượt chặng đường xa của đoàn đến với các em là điều nên làm.

Thầy trò chuyện vãng vui tươi, các em lại nêu đề nghị “Thầy ơi thầy ở lại đây, ngày mai đừng về thầy nhá !” “Nhà chúng con sắp ăn cơm mới rồi thầy ở lại ăn cơm với chúng con đi” “Thầy ở lại đây luôn với chúng con thầy nhá, chúng con chẳng muốn thầy về đâu”. Thế rồi các em lại khóc, những giọt nước mắt chân thành lăn tròn trên đôi má của các em làm cho tôi xao xuyến, bùi ngùi… Tôi hỏi “ Thầy là thầy tu, sức khỏe thầy lại không tốt, không làm ra tiền, thầy ở lại đây lấy gì mà sống?” Các em ríu rít trả lời trong tiếng nấc và tiếp tục mời gọi “Thầy ở lại đi, chúng con sẽ nuôi thầy” “thầy ở lại đi, chúng con sẽ hái rau nuôi thầy, không cho thầy đói đâu” “Ở đây với chúng con có cái ăn mà thầy”… những lời nói chân thành chất phát được thốt ra tự đáy lòng của các em làm chúng tôi không cầm được nước mắt. Những con người ở đây họ thật lòng như vậy, không khách sáo màu mè, bụng nghĩ sao thì nói vậy, thực sự mong muốn thầy ở lại, và thực sự không để thầy phải đói.

Trong tâm khảm chúng tôi lại nhớ đến lời sách tấn của Hòa thượng năm xưa… “Người tu thật sự không bao giờ sợ đói”. Sợ là sợ chúng ta không thật tu mà thôi. Người cư sĩ hộ pháp không bao giờ để điều đó xảy ra… Đạo pháp màu nhiệm là thế đấy. Bao nhiêu tấm lòng của những người tu sĩ muốn dấn thân vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở nơi đó những người Phật tử khát khao ánh đạo đang chờ đón và mời gọi chúng ta. Ở nơi đó có những khó khăn thật sự nhưng người cư sĩ và Hộ Pháp không bao giờ để “Người tu phải đói”. Hãy đến và hãy đi để trải nghiệm điều màu nhiệm cao cả này.

Bước tiếp những bước chân của sứ giả Như Lai về với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên ải, phiên dậu của non sông vì nơi đó thật sự cần chúng ta, bao trái tim chân chất đó vẫn đợi chờ, mời gọi sự dấn thân của tu sĩ trẻ chúng ta.

Chia sẻ để cùng nhau vững tin và vững bước hơn trên hành trình hoằng hóa chúng sanh. Hãy tin, hãy bước và hãy đến với bao người !

Thích Giải Hiền

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Đăng lúc: 18:59 - 28/10/2015

Tại vùng lõi của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt- Kinh đô Phật giáo của cả nước mà chưa đầy 2 năm đã có nhiều hạng mục xây dựng mới không phép. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Cục di sản chưa biết di tích Yên Tử đang bị xâm hại
Khu Danh thắng Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng
"Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi"?!

Khi những lình xình về dự án trùng tu các hạng mục như: Mắt rồng, tháp Tổ, am Dược... tại Khu danh thắng Yên Tử còn đang nóng trên mặt báo thì mới đây dư luận lại bức xúc về việc công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của Cty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của Di tích).
Lý do được phía Cty Tùng Lâm đưa ra là để vào ngày đầu tháng hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, công ty lại hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài”.

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Lực lượng liên ngành kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường vào chiều 23/10.
Có ý kiến cho rằng, Cty Tùng Lâm cũng chỉ có mong muốn sửa sang lại cho khu vực sân ga cáp treo đẹp đẽ và hiện đại hơn chứ không có mục đích gì. Với mục đích kinh doanh, việc thu hút khách du lịch là yếu tố sống còn của Cty này. Có thể, họ không hiểu đó là vùng cần được bảo vệ như ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Cty Tùng Lâm trả lời phóng viên VietNamNet: "Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi".

Để làm cho kịp, Cty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, các phê duyệt, sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh về di sản. Dù trước đó Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu Cty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.

Phá dỡ trước, làm công văn sau

Điều đáng nói là, ngày 12/9 Cty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10 Cty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa Cty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục?

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Công trình tại vùng lõi di sản nhưng lại đang vừa xây dựng vừa xin phép.
Được biết, Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng: Phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là Hàng tuần, hàng quý đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa Cty Tùng Lâm và chính quyền địa phương nhưng một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại dễ dàng bị bỏ qua?

Ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử phân trần rằng đơn vị quản lý Nhà nước, Ban quản lý Rừng Yên Tử chỉ có nhiệm vụ là hướng dẫn Cty chứ không có trách nhiệm làm hộ

Là đơn vị trực tiếp quản lý trên địa bàn, người đứng đầu Ban quản lý Rừng Yên Tử thừa nhận không biết kiến trúc mới mà Cty Tùng Lâm xin phép sửa chữa là kiến trúc gì; diện tích bao nhiêu... Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, Cty chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng khi triển khai, họ đập hết để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Sự việc như vậy nhưng Ban Quản lý cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì để công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút.

Liên tục xây dựng không phép

Cách đây hơn 6 năm, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, Cty Tùng Lâm đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử không phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.

Công ty giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan thuận lợi hơn. Trong khi công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó khẳng định chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng hiện cầu đá này vẫn còn.

Vì sao một công trình xây dựng sai phép ngay trong lòng Di tích quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ?

Sự yếu kém trong quản lý được đặt trong bối cảnh hiện địa phương đang dần dần hiện thực hóa việc làm hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Yên Tử. Ngày 23/9/2014, website của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đưa hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới.

Anh Thư

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 8
  • Hôm nay 3,682
  • Tháng hiện tại 61,067
  • Tổng lượt truy cập 23,467,316