Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Muộn chồng hay vợ có thực là do duyên âm?

Muộn chồng hay vợ có thực là do duyên âm?

Đăng lúc: 17:41 - 04/08/2016

Hiện nay, không ít trai thanh nữ tú muộn tuổi dựng vợ gả chồng thường đi xem bói, các thầy đều phán chung chung rằng do duyên âm với người kiếp trước còn nặng. Bởi vậy, không ít người phải chi một khoản tiền lớn để "cắt tiền duyên", mong xây dựng được gia đình… Dân gian gọi đó là "duyên âm", "tình duyên" từ kiếp trước. Vậy duyên âm, tiền duyên có thực sự tồn tại hay chỉ là những băn khoăn trong cơn mê mị nhất thời?.
Muộn chồng có thực là do duyên âm?
Ảnh minh họa
Mối nhân duyên khiến cuộc sống lao đao
Các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh cho rằng, tiền duyên là những mối nhân duyên của một người trần tục với người ở thế giới khác từ những kiếp trước đây. Nó được phân định thành hai dạng là tình duyên giữa người trần và những người ở thế giới khác từ những kiếp trước còn ảnh hưởng đến bây giờ, thường gọi là tiền duyên. Dạng thứ hai là tình duyên hiện tại giữa người trần và những người ở thế giới khác (thường là với các vong hoặc tà), thường được gọi là duyên âm.
Giải thích về vấn đề này, GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, tác giả cuốn sách Khoa học và vấn đề tâm linh cho rằng, linh hồn tồn tại bất tử sau khi chết.
Nhiều nhà nghiên cứu các kiến thức y học Đông Phương và Tây phương đều cho rằng, cấu tạo con người gồm 7 phần: Cơ thể thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình được y học chính thống giảng dạy (năng lượng đặc). Sáu phần còn lại là năng lượng không đặc (vía) như thể xác. Khi chết chỉ là phần thể xác mất đi. Sáu phần còn lại mãi và giữ được nhân cách của con người - linh hồn.
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu cho biết, một công trình điều tra của Viện Gallup (Mỹ) trên 12.000 người đã từng cận tử và chết lâm sàng cho hay, trong lịch sử tồn tại của loài người đã có khoảng 70 tỷ người đi qua cửa tử, tức là nhiều gấp 10 lần dân số thế giới hiện nay cho kết quả: Sau khi chết con người từ cõi trần vào cõi trung giới vô hình. Cõi này gồm 7 cảnh giới khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Tùy theo nhân cách tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi người khi sống mà sau khi chết họ ở cảnh giới tương ứng. Đa số vong linh có hình dáng như khi sống nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động của nguyên tử giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi trần.
Đặc biệt, theo công bố của một tiến sỹ người Anh chuyên nghiên cứu và đã có 10 năm tu luyện ở Viện Lạt – ma Tây Tạng cho hay, đối với một số người chết yểu, bất đắc kỳ tử, vong linh không chấp nhận mình đã chết, cố bám lấy sự sống ở trên đời. Vì thế, họ cứ nguyên trạng giống như khi còn sống, trong khi họ ở cõi âm.
Duyên âm thường xảy ra ở những người lúc còn sống có thú tính mạnh mẽ. Sau khi chết, hình dáng vong linh của họ biến đổi theo tư tưởng luôn oán hận, ham muốn, thường hay tìm cách trở về cõi trần theo "người cũ" hoặc một ai đó. Cũng có trường hợp tìm dục tính ở nơi buôn hương bán phấn và rung động theo những khoái cảm của những cặp trai gái...
Hầu hết ai cũng có tiền duyên
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu cho biết, theo Phật giáo, chúng ta có kiếp luân hồi. Khi được chuyển kiếp người ta vẫn lưu giữ những ký ức về kiếp trước. Theo nghiên cứu của những người đã trải nghiệm cận tử (chết đi sống lại), địa vị xã hội không quan trọng sau khi chết. Chỉ có tình cảm với người khác là khó quên nhất. Khi sống, hầu hết con người ta ai cũng có tình cảm khác giới.
Ngoài tình cảm vợ chồng thì còn có những mối tình nam nữ. Nhưng vì một lý do nào đó mà họ không thành vợ chồng hoặc là vợ chồng rồi nhưng không được ở lâu dài với nhau... Vì thế, ai cũng có sự nhớ thương hoặc nếu bị phản bội, đối xử quá tệ bạc thì sẽ trở thành hận tình.
Tình yêu có sức mạnh vô biên, sức mạnh ấy đưa những linh hồn này đi tìm người mà mình yêu hiện đang sống ở trần tục để giúp đỡ hoặc cản trở, phá hoại (ghen) khiến người trần tục không thể lấy chồng hoặc lấy vợ. Nếu người trần tục vẫn lấy chồng hoặc lấy vợ được thì tìm cách phá hoại hạnh phúc của đôi vợ chồng này.
Từ trước đến nay người trần tục chỉ nghĩ rằng, những người không lấy được vợ hoặc chồng hay rất khó khăn trong việc tìm vợ tìm chồng thì mới có tiền duyên. Theo một vài nghiên cứu thì hầu như ai cũng có tiền duyên. Chỉ có điều, những tiền duyên đó đã ảnh hưởng tới cuộc sống tình cảm vợ chồng hiện nay đến mức nào.
Nhưng quan niệm về “duyên âm” không chỉ dừng lại ở những “phiền toái” xuất hiện ở chuyện tình duyên mà theo thạc sỹ Vũ Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho biết, “ông bà tổ tiên phù hộ” cũng là một dạng thức “duyên âm”.
Ông lý giải rằng người chết chưa phải là hết mà vẫn còn phần hồn. Người và vong hồn luôn còn mối quan hệ giao thức sóng do cùng có nguồn gốc tần số xung động nào đó của các dòng hạt điện sinh học. Vong hồn nào cũng còn mối quan hệ giao thức với thân nhân tiền kiếp. Dân gian có quan niệm "ông bà tổ tiên phù hộ" chính là bắt nguồn từ điều này.
“Khắc phục” duyên âm
Việc nợ tiền duyên có muôn hình vạn trạng. Người còn bị nợ tiền duyên phải biết chính xác việc mình còn nợ nần như thế nào thì trả mới được đúng. ThS. Vũ Đức Huynh cũng cho biết, cắt tiền duyên chính là làm phép để cho vong hồn tỉnh ngộ mà rời cõi trần quay về cõi vong để tu luyện lên các bậc cao hơn.
Cắt tiền duyên là để cầu siêu cho linh hồn. Từ cổ chí kim đã có tục lệ cầu siêu cho oan hồn. Cầu siêu có sức mạnh tư tưởng mãnh liệt bất kể đối với người theo một tôn giáo hay một người vô thần. Liên hiệp quốc cũng làm lễ cầu siêu cho các nạn nhân thảm họa quốc tế.
Cầu siêu không đòi hỏi nghi thức cầu kỳ, chỉ cần thành tâm và tiến hành trong 49 ngày đầu sau khi chết là lúc người chết đang ở trong trạng thái bất định, hoang mang, sự cầu nguyện khiến họ được an ủi, linh hồn trở nên sáng suốt hơn, để siêu thoát.
Như đã đề cập, phải tùy tình trạng nợ duyên đó như thế nào mà làm hình nhân thế mạng, thế duyên để trả nợ duyên. Có khi chỉ cần 1 hình nhân là đủ, nhưng cũng có thể phải cần đến 3-4 hình nhân thế mạng, thế duyên mới đủ. Lễ trả nợ tiền duyên được thực hiện tại các đền thờ Thánh Mẫu ở trong các Chùa, Các Đền, Điện, Phủ khác ngoài Chùa. Người có thể làm việc này là các Pháp Sư, Đồng Thầy Tứ Phủ, Thầy cúng Tứ Phủ.
Bên cạnh đó, nhiều người tìm hiểu chuyện hôn nhân trong tương lai hoặc hôn nhân hiện tại, thấy đoán số nói rằng “hai lần đò". Đây chính là trường hợp của những người nợ tiền duyên, những người nợ cô thần, quả tú hoặc là cả hai trường hợp đó mà chưa biết cách làm lễ trả.
Nhưng nhờ Duyên Phận Nhân Quả mà đến vận được kết hôn.Việc chung sống theo đó đương nhiên không thể nào hạnh phúc lâu dài, khó tránh khỏi sự rạn nứt tình cảm và tan vỡ hôn nhân...
Để tránh được điều này, theo quan niệm phải "cưới hai lần" để "giải ân, giải nợ". Làm đám cưới hai lần sẽ tránh được nghiệp Quả tiền Duyên. Nghĩa là tránh được sự ly tán, tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đây là việc làm thuận theo hướng dẫn của Thiên Quy. Người cõi Âm dù còn vướng mắc ân tình với người Dương thế cũng không đi theo quấy quả nữa.
Mặc dù vẫn chưa hề được giải mã chặt chẽ, khoa học nhưng những câu chuyện về duyên âm vẫn đã và đang tồn tại từ đời này sang đời khác. Sự thật về sức ảnh hưởng, tốt xấu hay phiền toái đến đâu vẫn chưa được xác thực nhưng nét tín ngưỡng này đã mang đến màu sắc lý thú cho nền văn hóa Việt.
Còn nữa…
Bình luận 0 Hạnh Lê

Thà khuấy động nước nghìn sông, chứ không được làm động lòng người tu đạo

Thà khuấy động nước nghìn sông, chứ không được làm động lòng người tu đạo

Đăng lúc: 07:48 - 05/07/2015

Thiền phòng tĩnh lặng như đầm nước chết, yên ắng như chốn không bóng người;

Chỉ có lão thiền sư đứng trông, mọi thứ trước mắt ông đều minh bạch;

Bốn mươi vị pháp sư tham gia bế quan lần này;

Hôm nay đã đến quan ải cuối cùng, cửa ải vượt ngoài sinh tử;

Cửa sinh tử ấy chính là sắc tình, sắc tình chẳng đoạn, sinh tử khó thoát.

Chỉ mong sao những vị pháp sư hôm nay không xảy ra chuyện gì, thuận lợi vượt quan.

Một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần chợt xông thẳng vào trong phòng thiền…..

Trong lúc lão thiền sư đang lo lắng cầu nguyện, bỗng có tiếng cãi cọ từ ngoài cửa truyền vào;

Thì ra là vị pháp sư canh giữ bên ngoài thiền phòng đang tranh cãi với một người con gái, lão thiền sư lẳng lặng mở cửa phòng đi ra để can ngăn cuộc cãi vã, nhưng chính ngay lúc đó, người con gái đẩy mạnh cửa phòng, bất thình lình cất bước xông thẳng vào phòng thiền.

Khi vị pháp sư trông coi phòng thiền muốn ngăn lại nhưng chẳng kịp, bốn mươi vị pháp sư đang thiền định vượt quan, nghe thấy tiếng cửa phòng mở, gần như đồng thời mở mắt, tất cả đều bị cô gái ở trước mặt làm cho sững sờ.

Một thiếu nữ duyên dáng yêu kiều, thật là tú mĩ, đoan trang, xinh đẹp, diễm lệ biết bao; ánh mắt của cô đảo quanh một vòng, nhìn khắp từng vị thiền sư đang ngồi ngay ngắn nơi kia; rồi đáp lại bằng một nụ cười thanh nhã dịu dàng; giây phút ấy thật khiến người ta ngơ ngẩn tâm hồn, nụ cười rung động lòng người đó, đủ khiến cho bất cứ người nào một lần nhìn thấy cả đời khó quên.

Lão Thiền sư cung kính hợp thập hỏi:

“Xin hỏi nữ thí chủ, cô đi vào thiền phòng của tôi, không biết là có việc gì”.

“A Di Đà Phật! Tiểu nữ được biết các vị pháp sư bế quan tu luyện ở đây, vậy nên đặc biết đến đây để cúng dường cho mỗi vị một đôi giày, cúi xin lão thiền sư từ bi, để cho tiểu nữ có thể hoàn thành tâm nguyện của mình”.

“Nếu đã như vậy, xin thí chủ hãy để giày lại, để sau khi xuất quan, lão nạp sẽ thay thí chủ phát lại cho mỗi người là được rồi”.

Thiếu nữ khẽ lắc đầu, mỉm cười đáp:

“Tiểu nữ đã phát nguyện rằng sẽ đích thân đem mỗi đôi tăng hài mà mang vào chân cho từng vị pháp sư, cúi xin ngài hãy rủ lòng từ bi, như vậy vừa hoàn thành tâm nguyện của tiểu nữ, cũng hoàn thành tâm nguyện khó nói của chư vị pháp sư”.

Người thiếu nữ đích thân mang từng đôi hài vào chân cho các vị pháp sư…..

Lúc này, bốn mươi vị pháp sư trong phòng thiền vừa nghe thiếu nữ muốn đích thân mang giày vào cho mình, người nào người nấy tim đập thình thịch, ai ai cũng đều lộ vẻ vui mừng ra mặt.

Lão thiền sư bất đắc dĩ thở dài một hơi, hai tay hợp thập đáp:

“Nếu đã như vậy, xin thí chủ cứ tự nhiên”.

Thiếu nữ khẽ dời gót sen, lần lượt mang giày cho từng vị pháp sư. Khuôn mặt kiều mĩ đó, bàn tay mềm mại đó, dáng vẻ thướt tha đó, mùi hương thơm ngát đó, khiến cho bậc tu hành ai nấy đều thở dài xúc động:

Nếu có thể bầu bạn với cô gái này chỉ một ngày thôi, cho dù có chết cũng mãn nguyện!

thiền, sắc tình, người tu đạo, Bài chọn lọc,

Thà khuấy động nước nghìn sông, chứ không được làm động lòng người tu Đạo! Cô hôm nay đã khuấy động đạo tâm của bốn mươi vị pháp sư trong thiền phòng của ta…..

Khi thiếu nữ mang xong giày cho vị tăng nhân cuối cùng, chuẩn bị rời khỏi phòng thiền, thì mới phát hiện rằng cánh cửa thiền phòng đã bị khóa cứng, thiếu nữ đến trước mặt lão thiền sư hỏi:

“Sư phụ, người nhốt tiểu nữ trong phòng thiền này, chẳng hay có dự tính gì? Tiểu nữ ra ngoài thế nào đây?”

Lão thiền khuôn mặt thâm trầm tĩnh lặng như nước, lạnh lùng nói:

“Cô hôm nay còn định ra ngoài sao?”

“Đúng vậy, tăng hài đã mang xong rồi, tiểu nữ cũng phải trở về nhà thôi”.

“Thà khuấy động nước nghìn sông, chứ không được làm động tâm người tu hành! Cô hôm nay đã khuấy động đạo tâm của bốn mươi vị pháp sư trong thiền phòng của ta, vậy mà cô còn suy nghĩ sẽ sống sót mà bước ra khỏi đây hay sao?”

Thiếu nữ bàng hoàng, hỏi:

“Tiểu nữ đến để bố thí tăng hài, các pháp sư thấy sắc động tâm, lẽ nào đây lại là lỗi của tiểu nữ? Xin người hãy mau mở cửa thả tiểu nữ ra ngoài”.

“Thả cô ra thì rất dễ, nhưng cô phải để lại một thứ”…..

“Xin hỏi sư phụ, người muốn tôi để lại thứ gì?”.

“Mạng của cô”, lão pháp sư nói như đinh đóng cột.

Thiếu nữ nước mắt lưng tròng, đau đớn lòng người mà quỳ trước mặt lão thiền sư, ủy khuất hỏi:

“Cớ sao lại muốn mạng của tiểu nữ?”

“Vì cô hôm nay đã gieo một nhân ác, ở trước mặt cô chỉ có hai con đường: Một, cô sẽ phải luân hồi trong kiếp thân nữ đến bốn mươi đời, lần lượt gả cho bốn mươi vị pháp sư đã vì cô mà động lòng phàm, họ cũng sẽ phải luân hồi trong lục đạo, bất luận họ chuyển sinh vào đường nào, cô đều phải tùy theo nghiệp chướng mà gả cho họ. Hai, chính là hôm nay cô chết tại nơi này, để đoạn đứt cái nhân luân hồi trong bốn mươi kiếp này“.

Thiếu nữ hoảng sợ mở to đôi mắt diễm lệ của mình, mặc cho nước mắt ủy khuất chảy dài xuống hai gò má.

“Tiểu nữ không còn có sự lựa chọn nào khác nữa sao?”

Lão thiền sư kiên quyết trả lời:

“Đúng vậy! Hai con đường tùy cô chọn lấy”.

Thiếu nữ chậm rãi nói với lão thiền sư rằng:

“Phiền ông hãy kiếm cho tôi một dải lụa, thà rằng tôi để mạng lại đây, cũng không muốn luân hồi làm thân nữ trong bốn mươi kiếp nữa”.

Nghe thấy những lời của người thiếu nữ, bốn mươi vị pháp sư trong phòng Thiền đều ngẩn người ra, nhìn thấy người thiếu nữa mới đây thôi vẫn còn yêu kiều quyến rũ rung động lòng người, mà giờ đây lại thần sắc nặng nề, tay cầm dải lụa từ từ đi đến trước cửa để kết thúc sinh mệnh quý báu, mỹ lệ của mình, không ai không cảm thấy tiếc nuối.

Người thiếu nữ đó đã tự sát, chính là chết treo trên xà ngang ngay trước cửa thiền phòng…..

Đó từng là một sinh mệnh tràn đầy sức sống, mà nay như đống tro tàn nguội lạnh; đó từng là gương mặt diễm lệ như hoa như ngọc, nay đã nhợt nhạt lạnh lẽo, dù không mất đi vẻ đẹp của mình.

Ba ngày sau đó, thi thể người thiếu nữ bắt đầu thối rữa, dung mạo mĩ lệ cũng đã đổi màu; nhưng lão thiền sư cứ giống như chưa từng xảy ra chuyện gì, mỗi ngày trông coi bốn mươi vị pháp sư bế quan tu luyện trong phòng thiền.

Mỗi ngày trôi qua, thi thể của người thiếu nữ từng ngày cũng đang phát sinh biến hóa; nguyên là thân thể thướt tha yểu điệu, giờ đây đã sưng vù rữa nát không sao tả được; gương mặt từng khiến cho bao người động lòng kia, giờ đây đã biến thành màu xanh nhạt. Thi thể không ngừng rỉ nước, bốc ra những mùi hôi thổi khiến người ta ngửi thấy muốn nôn. Những vị sư phụ bế quan không cách nào chịu đựng được nữa, muốn xin lão thiền sư mở cửa sổ ra để thay đổi không khí, và dời cái xác chết này đi. Tuy nhiên, lão thiền sư vẫn coi như không có chuyện gì cả, tiếp tục canh giữ trong thiền phòng mà không nói lời nào.

Ngày thứ bảy, bốn mươi vị sư phụ bế quan tu luyện, khi đối diện với xác chết hôi thối cực kỳ, hình thù khiến người ta hoảng sợ, thì không tài nào chịu đựng thêm được nữa. Lúc này, một tảng thịt trên xác chết rơi xuống, váy áo cũng rơi xuống theo. Lúc này, mọi người mới nhìn rõ, ngay tại cái chỗ miếng thịt thối rơi ra để lộ ra phần xương trắng rợn người. Vô số dòi bọ đang lúc nhúc ngọ nguậy bên trong.

Mọi người không còn khống chế bản thân được nữa, gần như nôn ọe cùng lúc. Lão thiền sư đang ngồi trên tấm bồ đoàn từ từ đứng dậy, đối diện với mọi người, lạnh lùng nói :

“Mọi người muốn ra khỏi phòng thiền, đúng không?”

Bốn mươi người đồng thanh trả lời:

“Đúng vậy!”

Ai có thể trả lời câu hỏi của ta, thì có thể ra ngoài…..

Người thiếu nữ đó là ai?

“Được thôi, ai có thể trả lời câu hỏi của ta, thì có thể ra ngoài, ai muốn trả lời thì hãy giơ tay lên”.

Bốn mươi vị pháp sư đều giơ tay cùng lúc, lão thiền sư xoay tay lại chỉ vào xác chết người thiếu nữ bên cạnh, hỏi:

“Người thiếu nữ này là ai?”

Bốn mươi vị sư phụ bế quan tu luyện đều ngây người ra, không nói được lời nào.

Lão thiền sư đứng trước mặt xác chết người thiếu nữ, lớn tiếng hỏi:

“Nói cho ta biết, người thiếu nữ này là ai? Có phải là người thiếu nữ khiến cho các ông thần hồn điền đảo, suy nghĩ lung tung đó phải không?”

Mọi người cùng đáp:

“Không phải!”

“Bây giờ có còn muốn cùng người ta chung sống cả đời nữa không?”

Mọi người trăm lời như một:

“Không!”

“Trên thế gian này còn có người con gái nào xứng đáng để cho các ông động lòng nữa không?”

Mọi người đồng thanh trả lời như đinh đóng cột:

“Không có nữa!”

Lão thiền sư vung tay lên:

“Tốt, ra ngoài đi!”

Thi thể của cô gái được bao phủ lại bằng một tấm vải màu vàng, được bốn mươi sư phụ xuất quan khiêng ra ngoài…..

Các vị sư phụ không tản đi, vì trong tâm họ vẫn còn một nút thắt: “Người thiếu nữ này là ai?”

Lão thiền sư thần thái trang trọng dẫn theo mọi người đến nơi đặt thi thể của người thiếu nữ ấy, đảnh lễ ba cái xong, bèn nói với mọi người rằng:

“Không phải các ông muốn biết người thiếu nữ này rốt cuộc là ai hay sao? Sau khi tôi đi khỏi đây, các ông hãy tự mình xem đi”.

Nói xong, lão thiền sư xoay người trở về căn phòng nhỏ của mình.

Khi kéo tấm vải màu vàng đang phủ kín trên thi thể người thiếu nữ ra…..Chính là Thánh tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trong tự viện…..

Khi mọi người vội vàng kéo tấm vải màu vàng đang đậy trên thi cô gái ra, tất cả đều sững sờ, đây đâu phải là xác chết đã thối rữa mà họ đã khiêng ra ngoài đâu? Mà đó chính là Thánh tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát trong tự viện, mọi người cung kính mà sắp xếp ổn thỏa Thánh tượng Quan Âm Bồ tát xong, mới nhớ ra rằng nên hỏi thử lão thiền sư xem sao ông lại biết được? Khi mọi người như điên như dại chạy đến gian phòng của lão thiền sư, mới phát hiện rằng ông đã tọa hóa viên tịch rồi.

Đây chính là Thiền, điều để lại cho chúng ta là lời nhắn nhủ, chứ không phải tiếc nuối.

Hãy phá trừ tất cả giả tướng của thế gian, đi hết cuộc đời quý báu của mình, trân quý cuộc đời mình, hiến dâng cuộc đời bằng một trái tim tự tại bình lặng.

Thì ra đây chính là Thiền…

Quả thật là huyền diệu vô cùng!

Tiểu Thiện, dịch từ cmoney.tw

Chế ngự sân hận

Chế ngự sân hận

Đăng lúc: 08:03 - 24/06/2015

Bạn đang thực hiện một công việc, rất chăm chú, rồi một cô bạn đồng nghiệp đi ngang qua và bảo bạn là đồ kém cỏi. Cô ấy nói đã từng giao cho bạn một công việc quan trọng và bạn đã thực hiện rất tồi. Nghe qua những lời trái tai đó, cơn giận dữ từ từ bốc lên trong thân tâm bạn, thật dữ dội. Bạn không kiềm chế được nữa và đáp trả rằng cô ta không có quyền nói với bạn những lời như vậy. Bị khống chế hoàn toàn bởi cơn giận, bạn tuôn ra bất kỳ điều gì chợt nghĩ ra được trong đầu, ngay cả khi bạn biết là không đúng thật. Cô ấy quát trả lại ầm ĩ, và không bao lâu sau thì mọi người quanh đó đều biết chuyện.
Chuyển hóa sợ hãi và căm ghét


Bạn đang thực hiện một công việc, rất chăm chú, rồi một cô bạn đồng nghiệp đi ngang qua và bảo bạn là đồ kém cỏi. Cô ấy nói đã từng giao cho bạn một công việc quan trọng và bạn đã thực hiện rất tồi. Nghe qua những lời trái tai đó, cơn giận dữ từ từ bốc lên trong thân tâm bạn, thật dữ dội. Bạn không kiềm chế được nữa và đáp trả rằng cô ta không có quyền nói với bạn những lời như vậy. Bị khống chế hoàn toàn bởi cơn giận, bạn tuôn ra bất kỳ điều gì chợt nghĩ ra được trong đầu, ngay cả khi bạn biết là không đúng thật. Cô ấy quát trả lại ầm ĩ, và không bao lâu sau thì mọi người quanh đó đều biết chuyện.

Nói chung, khi ta tức giận hay bị tổn thương, ta cảm thấy như mình là nạn nhân của những hành động ác hại từ người khác. Ta thấy mình là người vô tội, đang phải hứng chịu một cách bất công những hành vi của người khác. Chúng ta nổi giận hay cảm thấy bị tổn thương vì ta nghĩ rằng những người kia là sai trái hay xấu ác,. Cả cơn giận và sự tổn thương đó đều [khiến cho ta] không chịu thừa nhận những gì đã xảy ra.

Nhiều người sống trong tâm trạng của những “nạn nhân”, thường xuyên cảm thấy vô vọng, thấy mình bị ngược đãi và luôn lo lắng sợ sệt. Tuy nhiên, càng thấu hiểu được hoạt động của tâm thức và sự vận hành của nhân quả trong dòng tâm thức tương tục của mình, ta sẽ càng nhận biết rõ hơn rằng cách nhận hiểu vấn đề của ta trong hiện tại, cũng như những hành động trong quá khứ, đóng vai trò quyết định trongsự tiến triển của những gì ta đang trải nghiệm. Bằng cách nào đó, chúng ta là người chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra với ta. Hiểu được điều này, chúng ta phải có trách nhiệm bắt tay vào việc cải thiện tình trạng của bản thân mình.

Để hiểu rõ được những trường hợp bất như ý và làm dịu đi lòng sân hận đối với những trường hợp đó, chúng ta có thể tự đặt ra một số câu hỏi mấu chốt. Để suy xét lại cách nhận hiểu của mình, ta có thể tự hỏi: “Liệu tôi nhận hiểu về tình trạng đó có chính xác không? Liệu sự nổi giận có phải là một phản ứng thích hợp?” Bằng cách suy xét sự vận hành của nhân quả, ta có thể đặt câu hỏi: “Tại sao điều này xảy đến với tôi? Liệu tôi có từng gặp phải những tình trạng tương tự như thế này nhiều lần trước đây? Và nếu như vậy thì tại sao?” Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về cả hai khía cạnh này.

Suy xét sự nhận hiểu vấn đề

Liệu ta có nhận hiểu được sự việc một cách chính xác? Cơn giận đã khởi sinh trong ta như thế nào? Khi có ai đó chỉ ra lỗi lầm của mình, ta liền cảm thấy như thể là sự tổn thương ta đang chịu đựng đó đã được chuyển từ người kia sang cho ta. Dường như trong lời lẽ của người kia tự nó đã hàm chứa tính chất gây thương tổn, và về phía mình thì ta chỉ đơn thuần tiếp nhận sự tổn thương sẵn có trong những lời lẽ đó mà thôi.

Nếu điều đó là đúng thì hẳn là chúng ta có thể xác định được sự thương tổn nằm ở đâu trong những lời lẽ đó. Cô ấy nói: “Bạn là đồ kém cỏi!” Vậy thì cảm giác khó chịu nằm ở đâu? Sự thương tổn nằm ở đâu? Có phải nó ở trong từ “bạn”, trong từ “là” hay trong cụm từ “đồ kém cỏi”? Câu nói “Bạn là đồ kém cỏi” mà cô ấy phát ra chỉ là những sóng âm. Cảm giác khó chịu nằm ở đâu trong những sóng âm rung động truyền qua không khí? Giả sử bạn đang ngủ say [không nghe thấy gì] khi cô ấy lên tiếng xúc phạm bạn, liệu bạn có thấy tức tối không? Hoặc giả cô ấy nói ra bằng tiếng Mông Cổ (và bạn không hiểu được thứ tiếng đó!), liệu bạn có cảm thấy bị tổn thương không?

Sự tổn thương đã khởi lên như thế nào từ những lời lẽ nặng nề kia? Đó không phải do tai ta nhận được những sóng âm của lời lẽ đó. Chúng ta cũng hiểu được ý nghĩa của những lời ấy, nhưng ý nghĩa đó tự nó không hàm chứa sự tổn thương, vì nếu nó nhằm vào một người nào đó mà mà ta không thích, thì những từ ngữ “bạn là đồ kém cỏi” hẳn không có gì là khó chịu khi lọt vào tai ta.

Sự tổn thương kia xuất phát từ chính suy nghĩ của chúng ta: “Cô ấy đang nói về tôi! Chính tôi! Sao cô ấy dám nói về tôi như thế?” Chúng ta càng nghĩ đến những gì đã xảy ra thì ý niệm về cái “tôi” càng trở nên lớn mạnh hơn. Chúng ta nhìn nhận sự việc chỉ từ một phía - phía của riêng ta - và rồi nghĩ rằng sự việc đã diễn ra đúng thực như thế. Chúng ta tin vào quan điểm phiến diện của mình và cho đó là hoàn toàn khách quan.

Bất kỳ tình huống nào cũng có nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét. Khi ta nhìn một cái tách từ bên trên thì hình dạng của nó có vẻ như khác với khi ta nhìn theo chiều ngang. Thật khó để chứng minh rằng những quan điểm xuất phát từ tâm chấp ngã lại là những quan điểm duy nhất đúng đắn! Suy xét như thế sẽ làm lắng dịu cơn giận của ta.

Một cách khác để chế ngự cơn giận là hãy nhớ rằng, có thể có một chuyện gì khác đã xảy ra khiến cho người kia nặng lời. Có thể anh ta đang gặp khó khăn trong một phương diện khác của đời sống, và ta chỉ tình cờ trở thành đối tượng để anh ta trút giận. [Trong trường hợp đó,] chẳng có gì [thực sự] nhắm vào ta cả, nên chẳng có lý do gì để ta xem đó là xúc phạm rồi nổi giận.

Liệu việc nổi giận có phải là một phản ứng thích đáng? Người đã xúc phạm chúng ta cũng là một chúng sinh luôn mong cầu hạnh phúc và né tránh khổ đau, cũng giống như chúng ta. Phương thức mà anh ta đang sử dụng có thể là sai lầm, nhưng mong muốn của anh ta cũng giống như ta: muốn được hạnh phúc. Bằng việc mở rộng nhiều khía cạnh nhận thức và quên đi chính mình trong chốc lát, ta sẽ nhìn thấy được một con người đang đau khổ, giận dữ và mất bình tĩnh. Chúng ta biết rõ cảm giác khổ đau là như thế nào. Chúng ta biết rõ là ngay lúc này người ấy đang cảm thấy khổ sở như thế nào. Sao lại nổi giận với một người đang đau khổ? Người đó lẽ ra phải được ta khởi lòng bi mẫn, thương xót.

Còn nếu chúng ta quả thật đã mắc sai lầm và có ai đó chỉ ra điều ấy thì sao lại nổi giận? Nếu có người bảo ta rằng trên khuôn mặt ta có cái mũi, ta sẽ không bực tức, vì đó là sự thật hiển nhiên. Cũng vậy, nếu ai đó nhận ra lỗi lầm của ta, những gì người ấy nói là sự thật. Ta thực sự có lỗi, ta nợ người ấy một lời cảm ơn. Người ấy đã chỉ cho ta phương cách để hoàn thiện bản thân mình. Trái lại, nếu người ấy đỗ lổi cho ta một cách không đúng, ta cũng không cần nổi giận. Nếu có người nói rằng trên đầu ta có sừng, ta không nổi giận vì biết rõ đó là chuyện không đúng thật.

Chúng ta thường giận dữ khi xảy ra một điều gì đó mà ta cho là không đúng như ý ta. Nhưng sự giận dữ đó liệu có ích gì? Nếu chúng ta có thể làm thay đổi tình thế thì hãy tiến hành ngay việc đó. Không cần gì phải giận dữ. Cách suy nghĩ như vậy rất hữu ích đối với các vấn đề xã hội và bất công. Đó là những vấn đề có thể làm thay đổi, nên thay vì nổi giận thì việc giữ bình tĩnh và nỗ lực cải thiện xã hội sẽ là khôn ngoan hơn.

Trái lại, nếu tình trạng đó là không thể thay đổi, thì sự giận giữ cũng là vô ích. Một khi chân ta bị gãy, ta không thể thay đổi điều đó! Tất cả những suy đồi trên toàn thế giới không thể giải quyết chỉ trong một năm. Việc giận dữ với những điều ta không thể thay đổi được sẽ khiến ta đau khổ. Lo lắng hay sợ sệt về những điều chưa xảy ra sẽ khiến ta trì trệ. Trong tác phẩm Nhập Bồ Tát Hạnh, ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã dạy:

Việc có thể cứu vãn,
Thì giận dữ làm gì?
Bằng như không giải pháp,
Buồn giận cũng vô ích!

Suy xét về nhân quả

Sự vận hành của nhân quả là tư tưởng trọng tâm trong Phật giáo. Điều này sẽ được giải thích đầy đủ hơn ở một chương sau nữa; tuy nhiên, ý nghĩa cơ bản là hành động của ta sẽ mang lại nghiệp quả. Ta không thể biết ngay tất cả nghiệp quả của một hành động, vì cũng giống như việc phải mất một thời gian để hạt mầm đâm chồi rồi phát triển thành cây, những hành động của chúng ta cũng cần có thời gian để tạo thành nghiệp quả.

Khi hiểu được sự vận hành của nhân quả, chúng ta sẽ hiểu được rằng những hoàn cảnh mà ta gặp phải trong cuộc sống không phải là do sự ngẫu nhiên. Chúng là kết quả của những hành động ta đã làm trong quá khứ. Giống như những cái vòng bu-mơ-rang [của thổ dân Úc], khi ném ra bay theo vòng tròn rồi sẽ trở về đúng chỗ người ném. Cũng vậy, ta đối xử với người khác như thế nào thì ta sẽ nhận lãnh như thế ấy. Sự giải thích của đạo Phật về nhân quả cũng tương tự như ý tưởng của đạo Thiên Chúa: “Vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy.”

Nếu xem xét lối hành xử của mình với người khác, ta sẽ thấy được rằng thái độ và cách ứng xử của ta không phải lúc nào cũng mẫu mực. Chúng ta đã từng cắt đứt tình thân hữu, xúc phạm, lạm dụng hoặc nói xấu người khác hay trộm cắp tài sản của họ. Vậy thì có gì lạ khi chúng ta phải tự mình nhận lấy những điều tổn hại? Có thể gần đây ta không hề xử tệ với người hiện đang gây tổn hại cho ta, nhưng trong quá khứ chúng ta đã từng làm tổn hại những người khác. Khi nghiệp quả từ những hành động của chính ta đã chín muồi, chẳng có ích gì trong việc than trách hay oán giận, vì suy cho cùng thì chính bản thân ta đã hành động để đặt ta vào tình trạng đó. Như bậc thánh vĩ đại của Ấn Độ, ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã nói:

Xưa kia ta tạo nghiệp,
Nay phải chịu quả báo.
Mọi sự do ta cả,
Sạo lại oán hận người?

Điều này không có nghĩa là ta nên vui vẻ trong sự đau khổ hoặc quy lỗi cho bản thân mình. Đúng hơn, ta nhận biết vai trò [trách nhiệm] của mình và học được bài học từ đó. Nếu ta muốn tránh quả báo khổ đau mà hiện giờ mình đang thọ nhận, ta sẽ phát khởi tâm nguyện mạnh mẽ là chấm dứt mọi hành động có thể đưa đến quả báo tương tự trong tương lai. Điều này sẽ khiến ta luôn ghi nhớ không gây hại cho người khác. Từ nay, bất kỳ lúc nào sắp mất đi sự bình tĩnh, ta sẽ biết dừng lại để suy xét kỹ. Rút ra bài học từ những tình cảnh bất như ý, ta sẽ phát tâm dõng mãnh tu tập để hoàn thiện bản thân mình. Bằng cách đó, ta sẽ chuyển hóa nghịch cảnh khó khăn thành một tình huống có lợi.

Chúng ta có thường nhận ra chính mình trong những tình huống tương tự, liên tục phản ứng theo cách tương tự? Nếu có, thì tại sao? Chúng ta có thể xét mình để thấy, liệu ta có thói quen bất cẩn, buộc người khác phải sửa lỗi cho ta hay không. Nếu là như vậy, thì người ấy trong thực tế đã thật tốt bụng khi chỉ ra lỗi lầm cho ta, vì điều này giúp ta có cơ hội để hoàn thiện. Việc người ấy có thể đã to tiếng khi chỉ lỗi cho ta lại là một việc hoàn toàn khác. Điểm chính ở đây là, chúng ta cần tỉnh giác hơn về việc những hành vi của ta ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Và người này đang giúp ta phát triển một sự tỉnh giác như thế.

Chúng ta cũng có thể theo dõi xem liệu ta có thói quen cảm thấy bị tổn thương hoặc giận dữ khi bị chỉ trích hay không. Đôi khi chúng ta quá nhạy cảm và dễ dàng cảm thấy bị xúc phạm. Nếu ai đó hành động theo cách mà chúng ta đặc biệt không thích, ta cường điệu hóa tầm quan trọng của việc ấy, làm cho nó trở thành cụ thể và không sao quên được. Rồi chúng ta ôm giữ mối hiềm hận đó qua nhiều năm. Đây là nguồn gốc của rất nhiều sự oán hận trong gia đình.

Việc ta ôm giữ mối hiềm hận đó trong lòng không gây tổn thương gì đến người kia, vì họ có thể đã quên đi sự việc từ rất lâu. Nhưng mối hiềm hận ấy làm chúng ta đau khổ trong nhiều năm. Người kia chỉ nói ra những lời ấy có một lần, nhưng ta thì cứ nhắc lại chúng nhiều lần trong nhiều năm, và mỗi lần đều làm cho chính ta đau khổ. Vì sự lợi lạc của chính mình cũng như sự hòa hợp với người khác, tốt hơn là chúng ta bớt đi sự nhạy cảm và buông bỏ mọi việc.

Cứng rắn hay thụ động?

Phải chăng điều đó có nghĩa là ta để mặc cho người khác áp chế? Hoặc ta sẽ để cho ai đó làm hại chính bản thân họ hoặc người khác, chỉ vì việc ngăn cản người ấy cần phải to tiếng hay dùng đến vũ lực? Hoàn toàn không. Nhẫn nhục không có nghĩa là cầu an. Người nhẫn nhục luôn giữ tâm an định, nhưng hành vi phát khởi từ tâm nhẫn nhục có thể là mạnh mẽ hoặc ôn hòa.

Trước hết, chúng ta phải từ bỏ tâm sân hận. Khi biết mình đang nhận thức tình huống thông qua cái nhìn hẹp hòi của sự chấp ngã, chúng ta sẽ dừng lại và dành đôi chút thời gian để nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở hơn. Chúng ta sẽ suy xét xem vấn đề được nhìn nhận như thế nào từ phía người kia, và điều gì là quan trọng đối với người ấy. Chúng ta sẽ tự xét lại xem những hành vi đã qua cũng như hiện nay đã lôi kéo ta vào tình huống này như thế nào.

Khi cơn giận đã lắng dịu, sẽ nhường chỗ cho từ bi và nhẫn nhục. Một tâm thức sáng suốt, không còn sự nóng giận hung hăng và thiển cận, sẽ có khả năng xem xét một cách thực tiễn những giải pháp khác nhau và chọn ra được giải pháp nào là tối ưu cho mọi người trong cuộc.

Đôi khi chúng ta cần phải nói năng mạnh mẽ để đạt hiệu quả trong giao tiếp. Nói năng cứng rắn với một thái độ bi mẫn khi tình huống đòi hỏi là một kỹ năng quan trọng. Điều này hoàn toàn khác biệt với sự quát tháo trong cơn giận không kiềm chế, khi mà việc giữ im lặng hay nhận lỗi, hoặc giải thích tình huống của mình với sự tôn trọng, sẽ là khôn ngoan hơn. Động cơ [của hành vi], vốn là trạng thái bên trong tâm thức chúng ta, không nên nhầm lẫn với những hành động và lời nói mà ta sử dụng để ứng xử với người khác.

Bất kỳ khi nào có thể được, ta nên tránh những hành vi bạo lực. Nếu như sử dụng vũ lực là cách duy nhất để ngăn cản không cho một người nào đó làm hại bản thân hoặc người khác, thì với lòng bi mẫn đối với cả người bị hại lẫn người gây hại, chúng ta sẽ thực hiện đúng mức những gì cần thiết để ngăn cản. Vì thế, điều quan trọng là phải giữ tâm an hòa trước khi hành động. Nếu ta hành động dưới ảnh hưởng của sân hận, ta rất có thể sẽ dùng đến những lời nói hay việc làm cứng rắn khi không cần thiết, hoặc khi cần thiết thì lại sử dụng quá đáng.

Vì mục đích giao tiếp, đôi khi chúng ta buộc phải nói năng cứng rắn - để nói lên hiểu biết của ta về những gì là đúng hoặc không đúng, có lợi hoặc không có lợi. Điều này có thể được làm với tâm không sân hận. Nếu người kia đã nói năng sai trái hay giận dữ, và chúng ta cũng làm như vậy thì ai đúng, ai sai? Sự giận dữ phá hỏng đi những gì ta nói và làm. Một tâm thức an định có thể giải quyết tình huống theo cách lợi lạc nhất.


Ni sư Thubten Chodron
Hoàng Nguyên và Nguyễn Minh Tiến dịch

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 14
  • Hôm nay 67
  • Tháng hiện tại 61,821
  • Tổng lượt truy cập 23,468,070