Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Thái tử Thái Lan đã về nước, sẵn sàng kế vị ngôi vua

Thái tử Thái Lan đã về nước, sẵn sàng kế vị ngôi vua

Đăng lúc: 18:25 - 01/12/2016

Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã trở về Bangkok trong ngày hôm nay 1/12 để chuẩn bị cho quá trình tiếp quản ngôi vua mà vua cha quá cố để lại.

Quán Thế Âm - vị Bồ-tát hộ trì bình an

Quán Thế Âm - vị Bồ-tát hộ trì bình an

Đăng lúc: 21:13 - 04/09/2016

Quán Thế Âm là vị Bồ-tát có công hạnh đặc sắc, năng lực vĩ đại và trí tuệ tỏa sáng muôn nơi để cứu giúp chúng sanh trở về đường giác.

Công hạnh của Ngài được nói đến thông qua những bộ kinh tinh hoa của Phật giáo Đại thừa như kinh Bát nhã, kinh Pháp hoa, kinh Hoa nghiêm, kinh Duy ma, kinh Đại bảo tích, kinh Đại Niết-bàn và kinh Vô lượng thọ...
Đặc biệt, tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Bồ-tát Quán Thế Âm phổ cập giữa thế gian như một hiện tượng văn hóa cách tân, báo hiệu một nguồn sinh khí mới, rất thân thiện, gần gũi với tâm lý của con người trong từng ngõ ngách cuộc sống. Theo quy luật tự nhiên, hạnh nguyện cứu giúp, gia hộ của Bồ-tát Quán Thế Âm (gọi chung là tư tưởng Quán Âm) thích hợp với thực tiễn xã hội nên được đa số quần chúng đón nhận nhiệt tình. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển trên đất mẹ (Ấn Độ) rồi truyền sang các nước Đông Nam Á, tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm đã để lại nhiều dấu ấn rất sâu đậm trong đời sống văn hoá, xã hội và lịch sử.

Nhà nghiên cứu Phật học Nhật Bản Kimura Taiken nhận định: “Theo một ý nghĩa nào đó ta có thể nói rằng sự phát triển về Phật Bà Quan Âm là nguyên nhân chủ yếu làm cho giáo lý Phật giáo biến thiên và triển đạt. Do đó, vấn đề bộ phái Phật giáo liên quan tới Bồ-tát luôn được coi là một vấn đề vô cùng trọng yếu” 1.

Thật vậy, Bồ-tát Quán Thế Âm lấy thế giới Ta-bà làm trung tâm hóa độ. Ngài dùng mọi phương tiện dẫn dắt chúng sanh thoát mọi khổ đau trần thế. Ngài phổ độ bằng cách tiếp cận chúng sanh xem như thân bằng quyến thuộc. Nên mọi người con Phật cảm nhận sự hiện diện của Ngài rất gần gũi, rất thân thiện, dễ dàng đi vào lòng người, vào lòng xã hội. Đặc trưng “giáo lý Phật giáo biến thiên và triển đạt” nghĩa là phương pháp độ sanh thẫm sâu vào đời sống nhân sinh, là niềm tin cứu độ cùng với sự kính ngưỡng vô biên, không phải ở lãnh vực thuyết pháp khai tâm mở trí. Nên nói, Bồ-tát Quán Thế Âm không những đứng ở một vị trí tôn kính, tôn thờ như Đức Phật Thích Ca, mà niềm tin về Ngài còn ăn sâu vào trong tâm tư, tình cảm, thật thân thương và gần gũi.

Cho đến hôm nay, trong tâm thức người Việt, Bồ-tát Quán Thế Âm có sức mạnh siêu nhiên, luôn biến hóa cứu độ chúng sanh trong mọi hoàn cảnh. Hàng năm, có ba ngày lễ vía Bồ-tát Quán Thế Âm: Đó là ngày 19 tháng 2 âm lịch vía Bồ-tát Quán Thế Âm đản sinh, ngày 19 tháng 6 âm lịch vía Bồ-tát thành đạo, ngày 19 tháng 9 âm lịch vía Bồ-tát xuất gia. Ngoài ra, một hóa thân khác của Quán Thế Âm là Bồ-tát Chuẩn Đề, vía Ngài ngày 16 tháng 3 âm lịch. Các hoạt động lễ hội tưởng niệm và cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm trong toàn quốc thường được tổ chức vào các ngày vía này.

Truyền thống người Việt luôn tưởng nhớ tổ tiên và thờ cúng những người đã khuất là tập tục lưu truyền nhiều đời. Họ quan niệm người khuất phải sanh một cõi nào đó theo nghiệp của mình, trôi lăn theo sáu nẻo luân hồi. Vì tập nghiệp chúng sanh hầu hết nặng về tham ái nên vì nhân tham ái mà tái sanh vào ngạ quỷ. Vì thế người con Phật quan niệm lễ chẩn tế cô hồn sẽ giúp hương linh (ngạ quỷ) giảm bớt khổ đau, đói khát, và người cúng thí nhờ đó mà tạo ra phước báo vô lượng. Trong lễ cúng thí này, Bồ-tát Quán Thế Âm (hiện thân Tiêu Diện Đại Sĩ) được tôn trí ở vị trí cao nhất để thống lĩnh, giáo hóa, ban vui, cứu khổ cho các chúng sinh ngạ quỷ, cô hồn.

Đón linh hồn người quá cố về,

Mời Phật Bà Bồ-tát.

Đưa linh hồn người quá cố ra cửa ngục,

Thỉnh cầu xá tội 2.

Lễ thí thực cô hồn cũng góp phần làm vơi nỗi đau lòng của người đang sống và kính nhớ tổ tiên quá vãng của mình. Vì thế, lễ chẩn tế cô hồn thường được tổ chức nhân mùa Vu lan Báo hiếu. Đặc biệt, ngày nay lễ chẩn tế cô hồn được các nhà doanh nhân tổ chức trong những dịp khai trương để cầu âm siêu dương thái, mong trí tuệ sáng suốt và tâm từ rộng mở trong việc kinh doanh buôn bán.

Lễ chẩn tế cô hồn phản ánh nhiều khía cạnh, văn chương, triết lý và tín ngưỡng, nói chung là tất cả tinh hoa trong nền triết học Phật giáo Đại thừa Mật tông. Bố trí đàn tràng theo hình thức của Maṇḍala3. Thiết trí một vòng tròn, tượng trưng cho đóa sen nở trọn và tượng trưng căn bản vũ trụ luận của Mật tông. Có hai bộ Maṇḍala: Kim cang giới Mạn-đà-la (Vajradhātu-Maṇḍala) đại diện cho trí tuệ và Thai tạng giới Mạn-đà-la (Gabhadhātu-Maṇḍala), đại diện cho tâm đại bi của Như Lai.

Hiện nay, tượng Bồ-tát Quán Thế Âm không chỉ tôn thờ trong chùa mà còn xuất hiện trong vườn nhà, nơi làm việc. Hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm đã xuất hiện trên các cung đường, những địa điểm nguy hiểm để trấn giữ yêu quái, gia hộ bình an, cứu giúp dân chúng an lành. Người dân thường đặt tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở những nơi thường xảy ra tai nạn hoặc các nơi công cộng, ngay cả trên tàu xe, với niềm tin tưởng Ngài che chở, gia hộ an lành cho những chuyến đi xa.

Đơn cử như tại Quốc lộ 1A đi Vũng Tàu, ngay vòng xoay xa lộ (ngã tư Vũng Tàu) có tôn trí thờ Bồ-tát, với những câu chuyện truyền nhau về sự linh nghiệm của Phật Bà Quán Âm. Người ta tin rằng, những nơi có Ngài xuất hiện sẽ được hộ trì, giảm bớt tai nạn giao thông, làm cho người điều khiển xe cảm thấy bình an qua những khu vực nguy hiểm.

Những gia đình có điều kiện xây nhà cao tầng thường đặt tượng Bồ-tát Quán Thế Âm trên sân thượng để trấn giữ yêu quái, giúp người nhà yên lành. Họ tin rằng, thờ Ngài để ngăn cản điềm xấu đến gia đình, giúp gia chủ làm ăn thuận buồm xuôi gió, mọi người trong gia đình ít ốm đau bệnh tật. Nhiều người đeo đồ trang sức có hình Bồ-tát Quán Thế Âm với niềm tin sẽ được Ngài độ trì trong cuộc sống hàng ngày.

Tại các bệnh viện, người ta tôn trí tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, bởi họ tin rằng mỗi khi người bệnh thấy mẹ Quán Âm là họ cảm nhận được sự che chở. Đứng trước những nỗi đau bệnh tật của người nhà và của chính mình, ngoài việc phó thác cho đội ngũ bác sĩ điều trị, mọi người vẫn mong một sự nhiệm mầu, cụ thể là mong việc hóa hiện các thân của Mẹ Quán Âm để giúp người thoát khổ, thoát khỏi nguy nan bệnh tật cận kề sanh tử. Lúc này, hơn khi nào, người tín tâm cầu nguyện năng lực vô úy, một khả năng đặc thù chỉ những ai thật định tĩnh, tự tin và từ bi vô hạn mới có thể làm con người yên tâm dù hoàn cảnh trước mặt đang xảy ra vô cùng bất lợi và nguy hiểm.

Cho nên, tư tưởng Quán Âm không chỉ ở địa vị tôn thờ mà còn gắn liền với môi trường sống và làm việc, rất thân thương và gần gũi. Việc thờ cúng Bồ-tát Quán Thế Âm rất đa dạng, từ bàn thờ trang nghiêm, đến trước sân chùa, hang động, hồ nước hay nơi công cộng, nơi làm việc, hay đeo tượng Quán Thế Âm trên người đều mang ý nghĩa hộ trì cho con người bình an trong mọi hoàn cảnh sống. Điều này chứng tỏ tín ngưỡng Bồ-tát Quán Thế Âm đã đi sâu vào lòng quần chúng, xuất phát từ niềm tin rằng Ngài là vị Bồ-tát độ trì bình an.

Thích Nữ Tâm Diệu

Xá chào người quá cố...

Xá chào người quá cố...

Đăng lúc: 14:51 - 27/07/2016

Nhân một câu chuyện đăng trên Tuổi Trẻ online về vấn đề cúi đầu chào người quá cố khi linh cữu đi ngang qua, tôi có vài suy nghĩ...
xachao.jpg
Một nhà sư Nhật Bản hành lễ trước đống đổ nát - là nơi nhiều người thiệt mạng do trận động đất

Thật ra, truyền thống kính người đã khuất đã có từ rất lâu rồi. Từ hồi Phật còn tại thế, chuyện được truyền lại trong kinh Báo đáp công ơn cha mẹ, trong đó có đoạn:

“Đáo bán lộ đành rành mắt thấy

Núi xương khô bỏ đấy lâu đời

Thế Tôn bèn vội đến nơi

Lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng”…

Phật là Bậc Giác ngộ hoàn toàn, là Cha lành của “ba cõi bốn loài” nhưng Ngài cũng cung kính đảnh lễ đống xương khô. Vì sao vậy? Vì biết đâu trong đống xương khô đấy là hình hài của ông bà, cha mẹ hay là của chính ta trong nhiều đời nhiều kiếp, trải qua luân hồi sanh tử mà bỏ thi hài lại đó. Đọc, hiểu ý kinh như vậy, thiết nghĩ, hàng Phật tử chúng ta cần noi theo hạnh của Phật, cung kính trước người đã khuất cho dù trong đời hiện tại họ không có liên hệ máu mủ ruột rà với chúng ta và cũng có thể chúng ta chưa một lần biết mặt họ.

Sự cung kính đó không cần phải thể hiện bằng vật chất cao sang mà chỉ cần những hành động nhỏ như đi ngoài đường thấy đoàn xe tang thì ta chủ động nhường đường. Nếu có thể, hãy cúi đầu khi linh cữu đi qua để thể hiện sự tôn kính người đã mất. Ngoài ra, khi đi dự tang, chúng ta nên ăn mặc cho phù hợp và không đi lễ bằng giấy vàng mã hoặc những vật mang tính chất mê tín dị đoan khác.

Mục đích của tang chế là tiễn đưa linh cữu người quá cố trở về với cát bụi và một phần thông báo cho người thân, bạn bè biết người ấy đã qua đời. Thêm nữa, nhiều gia đình còn thỉnh chư Tăng lo về đời sống tâm linh cho người mất.

Ngày nay, chúng ta quá chú trọng vào hình thức trong lễ tang. Chúng ta tổ chức đám thật to, sử dụng quan tài thật đắt tiền, mời ca sĩ, các diễn viên xiếc tạp kỹ làm huyên náo xóm làng cả ngày lẫn đêm. Chúng ta thử hỏi làm những việc đó nhằm mục đích gì và có lợi cho ai? Chữ hiếu không nằm trong mâm cao cỗ lớn mà nằm trong đạo đức của người ở lại.

Một việc nữa là chúng ta hay có thói quen rải, đốt vàng mã cho người chết. Không biết thói quen này có từ bao giờ, nhưng theo tôi, nó thật sự không ích lợi. Thứ nhất, điều này làm tổn hao tài nguyên của xã hội (giấy được làm từ gỗ) mà không mang lại một lợi ích thiết thực nào; thứ hai, làm ô nhiễm môi trường sống của những người khác.

Singapore là đất nước được mệnh danh có ý thức bảo vệ môi trường tốt nhất thế giới, có những chế tài hết sức rõ ràng cho việc xử lý người xả rác bừa bãi. Người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đô-la Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đô-la và phải lao động công ích. Có những hình phạt như vậy thì mới bảo vệ được môi trường sống và nâng cao được ý thức cũng như tình yêu của con người đối với môi trường tự nhiên.

Ở Việt Nam, thực chất cũng đã có Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 quy định về vấn đề xả rác nơi công cộng. Theo đó, hành vi xả rác nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng. Tuy nhiên, mức phạt này chưa thật sự đủ sức răn đe với người vi phạm và sẽ khó áp dụng đối với nhà có tang lễ. Không ai nỡ chặn đường một đám tang để xử phạt vài trăm ngàn. Nói như thế không có nghĩa chúng ta dung túng cho việc tang ma muốn xả bao nhiêu giấy vàng mã cũng được, mà các ngành chức năng có thể ghi lại hình ảnh rải vàng mã làm bằng chứng rồi sau đó phạt “nguội” cũng chưa muộn.

Dẫu biết rằng mất đi người thân là đau đớn, buồn bã biết nhường nào, nhưng chúng ta có nghĩ những công nhân vệ sinh cũng rất cực khổ khi phải quét dọn sau khi đám tang đi qua?

Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta cũng phải mạnh tay dẹp bỏ những hủ tục, những thói quen đã không còn phù hợp với đời sống văn minh. Đồng thời chúng ta khuyến khích những nét đẹp đạo đức được giữ gìn và phát huy hơn nữa để đời sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tấn Khang

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Đăng lúc: 19:08 - 22/08/2015

Rằm tháng 7 ( 15-7 âm lịch ) là ngày rằm lớn nhất trong năm, tập trung vào 2 dịp là ngày Lễ Vu Lan và ngày Tết Trung Nguyên (xá tội vong nhân ). Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu chắc nhiều bạn đã biết, còn Tết Trung là ngày xá tội vong nhân , ngày này người xưa quan niệm cửa địa ngục sẽ được mở ra và vong linh sẽ được tự do về thăm nhà được hưởng đồ cúng, còn gọi là ngày cúng cô hồn.

Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.

Sự tích ngày rằm tháng 7
Người miền Bắc vẫn quen gọi ngày rằm tháng 7 là ngày “xá tội vong nhân” cúng các chúng sinh không nhà không cửa. Các chùa lớn vào ngày này thường mở khoá lễ phá ngục cho chúng sinh và tổ chức đại lễ Vu Lan.

Ở miền Nam, rằm tháng 7 thường gọi là tết Vu Lan, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Sự tích của ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ Phật giáo. Theo đó, Mục Liên không phải tên thật mà chỉ là hiệu. Tên thật của Mục Liên là La Bộc.

Dân gian quan niệm rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân

Dân gian quan niệm rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân
Chuyện xưa kể rằng La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên Liên. Khi đã giàu có, La Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa miếu vũ rồi. Chẳng bao lâu bà mẹ chết.

Chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và đặt tên là Đại Mục Khiên Liên (Mục Liên) và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ.

Nơi đây bà mẹ Mục Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc nhờ con tìm cách cứu. Mục Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm dâng mẹ. Mẹ ngài được cơm nhưng chưa vào miệng cơm đã hoà ra than lửa đỏ hồng. Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch Đức Phật. Phật dạy phải nhờ tới uy lực mười phương Chúng Tăng, cách cứu độ để những bà mẹ hiện đang đau khổ đều được giải thoát.

Ngày rằm tháng 7 là ngày tự thứ của mười phương Tăng, tất thảy đều tư bi, ứng thọ. Ai được cúng đường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác đạo, ứng niệm giải thoát. Cũng thế chiếc chậu Vu Lan đựng những tu lực chứng tâm hậu nhất của những đệ tử Đức Phật có thể chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành của con người. Mục Liên làm đúng lời Phật dạy, quả nhân mẹ ông được giải thoát. Mục Liên theo mẹ bay lên trời cầu xin Đức Phật xoá tội cho bảy đời họ hàng nhà mình.

Cũng xuất phát từ tư tưởng “nhân- hiếu- trung- tín” của Nho giáo và Đạo giáo bên Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 còn gọi là tết Trung Nguyên có tục tế lễ tổ tiên. Đạo giáo còn cho rằng Trung Nguyên một trong ba “nhật kỳ” của tam cung thần cai quản họa phúc của con người chính là ngày Địa cung xá tội. Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày này ở âm phủ khảo chiếu sổ sách để đại xá cho các linh hồn ma quỷ cô đơn ngoài đồng nội.

Vì vậy ngày này cùng với cúng tổ tiên nhân dân còn nấu cháo hoa, bỏng ngô, tiền giấy cúng chúng sinh mong họ siêu thoát cũng để tích công đức cho bản thân.

Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm vong nhân xá tội cho những người quá cố. Noi gương hiếu thuận của Mục Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu Lan, con cái báo ân cha mẹ.

Minh Trang (tổng hợp)

TẬP TRUNG TÂM THỨC CHÚNG TA

TẬP TRUNG TÂM THỨC CHÚNG TA

Đăng lúc: 16:48 - 04/05/2015

Nếu chúng ta quá cố gắng để làm cho đối tượng sáng rở và rõ ràng, điều này sẽ gây trở ngại, liên tục điều chỉnh độ sáng của nó sẽ ngăn trở việc ổn định đối với sự tiến bộ. Vừa phải là cần thiết. Một khi đối tượng xuất hiện ngay cả lờ mờ, hãy bám nó. Sau này, khi đối tượng ổn định rõ ràng, chúng ta có thể dần dần điều chỉnh ánh sáng và sự rõ ràng của nó mà không đánh mất hình tượng ban đầu.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 3,382
  • Tháng hiện tại 60,767
  • Tổng lượt truy cập 23,467,016