Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
FB IMG 1581056122303[1]

LỄ TẠ ĐÀN DƯỢC SƯ CẦU QUỐC THÁI DÂN AN TẠI CHÙA PHÚC THÀNH - HƯNG CHÂU - HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN

Đăng lúc: 14:17 - 07/02/2020

Sáng nay ngày 14/1 năm Canh Tý, tại chùa Phúc Thành Hưng Châu Hưng Nguyên Nghệ An. Đại Đức Thích Định Tuệ cùng chư tôn Đức Tăng bổn tự cùng các Phật Tử trong Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã tổ chức lễ tạ đàn Dược Sư và phóng Sinh nuôi dưỡng tâm Từ. Cầu nguyện cho một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thế giới hòa bình nhân dân an lạc????
Buổi lễ diễn ra hết sức trang nghiêm và thành kính. Đại chúng đã nhất tâm trì kinh Dược và được sự gia trì của Chư Tôn Đức đến các loài chúng Sinh. Niềm vui và nụ cười lan tỏa khắp Đạo tràng trong những ngày đầu xân năm mới:...

Chùa Đức Hậu thăm và tặng quà cho hội người mù tại Huyện Thanh Chương

Chùa Đức Hậu thăm và tặng quà cho hội người mù tại Huyện Thanh Chương

Đăng lúc: 18:53 - 05/11/2019

Chiều nay 5/11/2019 Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã tổ chức đến thăm và tặng quà cho Hội Người Mù, Huyện Thanh Chương

IMG 3892

Gia đình Vườn Tuệ trao tặng BÁT CHÁO YÊU THƯƠNG tại Bệnh Viện Nhi

Đăng lúc: 16:57 - 07/12/2018

Thấy các em nhỏ cũng như các phụ huynh cầm những hộp cháo với một nụ cười tươi cùng những lời cám ơn chân thành đã làm từng bạn trong Gia Đình Vườn Tuệ không khỏi xúc động.

Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu

Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu

Đăng lúc: 20:36 - 31/03/2018

Khi truyền thông bị cắt đứt hay bị bế tắc, chúng ta khổ đau. Khi không có ai lắng nghe và hiểu ta, ta sẽ trở thành trái bom sắp nổ. Lắng nghe với tâm từ bi mang đến cho ta nhiều trị liệu. Đôi khi, chỉ cần mười phút lắng nghe sâu là chúng ta có thể được chuyển hóa và có lại nụ cười trên môi

cuoi len nhe

Mỉm cười chánh niệm

Đăng lúc: 19:52 - 20/01/2018

Bắt đầu một ngày bằng nụ cười, điều đó không khôn ngoan hơn sao? Ta mỉm cười chứng tỏ ta có chánh niệm, có quyết tâm sống cho an lạc, hạnh phúc. Một nụ cười có chánh niệm là một nụ cười thật sự, không giả tạo, không méo xệch.

00

Mỉm cười chánh niệm

Đăng lúc: 09:25 - 13/12/2017

Thật ra, nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy hơi thở, mọi vật chung quanh ta đều đang mỉm cười với ta. Ta có đơn lẽ một mình đâu. Mọi vật trong ta và ngoài ta đều đang nâng đỡ ta. Chỉ cần mở tấm lòng ra là ta đón nhận được nụ cười ưu ái của hoa bồ công anh. Và làm gì mà ta không nở một nụ cười để đáp lại.

IMG 6216

Đạo tràng HSXN tu một ngày an lạc tháng 10

Đăng lúc: 19:35 - 20/11/2017

Khuôn mặt ai nấy cũng đều toát lên niềm hạnh phúc tràn đầy và nụ cười rạng rỡ sau một ngày tu tập tại mái Già Lam.

Nét đẹp trì bình khất thực trên đất Thái Lan

Nét đẹp trì bình khất thực trên đất Thái Lan

Đăng lúc: 19:27 - 08/03/2017

Có thể khẳng định, vấn nạn giả sư đã cướp đi cơ hội - phương tiện để mang hình ảnh đẹp của những nhà sư lặng lẽ xếp thành hàng trì bình vào những buổi sáng: bước vào cuộc đời, vào từng ngõ ngách xóm làng để tạo duyên cho người gieo duyên với Tam bảo ngay trên chính trên quê hương Việt Nam mình.
tribinh.jpg
Nét đẹp trì bình và gieo duyên với Tam bảo của người dân nước Phật giáo - Ảnh: Pixabay

Tôi đã trì bình khất thực ở Thái Lan...

Tôi đã từng yêu quý chiếc y và hình ảnh của một nhà sư ôm bát trì bình ngang qua nhà mình khi còn rất nhỏ, đó như là hình ảnh đánh thức hạt giống lành trong tiềm thức rồi sau đó phát tâm xuất gia để được trở thành hình ảnh đó. Thực sự không còn niềm hạnh phúc nào bằng khi tự mình đắp y mang bát đi khất thực trì bình vào những buổi sớm mai một cách tự do và không sợ bị dòm ngó thật-giả, đúng-sai như một sự thực tập đức hạnh khiêm cung cần có và tự nhắc mình là Khất sĩ - xin ăn tu học, lấy phẩm thực để nuôi thân, pháp hành để nuôi trí.

Với cơ duyên du học tại Thái Lan, ngoài những ngày học chính thức tại trường, vào những ngày cuối tuần hoặc ngày Phật nhật (4 ngày trong tháng - như ngày rằm tại VN) thì tôi có nhiều cơ hội để tiếp xúc và thực tập truyền thống tốt đẹp này ngay tại thủ đô Bangkok - một thành phố hiện đại bậc nhất của Thái Lan.

Khi trời vừa hừng sáng, đúng 5 giờ sáng là tôi thức dậy vệ sinh cá nhân, lấy y, ôm bát - bát ở đây được làm bằng bạc hoặc nhôm và được bao bọc bên ngoài bởi chiếc thẩu mây và có dây đeo ngang bên vai phải để đỡ mỏi tay khi ôm bát đi đường dài quanh khu vực chùa nơi mình cư trú hoặc xa hơn.

Vừa bước ra khỏi cổng là đã thấy người dân trải những chiếc chiếu nhỏ, quỳ bên lề đường, đặt một mâm thức ăn trước mặt để đợi Tăng đoàn đi ngang qua mà dâng cúng. Điều đặc biệt là họ phải thức dậy thật sớm, sớm hơn các nhà sư để chuẩn bị thức ăn cúng dường, thường là cơm, xôi, trái cây và vài cái bánh để thể hiện tấm lòng tôn kính cũng như sự chuẩn bị chu đáo cho phẩm thực cúng dường của mình. Đôi khi những Phật tử này phải thức cả đêm để gói bánh và ngồi canh nồi cơm chín.

Khi thấy các sư đi ngang qua, lần lượt người dân không ai bảo ai, tự lấy thức ăn bỏ vào trong bát dâng lên cúng dường và nhờ các sư chú nguyện.

Khi ấy, mọi người vừa thấy tôi bước đến thì nở nụ cười như ra hiệu muốn cúng dường, và thế là tôi nhẹ nhàng đứng lại để họ quỳ xuống chắp tay trang nghiêm theo nghi thức truyền thống cúng dường của người Thái. Sau khi bỏ thức ăn vào bát cho chư Tăng và mỗi tín chủ sẽ thọ nhận lại lời kinh cầu nguyện sớm mai từ sự gia tâm chú nguyện của Tăng đoàn (riêng tôi thì những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ nên chưa thể tụng kinh bằng tiếng Pali, khi ấy tôi nhẹ nhàng tụng phẩm hồi hướng công đức bằng tiếng Việt để gửi trao năng lượng bình an đến họ - NV), cứ thế tôi lại thấy họ cười và hoan hỷ vô cùng như để bắt đầu một ngày mới ngập tràn niềm tin.

Sau khi nhận đủ thức ăn, tôi quay người trở lại con đường cũ để trở về chùa thọ dụng phần thực phẩm mà mình đã nhận được và phần nào còn dư lại tôi để dùng chung với thức ăn độ ngọ được nấu vào buổi trưa. Riêng, vào những ngày lễ lớn, thức ăn cúng dường hơi nhiều thì các vị cư sĩ hay còn gọi là hộ bát xách giỏ đi theo bên cạnh nhà sư trong lúc trì bình để hỗ trợ chư Tăng xách đồ, sau khi được chú nguyện xong thì họ mang chuỗi thức ăn dư về lại cho những người nghèo khó trong xóm hoặc gửi đến các trung tâm nuôi trẻ mồ côi - phúc lợi xã hội gần chùa như một sự cho - nhận tiếp nối, đầy nhân văn.

Xong buổi sáng khất thực vào ngày cuối tuần tại đất nước Thái Lan, tôi lại lên đường tiếp tục đi dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo trong vùng. Lớp học được bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng cuối tuần, hôm nào các em cũng tập trung lại từ rất sớm tại phòng học trong khu ký túc xá mà mình đang ở. Thấy tôi đến, các em vội đứng lên chắp tay chào và quỳ xuống làm lễ (lạy) theo truyền thống. Theo đó, sẽ có hai em đại diện dùng thau nước sạch và khăn để lau chân cho nhà sư mà cũng vừa là thầy giáo của mình để thể hiện niềm tôn kính.

Sở dĩ có truyền thống đó vì tại Thái Lan, Tăng sĩ đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước, tạo nên một mối liên hệ mật thiết lâu đời giữa các Tăng sĩ và quần chúng nơi mình đang ở. Các ngôi chùa sẽ là những trung tâm văn hóa, học thuật và giáo dục, trong đó các nhà sư luôn được coi là thầy giáo về mặt tâm linh lẫn học thức ở đời - để hướng dẫn, dìu dắt, nuôi dưỡng những thế hệ tiếp nối, phụng sự đất nước mình trên tinh thần đạo đức nhà Phật. Ngoài ra, Tăng sĩ còn được xem như “thẩm phán” để khuyên nhủ, giải quyết và giúp đỡ những mối quan hệ bất hòa trong gia đình và xã hội khi chưa thật sự cần đến sự can thiệp của pháp luật.

Mong ước đơn sơ của một Khất sĩ

Phải chăng, trăm vạn ngôn từ có khi không bằng một hình ảnh thảnh thơi bình dị thật sự chín muồi của một Tăng sĩ nhẹ nhàng, tươi mát, thật tu, thật học, đắp y - mang bát bước đi trên những cung đường đầy tấp nập của chợ-đời để trao truyền, tiếp nối và thức tỉnh cái duyên của đạo cho những ai đã gieo trồng từ vô thủy vô chung?

Thực ra, sự bình dị, khiêm cung từ lời nói đến hành động là bản chất vốn có của người xuất gia học Phật, khi luôn thấy mình nhỏ bé, cầu học và biết dừng lại đúng lúc - đó là những yếu tố trọng yếu cần có ở những người tu trẻ như tôi, thấy rằng phép khất thực là cách tự dạy, tự học, tự nhắc mình hữu hiệu nhất bằng thân giáo để yểm trợ và dưỡng nuôi chính mình từ bài học không lời mà mình phải ôn, phải luyện mỗi ngày từ các bậc tiền nhân đi trước. Khi ấy các ngài cũng đã từng mang đạo vào đời bằng chính đôi chân, bằng mảnh y, bằng chiếc bát của Phật để vân du trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này.

Mơ rằng, một ngày nào đó tôi và những huynh đệ có thể lại được tiếp tục thực hiện phép khất thực ngay trên chính quê hương mình chứ không phải thực hiện ở một nơi nào khác hay tại một đất nước nào đó như đã kể trên. Biết rằng vẫn còn nhiều những bất cập, những khó khăn nhưng đừng vì sự lợi dụng của những người giả sư để rồi “thỏa hiệp”, đánh mất đi hình ảnh thiêng liêng, bài học đạo-đời giá trị mà đã ít nhiều làm bừng tỉnh biết bao con tim khi có duyên lành được hội ngộ, được nhìn thấy và đem lòng kính phục, tiếp nối - trở thành những “thạch trụ tòng lâm” mai sau.

Và rằng đừng để phép khất thực được xem là điều tế nhị nữa, khi đấy là món ăn thực dưỡng tâm linh hết sức quan trọng và rất cần thiết cho những người xuất gia trẻ, chuyên chở bài học khiêm cung, bình dị và tập nhận diện chính mình giữa một xã hội ngày càng thêm trăm điều cám dỗ...

Lựa lời mà nói

Lựa lời mà nói

Đăng lúc: 14:54 - 02/01/2017

Ngôn ngữ là phương tiện mà con người dùng để giãi bày tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp giữa người và người trong xã hội.
Ngôn ngữ thể hiện dưới nhiều hình thức: Ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ không lời (điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười…). Có quan niệm cho rằng ngôn ngữ viết quan trọng hơn ngôn ngữ nói vì: “Lời nói thì bay đi, chữ viết thì còn lại”. Song, xét kỹ thì lời nói phải đâu không quan trọng?

Tất nhiên phải có tư tưởng (tâm, ý) thì mới có thể phát xuất ra thành lời nói. Lời nói nếu được dẫn dắt bởi một tâm ý không chân chánh, thiện lành thì sẽ tạo nên khổ đau và tội lỗi. Nói những lời không chân chính thiện lành là tạo khẩu nghiệp, về sau phải gánh chịu những khổ não là lẽ đương nhiên không tránh khỏi.

a loinoi.jpg

Trong kinh Pháp cú, ngay kệ đầu tiên của phẩm Song yếu, Đức Phật đã dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý ô nhiễm

Nói lên hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như xe, chân vật kéo”.

Đối với người xuất gia, tội về lời nói (nói dối) là một trong những điều giới cấm trọng yếu mà hàng xuất gia phải gìn giữ cả đời. Đối với người cư sĩ, Phật tử tại gia thọ trì 5 giới hay tu Thập thiện giữ 10 giới, tội lỗi về lời nói (Không vọng ngữ) được quy thành bốn tội danh cụ thể cần phải tránh, đó là: Nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời thô ác. Dù là tội danh nào, chung quy cũng là tội đã gây nên những tác hại, khổ não cho kẻ khác, nhưng đồng thời cũng tổn hại cho chính bản thân mình. Chỉ việc giữ gìn lời nói thôi mà trong mười điều thiện đã làm được bốn điều, cho thấy rằng việc nói năng quan trọng biết bao trong đời sống tu học của những người con Phật.

Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhưng “lựa lời” là lựa như thế nào? Cổ nhân có dạy: “Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, đó là nhằm khuyên chúng ta phải có sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phát ngôn, bởi nếu ta “lỡ tay, lỡ chân” thì có khi còn cứu vãn được, nhưng “lỡ lời” thì không thể nào rút lời lại được. “Sẩy chân còn hơn sẩy miệng”. Một lời đã nói ra sẽ như mũi tên bay đi với tốc độ thần kỳ, mũi tên sẽ cắm phập vào tâm điểm mà người bắn đã nhắm vào, không có cách chi ngăn chặn lại được. “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, một lời nói ra, dù bốn con ngựa giỏi cũng khó đuổi kịp. Lời nói còn có sức mạnh vĩ đại (Xuất ngôn như phá thạch), tác dụng to lớn và đa chiều lên đời sống cá nhân và mọi người.

Trong cuộc sống, mỗi người một ý, chẳng ai giống ai, con người thật khó tránh được sự va chạm, mâu thuẫn vì bất đồng ý kiến với nhau. Nhưng dù có mâu thuẫn thì người biết tu sẽ lựa lời để nói với nhau một cách hòa bình thân ái, tránh không làm tổn thương hay phiền lòng cho kẻ khác. “Khẩu hòa vô tranh”, nói năng hòa ái, không tranh cãi chính là một trong sáu pháp sống lục hòa thanh tịnh của hàng đệ tử Phật.

Những lời nói nhẹ nhàng, nhu hòa, thân ái, không gây tổn thương hay phiền lòng người khác… gọi là ái ngữ. Đây cũng chính là một trong bốn cách mà Bồ-tát dùng để nhiếp phục và giáo hóa quần sanh (Tứ nhiếp pháp). Nhưng, đâu nhất thiết phải là trong việc làm cao xa của Bồ-tát mới cần ái ngữ? Ngay trong cuộc sống chung hàng ngày của con người với nhau, ái ngữ luôn là điều cần phải có. Ở cấp độ đơn sơ ban đầu, chưa cần đến cách đối đãi gì lớn lao, con người có thể thân thiện, thương mến nhau trước hết cũng là do cung cách nói năng với nhau. Ngược lại, người ta ghét bỏ nhau, oán trách, thù hằn với nhau cũng do từ lời nói mà ra.

Có những lời nói thương yêu khiến người nghe ghi nhớ cả đời, nhưng cũng có lời nói ác, người nghe vẫn mang theo đến chết không quên:

“Lời nói không là dao

Mà cắt lòng đau nhói

Lời nói không là khói

Mà mắt người cay cay…”.

(Không rõ tác giả)

Có những lời nói hàm chứa ý nghĩa cao xa thâm thúy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ đất nước này sang đất nước khác, trở thành những “danh ngôn” bất hủ. Như thế cho thấy rằng lời nói xem như không là gì cả, nhưng có tầm quan trọng rất lớn lao.

Tuy nhiên, xét đến rốt ráo thì ái ngữ vẫn chưa đầy đủ ý nghĩa bằng thiện ngôn. Ái ngữ mà gọi là thiện ngôn thì đòi hỏi phải đủ 5 yếu tố:

Nói nhã nhặn: Là nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, từ tốn, khiêm cung. Lời nói thể hiện sự lịch sự, tế nhị, lễ phép, kính trên nhường dưới, xưng hô đúng phép, không nói trống không, kèm theo đó là thái độ ôn hòa, nhã nhặn… Người xưa nói: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” là vậy.
Nói hợp thời: Là nói năng đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh. Không thể muốn nói gì thì nói, bạ ai cũng nói, “đụng đâu nói đó”. Nói không hợp thời thì dù có là ái ngữ cũng bị chê trách là “đoảng”, người ăn nói vô duyên.
Nói chân thật: Là nói đúng với sự thật khách quan (sự việc như thế nào thì nói như thế ấy) và nói đúng với tâm ý của mình, có sao nói vậy, nghĩ sao nói vậy. Nếu không như thế thì càng nói hay lại càng lộ ra sự “xảo ngôn”. Nói không chân thật, người nghe có thể mắc lừa ta lần đầu, nhưng sau đó thì họ sẽ không còn tin ta nữa. Lòng tin của con người đối với nhau là điều vô cùng quan trọng, ví như của báu: “Tín vi quốc gia chi bảo” (Lòng tin, uy tín là báu vật của nước nhà). Một người đã khiến kẻ khác không còn tin tưởng thì coi như không còn đủ nhân cách làm người, “Nhân vô tín bất lập”.
Nói hữu ích: Dẫu nói lời nhu hòa, êm ái mà vô ích đối với người nghe thì chỉ làm mất thời gian của người, người chẳng muốn nghe.
Nói với từ tâm: Là vì người mà nói, vì lòng thương người, muốn đem lợi lạc đến cho người nên nói. Nói mà không từ tâm là nói vì nhu cầu của chính mình, muốn nói để khoe khoang, phô trương chẳng hạn. Đây là điều mà con người thường hay va vấp, bởi vì cái ngã to lớn khiến ta chỉ thấy mình và chỉ muốn mọi người nghe mình. Cho nên ta thường nói vì “nhu cầu nói” của chính ta hơn là vì người.
Thiết nghĩ, mục đích của lời nói là chuyển tải thông tin, chia sẻ tâm tư, tình cảm giữa người nói và người nghe, nếu không đạt được mục tiêu ấy thì lời nói xem như là vô ích. Và, lời lẽ nói năng có dịu ngọt, hòa nhã… thì cũng phải từ cái tâm chân thật mà ra. Nếu cần chọn lời, sửa ý cho có được ái ngữ, thiện ngôn, thiết tưởng trước hết ta phải lo tu sửa cái tâm cho chân thật, hòa ái với mọi người, lời nói từ nội tâm an tịnh, thiện lành lưu xuất sẽ tự khắc chan chứa tình người. Đã yêu thương nhau thì lời nói tự nó sẽ dịu dàng, khả ái mà thôi.

Cho nên, “lựa lời mà nói” có nghĩa là chúng ta cần cân nhắc cẩn thận khi dùng lời nói với mọi người để tránh những lỗi lầm đáng tiếc, tránh việc gây tạo khẩu nghiệp. Cần luôn xét nghĩ đến hậu quả lời nói của mình. Nhân quả là quy luật muôn đời không bỏ sót một ai, “Nói là gieo, nghe là gặt”, mà “Gieo gió thì gặt bão” vậy.

Rốt lại, lời nói chính là thể hiện cái tâm của con người. Và hơn thế nữa, lời nói “chính là cái để đánh giá một nhân cách, đo lường chiều cao chiều rộng của một tâm thức. Ngôn ngữ là sự trang điểm (mà Phật giáo gọi là trang nghiêm) của con người, là sự nở hoa của nhân cách…” (Nguyễn Thế Đăng - Tản mạn về tiếng Việt - Văn Hóa Phật Giáo số 95).
Thích nữ Huệ Nhẫn

Linh ứng - chuyện có thật của tôi

Linh ứng - chuyện có thật của tôi

Đăng lúc: 22:34 - 19/10/2016

Tưởng niệm ngày vía Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi xin kể câu chuyện linh ứng có thật của bản thân mình. Thật kỳ diệu, rất linh ứng, nhiệm mầu trong thế giới tâm linh vốn không thể nghĩ bàn.
Từ lâu tôi được biết đến Bồ-tát Quán Thế Âm với 12 lời nguyện cứu độ chúng sanh. Bồ-tát luôn ở bên cạnh khi chúng ta tâm niệm, nguyện cầu đến Ngài. Nhất là khi thành tâm thành ý, một lòng tin tưởng, tuyệt đối hy vọng thì Ngài sẽ xuất hiện trong mọi hình thức để cứu giúp chúng ta.

anh botat.jpg
Bồ-tát Quan Thế Âm - Ảnh: L.Đ.L

Cuối năm 2012 (tôi không còn nhớ chính xác ngày tháng), cả ba mẹ tôi đều phải nhập viện vì bị mắc một chứng bệnh như nhau là viêm phế quản cấp tính, ho ra máu. Ba tôi thì viêm phế quản cấp cộng viêm phổi nặng, mẹ thì viêm phế quản cấp cùng với khớp sưng đau nhức vô cùng. Khí hậu miền Trung (Quảng Trị) vào mùa đông có những lúc rất lạnh, khiến cho người bệnh càng đau đớn thêm.

Khi ấy tôi đang ở trong Nam (TP.HCM). Em gái tôi gọi điện báo tin. Tôi rất lo lắng nhưng do điều kiện công tác không thể về bên ba mẹ để chăm sóc. Dù ở cách xa ngàn dặm nhưng lòng hiếu thảo đối với ba mẹ luôn luôn hiện hữu trong tim, tôi chỉ hướng đến ba mẹ bằng cách mà tôi luôn tin tưởng nhất, đó là tin vào sự gia hộ của Bồ-tát.

Ngày ấy tôi thường đến chùa Vạn Đức (quận Thủ Đức) lễ Phật, đọc kinh sách vì rất thích không gian yên tĩnh ở chùa. Nhiều lúc tôi ngồi hàng tiếng đồng hồ trong yên lặng và có cảm giác chùa như là nhà của mình vậy.

Nghe tin báo xong tôi lập tức đến chùa, vào chánh điện lạy Phật. Sau đó tôi ra sân lạy Bồ-tát Quán Thế Âm, cầu xin Ngài gia hộ cho ba mẹ tôi tai qua nạn khỏi, sớm khỏe lại để được đoàn tụ với con cháu trong dịp Tết cổ truyền. Tôi đã cầu nguyện khẩn thiết, thành tâm thành ý với Bồ-tát nhiều lần như vậy.

Khoảng 10 ngày sau, tôi mơ một giấc mơ lạ. Trong mơ, tôi thấy mình đến bệnh viện thăm ba mẹ. Khi vừa đến cổng thì gặp người chị (con dì) có vẻ rất lo lắng từ trong bệnh viện chạy ra, gặp tôi chị kéo lại và thì thầm: “Em ơi! Dì và dượng nguy rồi, bệnh nặng lắm, chị vừa gặp bác sĩ chuyên khoa vào khám cho dì và dượng. Bác sĩ nói riêng với chị cả hai người bệnh nặng quá, có lẽ không sống nổi qua ngày mai. Chỉ có một cách để cứu sống họ là con cái phải hiến tuổi thọ của mình cho ba mẹ ít nhất là 5 năm thì họ mới sống được. Chị lo quá nên đang chạy ra cổng bệnh viện để gọi điện về nhà thông báo, không ngờ gặp em. Bây giờ em tính sao?”.

Tôi hơi băn khoăn. Ủa, sao bệnh viện không dùng thuốc hoặc phẫu thuật để cứu người mà lại bảo phải dùng tuổi thọ của con cái để đổi lấy sự sống cho ba mẹ? Tuy băn khoăn nhưng do người chị đứng bên thúc giục quá: “Không còn thời gian đâu em ơi!”. Chị ấy vừa nói lại vừa khóc nên tôi cũng không cần suy nghĩ nhiều mà trả lời ngay: “Dạ, hiến 5 năm hay kể cả 10 năm em cũng hiến, miễn sao ba mẹ em được cứu sống”. Tôi vừa nói xong thì người chị mỉm cười hiền từ, và rất lạ lùng là tôi chưa bao giờ nhìn thấy nụ cười như thế ở chị ấy. Rồi chị biến mất trước mắt tôi một cách nhẹ nhàng. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, đứng ngó quanh thì có một người đi qua đụng phải, thế là tôi giật mình tỉnh giấc.

Khi ấy tôi nhìn đồng hồ, đúng 3 giờ sáng. Tôi nằm suy nghĩ, sao giấc mơ lạ lùng vậy nhỉ? Mà sao tôi cảm thấy bình an, không một chút lo lắng gì cho ba mẹ cả. Tôi liên tưởng ngay đến người chị ấy là hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm và tràn đầy tin tưởng ba mẹ tôi sẽ được Ngài cứu giúp.

Sáng hôm sau, tôi gọi điện về cho mẹ. Mẹ vui mừng thông báo bác sĩ vừa khám cho ba mẹ xong. Bác sĩ bảo bệnh cũng đỡ nhiều rồi, vài ngày nữa cho ra viện để về chuẩn bị đón Tết. Trong khi trước đó hai ngày tôi gọi điện về, mẹ cho biết bệnh tình của ba mẹ có lẽ phải chuyển lên tuyến trên, tức Bệnh viện Trung ương Huế. Thế mà giờ được ra viện trước dự kiến.

Sự việc diễn biến đến không ngờ, không biết mọi người nghĩ thế nào, riêng tôi thì tin chắc Bồ-tát đã linh ứng và cứu giúp ba mẹ tôi tai qua nạn khỏi.
Nhuận Chân

Một khuôn mặt trong sáng

Một khuôn mặt trong sáng

Đăng lúc: 22:25 - 29/09/2016

Nếu cảm nhận được các cảm giác trên khuôn mặt mình khi ngồi thiền, bạn sẽ biết được là mình có thư giãn hay không. Khi bạn chú tâm quá mức, nó sẽ thể hiện ra trên nét mặt của bạn. Khi một người thực sự thư giãn, thoải mái, gương mặt sẽ rất trong sáng, mềm dịu và tĩnh lặng.


Sayadaw U Tejaniya
Sayadaw U Tejaniya

Có lần, sau khoá thiền trưa tại văn phòng của tôi, nhóm thiền sinh của chúng tôi theo thang máy, đi xuống để ăn trưa. Và chúng tôi bất ngờ nhận được một nhận xét từ các đồng nghiệp: “Các bạn trông giống như mới đi xông hơi về.” Đó thực sự là một lời khen. Theo tôi, đó cũng là lý do tại sao các thiền sinh miên mật có xu hướng giữ được sự tươi trẻ không chỉ ở trên nét mặt mà còn cả ở cơ thể và tâm trí của họ. Một việc chắc chắn thiền sinh cần phải làm là phải thư giãn thân và tâm trong khoá thiền. Sự nghĩ ngơi đầy uy lực đó giúp cho cơ thể chúng ta có thể nghỉ ngơi, chữa lành lại những chấn thương tạo ra bởi căng thẳng, áp lực. Và sự chữa lành đó thể hiện rõ nhất ở khuôn mặt thư thái và tươi mới. Lần đầu tiên tôi hành thiền với các đồng nghiệp của tôi tại văn phòng, tôi đã không kìm nổi sự tò mò, mở mắt ra và quan sát những người xung quanh. Thật là tuyệt vời. Trước đó, khi chưa vào khoá thiền, nhiều đồng nghiệp của tôi vẫn thể hiện một vài sự lo âu trên khuôn mặt (có thể do công việc hoặc gia đình). Những khi tiếng chuông thiền cất lên để bắt đầu khoá thiền, những gì tôi có thể thấy được là những khuôn mặt phúc hậu, yên bình, trong sáng.

Tôi cũng thường hay đùa với giới phụ nữ rằng đừng nên mất công đầu tư vào việc phẫu thuật thẩm mỹ. Thứ nhất là những kết quả của phẫu thuật thẩm mỹ không thể tồn tại lâu dài được, nếu như không nói là sẽ trông rất thảm hại khi tuổi tác bắt đầu lớn. Thứ hai là mọi vẻ đẹp cuốn hút đều là các nét đẹp tự nhiên, vẻ đẹp tự nhiên của thân và tâm. Điều cần nhớ rằng, nếu bạn có được một tâm trong sáng, điều đó sẽ thể hiện ra được qua ánh mắt, nụ cười, nét mặt của bạn. Đó chính là vẻ đẹp mà bạn mong muốn có được, không phải thông qua tạo hình của phẫu thuật thẩm mỹ. Tôi thường khuyên các cô, các bà nên hành thiền để có thể có được sự trẻ trung, tươi mới không chỉ trên khuôn mặt mà cả trong ý nghĩ, hành động và lời nói. Vừa tiết kiệm, vừa có kết quả mỹ mãn dài lâu.

Hãy hành thiền.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nói về cách ngồi thiền

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nói về cách ngồi thiền

Đăng lúc: 09:04 - 30/08/2016

Bạn nên dành riêng một căn phòng, một góc nhà hay đơn giản là một chiếc đệm để ngồi thiền.


Âm thanh của chuông là một cách tuyệt vời để bạn bắt đầu thiền định. Nếu không có chuông, bạn có thể tải về một bản ghi âm tiếng chuông vào điện thoại hoặc máy tính của bạn để sử dụng khi thiền định.

Khi ngồi thiền, hãy giữ cho cột sống của bạn thẳng, trong khi cho phép cơ thể của bạn được thoải mái. Thư giãn các cơ trong cơ thể, bao gồm cả các cơ mặt của bạn. Hãy cười nhẹ một cách tự nhiên. Nụ cười có tác dụng thư giãn tất cả các cơ trên khuôn mặt của bạn.

Hãy chú ý hơi thở của bạn. Khi bạn hít vào, hãy ý thức rằng bạn đang hít vào. Khi bạn thở ra, hãy ý thức rằng bạn đang thở ra. Khi chúng ta chú ý đến hơi thở thì cơ thể, hơi thở và tâm trí chúng ta kết hợp lại làm một. Việc hít vào đem đến cho bạn niềm vui; việc thở ra mang lại cho bạn sự bình tĩnh và thư giãn. Đó là một lý do tuyệt vời để ta tĩnh toạ (ngồi thiền) phải không?

Khi bạn thở trong chánh niệm và vui vẻ, đừng bận tâm lo lắng về tư thế ngồi của bạn trông đẹp hay xấu. Hãy ngồi theo cách mà bạn cảm thấy tốt nhất để đạt được sự thoải mái và chánh niệm.

Thật là tuyệt vời khi có được một nơi yên tĩnh để ngồi thiền tại nhà hoặc tại nơi làm việc của bạn. Nếu bạn có một tấm đệm phù hợp, bạn có thể ngồi thiền trong một thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể thực hành ngồi thiền ở bất cứ nơi nào mà bạn nghĩ là phù hợp. Nếu bạn đi làm bằng xe buýt hoặc xe lửa, hãy sử dụng thời gian của bạn để nuôi dưỡng tâm hồn và hồi phục sức khỏe.

Ngồi thiền thường xuyên sẽ trở thành một thói quen tốt. Ngay cả Đức Phật sau khi giác ngộ vẫn thực hành thiền định mỗi ngày. Hãy xem việc thiền hàng ngày như một loại thức ăn tinh thần. Đừng tước đi quyền lợi của mình và của cả thế giới.



Phỏng theo nội dung quyển "Cách Ngồi Thiền” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh © 2014 Giáo hội Phật giáo. In lại với sự cho phép của nhà xuất bản Parallax Press.

Theo LION'S ROAR

Việt dịch: An Nhiên

HT. Thích Nhất Hạnh

Ánh sáng cuối đường hầm

Ánh sáng cuối đường hầm

Đăng lúc: 09:52 - 05/07/2016

Giây phút nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang em như người mê bừng tỉnh khỏi cõi mộng. Em có thể ngửi được hương hoa đại đang lan tỏa trong không khí, nghe thấy tiếng chim hót trên mái chùa. Cảnh vật xung quanh em bỗng bình yên đến lạ kì.
Những tháng ngày sống trong bóng tối

Tôi tình cờ gặp em trong một khóa tu mùa hè, tính đến nay đã được hai năm. Ngày ấy, tôi ấn tượng bởi nụ cười và sự nhiệt tình của chàng trai trẻ ấy. Tôi nhìn thấy được sức sống trong ánh mắt và trong từng hành động của em với các bạn đồng tu. Thoáng nhìn vẻ bề ngoài chắc không ai biết được em từng có một khoảng thời gian chìm đắm trong sắc dục, không tìm được lối thoát.

Đó là năm em tốt nghiệp đại học. Sau khi có kết quả thi chờ ngày nhập học em cũng như chúng bạn dành hết thời gian vào việc nghỉ ngơi, thư giãn. Vì mới được tiếp cận với internet nên điều gì với em cũng đều mới mẻ và lạ lẫm. Từ đó, bất kể ngày hay đêm, lúc nào em cũng dính chặt vào màn hình máy tính. Và rồi em rơi vào lưới mê của con ma sắc dục lúc nào không hay.

Với bản tính tò mò của một đứa trẻ mới lớn, em chìm đắm trong các trang web đen và bị nhiễm một thói quen vô cùng xấu, đó là thủ dâm. Từ khi nhiễm thói quen xấu này, trí óc và thể lực của em giảm sút cực độ. Thành tích học tập cũng theo đó sa sút nghiêm trọng. Khi ấy, lúc nào em cũng nhốt mình trong căn phòng tối mịt, lảng tránh ánh nhìn cũng như khước từ những lời hỏi han, quan tâm của cha mẹ. Bởi với em, lúc này chỉ có thủ dâm mới đem tới sự khoái lạc.

Thủ dâm thật sự là một căn bệnh nguy hiểm bởi một khi đã dính vào thì rất khó thoát ra được. Có khi nó còn đáng sợ hơn cả ma túy. Em tâm sự những tháng ngày đó với em như sống trong bóng đêm vậy. Cả ngày em cũng không nhìn thấy ánh sáng, cứ mải mê đắm chìm vào nó rồi mệt lả đi lúc nào không hay.

Lúc đó nếu không may mắn được cậu bạn thân giúp đỡ thì có lẽ bây giờ em đã chết yểu rồi. Sau khi phát hiện ra thấy em có nhiểu biều hiện khác thường, cậu bạn đã gặng hỏi. Và lúc biết chuyện, bạn kiên quyết bắt em bỏ thói quen đó ngay lập tức. Nhưng đã nghiện thì làm sao dễ dàng bỏ cho được. Cuối cùng vào mùa hè năm ấy, cậu bạn đó “lừa” em đến tham gia một khóa tu mùa hè. Nói rằng ai tham gia sẽ được bồi dưỡng tiền mà em cũng tin. Vì từ lúc dính vào con ma sắc dục kia có lúc nào đầu óc em minh mẫn hay tỉnh táo đâu? Nhưng không ngờ đây lại là cơ hội giúp em phá tan được bóng đêm đen tối đang bủa vây lấy mình.


Ánh sáng trí tuệ của đạo Phật đã cứu rỗi một tâm hồn

Giây phút nghe thấy tiếng chuông chùa ngân vang em như người mê bừng tỉnh khỏi cõi mộng. Em có thể ngửi được hương hoa đại đang lan tỏa trong không khí, nghe thấy tiếng chim hót trên mái chùa. Cảnh vật xung quanh em bỗng bình yên đến lạ kì.

Những ngày được nghe các thầy giảng pháp và tham gia vào các hoạt động của khóa tu đã giúp em nhận ra được rất nhiều điều quý giá mà trước đây em không hề hay biết. Trong lòng em lúc này trào dâng niềm ân hận và nuối tiếc khi đã vùi lấp tuổi thanh xuân của mình cho thói quen xấu kia. Dẫu muộn màng nhưng quay đầu là bờ, em tự hứa với bản thân sẽ quyết chí làm lại cuộc đời của mình.

Trong cuốn sách “Đệ Tử Quy” có một lời dạy em rất tâm đắc: “Thân hữu thương di thân ưu, đức hữu hương di thân tu” (Dịch: Nếu thân thể của chúng ta bị thương thì cha mẹ sẽ lo âu. Nếu đức hạnh của chúng ta không tốt thì cha mẹ cũng cảm thấy tủi hổ”). Nói như vậy mới thấy thủ dâm không khác gì hành động bất hiếu đối với cha mẹ. Vì đó là hành động “tổn thân bại đức”, phương hại đến thân mạng và đức hạnh của chính mình. Thế mới hiểu vì sao người xưa vẫn luôn dạy: “Trăm cái ác, dâm đứng đầu. Vạn cái thiện, hiếu đứng đầu”.

Từ ngày tham gia khóa tu mùa hè ấy, em đã có những chuyển biến mãnh liệt trong nhận thức của mình. Em xóa sạch những trang web đen và chia sẻ kinh nghiệm của mình tới những người mắc phải “căn bệnh” giống như em. Em tâm sự với tôi lúc nào cũng háo hức tới mùa hè vì được tham gia các khóa tu cũng như đi từ thiện trên các vùng cao để giúp đỡ các mảnh đời khó khăn, cơ nhỡ.

Em chỉ mong sao sẽ có thật nhiều bạn trẻ tham gia các khóa tu do các chùa tổ chức. Bởi em biết đây sẽ là cơ hội để các bạn có thêm mối quan hệ trong xã hội, hạn chế và ngăn ngừa được các căn bệnh dễ gặp ở giới trẻ hiện nay như vô cảm, nghiện internet, ích kỉ, thực dụng.

Nhìn nụ cười hạnh phúc của em khi làm các công việc phật sự và cùng các huynh đệ hướng dẫn các em mới đến tu tập tôi thấy hoan hỉ biết mấy. Thiết nghĩ đạo Phật nếu được dạy trong trường học sẽ trang bị cho em hành trang vững chắc để tiến bước vào đời. Các em sẽ biết cách san sẻ tình yêu thương với mọi người, đủ tỉnh táo để không bị cuốn vào những cám dỗ trần tục. Và trên tất cả, các em sẽ biết cách nuôi dưỡng hạt giống từ bi và mở rộng tri kiến cho mình.

Đức hạnh là hành trang mỗi người nên tích lũy và vun trồng

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã từng nói: “Tôi ngẫm thấy “Tre già thì măng mọc”, nói như vậy cũng chỉ là vu khoát, cần nói thêm rằng: tre già phải được dùng vào việc có ích và măng mọc cũng cần có hàng có lối, cần được chăm sóc và bảo vệ thì mới thẳng, mới đẹp, mới có ích cho đạo cho đời.”

Theo góc nhìn của cá nhân, tôi thấy việc hướng dẫn thế hệ trẻ biết đến đạo pháp là một việc làm cần thiết và đúng đắn. Một trong những bước đi đầu tiên đó là tạo cơ hội cho các em tham gia vào các khóa tu mùa hè. Bởi mái chùa là môi trường thích hợp giúp các em học được những bài học đầu đời giản đơn nhưng vô cùng quan trọng. Đó là tứ trọng ân: hiếu kính cha mẹ, tôn trọng sư trưởng, biết ơn tổ quốc và tôn trọng mọi người xung quanh.

Khi thấu hiểu những lời dạy ấy, các em sẽ không lao vào lối sống xa hoa buông xuôi theo thế tục hay lối sống gò bó bắt buộc phải khép mình trong giới luật. Giờ đây, các em sẽ biết xây dựng một cuộc sống an lạc xuất phát từ nội tâm.

Như vậy, các em dù không thành công nhưng cũng thành nhân. Lúc này, các em sẽ không còn bị phiền não khuấy động, tâm phẳng lạnh như mặt nước hồ thu, gương mặt sáng tựa như trăng rằm. Đại thi hào Nguyễn Du xưa kia đã từng viết:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”

thien su phunutodayvn(1)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và 20 câu nói khiến bạn phải thay đổi

Đăng lúc: 21:14 - 30/06/2016

Dưới đây là 20 câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiến suy nghĩ của bạn thay đổi.

1. "Không ai có thể trao cho ta tự do. Ta phải tự mình nuôi dưỡng nó. Đó là một công việc hàng ngày".

2. "Con người luôn gặp khó khăn trong việc buông bỏ đau khổ. Với nỗi sợ hãi về những điều bất định, họ chọn chịu đau khổ trong những thứ quen thuộc".

3. "Giác ngộ luôn luôn hiện hữu. Sự giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra rằng mình vẫn đang sống, đó là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống. Đó cũng là một loại giác ngộ".

4. "Con người đau khổ vì họ bị mắc kẹt trong quan điểm. Chỉ khi nào chúng ta giải phóng được những quan điểm đó, chúng ta mới tự do và không còn đau khổ".

5. "Cuộc sống chỉ hiện hữu ở thực tại. Đó là lý do mà chúng ta nên đi theo cách mà mỗi bước đều mang ta đến thực tại".

6. “Nếu ta tin ngày mai sẽ tốt đẹp hơn thì hôm nay ta có thể chịu đựng mọi khó khăn”.

7. “Biết bỏ qua sẽ đem cho ta sự tự do, và tự do chính là điều kiện duy nhất của hạnh phúc”.

8. “Cuộc sống chỉ hiện hữu ở thực tại. Đó là lý do mà chúng ta nên đi theo cách mà mỗi bước đều mang ta đến thực tại”.

9. “Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương”.

Mô tả ảnh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
10. “Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã”.

11. “Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn”.

12. “Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui”.

13. “Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi”.

14. "Hãy cười, thở và bước đi thật chậm."

15. "Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.”

16. "Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc."

17. "Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên."

18. "Hành động của tôi nói lên tôi là ai."

19. "Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay."

20. "Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự."

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo

Đăng lúc: 22:40 - 26/05/2016

Văn hóa chắp tay: Có đôi lúc những việc làm rất đơn giản trong việc xã giao, nhưng có người lại không để ý đến nó, từng cái chắp tay hay bắt tay, việc ăn mặc khi đến một nơi tôn nghiêm, và thể hiện sự tôn kính đúng chỗ. Chắp tay là nét đẹp truyền thống văn hóa của Phật giáo bật lên tính nhân văn và đặc thù.

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ chính trị - Chủ tịch Ủy ban Trung Ương MTTQ Việt Nam chắp tay phát biểu tại buổi khánh tuế Đức pháp chủ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tròn 100 tuổi.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Hình ảnh nhân văn đặc thù trong Phật giáo.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chắp tay cúi đầu chúc mừng Đức Pháp chủ nhân mùa Phật đản.

Tổng thống Obama chắp tay chào vị thầy xuất gia trong chuyến thăm tại chùa Phước Hải chiều ngày 24/05 vừa qua. Đây là một nét đẹp truyền thống của Phật giáo khi vị lãnh đạo một nước cường quốc đã thể hiện nét đẹp văn hóa này.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Người dân Sài Gòn đỗ xô ra đường đón chào vị tổng thống Mỹ. Vì lòng ngưỡng mộ và kính trọng đã cho chúng ta thấy ở hình ảnh hiếm có này.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Búp sen nở, nụ cười tươi, niềm vui trọn vẹn, cảm niệm tấm lòng của người dân Việt Nam.

Sau buổi gặp gỡ là buổi tiệc nhỏ và chia tay trong niềm vui của những người thân và bạn bè.Hy vọng sau cuộc gặp gỡ này sẽ là tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ đôi bên thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị và "Tình Con Người" trên Thế giới này lại với nhau hơn, đồng cảm và chia sẽ , lắng nghe giúp
đở nhau hơn . Cuộc gặp gỡ kết thúc tốt đẹp để lại trong vòng tay yêu thương và trí tuệ trong mỗi con Người với nhiều điều tốt đẹp và mang tính Nhân văn.

Người đàn ông quyền lực nhất thế giới Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp gỡ hai người Phụ nữ quyền lực nhất trong Gia đình. Một người quyền lực nhất trong Quán Bún Chả và người còn lại quyền lực nhất trong Quán Nước Mía ven đường, để có cuộc hội thảo về Chủ đề tính Nhân bản và mang đầy ý niệm giữa tình con người với nhau. Đây là cuộc gặp gỡ thượng đỉnh hợp tác song phương đôi bên cùng có lợi trong không khí hân hoan ,bình dị, gần gủi mộc mạc và thân thiện.


Cúi xuống để vĩ đại
..."Người ta vĩ đại không phải vì người ta lúc nào cũng đứng thẳng, đăm chiêu, mà người ta vĩ đại vì đã biết cúi mình xuống và mỉm cười đúng lúc...."
ST


Doanh Doanh

Phòng PA88 - Tỉnh Nghệ An cùng GĐ Vườn Tuệ chùa Phúc Thành - Đức Hậu, phát cháo tại BV. Ung Bướu.

Phòng PA88 - Tỉnh Nghệ An cùng GĐ Vườn Tuệ chùa Phúc Thành - Đức Hậu, phát cháo tại BV. Ung Bướu.

Đăng lúc: 20:03 - 14/04/2016

Sáng ngày 12,13,14 tháng 4 năm 2016 Thầy Đại Đức Thích Định Tuệ , trụ trì chùa Phúc Thành, chùa Đức Hậu, Nghi Đức, TP Vinh, Nghệ An, đã tổ chức cho các em trong gia đình Vườn Tuệ , phối hợp với các chiến sỹ Công An phòng PA88 phát cháo từ thiện “ Bát Cháo Từ Tâm “ đến với bệnh nhân đang điều trị nơi đây.
Đã hơn 4 năm nay nhiều bệnh nhân điều trị Ung thư tại bệnh viện Ung Bướu đã quen thuộc với những hình ảnh nồi cháo “ Từ Tâm “ của Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ do Đại Đức Thích Định Tuệ tổ chức. Đây là một trong những hoạt động hạnh nguyện cấp cô độc thường xuyên của nhà Chùa. Ngoài việc giúp đỡ các bệnh nhân , thầy còn giúp cho thế hệ trẻ và các Phật Tử biết thành tâm hướng thiện, biết làm việc lành, tránh đi điều ác giống như lời Phật dạy , để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội .



4 giờ sáng các Em trong gia đình Vườn Tuệ trong Đạo tràng Hương sen xứ Nghệ đã dậy sớm và cùng nhau chuẩn bị các thực phẩm để nấu cháo, nhìn các Em cần mẫn, tỉ mỉ chuẩn bị nguyên liệu sạch sẽ, chế biến cho phù hợp để có được nồi cháo đảm bảo chất dinh dưỡng cho người bệnh .





Nhìn nồi cháo sóng sánh tôi thầm cám ơn các Em đã mang lại cho người bệnh những bát cháo thật ngon và bổ dưỡng.





Đúng 10h sáng chuyến xe tải đã chở hàng nghìn bát cháo đến bệnh viện Ung Bướu, đã được Thầy, các đồng chí phòng PA88 và các em trong gia đình Vườn Tuệ, kịp thời mang bữa ăn trưa thơm ngon, bổ dưỡng, gửi gắm trong đó bao tình thương yêu của con người, bao tấm lòng thiện nguyện nơi cửa Phật.
Các bệnh nhân cũng đã có mặt đúng giờ và kịp thời xếp hàng để nhận xuất cháo từ thiện cùng những lời cám ơn chân thành nhất . Bởi họ biết , những bát cháo từ thiện ấy, không chỉ là Bát cháo bồi bổ cơ thể mà trong đó nó còn chứa đựng tình thương yêu, sự chia sẻ của con người.





Được sự nhất trí của Thầy Định Tuệ , nhân dịp này Công An Nghệ An phòng PA88 đã phối hợp với các em trong gia đình Vườn Tuệ phát cháo cho bệnh nhân nghèo, qua đây các chiến sĩ Công An thấy được sự đau đớn của bệnh tật để chia sẻ những khó khăn, và quý mến người dân nhiều hơn, chăm sóc cho họ như chính bản thân của mình, những việc làm ý nghĩa , thiết thực của CA Phòng PA88 đã góp phần mang lại niềm tin yêu của nhân dân.













Nhìn nụ cười của Thầy và các đồng chí công an và các Em trong gia đình Vườn Tuệ nở trên môi khi ấy chính là được góp một phần công sức của mình vào công tác xã hội , là sự chia sẻ , sưởi ấm những trái tim đang phải chịu nhiều tổn thương.





























Tác giả bài viết: Hồng Nga

30 câu nói muôn đời giá trị của thiền sư Thích Nhất Hạnh

30 câu nói muôn đời giá trị của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Đăng lúc: 19:34 - 26/11/2015

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người. Hãy cùng đọc những lời thầy dạy để khiến bạn sống hạnh phúc hơn:


Thiền sư Thích Nhất Hạnh

1. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

2. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.

3. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.

4. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.

5. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng tư bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.

6. Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.

7. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

8. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng bàn chân của mình.

9. Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.

10. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.

11. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.

12. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.

13. Hãy cười, thở và bước đi thật chậm.

14. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.

15. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.

Thử hỏi lại mình

Thử hỏi lại mình

Đăng lúc: 21:19 - 24/11/2015

Có khi ngồi một nơi yên tĩnh nhìn lại chính mình, cuộc đời cứ trôi qua mang theo đó bao nhiêu vui buồn thương ghét. Chúng không mất mà nằm lại trong tàng thức, chẳng phân biệt sai đúng, tốt xấu, khổ vui, sanh tử hay Niết-bàn.

Chỉ ở chỗ, vui nhiều hơn buồn, thiện nhiều hơn ác, để rồi trong quá trình huân tập mà thọ nhận được cảnh an vui căn nghiệp của chính mình. Thấy người cứ loanh quanh khổ do chính mình tạo ra mà mình thấy khổ lây, như hiệu ứng dây chuyền, nhìn người ăn me chua mà miệng ứa nước miếng, trông thấy họ cắn đá lạnh mà mình thấy ê răng! Từ lục căn đến lục trần rồi đến lục thức. Cuộc sống cứ bám riết vào hiện tượng bên ngoài vốn vô thường nên khổ miết.


Là Phật tử, cần sống theo hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm
Sống trong sân si, hơn thua lừa lọc, ăn miếng trả miếng, chỉ làm khổ mình khổ người ngay cả trong hiện tại cho đến tương lai. Chấp chứa chi trong lòng mà không buông bỏ, vất cái đau khổ đó đi?

Nói chung là chưa chịu xả.

Muốn xả được thì phải lắng nghe và thấu hiểu. Lắng nghe với một cái tâm không thành kiến và tỉnh thức phân biệt đúng sai trong chánh niệm để biết thương nhau hơn.

Trong kinh Tăng chi bộ (kinh Sáu pháp vô thượng), Đức Phật dạy:

“Thầy Tỳ-kheo phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?

1. Mắt thấy sắc, không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.

2. Tai nghe tiếng, không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.

3. Mũi ngửi mùi, không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.

4. Lưỡi nếm vị, không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.

5. Thân chạm xúc, không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.

6. Ý đối với pháp, không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.

Ai được sáu pháp này là bậc vô thượng, là phước điền của chúng sinh, xứng đáng cho trời, người tôn trọng, cung kính, cúng dàng”.

Chỉ vì không lắng nghe mà sinh ra hiểu lầm nghi kỵ, sinh ra thù hận. Chỉ vì không lắng nghe nên vườn hoa biến thành vũng lầy, từ đồng xanh biến thành hoang địa!

Không dừng lại ở cái “tiểu ngã” trong tôi mà còn phải nghe thấy cả tiếng gọi quanh đây của trời đất bạt ngàn “đại ngã” kia để có sự quán chiếu mà cảm thông gìn giữ cứu hộ bảo bọc sống cùng nhau trong cảnh hạnh hòa.

“Thương người như thể thương thân”, câu tục ngữ Việt Nam đầy tính nhân văn đã gắn liền trong tâm thức con người trong cộng đồng, là lời nhắc nhở phải biết yêu thương trân trọng người khác như chính bản thân mình.

Sống trong thế giới chấp thủ thường khiến mình đau khổ vì phân biệt nhị nguyên đúng sai giả thật, khi đã chấp ngã rồi thì lọt vào thế giới vô minh nên chẳng hiểu mình hiểu người, ví như làm cha mẹ không hiểu tánh tình con cái, đã vợ chồng lại chẳng thấu lòng nhau.

Không dừng lại ở đó, sự lắng nghe trong nhẫn nhịn, trong chịu đựng, chấp nhận và thấu hiểu như Đức Phật đã dạy cõi Ta-bà này biết bao nhiêu thống khổ cần sự bao bọc chở che đầy vị tha với tinh thần vô úy mới tìm đến an lạc.

Vậy, tại sao mình không đem nụ cười cảm thông đến với người cho cuộc đời thanh thản dễ chịu hơn? Bởi cái lẽ thật cuộc đời là thấy rõ cái bản chất của mình, cái chủng tử có từ muôn ngàn kiếp trước mắc lên thân người, mà thân người có gì bất biến để tâm phân biệt bao che buộc người khác làm theo ý mình để rồi tâm cứ chấp mãi chất chồng?

Nhà Phật có câu “người tu hành thì giận không quá một đêm”, đó cũng là một cách thấu hiểu và cảm thông trong cuộc sống vốn đầy trắc ẩn bộn bề sinh tử này.

Là Phật tử, sống theo hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm, hàng ngày tụng niệm “Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành, Cùng pháp giới chúng sinh, Cầu Phật từ gia hộ”. Thế đã lắng nghe từ tự tánh thì nhận ra cái tâm vốn chẳng sanh chẳng diệt, chấp nhận cái “phiền toái” kia mà lấy làm tánh bồ-đề.

Biết lắng nghe cũng là một nghệ thuật như người mẹ hiểu con mình, như bác sĩ biết con bệnh, như Bá Nha gặp bạn tri âm Tử Kỳ. Thử hỏi, làm sao không hạnh phúc khi được người khác hiểu mình? Và, có những điều không thể nói, không thể hiểu thì “sự lắng nghe” kia cũng đã làm vơi bớt khổ đau của người khác rồi.
Thục Đ

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 20
  • Tháng hiện tại 61,774
  • Tổng lượt truy cập 23,468,023