Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
10 Điều nên khắc cốt ghi tâm

10 Điều nên khắc cốt ghi tâm

Đăng lúc: 07:13 - 06/07/2015

Người xấu sẽ giúp cho chúng ta nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Kẻ tồi tệ nhất sẽ giúp cho chúng ta bài học quý báu của cuộc đời. Và người tuyệt vời nhất sẽ giúp cho chúng ta biết cách sống để hoàn thiện chính mình.


1-Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được. Khi đang nóng giận, chúng ta hãy cẩn thận trong từng lời nói!
2-Chúng ta đừng quyết định một điều gì khi đang buồn! Khi người khác không vui thì chúng ta đừng nên cười, vì làm người ấy tổn thương.
3-Chúng ta có thể học nói trong ba năm học nói, nhưng áp dụng thực hành cả một đời cũng chưa xong. Chúng ta hãy học cách lắng nghe những gì người khác nói.
4-Chúng ta đừng nên lãng phí thời gian, lãng phí sức khỏe, tiêu xài lãng phí mà hãy biết cách thưởng thức những gì cần thiết để phục vụ cho đời sống hằng ngày.
5-Chúng ta đừng nên so sánh với người khác về danh vọng, địa vị trong xã hội mà hãy nhìn lại mình và bằng lòng với những gì đang có trong hiện tại.
6-Chúng ta hãy biết bao dung và tha thứ người làm mình khổ, không thấy ai là kẻ thù chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi.
7-Chúng ta hãy nên tin sâu nhân quả mà không làm các việc xấu ác, nhưng vẫn làm các việc thiện lành để đóng góp sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống.
8-Chúng ta có thể làm mất rất nhiều thứ trong cuộc đời này, nhưng không thể đánh mất chính mình.
9-Chúng ta hãy biết ơn ông bà cha mẹ, ơn đất nước, ơn thầy tổ, ơn tất cả chúng sinh vì họ đã đem đến cho ta sự sống tốt đẹp ngày hôm nay.
10-Người tốt thật sự sẽ giúp cho chúng ta hạnh phúc. Người xấu sẽ giúp cho chúng ta nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Kẻ tồi tệ nhất sẽ giúp cho chúng ta bài học quý báu của cuộc đời. Và người tuyệt vời nhất sẽ giúp cho chúng ta biết cách sống để hoàn thiện chính mình.


Thích Đạt Ma Phổ Giác

Đừng lãng phí đời người quý báu này

Đừng lãng phí đời người quý báu này

Đăng lúc: 07:41 - 30/06/2015

Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu. Đặc biệt là rất khó được nghe giáo lý Mật thừa. Cuộc đời không bền vững ngay cả trong chốc lát. Vì thế hãy suy nghĩ cẩn trọng, liệu bạn có thể lãng phí sự tự do và thuận lợi này?


Đừng Lãng Phí Đời Người Quý Báu Này
Nữ hành giả Tây Tạng với kinh luân trong tay

TA THƯỜNG NGHE NÓI rằng thật khó tìm được một thân người. Không phải là bất kỳ thân người nào mà là một thân người “quý báu” có nối kết với Giáo pháp – đó chính là điều khó đạt được. Điều này được mô tả trong nhiều quyển sách, chẳng hạn như Pháp Bảo của sự Giải thoát. Chính Đức Phật đã đưa ra ví dụ này:

Giả sử toàn thể thế giới này là một đại dương. Dưới đáy biển có một con rùa mù, một trăm năm mới nổi lên mặt biển một lần. Trên mặt nước là một cái ách có một cái lỗ ở giữa, bị gió thổi tới lui. Hầu như con rùa không thể chui đầu vào cái lỗ trong khúc cây đó. Tuy thế điều đó cũng còn dễ dàng hơn là có được một đời người quý báu.

Thường thì ai cũng ước muốn thoát khỏi mọi loại đau khổ. Vì thế, nếu ta sử dụng cuộc đời này một cách tốt đẹp nhất thì nó có thể khiến ta hoàn toàn thoát khỏi đau khổ. Nó có thể mang lại cho ta sự giác ngộ - đó là lý do vì sao thân người này vô cùng quý báu. Trong thế giới có nhiều hình thức sống khác nhau như các thú vật v.v.. Một số con vật có thể rất thông minh, nhưng nếu bạn bảo chúng “Đây là điều thiện lành và đây là điều bất thiện; hãy tránh điều bất thiện và thực hành thiện hạnh” hay “Đây là luân hồi sinh tử. Ta phải nỗ lực để thoát khỏi nó,” thì chúng chẳng có ý niệm gì về những điều bạn nói. Nhưng con người có tâm thức như chúng ta có thể hiểu được những điều này, và khả năng hiểu biết đó vô cùng quý báu.

Bạn có thể thấy có biết bao chúng sinh trong thế giới này. Hãy quên các cõi địa ngục và tất cả những cõi ta không nhìn thấy. Chỉ nghĩ về con người và các thú vật thôi, kể cả những loài chim, những con rệp nhỏ bé và các sinh vật biển. Trong số những con vật đó, bao nhiêu con có may mắn học Giáo pháp? Trong chúng ta là những người nghiên cứu và thực hành, ai thực sự nhìn vào tâm – có bao nhiêu người, và bao nhiêu người thành công trong việc thực hành Pháp? Rất ít! Đó là lý do khiến một hiện hữu làm người đầy ý nghĩa được cho là thật khó tìm.

Trong số tất cả các hành giả, có bao nhiêu người giác ngộ? Một ngàn vị Phật được cho là xuất hiện trong thời kiếp này, và bốn vị đã xuất hiện. Trong lịch sử của ta, chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện và giảng dạy trong hơn 2.500 năm. Vì thế các giáo lý mà ta nghiên cứu và thực hành vào lúc này thì vô cùng hiếm có.

Vì sao thế? Về cơ bản, nguyên nhân để có được một thân người là giới hạnh, chẳng hạn như mười đức hạnh (thập thiện). Nói gọn lại thì đó là
ba giới hạnh của thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm
bốn giới hạnh của ngữ: không nói dối, không nói lời gây chia rẽ, không nói lời khó nghe, và không tham gia vào việc trò chuyện vô ích.
ba giới hạnh của tâm: không tham muốn, không có tư tưởng ác hại, và không giữ những tà kiến.

Nhiều bản văn nói rằng ta phải giữ giới hạnh như nền móng cho hiện hữu làm người. Nhưng như ta biết, thật không dễ thực hành mười thiện hạnh. Nếu ta không giữ giới hạnh, rất có thể ta sẽ bị sinh trong những cõi thấp, nơi không có cơ hội để nghiên cứu và thực hành Giáo pháp quý báu. Không chỉ có thế, ta sẽ không có sự an bình ngay cả trong cuộc đời này. Bởi nếu không có giới hạnh, ta sẽ không dễ dàng tìm thấy một đời người cao quý nên các Bồ Tát trì giữ giới hạnh thuần tịnh để trong đời sau các ngài lại có thể tái sinh làm người ở nơi có Giáo pháp.

Trong đời này, trì giữ giới hạnh nói đến việc tránh làm mười ác hạnh và thực hành mười thiện hạnh. Mười thiện hạnh là nguyên nhân chính yếu để có được đời người. Điều tối quan trọng là phải hiểu rằng các thiện hạnh đó là nền tảng của mọi giới hạnh; tất cả những giới luật khác được xây dựng trên nền móng này. Chẳng hạn như trên nền tảng này, ta thực hành sáu ba la mật và phát triển một ước nguyện thuần tịnh luôn luôn được gặp Giáo pháp và đạt được giác ngộ.

Hãy nhìn thẳng vào bản thân bạn và xem việc thực hành Pháp của bạn hiện nay mỹ mãn tới mức độ nào. Hãy thành thật. Nhìn vào tâm và xem các tư tưởng tiêu cực có giảm bớt mỗi tháng hoặc mỗi năm hay không, và các tư tưởng tích cực có phát triển không. Dường như năm này qua năm khác, sự việc vẫn y như thế, đúng không? Đó là lý do vì sao việc tịnh hóa các tập quán tiêu cực của ta được cho là vô cùng khó khăn. Với đời người quý báu này, nếu đủ nỗ lực, ta có mọi khả năng, mọi cơ hội, để giải thoát chính mình khỏi mọi tập khí xấu xa đó.

Mật thừa ám chỉ giáo lý Kim Cương thừa. Bởi những giáo lý này không được truyền xuống qua dòng truyền thừa của chúng, một số Phật tử đã nói rằng Đức Phật không giảng dạy các giáo lý đó. Họ tin rằng Kim Cương thừa là giáo lý do người Tây Tạng tạo nên bằng cách pha trộn Ấn giáo và đạo Bön. Tuy nhiên, vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chỉ có những đệ tử vĩ đại, đặc biệt như Vajrapani (Kim Cương Thủ) mới được nhận giáo lý Kim Cương thừa; Mật thừa không được giảng dạy rộng rãi. Vì thế, ta không nên xem thường Kim Cương thừa. Nhờ rất may mắn tích tập đầy đủ thiện nghiệp từ nhiều đời nên ta mới có thể nghe những giáo lý này. Được thôi thúc bởi sự hi hữu đó, ta hãy phát triển lòng can đảm và nhận trách nhiệm tuân theo các giáo lý ấy một cách chân thành.

Đôi khi ta có thể nghe giáo lý Mật thừa, nhưng ta có hiểu nó hay không? Nếu không hiểu thì ta không thực sự nghe giáo lý đó. Câu truyện ngụ ngôn dưới đây giúp ta hiểu rõ điều đó:
Có người hỏi con cú: “Vì sao đầu của bạn bẹt ra như thế?” Nó trả lời: “Đó là bởi tôi được đặt rất nhiều bình quán đảnh lên đầu.” “Vì sao bạn có lông tai?” “Bởi tôi không từng nghe ngay cả một lời Giáo pháp.”

Đây là câu chuyện ngược đời của những con cú. Con cú đã nhận rất nhiều quán đảnh nhưng không hiểu Giáo pháp. Tương tự như thế, ta cũng nhận nhiều quán đảnh nhưng tâm ta vẫn không thuần thục và vẫn trơ lì. Điều này không có nghĩa là ta không nhận được những gia hộ từ quán đảnh mà bởi những trông đợi mãnh liệt của ta đã không mang lại kết quả.

Cuộc đời không bền vững ngay cả trong chốc lát; nó trôi đi trong từng giây phút. Ta sinh ra và lớn lên; ta đang già đi mỗi ngày. Mọi sự trong đời ta đều vô thường. Một ngày kia ta sẽ đi qua đời sau, nhưng ta không biết mình đi đâu và khi nào sẽ đi. Hãy nhìn vào tâm. Có lúc ta tràn đầy nghị lực; ở phút giây kế tiếp, tim ta tan vỡ. Giây phút này ta thấy tốt lành; giây phút kế tiếp ta cảm thấy tệ hại. Giây phút này ta tràn trề niềm tin; giây phút sau ta hoàn toàn thất vọng. Tất cả những điều này diễn ra liên tục. Giống như tâm mỏng manh, cuộc đời cũng mỏng manh như thế.

Đời người này có thể tạo nên ác nghiệp mạnh mẽ như thế; không có hình thức sinh tồn nào khác có thể sánh với nó. Trái lại, nếu ta sử dụng đời người một cách tích cực, thân thể này có thể thành tựu rất nhiều và làm lợi ích chúng sinh; không hình thức sinh tồn nào khác có thể làm được điều đó. Vì thế, đời người của ta như một giao lộ: ta có thể đi xuống địa ngục hay đạt được giác ngộ. Cả hai con đường đều đầy uy lực. Giáo pháp cho ta một chỉ dạy về cách sử dụng cuộc đời này một cách tối ưu. Cùng lúc đó, đời người này hết sức vô thường, vô cùng mỏng manh. Nếu ta thở ra và không hít vào, cuộc đời ta đã chấm dứt.

Hãy suy nghĩ cẩn trọng. Xin hãy suy niệm về những điều này. Chắc chắn là mọi chúng sinh đều khát khao hạnh phúc. Cũng thật rõ ràng là mọi chúng sinh đều muốn thoát khỏi đau khổ. Họ là ai, họ được sinh vào loại văn hóa nào, hay họ có hệ thống niềm tin nào, điều đó chẳng có gì là quan trọng. Họ vẫn muốn thoát khỏi đau khổ cho dù không tin vào bất kỳ tôn giáo nào. Nhưng bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến chỉ bằng cách nói “Tôi muốn nó.” Đau khổ không ra đi bởi bạn nói bạn không mong muốn nó. Điều này cho thấy hạnh phúc và đau khổ là những kết quả được tạo ra. Do bởi điều đó, mọi người đều nỗ lực và làm việc cực nhọc trong đời họ, dù họ có tâm linh hay không, dù họ nghiên cứu Giáo pháp hay công nghệ. Họ tìm kiếm những gì mang lại hạnh phúc cho họ, điều gì để thoát khỏi đau khổ. Mọi người đều bận rộn mà không thoát khỏi đau khổ.

Đức Milarepa nói: “Để thoát khỏi đau khổ, chúng sinh tạo thêm đau khổ.” Ta không cố ý làm điều này. Như thế điều gì xảy ra? Kiểu mẫu đau khổ của ta được tạo nên bởi mê lầm và vô minh. Giáo pháp chỉ cho ta con đường, cách thức chân thực để hiểu biết về đau khổ và thoát khỏi nguyên nhân của nó. Điều đó rất quan trọng và đó là lý do vì sao ta hết sức tôn kính Giáo pháp. Dù sao chăng nữa ta cũng đang làm việc, vì thế tại sao không nỗ lực thêm chút nữa trong việc nghiên cứu và thực hành Pháp, là điều mang lại cho ta trí tuệ sâu sắc để thấu hiểu nguyên nhân đích thực của việc thoát khỏi đau khổ? Điều này vô cùng hợp lý.

Tất cả những Đạo sư vĩ đại trong quá khứ đã làm việc khó nhọc để bảo tồn Giáo pháp nhờ đó ngày nay chúng ta có được những giáo lý đó. Giờ đây ta có trách nhiệm nghiên cứu và thực hành Giáo pháp quý báu này để duy trì nó cho những thế hệ mai sau. Hãy lấy tiểu sử của Đức Marpa làm ví dụ - ngài đã hy sinh cuộc đời cho Giáo pháp ra sao. Với đôi chân, ngài đã du hành sang Ấn Độ qua những cánh rừng rậm, nóng bức và đầy những kẻ cướp và dã thú. Không có những con đường, không có máy bay hay xe lửa, không có máy điều hòa không khí, không có ngay cả những chiếc quạt điện. Sau khi thọ nhận những giáo lý vĩ đại, ngài nói: “Trong một chuyến du hành dài như thế, ta đã đi bộ trong rừng rậm nóng bức, nơi có nhiều dã thú. Mặc dù tâm ta rất kiên cố, thân ta hầu như quỵ xuống khi nghe tiếng hổ gầm và tiếng sột soạt của những con rắn.” Ngài phải mang mọi thứ trên lưng – thực phẩm, quần áo, tiền bạc, kinh sách. Ngài đã du hành tháng này qua tháng khác mà thậm chí không biết mình có thể tìm thấy giáo lý ở đâu. Trong chuyến đi Ấn Độ lần thứ ba, ngài không biết chỗ ở của Naropa, vì thế ngài đã tìm kiếm nhiều tháng trong khi cầu nguyện, thiền định, khẩn cầu, bôn ba khắp nơi. Nhờ ngài hy sinh như thế mà ngày nay chúng ta có được Giáo pháp quý giá này. Vì thế ta nên gánh vác trách nhiệm duy trì Giáo pháp và đừng xem thường những giáo lý ấy.

Marpa nhận giáo lý vào ban ngày và sau đó thực hành vào ban đêm. Nhờ nỗ lực như thế, ngài đã thành tựu như một Đạo sư vĩ đại và đã dịch nhiều bản văn Giáo pháp quan trọng từ Phạn ngữ sang tiếng Tây Tạng. Vì thế ta không nên thực hành chỉ vì lợi lạc của riêng mình, nghĩ rằng: “Làm sao tôi có thể hạnh phúc trong sinh tử?” Thay vào đó, hãy mở rộng trái tim bạn và tạo lập một tâm thức to lớn. Hãy phát triển lòng dũng cảm và làm việc để củng cố Giáo pháp. Mỗi cá nhân quan tâm đến Giáo pháp có trách nhiệm giải thoát khỏi đau khổ vì lợi lạc của những thế hệ mai sau, giống như đại dịch giả Marpa đã làm.

Khi suy xét đời người quý báu ra sao và việc tạo lập mọi nhân duyên để đạt được giác ngộ khó khăn thế nào, làm sao ta có thể lãng phí cơ hội quý báu này?

Trích dịch từ nguyên tác “A Complete Guide to the Buddhist Path” by Khenchen Konchog Gyaltshen edited by Khenmo Trinlay Chödrön

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Chế ngự sân hận

Chế ngự sân hận

Đăng lúc: 08:03 - 24/06/2015

Bạn đang thực hiện một công việc, rất chăm chú, rồi một cô bạn đồng nghiệp đi ngang qua và bảo bạn là đồ kém cỏi. Cô ấy nói đã từng giao cho bạn một công việc quan trọng và bạn đã thực hiện rất tồi. Nghe qua những lời trái tai đó, cơn giận dữ từ từ bốc lên trong thân tâm bạn, thật dữ dội. Bạn không kiềm chế được nữa và đáp trả rằng cô ta không có quyền nói với bạn những lời như vậy. Bị khống chế hoàn toàn bởi cơn giận, bạn tuôn ra bất kỳ điều gì chợt nghĩ ra được trong đầu, ngay cả khi bạn biết là không đúng thật. Cô ấy quát trả lại ầm ĩ, và không bao lâu sau thì mọi người quanh đó đều biết chuyện.
Chuyển hóa sợ hãi và căm ghét


Bạn đang thực hiện một công việc, rất chăm chú, rồi một cô bạn đồng nghiệp đi ngang qua và bảo bạn là đồ kém cỏi. Cô ấy nói đã từng giao cho bạn một công việc quan trọng và bạn đã thực hiện rất tồi. Nghe qua những lời trái tai đó, cơn giận dữ từ từ bốc lên trong thân tâm bạn, thật dữ dội. Bạn không kiềm chế được nữa và đáp trả rằng cô ta không có quyền nói với bạn những lời như vậy. Bị khống chế hoàn toàn bởi cơn giận, bạn tuôn ra bất kỳ điều gì chợt nghĩ ra được trong đầu, ngay cả khi bạn biết là không đúng thật. Cô ấy quát trả lại ầm ĩ, và không bao lâu sau thì mọi người quanh đó đều biết chuyện.

Nói chung, khi ta tức giận hay bị tổn thương, ta cảm thấy như mình là nạn nhân của những hành động ác hại từ người khác. Ta thấy mình là người vô tội, đang phải hứng chịu một cách bất công những hành vi của người khác. Chúng ta nổi giận hay cảm thấy bị tổn thương vì ta nghĩ rằng những người kia là sai trái hay xấu ác,. Cả cơn giận và sự tổn thương đó đều [khiến cho ta] không chịu thừa nhận những gì đã xảy ra.

Nhiều người sống trong tâm trạng của những “nạn nhân”, thường xuyên cảm thấy vô vọng, thấy mình bị ngược đãi và luôn lo lắng sợ sệt. Tuy nhiên, càng thấu hiểu được hoạt động của tâm thức và sự vận hành của nhân quả trong dòng tâm thức tương tục của mình, ta sẽ càng nhận biết rõ hơn rằng cách nhận hiểu vấn đề của ta trong hiện tại, cũng như những hành động trong quá khứ, đóng vai trò quyết định trongsự tiến triển của những gì ta đang trải nghiệm. Bằng cách nào đó, chúng ta là người chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra với ta. Hiểu được điều này, chúng ta phải có trách nhiệm bắt tay vào việc cải thiện tình trạng của bản thân mình.

Để hiểu rõ được những trường hợp bất như ý và làm dịu đi lòng sân hận đối với những trường hợp đó, chúng ta có thể tự đặt ra một số câu hỏi mấu chốt. Để suy xét lại cách nhận hiểu của mình, ta có thể tự hỏi: “Liệu tôi nhận hiểu về tình trạng đó có chính xác không? Liệu sự nổi giận có phải là một phản ứng thích hợp?” Bằng cách suy xét sự vận hành của nhân quả, ta có thể đặt câu hỏi: “Tại sao điều này xảy đến với tôi? Liệu tôi có từng gặp phải những tình trạng tương tự như thế này nhiều lần trước đây? Và nếu như vậy thì tại sao?” Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về cả hai khía cạnh này.

Suy xét sự nhận hiểu vấn đề

Liệu ta có nhận hiểu được sự việc một cách chính xác? Cơn giận đã khởi sinh trong ta như thế nào? Khi có ai đó chỉ ra lỗi lầm của mình, ta liền cảm thấy như thể là sự tổn thương ta đang chịu đựng đó đã được chuyển từ người kia sang cho ta. Dường như trong lời lẽ của người kia tự nó đã hàm chứa tính chất gây thương tổn, và về phía mình thì ta chỉ đơn thuần tiếp nhận sự tổn thương sẵn có trong những lời lẽ đó mà thôi.

Nếu điều đó là đúng thì hẳn là chúng ta có thể xác định được sự thương tổn nằm ở đâu trong những lời lẽ đó. Cô ấy nói: “Bạn là đồ kém cỏi!” Vậy thì cảm giác khó chịu nằm ở đâu? Sự thương tổn nằm ở đâu? Có phải nó ở trong từ “bạn”, trong từ “là” hay trong cụm từ “đồ kém cỏi”? Câu nói “Bạn là đồ kém cỏi” mà cô ấy phát ra chỉ là những sóng âm. Cảm giác khó chịu nằm ở đâu trong những sóng âm rung động truyền qua không khí? Giả sử bạn đang ngủ say [không nghe thấy gì] khi cô ấy lên tiếng xúc phạm bạn, liệu bạn có thấy tức tối không? Hoặc giả cô ấy nói ra bằng tiếng Mông Cổ (và bạn không hiểu được thứ tiếng đó!), liệu bạn có cảm thấy bị tổn thương không?

Sự tổn thương đã khởi lên như thế nào từ những lời lẽ nặng nề kia? Đó không phải do tai ta nhận được những sóng âm của lời lẽ đó. Chúng ta cũng hiểu được ý nghĩa của những lời ấy, nhưng ý nghĩa đó tự nó không hàm chứa sự tổn thương, vì nếu nó nhằm vào một người nào đó mà mà ta không thích, thì những từ ngữ “bạn là đồ kém cỏi” hẳn không có gì là khó chịu khi lọt vào tai ta.

Sự tổn thương kia xuất phát từ chính suy nghĩ của chúng ta: “Cô ấy đang nói về tôi! Chính tôi! Sao cô ấy dám nói về tôi như thế?” Chúng ta càng nghĩ đến những gì đã xảy ra thì ý niệm về cái “tôi” càng trở nên lớn mạnh hơn. Chúng ta nhìn nhận sự việc chỉ từ một phía - phía của riêng ta - và rồi nghĩ rằng sự việc đã diễn ra đúng thực như thế. Chúng ta tin vào quan điểm phiến diện của mình và cho đó là hoàn toàn khách quan.

Bất kỳ tình huống nào cũng có nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét. Khi ta nhìn một cái tách từ bên trên thì hình dạng của nó có vẻ như khác với khi ta nhìn theo chiều ngang. Thật khó để chứng minh rằng những quan điểm xuất phát từ tâm chấp ngã lại là những quan điểm duy nhất đúng đắn! Suy xét như thế sẽ làm lắng dịu cơn giận của ta.

Một cách khác để chế ngự cơn giận là hãy nhớ rằng, có thể có một chuyện gì khác đã xảy ra khiến cho người kia nặng lời. Có thể anh ta đang gặp khó khăn trong một phương diện khác của đời sống, và ta chỉ tình cờ trở thành đối tượng để anh ta trút giận. [Trong trường hợp đó,] chẳng có gì [thực sự] nhắm vào ta cả, nên chẳng có lý do gì để ta xem đó là xúc phạm rồi nổi giận.

Liệu việc nổi giận có phải là một phản ứng thích đáng? Người đã xúc phạm chúng ta cũng là một chúng sinh luôn mong cầu hạnh phúc và né tránh khổ đau, cũng giống như chúng ta. Phương thức mà anh ta đang sử dụng có thể là sai lầm, nhưng mong muốn của anh ta cũng giống như ta: muốn được hạnh phúc. Bằng việc mở rộng nhiều khía cạnh nhận thức và quên đi chính mình trong chốc lát, ta sẽ nhìn thấy được một con người đang đau khổ, giận dữ và mất bình tĩnh. Chúng ta biết rõ cảm giác khổ đau là như thế nào. Chúng ta biết rõ là ngay lúc này người ấy đang cảm thấy khổ sở như thế nào. Sao lại nổi giận với một người đang đau khổ? Người đó lẽ ra phải được ta khởi lòng bi mẫn, thương xót.

Còn nếu chúng ta quả thật đã mắc sai lầm và có ai đó chỉ ra điều ấy thì sao lại nổi giận? Nếu có người bảo ta rằng trên khuôn mặt ta có cái mũi, ta sẽ không bực tức, vì đó là sự thật hiển nhiên. Cũng vậy, nếu ai đó nhận ra lỗi lầm của ta, những gì người ấy nói là sự thật. Ta thực sự có lỗi, ta nợ người ấy một lời cảm ơn. Người ấy đã chỉ cho ta phương cách để hoàn thiện bản thân mình. Trái lại, nếu người ấy đỗ lổi cho ta một cách không đúng, ta cũng không cần nổi giận. Nếu có người nói rằng trên đầu ta có sừng, ta không nổi giận vì biết rõ đó là chuyện không đúng thật.

Chúng ta thường giận dữ khi xảy ra một điều gì đó mà ta cho là không đúng như ý ta. Nhưng sự giận dữ đó liệu có ích gì? Nếu chúng ta có thể làm thay đổi tình thế thì hãy tiến hành ngay việc đó. Không cần gì phải giận dữ. Cách suy nghĩ như vậy rất hữu ích đối với các vấn đề xã hội và bất công. Đó là những vấn đề có thể làm thay đổi, nên thay vì nổi giận thì việc giữ bình tĩnh và nỗ lực cải thiện xã hội sẽ là khôn ngoan hơn.

Trái lại, nếu tình trạng đó là không thể thay đổi, thì sự giận giữ cũng là vô ích. Một khi chân ta bị gãy, ta không thể thay đổi điều đó! Tất cả những suy đồi trên toàn thế giới không thể giải quyết chỉ trong một năm. Việc giận dữ với những điều ta không thể thay đổi được sẽ khiến ta đau khổ. Lo lắng hay sợ sệt về những điều chưa xảy ra sẽ khiến ta trì trệ. Trong tác phẩm Nhập Bồ Tát Hạnh, ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã dạy:

Việc có thể cứu vãn,
Thì giận dữ làm gì?
Bằng như không giải pháp,
Buồn giận cũng vô ích!

Suy xét về nhân quả

Sự vận hành của nhân quả là tư tưởng trọng tâm trong Phật giáo. Điều này sẽ được giải thích đầy đủ hơn ở một chương sau nữa; tuy nhiên, ý nghĩa cơ bản là hành động của ta sẽ mang lại nghiệp quả. Ta không thể biết ngay tất cả nghiệp quả của một hành động, vì cũng giống như việc phải mất một thời gian để hạt mầm đâm chồi rồi phát triển thành cây, những hành động của chúng ta cũng cần có thời gian để tạo thành nghiệp quả.

Khi hiểu được sự vận hành của nhân quả, chúng ta sẽ hiểu được rằng những hoàn cảnh mà ta gặp phải trong cuộc sống không phải là do sự ngẫu nhiên. Chúng là kết quả của những hành động ta đã làm trong quá khứ. Giống như những cái vòng bu-mơ-rang [của thổ dân Úc], khi ném ra bay theo vòng tròn rồi sẽ trở về đúng chỗ người ném. Cũng vậy, ta đối xử với người khác như thế nào thì ta sẽ nhận lãnh như thế ấy. Sự giải thích của đạo Phật về nhân quả cũng tương tự như ý tưởng của đạo Thiên Chúa: “Vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy.”

Nếu xem xét lối hành xử của mình với người khác, ta sẽ thấy được rằng thái độ và cách ứng xử của ta không phải lúc nào cũng mẫu mực. Chúng ta đã từng cắt đứt tình thân hữu, xúc phạm, lạm dụng hoặc nói xấu người khác hay trộm cắp tài sản của họ. Vậy thì có gì lạ khi chúng ta phải tự mình nhận lấy những điều tổn hại? Có thể gần đây ta không hề xử tệ với người hiện đang gây tổn hại cho ta, nhưng trong quá khứ chúng ta đã từng làm tổn hại những người khác. Khi nghiệp quả từ những hành động của chính ta đã chín muồi, chẳng có ích gì trong việc than trách hay oán giận, vì suy cho cùng thì chính bản thân ta đã hành động để đặt ta vào tình trạng đó. Như bậc thánh vĩ đại của Ấn Độ, ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã nói:

Xưa kia ta tạo nghiệp,
Nay phải chịu quả báo.
Mọi sự do ta cả,
Sạo lại oán hận người?

Điều này không có nghĩa là ta nên vui vẻ trong sự đau khổ hoặc quy lỗi cho bản thân mình. Đúng hơn, ta nhận biết vai trò [trách nhiệm] của mình và học được bài học từ đó. Nếu ta muốn tránh quả báo khổ đau mà hiện giờ mình đang thọ nhận, ta sẽ phát khởi tâm nguyện mạnh mẽ là chấm dứt mọi hành động có thể đưa đến quả báo tương tự trong tương lai. Điều này sẽ khiến ta luôn ghi nhớ không gây hại cho người khác. Từ nay, bất kỳ lúc nào sắp mất đi sự bình tĩnh, ta sẽ biết dừng lại để suy xét kỹ. Rút ra bài học từ những tình cảnh bất như ý, ta sẽ phát tâm dõng mãnh tu tập để hoàn thiện bản thân mình. Bằng cách đó, ta sẽ chuyển hóa nghịch cảnh khó khăn thành một tình huống có lợi.

Chúng ta có thường nhận ra chính mình trong những tình huống tương tự, liên tục phản ứng theo cách tương tự? Nếu có, thì tại sao? Chúng ta có thể xét mình để thấy, liệu ta có thói quen bất cẩn, buộc người khác phải sửa lỗi cho ta hay không. Nếu là như vậy, thì người ấy trong thực tế đã thật tốt bụng khi chỉ ra lỗi lầm cho ta, vì điều này giúp ta có cơ hội để hoàn thiện. Việc người ấy có thể đã to tiếng khi chỉ lỗi cho ta lại là một việc hoàn toàn khác. Điểm chính ở đây là, chúng ta cần tỉnh giác hơn về việc những hành vi của ta ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Và người này đang giúp ta phát triển một sự tỉnh giác như thế.

Chúng ta cũng có thể theo dõi xem liệu ta có thói quen cảm thấy bị tổn thương hoặc giận dữ khi bị chỉ trích hay không. Đôi khi chúng ta quá nhạy cảm và dễ dàng cảm thấy bị xúc phạm. Nếu ai đó hành động theo cách mà chúng ta đặc biệt không thích, ta cường điệu hóa tầm quan trọng của việc ấy, làm cho nó trở thành cụ thể và không sao quên được. Rồi chúng ta ôm giữ mối hiềm hận đó qua nhiều năm. Đây là nguồn gốc của rất nhiều sự oán hận trong gia đình.

Việc ta ôm giữ mối hiềm hận đó trong lòng không gây tổn thương gì đến người kia, vì họ có thể đã quên đi sự việc từ rất lâu. Nhưng mối hiềm hận ấy làm chúng ta đau khổ trong nhiều năm. Người kia chỉ nói ra những lời ấy có một lần, nhưng ta thì cứ nhắc lại chúng nhiều lần trong nhiều năm, và mỗi lần đều làm cho chính ta đau khổ. Vì sự lợi lạc của chính mình cũng như sự hòa hợp với người khác, tốt hơn là chúng ta bớt đi sự nhạy cảm và buông bỏ mọi việc.

Cứng rắn hay thụ động?

Phải chăng điều đó có nghĩa là ta để mặc cho người khác áp chế? Hoặc ta sẽ để cho ai đó làm hại chính bản thân họ hoặc người khác, chỉ vì việc ngăn cản người ấy cần phải to tiếng hay dùng đến vũ lực? Hoàn toàn không. Nhẫn nhục không có nghĩa là cầu an. Người nhẫn nhục luôn giữ tâm an định, nhưng hành vi phát khởi từ tâm nhẫn nhục có thể là mạnh mẽ hoặc ôn hòa.

Trước hết, chúng ta phải từ bỏ tâm sân hận. Khi biết mình đang nhận thức tình huống thông qua cái nhìn hẹp hòi của sự chấp ngã, chúng ta sẽ dừng lại và dành đôi chút thời gian để nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở hơn. Chúng ta sẽ suy xét xem vấn đề được nhìn nhận như thế nào từ phía người kia, và điều gì là quan trọng đối với người ấy. Chúng ta sẽ tự xét lại xem những hành vi đã qua cũng như hiện nay đã lôi kéo ta vào tình huống này như thế nào.

Khi cơn giận đã lắng dịu, sẽ nhường chỗ cho từ bi và nhẫn nhục. Một tâm thức sáng suốt, không còn sự nóng giận hung hăng và thiển cận, sẽ có khả năng xem xét một cách thực tiễn những giải pháp khác nhau và chọn ra được giải pháp nào là tối ưu cho mọi người trong cuộc.

Đôi khi chúng ta cần phải nói năng mạnh mẽ để đạt hiệu quả trong giao tiếp. Nói năng cứng rắn với một thái độ bi mẫn khi tình huống đòi hỏi là một kỹ năng quan trọng. Điều này hoàn toàn khác biệt với sự quát tháo trong cơn giận không kiềm chế, khi mà việc giữ im lặng hay nhận lỗi, hoặc giải thích tình huống của mình với sự tôn trọng, sẽ là khôn ngoan hơn. Động cơ [của hành vi], vốn là trạng thái bên trong tâm thức chúng ta, không nên nhầm lẫn với những hành động và lời nói mà ta sử dụng để ứng xử với người khác.

Bất kỳ khi nào có thể được, ta nên tránh những hành vi bạo lực. Nếu như sử dụng vũ lực là cách duy nhất để ngăn cản không cho một người nào đó làm hại bản thân hoặc người khác, thì với lòng bi mẫn đối với cả người bị hại lẫn người gây hại, chúng ta sẽ thực hiện đúng mức những gì cần thiết để ngăn cản. Vì thế, điều quan trọng là phải giữ tâm an hòa trước khi hành động. Nếu ta hành động dưới ảnh hưởng của sân hận, ta rất có thể sẽ dùng đến những lời nói hay việc làm cứng rắn khi không cần thiết, hoặc khi cần thiết thì lại sử dụng quá đáng.

Vì mục đích giao tiếp, đôi khi chúng ta buộc phải nói năng cứng rắn - để nói lên hiểu biết của ta về những gì là đúng hoặc không đúng, có lợi hoặc không có lợi. Điều này có thể được làm với tâm không sân hận. Nếu người kia đã nói năng sai trái hay giận dữ, và chúng ta cũng làm như vậy thì ai đúng, ai sai? Sự giận dữ phá hỏng đi những gì ta nói và làm. Một tâm thức an định có thể giải quyết tình huống theo cách lợi lạc nhất.


Ni sư Thubten Chodron
Hoàng Nguyên và Nguyễn Minh Tiến dịch

phat hoc(3)

Kẻ trí làm điều ác, tội báo nhỏ - Người ngu làm điều ác tội báo lớn

Đăng lúc: 06:26 - 18/06/2015

Đức vua Mi-lan-đà hỏi Đại đức Na-tiên:



- Thưa đại đức, nhân quả khó hiểu cho toàn diện, nhưng giả sử kẻ có trí và người ngu cùng làm điều ác thì ai bị tội báo nhiều hơn?

- Người ngu sẽ bị nặng, tâu đại vương!

- Nếu thế thì khác luật pháp của thế gian. Trong quốc độ của trẫm, người thừa hành pháp luật, kẻ có học, có trí thức, hiểu biết mà phạm pháp, trẫm sẽ có hình phạt rất nặng; trái lại, người quê mùa, thất học, dại dột mà phạm pháp thì trẫm sẽ chế định hình phạt rất nhẹ.

- Dĩ nhiên là Phật pháp khác thế gian pháp.

- Xin đại đức cho nghe ví dụ.

- Có một cục sắt nóng đặt giữa hai người, kẻ trí và người ngu. Nếu đức vua bắt buộc mỗi người phải nắm cục sắt ấy đưa lên, chuyện gì xảy ra? Người trí sẽ thò tay nắm thật nhanh, đưa lên rồi thả xuống thật nhanh. Như thế y sẽ bị phỏng nhưng phỏng nhẹ. Còn người ngu không biết, nắm chặt, thế là y bị phỏng nặng. Cũng thế, người ngu làm việc ác, không biết đấy là ác, lún sâu vào ác nên tội báo sẽ nặng. Còn người trí biết đấy là ác, cũng làm ác; nhưng tìm cách này cách kia để cho cái ác ấy nó nhẹ đi, do vậy tội báo sẽ ít hơn, tâu đại vương!

- Rõ ràng lắm rồi.

(Trích trong Mi Tiên Vấn Đáp)

Nhat chi mai

Chết là lẽ đương nhiên

Đăng lúc: 06:53 - 14/06/2015

Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.

Con muốn gia đình, người thân được sống an vui, hạnh phúc lâu dài chớ con đâu muốn gia đình con chết chóc, đau thương như thế. Kiểu chết hàng loạt như vậy thật khủng khiếp, hãi hùng.” Thiền sư từ tốn trả lời: “Ta chúc phúc như vậy là mong cho gia đình anh được đại phước đức. Vì sao? Vì gia đình nào mà được chết theo thứ tự từ lớn đến nhỏ quả là có phước báo to lớn.
Nếu trong một gia đình ông bà còn sống mà con cháu cứ chết dần, chết mòn thì thử hỏi gia đình đó có hạnh phúc được không? Hay là cành già không đổ mà lại đổ cành non. Có ai muốn như vậy không?”
Thế gian này thật hạnh phúc là nhờ chết có trật tự, tức là ông già rồi thì ông chết, cha già rồi thì cha chết, con già rồi thì con chết, rồi đến cháu-chắt-chít đều theo thứ tự mà ra đi có trật tự. Chết có logic thì được gọi là hạnh phúc trọn vẹn, gia đình nào khi ông bà cha mẹ còn sống sờ sờ mà con cháu, chắt chít đều chết trước quả là một bất hạnh lớn lao. Như vậy, chúng ta thấy theo cách nhìn của thế gian khi được thì vui, khi mất thì buồn; “được” cho là an vui, hạnh phúc; “mất” cho là bất hạnh, khổ đau.
Với cái nhìn của các vị Thiền sư thì được hay mất là lẽ đương nhiên của cuộc đời, do đó không có gì để ta đáng phải bận tâm buồn phiền, lo lắng. Cho nên, “Sanh như đắp chăn Đông, Tử như cởi áo Hạ”. Sinh ra hay mất đi là việc bình thường của thế gian, ai rồi cũng phải đến lúc như thế. Cũng như hoàn cảnh ta đang nghèo khó mà bỗng dưng trúng số 10 tờ độc đắc, đêm đó ta có chắc mình ngủ được hay phải thức trọn cả đêm?Vì từ xưa nay mình chưa bao giờ được như thế, nay khi được lại quá sức tưởng tượng nên không tài nào chợp mắt.Và cũng như thế khi có việc mất mát, đau thương, mọi thứ vất vả gầy dựng đều đội nón ra đi, ta bị sốc, bị buồn rầu, đau khổ mà tiếc nuối mãi.
Trong cuộc đời này có những việc thuận buồm xuôi gió nên ta được may mắn, tốt đẹp, hay còn gọi là “hên”. Ngược lại, những chuyện không may, xui rủi cứ đến với ta liên tục hết chuyện này đến chuyện khác. Chính vì những cái được-mất này mà làm ta dễ bị hụt hẫng, chới với, chơi vơi giữa dòng đời vô tận.
Ta cảm thấy đau lòng vì sự sống này luôn tràn ngập khổ đau, để rồi chịu chết trong si cuồng, khờ dại khi không đủ năng lực làm chủ bản thân, do đó trên oán trời, dưới trách đất, đổ thừa cho xã hội sao quá bất công. Người Phật tử chân chính khi đã tin sâu nhân quả rồi thì không còn phải bận bịu, lo toan những cái được hay mất mà chỉ biết làm sao trong hiện tại điều phục được từ ý nghĩ, lời nói, cho đến hành động luôn hướng về đạo đức mà làm các việc thiện lành, tốt đẹp.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Điều lành nhỏ, phước quả lớn - điều ác lớn, tội báo nhỏ

Điều lành nhỏ, phước quả lớn - điều ác lớn, tội báo nhỏ

Đăng lúc: 07:11 - 11/06/2015

Đức vua Mi-lan-đà hỏi Đại đức Na-tiên: - Có trường hợp nào mà một người làm việc ác lớn, tội báo lại nhỏ; còn một người làm việc lành nhỏ, phước quả lại lớn không, đại đức?



- Có chứ, và chuyện ấy cũng thường thường xảy ra.

- Vậy là không đúng với luật nhân quả chăng? Luật nhân quả bảo rằng gieo hạt mè nhỏ thì được hạt mè nhỏ, gieo hạt bí to thì được quả bí to?

- Đúng là thế. Nhưng nếu hạt mè kia nhiều phân, có nước, nhổ cỏ dại, chăm cào xới, nhổ tỉa cây dày thì hạt sẽ lớn hơn một tí chứ?

- Đúng thế.

- Còn hạt bí to kia gieo nơi đất sỏi đá khô cằn, chẳng phân nước, chẳng chăm sóc thì quả bí chắc hẳn sẽ còn tí teo như quả cà?

- Đúng vậy.

- Cũng vậy là gieo nhân, nhưng còn trợ duyên, thuận duyên, nghịch duyên hay chướng duyên góp phần vào nhân ấy mới quyết định quả được. Một người làm việc dữ nhưng suốt ngày đêm ăn năn, hối hận, luôn luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt... nên nguyện từ rày về sau không dám làm việc ác nữa. Chính nhờ tâm người ấy ăn năn hối cải nên cái quả báo, tội báo sẽ nhẹ đi, nhỏ đi. Đấy là trường hợp nhân việc ác lớn mà quả tội báo lại nhỏ. Một người làm việc lành nhỏ nhưng tâm lại hoan hỉ, thỏa thích; suốt ngày, suốt tháng an vui, mát mẻ với chút ít việc lành ấy thì phước quả của nó chắc chắn là to lớn lắm, tâu đại vương!

- Đại đức kể cho nghe một trường hợp cụ thể.

- Vâng, thuở Phật còn tại thế, một hôm ngài gặp một tôi nhân bị chặt cụt cả tay cả chân, miệng ngậm một cành hoa sen với tác ý thành kính dâng cúng cho ngài. Sau khi thọ nhận, đức Phật quay lại bảo với các tỳ kheo rằng: nhờ phước đức này mà trong suốt chín mươi mốt kiếp sắp tới, người bị cụt tay chân kia khỏi bị đọa vào ba đường dữ, được sanh lên cõi trời hưởng hết phước báu mới sanh lại làm người. Bởi vậy cho nên chuyện nhân quả xảy ra trên thế gian này nó muôn mặt, muôn chiều, chứ không đơn giản như thường nhân hiểu đâu! Điều lành nhỏ phước quả lớn, điều ác lớn tội báo nhỏ - mà ngược lại như thế cũng thường có đấy, tâu đại vương!

- Trẫm đã hiểu.

- Đại vương đã hiểu nhưng chưa hiểu hết.

Đức vua mỉm cười:

- Có thể đúng như vậy thật.

(Trích trong Mi Tiên Vấn Đáp)

Tương quan giữa cho và nhận

Tương quan giữa cho và nhận

Đăng lúc: 07:10 - 11/06/2015

Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại giảng đường có nóc nhọn.



Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi đến trú xứ của gia chủ Ugga, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Gia chủ Ugga đi đến đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, con nghe như sau từ miệng Thế Tôn: “Ai cho vật khả ý thì nhận được điều khả ý”. Vì thế, con có nấu cháo từ hoa cây sàla và rất nhiều loại món ăn thật là khả ý; con có nhiều loại vải dệt từ Kàsi thật là khả ý. Mong Thế Tôn hãy nhận lấy vì lòng từ ái đối với chúng con.

Thế Tôn nhận lời và nói với Ugga bài kệ tùy hỷ này: “Ai cho vật khả ý, nhận được điều khả ý, đối với bậc Chánh trực, vui lòng đem bố thí, vải mặc và giường nằm, ăn uống các vật dụng, biết được bậc La hán, được ví là phước điền, nên các bậc Chân nhân, thí những vật khó thí, được từ bỏ giải thoát, không làm tâm đắm trước, người thí vật khả ý, nhận được điều khả ý”.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Vua Munda,
phần Cho các vật khả ý, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.382)
LỜI BÀN:

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Thi ân, sẵn sàng cho đi mà không cầu đền đáp là một phạm trù vốn rất xa lạ và khó làm đối với những người vị kỷ, keo kiệt. Càng khó khăn hơn đối với họ khi phải cho những vật khả ý, tức những vật mà mình yêu thích. Đa phần, những đồ vật đem cho thường là những vật thừa thãi, vô dụng nhưng “xả” được như vậy đối với họ cũng là quý hóa lắm rồi.

Người Phật tử thì không như vậy, cho người là một nhiệm vụ, một nghĩa cử thiêng liêng. Vì thế, họ sẵn sàng ban tặng những gì mà chúng sanh cần, kể cả những vật khả ý thậm chí dâng hiến cả thân mạng vốn là một tài sản bất khả xâm phạm. Cho những gì mình thích, mình trân quý mới thực sự là cách cho trọn vẹn và khó làm nhất.

Để đạt được cách cho cao cả như vậy không phải người nào cũng làm được mà phải có trí tuệ, thấu hiểu bản chất của cuộc đời là vô thường và vô ngã. Chính tuệ giác vô ngã đã soi sáng cho hành động bố thí thông thường tiến dần đến Bố thí Ba la mật, một sự ban tặng mà vô cầu, vô điều kiện và vô phân biệt.

Tuy vô cầu, vô điều kiện và vô phân biệt trong khi cho nhưng phước báo của người cho vẫn tròn đủ. Nhân quả trong bố thí rất bình đẳng và đạt đến đỉnh cao nếu người tu tập bố thí đạt đến trình độ Bố thí Ba la mật. Vì vậy, hãy cho tất cả để có được tất cả là lý tưởng, phương châm sống của người con Phật.

Quảng Tánh

phat 2(1)

Tu để chuyển hóa phiền muộn khổ đau

Đăng lúc: 06:38 - 10/06/2015

Như chúng ta đã biết, đã làm người ai cũng đều có những tâm niệm xấu ác cho nên chúng ta cần phải tu, cần phải sửa, cần phải chừa bỏ như tham lam, sân hận, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, đố kỵ, tị hiềm, ganh ghét, hơn thua, cố chấp, che giấu, bỏn sẻn, keo kiệt, ích kỷ, dối trá gạt gẫm, lười biếng ăn không ngồi rồi. Chúng ta cần phải chuyển hóa từ bỏ những tâm niệm trên, như vậy mới gọi là người tu hành chân chính?

Thường những chướng duyên nghịch cảnh là điều lợi ích trên con đường tu đối với các vị đang hành Bồ-tát đạo, vì đó là cơ hội để Bồ-tát biết cách an nhẫn, để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời. Ngược lại, những người chưa đủ niềm tin về nhân quả, sẽ cho đó là chướng duyên, nên đa phần đều oán trời trách đất và không kham nhẫn để vượt qua mà phải chịu nhiều phiền muộn khổ đau.
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất, bởi vì các thành viên trong gia đình đều là những người thân yêu, nên mọi việc đều có thể cảm thông và tha thứ hơn, dễ bỏ qua những lỗi lầm sai trái, như cha mẹ thương con, vợ chồng thương yêu, anh chị em vui vẻ thuận thảo với nhau.

Kế đến, khi ra chợ làm ăn mua bán, mà muốn tu thực là không phải dễ, bởi vì những người ở ngoài chợ tập trung nhiều thành phần khác nhau, mua bán giống như làm dâu trăm họ, nếu không khéo một chút thì mất mối! Vô chùa tu lại càng khó hơn, bởi vì giới luật nhà chùa, khắc khe nghiêm ngặt, thường được sự giám sát của các bậc đạo cao đức trọng, sống muốn ít biết đủ, ăn chay và đi ngược lại sự ham muốn của người đời.

Nhưng thực chất tu ở chùa là dễ dàng nhất, bởi vì không phải lo chuyện tính kế sinh nhai, không bận rộn hay bị tiêm nhiễm chuyện thế gian, có thầy lành bạn tốt sách tấn tu hành. Còn tu tập tại gia là việc khó khăn nhất, bởi vì người trong gia đình quá quen thuộc, cho nên dễ lờn mặt, khó tu khó sửa, tình cảm luyến ái nặng nề, không người nhắc nhở, khuyến khích tu tập, do đó mà bụt nhà không linh, không thiêng là vậy đó.

Hơn nữa cuộc sống thế gian của người tại gia, đủ thứ cám dỗ, và rất nhiều cái bẫy đang giăng sẵn chực chờ nào là bẫy tiền tài, bẫy danh vọng, bẫy sắc đẹp, bẫy ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, vã lại với đủ thứ phiền não, khổ đau cuộc đời, suốt ngày bận rộn với công kia việc nọ, không có thời giờ, thì thử hỏi làm sao tu được?

Tu chợ so với tu nhà thì ít khó hơn, bởi vì mỗi ngày chỉ đi chợ chừng một tiếng đồng hồ là nhiều, có khi mỗi tuần chỉ đi chợ năm ba ngày, tu ngoài chợ chỉ cần nhỏ nhẹ, tế nhị, bán đúng giá thuận mua vừa bán, thường thì người mua dễ bị lầm hơn.

Vậy theo quan niệm nào mới thật sự là đúng? Thật ra mỗi chỗ mỗi nơi đều có cái khó riêng của nó, ai có duyên tu trong điều kiện nào thì chỗ đó là số một. Tu chợ, tu tại gia rất cần thiết cho đại đa số quần chúng bởi vì nó là nhân tố nền tảng đối với gia đình và xã hội. Tóm lại, bất cứ hoàn cảnh nào, dù dễ hay khó, chúng ta phải cố gắng tu vì đó là quyền lợi của bản thân, mình không biết tu thì sẽ gánh chịu hậu quả khổ đau, tu được mình sẽ an lạc, hạnh phúc!

Phật dạy yêu thương xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ. Nhờ có khổ như vậy nên chúng ta mới đến chùa tìm hiểu học hỏi, mong sao để được hết khổ. Nhưng phần đông rơi vào tình trạng lấy cảnh chùa làm nơi trốn tránh cuộc đời, trốn tránh trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình người thân.

Tu học là nhằm mục đích để tỉnh thức, nhận ra những điều sai lầm mà trước đây mình không hề hay biết. Ai cũng muốn được thương yêu một cách bình đẳng. Ngày nay, vợ chồng ly dị là chuyện thường. Sống chung mà không biết thương yêu nhau, chỉ làm khổ nhau thì tốt hơn là nên ly dị. Nhưng nhiều khi ly dị xong ta lại cảm thấy cô đơn, muốn đi tìm một người tình khác để yêu, để cưới và để rồi lại ly dị. Tại sao lại như vậy, tại vì mình không biết nhường nhịn và sẻ chia, không biết cảm thông và tha thứ cho nhau.

Nhiều lúc khổ quá, muốn đi tu, nhưng tu làm sao cho yên khi tình cảm dành cho nhau vẫn còn ướt át? Và chúng ta nên nhớ tu không phải là dứt hết tình nghĩa, mà là thay đổi quan niệm sống để không quá bi lụy trong tình yêu. Nếu chúng ta dứt hết tình cảm thì đâu còn là người nữa, tu như vậy vô tình chúng ta ví mình như gỗ đá và trốn tránh cuộc đời?

Tu là sửa, là chuyển hóa, là thay đổi, là từ bỏ, chuyển khổ đau thành an vui hạnh phúc, chuyển tình thương yêu ích kỷ, thành tình thương yêu bình đẳng, vị tha. Vào chùa học đạo mà chỉ biết thương Phật tượng, Phật gỗ mà không biết thương yêu giúp đỡ mọi người thì đó chưa phải là người tu hành chân chính.

Có khi nào trong cuộc sống với bộn bề công việc, ta biết dừng lại để tự hỏi chính mình sinh ra đời để làm gì? Chắc chắn ai cũng nói rằng để lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Ðể gầy dựng sự nghiệp tương lai cho bản thân và gia đình? Từ quan niệm đó chúng ta chạy theo tiền tài, danh lợi, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, của cải, và ăn sung mặc sướng nên ta mặc tình gieo tạo tội lỗi!

Thật chất ta lớn lên lấy vợ lấy chồng không phải để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá khoảng trống cô đơn, mà là để học sự thương yêu trong hiểu biết và biết cách hòa hợp của hai trái tim, khi sống chung với nhau trong một mái ấm gia đình.

Tất cả mọi người trên thế gian này ai cũng phải điều biết "tu tâm", nghĩa là chúng ta chừa bỏ những tâm niệm xấu ác có tính cách làm tổn hại cho người và vật. Nhờ vậy, chúng ta ngày càng mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn, để đem niềm vui làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh, bằng tình người trong cuộc sống.

Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thân và gia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy. Chúng ta đã gieo nhân trước kia thì giờ đây gặt quả, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, kết quả tốt hay xấu khi hội đủ nhân duyên quả báo liền đến.

Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng mong cầu hạnh phúc nên suốt đời cứ mãi tìm kiếm để vượt qua hai điều thiếu thốn: Thứ nhất là thiếu thốn về vật chất và thứ hai là thiếu thốn về tinh thần. Người thiếu thốn về vật chất thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, có khi không nhà cửa hoặc có thì với túp lều lụp sụp, thân phải khổ sở nhọc nhằn làm thuê làm mướn, đầu tắt mặt tối mà nợ nần vẫn chồng chất.

Người thiếu thốn về tinh thần thì tham lam, ích kỷ, gian xảo, dối trá, ganh ghét tật đố, lường gạt, đầu trộm đuôi cướp gây ra nhiều tội lỗi làm tổn hại đến gia đình người thân và xã hội. Thế gian con người chỉ lo thiếu thốn về vật chất, mà ít ai nghĩ ngợi và lo lắng đến tinh thần!
Gia đình người thân biết tu tâm, thì mới được bình yên, an vui, hạnh phúc. Xã hội biết tu tâm, thì đất nước mới an cư lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.Thế giới ai cũng biết tu tâm, thì mọi người sống trong hòa bình. Phật tử biết tu tâm, mới mau vượt qua biển khổ sông mê.
Một người biết làm lành, tránh xa những điều xấu ác thì người ấy trở nên hiền từ và đức độ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì mọi người đều được bình yên, hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì tất cả mọi người đều sống trong an lạc, thái bình. Hết thảy mọi người đều tránh dữ làm lành, thì chúng ta sẽ sống trong thế giới đại đồng, hưởng trọn vẹn niềm vui cực lạc.
Tâm là "cái hiểu biết phân biệt tốt xấu, đúng sai", hay gọi là phần tinh thần. Tâm không có hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, nâu. Chúng ta không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chơn sờ mó rờ đụng được tâm; chỉ thấy cái tác dụng của nó qua mắt tai mũi lưỡi thân ý, nên biết có tâm.
Cũng như "điện", người ta không thể thấy nghe hay rờ mó được điện; chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có điện. Như cho điện vào bóng đèn thì thấy đèn sáng, cho điện vào quạt thì thấy quạt xoay, cho điện vào bàn ủi thì thấy nóng, cho điện vào tủ lạnh thì thể lỏng đông đặc lại v.v…. Chính vì vậy mà người ta biết là có điện. Tâm Phật chúng ta cũng lại như thế, vì nó có tác dụng thấy, nghe hay biết mà không dấy niệm phân biệt tốt xấu, đúng sai v.v… nên chúng ta biết có tâm.
Nhưng tâm chia ra làm hai phần: Tâm chơn còn gọi là tâm thường biết rõ ràng, tâm vọng còn gọi là tâm phân biệt hư dối. Tâm chơn thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay ý thức suy nghĩ mà được, chỉ thấy nghe hay biết mà không vọng động, hình ảnh sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó. Tâm vọng hư dối là hay suy nghĩ phân biệt tốt xấu, đúng sai, ta người…..
Chúng ta làm chủ bản thân qua suy nghĩ, lời nói rồi dẫn đến hành động chân chính bằng sự tỉnh giác trong từng phút giây, nên ta có thể cảm nhận được bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Người Phật tử chân chính sẽ nhìn thấy tất cả mọi sự việc xãy ra, đều có thể giúp cho chúng ta đạt được bình yên, hạnh phúc trong giờ phút hiện tại bằng cách buông xả mọi tâm niệm xấu ác.Nếu ai cũng sống và thấy như vậy, thì việc tu hành của mình sẽ mau chóng thành tựu, vì chúng ta thấy ai cũng là người ơn của mình, không thấy ai là kẻ thù chỉ có người chưa thông cảm với ta mà thôi.
Khi chúng ta đã biết thế nào là tu tâm rồi, việc kế tiếp là phải cố gắng sửa đổi tâm tính của chúng ta, phải quyết chí chừa bỏ những thói hư, tật xấu, phải chiến thắng những tâm niệm tham lam, sân hận, si mê, phải từ bỏ những lời nói ác độc, ganh tị, đố kỵ, phải vứt đi những hành động xấu xa tội lỗi, và sát sinh hại vật.
Chúng ta vì không chịu tham cứu kinh điển, học hỏi suy xét, quán chiếu lời Phật dạy, nên ta mới mắc phải những sai lầm đáng trách như vậy, vì chúng ta không có niềm tin sâu sắc đối với nhân quả.

Phật dạy hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp. Chúng ta muốn tu tâm dưỡng tánh trước tiên phải tin sâu nhân quả, hãy tự mình quán chiếu, soi sáng lại chính mình để nhìn thấy rõ những tâm niệm sai lầm mà tìm cách chuyển hóa thay đổi theo thời gian, bởi vì, ”giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Kế đến chúng ta từng bước dẹp bỏ tâm xấu xa độc ác, phát triển tâm từ bi trí tuệ. Tu là điều kiện tất yếu không chỉ dành riêng cho Phật tử mà tất cả mọi người muốn hết khổ được vui đều phải tu, không ai có thể ban phước giáng họa cho ta.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu?

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu?

Đăng lúc: 08:26 - 09/06/2015

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng có thể đã từng gặp phải những chuyện đau thương khốn đốn dẫn đến sự bực bội, khó chịu, phiền muộn khổ đau. Những người khó chịu, họ muốn làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng để tạo ra sự hiểu lầm hoặc mối hiềm thù trực tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau. Người khó chịu là người hay kiếm chuyện để gây gổ làm cho mọi người luôn bực tức và phiền não bức bách.

Ảnh minh họa

Như chúng ta ai cũng có thể biết sự đụng chạm giữa con cái đối với cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn bè và đồng nghiệp, ngay khi xảy ra sự việc đau buồn chúng ta do không biết cách kiềm chế bản thân, nên dễ dàng trút đổ những phiền muộn vào người khác. Khi trong ta trỗi dậy những cảm xúc khổ đau, ta dễ dàng bươi móc lỗi của người khác và công khai chỉ trích những sai phạm của họ, trước mặt mọi người.

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có thể đóng vai trò của một người khó chịu, bởi vì đã làm người thì chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết sai lầm dễ dẫn đến làm người khác phiền muộn đau khổ. Bây giờ chúng ta có thể nói ra một vài loại người khó chịu.

Có một loại người rất khó chịu vì cuồng tín, họ tin vào đấng bề trên, họ làm việc say mê và thậm chí giết người vô tội vạ, họ cho rằng chết vì đạo sẽ được lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao. Phụ nữ đối với họ chỉ là vật phụ thuộc, có nhiệm vụ sinh con đẻ cái và đáp ứng nhu cầu sung sướng cho họ.

Dạng người khó chịu này không chấp nhận ai, họ chỉ tôn thờ đấng bề trên của họ và muốn mọi người phải theo họ. Nếu họ nắm quyền hành trong tay, chúng ta sẽ không có chọn lựa khác, theo thì sống không theo thì chết, chỉ có vậy thôi!

Một loại nữa cho rằng chết là hết, không có nhân quả nghiệp báo nên khi sống họ mặc tình tạo tác gây ra nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác vì quan niệm mọi thứ sẽ trở về cát bụi. Chính vì vậy, dạng người khó chịu này nếu có ý thức một chút họ sẽ là những công thần dấn thân, hy sinh cho sự nghiệp chung mà sống trung thành với lý tưởng đó.

Người khó chịu theo dạng này nếu không có hiểu biết chân chính sẽ không chấp nhận học thuyết sống chết luân hồi tùy theo nghiệp báo tốt xấu đã gieo tạo. Họ cho rằng tôn giáo là thuốc phiện của nhân loại nên dẫn đến nhiều sai lầm đáng trách, làm tổn hại cho nhiều người.

Một loại người khó chịu khác, suốt đời họ mong muốn đòi hỏi ai cũng phải là một người hoàn hảo, không sai phạm, nên họ rất khó chịu khi thấy người khác phạm phải lỗi lầm. Người khó chịu theo dạng này, họ muốn mọi người cùng theo một khuôn mẫu với mình, ai khác đi thì không chịu, họ không hiểu quy luật duyên sinh nhân quả và sự huân tập của mọi người cũng khác nhau nên có sự sai biệt. Đó là sự chấp trước, chỉ thấy mình là người tốt còn mọi người khác đều xấu hết, nên cuối cùng rơi vào tuyệt vọng, họ không muốn chung sống với mọi người.

Có loại người khó chịu vì họ đang gặp hoàn cảnh bất hạnh, không tìm ra lối thoát như bệnh nan y, gia đình đổ vỡ tan nát, vợ hoặc chồng bỏ rơi, con cái chết chóc, sự nghiệp trắng tay…

Những người khó chịu là hạng người đang bị dính mắc bởi phiền não tham sân si, do họ chấp thân tâm này làm ngã nên muốn chiếm hữu mọi thứ, nhất là các ông vua thời phong kiến, đó là nói về người khó chịu thời xa xưa. Người khó chịu thời nay lại tinh vi hơn nữa, nhờ trình độ khoa học tiến bộ nên các lãnh tụ cường quốc chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên của các nước chậm tiến bộ, lạc hậu. Họ thường tự xưng mình là người khó chịu, vì không chịu khuất phục họ, theo họ hoặc là có thái độ không bằng lòng với họ, là họ tìm cách triệt buộc ngay lịch sử thế giới loài người đã cho chúng ta thấy rõ điều đó. Thế giới ngày hôm nay, sở dĩ chiến tranh binh đao tàn sát giết hại lẫn nhau là bởi do những người khó chịu này.

Với người không có hiểu biết chân chính, không tin tâm mình là Phật, là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, họ sống để tham lam, ích kỷ giành giựt chiếm đoạt, để có được nhiều hơn, bất kể mọi người khổ đau như thế nào họ không cần biết, họ chỉ biết rằng họ được ăn trên ngồi trước và nắm quyền sinh sát trong tay. Họ cho rằng đó là ân sủng thượng đế đã dành cho họ. Cuộc sống của họ luôn tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mọi người vì quan niệm sai lầm, bởi có một thần linh thượng đế ban phước giáng họa, sắp đặt mọi việc.

Nắm lấy, kéo về mình, cất giữ chất chứa là một thói quen xấu do ngu si chấp ngã thấy mình là trung tâm của vũ trụ. Con người ngay từ nhỏ, khi mới chập chững biết bò, chúng ta cố trườn tới để nắm lấy một đồ vật trước mặt. Nếu nắm lấy được thì bỏ vào miệng không biết phân biệt dơ sạch. Lớn lên, chúng ta nắm bắt chấp giữ và càng khó chịu nhiều hơn khi cảm thấy mình bị thiệt thòi hơn người khác.

Do chấp ngã chúng ta cố nắm lấy bám giữ, tiếc nuối rồi cảm thấy bực bội, khó chịu và nỗi tam bành lục tặc để làm người khác đau khổ. Khi cái ta lớn mạnh mà không được hài lòng vừa ý thì sự thất vọng càng nhiều, và phiền muộn khổ đau không có ngày thôi dứt.

Chúng ta cũng cần phải hiểu rõ, không nắm giữ không có nghĩa là không có gì hết, không có cả một cái chén để ăn cơm. Chúng ta vẫn cầm cái ly để uống nước, nhưng chúng ta không dính mắc vào nó, khi lỡ làm bể cái ly chúng ta vẫn không tiếc rẻ, bực tức hay nổi giận cáu gắt hoặc mắng chửi đánh đập người khác.

Chấp là nguồn gốc sinh ra mọi hệ lụy khổ đau cho con người, dù đó là chấp thiện. Chúng ta không thể muốn mọi người phải giống như mình, càng không thể dùng áp lực để buộc họ phải thay đổi. Cách duy nhất chúng ta có thể giúp họ là biết quay lại chính mình, tìm lại năng lực sẵn có của ta để có sự cảm thông, bao dung và tha thứ mà thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

Chúng ta hãy cảm thông cho người khó chịu với mình, vì họ không làm chủ được bản thân, họ đang đau khổ tột cùng. Vào những lúc như thế họ sẽ trút đổ mọi bực tức, giận hờn cho người khác, thậm chí họ thượng chân hạ cẳng, tạo ra nỗi khổ niềm đau cho nhau.

Người khó chịu không biết cách kiềm chế mình, nên họ lại thêm dầu vào lửa khiến cho sự việc càng thêm oan trái, bởi họ đang trong cơn tuyệt vọng và muốn có sự giúp đỡ. Chúng ta thường cho rằng người này đang ‘giận cá chém thớt’. Nếu quán chiếu sâu sắc, chúng ta sẽ thấy rằng họ đang bế tắc, họ đang trong cơn đau khổ tột cùng không có lối thoát, ta càng phải thương xót họ nhiều hơn. Trong lúc này, dù họ có cố gắng kiềm chế bằng nhiều cách đi nữa, nhưng lời nói của họ khi phát ra giống như dao bén cứa vào từng thớ thịt của người khác.

Khi chúng ta phải đối diện với người khó chịu thường xuyên, nếu không khuyên được họ, tốt hơn ta nên tìm cách tránh xa họ, tránh voi chẳng xấu mặt nào mà. Nhưng vì duyên sự, chúng ta không thể tránh được họ thì ta phải làm sao đây? Lúc này mình phải học cách, chấp nhận đương đầu với hoàn cảnh không mấy hài lòng vừa ý này.

Chúng ta sẽ thấy mình đang rơi vào hoàn cảnh éo le, ta sẽ bị phê bình chỉ trích nặng lời bởi người khó chịu kia, ngay lúc này nếu ta không tỉnh giác thì mọi thứ sẽ đổ vỡ. Nhờ tỉnh giác trong từng phút giây, chúng ta biết mình đang đối diện với lửa sân hận của người khác, nên ta an nhiên bình tĩnh tìm ra lối thoát.

Chúng ta phải ý thức rằng và có sự cảm thông cho người kia, bởi họ đang trong cơn tuyệt vọng, chúng ta dùng tuệ giác của Thế tôn để soi sáng lại chính mình mà có sự cảm thông và tha thứ cho họ. Chúng ta hãy quán sát thân này nhân duyên hòa hợp giả có không thật thể, cái gì là ta, là của ta, ta không chấp thân tâm này làm ngã, thì chẳng có thứ gì làm cho ta lay động mà phiền muộn khổ đau.

Khi đối diện với người khó chịu mình phải biết cách lắng nghe, để tìm ra nguyên nhân, họ đang nói gì, họ đang muốn gì, họ đang tiếc nuối về quá khứ, họ đang mơ mộng đến tương lai mà đánh mất mình trong hiện tại, họ không biết mọi việc tốt xấu, nên hư, thành bại đều do mình tạo ra.

Vào những lúc căng thẳng như thế, chúng ta phải dùng trí tuệ thấy biết đúng như thật để lắng nghe tâm tư của họ, họ đang muốn giải tỏa hết mọi áp lực từ bên ngoài đưa đến, đang đè nặng tâm thức của họ. Chúng ta cần phải quay trở về với thực tại để có sự cảm thông, bao dung và độ lượng, đừng vì tình cảm sâu nặng mà tự đánh mất chính mình.

Chúng ta phải nhìn vào mặt tích cực của họ khi gặp phải người khó chịu, đó cũng là một cơ hội tốt để cho mình thể hiện được sự tu tập từ bấy lâu nay bằng tuệ giác của Như lai. Vì khi nghĩ người tốt, ta sẽ bớt tâm ganh ghét tật đố mà không chỉ trích quá đáng sai lầm của người khác.

Ngày xưa có một câu chuyện như sau: Một vị tổ sư dùng phương tiện thiện xão để chỉ dạy cho người đệ tử của mình. Vị tổ sư ấy dẫn người học trò đến bên hồ chứa nước trong chùa. Sau đó, lấy một ly nhỏ chứa đầy muối rồi chế nước vào khuấy đều bảo người đệ tử uống. Người học trò vừa nhấp thử ngụm nước đã nhăn mặt nói nước mặn đắng, không thể uống được! Vị thầy bình thản lấy thêm một nắm muối khác cũng bằng với số muối trước, rồi bỏ vào hồ nước khuấy đều, bảo người học trò nếm thử. Lần này, người học trò uống thử ly nước mà không cảm thấy khó chịu của sự mặn đắng nữa.

Lúc này, vị thầy mới từ tốn nói tiếp: Sự đau khổ tột cùng giống như người uống đầy ly nước muối mặn. Tuy nhiên, nếu ta biết khôn ngoan sáng suốt hành trì theo lời Phật dạy, giữ giới, thiền định, từ bi thì ta sẽ dùng lượng muối đó pha vào thật nhiều nước, vị mặn của muối bị dòng nước hòa tan, nên ta vẫn uống bình thường mà không cảm thấy khó chịu bởi vị mặn đắng của nó.

Chính vì vậy, mỗi khi gặp điều không được hài lòng như ý, chúng ta hãy mở rộng lòng ra bằng tâm từ bi và trí tuệ để soi sáng lại chính mình thì mọi việc phải quấy, tốt xấu, đúng sai, được mất, hơn thua đều có thể tan hòa vào hư không.

Nói tóm lại, tất cả những người khó chịu dù bất cứ hình thức nào đều do sự chấp ngã thân tâm này là tôi, là ta, thấy thân này thiệt mình, thấy tâm suy tư nghĩ tưởng cũng là mình, nên từ đó ta đấu tranh giành giựt, chiếm đoạt dẫn đến tàn sát giết hại lẫn nhau không thương tiếc.

Có một phương pháp để chuyển hóa người khó chịu, trước nhất là chuyển hóa sự khó chịu của chính mình dựa theo lời Phật dạy. Vì sao chúng ta hay làm người khó chịu? Vì chúng ta không có lòng từ bi rộng lớn, từ là ban vui, bi là cứu khổ.

Muốn vậy ta phải quán tình thương và biết cảm thông, tha thứ. Khi thương yêu kính mến ai, ta sẽ không bao giờ khó chịu với người đó. Tình thương yêu chân thật thường đi đôi với tâm từ bi tức là ban vui và cứu khổ.

Khi có được một trái tim thương yêu có hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống, tâm sẽ dễ dàng trải lòng ra để giúp đỡ người khác và không buồn giận khi người đó vô ơn. Mỗi lần thấy một người khó chịu, ta tự cảm thấy mình cần phải làm điều gì đó, để giúp người ấy có đủ năng lượng thiết lập lại bình yên, hạnh phúc.

Có một người nọ thấy con bọ cạp sắp chết đuối trong một vũng nước. Khi thấy vậy tự nhiên ông ta muốn cứu giúp nó, nên nhanh nhẹn đưa bàn tay ra vớt con bọ cạp khỏi vũng nước, đặt nó vào chỗ an toàn. Con bọ cạp liền chích ông ta một phát đau điếng.

Tuy nhiên vì muốn qua đường, nó lại đi tiếp và cuối cùng lọt vào vũng nước khác. Lần này thấy nó sắp chết đuối, ông ta lại vớt nó lên lần thứ hai và cũng bị nó chích cho một phát nữa. Tay ông lúc này sưng vù, đau điếng.

Một người khác chứng kiến cảnh tượng đó từ đầu đến cuối bèn nói: “Tại sao ông lại dại khờ đến thế? Nên mới bị con bọ cạp chích cho hai lần đau điếng. Ông thật là điên rồ khi phải cứu vớt một con bọ cạp chẳng biết ơn nghĩa là gì!

Người đàn ông vui vẻ trả lời: “Thưa ông, tôi không thể nhìn thấy cảnh con bọ cạp bị chết đuối. Ông biết đó, thói quen và bản tính của con bọ cạp là chích, khi có người khác đụng vào nó đó là phản ứng tự vệ của nó, nó chỉ sống theo tập khí, thói quen mà không có sự quán chiếu. Còn thói quen của tôi là sẵn sàng cứu giúp khi có nhân duyên. Tôi thà chịu đau một chút mà cứu được con bọ cạp.

Suy luận trong trường hợp này, nếu người đàn ông đó dùng trí tuệ lấy một cành cây để vớt con bọ cạp thì sẽ không bị chích. Nhưng ông ta nghĩ rằng cứu một con bọ cạp trong cơn hoạn nạn là điều cần thiết, còn hậu quả như thế nào sẽ tính sau.

Qua bài học của câu chuyện này, đã nói lên tâm từ bi rộng lớn của người đàn ông muốn cứu một sinh mạng khác, dù đó chỉ là một con vật thấp kém. Ở đây cho chúng ta thấy người có tấm lòng rộng mở khi giúp người vật trong cơn nguy khốn, sẽ không có sự tính toán vì ta, người, chúng sinh. Đức tính của ông ta là sự giúp đỡ, sẻ chia bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.

Do đó, khi có được tình thương yêu rộng lớn thúc đẩy, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác, bất kể màu da, tôn giáo, chủng tộc. Nếu chúng ta, ai cũng biết nuôi dưỡng tình thương yêu chân thật bằng sự quán chiếu hằng ngày, ta sẽ thấy người và vật không có ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi. Nhờ vậy, khi sống chung với người khó chịu ta vẫn bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Phải đoạn tuyệt phiền não thị phi

Phải đoạn tuyệt phiền não thị phi

Đăng lúc: 09:39 - 05/06/2015

Hàng phàm phu vì chưa chứng vào chân tâm bình đẳng, và còn ranh giới giữa Ta và Người, nên trong đời sống, sự hơn thua phải quấy, khen chê có đến muôn ngàn, và không ai tránh khỏi. Dù cho chư Phật, chư Bồ Tát vì lòng đại bi mà thị hiện giữa cõi trần để độ
Hàng phàm phu vì chưa chứng vào chân tâm bình đẳng, và còn ranh giới giữa Ta và Người, nên trong đời sống, sự hơn thua phải quấy, khen chê có đến muôn ngàn, và không ai tránh khỏi. Dù cho chư Phật, chư Bồ Tát vì lòng đại bi mà thị hiện giữa cõi trần để độ sinh, cũng phải chịu cảnh thị phi, thương ghét.




Những sự thị phi làm cho người niệm Phật, nếu không sáng suốt, bình tỉnh, nhiều khi phải xao động mà phát sinh phiền não, gây chướng ngại cho việc hành trì.


Nếu chúng ta muốn dứt tâm thị phi, cần phải:

1. Phải xét lỗi mình, đừng nói lỗi người. Là phàm phu, ai cũng thích lời khen, ghét tiếng chê, và ưa bươi móc điều dở của người, không dè mình cũng nhiều lỗi lầm, chẳng có chi là tốt đẹp cả. Cho nên nguyên tắc của người niệm Phật là phải luôn luôn tự phản tỉnh, xét sửa lấy mình, đừng nên nhìn và nói đến lỗi lầm của người khác. Xét sửa lỗi lầm của mình sẽ giúp cho mình càng ngày càng sáng. Còn nhìn nói lỗi người tất càng thêm oan trái.

2. Khi bị sự thị phi khinh báng, nên an nhẫn mà niệm Phật nhiều hơn, chứ đừng tìm cách biện minh. Ví như tờ giấy trắng bị vết mực làm lem, thì ta cứ để yên, nó chỉ dơ một chút đó rồi lần lần phai nhạt, nếu lấy tay lau chùi tất sẽ hoan ố toàn diện. Bởi khi việc khinh báng xẩy ra, nếu hiện tại mình không sai quấy, tất kiếp trước cũng lỗi lầm, nên đời nay phải chịu quả báo. Giả sử kiếp trước mình không có biệt nghiệp trực tiếp gây nên lỗi lầm, thì cũng do cộng nghiệp tội ác, mới cùng sinh ra trong chốn ngũ trược này.

3. Người niệm Phật phải giữ vững lập trường, tin chắc nhân quả và đừng xao động vì tiếng hay, dở bên ngoài. Kinh Pháp Cú dạy:

_ " Ngọn núi cao đứng vững giữa cơn giông tố
Người chân chính an nhiên giữa tiếng thị phi".

Những tiếng khen, chê bên ngoài không làm cho ta tốt hay xấu, siêu hay đọa. Mà tốt, xấu, siêu, đọa đều do nơi ta. Nếu ta gây nhân tố lành, thì dù người có khinh là xấu xa, tội ác, nhưng ta vẫn được siêu thăng. Trái lại, nếu ta gây nhân tố xấu ác thì tuy người khác quý trọng, ngợi khen, nhưng ta vẫn phải chịu đọa lạc.

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng:

" Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê là kém dở
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ".

HT. Thích Thiền Tâm

Trí tuệ là sự nghiệp

Trí tuệ là sự nghiệp

Đăng lúc: 05:42 - 22/05/2015

“Duy tuệ thị nghiệp” nghĩa theo tiếng Việt là chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp chân thật của người tu. Trí tuệ không phải là trí thông minh thường tình ở thế gian, mà là trí sáng thấy đúng sự thật.
Điều trọng yếu của việc tu học Phật pháp là phải thấy được sự thật, mà không nằm ở chỗ đi chùa vì đông vui hay để trút bầu tâm sự. Khi đến chùa tu học, mọi người cần lắng lặng thân tâm, dồn hết sức lực vào việc nghe pháp và tu tập để có được một ngày an lạc, bởi vì đó là bước căn bản cần phải có của một người tu theo Phật. Muốn học đạo lý thâm sâu, thì trước cần phải học nói năng, im lặng, đi đứng đúng như chánh pháp. Giữ được thân, miệng yên lặng, thì tâm dần dần được an định và có thể chiếu soi nhìn thấy rõ sự thật.
Đức Phật đã dạy sự tu học cần phải theo thứ lớp điều căn bản nhất là phải nắm vững đạo lý nhân quả và đó chính là trí tuệ. Tuy thấy nhân quả đơn giản dễ nói, nhưng để thấu hiểu tường tận và ứng dụng vào trong cuộc sống đạt được hiệu quả an lạc diệu kỳ, mọi việc làm đều thành công trọn vẹn thì cần phải luyện tập hằng ngày và trong từng công việc, ý nghĩ, hành động. Người nông dân làm ruộng

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 16
  • Hôm nay 66
  • Tháng hiện tại 61,820
  • Tổng lượt truy cập 23,468,069