Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Giả danh "nhà sư" đi bán nhang lừa đảo

Giả danh "nhà sư" đi bán nhang lừa đảo

Đăng lúc: 06:55 - 19/07/2015

Thời gian gần đây xuất hiện kẻ xấu lợi dụng lòng tin, sự thật thà của nhân dân để lừa đảo. Nguy hiểm hơn, những kẻ xấu đó còn lợi dụng lòng tin, tính hướng thiện của phật tử để lừa đảo trục lợi cho bản thân bằng nhiều chiêu thức lừa đảo khác nhau.
Gần một tuần qua, chúng tôi có nhận được rất nhiều thông tin của các phật tử tỉnh Hải Dương thông báo về có hai "nhà sư" có biểu hiện bất thường xuất hiện tại huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Ninh Giang của tỉnh Hải Dương. Các "nhà sư" hành nghề bán nhang. Mỗi gia đình chỉ được mua 3 hộp nhỏ có giá 30.000/hộp để làm phúc đức và từ thiện xây chùa. Tuy nhiên sau khi vừa bán xong ở khuc vực này, lại xuất hiện "nhà sư" khác mang xe máy đến, chở đi đến địa điểm khác hành nghề. Sau nhiều ngày mật phục, chúng tôi đã làm rõ được chân tướng vị "nhà sư" giả danh này.


Khoảng 10 giờ, ngày 16 tháng 7 năm 2015, tại địa bàn dân cư thôn 1, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương xuất hiện hai người mặc quần áo tu màu nâu sòng, một người đi xe máy, một người đi bộ dọc tuyến đường quốc lộ 20D. Trên vai hai người này mang rất nhiều nhang (hương), tay cầm quyển sổ trong đó có rất nhiều giấy giới thiệu và đeo thẻ đệ tử chùa đi bán nhang.


Trong vai người dân mua nhang, chúng tôi đã có sự tiếp cận "hai vị sư" có hành tung bất thường này. Sau khi trò chuyện, vị giả sư này cho biết: “Tên thật là Nguyễn Thanh Lâm, pháp danh Đạt Tài, sinh năm 1976, mã số 27H, có hộ khẩu đăng ký tại xã Bình Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Vị này tự nhận là đệ tử của chùa Phước Quang có địa chỉ như trên do Đại đức Thích Thiện Thành làm trụ trì. Do nhà chùa ở vùng quê khó khăn, nên Đại đức Thiện Thành cho phép các đệ tử đi khắp nơi để bán nhang lấy tiền làm công tác phật sự”. Biết đây là vị giả sư, nên khi chúng tôi hỏi mua với số lượng nhiều vị này lấy lí do nhang sản xuất có hạn và nhà chùa Phước Quang chỉ bán cho những người thành tâm, hướng Phật chỉ được mua 3 hộp nhỏ, mua nhiều nhà chùa cũng không bán”.

Trong suốt quá trình chúng tôi trao đổi câu chuyện, vị giả sư này luôn tìm cách lẩn trốn, nói sang chuyện khác và không muốn bán cho chúng tôi, dù chỉ mua một hộp nhỏ.


Sau khi được một người bạn đồng nghiệp cũng đang công tác trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo ở Bình Dương cho biết: “Đó là hình thức lừa đảo và vị đó là giả sư”. Chúng tôi nhận được thông tin của Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định rằng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có chủ trương cho các chùa, các tự viện trong cả nước cho phép các tăng, ni của các chùa đi bán nhang thu tiền về làm phật sự và xây tự viện.”. Chính thông tin này của Ban TTTT T.Ư càng khẳng định vị sư giả bán nhang này là lừa đảo, giả danh nhà Phật để thu lợi bất chính cho bản thân.

Khi chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp, thì vị sư giả thái độ bất an, bất hợp tác. Đồng thời đưa cho chúng tôi xem một “Mớ” giấy tờ liên quan như: Giấy phép kinh doanh, chứng nhận đệ tử chùa, giấy phép…. Tuy nhiên kiểm tra kỹ “mớ” giấy tờ đó, chúng tôi có thể khẳng định: Đây là giấy tờ giả mạo. Vì trên thẻ chứng nhận đệ tử và giấy giới thiệu nhà chùa không có dấu đóng giáp lai vào 1/3 góc ảnh trái. Hai số điện thoại chùa Phước Quang điện không có người nghe; sổ cầu an không ghi cụ thể năm nào mà lại ghi là “năm 20”. Điều khiến chúng tôi thấy lộ liễu hơn đó là trong giấy giới thiệu người ký đóng dấu và Đại đức Thích Thiện Thành, còn trong Sổ cầu an ghi tên các gia đình công đức mua nhang lại ghi và đóng dấu Đại đức Thích Thiện Tín, trụ trì chùa.

Sau khi thấy đồng phạm của mình bị chúng tôi và nhân dân tra hỏi, vị giả sư còn lại lấy xe máy tẩu thoát. Còn vị giả sư có tên Nguyễn Thanh Lâm gọi điện cầu cứu các “huynh đệ”.

Có thể nói, trong những năm gần đây đời sống tôn giáo đạo Phật ngày càng có nhiều khởi sắc, sự hưng thịnh của Phật giáo ngày càng phát triển.

Các đối tượng lợi dụng lòng tin của phật tử và nhân dân đối với đạo Phật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân và làm xấu đi hình ảnh nhà Phật.

Qua bài viết này, rất mong Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang, chùa Phước Quang xác minh thông tin có một số kẻ xấu lợi dụng tên chùa để đi lừa đảo bán nhang thu tiền bất chính.

Ngoài ra, chính quyền địa phương, phật tử và nhân dân cần nâng cao cảnh giác với những chiều trò lừa đảo này.

Đức Tuỳ

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 15
  • Hôm nay 4,334
  • Tháng hiện tại 61,719
  • Tổng lượt truy cập 23,467,968