Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Lung Linh Đêm Thắp Nến Tri Ân Cha Mẹ tại Chùa Đức Hậu - TP. Vinh - Nghệ An

Lung Linh Đêm Thắp Nến Tri Ân Cha Mẹ tại Chùa Đức Hậu - TP. Vinh - Nghệ An

Đăng lúc: 10:34 - 10/08/2019

Tối hôm nay ( 10/7 Kỷ Hợi ) tại Chùa Đức Hậu, TP Vinh, Nghệ An linh thiêng tổ chức đêm Thắp Nến Tri Ân Cha Mẹ với hơn 1000 Phật tử, thiện nam tín nữ gần xa về tham dự

IMG 3088

Phật tích: LINH THIÊNG SÔNG HẰNG "Hành Trình Tìm Lại Chính Mình"

Đăng lúc: 21:18 - 27/11/2018

Đoàn hành hương ngắm cảnh bình minh, tụng kinh niệm Phật và cúng hoa đăng trên sông hằng - dòng sông linh thiêng của Ấn Độ.

IMG 9318

Thiêng liêng lễ CẦU SIÊU – THẮP NẾN TƯỞNG NIỆM TRI ÂN CÁC LIỆT SỸ XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH

Đăng lúc: 23:30 - 03/09/2018

Để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, UBND Tỉnh Nghệ An, UBND huyện Hưng Nguyên phối hợp với BTS Phật giáo tỉnh đã tổ chức đại lễ CẦU SIÊU – THẮP NẾN TƯỞNG NIỆM TRI ÂN CÁC ANH HÙNG XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH tại đài liệt sỹ Thái Lão (Hưng Nguyên ) vào ngày 24/07/Mậu Tuất (03/09/2018 )

IMG 6736

Lễ Khai Quang An Vị Tôn Tượng Phật Ngọc tại Chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 21:28 - 17/03/2018

Tối ngày 29/01/Mậu Tuất, chùa Đức Hậu tổ chức lễ khai quang an vị tôn tượng Phật ngọc được tạc từ khối đá ngọc thạch anh liên khối. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm thành kính trước sự chứng minh và cầu nguyện của: Đại đức Thích Định Tuệ

IMG 1381

Chùa Đồng Tương: Tỏa sáng đêm hoa đăng kỷ niệm ngày Phật thành đạo

Đăng lúc: 03:30 - 22/01/2018

Tối 05/12 Đinh Dậu, Chùa Đồng Tương tổ chức đêm hoa đăng kỷ niệm ngày Đức Phật Thành Đạo PL.2561 với sự hiện diện đông đảo quý Phật tử trong bầu không khí trang nghiêm, linh thiêng, mang đậm ý nghĩa tâm linh.

Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - Tp Vinh tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện cho các hương linh thai nhi.

Chùa Đức Hậu - Nghi Đức - Tp Vinh tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện cho các hương linh thai nhi.

Đăng lúc: 00:10 - 04/06/2017

Tối ngày 2/6/2017 tức ngày 8/5/Đinh Dậu, đêm thắp nến cầu nguyện hương linh thai nhi do Đại Đức Thích Định Tuệ - trụ trì Chùa Phúc Thành, Chùa Đức Hậu tổ chức. Cùng sự tham gia của Chư Tôn Đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh và hàng nghìn phật tử gần xa.




Dưới sự điều hành chương trình của Đại Đức Thích Định Tuệ buổi lễ trở nên linh thiêng huyền diệu hàng ngàn ngọn nến lung linh huyền diệu được thắp lên tại Chùa Đức Hậu, Nghi Đức, tỉnh Nghệ An, sau một ngày các vong hồn được nghe kinh siêu độ của Chư Đại Đức Tăng thiết lập Đàn tràng cầu siêu cho các Thai nhi bất hạnh. Thật cảm động, ngôn ngữ cũng không diễn tả hết được bằng lời cho niềm xúc cảm của những ai tham dự đêm thắp nến cầu nguyện tại đây.. Những lời sám hối của những người làm cha làm mẹ thốt ra trong buổi lễ cầu nguyện khi hàng ngàn ngọn nến được Chư Tôn thiền đức Tăng thắp lên và ngọn đăng được truyền ra khắp Đại chúng có mặt trong đêm nguyện cầu này, tựa như ánh sáng vi diệu của Phật Pháp lan tỏa trong màn đêm u tối, xóa tan hết hắc ám vô minh sau bao đêm trường mờ mịt ở những phương trời vô định để cho những vong hồn có chốn để quay về nương tựa.. bầu không khí như trầm xuống, tất cả mọi người ngồi lặng yên và cảm nhận từng lời nói, tâm tư tình cảm từ tiếng lòng của thai nhi. Những tiếng nấc nghẹn ngào, những giọt nước mắt đã chảy xuống thay cho lời sám hối, ăn năn của các bậc làm cha làm mẹ. Để tháo gỡ và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau ấy, hội chúng đã được lắng nghe những lời khai thị của ĐĐ.Thích Định Tuệ. Trên tình thần Nhân Quả của đạo Phật thì việc nạo phá thai là một tội ác, gây nên oan gia nghiệp chướng sâu dày. Nhưng với tâm hối cải, biết phát nguyện chừa bỏ, không tái phạm và thành tâm sám hối thì nghiệp chướng có thể chuyển hóa và mang lại những lợi ích cho cả người sống và người mất. Chính vì vậy , với tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, pháp hội này còn mang một ý nghĩa là hướng đến cách giáo dục mọi người trong việc ý thức bảo vệ sự sống, tránh đi sự suy giảm đạo đức hiện đang diễn ra trong xã hội hôm nay.




Hi vọng rằng những ánh nến tỏa sáng sẽ tương thông kết nối cảm xúc của người còn sống với người đã mất. Ánh sáng của những ngọn nến sẽ làm tan chảy sự vô cảm ,thờ ơ của những người cha người mẹ, giúp họ nhận ra sai lầm của mình. Ánh nến không chỉ là biểu tượng cho tình yêu thương ấm áp mà nó còn mang thông điệp của sự sống lan tỏa, sẻ chia.


Và cứ thế, những tiếng niệm Phật cứ tiếp nối vang lên trong không gian của ngôi Chùa cùng ánh nến lung linh đến tận cùng sâu thẳm đã để lại trong tâm của mội người một cảm xúc sâu lắng, khó quên.

Sau đây là một số hình ảnh:

















































































































Tác giả bài viết: Hồng Nga

Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ dâng hương tại Chùa Hương Tích - Hà Tĩnh

Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ dâng hương tại Chùa Hương Tích - Hà Tĩnh

Đăng lúc: 20:10 - 30/01/2017

Lễ chùa đầu Xuân để cầu tài cầu lộc, cầu may mắn bình yên, dường như là nét văn hóa tâm linh không thể thiếu của mỗi người dân Việt. Vì vậy, hằng năm mỗi độ xuân về Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã có truyền thống dâng hương cầu nguyện tại Chùa Hương Tích - Hà Tĩnh vào ngày mùng 3 Tết.

Dấu ấn những ngôi chùa linh thiêng ở Luang Prabang

Dấu ấn những ngôi chùa linh thiêng ở Luang Prabang

Đăng lúc: 19:30 - 29/06/2016

Ảnh: DulichVTV
Dấu ấn của Phật giáo để lại rõ nét nhất chính là những mái chùa làng linh thiêng có mặt khắp nơi trên đất nước Triệu Voi.
Kỳ 1: Đường đến đất nước Triệu voi và cánh đồng chum bí ẩn

Kỳ 2: Động Phật Pak Ou linh thiêng và kỳ bí

Cũng giống như một số quốc gia lân bang, Phật giáo được du nhập vào Lào từ rất sớm.

Lịch sử ghi lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ VIII sau Công Nguyên, một nhóm người Môn, một tộc người có xuất nguồn ở khu vực biên giới Thái Lan và Myanmar, đã di cư xuống vùng đất Tây Lào.

Ngoài kinh Phật và những vật phẩm liên quan đến Phật giáo ra, trong hành trình di dân lịch sử này, những người Môn còn mang theo những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Srilanka và tại đây họ đã truyền bá Phật pháp Tiểu thừa Theravada cho cư dân bản địa. Đến thế kỷ XIII, công việc truyền bá Phật giáo đến vùng đất này cơ bản đã hoàn tất.

Sau hơn 1.500 năm tồn tại song hành cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo với tinh thần bao dung, quảng độ đã từng bước thẩm thấu và trở thành một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển của dân tộc Lào. Cho đến ngay nay, dấu ấn mà Phật giáo để lại rõ nét nhất chính là những mái chùa làng có mặt khắp nơi trên đất nước này.
Skip in 6...Ad finishes in 15 seconds

Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có khoảng 6.300 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rát trên khắp đất nước. Và mỗi ngôi chùa, tùy theo vị trí tọa lạc, đặc điểm dân cư mà nó mang trong mình một trọng trách, một chức năng rất riêng.

Tọa lạc trên đại lộ Si - Sa- Vang -Vong, cạnh tòa nhà bảo tàng hoàng gia Luang Prabang, nơi xưa kia là cung điện, là trung tâm kinh tế- văn hóa của quốc gia này trong một thời gian dài nên chùa Wat Mai Suwannaphumaham có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của cổ thành này.

Được xây dựng vào năm 1780 bởi vua A-Na-Rút của Vương quốc Luang Prabang, chùa Wat Mai Suwannaphumaham một thời được xem như là ngôi chùa dành riêng cho Hoàng Gia và giới quý tộc, các thương gia giàu có.

Trong khi nhiều ngôi chùa khác bị phá hủy trong cuộc chiến giữa vương quốc Luang Prabang và đội quân cờ đen, một nhóm vũ trang được bị triều đình phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ xếp vào dạng phản loạn, vào năm 1887, thì chùa Wat Mai Suwannaphumaham hầu như vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên thủy vốn có và đó chính là lý do mà ngôi chùa này trở nên thiêng liêng đối với người dân cố đô.


Wat Mai Suwannaphumaham, ngôi chùa linh thiêng của những người dân buôn bán - Ảnh: wikipedia
Như đã nói, do nằm ngay vị trí trung tâm của cố đô xưa, nên chùa Wat Mai Suwannaphumaham bao đời nay được xem như là điểm tựa tâm linh dành riêng cho những người buôn bán.

Bao thăng trầm của lịch sử đã đến rồi đi, song dấu tích về vai trò dẫn dắt thương mại của ngôi chùa Wat Mai Suwannaphumaham dường như vẫn còn đó thông qua hàng loạt những bức tranh được các họa sĩ Phật giáo cẩn thận khắc in vào tường.

Và có lẽ, đó cũng chính là lý do mà ngôi chợ Luang Prabang bao đời nay vẫn tồn tại một cách lặng lẽ dưới bóng ngôi cổ tự linh thiêng mặc cho biến thiên của thời gian và thời cuộc.

Người dân địa phương cho biết, trước đây chợ chỉ họp ban ngày.

Tuy nhiên, khi mà cố đô Luang Prabang được Unesco công nhận là thành phố di sản, ngành công nghiệp du lịch phát triển thì ngôi chợ này chuyển sang họp vào ban đêm để phục vụ cho khách du lịch.


Kiến trúc bên trong chùa

Tượng Phật - Ảnh: wikipedia
Mặc dù có sự thay đổi về thời gian, song không gian của ngôi chợ vẫn không hề thay đổi, vẫn lặng lẽ thu mình bên mái chùa làng linh thiêng của các thế hệ tiểu thương bản địa.

Và cũng giống như những ngôi chợ mà chúng tôi có dịp tiếp cận trong hành trình khám phá đất nước Triệu Voi, cung cách buôn bán ở ngôi chợ đêm này diễn ra trong một không gian khá bình lặng, giống như lối sống thường nhật của đại bộ phận người dân trên mảnh đất này.

Bân cạnh chùa chùa Wat Mai Suwannaphumaham ra, ở cố đô Luang Prabang còn có một ngôi chùa khác cũng có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của của thành phố, đó là chùa Wat Xieng Thong.

Nếu như chùa Wat Mai Suwannaphumaham được ví như là biểu tượng dành cho giới tiểu thương thì Wat Xiêng Thong được xem như một bảo tàng nghệ thuật, nơi lưu giữ những tinh hoa kiến trúc, nghệ thuật hội họa của Phật giáo nói riêng và của dân tộc Lào nói chung.

Nằm ở cuối đường Sakkarin, gần với ngã ba tiếp giáp giữa sông Mê Kông và sông Nam Khan, chùa Wat Xiêng Thông được xây dựng năm 1560 dưới thời vua Setthathirat.

Cùng với chùa Wat Mai Suwannaphumaham, chùa Wat Xieng Thong là một trong hai ngôi cổ tự được Đội quân cờ đen không cho phá hủy vào năm 1887.


Chùa Wat Xieng Thong
Tương truyền, sở dĩ ngôi chùa Wat Xieng Thong không bị phá hủy là do một trong những thủ lĩnh của đội quân này có một thời gian tu tập ở đây trước khi gia nhập lực lượng này.

Chùa Wat Xieng Thong có khuôn viên khá rộng với nhiều hạng mục lớn nhỏ, bao gồm một chánh điện mang phong cách kiến trúc đặc trưng của Luang Prabang cổ với mái lợp ba tầng hạ sâu hướng về mặt đất.


Ngoài cổng chùa
Bên ngoài khu vực chánh điện, người xưa cho xây dựng một số nguyện đường nhỏ, mang phong cách kiến trúc pha lẫn giữa lối kiến trúc đặc trưng của dân tộc Lào và kiến trúc Phật giáo tiểu thừa Theravada và là nơi khi xưa, các nhà sư dùng làm nơi tịnh tâm nghĩ về đạo pháp trong mùa an cư kiết hạ.

Bên cạnh kiến trúc độc đáo trường tồn qua hàng thế kỷ ra, chùa Wat Xiêng Thông còn khiến nhiều người ngạc nhiên với hàng loạt bức tranh đa sắc màu về lịch sử Phật giáo và lịch sử dân tộc. Tất cả đều được các họa sĩ cẩn thận dùng miễng sành, sứ lắp ghép lại với nhau hoặc trực tiếp vẽ lên tường. Đây được xem như là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo vào loại bậc nhất trên đất nước Triệu Voi.


Tượng phật bên trong chùa - Ảnh: Visit Laos
Cũng giống như nhiều dân tộc sống trên ban đảo Đông Dương, trước khi đạo Phật xuất hiện, cư dân cổ có khuynh hướng đa thần. Và khuynh hướng ấy vẫn âm thầm tồn tại bên cạnh đạo Phật cho đến ngày nay.

Và đó là lý do mà trong ngôi nhà này, người ta cho lưu giữ rất nhiều bức tượng, tranh vẽ về các vị thần trong truyền thuyết của các dân tộc Lào bên cạnh những bức tượng Phật có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.

Thời gian trôi qua, lịch sử dân tộc Lào trải qua nhiều biến động, song tính cách hiền hòa của người dân Lào dường như không thay đổi. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy giá trị của đạo Pháp dường như đã trở thành thành tố quan trọng hình thành nên giá trị con người ở đất nước này, cho dù họ là ai, làm nghề gì.

Và trong quá trình hình thành nên giá trị con người Lào hàng ngàn năm qua có vai trò của những mái chùa làng. Lưu giữ ký ức của những ngôi chùa mang trên mình nét đặc trưng riêng như chùa Wat Mai Suwannaphumaham và chùa Wat Xiêng Thong là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên đất nước Triệu Voi.

Nguyễn Minh

Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan

Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan

Đăng lúc: 08:58 - 13/05/2016

Nhiều người gọi Bhutan là “vương quốc bị bỏ quên” vì ít người lui tới, nhưng nơi đây lại chứa đựng chiếc chìa khóa quan trọng về hạnh phúc của con người.

Bhutan được thế giới mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Điều này làm cả thế giới muốn biết bí mật hạnh phúc của người dân đất nước này là gì. Hai tác giả Barry Petersen và T. Sean Herbert đã có chuyến đi đến Bhutan để khám phá bí mật này, với bài viết được đăng trên trang tin CBS News giữa tháng 4 vừa qua.
Mot vong xoay tai thanh pho Thimphu, khong co den giao thong.jpg
Một vòng xoay tại thành phố Thimphu không có đèn giao thông

Hòa nhập và gìn giữ bản sắc riêng

Nằm giữa hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, kinh tế Bhutan chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Theo Hiến pháp của Bhutan, diện tích rừng phủ xanh phải chiếm 60%, nhưng trên thực tế mức độ phủ xanh hiện tại là đến 72%.

“Rời máy bay, hít một hơi thật sâu những làn khí trong lành thuần khiết, bạn sẽ có cảm giác hơi thở của quá khứ ngay trong hiện tại này”, tác giả bài viết chia sẻ.

Khắp nơi trên đất nước Bhutan, bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh những vị tu sĩ và lá cờ Phật giáo. Theo quy định của hoàng gia, kể cả những tòa nhà mới được kiến tạo cũng phải được trang trí với điêu khắc truyền thống và các tạo vật linh thiêng của quốc gia.

Tại đây, số lượng khách sạn có trang bị thang máy không nhiều nhưng công nghệ đã “xâm nhập” vào nơi này hiệu quả và mạnh mẽ hơn bất kỳ “kẻ xâm lấn” nào khác. Điện thoại di động có mặt nơi nơi. “Tôi dùng điện thoại mỗi ngày để sắp xếp các cuộc hẹn, kiểm tra email và hoàn thành các bài báo khi thời gian gấp rút”, Tshering Choeki - một nhà báo tự do cho biết.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với một người anh em của đương kim quốc vương, hoàng tử Dasho Jigyel - người từng học tập tại Trường Đại học Oxford (Anh quốc) và tại Hoa Kỳ về những thay đổi tác động đến văn hóa và các mặt khác của đời sống ở Bhutan, ngài cho biết: “Giống như hai thái cực cùng tồn tại, với sự toàn cầu hóa, chúng tôi mở cửa hội nhập vì chúng tôi không thể bơi ngược con sóng. Quay lại những năm tháng trước đây, chúng tôi còn không có cả giày và vớ nhưng hiện tại thật sự là một cuộc cách mạng”.

Cuộc cách mạng này diễn ra nhiều thế kỷ nhưng với đất nước Bhutan, không có gì là vội vã. Ở đây, không có đèn giao thông, không có McDonalds, Burger Kings hay Starbucks gì cả.

Karen Beardsley, Giáo sư Fulbright dạy tại Đại học Hoàng gia Thimphu cho rằng: Bhutan “từ chối” việc đánh mất “nhân dạng” của quốc gia mình. Đó là lý do họ không chào đón các thương hiệu toàn cầu của Hoa Kỳ. “Tôi cho rằng, giữ gìn đặc trưng văn hóa của mình là điều rất quan trọng và người Bhutan nhất tâm với điều này, rằng sự nhan nhản các cửa hiệu nói trên có thể làm bạn cảm giác như bạn đang ở Hoa Kỳ”; và tất nhiên người Bhutan cũng không mong muốn điều này.

Nơi chứa đựng chiếc chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc

Khi được hỏi về sự khác biệt trong sinh hoạt và dạy học giữa Hoa Kỳ và Bhutan, Beardsley chia sẻ: Không như sự vội vã và bám chặt vào thời gian, cuộc sống nơi này rất thư thái và bình yên. Con người ở đây cũng thật tuyệt vời.

Hiện tại, Bhutan giới hạn số lượng du khách quốc tế đến quốc gia mình. Năm ngoái chỉ có 57.000 du khách đến đây, con số này chỉ nhỉnh hơn số người đến Disney World trong một ngày.

Thap nen trong cac tu vien Phat giao o Bhutan.jpg
Nến thắp trong các tu viện Phật giáo ở Bhutan

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhà nước Bhutan đã bắt đầu thay thế chỉ số tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bằng chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” (gross national happiness).

“Tại Hoa Kỳ, người ta phải áp lực mua nhà đẹp, sắm xe sang, còn ở Bhutan, người ta hài lòng và hạnh phúc với những gì họ có. Họ ít chú trọng đến khía cạnh vật chất nhưng lại tận hưởng cuộc sống và thiên nhiên xung quanh nhiều hơn”, chia sẻ của hai du khách Hoa Kỳ (có tên là Brendan Madden and Tatiana Gregorek) đang du lịch tại Bhutan khi Petersen hỏi họ học được gì từ chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” của Bhutan.

Để thúc đẩy chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia”, hoàng tử Dasho khẳng định: “Là em trai của quốc vương, tôi luôn cố gắng đại diện cho con người và đất nước mình bằng hết khả năng của mình. Và với cương vị Chủ tịch Ủy ban Olympic, tôi phải đảm bảo rằng nhiều thanh niên của Bhutan nhận được lợi ích tích cực từ các môn thể thao được tổ chức”.

“Vậy xin hỏi, điều gì làm hoàng tử thấy hạnh phúc?” - “À, hạnh phúc là một khái niệm tương đối nhưng với tôi, có được những nguồn năng lượng tích cực xung quanh tôi và cảm thấy hài lòng với bản thân mình là hạnh phúc”.

Karma Tshiteem, người có sứ mệnh đảm bảo chỉ số hạnh phúc quốc gia khi được hỏi: “Ông thấy dành thời gian cho gia đình, cho hạnh phúc của mình quan trọng như thế nào?”, đã trả lời: “Rất quan trọng và đây là những điều ưu tiên hàng đầu. Có những điều quan trọng giúp mang lại hạnh phúc cho mỗi người và chúng ta cần đầu tư nhiều thời gian vào đó hơn là tiền bạc”.

“Vậy ông nghĩ giá trị quan trọng nhất của hạnh phúc là gì?” - “Đó là yêu thương, lòng từ bi và sự quan tâm dành cho người khác”.

Và một điều đáng ghi nhận là mỗi trường học ở Bhutan mỗi ngày đều dành ra 2 phút để thực hành thiền định.

Và bạn sẽ thấy những bảng chữ thế này tại khắp các con đường, các ngọn đồi ở Bhutan: Chúng ta hãy sống xanh và giữ cho địa cầu sạch đẹp. Tự nhiên là tấm gương phản ánh nội tâm bên trong của bạn. Ngay cả các graffiti cũng thể hiện tính đạo đức trong đó, như Con người cần nhiều thứ để đáp ứng nhu cầu của mình, chứ không phải để thỏa mãn lòng tham…

Và ở đây, con người thật sự hạnh phúc và “hạnh phúc một cách nghiêm túc”.

Với một vị Lama, hạnh phúc là sống ở một quốc gia hòa bình. Với một phụ nữ Bhutan, hạnh phúc là được sống ở một nơi mà tự nhiên và núi non được bảo vệ.

tuvien.jpg
Tu viện Tiger's Nest - nơi thu hút du lịch số một ở Bhutan

Theo Sonam Tshering, nền văn hóa của Bhutan vẫn còn nguyên vẹn. Nền văn hóa đó biểu hiện qua cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Và, “chúng tôi là văn hóa”.

Có lẽ, đây chính là bài học từ quốc gia Phật giáo nhỏ bé và hiền hòa này. Ở đó, hạnh phúc không phải là sống vội vội vàng vàng, không phải là thoải mái đến các trung tâm thương mại, không phải là tậu sắm chiếc xe hơi mới. Hạnh phúc chính là hài lòng với những gì cuộc sống mỗi ngày dâng tặng cho ta, mỗi ngày.

Chùa Đức Hậu: Khai Đại Hồng Chung nhân ngày Vía Bồ Tát Quán Âm

Chùa Đức Hậu: Khai Đại Hồng Chung nhân ngày Vía Bồ Tát Quán Âm

Đăng lúc: 00:46 - 28/03/2016

Chuông là một pháp bảo của chùa, vì quả chuông, hay con gọi là đại hồng chung đã trở thành một pháp khí linh thiêng của chùa có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tâm linh đối với mọi người, mọi loài và mọi cảnh giới nữa.

Đại hồng chung trong chùa

Chuông hay đại hồng chung là một pháp bảo, pháp khí linh thiêng có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tâm linh của con người, mọi loài và mọi cảnh giới. Tiếng chuông chùa, theo kinh điển, có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Nên chùa nào cũng có chuông, chuông to, chuông nhỏ tùy theo khả năng của mỗi chùa.

Mỗi khi chú tạo chuông, nhà chùa thường thực hành nghi lễ trọng thể, chú nguyện rất trang nghiêm. Trên thân của bất kỳ quả chuông nào cũng đều có trang trí các đường nét hoa văn tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa sâu sắc của giáo lý nhà Phật cùng với hai bài kệ thỉnh chuông bằng chữ Hán (hoặc chữ Việt tùy theo), để mỗi khi đánh chuông, lời kệ cùng tiếng chuông vang vọng thấu cõi âm ti để chuyển hóa nghiệp lực chúng sanh và thức tỉnh nhân tâm, bỏ ác làm lành, quay về nẻo giác.

Thắp nến tri ân và cầu siêu ở nghĩa trang liệt sĩ Tp Vinh

Thắp nến tri ân và cầu siêu ở nghĩa trang liệt sĩ Tp Vinh

Đăng lúc: 20:47 - 30/07/2015

Quang cảnh buổi lễ

Kỷ niệm ngày 27/7, tối 27/07/2015, Chư tôn đức tăng ni, Nhân dân địa phương tp Vinh cùng khoảng 1000 phật tử (gồm Phật tử Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ và Đạo Tràng chùa Đức Hậu) cùng các em ‘Gia Đình Vườn Tuệ” các em sinh viên đã truyền đăng, thắp nến, cầu siêu cho các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Vinh (nghĩa trang tại đường Nguyễn Trãi,phường Quán Bàu, thành phố Vinh). Từ chiều, với lòng thành kính, các phật tử đã có mặt tại nghĩa trang để quét dọn, cắm hoa trang trí và dâng tiến những mâm lễ tại đài tưởng niệm.




Đại đức Thích Định Tuệ - UV BTS GHPG tỉnh Nghệ An làm chủ lễ cầu siêu. Một không khí thật linh thiêng, thành kính. Khi đã tắt nắng, là hơn 1 ngàn ngọn nến cùng với từng ấy bông hoa được thắp lên, đặt lên từng ấy ngôi mộ. Nghĩa trang huyền ảo linh thiêng. Chỉ trong ít phút, khuôn viên rộng lớn của nghĩa trang liệt sĩ thành phố Vinh đã lung linh ánh nến và hơn 1000 ngôi mộ các anh linh liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ đã được sưởi ấm không chỉ bằng ngọn nến mà còn bằng tấm lòng tri ân của những người con nhân dân thành phố Vinh.


Hàng nghìn ngọn nến đã được thắp sáng trong giờ phút tri ân hơn 1000 anh hùng liệt sĩ tp Vinh hiện đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ

Nghĩa trang liệt sỹ Tp Vinh. Nơi đây là yên nghỉ vĩnh hằng của những người con thân yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng ngàn người con của quê hương thành phố Vinh đã hy sinh tuổi thanh xuân, cùng nhân dân cả nước làm nên cuộc kháng chiến thần thánh, dành độc lập tự do cho dân tộc. Xin được cúi đầu trước linh hồn những người đã hy sinh, quên mình vì Tổ quốc và xin được gửi lời tri ân tới những gia đình thương binh, liệt sỹ.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:






















Thái Quảng - Hồng Nga

Ý nghĩa bốn chữ “cửu huyền thất tổ”

Ý nghĩa bốn chữ “cửu huyền thất tổ”

Đăng lúc: 21:31 - 01/07/2015

Ý nghĩa của bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ trên bàn thờ gia tiênTrên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình thường hay đặt một bài vị có ghi bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ. Vậy bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ này mang ý nghĩa gì trong văn hoá Việt Nam? bài viết sau đây của Hòa thượng Thích Giác Hoàng sẽ thích nghĩa cho chúng ta hiểu rõ được vấn đề này hơn.

Bàn thờ gia tiên

Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán – Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Không biết bốn chữ này được xuất hiện trong văn bản nào sớm nhất, nhưng theo chỗ chúng tôi biết, bốn chữ này xuất hiện trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông viết bằng thể thơ song thất lục bát của Thiền sư Hương Hải (1728 – 1715) được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dày công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải (Nhà xuất bản Tp.HCM, 2000). Phía sau cuốn sách có in toàn bộ tác phẩm và ngữ lục của Thiền sư bằng chữ Hán. Tác phẩm Sự Lý Dung Thông (trang 416) cũng nằm trong phần phụ lục này, có đề cập đến bốn chữ này trong hai câu thơ:
“Thích độ nhân miễn tam đồ khổ
Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương”
(Ðại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sinh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng).
Có lẽ vì câu trên quá cô đọng nên bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (trang 392), vẫn giữ nguyên như vậy, và phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ “cửu huyền thất tổ” như sau:
“Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ”
Mặc dầu trong các từ điển, chúng tôi không thấy có chữ “huyền” nào có nghĩa là “đời” cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ này được hiểu như là “đời”, và có lẽ nên dịch là “thế hệ” thì chính xác hơn.
Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
Một vị Hoà thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “cửu huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là “cửu huyền”.
Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ” (viết bằng chữ Hán). Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ “hương linh” chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là “bàn linh”. Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ “Cửu Huyền” hoặc cả “Cửu Huyền Thất Tổ” chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng.

“Cửu Huyền thất Tổ” trong nền văn hoá Việt Nam
Theo cách nhìn tổng quát, văn hóa có hai phần đặc trưng, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nền văn hóa vật chất bao gồm các lĩnh vực thuộc khoa học kỹ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm các lĩnh vực thuộc học thuật, tư tưởng, tôn giáo và các loại hình giải trí, nghệ thuật
Cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam thuộc loại hình văn hoá tinh thần. Cách tôn kính, thờ cúng này không phải ở Việt Nam mới có, mà từ thuở nhà Hạ (2183-1752 trước TL), Thương/ Ân (1751-1112 trước TL), Chu (1111? – 249 trước TL) bên Trung Hoa cũng đã có nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên rồi. Các vua chúa thường đi tế Giao (cúng trời đất) ở một nơi được xem là linh thiêng, hoặc cúng tổ tiên trong Thái Miếu. Nền văn hoá Việt Nam thời cổ và trung đại cũng vậy. Các vua chúa thường đi cúng tế nơi Thái Miếu, nơi đền thờ các vị khai quốc công thần. Còn người dân dã thì thường thờ ông bà cha mẹ tại nhà và làm lễ cúng giỗ hàng năm.
Điều đáng nói ở đây, là nền văn hoá tinh thần nầy đã được duy trì, phát huy và thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam dù trải bao biến thiên lịch sử. Không phải đất nước nào cũng duy trì được nền văn hoá quý báu này. Trung Hoa, một trong 3 cái nôi văn minh nhân loại thời cổ, đến khi Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 thì nền văn hoá tinh thần bị hạ bệ, nhất là giai đoạn “Cách Mạng Văn Hoá” thì tinh thần “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ người đào giếng” hoàn toàn bị xoá sổ, mà thay vào đó là nền văn hoá của “Mao Chủ tịch”.
Ðại đức Minh Nghị đang du học bên Trung Hoa kể cho chúng tôi nghe, khắp đại lục Trung Hoa không có được một nhà có bàn thờ ông bà cha mẹ của mình. Vào nhà chỉ thấy hình của bác Mao Trạch Đông thôi! Các chùa chiền thì không thấy có nhà thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” hoặc “Vãng Sinh Ðường”, thậm chí một số chùa chiền cũng không thấy có nhà thờ Tổ (Tổ đường). Khái niệm “thờ cúng” ông bà cha mẹ gần như bị lãng quên và họ còn cho đó là một nghi thức “cổ lổ xỉ”. Họ cho rằng “thờ cúng” là một hình thức mê tín dị đoan, nên đã cực lực loại bỏ! Thế là cả một nền văn hoá “Ẩm thuỷ tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn) tốt đẹp mấy ngàn năm, một truyền thống hiếu thảo “phụ hề sanh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực” (Kinh Thi)[1] đã từng làm xúc động bao con tim của bao thế hệ, nay không còn duy trì nữa. Thật buồn thay cho một nền văn hoá có bề dày nhất nhì trong lịch sử văn minh nhân loại, và cũng là một nền văn hoá được đánh giá là tôn trọng chữ hiếu bậc nhất trong lịch sử nhân loại, thế mà ngày nay lại thiếu vắng tinh thần tri ân và báo ân!
May mắn thay, văn hoá Việt Nam, dù trải bao thăng trầm lịch sử, nhưng đạo lý: “Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm khảm người Việt, vẫn ấm áp trong tiếng hát hời ru con muôn thuở:
“Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha”.

Thích Giác Hoàng

grab14345062184 Copy 298568082

Nepal: đang khắc phục Chùa Tháp Swayambhunath sau trận động đất

Đăng lúc: 19:21 - 17/06/2015

Một trong những ngôi Cổ tự và Bảo tháp được tôn kính và linh thiêng nhất ở Nepal đã bị thiệt hại trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Những nhà Bảo tồn hy vọng sẽ khắc phục Bảo Tháp trước mùa mưa.
Chùa Tháp Swayambhunath còn được gọi là chùa Khỉ (bởi nơi đây có nhiều khỉ cư trú, đặc biệt là ban đêm), ngôi Cổ tự tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi rặng cây xanh ở phía Tây thung lũng Kathmandu, nơi thu hút du khách thập phương hành hương trãi qua 1.400 năm qua. Đỉnh Bảo Tháp cao vút với sắc huỳnh kim lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, hòa lẫn bầu trời mây bay bãng lãng, từ xa xa đã dễ dàng nhìn thấy.

Chùa Tháp Swayambhunath được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu, chia sẻ rằng: “Bảo Tháp Swayambhunath đã bị ảnh hưởng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Chúng ta phải khẩn trương khắc phục những vết của Bảo Tháp trước mùa mưa”.

Dân Nepal và người nước ngoài cùng làm công việc dọn dẹp các mảnh vỡ của Thánh tích này sau trọng động đất vào ngày 25/04/2015 đã cướp đi hơn 8.500 người, bị thương 23.000 người và hàng trăm nghìn người vô gia cư, đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Các trận động đất kinh hoàng đã tàn phá các di sản cổ xưa của Nepal, đây là trung tâm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của nhiều người dân địa phương, bởi Thánh tích này là một hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, một nơi thu ngoại tệ, góp ngân sách cho địa phương.

Theo tài liệu của UNESCO, hơn 30 di tích trong thung lũng Kathmandu đã bị thiệt hại trong trận động đất, và đã phát hiện thêm 120 di tích khác bị một phần thiệt hại.

Ông Christian Manhart, Giám đốc UNESCO tại Kathmandu và đồng nghiệp ước tính sẽ mất ít nhất $ 160,000,000 để sửa chữa và khôi phục 1.000 di tích bị hư hỏng, và bị phá hủy bao gồm Tu viện, Đền miếu công trình văn hóa lịch sử trên khắp cả nước. Đối với quốc gia đa Tôn giáo sắc tộc này, việc phục dựng lại là một ưu tiên đặc biệt.

Ông David Andolfatto, Nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật, một chuyên gia tư vấn của UNESCO, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm kê các di tích di sản làm từ đá, đất nung và cất giữ tạm trong ngôi Cổ Tự. Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn để chúng không bị cướp đi.

Bình nhật mỗi buổi sáng cư dân địa phương và du khách hành hương đi nhiễu quanh Đại bảo tháp Swayambhu, nhưng bây giờ họ không thể đến Thánh tích này được bởi không an toàn”.

Sau trận động đất, Ông David Andolfatto vội vã ra đường, nhảy vọt lên xe đạp của mình để đi kiểm tra Bảo tháp Swayambhu, nằm ở phía tây của thành phố Kathmandu. Ông đã dành thời gian quý báu của mình cho việc bảo vệ Thánh tích này cho đến hôm nay.

Cùng với việc khắc phục sửa chữa các vết nứt của Bảo Tháp, Ông là người nỗ lực giám sát những bích họa có nguy cơ mất dạng tại một ngôi Cổ tự nhỏ có tên là Shantipur. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận với chư tôn đức Phật giáo địa phương, và chỉ có các vị Giáo phẩm Phật giáo mới hiểu rõ được những chi tiết nơi tôn nghiêm bên trong ngôi Cổ tự nhỏ này.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu nói: “Trong trận động đất kinh hoàng vừa qua, tại Trung tâm Thủ đô, Bảo tàng Hanuman Dhoka Palace cũng chịu chung số phận trong tình trạng thảm khốc. Các bức tường và mái nhà bị rã tan.

Quân đội và các công nhân đang bảo vệ các địa điểm di tích, họ đang củng cố các bức tường và việc tìm kiếm các bộ phận khác của để bảo vệ trước khi cơn mưa đến.

Theo UNESCO đánh giá thiệt hại của trận động đất được tập trung ở thung lũng Kathmandu, một vị trí đặc biệt trong lịch sử Nam Á. Trong khi Phật giáo Ấn Độ phần lớn bị biến mất vào khoảng thế kỷ 12, nhưng Phật giáo tại Kathmandu vẫn phát triển mạnh (Năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ). Chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử Phật giáo và Ấn Độ giáo tuyệt vời.

Ví dụ, một số Tự viện Phật giáo có khả năng phát triển ở đó và lan rộng khắp châu Á, những truyền thống này vẫn sôi động cho đến khi trận động đất rung chuyển đã lật đổ hàng chục công trình.

Hằng ngày mọi người đến các Tự viện Phật giáo để chiêm bái, sinh hoạt Tín ngưỡng Chánh tín, thưởng thức nghệ thuật kiến trúc, một tách Trà đạo, màu xanh biếc của những ngọn đồi núi xum xuê hùng vĩ. . .

UNESCO và Bộ Văn hóa Nepal đang tập trung vào việc củng cố di tích bị hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ trong mùa mưa sắp tới, mưa kéo dài suốt mùa hè. Sau đó, họ sẽ chuyển sang phục hồi cấu trúc sụp đổ, kể cả nhà lịch sử.

Có những bản vẽ kiến trúc rộng lớn, cung cấp một cơ sở vững chắc để xây dựng lại. May mắn thay, hiện số tài chính quyên góp lên đến 400.000 USD và tổng cộng $ 2.000.000 từ các quốc gia Sri Lanka, Đức, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác”.

Theo chuyên gia Andolfatto tự tin rằng: “Người Nepal sẽ vượt qua những bi kịch và phục hồi di tích lịch sử văn hóa Tôn giáo một cách nhanh chóng bởi nhu cầu tối cần thiết bởi yếu tố tâm linh và về tinh thần dân tộc của họ”.















Thích Vân Phong(Theo Geographic. Ảnh: Niranjan Shrestha)

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 17
  • Hôm nay 3,062
  • Tháng hiện tại 39,517
  • Tổng lượt truy cập 23,445,766