Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
MG 0081

Quỳnh Lưu: Chùa Đồng Tương Thắp Nến Tri Ân Các Anh Hùng Liệt Sĩ

Đăng lúc: 04:18 - 27/07/2018

Tối 25/07/2018, Chùa Đồng Tương phối hợp với các ban ngành xã Quỳnh Đôi trang nghiêm tổ chức lễ thắp nến tri ân các anh linh anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/1018) tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Quỳnh Đôi.

Hà Nội: Trọng thể kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN

Hà Nội: Trọng thể kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN

Đăng lúc: 10:10 - 07/11/2016

Sáng nay 7-11, Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN đã trọng thể và trang nghiêm diễn ra tại hội trường Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội).

H1.jpg
Đức Pháp chủ - Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ quang lâm - ảnh: Bảo Thiên

Đại lễ cung đón Đức Pháp chủ - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ cùng chư tôn giáo phẩm Phó pháp chủ HĐCM quang lâm chứng minh.

HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; chư tôn giáo phẩm Phó Chủ tịch HĐTS cùng chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo 63 tỉnh, thành; ông Vũ Đức Đam, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các vị lãnh đạo nhà nước, nguyên lãnh đạo nhà nước CHXHCN Việt Nam; đại diện các bộ ngành trung ương và TP.Hà Nội đến dự và chúc mừng.

H2.jpg
Cung nghinh chư tôn đức và đại biểu - ảnh: Bảo Thiên

H4.jpg
TT.Thích Huệ Thông dẫn chương trình - ảnh: Lương Hòa

H3.jpg
Nghi thức chào cờ - ảnh: Lương Hòa

Đại lễ bắt đầu bằng nghi thức cung nghinh trang trọng giữa tiếng nhạc hùng hồn, tiếng trống kèn rộn ràng với đoàn rước lễ đầy sắc màu do chư Tăng Ni sinh và các em Phật tử thủ đô phụ trách. Ngay sau đó là phần chào quốc kỳ, đạo kỳ, tưởng niệm các vị tiền bố hữu công, anh hùng liệt sĩ đã cống hiến trọn đời mình cho đạo pháp, dân tộc.

Thay mặt cho Đức Pháp chủ, Hòa thượng Phó Pháp chủ Thích Trí Quảng đã tuyên đọc thông điệp gởi chư tôn túc Tăng Ni, quý Phật tử trong và ngoài nước nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội.

Bức thông điệp nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết, hòa hợp của các thành viên trong ngôi chung Giáo hội suốt 35 năm qua - đã tạo nên những thành tựu Phật sự quan trọng trên các mặt công tác, phục vụ nhân sinh, phát triển đất nước, góp phần kiến tạo hòa bình, an lạc cho nhân loại.

Qua đó, Đức Pháp chủ cũng khẳng định, Giáo hội đã thực sự lớn mạnh, đủ sức tiến hành các Phật sự trọng đại, hòa mình vào dòng chảy và sự phát triển chung của Phật giáo thế giới khi tổ chức thành công nhiều sự kiện Phật giáo tầm quốc tế. Dịp này, Đức Pháp chủ gởi lời tri ân đến các cơ quan nhà nước, bạn bè quốc tế và đồng bào các giới trong nước đã đồng hành, giúp sức Giáo hội để hoàn thành Phật sự từ ngày thành lập đến nay.

H7.jpg
HT.Thích Trí Quảng tuyên đọc thông điệp của Đức Pháp chủ - ảnh: Lương Hòa

H5.jpg
Chư tôn giáo phẩm các ban ngành T.Ư dự lễ - ảnh: Lương Hòa

H6.jpg
Lãnh đạo các cấp chính quyền dự lễ - ảnh: Lương Hòa

Tuyên đọc diễn văn Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS Thích Thiện Nhơn khái quát lại quá trình hình thành, kiện toàn và điều hành Phật sự của Giáo hội suốt 35 năm qua; đồng thời khẳng định những tinh thần đoàn kết, hòa hợp, đồng hành và phụng sự là những giá trị cao quý của các cấp Giáo hội.

“Những thành tựu của Giáo hội trong 35 năm qua là liên tục, ổn định, rõ nét và qua đó khẳng định với kinh nghiệm sẵn có, tự thân mỗi thành viên của Giáo hội sẽ khắc phục khó khăn, tham gia sâu rộng những việc làm lợi đạo ích đời, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự xương minh đạo pháp, hưng thịnh đất nước” - Hòa thượng Chủ tịch HĐTS nhấn mạnh.

H9.jpg
HT.Thích Thiện Nhơn đọc diễn văn đại lễ - ảnh: Lương Hòa

Trong bài diễn văn cũng khẳng định, lịch sử đã cho thấy kể từ thời Đức Phật tại thế cho đến nay, hễ Nhà nước ủng hộ Phật giáo thì Phật giáo hưng thịnh và đất nước cũng hưng thịnh phú cường. Văn hóa dân tộc có sự đóng góp lớn lao của Phật giáo về văn học, triết học, giáo dục, mỹ học, kiến trúc, nghệ thuật…, nhất là duy trì và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam có tiếp thu, chọn lọc một số nguồn văn hóa khác.

Trong phút giây trang trọng hướng về mốc lịch sử cách nay 35 năm, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đề nghị toàn thể đại biểu thành kính tưởng nhớ và niệm ân đến chư tôn đức tiền bối lãnh đạo Giáo hội qua các nhiệm kỳ - đã có công lao lớn trong việc xây dựng, củng cố và phát triển Giáo hội từ nhiệm kỳ đầu tiên của Giáo hội và chư vị cố Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư, quý vị cư sĩ trong Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự từ trung ương đến địa phương của Giáo hội qua các nhiệm kỳ.

H10.jpg
TT.Thích Đức Thiện báo cáo kết quả Phật sự 35 năm của Giáo hội - ảnh: Lương Hòa

Thay mặt Ban Thư ký, TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS đã báo cáo kết quả công tác Phật sự của Phật giáo cả nước từ ngày thành lập đến nay.

Theo đó, khi mới thành lập (tháng 11-1981), nhiệm kỳ đầu là thời kỳ xây dựng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm 2 hội đồng: Hội đồng Chứng minh 50 thành viên, Hội đồng Trị sự 49 thành viên, có 6 ban ngành trung ương và 28 Ban Trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo hoạt động.

Từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ IV là thời kỳ ổn định và xây dựng, nhiệm kỳ V và nhiệm kỳ VI là thời kỳ củng cố và phát triển.

Trải qua 35 năm, nhiệm kỳ VII là nhiệm kỳ kế thừa, ổn định và phát triển bền vững, kiện toàn và đổi mới tổ chức.

H13.jpg
Hình ảnh chư tôn đức và đại biểu nhìn từ trên cao - ảnh: Lương Hòa

“Hiện nay tổ chức GHPGVN có 89 thành viên HĐCM, 199 Ủy viên Hội đồng Trị sự và 66 Ủy viên dự khuyết. Hệ thống tổ chức Giáo hội gồm 13 ban, viện trung ương hoạt động chuyên ngành; thống nhất từ trung ương đến các địa phương khi đã thành lập Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kiện toàn và nâng tầm hệ thống quản lý hành chính Phật giáo cấp quận, huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh; quản lý 8 Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài theo Hiến chương GHPGVN”, TT.Thích Đức Thiện thông tin.

Báo cáo cũng điểm qua những thành tựu nổi bật của 13 ban ngành hoạt động của Giáo hội gồm: Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng pháp, Nghi lễ, Văn hoá, Kinh tế - Tài chính, Phật giáo quốc tế, Từ thiện xã hội, Pháp chế, Kiểm soát, Thông tin - Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học.

Hiện tại, cả nước có 49.493 Tăng Ni tu học tại 17.376 cơ sở tự viện và hàng chục triệu tín đồ Phật tử cùng với hơn 50 triệu những người yêu mến đạo Phật; 4 học viện, 8 lớp cao đẳng và 31 trường trung cấp Phật học; gởi 476 Tăng Ni du học nước ngoài; 890 Tăng Ni giảng sinh tốt nghiệp khóa đào tạo giảng sư; 1.003 đơn vị GĐPT với 8.560 huynh trưởng và 65.650 đoàn sinh; 1.150 đạo tràng tu học dành cho Phật tử tại gia; nhiều ấn phẩm văn hóa và báo chí, thông tin điện tử; 150 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám đa khoa, thực hiện công tác từ thiện khoảng 7.000 tỷ đồng; Giáo hội là thành viên của nhiều tổ chức Phật giáo quốc tế.

Trong phương hướng thời gian đến, TT.Thích Đức Thiện đã trình bày 11 điểm cần tập trung thực hiện để đưa Giáo hội phát triển trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế.

H11.jpg
Ông Vũ Đức Đam phát biểu - ảnh: Lương Hòa

Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ - khẳng định - trong quá khứ nhiều nhân vật ghi danh tên tuổi với lịch sử dựng nước và giữ nước xuất thân từ Phật giáo. Nói về sự kiện thành lập và những giá trị đóng góp của Giáo hội sau 35 năm, Phó Thủ tướng cho rằng đó là những đóng góp quan trọng, tạo sự ổn định trong đời sống và làm giàu các nét đẹp văn hóa.

Cuối bài phát biểu, Phó Thủ tướng đề nghị, Giáo hội, chư Tăng Ni, Phật tử cần tăng trưởng Phật chất để tiếp tạo sự trang nghiêm, phát huy các tiềm lực, làm chỗ dự tâm linh vững chắc cho dân tộc.

Dịp này, Giáo hội đã trang trọng đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng.

Nhiều lẵng hoa, phần quà do lãnh đạo cấp cao của nhà nước, nguyên lãnh đạo nhà nước, các cơ quan trung ương, TP.Hà Nội, tổ chức, cá nhân gởi đến chúc mừng.

Giáo hội trao tặng 500 triệu đến Quỹ khuyến học Việt Nam do bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước làm chủ tịch.

H12.jpg
Ông Vũ Đức Đam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất đến Giáo hội - ảnh: Lương Hòa

H15.jpg
Lãnh đạo UBTƯ MTTQVN tặng hoa chúc mừng - ảnh: Lương Hòa

H16.jpg
Giáo hội tặng 500 triệu đến Quỹ khuyến học Việt Nam - ảnh: Lương Hòa

Buổi lễ khép lại sau phần cảm tạ của Ban Tổ chức do HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS đọc. Chư tôn đức lãnh đạo và quý đại biểu hoan hỷ chụp ảnh lưu niệm nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội.

H17.jpg
HT.Thích Thanh Nhiễu cảm tạ - ảnh: Lương Hòa

H14.jpg
Hình ảnh chư tôn đức và đại biểu nhìn từ trên cao - ảnh: Lương Hòa

H8.jpg
Toàn cảnh đại lễ - ảnh: Lương Hòa

Bảo Thiên

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Đăng lúc: 07:25 - 03/09/2016

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Chúng ta hẳn đã không ít lần tự hỏi, không biết người chết có hưởng thọ được gì hay không trong những lần ma chay, kỵ giỗ, trai đàn, cúng thí ấy, mà có khi là mâm cao cỗ đầy, có khi chỉ là vài chén cháo lá đa, một ít gạo muối?

Phạm chí Sanh Văn cũng có tâm trạng đó khi người thân của ông qua đời. Sanh Văn, 生 聞, tên tiếng Pāli là Jāṇussonī, được kể là một trong số những Bà-la-môn lỗi lạc đương thời Phật. Ông ở tại Xá-vệ và thường đến gặp Đức Phật để thảo luận. Sanh Văn cũng chính là người lần đầu tiên nghe kể về Đức Phật đã từ trên xe bước xuống, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hướng về rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc ba lần làm lễ: “Nam-mô Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác” 1.

Một hôm, Sanh Văn có người thân qua đời. Ông tổ chức ma chay, mở đàn cúng thí, nhưng lòng tự hỏi không biết việc mình làm có lợi ích gì cho người thân hay không, liền đến chỗ Thế Tôn, bạch hỏi: “Thưa Cù-đàm, con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế Tôn, người ấy có nhận được không?” 2.

Câu hỏi ấy thật đúng với tâm trạng của không biết bao nhiêu người!

10173626_564213897030741_1954872959145839987_n.jpg
Đức Thế Tôn khẳng định có một loài chúng sanh có thể nhận được sự ủy lạo của loài người bằng cách
cúng thí, đó là chúng sanh trong đường ngạ quỷ

Những đối tượng không nhận được lễ phẩm cúng thí

Đức Phật cho biết: “Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sanh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí dù với tín tâm. Nếu nó sanh vào súc sanh, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của súc sanh, loài người, mà không nhận được đồ do ông bố thí” 3.

Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng hơn: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục, ăn món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy” 4.

Như vậy, nếu người chết đã tái sanh vào các cảnh giới địa ngục, súc sanh, người và trời thì không nhận đồ ăn thức uống, cho đến áo quần, nhà cửa, xe cộ, điện thoại… do người thân cúng tế.

Những đối tượng nhận được lễ phẩm cúng thí

Nhưng nếu người chết rơi vào đường ngạ quỷ thì họ sẽ nhận được các thực phẩm cúng thí. Kinh ghi: “Này Bà-la-môn, trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là Nhập xứ ngạ quỷ. Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong Nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông”5.

Nhập xứ được giải thích là sanh vào thân trung ấm. Nếu thân trung ấm sanh vào đường ngạ quỷ thì gọi là ‘đắc nhập xứ’, tức báo xứ (của thân trung ấm) là ngạ quỷ. Cha mẹ cùng bà con quyến thuộc sanh vào đường ngạ quỷ (khi đang ở tình trạng thân trung ấm ngạ quỷ và khi đã sanh vào báo xứ ngạ quỷ) mới nhận được sự cúng thí 6.

Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hiến cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy” 7.

Như vậy, Đức Thế Tôn khẳng định có một loài chúng sanh có thể nhận được sự ủy lạo của loài người bằng cách cúng thí, đó là chúng sanh trong đường ngạ quỷ, tức là ma giới. Hẳn nhiên, lễ phẩm cúng thí phải là thứ ăn uống được, chứ không phải là hàng mã!

Phước báo của sự cúng thí

Trường hợp người cúng thí, gia chủ không có cha mẹ hay bà con quyến thuộc trong đường ngạ quỷ thì sự bố thí đó cũng có phước báo: “Giả sử ông vì những thân tộc quen biết mà bố thí, nhưng họ không sanh vào trong chốn ngạ quỷ và lại cũng không có những người quen biết khác sanh vào chốn ngạ quỷ, thì việc bố thí do lòng tin, tự mình sẽ được phước. Của bố thí do lòng tin của người thí chủ đó, sẽ không mất”. Kinh phân tích:

“Giả sử có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy sau lại phát tâm bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn,... cho đến những kẻ ăn xin bần cùng, đều bố thí tiền tài, áo quần, chăn mền, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, những vật dụng trang nghiêm. Người ấy do sát sanh, lấy của không cho…, sẽ đọa lạc vào trong loài voi, nhưng vì người ấy đã từng bố thí…, nên tuy ở trong loài voi, nhưng cũng nhận được phước báo nhờ họ đã bố thí, từ quần áo, đồ ăn thức uống cho đến những vật dụng trang nghiêm.

“Nếu lại sanh vào các loài súc sanh như trâu, ngựa, lừa, la v.v... nhưng cũng nhờ vào công đức thí ân trước, nên họ ắt sẽ nhận được phước báo kia tùy theo chỗ sanh tương ứng mà được thọ dụng.

“Này Bà-la-môn, nếu thí chủ kia lại trì giới, không sát sanh, không trộm cướp,... cho đến có chánh kiến, và bố thí cho các Sa-môn, Bà-la-môn,... cho đến những kẻ ăn xin nào là tiền của, áo quần, đồ ăn thức uống, đèn đuốc, thì nhờ công đức này mà sanh trong loài người, ngồi hưởng thụ phước báo này, từ áo quần, đồ ăn thức uống... cho đến những vật dụng như đèn đuốc.

“Lại nữa, này Bà-la-môn, nếu họ lại trì giới, thì sẽ được sanh lên cõi trời, vì họ nhờ vào những thí ân nên được hưởng những thứ phước báo về tài bảo, áo quần, đồ ăn thức uống,... cho đến những vật dụng trang nghiêm cõi trời” 8.

Như vậy, một khi gia đình chúng ta có người thân qua đời, chúng ta phát tâm thanh tịnh cúng kính hay bố thí, cúng dường cho Tăng Ni hoặc cho người nghèo khổ, thì dù người thân đã mất của chúng ta không nhận được, bản thân của chúng ta cũng được phước báo trong mọi trường hợp.

Một sự thật là chúng ta không ai biết được người thân của mình sau khi chết đã sanh vào đường nào của lục đạo. Do đó, để tri ân người đã mất, nhất là cha mẹ, bà con thân thuộc của mình, cùng với những anh hùng liệt sĩ đã hy sanh cho tổ quốc, để họ khỏi đói lạnh, bơ vơ, để họ khỏi tủi thân vì chẳng còn ai thương nhớ… chúng ta nên làm lễ kỳ siêu cúng thí cho họ, hoặc mở hội bố thí rồi hồi hướng công đức cho họ. Vì rằng, trong bất cứ trường hợp nào, người thân của chúng ta đã tái sanh về đâu, việc làm ấy đều có phước báo cho chính bản thân mình!

Cúng thí là một trong những cách bố thí cho người đã chết. Vì vậy hãy bố thí những gì mà họ ăn uống được, đừng bố thí thức ăn giả và càng không nên đốt các loại vàng mã như nhà cửa, xe hơi, điện thoại, tiền vàng… để bố thí cho họ. Ngoài ra, với tâm thanh tịnh chúng ta cúng dường cho Tăng Ni, biếu tặng cho người nghèo khổ, hoặc làm các thiện sự như bắc cầu, đào giếng, đắp đường, trồng cây… đều là những việc làm bố thí đưa tới phước báo cho chính bản thân mình và cũng có thể hồi hướng công đức ấy cho người thân đã qua đời.

Thích Nguyên Hùng

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Đăng lúc: 12:21 - 15/08/2016

Tối ngày 12/07/Bính Thân, (nhằm ngày 14-8-2016), tại Chùa Phúc Thành (xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An). Đại Đức Thích Định Tuệ đã long trọng tổ chức đêm thắp nến tri ân với chủ đề " Cha Mẹ là mãi mãi ", để bày tỏ tấm lòng hiếu kính của người con Phật với truyền thống tri ân và báo ân trong mùa Vu Lan Báo Hiếu.Truyền thống ấy đã hài hòa một cách sâu sắc và tồn tại với truyền thống ngàn đời của Dân Tộc Việt Nam
Đêm nay dưới bầu trời , không gian trầm mặc trong không khí trang nghiêm cùng với sự ,tham dự và chứng minh trong buổi lễ có : Đại Đức Thích Minh Lâm; Đại Đức Thích Định Tuệ , Đại Đức Thích Tâm Ngọc Phó ban văn hóa GHPGVN ,Tỉnh Nghệ An - cùng các Chư Tăng, Ni trong và ngoài tỉnh. Cùng với hơn 2000 thiện nam, tín nữ, Phật Tử đã về tham dự trong đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ là mãi mãi , chương trình thắp nến tri ân với nhiều hình thức phong phú, nhằm dâng lên cúng dường Tam Bảo, báo đền ơn nghĩa Tổ tiên và công ơn cao trọng của những đấng sinh thành, bất luận nền luân lý nào, từ đông sang tây cũng lấy chữ hiếu làm đầu. Người xưa đã đặt ra tiêu chuẩn " Thiên kinh vạn quyển, hiếu kính vi tiên" nghĩa là muôn vàn kinh sách đều lấy chữ hiếu làm đầu, người con có hiếu thảo với Cha Mẹ đều thành tựu tốt đẹp, ngược lại bất hiếu với Cha Mẹ thì mất tất cả.
Thế nên Đức Phật có dạy tội ác lớn nhất là không gì bằng bất hiếu, điều thiện lớn nhất không gì bằng có hiếu, tối hôm nay tất cả chúng ta lại đau đáu tấc dạ và nhớ về Cha và Mẹ, một tình cảm thiêng liêng cao quí đối với hai đấng Sinh thành.
Mở đầu đêm thắp nến tri Ân là chương trình cài hoa hồng cho các Phật tử tới tham dự lễ, tiếp theo đó là chương trình văn nghệ chào mừng của Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ và Gia Đình Vườn Tuệ đã dâng lên lời ca tiếng hát ca ngợi về Cha Mẹ với những tình cảm thật sâu sắc, thiêng liêng nhất
Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng
Ấy hồn nhân loại đón vu lan
Bâng khuâng nhớ đến ân sinh dưỡng
Thổn thức trong con ngấn lệ tràn











các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ cài Hoa Hồng cho các Phật Tử





Hai MC Gia Đình Vườn Tuệ đẫn chương trình văn nghệ

Chư Tôn Đức Tăng ,Ni Chứng minh đêm ca nhạc hát về Cha Mẹ

Đại Đức Thích Minh Lâm đang hát tặng các Phật tử ca khúc tâm sự về Mẹ






tiết mục múa của các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ



Phật Tử nhí đang thể hiện ca khúc về Mẹ
















Phật Tử Tuệ Phương bày tỏ những cảm xúc của đêm thắp nến tri ân

Phật Tử Tuệ Tâm đoc lời cảm niệm về Cha Mẹ



Đại Đức Thích Định Tuệ dâng hương cúng dường lên Đức Phật



Chư Tôn Đức truyền ánh sáng từ Đức Từ Phụ và đưa ánh sáng trí Tuệ xuống cho các phật tử



Cầm ngọn nến trên tay, các Phật tử được Đại đức Thích Định Tuệ cùng các Chư Tôn Đức Tăng Ni đã truyền ánh sáng đến cho các phật tử và ánh sáng của trí tuệ, tuệ giác từ chư tôn Đức tăng ni, sứ giả của như lai, đem ánh sáng chân lý tối thượng chan hòa khắp mọi nơi, thông qua ánh sáng của những ngọn nến lung linh huyền ảo, chúng ta đã gửi trọn tấm lòng tri ân đến cha mẹ, người đã sinh thành chúng ta ,thắp sáng lên từ trái tim ,từ tầm hồn của chúng ta gủi đến Cha Mẹ



Ngọn nến lung linh thật nhiệm màu
Tay truyền tay nhận đẹp làm sao
Quang minh tỏ rạng nơi dương thế
Soi sáng tâm con tự thưở nào





































Ánh nến đã tràn ngập khắp nơi ,ánh sáng của đêm hoa đăng đã làm ấm lại những tâm hồn hoang lạnh .Ánh sáng nối tiếp ánh sáng ,hàng vạn trái tim đã hòa cùng dịp đập ,cùng hướng về Cha Mẹ với lòng biết ơn vô bờ bến, Mong rằng hình ảnh của đêm Hoa đăng tối hôm nay sẽ mãi mãi không phai nhạt trong tâm trí của chúng ta
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu này Đại Đức Thích Định Tuệ đã tổ chức cầu siêu cho các Anh Hùng Liệt Sĩ và cung tiến chư vị Hương Linh cửu huyền thất Tổ, Ông Bà Cha Mẹ của các gia đình và đã qui y Tam Bảo cho hơn 100 Tân Phật Tử trong tỉnh nhà.







Tác giả bài viết: Hồng Nga

BR-VT: Khai mạc Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2015

BR-VT: Khai mạc Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2015

Đăng lúc: 09:20 - 06/12/2015

Tối qua, 5-12, tại Vạn Phật Quang - Đại Tòng Lâm (H.Tân Thành), Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2015 do Ban Hoằng pháp T.Ư phối hợp với BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đăng cai tổ chức đã chính thức khai mạc.
Lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


Nghi thức niệm Phật bắt đầu lễ khai mạc hội thảo

Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS cùng chư tôn giáo phẩm HĐTS, Ban Hoằng pháp T.Ư đã quang lâm chứng minh buổi lễ với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu là chư tôn đức Tăng Ni thuộc Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước và 1.000 hoằng pháp viên cùng đông đảo Phật tử.

Ông Trần Tấn Hùng, Phó ban Tôn giáo Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và chính quyền địa phương đã đến dự và chúc mừng.

Sau nghi thức đón tiếp, niệm hồng danh chư Phật, chào quốc kỳ, quốc ca; các em Phật tử tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trân trọng dâng hoa cúng dường lên chư tôn đức, quý đại biểu với mong ước hội thảo sẽ thành công tốt đẹp.


HT.Thích Bảo Nghiêm phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, HT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư đã chào mừng chư tôn giáo phẩm và đại biểu, đồng thời cho biết, sau khi thành đạo, Đức Phật thành lập Tăng đoàn cũng không ngoài chủ đích là hoằng pháp.

“Trước khi chư Tăng lên đường hoằng pháp, Ngài nhắn nhủ: “Hãy ra đi, các Tỳ-kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. Vì lòng từ bi hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngã. Này hỡi các Tỳ-kheo, hãy hoằng dương giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo cả hai, nghĩa lý và văn tự”, HT.Thích Bảo Nghiêm nhắc lại.

Nhìn nhận về những gì đang diễn ra, HT.Thích Bảo Nghiêm cho rằng sự hội nhập và phát triển bao giờ cũng tồn tại song song trên hai mặt của một vấn đề, cơ hội và thách thức, tích cực và tiêu cực, nói theo quan điểm Phật giáo đó là thuận duyên và nghịch duyên.

Hòa thượng nói, cơ hội là được sống trong một đất nước thái bình, yên ổn và đang phát triển, được quần chúng tin tưởng, được nhà nước hỗ trợ tối đa trên mọi phương diện để chúng ta tu học và hoằng pháp. Còn thách thức chính là những rào cản, những trở ngại khách quan do tác động xã hội như sự du nhập các nền văn hóa ngoại lai, sự bùng nổ thông tin đa chiều và nhiều vấn nạn phát sinh từ nền kinh tế thị trường, sự chủ quan của chính chúng ta khi đang đối mặt trước sự cám dỗ của thế giới vật chất, xu hướng thời đại mà khả năng khống chế dục vọng nơi bản thân lại bị giới hạn.

Từ đó, vị đứng đầu ngành Hoằng pháp cả nước nhìn nhận - để công cuộc hoằng pháp thành tựu một cách viên mãn thì các nhà hoằng pháp phải thật quyền xảo, dùng trí tuệ bi mẫn chuyển hóa những nghịch duyên ấy thành những thuận duyên, chuyển đổi những mặt tiêu cực thành tích cực.

“Trên bước đường truyền bá chân lý của đạo Phật, dù thời đại nào, bối cảnh nào thì tinh thần và nội dung hoằng pháp cũng luôn gắn liền với hai yếu tính căn - cơ của Phật giáo, đó là khế cơ và khế lý. Khế cơ là phù hợp với trình độ nhận thức của nhân sinh, với tập quán và hoàn cảnh lịch sử. Khế lý là phù hợp với chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ. Nếu hoằng pháp trên tinh thần này thì dù bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện sống nào, cốt tủy thâm sâu của Phật pháp cũng luôn phong phú mà uyển chuyển, diệu dụng mà bất biến, không đi ngược với chân lý, không lỗi thời và lạc hậu”, Hòa thượng khẳng định.

Ngoài ra, theo Hòa thượng, hoằng pháp còn là công tác nhân bản, bởi nó nhắm thẳng vào con người để xây dựng con người hoàn hảo, nên muốn công tác hoằng pháp đạt được hiệu quả như mong muốn thì bắt buộc nhà hoằng pháp phải thấu hiểu đối tượng mà mình trực tiếp hướng đến trên tinh thần tùy duyên bất biến của Đạo Phật.

Dịp này, HT.Thích Bảo Nghiêm cũng đề cập đến các hoạt động của hội thảo năm 2015, chủ đề “Sứ mạng hoằng pháp - Hội nhập và phát triển”. Song song các chuyên đề thảo luận sẽ là những chương trình mang tính giáo dục, xã hội và nhân văn rất cao như: tổ chức văn nghệ, triển lãm văn hóa Phật giáo, ẩm thực, truy niệm các anh hùng liệt sĩ…; đặc biệt là khóa tập huấn hoằng pháp viên cho đối tượng Phật tử.

“Bởi lẽ, vấn đề hoằng pháp ngày nay không chỉ dành riêng cho hàng tu sĩ xuất gia, mà là cho tất cả người đệ tử Phật. Như vậy, đây chính là trách nhiệm chung, là việc làm cao cả để duy trì mạng mạch của Phật pháp. Nhân tố trở thành một hoằng pháp viên ưu tú, thì hàng cư sĩ Phật tử phải có kiến thức Phật pháp, tư cách đạo đức tốt và am tường các chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước. Để đạt được điều này, người cư sĩ trước hết là những tấm gương sáng mẫu mực trong cuộc sống gia đình, định hướng cho con em một đời sống đạo đức và một lối sống lành mạnh. Vì vậy, quý Phật tử sẽ là một người khá quan trọng trong sự nghiệp hoằng pháp”, Hòa thượng nhấn mạnh.

Từ đó, HT.Thích Bảo Nghiêm mong rằng các đại biểu sẽ dành thời gian, tận tâm tìm giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội đang quan tâm, phát huy những cơ hội thuận duyên và đưa ra những phương thức giải quyết các vấn đề thách thức của xã hội theo quan điểm của Phật giáo, nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


HT.Thích Quảng Hiển phát biểu chào mừng

Ngay sau đó, thay mặt BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, HT.Thích Quảng Hiển, Trưởng ban đã phát biểu chào mừng và cho biết đây là lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức sự kiện trọng đại, được đón tiếp nhiều chư tôn đức giáo phẩm Tăng Ni khắp mọi miền đất nước quang lâm.

“Đây là niềm vinh dự của Phật giáo tỉnh nhà và chúng tôi rất lấy làm hoan hỷ khi được cung đón chư tôn giáo phẩm lãnh đạo các cấp Giáo hội, chư tôn đức Tăng Ni, chư vị khách quý trung ương, tỉnh nhà và hơn hai vạn đồng bào Phật tử trong cả nước. Chào mừng quý vị đến với nơi năng động, có nhiều tiềm lực kinh tế to lớn và nhân nghĩa, đến với những tu sĩ của vùng đất thân thiện và ấn tượng, chân tình và chịu khó”, HT.Thích Quảng Hiển trân trọng chào mừng.

Dịp này, các đại biểu còn được lắng nghe phần báo cáo công tác tổ chức của TT.Thích Huệ Thông, UV HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư; tham luận “Sứ mệnh hoằng pháp - Hội nhập và phát triển” của HT.Thích Tấn Đạt, UVTT HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư; phát biểu của chính quyền tỉnh BR-VT và Ban Tôn giáo Chính phủ cùng đạo từ của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN.


HT.Thích Thiện Nhơn trao tặng lẵng hoa chúc mừng


TT.Thích Huệ Thông


...và HT. Thích Tấn Đạt báo cáo, đọc đề dẫn

Ngay tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao tặng 10 căn nhà tình thương đến đồng bào khó khăn và 200 suất học bổng đến học sinh hiếu học của tỉnh. Đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh nhận phần quà tặng này.

Lễ khai mạc khép lại bằng phát biểu cảm tạ của HT.Thích Giác Hạnh, Phó BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp PG tỉnh BR-VT.


Các em Phật tử dâng hoa cúng dường


Ban Tổ chức chứ tặng quà từ thiện và học bổng cho học sinh hiếu học


Chư tôn đức, đại biểu dự lễ

Bảo Thiên

Hà Tiên: Hành trình Sắc màu Phù Sa với Phật giáo

Hà Tiên: Hành trình Sắc màu Phù Sa với Phật giáo

Đăng lúc: 20:55 - 01/08/2015

Ánh bình minh tỏa rạng ngày 26/07/2015, Đoàn xe đạp xuyên miền Tây 3 “Sắc màu phù sa” đã tạm biệt vùng biên cương Tịnh Biên, An Giang và tiếp tục cuộc hành trình dọc theo biên giới Campuchia-Việt Nam xuôi về Hà Tiên cực Nam Tổ quốc thân yêu.
Đoàn xe đạp vượt quảng đường gần 80 km, bắt đầu lăn bánh vào lúc 05 giờ sáng và 13 giờ cùng ngày, Đoàn đã dừng chân tại Trường Tiểu học Bình San, đường Mạc Cửu, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên.

Sau khi ăn trưa tại Phù Dung Cổ tự và nghỉ ngơi giây lát, sau đó các thành viên Tương lai xanh xuất quân bắt tay vào công việc buổi chiều tại Thị xã Hà Tiên.
Hơn 50 tình nguyện viên Tương Lai xanh, dọn dẹp ao sen cạnh Quảng trường Trung tâm Thị xã Hà Tiên, và tham gia vào công tác Tuyên truyền Bảo vệ môi trường, bảo vệ khu đô thị mới Hà Tiên và tích cực sử dụng bảo hiểm Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
17 giờ cùng ngày, các thành viên Tương Lai Xanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27/07/2015, Đoàn đã kết hợp với Thị đoàn và Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Hà Tiên trang trí Nghĩa trang Thị xã Hà Tiên, để đóng góp vào Đại lễ Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2015).
Sáng ngày 28/07/2015, Đoàn tiếp tục hành trình đảo Phú Quốc và trưa 30/07/2015 về lại Thị xã Hà Tiên và ăn cơm tại Phù Dung Cổ tự.
Sáng sớm ngày 31/07/2015, đoàn bắt đầu xuất quân lăn bánh tại Phù Dung Cổ tự sau khi điểm tâm sáng, và tiếp tục hành trình sang Hậu Giang và Cần Thơ.
Thời gian của mấy buổi ăn cơm tại Phù Dung Cổ Tự, Thượng tọa Thích Vân Phong chia sẻ rằng:
“Những thập niên gần đây, vấn đề môi trường được nhân loại thế giới quan tâm, và cảnh báo càng lúc trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân giới trí thức và tổ chức khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường.
Riêng Phật giáo, nhiều cá nhân và tổ chức cũng có tiếng nói chung với nhân loại thế giới qua những buổi Tọa đàm, Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Những bài viết và những lời chia sẻ Pháp thoại của những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Duy Lực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Bodhi, Sư bà Chứng Nghiêm . . . những phong trào bảo vệ môi trường do chư Tăng, Ni, Phật tử khởi xướng cũng đã hoạt động tích cực trong những thập niên gần đây như ở Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Sirilanka, Đài Loan và Việt Nam . . . vấn đề liên quan đến môi trường cũng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình.
Một số tác phẩm Kinh điển Phật giáo có liên quan đến vấn đề bảo vệ Môi trường như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng. . . Phật giáo chẳng những kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn bảo vệ môi trường xã hội của loài người qua đạo đức nhân văn”.




















Đoàn xe đạp vượt quảng đường gần 80 km, bắt đầu lăn bánh vào lúc 05 giờ sáng và 13 giờ cùng ngày, Đoàn đã dừng chân tại Trường Tiểu học Bình San, đường Mạc Cửu, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên.
Sau khi ăn trưa tại Phù Dung Cổ tự và nghỉ ngơi giây lát, sau đó các thành viên Tương lai xanh xuất quân bắt tay vào công việc buổi chiều tại Thị xã Hà Tiên.
Hơn 50 tình nguyện viên Tương Lai xanh, dọn dẹp ao sen cạnh Quảng trường Trung tâm Thị xã Hà Tiên, và tham gia vào công tác Tuyên truyền Bảo vệ môi trường, bảo vệ khu đô thị mới Hà Tiên và tích cực sử dụng bảo hiểm Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
17 giờ cùng ngày, các thành viên Tương Lai Xanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27/07/2015, Đoàn đã kết hợp với Thị đoàn và Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Hà Tiên trang trí Nghĩa trang Thị xã Hà Tiên, để đóng góp vào Đại lễ Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2015).
Sáng ngày 28/07/2015, Đoàn tiếp tục hành trình đảo Phú Quốc và trưa 30/07/2015 về lại Thị xã Hà Tiên và ăn cơm tại Phù Dung Cổ tự.
Sáng sớm ngày 31/07/2015, đoàn bắt đầu xuất quân lăn bánh tại Phù Dung Cổ tự sau khi điểm tâm sáng, và tiếp tục hành trình sang Hậu Giang và Cần Thơ.
Thời gian của mấy buổi ăn cơm tại Phù Dung Cổ Tự, Thượng tọa Thích Vân Phong chia sẻ rằng:
“Những thập niên gần đây, vấn đề môi trường được nhân loại thế giới quan tâm, và cảnh báo càng lúc trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân giới trí thức và tổ chức khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường.
Riêng Phật giáo, nhiều cá nhân và tổ chức cũng có tiếng nói chung với nhân loại thế giới qua những buổi Tọa đàm, Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Những bài viết và những lời chia sẻ Pháp thoại của những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Duy Lực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Bodhi, Sư bà Chứng Nghiêm . . . những phong trào bảo vệ môi trường do chư Tăng, Ni, Phật tử khởi xướng cũng đã hoạt động tích cực trong những thập niên gần đây như ở Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Sirilanka, Đài Loan và Việt Nam . . . vấn đề liên quan đến môi trường cũng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình.
Một số tác phẩm Kinh điển Phật giáo có liên quan đến vấn đề bảo vệ Môi trường như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng. . . Phật giáo chẳng những kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn bảo vệ môi trường xã hội của loài người qua đạo đức nhân văn”.



















Đoàn xe đạp vượt quảng đường gần 80 km, bắt đầu lăn bánh vào lúc 05 giờ sáng và 13 giờ cùng ngày, Đoàn đã dừng chân tại Trường Tiểu học Bình San, đường Mạc Cửu, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên.
Sau khi ăn trưa tại Phù Dung Cổ tự và nghỉ ngơi giây lát, sau đó các thành viên Tương lai xanh xuất quân bắt tay vào công việc buổi chiều tại Thị xã Hà Tiên.
Hơn 50 tình nguyện viên Tương Lai xanh, dọn dẹp ao sen cạnh Quảng trường Trung tâm Thị xã Hà Tiên, và tham gia vào công tác Tuyên truyền Bảo vệ môi trường, bảo vệ khu đô thị mới Hà Tiên và tích cực sử dụng bảo hiểm Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
17 giờ cùng ngày, các thành viên Tương Lai Xanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27/07/2015, Đoàn đã kết hợp với Thị đoàn và Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Hà Tiên trang trí Nghĩa trang Thị xã Hà Tiên, để đóng góp vào Đại lễ Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2015).
Sáng ngày 28/07/2015, Đoàn tiếp tục hành trình đảo Phú Quốc và trưa 30/07/2015 về lại Thị xã Hà Tiên và ăn cơm tại Phù Dung Cổ tự.
Sáng sớm ngày 31/07/2015, đoàn bắt đầu xuất quân lăn bánh tại Phù Dung Cổ tự sau khi điểm tâm sáng, và tiếp tục hành trình sang Hậu Giang và Cần Thơ.
Thời gian của mấy buổi ăn cơm tại Phù Dung Cổ Tự, Thượng tọa Thích Vân Phong chia sẻ rằng:
“Những thập niên gần đây, vấn đề môi trường được nhân loại thế giới quan tâm, và cảnh báo càng lúc trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân giới trí thức và tổ chức khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường.
Riêng Phật giáo, nhiều cá nhân và tổ chức cũng có tiếng nói chung với nhân loại thế giới qua những buổi Tọa đàm, Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Những bài viết và những lời chia sẻ Pháp thoại của những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Duy Lực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Bodhi, Sư bà Chứng Nghiêm . . . những phong trào bảo vệ môi trường do chư Tăng, Ni, Phật tử khởi xướng cũng đã hoạt động tích cực trong những thập niên gần đây như ở Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Sirilanka, Đài Loan và Việt Nam . . . vấn đề liên quan đến môi trường cũng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình.
Một số tác phẩm Kinh điển Phật giáo có liên quan đến vấn đề bảo vệ Môi trường như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng. . . Phật giáo chẳng những kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn bảo vệ môi trường xã hội của loài người qua đạo đức nhân văn”.





















Đoàn xe đạp vượt quảng đường gần 80 km, bắt đầu lăn bánh vào lúc 05 giờ sáng và 13 giờ cùng ngày, Đoàn đã dừng chân tại Trường Tiểu học Bình San, đường Mạc Cửu, Phường Bình San, Thị xã Hà Tiên.



Sau khi ăn trưa tại Phù Dung Cổ tự và nghỉ ngơi giây lát, sau đó các thành viên Tương lai xanh xuất quân bắt tay vào công việc buổi chiều tại Thị xã Hà Tiên.
Hơn 50 tình nguyện viên Tương Lai xanh, dọn dẹp ao sen cạnh Quảng trường Trung tâm Thị xã Hà Tiên, và tham gia vào công tác Tuyên truyền Bảo vệ môi trường, bảo vệ khu đô thị mới Hà Tiên và tích cực sử dụng bảo hiểm Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
17 giờ cùng ngày, các thành viên Tương Lai Xanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27/07/2015, Đoàn đã kết hợp với Thị đoàn và Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Hà Tiên trang trí Nghĩa trang Thị xã Hà Tiên, để đóng góp vào Đại lễ Tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2015).
Sáng ngày 28/07/2015, Đoàn tiếp tục hành trình đảo Phú Quốc và trưa 30/07/2015 về lại Thị xã Hà Tiên và ăn cơm tại Phù Dung Cổ tự.
Sáng sớm ngày 31/07/2015, đoàn bắt đầu xuất quân lăn bánh tại Phù Dung Cổ tự sau khi điểm tâm sáng, và tiếp tục hành trình sang Hậu Giang và Cần Thơ.
Thời gian của mấy buổi ăn cơm tại Phù Dung Cổ Tự, Thượng tọa Thích Vân Phong chia sẻ rằng:
“Những thập niên gần đây, vấn đề môi trường được nhân loại thế giới quan tâm, và cảnh báo càng lúc trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân giới trí thức và tổ chức khắp nơi trên thế giới đã kêu gọi, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để bảo vệ môi trường.
Riêng Phật giáo, nhiều cá nhân và tổ chức cũng có tiếng nói chung với nhân loại thế giới qua những buổi Tọa đàm, Hội thảo nhằm đưa ra những giải pháp tích cực cho vấn đề này.
Những bài viết và những lời chia sẻ Pháp thoại của những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Duy Lực, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Bodhi, Sư bà Chứng Nghiêm . . . những phong trào bảo vệ môi trường do chư Tăng, Ni, Phật tử khởi xướng cũng đã hoạt động tích cực trong những thập niên gần đây như ở Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Sirilanka, Đài Loan và Việt Nam . . . vấn đề liên quan đến môi trường cũng đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình.
Một số tác phẩm Kinh điển Phật giáo có liên quan đến vấn đề bảo vệ Môi trường như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Địa Tạng. . . Phật giáo chẳng những kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn bảo vệ môi trường xã hội của loài người qua đạo đức nhân văn”.





















Vân Tuyền

Thắp nến tri ân và cầu siêu ở nghĩa trang liệt sĩ Tp Vinh

Thắp nến tri ân và cầu siêu ở nghĩa trang liệt sĩ Tp Vinh

Đăng lúc: 20:47 - 30/07/2015

Quang cảnh buổi lễ

Kỷ niệm ngày 27/7, tối 27/07/2015, Chư tôn đức tăng ni, Nhân dân địa phương tp Vinh cùng khoảng 1000 phật tử (gồm Phật tử Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ và Đạo Tràng chùa Đức Hậu) cùng các em ‘Gia Đình Vườn Tuệ” các em sinh viên đã truyền đăng, thắp nến, cầu siêu cho các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Vinh (nghĩa trang tại đường Nguyễn Trãi,phường Quán Bàu, thành phố Vinh). Từ chiều, với lòng thành kính, các phật tử đã có mặt tại nghĩa trang để quét dọn, cắm hoa trang trí và dâng tiến những mâm lễ tại đài tưởng niệm.




Đại đức Thích Định Tuệ - UV BTS GHPG tỉnh Nghệ An làm chủ lễ cầu siêu. Một không khí thật linh thiêng, thành kính. Khi đã tắt nắng, là hơn 1 ngàn ngọn nến cùng với từng ấy bông hoa được thắp lên, đặt lên từng ấy ngôi mộ. Nghĩa trang huyền ảo linh thiêng. Chỉ trong ít phút, khuôn viên rộng lớn của nghĩa trang liệt sĩ thành phố Vinh đã lung linh ánh nến và hơn 1000 ngôi mộ các anh linh liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ đã được sưởi ấm không chỉ bằng ngọn nến mà còn bằng tấm lòng tri ân của những người con nhân dân thành phố Vinh.


Hàng nghìn ngọn nến đã được thắp sáng trong giờ phút tri ân hơn 1000 anh hùng liệt sĩ tp Vinh hiện đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ

Nghĩa trang liệt sỹ Tp Vinh. Nơi đây là yên nghỉ vĩnh hằng của những người con thân yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng ngàn người con của quê hương thành phố Vinh đã hy sinh tuổi thanh xuân, cùng nhân dân cả nước làm nên cuộc kháng chiến thần thánh, dành độc lập tự do cho dân tộc. Xin được cúi đầu trước linh hồn những người đã hy sinh, quên mình vì Tổ quốc và xin được gửi lời tri ân tới những gia đình thương binh, liệt sỹ.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:






















Thái Quảng - Hồng Nga

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 155
  • Hôm nay 4,369
  • Tháng hiện tại 62,792
  • Tổng lượt truy cập 23,469,041