Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Lựa lời mà nói

Lựa lời mà nói

Đăng lúc: 14:54 - 02/01/2017

Ngôn ngữ là phương tiện mà con người dùng để giãi bày tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp giữa người và người trong xã hội.
Ngôn ngữ thể hiện dưới nhiều hình thức: Ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ không lời (điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười…). Có quan niệm cho rằng ngôn ngữ viết quan trọng hơn ngôn ngữ nói vì: “Lời nói thì bay đi, chữ viết thì còn lại”. Song, xét kỹ thì lời nói phải đâu không quan trọng?

Tất nhiên phải có tư tưởng (tâm, ý) thì mới có thể phát xuất ra thành lời nói. Lời nói nếu được dẫn dắt bởi một tâm ý không chân chánh, thiện lành thì sẽ tạo nên khổ đau và tội lỗi. Nói những lời không chân chính thiện lành là tạo khẩu nghiệp, về sau phải gánh chịu những khổ não là lẽ đương nhiên không tránh khỏi.

a loinoi.jpg

Trong kinh Pháp cú, ngay kệ đầu tiên của phẩm Song yếu, Đức Phật đã dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý ô nhiễm

Nói lên hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như xe, chân vật kéo”.

Đối với người xuất gia, tội về lời nói (nói dối) là một trong những điều giới cấm trọng yếu mà hàng xuất gia phải gìn giữ cả đời. Đối với người cư sĩ, Phật tử tại gia thọ trì 5 giới hay tu Thập thiện giữ 10 giới, tội lỗi về lời nói (Không vọng ngữ) được quy thành bốn tội danh cụ thể cần phải tránh, đó là: Nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời thô ác. Dù là tội danh nào, chung quy cũng là tội đã gây nên những tác hại, khổ não cho kẻ khác, nhưng đồng thời cũng tổn hại cho chính bản thân mình. Chỉ việc giữ gìn lời nói thôi mà trong mười điều thiện đã làm được bốn điều, cho thấy rằng việc nói năng quan trọng biết bao trong đời sống tu học của những người con Phật.

Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhưng “lựa lời” là lựa như thế nào? Cổ nhân có dạy: “Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, đó là nhằm khuyên chúng ta phải có sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phát ngôn, bởi nếu ta “lỡ tay, lỡ chân” thì có khi còn cứu vãn được, nhưng “lỡ lời” thì không thể nào rút lời lại được. “Sẩy chân còn hơn sẩy miệng”. Một lời đã nói ra sẽ như mũi tên bay đi với tốc độ thần kỳ, mũi tên sẽ cắm phập vào tâm điểm mà người bắn đã nhắm vào, không có cách chi ngăn chặn lại được. “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, một lời nói ra, dù bốn con ngựa giỏi cũng khó đuổi kịp. Lời nói còn có sức mạnh vĩ đại (Xuất ngôn như phá thạch), tác dụng to lớn và đa chiều lên đời sống cá nhân và mọi người.

Trong cuộc sống, mỗi người một ý, chẳng ai giống ai, con người thật khó tránh được sự va chạm, mâu thuẫn vì bất đồng ý kiến với nhau. Nhưng dù có mâu thuẫn thì người biết tu sẽ lựa lời để nói với nhau một cách hòa bình thân ái, tránh không làm tổn thương hay phiền lòng cho kẻ khác. “Khẩu hòa vô tranh”, nói năng hòa ái, không tranh cãi chính là một trong sáu pháp sống lục hòa thanh tịnh của hàng đệ tử Phật.

Những lời nói nhẹ nhàng, nhu hòa, thân ái, không gây tổn thương hay phiền lòng người khác… gọi là ái ngữ. Đây cũng chính là một trong bốn cách mà Bồ-tát dùng để nhiếp phục và giáo hóa quần sanh (Tứ nhiếp pháp). Nhưng, đâu nhất thiết phải là trong việc làm cao xa của Bồ-tát mới cần ái ngữ? Ngay trong cuộc sống chung hàng ngày của con người với nhau, ái ngữ luôn là điều cần phải có. Ở cấp độ đơn sơ ban đầu, chưa cần đến cách đối đãi gì lớn lao, con người có thể thân thiện, thương mến nhau trước hết cũng là do cung cách nói năng với nhau. Ngược lại, người ta ghét bỏ nhau, oán trách, thù hằn với nhau cũng do từ lời nói mà ra.

Có những lời nói thương yêu khiến người nghe ghi nhớ cả đời, nhưng cũng có lời nói ác, người nghe vẫn mang theo đến chết không quên:

“Lời nói không là dao

Mà cắt lòng đau nhói

Lời nói không là khói

Mà mắt người cay cay…”.

(Không rõ tác giả)

Có những lời nói hàm chứa ý nghĩa cao xa thâm thúy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ đất nước này sang đất nước khác, trở thành những “danh ngôn” bất hủ. Như thế cho thấy rằng lời nói xem như không là gì cả, nhưng có tầm quan trọng rất lớn lao.

Tuy nhiên, xét đến rốt ráo thì ái ngữ vẫn chưa đầy đủ ý nghĩa bằng thiện ngôn. Ái ngữ mà gọi là thiện ngôn thì đòi hỏi phải đủ 5 yếu tố:

Nói nhã nhặn: Là nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, từ tốn, khiêm cung. Lời nói thể hiện sự lịch sự, tế nhị, lễ phép, kính trên nhường dưới, xưng hô đúng phép, không nói trống không, kèm theo đó là thái độ ôn hòa, nhã nhặn… Người xưa nói: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” là vậy.
Nói hợp thời: Là nói năng đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh. Không thể muốn nói gì thì nói, bạ ai cũng nói, “đụng đâu nói đó”. Nói không hợp thời thì dù có là ái ngữ cũng bị chê trách là “đoảng”, người ăn nói vô duyên.
Nói chân thật: Là nói đúng với sự thật khách quan (sự việc như thế nào thì nói như thế ấy) và nói đúng với tâm ý của mình, có sao nói vậy, nghĩ sao nói vậy. Nếu không như thế thì càng nói hay lại càng lộ ra sự “xảo ngôn”. Nói không chân thật, người nghe có thể mắc lừa ta lần đầu, nhưng sau đó thì họ sẽ không còn tin ta nữa. Lòng tin của con người đối với nhau là điều vô cùng quan trọng, ví như của báu: “Tín vi quốc gia chi bảo” (Lòng tin, uy tín là báu vật của nước nhà). Một người đã khiến kẻ khác không còn tin tưởng thì coi như không còn đủ nhân cách làm người, “Nhân vô tín bất lập”.
Nói hữu ích: Dẫu nói lời nhu hòa, êm ái mà vô ích đối với người nghe thì chỉ làm mất thời gian của người, người chẳng muốn nghe.
Nói với từ tâm: Là vì người mà nói, vì lòng thương người, muốn đem lợi lạc đến cho người nên nói. Nói mà không từ tâm là nói vì nhu cầu của chính mình, muốn nói để khoe khoang, phô trương chẳng hạn. Đây là điều mà con người thường hay va vấp, bởi vì cái ngã to lớn khiến ta chỉ thấy mình và chỉ muốn mọi người nghe mình. Cho nên ta thường nói vì “nhu cầu nói” của chính ta hơn là vì người.
Thiết nghĩ, mục đích của lời nói là chuyển tải thông tin, chia sẻ tâm tư, tình cảm giữa người nói và người nghe, nếu không đạt được mục tiêu ấy thì lời nói xem như là vô ích. Và, lời lẽ nói năng có dịu ngọt, hòa nhã… thì cũng phải từ cái tâm chân thật mà ra. Nếu cần chọn lời, sửa ý cho có được ái ngữ, thiện ngôn, thiết tưởng trước hết ta phải lo tu sửa cái tâm cho chân thật, hòa ái với mọi người, lời nói từ nội tâm an tịnh, thiện lành lưu xuất sẽ tự khắc chan chứa tình người. Đã yêu thương nhau thì lời nói tự nó sẽ dịu dàng, khả ái mà thôi.

Cho nên, “lựa lời mà nói” có nghĩa là chúng ta cần cân nhắc cẩn thận khi dùng lời nói với mọi người để tránh những lỗi lầm đáng tiếc, tránh việc gây tạo khẩu nghiệp. Cần luôn xét nghĩ đến hậu quả lời nói của mình. Nhân quả là quy luật muôn đời không bỏ sót một ai, “Nói là gieo, nghe là gặt”, mà “Gieo gió thì gặt bão” vậy.

Rốt lại, lời nói chính là thể hiện cái tâm của con người. Và hơn thế nữa, lời nói “chính là cái để đánh giá một nhân cách, đo lường chiều cao chiều rộng của một tâm thức. Ngôn ngữ là sự trang điểm (mà Phật giáo gọi là trang nghiêm) của con người, là sự nở hoa của nhân cách…” (Nguyễn Thế Đăng - Tản mạn về tiếng Việt - Văn Hóa Phật Giáo số 95).
Thích nữ Huệ Nhẫn

Tôn trọng sự sống của thai nhi

Tôn trọng sự sống của thai nhi

Đăng lúc: 08:35 - 03/08/2016

Chưa bao giờ nạn phá thai xảy ra hàng ngày, rất nhiều và đơn giản như chuyện chơi. Mạng sống của thai nhi rất mong manh và đáng sợ hơn nữa, trong nhiều trường hợp thai nhi không được chào đời, chỉ vì mẹ nó, hay cha mẹ nó không thích, không muốn. Chỉ với một ý niệm vô cùng giản đơn như thế là kết thúc một mầm sống một cách dễ dàng.
Có người cho rằng thai nhi chưa hình thành đầy đủ hình hài con người thì hủy diệt nó là việc bình thường, không tội lỗi. Thậm chí kể cả bào thai đã tượng hình người, họ vẫn giết nó, dù có bị nguy hiểm đến tính mạng họ, chỉ với lý do là đứa con ngoài ý muốn thì không thể nào được đón chào.

anh nsgn.jpg

Theo Phật, bào thai được hình thành khi có sự giao hợp giữa cha mẹ trong thời kỳ người mẹ có thể thụ thai và yếu tố quyết định là sự có mặt của thần thức, hay còn gọi là hương ấm xâm nhập vào. Vì vậy, sinh mạng của thai nhi, tức mầm sống của con người đã được tạo thành ngay từ phút giây đầu tiên mà thần thức đi vào cơ thể người mẹ, khi cha mẹ giao hợp.

Đức Phật khẳng định rằng con người là tối tôn trọng các loài sinh vật, vì phải trải qua quá trình chuyển hóa thân tâm lâu dài, con người mới có bộ não và trái tim có thể suy nghĩ và thực hiện được những việc làm thăng tiến đến những cảnh giới cao quý, trong khi các loài sinh vật thấp kém hơn chỉ sống với bản năng mà không thể thăng hoa cuộc sống đạo đức, tri thức như loài người. Và tất nhiên, chỉ có con người mới có thể chuyển hóa tâm thức thăng tiến đến quả vị tối thượng là Phật. Chư Thiên, hay A-tu-la tuy có phước báo hơn loài người, nhưng họ không thể tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Muốn đạt được quả Toàn giác, chư Thiên, hay A-tu-la, hoặc các loài sinh thể khác đều phải tái sanh làm người để từ đó, trải qua nhiều kiếp sống, mới có trí thông minh và tình cảm hướng thượng.

Trong sáu đường sinh tử, muốn có được thân người là việc khó khăn vô cùng. Đức Phật nói rằng được thân người khó gấp vạn lần con rùa một mắt lênh đênh trên đại dương hàng ngàn năm mới vớ được khúc cây nổi có một lỗ nhỏ cho nó chui vào.

Thân người vô cùng quý báu, nên trong các giới cấm Phật dạy hàng đệ tử phải tuyệt đối tuân thủ trước nhất là giới không sát sinh hại mạng.

Như trên đã nói, thai nhi mang mầm sống của con người, ngay từ khi người mẹ thụ thai, cần phải được bảo vệ một cách kỹ lưỡng. Thiết nghĩ không có gì ác độc hơn là tiêu diệt bào thai, vì giết hại một sinh linh ở trong giai đoạn yếu ớt nhất mà mạng sống hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ. Đại luận sư Buddhagosa nói rằng nghiệp quả của sự phá thai tệ hại hơn là giết một tên côn đồ, vì tự vệ.

Thể hiện tâm từ bi và trí tuệ theo Phật dạy, bảo vệ sự sống cho muôn loài nói chung và loài người nói riêng là điều tiên quyết mà hàng đệ tử Phật phải tuân thủ. Vì cùng sống trên trái đất này, mọi người, mọi loài đều có mối tương quan cộng tồn mật thiết, nên không thể thỏa mãn ý muốn riêng tư mà bất chấp mạng sống của thai nhi lại là núm ruột của mình. Và khi đã tin sâu luật nhân quả, việc ác dù nhỏ nhoi còn không làm, huống chi là phá thai, giết hại sinh linh vô tội cần nương vào bụng mẹ để có mặt trên cuộc đời này nhằm thực hiện điều gì còn dang dở trong tiền kiếp.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết giáo pháp của Phật không có tính cố định, cứng nhắc. Kinh thường nói Đức Phật có đến 84.000 pháp để tương ưng với vô số phiền não, trần lao, nghiệp chướng của chúng sanh và giải quyết được vấn nạn cho họ. Vì vậy, sự tôn trọng mạng sống của thai nhi cũng có một mặt khác cần xét đến.

Trong trường hợp nếu thai nhi được sanh ra sẽ bị dị dạng, bị bệnh tật nguy hiểm, chắc chắn tạo nên cuộc sống đầy đau khổ cho chính nó và cho gia đình, hơn là được hạnh phúc. Trong trường hợp bất khả kháng như vậy, gia đình có thể quyết định không cho đứa bé ra đời. Hoặc trường hợp để cứu tính mạng của người mẹ, người ta không còn cách gì khác hơn là đành hy sinh sự sống của thai nhi.

Tóm lại, thể hiện lòng từ bi theo Phật, cần phải tôn trọng triệt để giới cấm sát hại sinh mạng con người cho đến phải tôn trọng mạng sống của muôn loài, tất nhiên cần bảo hộ sự sống của thai nhi.

Vì vậy, theo đạo Phật, không chấp nhận việc phá thai. Và càng thấm nhuần quy luật nhân quả, chẳng thể nào giết hại mạng sống của sinh linh có mối quan hệ chặt chẽ, mới tái sinh làm con mình.

Thiết nghĩ phá thai chỉ là giải quyết vấn đề ở ngọn. Nếu không muốn có con, đừng tạo ra cái duyên cho thần thức đi tái sanh vào thân thể mình. Điều đó quá hiển nhiên. Nếu cứ sống buông thả, bừa bãi, sống theo bản năng như loài vật, để rồi phá thai, khiến cho sinh linh uất hận và cũng làm hại cho sức khỏe của chính mình. Và tạo nhân ác rồi, quả báo ác sẽ đến kề cận, mong gì có cuộc sống an vui.

Người có suy nghĩ, biết sống tỉnh táo, biết khắc phục bản năng nhục dục, biết phải làm gì cho cuộc sống được an vui thực sự và lâu dài, họ sẽ không bao giờ để mang thai ngoài ý muốn.

Thế giới càng có nhiều oan hồn uổng tử lang thang uất hận, khổ đau, tạo thành thế giới âm không siêu thoát, thì thế giới của người sống khó mà yên ổn, nói chi là hạnh phúc. Chính vì vậy mà hàng ngày, đệ tử Phật đều cầu nguyện cho âm siêu, dương thới và tất cả mọi người đều trọn thành Phật đạo, đó chính là thế giới hạnh phúc tuyệt đối vĩnh viễn.
HT.Thích Trí Quảng

w620h405f1c1 files articles 2014 1085265 1(1)

Thành công thất bại trong kinh doanh và chữ tín trong cuộc sống hàng ngày

Đăng lúc: 06:50 - 29/07/2015

Có một bài pháp Phật nói trong kinh do ngài Xá lợi phất thưa hỏi, “nguyên nhân nào dẫn đến một người mua bán thành công và thất bại?
” Phật dạy, “này Xá lợi phất, ông nên biết có người cư sĩ đi đến chỗ các thầy Tỳ kheo và hứa hẹn như sau: Dạ thưa các thầy, các thầy còn thiếu nhu cầu gì con sẽ đóng góp, ủng hộ cho. Sau khi hứa hẹn người này không làm như lời đã hứa. Do nhân duyên đó người ấy về sau có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ như đã hứa, sau này nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công như ý muốn. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ nhiều hơn những gì đã hứa, nếu mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng.” Khi ai đó được hứa hẹn giúp đỡ một điều gì, họ sẽ hy vọng, trông chờ ân nhân của mình như một vị cứu tinh. Bao nhiêu niềm tin họ mong đợi, khắc khoải, nhất là những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, họ mong mỏi mừng thầm và cảm thấy rất hạnh phúc; nhưng người hứa lại nuốt lời khiến họ phải chờ đợi rồi thất vọng, buồn bã, khổ đau. Con người ở đời sống có nghĩa tình với nhau thường không bao giờ thất hứa với ai dù chỉ là việc nhỏ. Sự hứa hẹn là điều tự nguyện không ai bắt buộc, vì thế mỗi người hãy nên tập thói quen giữ đúng lời hứa. Không ai bắt buộc chúng ta hứa hẹn hay giúp đỡ ai vấn đề nào đó, nếu đã hứa thì phải cố gắng làm cho vuông tròn; bởi người được hứa họ đang hy vọng, mong mỏi, trông chờ và sẽ trở nên tuyệt vọng khi bị người hứa hẹn không thực hiện đúng.

Trong cuộc sống đôi khi có những chuyện rất vô lý, nhiều người làm chơi mà ăn thiệt, họ không phải nhọc nhằn ra công tốn sức mà hiệu quả thu về rất cao. Nhiều người cứ nghĩ có sự bất công trong xã hội, thực tế mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa của nó, không có chuyện ngẫu nhiên hoặc một đấng quyền năng nào sắp đặt. Tất cả đều do luật nhân quả tác động và âm thầm chi phối bởi hành vi giúp đỡ người khác trong quá khứ quá nhiều. Hiện tại chúng ta không biết bố thí, cúng dường, làm những điều thiện ích để giúp đỡ nhân loại tuỳ theo khả năng thì bất hạnh, khổ đau sẽ luôn có mặt trong hiện tại và mai sau. Những ai tin sâu nhân quả sẽ sống đạo đức hơn, mở rộng tấm lòng từ bi hơn, họ sống đơn giản hơn, giảm bớt các nhu cầu không cần thiết để có đủ điều kiện san sẻ nhiều hơn. Một người hàng xóm vừa bị tai nạn cháy nhà đang sống cảnh màn trời chiếu đất, vì động lòng thương xót nên ta đã hứa sẽ đem số tiền tích lũy bấy lâu để giúp người ấy có mái nhà che mưa che nắng. Cả gia đình họ sẽ trông chờ, hy vọng vào ta như con trẻ chờ mẹ đi chợ về cho quà ăn, bao nhiêu niềm tin họ trông vào đấy, nếu mình thất hứa sẽ làm họ đau khổ nhiều hơn. Cho nên, trước khi hứa hẹn với ai điều gì, chúng ta hãy nên xem xét kỹ lưỡng coi mình có đủ khả năng thực hiện lời hứa ấy hay không? Đừng hứa giựt le trước mặt mọi người làm như vẻ ta đây giàu có mà làm người được hứa thất vọng. Chính lời hứa suông đó sẽ làm họ mất niềm tin, đau khổ, tuyệt vọng, do đó trong hiện tại và mai sau chúng ta mua bán, làm ăn gì cũng đều bị thất bại.
Ngược lại, hứa giúp người khác như đã hứa hoặc giúp nhiều hơn như đã hứa sẽ làm người được hứa vui mừng, hạnh phúc; nhờ vậy sau này họ sẽ biết ơn và đền ơn người hứa bằng cách sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn. Do việc làm tốt đẹp đó nên hiện đời làm ăn, mua bán gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng hay làm chơi mà ăn thiệt. Nếu chúng ta hiện tại hay bố thí, cúng dường hoặc thường xuyên giúp đỡ tài vật cho người bất hạnh để họ có cái ăn cái mặc, san sẻ những hiểu biết về chân lý cuộc đời giúp họ tin sâu nhân quả; trong tương lai người này thường xuyên gặp nhiều may mắn một cách kỳ lạ mà không phải hao hơi tốn sức nhiều như trúng số, kinh doanh làm ăn gì cũng đều thuận lợi cả và có thể kế thừa gia tài của người khác. Vô số trường hợp đặc biệt không làm mà vẫn hưởng các chế độ ưu đãi là nhờ quả báo của việc biết gieo trồng phước đức, giúp đỡ nhiều cho nhân loại trong quá khứ. Số đông mọi người đều phải làm việc nhọc nhằn, lao nhọc mới có cái ăn cái mặc, nhưng chưa hẳn đã được cơm no áo ấm. Người thời nay sở dĩ thành công ngoài khả năng và dự tính không phải bỗng dưng khi không mà có, tất cả đều có nguyên nhân sâu xa, làm phước được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, nhân quả tốt xấu khi đã gieo chỉ đến sớm hay muộn mà thôi khi hội đủ nhân duyên. Cúng dường hay giúp đỡ, chia sẻ là một việc làm thánh thiện, chỉ có những ai có tấm lòng từ bi cao cả mới dám làm những việc lợi ích như thế.
Tóm lại, bài kinh này Phật nhắc nhở và khuyên nhủ mọi người “chữ tín” rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Con người vì tham đắm, mê muội nên mới tìm cách gian dối, lường gạt để đem về lợi dưỡng cho mình, đó là tâm niệm của đa số chúng sinh. Chúng ta là người Phật tử chân chính, khi đã hứa hẹn giúp đỡ ai điều gì thì phải phát xuất từ lòng từ bi, đâu có ai bắt buộc mình phải làm vậy nên khi đã hứa thì phải giữ lời, đừng để người hy vọng, mong mỏi rồi thất vọng, nhất là những người có hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn. Như gia đình anh Hai vừa bị hỏa hoạn thiêu rụi hết căn nhà, mọi người đều đang sống cảnh màn trời chiếu đất. Chúng ta vì lòng thương xót muốn giúp đỡ nên đã hứa cho anh mượn tiền để xây lại căn nhà rồi thất lời, không giúp như đã hứa. Vì ta hứa suông chỉ để giựt le mà làm cho gia đình anh thất vọng, buồn phiền, khổ đau. Đó là nhân dẫn đến mai sau nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Ngược lại, nếu chúng ta giúp như đã hứa hay giúp nhiều hơn lời hứa làm mọi người được an vui, hạnh phúc thì sau này chúng ta làm chơi mà ăn thiệt. Nhân quả rất công bằng là một sự thật, làm phước thì được phước, hưởng lộc thì hết lộc. Người khôn ngoan phải biết gieo trồng, tích lũy phước đức mãi mãi, giống như người có tiền gửi ngân hàng, khi cần thì rút ra xài lúc nào cũng được.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Học để hoàn thiện chính mình

Học để hoàn thiện chính mình

Đăng lúc: 07:29 - 21/07/2015

Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực.


Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật.

Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính.

Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.

Thứ tư: Học để biết ơn tất cả mọi người và muôn loài vật. Ta không làm ruộng nhưng vẫn có gạo ăn và cứ như thế có rất nhiều nhu cầu khác để giúp cho ta bảo tồn sự sống, chính vì vậy mà ta cần phải biết ơn muôn loài vật.

Thứ năm: Học để biết cách sinh tồn. Để được sinh tồn và cuộc sống có ý nghĩa, ta phải biết điều hòa sức khỏe, không lãng phí thời gian, luôn làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân và đóng góp lợi ích xã hội.

Thứ sáu: Học để biết cách lắng nghe và nhận ra sai lầm về bản thân mình. Con người thường hay che dấu lỗi lầm của mình mà hay đổ lỗi cho người khác. Biết nhận lỗi và hứa sửa sai là người tốt trong hiện tại và mai sau.

Thứ bảy: Học sống chân thành bằng tình thương yêu chân thật. Thầy người khác làm việc tốt ta nên hoan hỷ vui theo, người giàu có thì bố thí vật chất, kẻ nghèo khó thì bố thì bằng lời nói an ủi, động viên giúp đỡ và hành động giúp người khi gặp hoạn nạn.

Thứ tám: Học để biết cách sống hòa hợp với mọi người. Làm người khó ai được hoàn hảo, chính vì vậy ta phải chấp nhận quan điểm của người này, người kia một chút thì cuộc sống sẽ được bình an hạnh phúc.

Thứ chín: Học để thấu hiểu mọi lẽ thật giả trong cuộc đời. Thiếu hiểu biết con người sẽ sinh ra tranh chấp, hơn thua, phải quấy, đúng sai mà dẫn đến oán giận thù hằn và tìm cách giết hai lẫn nhau.

Thứ mười: Học để biết cách buông xả mọi phiền não khổ đau. Cuộc đời giống như thay quần mặc áo. Khi cần dùng thì ta chăm sóc chu đáo, kỹ lưỡng đến khi chúng không còn giá trị nữa thì ta phải vứt bỏ đi. Thời gian sớm qua mau, mạng người sống trong hơi thở, ta phải biết tôn trọng bao dung và tha thứ để an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh.


Thích Đạt Ma Phổ Giác

Dharamsala - miền đất của đức tin

Dharamsala - miền đất của đức tin

Đăng lúc: 17:46 - 03/07/2015

Được xem là một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại, nơi khởi nguồn cho kỷ nguyên Phật giáo từ bi và trí tuệ, Ấn Độ luôn ẩn chứa một sức quyến rũ lạ kỳ đối với du khách, nhất là các tín đồ hành hương trên khắp thế giới.
Các nhà sư Tây Tạng ở Dharamsala (Ấn Độ) - Ảnh: ShutterstockCác nhà sư Tây Tạng ở Dharamsala (Ấn Độ) - Ảnh: Shutterstock
Dharamsala có rất nhiều tu viện, đền đài mang đậm dấu ấn văn hóa, kiến trúc và đời sống của người Tây Tạng. Đây cũng là nơi Đức Dalai Lama 14 đang tạm cư và hướng dẫn tu học. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đức Dalai Lama là vị thần bảo hộ có năng lực nhất của Tây Tạng. Vị Dalai Lama hiện nay - Tenzin Gyatso là vị thứ 14, được xem như là sự tái sanh tiếp theo của Đức thánh sư. Với tuyên ngôn bất hủ “Tôn giáo của tôi chính là lòng từ bi”, như những cánh chim chao lượn giữa bầu trời bao la không quản ngại nhọc nhằn, Đức Dalai Lama cùng các đệ tử của ngài đã đến hơn 40 quốc gia để truyền bá tinh thần Phật pháp trí tuệ và sự thật bằng tất cả niềm tin về một xã hội công bằng, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Chính vì vậy, ngài đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1989.
Tiếp nối những buổi thuyết pháp thành công, năm nay nhân dịp sinh nhật thứ 80 của Đức Dalai Lama, chương trình “Đảnh lễ Đức Dalai Lama” dự kiến sẽ diễn ra từ 7 - 10.9 dương lịch tại Dharamsala. Một lần nữa, đây là cơ hội quý giá dành cho các phật tử VN cũng như cộng đồng phật tử trên thế giới được tiếp xúc và lắng nghe những pháp thoại đầy ý nghĩa của Đức Dalai Lama.
Trong dịp này, với mong muốn được đồng hành cùng du khách trong chuyến đi đảnh lễ, đặc biệt là các phật tử có ý nguyện từ tâm, TST Tourist đã thiết kế chương trình hành hương vô cùng đặc sắc “Pháp hội của Đức Dalai Lama 14”. Theo đó, du khách sẽ có 4 ngày trọn vẹn tham dự buổi thuyết giảng đặc biệt của ngài với nội dung “Dẫn nhập Bồ tát đạo” của Shantideva (Bồ tát Tịch Thiên). Bên cạnh việc lắng nghe thuyết giảng được phiên dịch rõ ràng và kỹ lưỡng từ sư cô Nhất Hạnh, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn tổng thể bức tranh thanh bình, trong xanh của vùng đất thiêng ẩn mình dưới những cánh rừng thông tuyết tùng cao vút. Từ Viện Bảo tồn nghệ thuật Tây Tạng Norbulingka cho đến các tu viện Mật pháp Gyuto, Namgyal, chùa Tsulakhang... du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các bức vẽ có hồn, sống động đến chân thực của các vị Phật, bồ tát và hộ pháp trong truyền thống Kim cương thừa. Qua đó hiểu thêm về nghệ thuật tranh thangka - vẽ trong trạng thái thiền định. Đây cũng là dịp để du khách chiêm bái nơi tạm trú giản dị, thanh tao của Đức Dalai Lama 14 và Đức đại bảo pháp vương Karmapa Chenno thứ 17 cùng nhiều vị hóa thân khác... Tour Ấn Độ: Pháp hội của Đức Dalai Lama 14 (10 ngày), KH 3, 4.9, giá 43,88 triệu đồng.
Mùa hè 2015, khi mua tour tại TST Tourist du khách có cơ hội hưởng nhiều ưu đãi: Giảm giá trực tiếp từ 5 - 10%; Mua tour trả góp lãi suất 0%... Đặc biệt, khi mua tour vào khung giờ 10 - 11 giờ thứ bảy hằng tuần, du khách có cơ hội nhận giải thưởng là chuyến đi Thái Lan, Đà Nẵng với giá “0 đồng”; đến Nhật Bản, Singapore với mức giảm giá 50% và những giải thưởng giá trị khác để tăng thêm niềm vui.
Tour tham khảo: Đông Nam Á: Bangkok - Pattaya (5 ngày), KH 15, 16, 29.7; 12, 19, 25.8, giá 7,78 triệu đồng; Bangkok - Pattaya - Kanchanaburi (6 ngày), KH 21.7; 25.8, giá 8,98 triệu đồng; Singapore - Malaysia (6 ngày), KH 14, 21.7; 4, 11, 28.8, giá từ 12,98 triệu đồng; Bali (4 ngày), KH 23.7, giá 17,98 triệu đồng. Đông Bắc Á: Hồng Kông - Disneyland - Bảo tàng sáp (4 ngày), KH 6, 27.8, giá từ 15,98 triệu đồng; Osaka - Universal Studios - Kobe - Kyoto - Nagoya - núi Phú Sĩ - Tokyo (6 ngày), KH 20.8, giá 38,88 triệu đồng. Châu Âu: Đức - Hà Lan - Bỉ - Luxembourg - Pháp (10 ngày), KH 14, 28.8, giá từ 58,98 triệu đồng; Pháp - Thụy Sĩ - Ý (11 ngày), KH 25.8; 26.9, giá từ 75,98 triệu đồng; Pháp - Bỉ - Hà Lan (8 ngày), KH 18.8, giá từ 49,98 triệu đồng. Úc và New Zealand: Melbourne - Canberra - Sydney (7 ngày), KH 24.7; 29.8, giá 54,98 triệu đồng; Auckland - Tepuke - Rotorua - Waitomo (7 ngày), KH 21.8, giá 54,98 triệu đồng; Sri Lanka - Maldives (7 ngày), KH 30.7; 21.8, giá 39,98 triệu đồng...
Liên hệ: TST Tourist - 10 Tú Xương, P.7, Q.3, TP.HCM, ĐT: (08) 39328328. Hotline: 0909 026116/118. Fax: (08) 39321321. Chi nhánh Tây Đô: 17 Cách Mạng Tháng Tám, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, ĐT: (0710) 3769681, fax: (0710) 3769682, website: www.tsttourist.com
Hoa Ma

Phat a di da

Tìm hiểu về trao lưu Tịnh Độ tại Việt Nam

Đăng lúc: 15:42 - 21/05/2015

Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độ là hết sức sâu đậm. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm và cần sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để xác định truyền thống tu học của người Phật tử Việt Nam, nhằm xây dựng các nguyên tắc tổ chức trong các tự viện nói riêng và đời sống tín ngưỡng, tu học của người Phật tử nói chung một cách hiệu quả, phù hợp với tâm lý, bối cảnh văn hóa

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 28
  • Hôm nay 3,144
  • Tháng hiện tại 60,529
  • Tổng lượt truy cập 23,466,778