Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
20 điều dạy bạn khi tức giận

20 điều dạy bạn khi tức giận

Đăng lúc: 22:17 - 05/11/2016

Tâm tốt nhưng miệng nói những lời không tốt tất cả Phước Đức làm được đều tiêu tan.



Người khôn nói ít, nghe nhiều, lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han.
Trước người hiền ngõ khôn ngoan, Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi
Chuyện người, chớ nói làm chi, Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người. “Thần khẩu nó hại xác phàm, Người nào nói quá họa làm khổ thân. Lỡ chân gượng được đỡ lên. Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi”.

1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo
Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn.
Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.
Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.
Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động.
2. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận
Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm.
Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người ngoài xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái và với cả người đối xử không tốt với mình. Bạn sẽ thấy rằng mình sẽ chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy được sự độ lượng của mình.
Nhẫn lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành.

3. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn
Nhẫn nhịn cũng chính là điều mà con người gọi là bền chí, nghị lực. Cần phải nhẫn để được vừa lòng đẹp ý, tại sao vậy?
Người xưa dạy “một điều nhịn, chín điều lành”, cũng lại nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Quả thực, nhẫn nhịn có thể khiến tâm chúng ta trở nên thanh tịnh, khoảng trời trước mặt cũng sẽ trở nên rộng mở bao la.

4. Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở
Một khi tâm oán giận vừa khởi lên thì trí tuệ sẽ không còn, lý tính bị che mất. Do đó sẽ xử trí theo cảm tính, không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô ý gây thù kết oán với người khác.
Nếu không thể hóa giải thù oán, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ngay trước mắt, oan oan tương báo, quả báo sẽ ngày càng tàn khốc hơn.
Đừng nói những điều làm tổn thương nhau

5. Thân thể, tâm trạng của con người cùng với tự nhiên dung thành một bức họa
Thất tình lục dục làm nhiễu loạn tự nhiên, nhiễu loạn thân thể người. Trong đó tức giận, nổi cáu là gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Có người nói, tuổi thọ trung bình của con người lẽ ra phải là 200 tuổi, chính là do những phiền não của bản thân đã làm cho thân thể bị hư hại; người luôn sống trong cảnh giới đại từ bi thì không già, không yếu, không mê, không tà, khộng tiêm nhiễm – đây mới là niềm vui thật sự.
6. Thường cảm ơn trong lòng
Mặc dù người khác nhục mạ, phỉ báng, hãm hại bạn, cũng vẫn nên dùng thiện tâm để đối đãi, và tự đáy lòng mình cảm ơn họ.
Thực sự thì sự sỉ nhục, phỉ báng, và hãm hại của người khác, chính là để tiêu trừ nghiệp lực mà mình đã tạo ra trong đời này. Vậy nên quyết không thể để tâm oán hận nổi lên. Nếu vẫn còn tâm oán hận, thì không những không thể tiêu nghiệp, mà ngược lại còn làm cho nghiệp tăng lên.
7. Bạn hỏi Phật ngày nào tốt; Phật hỏi xem bạn có ngày nào bình yên?
Cuộc đời giống như một cái cặp da, khi cần dùng thì mới lấy, khi không dùng thì bỏ nó ra; lúc cần bỏ xuồng thì lại không bỏ, giống như mang theo hành lý nặng trĩu, không thể tự tại.
Những năm tháng của cuộc đời có hạn, vậy nên nhận sai, tôn trọng, bao dung thì mới có thể bình thản, buông bỏ mới có thể tự tại!
8. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt cháy rừng công đức của mình
Nếu không sửa đổi tính xấu này, thì vô luận là một ngày có niệm bao nhiêu bộ kinh, có thuyết bao nhiêu lần Pháp, thì bạn cũng không thể ra khỏi tam giới. Phát cáu là biểu hiện của vô minh, chính là không minh bạch.

9. Bất thiện, ác ý với người khác chính là chà đạp chính mình
Nếu ác ý với người người khác, thì người bị hại chỉ chịu 3/10, mà chính chúng ta mới phải gánh chịu phần nhiều 7/10, đó chính là chà đạp chính mình mà không tự biết.
Miệng để nói lời hay ý đẹp
Một câu nói ra khỏi miệng, gây sự tổn thương, thì chính mình là người gánh chịu phần lớn sự tổn thương đó. Bạn muốn mình khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí huệ, thì bạn phải dùng tấm lòng yêu mến để đối đãi với tất cả mọi người. Biết cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.
10. Lời nói làm tổn thương người khác, còn nghiêm trọng hơn cả giết người
Đây là sự thật mà rất ít người biết! Khẩu tạo nghiệp là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất, quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết.
Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa giải, có thể biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì.
Có thể nhẫn, thì có thể phân biệt được tốt xấu, thiện ác, thị phi của thế gian. Vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy tự hỏi chính mình: “Hôm nay mình có tức giận không?”.

Sưu tầm.

Bát Chánh đạo: quản trị khủng hoảng, tạo nền bình an

Bát Chánh đạo: quản trị khủng hoảng, tạo nền bình an

Đăng lúc: 21:12 - 01/07/2016

Dù là cá nhân, tổ chức hay quốc gia, mọi khủng hoảng đều xuất phát từ vô số cái nhân không đúng đắn. Có hai việc mà người đời thường nhìn nhận thiếu chính xác về việc này. Một là người ta cho rằng khủng hoảng đến từ bên ngoài, “từ trên trời rơi xuống”, hai là chỉ thấy hậu quả, rồi ra sức đi dẹp hậu quả.

Thế nhưng, cội nguồn của khủng hoảng đa phần xuất phát ngay từ bên trong, và hậu quả chỉ là phần ngọn. Khi bên trong gieo hạt giống không tốt, thì lấy gì có đời sống bình yên?
fgg.jpg
Giữ thân khẩu ý theo Bát Chánh đạo là xây dựng nền tảng an ổn từ bên trong

Với cá nhân, khủng hoảng là do chuỗi nguyên nhân trong quá trình từng cá thể sống và ứng xử với cuộc sống. Với tổ chức thì đó là cả hệ thống vận hành của bộ máy có tương tác và ảnh hưởng đến con người, môi trường và cộng đồng. Vì là tác động hai chiều, nên khủng hoảng luôn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Nhiều tập đoàn truyền thông lớn “bán chạy” các bộ quy tắc ứng xử khi có khủng hoảng. Trên các trang mạng xã hội cũng truyền nhau các quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông. Thế nhưng, cho dù các bộ quy tắc ấy có ưu việt đến đâu, thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn - hỗ trợ dập tắt ngọn lửa đang bùng cháy.

Vấn đề là, làm sao để hạn chế tối đa việc xảy ra khủng hoảng và trong nguy cơ vẫn có thể xây dựng hình ảnh đẹp cho cá nhân, tổ chức? Thực tế cho thấy, cá nhân hay tổ chức có được sự an ổn ngay từ bên trong thì mới tránh được khủng hoảng ở mức thấp nhất. Nếu có xảy ra mâu thuẫn thì cũng sẽ biết xử lý đẹp dựa trên các giá trị và uy tín sẵn có.

Chìa khóa nào tạo ra bình an ngay từ bên trong? Đó là Bát Chánh đạo, một trong những thuyết thoát khổ vi diệu từ nhà Phật, gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định. Cấu trúc của quản trị khủng hoảng có 4 phần cơ bản: một là kiểm soát hành vi và thông tin nội bộ; hai là ngăn chặn ngay khi nhìn thấy mầm mống; ba là giải quyết khi khủng hoảng đã diễn ra; cuối cùng là hành động hậu khủng hoảng. Vậy, làm thế nào để áp dụng Bát Chánh đạo và 4 phần cơ bản này một cách nhuần nhuyễn?

Phần một - kiểm soát hành vi và thông tin nội bộ, là phần tạo tiền đề đầu tiên cho một nội tại vững chãi, an ổn. Phần này như cái móng của một ngôi nhà. Móng chắc thì nhà vững. Bát Chánh đạo cần được áp dụng đầy đủ trong phần này. Tuy nhiên, có thể tập trung vào 3 điểm chính.

Thứ nhất là chánh nghiệp. Đó là hành động đúng, theo lẽ phải. Cá nhân thì sống không hại đến người khác, hành động có lương tâm trong địa vị của mình. Đối với tổ chức thì phải có hệ thống quản trị khoa học, minh bạch, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ tốt cho cộng đồng và môi trường sống, biết xây dựng và giữ gìn thương hiệu công ty, bộ mặt tổ chức. Một công ty bán thực phẩm mà dùng quá nhiều hóa chất, bán hàng hết hạn sử dụng ra thị trường là không chánh nghiệp.

Thứ hai là chánh mạng. Với cá nhân, đó là sống đúng đời sống của mình, bằng năng lực của mình. Với tổ chức thì làm ăn, vận hành ngay thẳng, bán đúng sản phẩm dịch vụ đã đăng ký với pháp luật, làm tròn trách nhiệm với nhân viên, với cộng đồng xã hội, không trốn thuế… Biết giữ chữ tín là điều luôn cần thiết đối với cá nhân hay tổ chức. Làm sao mà khi nhắc đến cái tên của mình, tổ chức của mình, người ta thấy có sự nể trọng, đó là đã chánh mạng.

Thứ ba là chánh tinh tấn. Thường xuyên thực hành và duy trì điều đúng đắn. Với cá nhân thì chuyên làm việc tốt, trau dồi trí tuệ. Với tổ chức thì phải thường xuyên xem lại hệ thống quản trị của mình, từ quản trị con người, tài chính, vật chất, sản phẩm hay dịch vụ… Để luôn bảo đảm rằng tổ chức mình đang phục vụ tốt cho cộng đồng và sẽ mãi luôn như thế.

Ngăn chặn ngay khi nhìn thấy mầm mống là phần trung gian và thường xuyên xảy ra nhất. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng sẽ rất nhiều lần trong đời gặp nghịch cảnh, điều bất như ý. Ai nắm được phương pháp thì sẽ giải quyết ngay tại đây để khủng hoảng không có nguy cơ xảy ra. Có 3 con đường lớn phù hợp cho giai đoạn này.

Đầu tiên là chánh định. Đó chính là tập trung để nhìn thấy sự việc đúng sai một cách sáng suốt. Lúc xảy ra nghịch cảnh, tâm càng định thì càng dễ dàng nhìn thấu sự việc. Lúc này, chánh định chính là biết nhìn cho ta, cho người, tâm sáng không phiến diện để giúp phân tích sự việc một cách khách quan nhất có thể.

Tiếp theo, chánh kiến sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho chánh định. Càng có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, trí tuệ sáng thì càng giúp cá nhân hay tổ chức nhìn rõ vấn đề đang diễn ra, nguy cơ nào sẽ xảy đến.

Cuối cùng là chánh tư duy, là suy nghĩ chín chắn để đưa ra những quyết định hợp lý, vừa tốt cho mình, tốt cho người vừa có thể giải quyết trong hòa bình điều bất như ý đang xảy ra.

Tóm lại, khi đối diện với nghịch cảnh có nguy cơ thành hoạ, nếu ta biết tĩnh tâm suy nghĩ, là người có kiến thức sâu rộng, có nền tảng tốt và suy nghĩ chín chắn, có tâm từ bi nhìn cho người, cho cộng đồng, cho chính mình, thì cá nhân hay tổ chức có thể “chuyển rác thành hoa”. Thông thường, nếu giai đoạn này xử lý không tốt thì sẽ đưa đến khủng hoảng truyền thông.

Khi khủng hoảng xảy ra rồi, làm thế nào đây? Đó là phải đi theo hai con đường chánh ngữ và chánh nghiệp. Lời nói đúng, hay, đẹp xuất phát từ tâm từ bi sẽ dễ dàng đi vào lòng người, dễ được người khác cảm thông. Trong mọi cuộc khủng hoảng, cảm xúc của con người là quan trọng nhất. Không có đúng sai tuyệt đối. Cũng không phải vì đúng mà nói lời trịch thượng, hoặc sai mà làm liều. Đừng trú vào ngôn ngữ thô lậu để sân hận. Nhưng nói không thì không đủ, kèm theo đó là hành động đúng đắn để sửa chữa sai lầm. Hành động đi đôi với việc làm đẹp thì khủng hoảng sẽ được xoa dịu ở mức thấp nhất, có thể biến cuộc chiến thành hòa bình.

Cuối cùng, khi khủng hoảng qua đi, hãy chánh niệm! Nghĩ về những hậu quả trong quá khứ để hành động đúng trong tương lai. Biết hổ thẹn với những gì mình làm sai để tiến tới việc làm đúng về sau.

Thực tập Bát Chánh đạo là tu tập thân - khẩu - ý, vốn là những nơi tạo nghiệp, tạo các cơn sóng dữ gây nên những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ. Giữ cho thân khẩu ý theo Bát Chánh đạo, cá nhân và tổ chức không chỉ tránh những khủng hoảng, mâu thuẫn, xung đột mà trên hết là xây dựng được nền tảng vững vàng, an ổn từ bên trong. Cuối cùng, mọi sự từ tâm mà ra. Tâm của cá nhân, tâm của tổ chức, tâm của quốc gia, tâm của vũ trụ.

Tâm yên, vạn vật yên.

Phật dạy người kinh doanh nhanh hưng thịnh

Phật dạy người kinh doanh nhanh hưng thịnh

Đăng lúc: 22:13 - 31/05/2016

Đức Phật là bậc thầy vĩ đại của chư thiên và nhân loại, những lời dạy của Ngài đem lại những lợi ích lớn lao khi những ai hữu duyên biết lắng nghe, thấu hiểu và thực hành chắc chắn sẽ đem lại hiện tại lạc trú.

Phật dạy người kinh doanh nhanh hưng thịnh
Trong một bài kinh, Đức Phật dạy chúng ta như sau:
"Có bốn bánh xe này, này các Tỷ-kheo, thành tựu với chúng, bốn bánh xe được vận chuyển giữa chư Thiên và loài Người thành tựu với chúng, chư Thiên và loài người không bao lâu đạt đến sự lớn mạnh, tăng thịnh trong các tài sản. Thế nào là bốn? Trú xứ thích hợp, thân cận các bậc Chân nhân, tự nguyện chân chánh, trước đã làm phước."
(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Chương IV - Bốn Pháp).

Lời bàn:
Khi các nhân tố như vậy được trưởng dưỡng, phát triển thì sẽ đem lại sự tăng thịnh trong việc làm phát sanh tài vật đến các hàng cư sĩ. Trú xứ thích hợp tạo điều kiện tốt lành cho công việc làm ăn, nơi ấy bình an, ít có tệ nạn xã hội, là các nơi thuận tiện cho việc thông thương buôn bán, khi hữu duyên với những chỗ như vậy thì sẽ tạo nhiều điều kiện khiến cho việc tầm cầu tài sản được thuận buồm xuôi gió. Khi có duyên lành gặp và thân cận được các bậc chân nhân, các vị ấy sẽ tạo cho ta nhiều cơ hội để thăng tiến trong bước đường công danh sự nghiệp cũng như giúp đỡ trong công việc làm ăn, phát triển việc sản xuất, kinh doanh, đây thật sự là một trợ lực lớn lao trong việc tạo ra của cải vật chất. Những ý nguyện chân chánh thường đem lại những kết quả tốt đẹp an vui ngược lại những sở hành bất chánh dù sớm hay muộn quả khổ cũng sẽ đến với chủ nhân tạo tác nên những hành vi như vậy.
Một người thành tựu được trong việc tầm cầu tài sản ngoài tài năng và sự nỗ lực cũng phải có sự trợ lực của phước báu đã gieo trước đây thì mọi việc toan tính mới có thể thuận duyên theo ý nguyện, nếu vô phước thì tính một đằng nó lại ra một nẻo đôi lúc các dự định trên lí thuyết khi áp dụng vào thực tế sẽ gặp nhiều trắc trở chông gai, không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn đến chỗ suy vong, thất bại. Đây thật sự là bốn trợ lực hết sức to lớn khiến cho tài sản phát triển và tăng thịnh. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Thiện An

Câu chuyện Phật giáo: Tại sao làm việc ác lại không bị ác báo?

Câu chuyện Phật giáo: Tại sao làm việc ác lại không bị ác báo?

Đăng lúc: 19:36 - 25/04/2016

Có nhiều người không hiểu rõ rằng tại sao làm việc ác lại không bị ác báo, thậm chí họ còn kiếm được rất nhiều tiền. Ví dụ, làm những nghề sát sinh như: đồ tể…

Đệ tử hỏi Phật

Phật Đà từng có lần đi tới một nơi mà ở đó chỉ toàn là bụi đất, không có một cây cối nào sinh sống. Ông kể với vị đệ tử đi theo mình rằng, nơi đây trước kia rất giàu có, nhưng quốc vương là một người vô đạo. Một hôm, ông ta đã giết một vị chứng đắc quả vị A La Hán. Sau khi ông ta giết vị A La Hán rồi, trên trời đã thả xuống rất nhiều vàng bạc châu báu liên tiếp trong bảy ngày liền. Tất cả dân chúng đất nước đều như điên cuồng. Nhưng sau 7 ngày thì trên trời liền thả xuống toàn là bùn đất khiến cho cả đất nước đều bị vùi lấp.

Nguyên lai lúc đầu trên trời cho thả xuống vàng bạc châu báu là bởi vì vị quốc vương này có phúc báo. Bởi vì ông ta có phúc báo che chở cho nên ác nghiệp kia không có cách nào hiện ra trước. Trời thả vàng bạc châu báu xuống là để cho ông ta hưởng hết phúc báo. Sau khi đã không còn phúc báo che chở nữa, ác nghiệp liền lập tức hiện ra chính là lúc trời thả bùn đất xuống.

Người làm việc ác chưa bị báo ứng là vì còn chưa hưởng hết phúc báo, một khi phúc báo đã hưởng hết thì nghiệp báo lập tức xuất hiện.



Có người kinh doanh ngành nghề sát sinh mà kiếm tiền, số tiền này kỳ thực là phúc báo ở trong mệnh của họ. Dù họ cũng có thể thông qua các cách khác để kiếm tiền, ví như gửi tiền ngân hàng để lấy lãi…, nhưng họ đã dùng sai phương pháp kiếm tiền. Số tiền đã kiếm được kia đợi hưởng thụ xong rồi thì ác báo của giết nghiệp kia sẽ tới.

Người xưa giảng “có phúc báo không thể hưởng thụ hết”, lúc có phúc báo càng phải làm việc thiện, làm việc có đức, dùng âm đức để đền bù cho những việc làm sai trái trong quá khứ, chứ không phải là chỉ biết hưởng thụ phúc báo. Nếu như phúc báo kia một khi hưởng hết rồi, bị rớt xuống rồi thì mong muốn bồi đắp phúc báo là việc không hề dễ dàng.

Trong “địa tạng kinh” có giảng, con người một khi đã rơi vào “tam ác đạo” (ba đường là địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ) rồi, thì sẽ ở trong tam ác đạo mà luân chuyển, vào địa ngục làm quỷ đói, sau khi làm quỷ đói rồi lại làm súc sinh, sau khi làm súc sinh mới được làm người. Vậy sau khi làm người rồi, không có phúc báo, nghèo khó thấp hèn, không có cách nào bồi dưỡng phúc báo, rồi lại rớt xuống, điều này rất đáng thương.

Chúng ta mong muốn bồi đắp thêm phúc báo thì ban đầu cũng cần phải là có phúc báo, có phúc báo làm nền tảng, mới có thể bồi đắp phúc báo được.

Ác hữu ác báo, chỉ là thời điểm chưa tới mà thôi! Những lời này bạn có tin không?

Theo Đại Kỷ Nguyên

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh

Đăng lúc: 20:29 - 19/04/2016

Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định 1742 ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư các hạng mục công trình văn hóa tại Danh thắng Yên Tử, khu di tích nhà Trần Đông Triều, Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, bằng nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng, đến nay các công trình sau khi được trùng tu, tôn tạo đã phát huy giá trị văn hóa, trở thành điểm du lịch tâm linh, thắng cảnh thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, tạo nguồn thu ngân sách.

Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh Danh thắng Yên Tử sẽ được GHPGVN tỉnh Quảng Ninh triển khai các công trình văn hóa tâm linh
Các công trình mà UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư gồm: Chùa Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Một Mái, chùa Hoa Yên, các công trình am tháp, mắt Rồng... với tổng số vốn các hạng mục công trình lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó, chùa Ngọa Vân vừa khánh thành giai đoạn 1 với số vốn trên 90 tỷ đồng; chùa Một Mái trung tu tôn tạo trên 25 tỷ đồng; chùa Hoa Yên trên 80 tỷ đồng; khởi công xây dựng mới chùa Quỳnh trị giá hàng trăm tỷ đồng...

Sau khi hoàn thành các công trình đã thu hút lượng khách du lịch lên đến vài triệu lượt/năm, trong đó phải kể đến khu Danh thắng Yên Tử, chùa Ngọa Vân tại Đông Triều với các điểm nhấn là Chùa Đồng, tượng Phật hoàng và khu am tháp.


Khu mắt Rồng, am tháp tại Yên Tử - điểm dừng chân chiêm bái của nhiều du khách

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử cho biết, nhờ biết phát huy được nguồn vốn xã hội hóa mà Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử đã làm nhiều công trình có giá trị về mặt văn hóa tâm linh, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Kinh nghiệm của Yên Tử trong việc huy động xã hội hóa, là công khai, minh bạch và sử dụng đồng tiền của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp đúng mục đích, xây dựng các công trình đảm bảo về chất lượng và cảnh quan. Điều đáng nói, đối với các công trình mang tính tâm linh, thì Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư mới phát huy được nguồn lực xã hội hóa có hiệu quả.


Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa
Ông Nguyễn Văn Thắng (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) cả cuộc đời gắn bó với Danh thắng Yên Tử nói: Trước đây, dân chúng tôi chỉ biết đi rừng, đào của mài, cả sắn để có bữa cơm đạm bạc. Từ năm 2006 đến nay, các cấp chính quyền, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đầu tư nâng cấp hạ tầng, huy động nguồn lưc xã hội hóa để làm các công trình tại Yên Tử như: Chùa Đông, tượng Phật hoàng, chùa Hoa Yên, Một Mái, am tháp... Vì vậy, Yên Tử đã thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, lễ bái. Từ đó, người dân chúng tôi phát triển được kinh tế gia đình bằng kinh doanh các mặt hàng phục vụ du khách nên cuộc sống nơi đây đã thay da, đổi thịt.

Cùng với các hạng mục đã được triển khai, trước lễ Phật đản năm nay, tại Danh thắng Yên Tử, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục thực hiện chủ đầu tư các công trình hạng mục tâm linh, điển hình là Trung tâm khai hội, cung Trúc Lâm, vườn thiền với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Bước đầu số tiền đã được các tổ chức doanh nghiệp cá nhân ủng hộ trên 100 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, công tình sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách khi hành hương về Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của cả nước. GHPGVN tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào kỷ niệm 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

“Chúng tôi thấy Quyết định 1742 mà tỉnh giao các công trình văn hóa tâm linh tại 3 khu di tích quốc gia đặc biệt tại Quảng Ninh cho Giáo hội làm chủ đầu tư là rất hợp lòng dân. Tới đây, khi chúng tôi triển khai các hạng mục tại Yên Tử, ngoài việc tuân thủ các văn bản quy phạm của Nhà nước về quy hoạch, quản lý di sản, chúng tôi tiếp tục huy động tốt nguồn vốn xã hội hóa để đưa công trình sử dụng đúng mục đích, hiệu quả”, Đại đức Thích Đạo Hiển - Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh nói.

Chỉ trong vài năm nữa, sẽ có thêm nhiều công trình văn hóa đậm tính thuần Việt, điểm dừng chân của du khách khi hành hương về Yên Tử. Nơi đây, sẽ tái hiện cuộc đời hành trạng của Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, giới thiệu về những tác phẩm bất hủ của Ngài, tái hiện cuộc sống tu hành của các chư vị Tổ sư thế kỷ thứ 13. Đây là tiền đề để khu Danh thắng Yên Tử trình UNESSCO công nhận di sản văn hóa.

T.Uyên

Tại sao người làm việc ác không bị Báo Oán?

Tại sao người làm việc ác không bị Báo Oán?

Đăng lúc: 21:48 - 30/10/2015

Chúng ta mong muốn bồi đắp thêm phúc báo thì ban đầu cũng cần phải là có phúc báo, có phúc báo làm nền tảng, mới có thể bồi đắp phúc báo được.
Phật Đà từng có lần đi tới một nơi mà ở đó chỉ toàn là bụi đất, không có một cây cối nào sinh sống. Ông kể với vị đệ tử đi theo mình rằng, nơi đây trước kia rất giàu có, nhưng quốc vương là một người vô đạo. Một hôm, ông ta đã giết một vị chứng đắc quả vị A La Hán. Sau khi ông ta giết vị A La Hán rồi, trên trời đã thả xuống rất nhiều vàng bạc châu báu liên tiếp trong bảy ngày liền. Tất cả dân chúng đất nước đều như điên cuồng. Nhưng sau 7 ngày thì trên trời liền thả xuống toàn là bùn đất khiến cho cả đất nước đều bị vùi lấp.
Nguyên lai lúc đầu trên trời cho thả xuống vàng bạc châu báu là bởi vì vị quốc vương này có phúc báo. Bởi vì ông ta có phúc báo che chở cho nên ác nghiệp kia không có cách nào hiện ra trước. Trời thả vàng bạc châu báu xuống là để cho ông ta hưởng hết phúc báo. Sau khi đã không còn phúc báo che chở nữa, ác nghiệp liền lập tức hiện ra chính là lúc trời thả bùn đất xuống.



Người làm việc ác chưa bị báo ứng là vì còn chưa hưởng hết phúc báo, một khi phúc báo đã hưởng hết thì nghiệp báo lập tức xuất hiện. Có người kinh doanh ngành nghề sát sinh mà kiếm tiền, số tiền này kỳ thực là phúc báo ở trong mệnh của họ. Dù họ cũng có thể thông qua các cách khác để kiếm tiền, ví như gửi tiền ngân hàng để lấy lãi…, nhưng họ đã dùng sai phương pháp kiếm tiền. Sốtiền đã kiếm được kia đợi hưởng thụ xong rồi thì ác báo của giết nghiệp kia sẽ tới.
Người xưa giảng “có phúc báo không thể hưởng thụ hết”, lúc có phúc báo càng phải làm việc thiện, làm việc có đức, dùng âm đức để đền bù cho những việc làm sai trái trong quá khứ, chứ không phải là chỉ biết hưởng thụ phúc báo. Nếu như phúc báo kia một khi hưởng hết rồi, bị rớt xuống rồi thì mong muốn bồi đắp phúc báo là việc không hề dễ dàng.
Trong “địa tạng kinh” có giảng, con người một khi đã rơi vào “tam ác đạo” (ba đường là địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ) rồi, thì sẽ ở trong tam ác đạo mà luân chuyển, vào địa ngục làm quỷ đói, sau khi làm quỷ đói rồi lại làm súc sinh, sau khi làm súc sinh mới được làm người. Vậy sau khi làm người rồi, không có phúc báo, nghèo khó thấp hèn, không có cách nào bồi dưỡng phúc báo, rồi lại rớt xuống, điều này rất đáng thương.
Chúng ta mong muốn bồi đắp thêm phúc báo thì ban đầu cũng cần phải là có phúc báo, có phúc báo làm nền tảng, mới có thể bồi đắp phúc báo được.
Ác hữu ác báo, chỉ là thời điểm chưa tới mà thôi! Những lời này bạn có tin không


Theo Xuân Giao

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Di tích Yên Tử liên tục bị xâm hại, trách nhiệm thuộc về ai?

Đăng lúc: 18:59 - 28/10/2015

Tại vùng lõi của Khu Di tích Quốc gia đặc biệt- Kinh đô Phật giáo của cả nước mà chưa đầy 2 năm đã có nhiều hạng mục xây dựng mới không phép. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Cục di sản chưa biết di tích Yên Tử đang bị xâm hại
Khu Danh thắng Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng
"Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi"?!

Khi những lình xình về dự án trùng tu các hạng mục như: Mắt rồng, tháp Tổ, am Dược... tại Khu danh thắng Yên Tử còn đang nóng trên mặt báo thì mới đây dư luận lại bức xúc về việc công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của Cty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của Di tích).
Lý do được phía Cty Tùng Lâm đưa ra là để vào ngày đầu tháng hôm rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, công ty lại hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài”.

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Lực lượng liên ngành kiểm tra, lập biên bản tại hiện trường vào chiều 23/10.
Có ý kiến cho rằng, Cty Tùng Lâm cũng chỉ có mong muốn sửa sang lại cho khu vực sân ga cáp treo đẹp đẽ và hiện đại hơn chứ không có mục đích gì. Với mục đích kinh doanh, việc thu hút khách du lịch là yếu tố sống còn của Cty này. Có thể, họ không hiểu đó là vùng cần được bảo vệ như ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Cty Tùng Lâm trả lời phóng viên VietNamNet: "Bọn anh chỉ biết xây dựng thôi".

Để làm cho kịp, Cty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, các phê duyệt, sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh về di sản. Dù trước đó Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu Cty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.

Phá dỡ trước, làm công văn sau

Điều đáng nói là, ngày 12/9 Cty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo mà đến ngày 5/10 Cty mới có Văn bản số 212CV-TL xin UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa Cty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước cả tháng rồi mới làm thủ tục?

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm

VietNamNet, Yên Tử, Tùng Lâm
Công trình tại vùng lõi di sản nhưng lại đang vừa xây dựng vừa xin phép.
Được biết, Ban Quản lý Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng: Phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là Hàng tuần, hàng quý đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa Cty Tùng Lâm và chính quyền địa phương nhưng một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại dễ dàng bị bỏ qua?

Ông Vũ Đức Yêm, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử phân trần rằng đơn vị quản lý Nhà nước, Ban quản lý Rừng Yên Tử chỉ có nhiệm vụ là hướng dẫn Cty chứ không có trách nhiệm làm hộ

Là đơn vị trực tiếp quản lý trên địa bàn, người đứng đầu Ban quản lý Rừng Yên Tử thừa nhận không biết kiến trúc mới mà Cty Tùng Lâm xin phép sửa chữa là kiến trúc gì; diện tích bao nhiêu... Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, Cty chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng khi triển khai, họ đập hết để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Sự việc như vậy nhưng Ban Quản lý cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì để công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút.

Liên tục xây dựng không phép

Cách đây hơn 6 năm, theo thống kê của Sở VH-TT-DL Quảng Ninh, Cty Tùng Lâm đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở Yên Tử không phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Thậm chí, vào thời điểm đó, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Tùng Lâm báo cáo.

Công ty giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan thuận lợi hơn. Trong khi công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó khẳng định chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng hiện cầu đá này vẫn còn.

Vì sao một công trình xây dựng sai phép ngay trong lòng Di tích quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ?

Sự yếu kém trong quản lý được đặt trong bối cảnh hiện địa phương đang dần dần hiện thực hóa việc làm hồ sơ di sản văn hóa thế giới cho Yên Tử. Ngày 23/9/2014, website của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đưa hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới.

Anh Thư

Hiểu về hạnh tinh tấn

Hiểu về hạnh tinh tấn

Đăng lúc: 17:29 - 19/10/2015

Lời Phật dạy trong kinh Bồ Tát Bổn Hạnh: “Tánh biếng nhác đem lại hậu quả vô cùng tai hại. Nếu người ở đời mà biếng nhác thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tài sản nghiệp nhà không phát triển. Nếu hàng xuất gia mà biếng nhác thì không thể vượt ra khỏi bể khổ sanh tử. Do đó biết rằng tất cả kết quả tốt đẹp đều phát sanh từ hạnh tinh tấn.”


Vậy tinh tấn là gì? Tinh là tinh chuyên, thuần nhất, không xen tạp; Tấn là đi tới không thối lui.

Tinh tấn là luôn luôn chuyên tâm nhất trí, cố gắng không ngừng để tiến tới một mục đích toàn thiện, tốt đẹp, sáng sủa, an vui. Còn theo nghĩa thông thường, tinh tấn nghĩa là siêng năng, chuyên cần. Nhưng trong chữ tinh tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp chứ không phải siêng năng chuyên cần trong mục đích không tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ. Ví như người triệu phú chăm lo làm giàu, để thu lợi về mình cho nhiều, như thế không được gọi là chánh tinh tấn; Chàng trai si tình, chuyên tâm trì chí làm những việc kinh thiên động địa để được lòng người yêu, như thế không phải là chánh tinh tấn; Người ham mê cờ bạc, ngồi liền mấy ngày đêm, mặc dù lưng đã mỏi, đầu đã nặng nhưng cố đánh thêm vài ván nữa, như thế cũng không được gọi là chánh tinh tấn. Tất cả những ví dụ trên được gọi là “Tà tinh tấn”.

Trong giáo lý đạo Phật tinh tấn thường có trong các phạm trù như: 01 tâm sở thiện trong 51 tâm sở; “Tứ như ý túc, Tứ chánh cần, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất thánh tài (Thất Bồ Đề Phần), Bát chánh đạo,”trong 37 phẩm trợ đạo;…

Như vậy, tinh tấn rất cần thiết không những cho người tu học Phật mà còn cho các hạng người trong các ngành nghề sĩ, nông, công, thương. Một học sinh không siêng năng, chăm chỉ học hành thì không có kiến thức cũng như trình độ hiểu biết dẫn đến trong cuộc sống gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa là góp phần tăng thêm những tệ nạn trong xã hội; Một người nông dân không chịu khó, siêng năng cày cấy, gieo hạt giống tốt, chăm sóc, bón phân, thường xuyên nhổ cỏ, tưới nước,… thì sẽ không có vụ mùa để thu hoạch; Một người công nhân không chịu khó, cần mẫn làm việc thì sẽ không có cơm ăn, áo mặc dễ dẫn đến mất việc và thất nghiệp lâu dài lâm vào những tệ nạn xã hội; Một người thương buôn không chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, không chịu khó tìm ra những chính sách, chiến lược kinh doanh,… thì dễ dẫn đến phá sản. Cũng vậy đối với một hành giả tu học Phật pháp mà biếng nhác thì sẽ mất pháp bảo. Bởi vì, một người phát tâm học Phật là để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi hoặc ít nhất là thoát khỏi bốn đường ác (A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Muốn giải thoát thì phải tinh tấn đoạn trừ tham sân si. Tuy nhiên, tinh tấn ở đây phải được hiểu cho thật đúng nghĩa là không phải tinh tấn khổ hạnh ép xác, bởi vì nó có hại, không đưa đến yểm ly, ly tham, giác ngộ, niết-bàn. Sự hành thân hoại thể ấy chỉ đưa đến việc chấm dứt sự sống chứ không thể chấm dứt phiền não, giải thoát sinh tử khổ đau giống như trường hợp của Thái tử Tất-đạt-đa và 5 anh em ông Kiều Trần Như phải tu khổ hạnh 6 năm trong rừng chỉ uổng công chứ không đem lại kết quả tốt đẹp như mong muốn. Mặt khác chúng ta phải tinh tấn đoạn trừ phiền não bằng cách thường kiểm soát ba nghiệp trong sáu thời. Sớm tối mỗi ngày, từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến sáng, cho đến một giờ một khắc, một niệm một sát-na, hành giả phải kiểm soát ba nghiệp. Ban đầu thực tập kiểm soát được trong một ngày đêm hành giả tạo tác bao nhiêu nghiệp thiện, ba nhiêu nghiệp bất thiện. Rồi từ đó dần dần kiểm soát đừng để tạo tác các nghiệp bất thiện bằng những lời Phật dạy như quán tứ niệm xứ, quán nhân duyên nghiệp báo, quán về quả khổ của ác nghiệp trong ba đường ác,… Sự thực tập kiểm soát cũng như các phương pháp đoạn trừ phiền não phải được áp dụng hằng ngày trong các công việc, thời khóa công phu, trong các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Được như vậy thì mới gọi là tinh tấn. Cũng ví như một người trồng lúa ngoài những việc cày cấy, gieo giống, tưới nước, bón phân,… còn phải thường xuyên dọn cho sạch cỏ thì cây lúa mới phát triển và cho hạt tốt được. Cỏ ở đây được ví như phiền não, thường xuyên dọn cỏ nghĩa là thường xuyên làm sạch phiền não trong tâm của mỗi hành giả vậy.

Nói tóm lại, người tu hành không có tinh tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua bể rộng mà không có thuyền bè. Do đó cần phải tinh tấn, vì tinh tấn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên đường thiện. Không có tinh tấn dù hành giả có sáng suốt bao nhiêu, có nhân từ đức hạnh bao nhiêu, hành giả cũng không làm được việc gì có lợi cho mình, cho xã hội. Cho nên,lời dặn cuối cùng của Đức Thế Tôn với các đệ tử trước khi Ngài từ giả cõi đời để nhập niết bàn là:

“Hỡi các đệ tử hãy tinh tấn lên để được giải thoát”.

Tâm Tri

w620h405f1c1 files articles 2014 1085265 1(1)

Thành công thất bại trong kinh doanh và chữ tín trong cuộc sống hàng ngày

Đăng lúc: 06:50 - 29/07/2015

Có một bài pháp Phật nói trong kinh do ngài Xá lợi phất thưa hỏi, “nguyên nhân nào dẫn đến một người mua bán thành công và thất bại?
” Phật dạy, “này Xá lợi phất, ông nên biết có người cư sĩ đi đến chỗ các thầy Tỳ kheo và hứa hẹn như sau: Dạ thưa các thầy, các thầy còn thiếu nhu cầu gì con sẽ đóng góp, ủng hộ cho. Sau khi hứa hẹn người này không làm như lời đã hứa. Do nhân duyên đó người ấy về sau có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ như đã hứa, sau này nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công như ý muốn. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ nhiều hơn những gì đã hứa, nếu mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng.” Khi ai đó được hứa hẹn giúp đỡ một điều gì, họ sẽ hy vọng, trông chờ ân nhân của mình như một vị cứu tinh. Bao nhiêu niềm tin họ mong đợi, khắc khoải, nhất là những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, họ mong mỏi mừng thầm và cảm thấy rất hạnh phúc; nhưng người hứa lại nuốt lời khiến họ phải chờ đợi rồi thất vọng, buồn bã, khổ đau. Con người ở đời sống có nghĩa tình với nhau thường không bao giờ thất hứa với ai dù chỉ là việc nhỏ. Sự hứa hẹn là điều tự nguyện không ai bắt buộc, vì thế mỗi người hãy nên tập thói quen giữ đúng lời hứa. Không ai bắt buộc chúng ta hứa hẹn hay giúp đỡ ai vấn đề nào đó, nếu đã hứa thì phải cố gắng làm cho vuông tròn; bởi người được hứa họ đang hy vọng, mong mỏi, trông chờ và sẽ trở nên tuyệt vọng khi bị người hứa hẹn không thực hiện đúng.

Trong cuộc sống đôi khi có những chuyện rất vô lý, nhiều người làm chơi mà ăn thiệt, họ không phải nhọc nhằn ra công tốn sức mà hiệu quả thu về rất cao. Nhiều người cứ nghĩ có sự bất công trong xã hội, thực tế mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa của nó, không có chuyện ngẫu nhiên hoặc một đấng quyền năng nào sắp đặt. Tất cả đều do luật nhân quả tác động và âm thầm chi phối bởi hành vi giúp đỡ người khác trong quá khứ quá nhiều. Hiện tại chúng ta không biết bố thí, cúng dường, làm những điều thiện ích để giúp đỡ nhân loại tuỳ theo khả năng thì bất hạnh, khổ đau sẽ luôn có mặt trong hiện tại và mai sau. Những ai tin sâu nhân quả sẽ sống đạo đức hơn, mở rộng tấm lòng từ bi hơn, họ sống đơn giản hơn, giảm bớt các nhu cầu không cần thiết để có đủ điều kiện san sẻ nhiều hơn. Một người hàng xóm vừa bị tai nạn cháy nhà đang sống cảnh màn trời chiếu đất, vì động lòng thương xót nên ta đã hứa sẽ đem số tiền tích lũy bấy lâu để giúp người ấy có mái nhà che mưa che nắng. Cả gia đình họ sẽ trông chờ, hy vọng vào ta như con trẻ chờ mẹ đi chợ về cho quà ăn, bao nhiêu niềm tin họ trông vào đấy, nếu mình thất hứa sẽ làm họ đau khổ nhiều hơn. Cho nên, trước khi hứa hẹn với ai điều gì, chúng ta hãy nên xem xét kỹ lưỡng coi mình có đủ khả năng thực hiện lời hứa ấy hay không? Đừng hứa giựt le trước mặt mọi người làm như vẻ ta đây giàu có mà làm người được hứa thất vọng. Chính lời hứa suông đó sẽ làm họ mất niềm tin, đau khổ, tuyệt vọng, do đó trong hiện tại và mai sau chúng ta mua bán, làm ăn gì cũng đều bị thất bại.
Ngược lại, hứa giúp người khác như đã hứa hoặc giúp nhiều hơn như đã hứa sẽ làm người được hứa vui mừng, hạnh phúc; nhờ vậy sau này họ sẽ biết ơn và đền ơn người hứa bằng cách sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn. Do việc làm tốt đẹp đó nên hiện đời làm ăn, mua bán gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng hay làm chơi mà ăn thiệt. Nếu chúng ta hiện tại hay bố thí, cúng dường hoặc thường xuyên giúp đỡ tài vật cho người bất hạnh để họ có cái ăn cái mặc, san sẻ những hiểu biết về chân lý cuộc đời giúp họ tin sâu nhân quả; trong tương lai người này thường xuyên gặp nhiều may mắn một cách kỳ lạ mà không phải hao hơi tốn sức nhiều như trúng số, kinh doanh làm ăn gì cũng đều thuận lợi cả và có thể kế thừa gia tài của người khác. Vô số trường hợp đặc biệt không làm mà vẫn hưởng các chế độ ưu đãi là nhờ quả báo của việc biết gieo trồng phước đức, giúp đỡ nhiều cho nhân loại trong quá khứ. Số đông mọi người đều phải làm việc nhọc nhằn, lao nhọc mới có cái ăn cái mặc, nhưng chưa hẳn đã được cơm no áo ấm. Người thời nay sở dĩ thành công ngoài khả năng và dự tính không phải bỗng dưng khi không mà có, tất cả đều có nguyên nhân sâu xa, làm phước được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, nhân quả tốt xấu khi đã gieo chỉ đến sớm hay muộn mà thôi khi hội đủ nhân duyên. Cúng dường hay giúp đỡ, chia sẻ là một việc làm thánh thiện, chỉ có những ai có tấm lòng từ bi cao cả mới dám làm những việc lợi ích như thế.
Tóm lại, bài kinh này Phật nhắc nhở và khuyên nhủ mọi người “chữ tín” rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Con người vì tham đắm, mê muội nên mới tìm cách gian dối, lường gạt để đem về lợi dưỡng cho mình, đó là tâm niệm của đa số chúng sinh. Chúng ta là người Phật tử chân chính, khi đã hứa hẹn giúp đỡ ai điều gì thì phải phát xuất từ lòng từ bi, đâu có ai bắt buộc mình phải làm vậy nên khi đã hứa thì phải giữ lời, đừng để người hy vọng, mong mỏi rồi thất vọng, nhất là những người có hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn. Như gia đình anh Hai vừa bị hỏa hoạn thiêu rụi hết căn nhà, mọi người đều đang sống cảnh màn trời chiếu đất. Chúng ta vì lòng thương xót muốn giúp đỡ nên đã hứa cho anh mượn tiền để xây lại căn nhà rồi thất lời, không giúp như đã hứa. Vì ta hứa suông chỉ để giựt le mà làm cho gia đình anh thất vọng, buồn phiền, khổ đau. Đó là nhân dẫn đến mai sau nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Ngược lại, nếu chúng ta giúp như đã hứa hay giúp nhiều hơn lời hứa làm mọi người được an vui, hạnh phúc thì sau này chúng ta làm chơi mà ăn thiệt. Nhân quả rất công bằng là một sự thật, làm phước thì được phước, hưởng lộc thì hết lộc. Người khôn ngoan phải biết gieo trồng, tích lũy phước đức mãi mãi, giống như người có tiền gửi ngân hàng, khi cần thì rút ra xài lúc nào cũng được.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Giả danh "nhà sư" đi bán nhang lừa đảo

Giả danh "nhà sư" đi bán nhang lừa đảo

Đăng lúc: 06:55 - 19/07/2015

Thời gian gần đây xuất hiện kẻ xấu lợi dụng lòng tin, sự thật thà của nhân dân để lừa đảo. Nguy hiểm hơn, những kẻ xấu đó còn lợi dụng lòng tin, tính hướng thiện của phật tử để lừa đảo trục lợi cho bản thân bằng nhiều chiêu thức lừa đảo khác nhau.
Gần một tuần qua, chúng tôi có nhận được rất nhiều thông tin của các phật tử tỉnh Hải Dương thông báo về có hai "nhà sư" có biểu hiện bất thường xuất hiện tại huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Ninh Giang của tỉnh Hải Dương. Các "nhà sư" hành nghề bán nhang. Mỗi gia đình chỉ được mua 3 hộp nhỏ có giá 30.000/hộp để làm phúc đức và từ thiện xây chùa. Tuy nhiên sau khi vừa bán xong ở khuc vực này, lại xuất hiện "nhà sư" khác mang xe máy đến, chở đi đến địa điểm khác hành nghề. Sau nhiều ngày mật phục, chúng tôi đã làm rõ được chân tướng vị "nhà sư" giả danh này.


Khoảng 10 giờ, ngày 16 tháng 7 năm 2015, tại địa bàn dân cư thôn 1, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương xuất hiện hai người mặc quần áo tu màu nâu sòng, một người đi xe máy, một người đi bộ dọc tuyến đường quốc lộ 20D. Trên vai hai người này mang rất nhiều nhang (hương), tay cầm quyển sổ trong đó có rất nhiều giấy giới thiệu và đeo thẻ đệ tử chùa đi bán nhang.


Trong vai người dân mua nhang, chúng tôi đã có sự tiếp cận "hai vị sư" có hành tung bất thường này. Sau khi trò chuyện, vị giả sư này cho biết: “Tên thật là Nguyễn Thanh Lâm, pháp danh Đạt Tài, sinh năm 1976, mã số 27H, có hộ khẩu đăng ký tại xã Bình Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Vị này tự nhận là đệ tử của chùa Phước Quang có địa chỉ như trên do Đại đức Thích Thiện Thành làm trụ trì. Do nhà chùa ở vùng quê khó khăn, nên Đại đức Thiện Thành cho phép các đệ tử đi khắp nơi để bán nhang lấy tiền làm công tác phật sự”. Biết đây là vị giả sư, nên khi chúng tôi hỏi mua với số lượng nhiều vị này lấy lí do nhang sản xuất có hạn và nhà chùa Phước Quang chỉ bán cho những người thành tâm, hướng Phật chỉ được mua 3 hộp nhỏ, mua nhiều nhà chùa cũng không bán”.

Trong suốt quá trình chúng tôi trao đổi câu chuyện, vị giả sư này luôn tìm cách lẩn trốn, nói sang chuyện khác và không muốn bán cho chúng tôi, dù chỉ mua một hộp nhỏ.


Sau khi được một người bạn đồng nghiệp cũng đang công tác trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo ở Bình Dương cho biết: “Đó là hình thức lừa đảo và vị đó là giả sư”. Chúng tôi nhận được thông tin của Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định rằng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có chủ trương cho các chùa, các tự viện trong cả nước cho phép các tăng, ni của các chùa đi bán nhang thu tiền về làm phật sự và xây tự viện.”. Chính thông tin này của Ban TTTT T.Ư càng khẳng định vị sư giả bán nhang này là lừa đảo, giả danh nhà Phật để thu lợi bất chính cho bản thân.

Khi chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp, thì vị sư giả thái độ bất an, bất hợp tác. Đồng thời đưa cho chúng tôi xem một “Mớ” giấy tờ liên quan như: Giấy phép kinh doanh, chứng nhận đệ tử chùa, giấy phép…. Tuy nhiên kiểm tra kỹ “mớ” giấy tờ đó, chúng tôi có thể khẳng định: Đây là giấy tờ giả mạo. Vì trên thẻ chứng nhận đệ tử và giấy giới thiệu nhà chùa không có dấu đóng giáp lai vào 1/3 góc ảnh trái. Hai số điện thoại chùa Phước Quang điện không có người nghe; sổ cầu an không ghi cụ thể năm nào mà lại ghi là “năm 20”. Điều khiến chúng tôi thấy lộ liễu hơn đó là trong giấy giới thiệu người ký đóng dấu và Đại đức Thích Thiện Thành, còn trong Sổ cầu an ghi tên các gia đình công đức mua nhang lại ghi và đóng dấu Đại đức Thích Thiện Tín, trụ trì chùa.

Sau khi thấy đồng phạm của mình bị chúng tôi và nhân dân tra hỏi, vị giả sư còn lại lấy xe máy tẩu thoát. Còn vị giả sư có tên Nguyễn Thanh Lâm gọi điện cầu cứu các “huynh đệ”.

Có thể nói, trong những năm gần đây đời sống tôn giáo đạo Phật ngày càng có nhiều khởi sắc, sự hưng thịnh của Phật giáo ngày càng phát triển.

Các đối tượng lợi dụng lòng tin của phật tử và nhân dân đối với đạo Phật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân và làm xấu đi hình ảnh nhà Phật.

Qua bài viết này, rất mong Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang, chùa Phước Quang xác minh thông tin có một số kẻ xấu lợi dụng tên chùa để đi lừa đảo bán nhang thu tiền bất chính.

Ngoài ra, chính quyền địa phương, phật tử và nhân dân cần nâng cao cảnh giác với những chiều trò lừa đảo này.

Đức Tuỳ

Chuyện Bách Dụ – Lý Luận Của Kẻ Trộm

Chuyện Bách Dụ – Lý Luận Của Kẻ Trộm

Đăng lúc: 05:37 - 14/07/2015

Đức Phật thuyết pháp có tư tưởng đặc biệt trong giáo pháp của Ngài. Mỗi tôn giáo đều có tôn chỉ và giáo pháp riêng của họ, chúng ta đem Phật pháp ứng dụng vào tôn giáo khác thì không phù hợp; huống gì tà giáo, quan điểm bất đồng rất lớn.
Lí luận của kẻ trộm
Lời dẫn: Mỗi loài chúng sinh trong vũ trụ đều có cách sống không giống nhau. Con người có giàu sang và nghèo cùng, cuộc sống của họ cũng khác nhau; đó là nguyên do phúc báo và nghiệp báo. Người có phúc báo được hưởng thụ văn minh vật chất thời hiện đại; người không có phúc giống như cuộc sống thời nguyên thủy; cho dù có máy móc và các dụng cụ tối tân hiện đại họ cũng không biết sử dụng; giống như phương tiện giao thông ngày nay ngày càng đổi mới, có người vận dụng nó làm rất nhiều việc, đạt được lợi ích rất nhiều. Có người chẳng những không biết vận dụng, mà còn vì nó đánh mất sinh mạng quí báu.
Thuở xưa, có một người rừng ở trong núi thẳm, quanh năm chưa từng trải việc đời, cuộc sống của hắn là những ngày rất chất phác và đơn giản.
Một hôm, có gã thợ săn đuổi thú rừng đến rừng sâu này. Gã nói với người rừng:
- Này anh! Cuộc sống thành thị sung sướng và giàu sang như thế này, như thế này.
Nghe thợ săn nói, hắn rất ngưỡng mộ cuộc sống xa hoa ở thành thị. Một hôm, hắn trèo đèo vượt núi đi đến thành thị, hắn nhìn thấy nam thanh, nữ tú đều xinh đẹp, đâu đâu cũng nhà cao cửa rộng; thức ăn là những món sơn hào hải vị, thịt cá ê hề; thật sự quá sung sướng. Nhưng ta hai bàn tay trắng phải làm thế nào?
Một hôm thừa dịp đêm khuya, hắn lén đột nhập vào cung trộm lấy long bào của nhà vua; nhưng chỉ qua vài ngày hắn bị quân lính bắt trói đem về cung giao cho nhà vua. Hắn vẫn cãi leo lẻo:
- Tâu bệ hạ! Long bào này là phẩm vật tổ tiên của thảo dân để lại.
Nhà vua bảo:
- Ngươi nói phẩm vật của tổ tiên ngươi để lại thì hãy mặc cho trẫm xem thử?
Vì vậy, ở trước mặt nhà vua hắn muốn mặc long bào nhưng cứ lật qua lật lại mặc thế nào cũng không đúng. Nhà vua nhìn thấy cười lớn nói:
- Ngươi nói của tổ tiên để lại mà ngay cả mặc cũng không biết. Quân sĩ đâu! Bắt hắn giam vào ngục cho trẫm.
Thế là hắn bị nhà vua tống vào nhà ngục.
kinh-phap-cu-pb4
Bài học đạo lí
Đức Phật thuyết pháp có tư tưởng đặc biệt trong giáo pháp của Ngài. Mỗi tôn giáo đều có tôn chỉ và giáo pháp riêng của họ, chúng ta đem Phật pháp ứng dụng vào tôn giáo khác thì không phù hợp; huống gì tà giáo, quan điểm bất đồng rất lớn.
Đức Phật dạy: “Vạn vật là do nhân duyên sinh”. Từ sinh tử khổ vui, cho đến họa phúc, thiện ác của tất cả chúng sinh đều là mình làm mình chịu. Theo tư tưởng của các tôn giáo khác tất cả mọi việc đều do thần điều khiển chi phối. Như thế cách thuyết pháp mỗi tôn giáo không giống nhau, có thể hợp lại được không?
Phật giáo có giới luật và phương pháp tu hành của Phật giáo, các tôn giáo cũng có pháp tu riêng của họ. Có những người tu hành không nương theo Phật pháp mà chỉ trộm những danh từ, tùy tiện sửa đổi, hay xen tạp những tà thuyết; hoặc chỉ học những nghi thức để làm nổi bậc bề ngoài của mình; chẳng những tâm mình không biết hổ thẹn mà còn lộ ra nhân cách thấp hèn. Bọn họ nói ba tôn giáo hợp lại một, hoặc nhiều tôn giáo trở về một, trời ban chân đạo, thần nào đó, Phật nào đó giáng xuống đàn tràng giảng đạo; lại vâng lịnh của trời v.v…chẳng ra cái gì, chỉ là dọa nạt và dụ dỗ mọi người; dựa vào trời, thần để mượn thánh chỉ, lừa gạt nhân dân. Thực sự vừa buồn cười vừa đáng thương.
Nhân loại có một chứng bệnh giống nhau, thích nghe nói giả dối; giống như người làm kinh doanh nói: “Chịu lỗ vốn gốc”, “bán giảm giá khuyến mãi” hay“bán hàng thanh lí”…thì mọi người kéo đến mua hàng giảm giá đông như kiến. Nếu như họ kinh doanh chân thật thì làm ăn chịu nhiều thiệt thòi. Điều này không phải làm cho kẻ gian lường gạt hay sao?
Một số danh từ: lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, mượn danh nghĩa để làm bậy, không phân biệt trắng đen v.v…đều là tham và ngu. Có người vì danh, có kẻ vì lợi, có kẻ tham của rẻ mà đánh mất lí trí. Những kẻ tham tài, tham lợi mới có thể phủ lên sự giả dối. Tham và lừa gạt muôn sự ở thế gian, họ chỉ đạt được một chút lợi ích trước mắt mà chịu nhiều thiệt thòi về sau. Trong tín ngưỡng, tu hành lừa dối là việc nhiều đời nhiều kiếp; lại lừa thần, dối Phật thì tội lỗi càng chồng chất, hiện tại tuy chưa thấy được báo ứng nhưng tội lỗi lại chịu nhiều đời nhiều kiếp; giống như đứa bé vì được lợi ích viên kẹo mà đời sau lại mất tài sản vô lượng. Quả thật vừa đáng thương vừa đáng buồn.
Nguồn: http://vnbet.vn/chuyen-bach-du-32.html

Từ Câu Chuyện Kinh Doanh Của Một Người Phật Tử Trẻ

Từ Câu Chuyện Kinh Doanh Của Một Người Phật Tử Trẻ

Đăng lúc: 08:37 - 02/07/2015

Ta biết rằng trong Phật giáo, mình và người tuy hai nhưng chỉ là một. Cho nên, nếu là một việc lợi đúng đắn thì nó đồng thời lợi mình và lợi người.Mới đây Living Juice đạt được giải nhì của cuộc thi Forbes Start Up do tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức, một cuộc thi dành cho các ý tưởng sáng tạo về khởi nghiệp ở Việt Nam.Thành công này như một minh chứng cho định nghĩa về việc lợi ở trên của Phật giáo không phải là một định nghĩa có tính cầu toàn, lý thuyết mà là một sự thực. Sự thực đó là trong cuộc sống, đặc biệt kinh doanh, người ta không cần phải chỉ nghĩ đến mình trước hết, đặt lợi ích của mình lên trên hết thì mới có thể “trụ” được, thành công được. Sự thực đó là “Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim” (Howard Schultz) dù đoạn đường nó phải băng qua là “thương trường như chiến trường”.
Tôi có ý định viết bài này trong một lần cầm chai nước trái cây lên uống, bỗng khựng lại, nhìn kỹ chai nước, tự hỏi bao nhiêu phần trăm trong đây là trái cây thật, rồi bỏ xuống. Rất nhiều lần trước đó tôi đã ngần ngại khi uống những hộp sữa hay nước trái cây, và càng nhìn những hình ảnh minh họa đẹp đẽ bên ngoài tôi càng ngần ngại. Nhưng trong lần khựng lại đó, một câu hỏi xuất hiện trong đầu “Đây có phải điều mà người ta hay gọi là khủng hoảng niềm tin giữa con người trong xã hội ngày nay?”

Chắc hẳn ai cũng đủ thông tin để biết về tình trạng thực phẩm bây giờ với những vấn đề về hóa chất, mất vệ sinh, nguyên liệu kém chất lượng, đốt giai đoạn trong quá trình nuôi trồng, biến đổi gen… Và hẳn không chỉ riêng tôi mới từng có cảm giác ngần ngại (nhiều khi là sợ hãi nữa) khi sắp đưa thức ăn vào cơ thể mình. Tôi không có ý đi vào vấn đề ăn uống và sức khỏe mà chỉ muốn nói đến cái cảm giác ngần ngại cũng như những điều đằng sau nó. Cảm giác ngần ngại của tôi là gì nếu không phải là sự nghi ngờ, tệ hơn, sự mất tin tưởng vào lòng trung thực, tính lương thiện của người khác thông qua chai nước này?
Rõ ràng chuyện thực phẩm bây giờ không chỉ đơn thuần là miếng ăn ngụm nước mà đó đã trở thành vấn đề niềm tin giữa con người trong xã hội. Hãy thử nghĩ xem: một ngày ít nhất ba lần chúng ta đối diện với chuyện ăn uống, đó là chưa kể lúc đi mua hàng, và với những gì ta biết về chuyện thực phẩm hiện nay, thì có phải ngày này qua ngày khác niềm tin của ta đang bị xói mòn nhanh chóng hay không? Làm sao niềm tin có thể đứng vững khi người ta cứ nghi ngờ về những gì người khác làm ra? Làm sao niềm tin còn nữa khi cái cảm giác ngần ngại, bất an, lo sợ cứ thường trực trong từng miếng ăn?
Câu chuyện mà tôi sắp kể cũng liên quan đến miếng ăn, ngụm nước, nhưng là câu chuyện của niềm tin, của những niềm tin.
Đó là câu chuyện về cô Phật tử trẻ tuổi mà tôi biết khá rõ, hiện đang làm chủ một công ty nhỏ cung cấp nước ép trái cây tên Living Juice ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm đặc biệt của sản phẩm nước ép trái cây ở đây là độ sạch và nguyên chất của nó từ nguyên liệu cho đến quá trình chế biến được đảm bảo một cách đáng tin tưởng. Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thì cũng không có gì nhiều để nói, vì nó hay nhưng không thật sự quá mới, ít ra là trong suy nghĩ của mọi người. Nhưng như đã thưa trước, do tôi biết người Phật tử này khá rõ, nên biết con người cô, nên tôi hiểu và muốn bàn về những giá trị tinh thần đằng sau một chai nước ép trái cây của cô, cũng chính là những giá trị tinh thần cần có của một người Phật tử làm kinh doanh trong xã hội hôm nay.
Trước khi thành lập Living Juice, cô làm bên ngành quảng cáo. Với bản tính mẫn cảm, người nữ Phật tử này sớm nhận thấy công việc đang làm không phù hợp với mình. Không những không phù hợp, nó còn hút kiệt sức cô trong những suy nghĩ, đắn đo, giằng xé giữa đúng-sai, tốt-xấu, lợi-hại, được-mất. Nếu có thể làm ngơ trước tiếng nói trong tâm, nếu có thể giả lả cười chào khách hàng để bán được những gì mà chính mình không muốn mua, nếu có thể sống theo triết lý “người không vì mình, trời tru đất diệt” một cách thô thiển thực dụng như người ta vẫn nghĩ thì cô sẽ rất thành công trong nghề của mình.Nhưng bởi không thể làm ngơ, không thể giả điếc nên cô đau khổ, dằn vặt. Sau một thời gian dài như vậy, cuối cùng người con gái trẻ quyết định bỏ công việc trong ngành quảng cáo, ngành mình được học để làm, dù rằng quyết định đó rất khó khăn vì nó sẽ đưa bản thân đối mặt với những vấn đề về công việc, tài chính, gia đình.Tiếp tục trải qua một giai đoạn khó khăn, thời gian sau, cô thành lập Living Juice.
Thiết nghĩ cũng nên nói đến một chai nước ép Living Juice để hiểu về người chủ của nó. Chai nước ép này được chăm chút rất kỹ: trái cây vừa chín tới được chọn mua buổi sáng và không dùng trái cây đã trữ qua đêm (hiện nay công ty đang tìm đến tận vườn để đảm bảo trái cây sạch nhất có thể), nước ép không bỏ đường, chất bảo quản, sản phẩm được giao tận nơi để đảm bảo người tiêu dùng duy trì được thói quen uống nước trái cây tinh sạch,và đáng trân trọng là trên mỗi chai nước ép có kèm theo một mảnh thiệp nho nhỏ với những lời nhắn nhủ, động viên, yêu thương…
Có thể nói rằng mặc cho tất cả những gì được thể hiện ở trên chai nước ép kia tuy rất hay, rất đẹp nhưng không thể kết luận về giá trị tinh thần mà tôi muốn nói đến. Vì một người làm kinh doanh khéo léo, có đầu óc, hiểu tâm lý khách hàng hoàn toàn có thể làm những điều này mà thực chất trong lòng họ không hiện hữu sự quan tâm người khác, sự hướng đến lợi ích của người khác mà chỉ là những cách thức để đạt được lợi ích cho mình. Vậy tôi dựa vào gì để kết luận về giá trị tinh thần trong chai nước này? Tôi dựa vào sự hiểu biết của tôi về chủ nhân của nó. Điều này đủ để cho tôi một niềm tin rằng sản phẩm của cô chính là con người cô, con người mà tôi biết, và nó chứa đựng những giá trị trong tâm hồn cô. Giá trị đó là gì? Đó là tinh thần vì người khác, một giá trị ngày một hao mòn trong xã hội nói chung và trong ngành kinh doanh nói riêng, và trong ngành chế biến thực phẩm nói riêng nữa.
Không khó khăn để đưa ra bằng chứng cho những gì tôi nói ở trên. Hãy lướt qua các trang báo thì biết. Hãy ăn thử trong một quán bún thì biết. Hãy đến một vườn rau, một chuồng gia súc thì biết. Nếu như tinh thần vì người khác không hao mòn chúng ta đã không quá khó khăn khi tìm một trái chuối chín tự nhiên, một tô bún từ nước hầm xương thay vì bột nêm, một hộp sữa không pha nước pha đường…Vì người khác, một, được hiểu là chướng ngại vật trên con đường sống, con đường thành công của mình; hai, được hiểu như là một phương pháp để đạt được lợi ích cho mình. Với cách hiểu thứ nhất, vì người trở nên đối lập với vì mình; với cách thứ hai, vì người là công cụ của vì mình. Cả hai cách hiểu đều sai, đều nguy hại, và cả hai cách hiểu đều có chung kết quả là hại mình lẫn hại người không trước thì sau.
Ta biết rằng trong Phật giáo, mình và người tuy hai nhưng chỉ là một. Cho nên, nếu là một việc lợi đúng đắn thì nó đồng thời lợi mình và lợi người.Mới đây Living Juice đạt được giải nhì của cuộc thi Forbes Start Up do tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức, một cuộc thi dành cho các ý tưởng sáng tạo về khởi nghiệp ở Việt Nam.Thành công này như một minh chứng cho định nghĩa về việc lợi ở trên của Phật giáo không phải là một định nghĩa có tính cầu toàn, lý thuyết mà là một sự thực. Sự thực đó là trong cuộc sống, đặc biệt kinh doanh, người ta không cần phải chỉ nghĩ đến mình trước hết, đặt lợi ích của mình lên trên hết thì mới có thể “trụ” được, thành công được. Sự thực đó là “Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được trái tim”(Howard Schultz) dù đoạn đường nó phải băng qua là “thương trường như chiến trường”.
Một điều đáng nói hơn nữa:“Sau khi đạt giải nhì, có vài nhà đầu tư quan tâm, nhưng họ muốn con làm sao cho nước giữ được lâu hơn để bán trong siêu thị mới nhiều tiền. Con từ chối vì nước trái cây qua một ngày là hết vitamin rồi. Con quan tâm chuyện khách hàng có được vitamin nhiều nhất.”Tôi rất khâm phục khi nghe cô kể điều này. Tôi không phải là người kinh doanh, người hiểu biết về kinh doanh, nhưng nghĩ rằng thật khó để từ chối những cơ hội làm cho sản phẩm mình, công ty mình, đứa con mình được lớn lên, phát triển, và nhất là đem lại lợi nhuận, cũng như thật khó để giữ được tâm nguyện, mục đích, hướng đi ban đầu không rẽ, không lạc trong dòng sống.
Câu chuyện của người nữ Phật tử này cũng làm tôi nghĩ đến sự thành công. Tôi nghĩ rằng cô đã thành công không chỉ ở cái giải thưởng kia mà thật sự thành công khi từ chối những lời mời mọc sau này. Với sự từ chối ấy, người từng bị dày vò khi làm công việc khiến mình đấu tranh giữa tốt-xấu, lợi-hại, đúng-sai, ta-người đã thoát khỏi việc đi vào con đường mệt mỏi đó lần nữa. Bằng việc tránh đi vào mê lộ đề bảng hiệu “thành công, phát triển”, cô gái trẻ giữ được sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn mình. Mà nói cho cùng, sự thanh thản bình yên đó (một tên khác là hạnh phúc) chính thực cái đích đến của mọi con người, ngay cả những người theo đuổi thành công. Vì nếukhông được hạnh phúc bảo chứng, thành công chỉ là một ngân phiếu vô giá trị.
Ta sẽ có cảm tưởng rằng những gì Living Juice đạt được hiện nay dường như là kết quả của thiên thời địa lợi và lòng người đang quá khiếp sợ với loại nước trái cây đậm màu hóa chất hoặc thoảng mùi hư héo nếu không biết nhiều khó khăn mà công ty trẻ-nhỏ này phải đối mặt những ngày đầu. Nếu nghĩ thành quả đó là may mắn và dễ dàng thì người ta sẽ cho rằng con đường kinh doanh đặt nền tảng trên nguyên lý “lợi mình lợi người” chỉ tồn tại và phát triển được dựa vào may mắn, có tính chất nhất thời và không khả thi trong môi trường kinh doanh thực. Cho nên xin nói sơ về những khó khăn Living Juice đã trải qua.
Những chai nước đầu tiên, nghĩ rằng chúng được đón nhận nồng nhiệt thì ta lầm to. Khá dễ dàng để khiến người ta uống thử lần đầu một chai nước trái cây làm theo cách mới. Để khách chọn uống lần thứ hai, thì lần đầu phải để lại trong họ một ấn tượng tốt đẹp. Nhưng để người ta chọn uống lần thứ ba thì không những để lại một ấn tượng tốt đẹp về cái mới mà đồng thời phải xóa bỏ được cả thói quen cũ đã bám rễ.Lưu lại ấn tượng tốt ngay lần đầu ư? Khó lắm, khi nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cùng quy trình chế biến kỹ càng, sạch sẽ đã nâng giá thành lên gấp đôi so với chai nước họ thường mua ngoài đường. Thay đổi thói quen tiêu thụ cũ ư? Càng gian nan hơn nữa khi đa số người tiêu dùng sẽ chọn chai nước “rẻ” và “nhiều”chứ không mấy quan tâm đến độ sạch, độ nguyên chất, độ tươi trong đó. Chai nước của cô: gấp đôi giá thành, thể tích ít hơn (vì nguyên chất, không đá), thì cho dù cái giá trị về sức khỏe có gấp bao nhiêu lần chai nước bình thường cũng khó trở thành một chọn lựa mới cho thói quen ăn uống của khách hàng.Tâm lý chỉ nhìn cái lợi trước mắt mà không thấy cái hại lâu dài về sau, rằng nước nào cũng là nước nên mua chai mươi, mười lăm ngàn to to kia rõ ràng “lời” gấp đôi chai hai lăm, ba chục ngàn nho nhỏ này, là con dốc cao lầy lội mà cô phải trầy trượt vượt qua để mang sản phẩm của mình đến cho người tiêu dùng.Thêm vào đó là baokhó khăn khác mà người khởi nghiệp nào cũng phải đối diện. Nên nhiều lần cô định bỏ cuộc…
Nhưng như tôi nói từ đầu, thực phẩm bây giờ không chỉ chuyện miếng ăn ngụm nước mà nó còn là chuyện của niềm tin. Nếu trước đây người ta ngần ngại khi nghĩ cô đang cố phỉnh họ mua chai nước thể tích ít hơn mà giá gấp đôi thì sau khi hiểu rõ những gì đằng sau, những gì làm nên ngụm nước mình đang uống, sau khi hiểu rõ cái giá trị dinh dưỡng và tinh thần của nó, nhất là sau khi thấy sức khỏe được cải thiện qua thời gian sử dụng, họ trở nên tin tưởng, ủng hộ và giới thiệu cho bạn bè. Cô bắt đầu bán được hàng.
Dưới góc độ cá nhân, tôi cho rằng câu chuyện của người Phật tử trẻ này, tuy nhỏ, nhưng là cái nhỏ của khe hở trên vách tường một căn phòng, nếu chúng ta nheo mắt, chú tâm nhìn vào đó sẽ thấy được cảnh quan rất rộng bên ngoài.
Đó là quan cảnh của cuộc chiến hiện nay trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất chế biến thực phẩm nói chung. Bên này là những con người, xí nghiệp, công ty, tập đoàn vì tiền bạc mà không chừa bất cứ phương thức, thủ đoạn, chiêu trò nào để đạt được lợi nhuận lớn nhất bất chấp cái hậu quả khủng khiếp để lại lên cơ thể con người, môi trường sống và trái đất. Bên kia là những con người làm ăn chân chính, lợi mình lợi người, “tốt ở đầu, tốt ở sau và tốt ở giữa”[i], cũng như những con người đã nhìn thấy viễn cảnh u ám nếu như nền kinh tế cứ đi theo con đường của lòng tham vô độ và họ đã đứng dậy, đã nói lên, đã đi theo hướng khác.
Đó là quan cảnh của những người Phật tử trẻ hiện nay cần xác định lý tưởng sống của mình, một lý tưởng hài hòa giữa ta và người, sống theo lý tưởng đó để rồi ích mình lợi người qua cuộc sống bản thân.“Vô ngã, vị tha” luôn là kim chỉ nam cho người con Phật trên la bàn định hướng hạnh phúc. Đồng thời, câu chuyện cũng là dịp để những người trẻ định nghĩa lại về sự thành công, về mục đích cuộc sống, về những gì tạo nên giá trị cho bản thân mình.
Sau cùng, tôi có một ước mơ nho nhỏ là ngày nào đó, bữa cơm của chúng ta sẽ hạnh phúc giản dị như bữa cơm ngon lành ngày trước mẹ vẫn dọn trên chiếc chiếu ngoài hiên nhà dưới ánh trăng trong mát.


[i] Khái niệm “sơ thiện, trung thiện, hậu thiện” trong kinh Phật

Thông Định (Đạo Phật ngày nay)

Nói lời hay, giữ lòng tốt

Nói lời hay, giữ lòng tốt

Đăng lúc: 07:41 - 26/06/2015

Tục ngữ có câu “họa từ miệng ra”, nói năng tùy tiện làm tổn thương người khác để lại vết thương lòng còn khó lành hơn cả vết thương do dao cắt.


Phật giáo có nói đến “vọng ngữ”, lời nói ngon ngọt, ton hót nịnh bợ người khác, điểm tô câu chữ hay nói lời kích bác, nhục mạ, châm chọc cho đến việc xui khiến người khác phạm tội đều gọi chung là tội vọng ngữ. Nói chung mọi lời nói khiến mình phiền não, tổn thương người khác đều là vọng ngữ.

Phạm vi ý nghĩa của “vọng ngữ” rất rộng, tuy nhiên có thể chia thành bốn loại gồm: vọng ngôn (nói lời không thực), ỷ ngữ (nói lời thêu dệt, ngôn từ hoa lệ, không đúng sự thật), lưỡng thiệt (nói hai lưỡi), và ác khẩu (nói lời thô ác).

Vọng ngôn nghĩa là nói dối, rắp tâm hại người. Ỷ ngữ là nói lời thêu dệt, thêm hoa thêm lá; lưỡng thiệt là cách nói gây li gián, đến người này nói người nọ, đến người nọ nói người này khiến họ trở thành thù địch; ác khẩu là nói lời thô thiển, xấu ác mắng chửi, làm tổn thương người khác.

Thực ra chỉ có bậc thánh mới hoàn toàn không phạm phải lỗi này, còn lại ai cũng đã phạm, từng phạm không ít thì nhiều, thậm chí là trẻ nhỏ hồn nhiên ngây thơ cũng không tránh được. Ví dụ khi bố hỏi con “con yêu ai nhất?” nếu đứa bé nhanh nhẹn, thông minh liền trả lời “con yêu bố nhất”. Khi mẹ cậu bé hỏi, cậu cũng sẽ nói “con yêu mẹ nhất”. Để lấy lòng bố mẹ, cậu bé biết cách trả lời theo cũng xem là tội vọng ngữ.

Có lúc bạn bè thân thuộc hỏi “cậu yêu ai” thì cậu sẽ trả lời cho trọn vẹn cả đôi đường là “tôi yêu bố và mẹ”. Nhưng nếu tiếp tục hỏi “trong hai người cậu yêu ai nhất?” sẽ trở thành câu hỏi khó cho cậu bé. Chúng ta không nên hỏi các em như thế, không những bất công mà còn làm cho trẻ hiểu lầm. Từ đó chúng ta thấy, từ nhỏ mọi người đã bị tiêm nhiễm thói nói không thật lòng. Tuy vô hại nhưng khi lớn lên, nó kết hợp với tham muốn tư lợi rất có thể thói quen xấu đó sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người đó phạm tội.

Trong việc làm ăn kinh doanh, nhiều người cho rằng nếu không biết nói phô trương, khoe khoang về sản phẩm của mình thì sẽ khó bán nên họ thường giới thiệu như: “Sản phẩm của công ty tôi đặt chất lượng lên hàng đầu, có thể bán lỗ hoặc ngang vốn để lấy chữ tín của khách hàng, nếu không mua nhất định bạn sẽ hối hận” nhưng thực tế là họ thu lợi rất lớn. Đây là một trong những cách nói thiếu thành thực, bất chính và đấy chính là vọng ngữ.

Thực ra chỉ cần tiền ứng với hàng hóa là được, làm ăn buôn bán không nhất thiết phải nói dối.

Tôi có người bạn làm kinh doanh đã nhiều năm, ông tiết lộ bí mật thành công là, khi nói chuyện với bất kì khách hàng nào ông đều thành tâm thành ý, nói lời chân thực, cho đối phương biết rõ lập trường của mình. Ông nói, ngoài chi phí nguyên vật liệu và các khoản cần chi khác để hoàn thành sản phẩm, ông nhất định cần thu thêm một khoản tiền lãi hợp lí. Ông cho rằng, chỉ cần đảm bảo doanh thu cần thiết của người bỏ vốn kinh doanh, ông không thích kiếm lời bằng cách nâng cao giá thành sản phẩm, kiếm lời bằng bất kỳ giá nào. Thế cho nên làm ăn kinh doanh cũng không nhất định phải nói dối. Bí quyết thành công lâu dài là “tiền nào của nấy” để tùy ý khách hàng chọn sản phẩm theo túi tiền, cần giữ chữ tín, đó là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức trên thương trường.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không những cần thực hiện “không nói dối”, “không nói lời thêu dệt”, “không nói hai lưỡi”, “không nói lời thô ác” mà còn phải tập nói lời chân thật, nói lời tôn trọng, nói lời khuyến khích khen ngợi, nói lời an ủi người khác. Nếu bạn tịnh hóa lời nói của mình, nhất định cuộc sống của bạn sẽ tránh được lời đồn đại, thị phi.

HT. Thánh Nghiêm

grab1433733238Bhanwarlal Raghunath Doshi 550x339 95e3a

Tỉ phú Ấn Độ bỏ hết tài sản đi tu

Đăng lúc: 06:37 - 14/06/2015

Doanh nhân Ấn Độ Bhanwarlal Raghunath Doshi đã trở thành hiện tượng gây nóng các mặt báo khi công khai từ bỏ hết tài sản trị giá hàng trăm triệu đô la để trở thành nhà sư.
Ông “vua nhựa” của Delhi đã từ bỏ đế chế trị giá 600 crore (100 triệu đô la Mỹ) của mình trong một buổi lễ diễn ra hôm Chủ nhật, để trở thành đệ tử thứ 108 của Jain guru Shri Gunratna Surishwarji Maharaj.

Tỉ phú Ấn Độ bỏ hết tài sản đi tu

Quyết định của Doshi không hề bồng bột nhất thời. Những bài giảng của Jain đã lôi kéo được tâm hồn Doshi từ năm 1982, nhưng gia đình bao gồm vợ, hai con trai và con gái luôn là lý do khiến Doshi lưỡng lự. Cuối cùng vào năm ngoái, cả gia đình đã nhất trí để cho Doshi hoàn thành giấc mơ cả đời mình – được trở thành một nhà sư.

Tỉ phú Ấn Độ bỏ hết tài sản đi tu

Doshi xuất thân là người Rajasthan, từ chối tham gia vào công việc kinh doanh ngành dệt của cha năm 1970. Thay vào đó, ông mượn 30.000 rupee từ cha để khởi nghiệp kinh doanh nhựa ở Delhi. Và sau 40 năm phát triển, thành công, sống cuộc sống xa hoa, Doshi quyết định từ bỏ tất cả để sống khổ hạnh – mặc quần áo giản dị, đi chân đất và xuống tóc.

Nghi lễ công nhận Doshi trở thành một nhà sư được diễn ra vô vùng tráng lệ tại quảng trường rộng 1 triệu mét vuông ở Ahmedabad, Gujarat.

Huyền Anh
(Dịch từ Oddity)

công nghệ1

Hãy thận trọng với thông tin trong thời loạn thông tin

Đăng lúc: 07:43 - 13/06/2015

Gần đây chúng tôi đọc thấy một bài viết kinh hoàng. Những tình tiết mô tả trong bài viết hết sức ly kỳ và thậm chí có phần... kinh dị, để rồi đi đến kết quả cuối cùng là khám phá ra một "sự thật kinh hoàng" về các xe hủ tíu gõ.

Người đọc vô tư theo phản xạ tự nhiên khi đọc xong bài báo - hay bản tin thì đúng hơn, vì tuy trong bài tác giả dùng những chữ như "tác nghiệp", "đồng nghiệp" hàm ý tự nhận mình là phóng viên chuyên nghiệp, nhưng cuối bài lại ghi tên tác giả là"Bạn đọc Đại Lâm" (Xem nguồn) – hẳn phải lắc đầu ngao ngán cho cách làm ăn "man rợ" của những xe hủ tiếu gõ, và tất nhiên là sau đó sẽ "tẩy chay" không bao giờ ăn hủ tiếu gõ.

Thế nhưng, nếu bình tâm nghĩ lại một chút, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề qua bản tin giật gân rùng rợn này.

Thứ nhất, đọc hết cả bài viết chỉ thấy toàn những tình tiết, chi tiết "tự biên tự diễn", không thấy một chứng cứ rõ ràng "người thật việc thật" nào. Có 2 bức ảnh thì hoàn toàn không liên quan gì đến vụ việc, và người biên tập trang tin cũng thận trọng mở ngoặc ghi rõ là "ảnh minh họa", có nghĩa là không phải ảnh thực sự liên quan trong bài viết. Như vậy, độ tin cậy của bản tin này chỉ là con số không.

Thứ hai, người viết nếu thực sự là phóng viên hẳn phải là loại phóng viên dưới mức trung bình, không biết đăng bài ở đâu mới đưa vớ vẩn lên mạng... Vì nếu bài này mà chính thức đăng ở báo nào, chắc chắn tòa soạn báo đó sẽ phải bị... ném đá tới chết bởi câu nói "vơ đũa cả nắm" kiểu này ở cuối bài: "Người Việt mình sao lại có kiểu kinh doanh thế này, đồng tiền đã làm mờ mắt họ." Cứ cho là chuyện này có thật, liệu có thể thông qua một chuyện sai trái duy nhất này để "phán" về cả một dân tộc Việt được chăng?

Thứ ba, lại cứ cho rằng câu chuyện trong bài là có thật, liệu có nên suy rộng ra để giật tít là "sự thật kinh hoàng về những xe hủ tiếu gõ" được chăng? Rõ ràng trong bài chỉ kể ra một "khám phá" duy nhất, sao có thể cho là những xe khác cũng vậy? Cứ so sánh vui thế này, nhà nước khám phá được một vụ cán bộ tham nhũng, thế thì nên bỏ tù hết tất cả cán bộ hay sao? Logic của tác giả bài này cũng vậy thôi, chỉ một xe hủ tiếu gõ làm bậy, mà "kinh hoàng" với "những xe hủ tiếu gõ" hay "tất cả các xe hủ tíu gõ" thì cũng vô lý có khác gì? Nếu là một phóng viên có tài năng và lương tâm nghề nghiệp, thực sự muốn "làm sạch xã hội" thì lẽ ra anh ta cần phải tiếp tục làm một loạt phóng sự để khui ra nhiều chỗ làm ăn gian dối khác, với hình ảnh chứng cứ đầy đủ... Có như vậy mới thực sự thuyết phục được người đọc và mới có tác dụng xây dựng.

Đọc bài này xong, tôi bỗng dưng nhớ lại truyện ngắn "Bút máu"của nhà văn Vũ Hạnh từ thời 1958. Nhân vật chính trong truyện ngắn này cuối cùng đã ngộ ra một điều là ngòi bút tuy không phải vũ khí giết người như gươm giáo, súng đạn, nhưng nếu không thận trọng lại có thể gây ra những tác hại chết người, còn kinh khiếp hơn cả gươm giáo, súng đạn... Nói nôm na như tục ngữ thì đó thật là "giết người không gươm không dao".

Tác hại như thế nào ư? Chỉ cần thử làm một suy diễn nhỏ thôi là sẽ biết ngay. Ai là những người đi bán hủ tiếu gõ? Chắc chắn không phải các đại gia, những người giàu có sang trọng rồi, mà hầu hết - nếu không muốn nói là tất cả - đều là những người nghèo khó. Toàn bộ xe hủ tíu của họ còn chẳng đáng giá là bao, huống hồ gì món lời ba cọc ba đồng thu được mỗi ngày? Thế nhưng đó là sự sống của bản thân và gia đình họ, đó là phương tiện để con cái họ còn được cắp sách đến trường, nuôi nấng hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn... Vậy mà, khi một bản tin như thế này được tung ra, tránh sao khỏi sự nhẹ dạ cả tin của hàng trăm ngàn người qua lan truyền trên mạng internet, khiến cho sự sống của họ nhất thời phải bị đe dọa, suy sụp... Nếu là người có lương tâm, ngay cả khi biết được đây là câu chuyện thật, cũng không thể hồ đồ đưa tin lan rộng như thế này làm hại biết bao nhiêu xe hủ tíu lương thiện vô tội khác,mà chỉ cần nghiêm khắc xử phạt kẻ làm ăn sai trái là được rồi (có công an chứng kiến vào cuộc mà!).

Thành phố hiện có vô số những xe hủ tíu gõ ở khắp hang cùng ngõ hẽm; người bán cũng như người ăn hầu hết đều là dân lao động nghèo. Bản tin hồ đồ này đã gây hại đến tất cả những người ấy. Người bán thì ế ẩm hơn, người ăn thì không dám ăn nữa, đành phải bấm bụng vào những quán hủ tíu... không gõ để tránh thịt chuột (nhưng chắc gì tránh được?). Trong khi đầu dây mối nhợ chỉ từ một câu chuyện duy nhất, mà xem đi xem lại thì rõ ràng rất khó tin được là chuyện thật!

Suốt một ngày vùi đầu vào bản dịch, đã mệt nhoài muốn đóng máy ra sân đi dạo rồi, nhưng chợt nghĩ đến những người bán hủ tíu gõ, đến những gia đình nghèo khó chỉ biết bám víu vào đó làm phương tiện kiếm sống duy nhất, rồi lại miên man nghĩ đến những em học sinh nghèo có thể phải bỏ học nếu cha mẹ chúng không bán được hủ tíu gõ... bỗng dưng thấy mình cũng có chút trách nhiệm liên đới vì đã chọn nghề cầm bút. Nếu đã có kẻ cầm bút hại người theo kiểu bản tin này, mà không có những người cầm bút khác thẳng thắn chỉ ra để cảnh tỉnh người đọc, thì hóa ra những ngòi bút ngày nay chỉ toàn là "bút máu" cả thôi sao? Nghĩ như vậy mà phải nhanh chóng viết bài này để chia sẻ những suy nghĩ chân thành của mình, mong rằng người đọc có thể tỉnh táo để không bị lôi cuốn đi lệch hướng khi tiếp cận với những thông tin loại này trong thời đại... loạn thông tin.

Nguyên Minh

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 14
  • Hôm nay 1,473
  • Tháng hiện tại 63,227
  • Tổng lượt truy cập 23,469,476