Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo

Đăng lúc: 22:40 - 26/05/2016

Văn hóa chắp tay: Có đôi lúc những việc làm rất đơn giản trong việc xã giao, nhưng có người lại không để ý đến nó, từng cái chắp tay hay bắt tay, việc ăn mặc khi đến một nơi tôn nghiêm, và thể hiện sự tôn kính đúng chỗ. Chắp tay là nét đẹp truyền thống văn hóa của Phật giáo bật lên tính nhân văn và đặc thù.

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ chính trị - Chủ tịch Ủy ban Trung Ương MTTQ Việt Nam chắp tay phát biểu tại buổi khánh tuế Đức pháp chủ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tròn 100 tuổi.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Hình ảnh nhân văn đặc thù trong Phật giáo.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chắp tay cúi đầu chúc mừng Đức Pháp chủ nhân mùa Phật đản.

Tổng thống Obama chắp tay chào vị thầy xuất gia trong chuyến thăm tại chùa Phước Hải chiều ngày 24/05 vừa qua. Đây là một nét đẹp truyền thống của Phật giáo khi vị lãnh đạo một nước cường quốc đã thể hiện nét đẹp văn hóa này.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Người dân Sài Gòn đỗ xô ra đường đón chào vị tổng thống Mỹ. Vì lòng ngưỡng mộ và kính trọng đã cho chúng ta thấy ở hình ảnh hiếm có này.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Búp sen nở, nụ cười tươi, niềm vui trọn vẹn, cảm niệm tấm lòng của người dân Việt Nam.

Sau buổi gặp gỡ là buổi tiệc nhỏ và chia tay trong niềm vui của những người thân và bạn bè.Hy vọng sau cuộc gặp gỡ này sẽ là tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ đôi bên thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị và "Tình Con Người" trên Thế giới này lại với nhau hơn, đồng cảm và chia sẽ , lắng nghe giúp
đở nhau hơn . Cuộc gặp gỡ kết thúc tốt đẹp để lại trong vòng tay yêu thương và trí tuệ trong mỗi con Người với nhiều điều tốt đẹp và mang tính Nhân văn.

Người đàn ông quyền lực nhất thế giới Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp gỡ hai người Phụ nữ quyền lực nhất trong Gia đình. Một người quyền lực nhất trong Quán Bún Chả và người còn lại quyền lực nhất trong Quán Nước Mía ven đường, để có cuộc hội thảo về Chủ đề tính Nhân bản và mang đầy ý niệm giữa tình con người với nhau. Đây là cuộc gặp gỡ thượng đỉnh hợp tác song phương đôi bên cùng có lợi trong không khí hân hoan ,bình dị, gần gủi mộc mạc và thân thiện.


Cúi xuống để vĩ đại
..."Người ta vĩ đại không phải vì người ta lúc nào cũng đứng thẳng, đăm chiêu, mà người ta vĩ đại vì đã biết cúi mình xuống và mỉm cười đúng lúc...."
ST


Doanh Doanh

TT. Huế: NPĐ Hà Thanh trang nghiêm tổ chức lễ hội Quán Thế Âm năm Bính Thân

TT. Huế: NPĐ Hà Thanh trang nghiêm tổ chức lễ hội Quán Thế Âm năm Bính Thân

Đăng lúc: 11:48 - 28/03/2016

Tối ngày 27 tháng 03 năm 2016 (19/02 năm Bính Thân) tại NPĐ Hà Thanh, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trang nghiêm diễn ra Lễ hội Quán Thế Âm nhân ngày vía đức Quán Thế Âm đản sanh - 19/02 hàng năm.
Quang lâm tham dự và cử hành buổi lễ có ĐĐ. Thích Nhật Tuệ - Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban HDPT GHPGVN huyện Phú Vang; ĐĐ. Thích Thường Nhật - Trưởng Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN huyện Phú Vang; chư tôn đức Tăng; quý Đạo hữu trong Ban Hộ tự Niệm Phật Đường Hà Thanh cùng đông đảo bà con Đạo hữu Phật tử, Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT trên địa bàn.
Đạo hữu Nguyên Hương/Hồ Thẩm - Trưởng Ban Hộ tự NPĐ Hà Thanh đã dâng lời diễn từ mở đầu buổi lễ. Theo đó, vào ngày 19/02 Âm lịch hàng năm; NPĐ Hà Thanh đều tiến hành tổ chức hễ hội Quán Thế Âm nhằm nhắc nhớ quý Đạo hữu Phật tử luôn nhớ tưởng và thực hành theo hạnh nguyện của Bồ tát Quan Âm để luôn được Bồ tát che chở và hộ niệm. Bên cạnh đó, Đạo hữu cũng gửi lời niệm ân sâu sắc quý chư tôn thiền đức đã quang lâm và cử hành buổi lễ đầy trang trọng và ý nghĩa này.
Trong không khí trang nghiêm và thành kính; dưới sự chủ trì và hướng dẫn của chư tôn đức chứng minh, quý Đạo hữu Phật tử đã trì 12 lời đại nguyện của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm - nguyện tu hành tinh tấn, thành tâm nghiêm chỉnh thực hành, mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.
Ban pháp từ tại buổi lễ, ngoài sự giảng giải về ý nghĩa của ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đản sanh; ĐĐ. Thích Nhật Tuệ cũng có lời tán thán công đức và đạo tâm của toàn thể Ban Hộ tự, Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT NPĐ Hà Thanh đã tổ chức buổi lễ hết sức thiêng liêng đầy ý nghĩa, đây là cơ hội để quý Đạo hữu Phật tử tìm về chánh pháp và nguyện tu tập theo những hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ tát để tìm thấy sự an lạc, nhẹ nhàng trong thân tâm.
Tiếp đến là nghi thức truyền đăng, chư tôn đức đã thỉnh ánh sáng từ Đức Bồ Tát Quán Thế Âm truyền đến quý Đạo hữu Phật tử tham dự đồng cầu nguyện sức khỏe, bình an đến với tất cả mọi người.
Một số hình ảnh ghi nhận được:


Cung thỉnh chư tôn đức











Niệm Phật cầu gia bị













ĐH. Nguyễn Công Ấn dẫn chương trình





Đạo hữu Nguyên Hương - Hồ Thẩm dâng lời diễn từ mở đầu















Lạy 12 lời Đại nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
















ĐĐ. Thích Nhật Tuệ ban pháp từ














Nghi thức truyền đăng


























Đạo hữu Quảng Liêm - Nguyễn Khiết dâng lời cảm tạ







Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh TT. Huế

Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat

Cấu trúc khổng lồ được phát hiện tại Angkor Wat

Đăng lúc: 19:26 - 13/12/2015

Angkor Wat, di tích tôn giáo lớn nhất trên thế giới, phức tạp hơn nhiều so với những gì mà các nhà nghiên cứu ban đầu đã nghĩ.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một cấu trúc rất lớn ở phía nam của ngôi chùa Phật giáo, cũng như một loạt các nhà dân và các cấu trúc pháo đài bằng gỗ.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Sydney đã sử dụng radar xâm nhập mặt đất, công nghệ quét laser trong không khí (LiDAR), và khai quật có mục tiêu để khám phá sự thật về Angkor Wat ở Campuchia.


Một góc Angkor Wat

Là một phần của Dự án Angkor Vĩ đại hơn, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng các khoảng sân chùa lớn hơn nhiều so với tưởng tượng đầu tiên, và họ phát hiện ra một cấu trúc rộng lớn dài 1.500m ở phía nam của khu phức hợp. Nó thực sự là gì, hay mục đích của nó, vẫn chưa được phát hiện.

"Cấu trúc này, có kích thước hơn 1.500m x 600m, là phát hiện gây ấn tượng nhất liên quan đến Angkor Wat cho đến nay", Roland Fletcher, một trong những người đứng đầu của nhóm nghiên cứu cho biết. "Chức năng của nó vẫn chưa được biết và cho đến nay, không có gì tương đương với nó được biết đến trong thế giới Angkor".

Cấu trúc pháo đài cũng đã được tìm thấy. Các cấu trúc bằng gỗ bao quanh khu phức hợp Angkor Wat cung cấp những đầu mối cách thức mà ngôi chùa trong nỗ lực đối phó với người láng giềng Autthaya.

"Angkor Wat là điển hình đầu tiên và duy nhất được biết đến của một ngôi đền Angkor được sửa đổi một cách hệ thống để sử dụng trong một khả năng phòng thủ", Fletcher nói. Ông nói thêm: "Các bằng chứng cho thấy nó là một sự kiện muộn trong lịch sử của Angkor, hoặc giữa năm 1297 và 1585, hoặc có lẽ giữa 1585 và những năm 1630. Hoặc đây là công trình xây dựng lớn cuối cùng thuộc hệ thống phòng thủ của Angkor Wat hay có lẽ là biểu hiện của sự kết thúc của nó".

Những khám phá mới, được công bố trong Antiquity, nêu chi tiết các kết quả của những ngôi nhà nhỏ xung quanh các khu vực lân cận, cũng như một mạng lưới đường bộ và ao hồ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể đã là nơi sinh sống cho những người làm việc trong ngôi đền.

Fletcher cho biết: "Điều này thách thức sự hiểu biết truyền thống của chúng ta về hệ thống cấp bậc xã hội của cộng đồng Angkor Wat và cho thấy rằng khuôn viên ngôi đền, bao quanh bởi hào nước và tường, có thể không có được độc quyền bảo quản bởi những người giàu có hay tầng lớp tăng lữ".

Người ta cho rằng vua Suryavarman II đã xây dựng ngôi đền trong thế kỷ 12, và nó đã được xây dựng cho tang lễ của ông. Ngôi đền quay mặt về phía tây biểu thị cho ánh mặt trời và cái chết.

Văn Công Hưng

Biến đổi khí hậu - hiện tượng không xa vời

Biến đổi khí hậu - hiện tượng không xa vời

Đăng lúc: 18:15 - 19/11/2015

Vừa qua, Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN cùng với các nhà lãnh đạo Phật giáo trên thế giới đã ký vào Thông điệp của Phật giáo về hiện tượng biến đổi khí hậu, gửi đến Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP-21), sẽ diễn ra tại thủ đô Paris của nước Pháp vào cuối tháng 11-2015.
Thông điệp nhận định rằng: “Chúng ta đang ở vào một thời điểm quyết định, thời điểm mà sự sống còn của loài người chúng ta cũng như của các loài khác trên trái đất này đang bị đe dọa nghiêm trọng do những hành động của chính chúng ta”. Hơn bao giờ hết, để cứu vãn sự sống trên hành tinh này, các nhà lãnh đạo Phật giáo kêu gọi các quốc gia và vùng lãnh thổ hãy cùng nhau đưa ra một lộ trình cho giải pháp toàn diện và lâu dài nhằm chấm dứt các nguyên nhân chính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.

Với giáo lý đạo Phật, vạn vật hiện hữu trong tương quan mật thiết với nhau. Do lòng tham lam, con người đã khai thác cùng kiệt tài nguyên môi trường tự nhiên, sử dụng nhiên liệu hóa thạch và những phương thức tiêu thụ không bền vững, vì lợi nhuận trước mắt. Chính điều đó đã làm cho môi trường sinh thái mất sự cân bằng, ngày càng xấu đi. Những đợt thiên tai kinh hoàng, nguồn nước, không khí và thực phẩm bị ô nhiễm trầm trọng hiện nay chính là hậu quả của việc làm đó. Bao nhiêu sự đau thương mất mát, bệnh tật mới phát sinh… ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của con người, trở thành nỗi ám ảnh, mối lo lắng sợ hãi cho con người và mọi loài ở nhiều nơi…

Mọi giải pháp tích cực đều được bắt đầu bằng sự thấu hiểu, quan niệm đạo đức và trách nhiệm cộng đồng. Chỉ có cái nhìn duyên sinh, tình thương thực sự mới gắn kết tất cả chúng ta có ý chí trong việc tìm ra giải pháp tích cực nhằm giảm tốc độ và hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Trong đời sống mưu sinh khó khăn, nhất là đối với con người ở các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta, chúng ta thường thờ ơ, thậm chí không quan tâm tới các tác nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu, xem đó là chuyện đâu đâu xa vời, không liên hệ tới đời sống của mọi người. Đó là nhận thức sai lầm. Các nhà khoa học chứng minh rằng và cảnh báo rằng, biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất trực tiếp tới sự sống của mọi loài trên hành tinh, trong đó có những yếu tố quan trọng như không khí, nguồn nước, thực phẩm… mà con người phải trao đổi, tiêu thụ hàng ngày.

Ở tầm vĩ mô, đại diện cho giới lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ - 197 thành viên sẽ ngồi lại với nhau dưới ngôi nhà chung Liên Hiệp Quốc cùng tìm giải pháp cụ thể để giữ nhiệt độ của trái đất không tăng thêm trong hội nghị COP-21 sắp tới.

Chư tôn đức, các vị lãnh đạo đại diện các truyền thống Phật giáo trên thế giới đã cùng ký thông điệp với đề nghị cụ thể gửi đến hội nghị trên.

Đối với cá nhân, chư vị lãnh đạo Phật giáo cũng đã kêu gọi mọi người hãy chung tay chung lòng nhằm tích cực sử dụng năng lượng sạch, bảo vệ rừng, chuyển sang ăn chay, giảm tiêu thụ, chuyển hóa rác, sử dụng năng lượng có khả năng tái tạo, sử dụng phương tiện công cộng... Đó là những việc làm thiết thực mà người Phật tử cần nên ý thức tiên phong góp phần cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Thích Pháp Hỷ

tải xuống

Người tu không sợ "đói"

Đăng lúc: 18:54 - 29/10/2015

Bước tiếp những bước chân của sứ giả Như Lai về với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên ải, phiên dậu của non sông vì nơi đó thật sự cần chúng ta, bao trái tim chân chất đang đợi chờ, mời gọi sự dấn thân của tu sĩ trẻ.

Về với các em thiếu nhi bản Sán Sả Hồ, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang trong mùa Trung Thu vừa qua đã lưu lại trong tôi một cảm nhận sâu sắc về tấm lòng của người dân vùng cao và càng làm cho tôi cảm nhận sâu hơn lời dạy của Hòa Thượng Thiền Tâm trong thời kỳ khó khăn trước đổi mới rằng “Người tu không sợ đói”.

Trong thời gian đó sinh hoạt ở các chùa gặp nhiều khó khăn, các thầy phải tăng gia sản xuất để duy trì đời sống, phật tử đến chùa cũng rất ít, công việc phật sự gặp nhiều trở ngại làm cho không ít người hoang mang dao động kể cả các vị xuất gia…

Trong một lần nói chuyện với các tu sĩ tịnh xứ Hương Nghiêm Hòa thượng đã sách tấn…”Người tu không sợ đói”. Ngài kể lại câu chuyện rằng: "Vào một ngày Hòa thượng ngồi thiền tọa trên một ngọn đồi cho đến buổi trưa có hai em nhỏ chăn bò ở đồi cỏ bên cạnh đã đem một phần lon cơm trộn khoai mà các em đem theo để ăn đến cúng dường cho ngài”. Nơi vùng đồi núi cô quạnh chỉ có cỏ cây, đàn bò và hai đứa trẻ chăn bò nhưng hai em vẫn phát tâm dâng cơm cúng cho Hòa thượng rồi mới dùng… Điều Hòa thượng chia sẻ và sách tấn ấy đã làm cho rất nhiều tu sĩ trẻ chúng con lúc đó giữ vững niềm tin, vững bước trên bước đường tu tập của mình và chúng con nhớ mãi cho đến tận hôm nay.

Đem ánh trăng niềm tin hy vọng về với trẻ em vùng cao là chương trình mà Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức thực hiện suốt trong bảy năm qua. Năm nay chương trình về với trẻ em bản làng vùng cao nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn, lần đầu tiên trẻ em trong toàn xã ai cũng được khám nha, ai cũng được phát quà dự liên hoa văn nghệ, đốt lửa trại, phá cỗ mừng đón Trung Thu trong niềm tin yêu hy vọng. Buổi chiều đến với núi rừng vùng cao sao thanh thoát đến vậy… trong thời gian đợi các bạn Thiện Nguyện Viên Trẻ chuẩn bị cho khâu tổ chức văn nghệ và phát quà vào buổi tối, tôi đã đi dạo ra ngoài cổng ủy Ban xã để ngắm nhìn phong cảnh núi đồi trùng điệp ở nơi đây.

Ngồi nơi triền dốc trước cổng ủy Ban để ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên và cho lòng ngực mở toang hít thở trọn vẹn bầu không khí trong lành không ô nhiễm. Các em học sinh lại đến quây quần bên tôi, hỏi thăm :“Thầy có mệt không ?” “mấy hôm nay thấy Thầy vất vả vì chúng con quá !”

“Mấy hôm nay chúng cháu vui lắm, mong đợi đoàn về tổ chức trung thu mà chẳng nhắm mắt ngủ được”…thế mới biết các cháu rất vui và mong đợi chương trình như vậy, nên công lặn lội vượt chặng đường xa của đoàn đến với các em là điều nên làm.

Thầy trò chuyện vãng vui tươi, các em lại nêu đề nghị “Thầy ơi thầy ở lại đây, ngày mai đừng về thầy nhá !” “Nhà chúng con sắp ăn cơm mới rồi thầy ở lại ăn cơm với chúng con đi” “Thầy ở lại đây luôn với chúng con thầy nhá, chúng con chẳng muốn thầy về đâu”. Thế rồi các em lại khóc, những giọt nước mắt chân thành lăn tròn trên đôi má của các em làm cho tôi xao xuyến, bùi ngùi… Tôi hỏi “ Thầy là thầy tu, sức khỏe thầy lại không tốt, không làm ra tiền, thầy ở lại đây lấy gì mà sống?” Các em ríu rít trả lời trong tiếng nấc và tiếp tục mời gọi “Thầy ở lại đi, chúng con sẽ nuôi thầy” “thầy ở lại đi, chúng con sẽ hái rau nuôi thầy, không cho thầy đói đâu” “Ở đây với chúng con có cái ăn mà thầy”… những lời nói chân thành chất phát được thốt ra tự đáy lòng của các em làm chúng tôi không cầm được nước mắt. Những con người ở đây họ thật lòng như vậy, không khách sáo màu mè, bụng nghĩ sao thì nói vậy, thực sự mong muốn thầy ở lại, và thực sự không để thầy phải đói.

Trong tâm khảm chúng tôi lại nhớ đến lời sách tấn của Hòa thượng năm xưa… “Người tu thật sự không bao giờ sợ đói”. Sợ là sợ chúng ta không thật tu mà thôi. Người cư sĩ hộ pháp không bao giờ để điều đó xảy ra… Đạo pháp màu nhiệm là thế đấy. Bao nhiêu tấm lòng của những người tu sĩ muốn dấn thân vùng cao, vùng sâu, vùng xa ở nơi đó những người Phật tử khát khao ánh đạo đang chờ đón và mời gọi chúng ta. Ở nơi đó có những khó khăn thật sự nhưng người cư sĩ và Hộ Pháp không bao giờ để “Người tu phải đói”. Hãy đến và hãy đi để trải nghiệm điều màu nhiệm cao cả này.

Bước tiếp những bước chân của sứ giả Như Lai về với vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên ải, phiên dậu của non sông vì nơi đó thật sự cần chúng ta, bao trái tim chân chất đó vẫn đợi chờ, mời gọi sự dấn thân của tu sĩ trẻ chúng ta.

Chia sẻ để cùng nhau vững tin và vững bước hơn trên hành trình hoằng hóa chúng sanh. Hãy tin, hãy bước và hãy đến với bao người !

Thích Giải Hiền

Sắc màu chốn thiền môn

Sắc màu chốn thiền môn

Đăng lúc: 17:38 - 19/10/2015

Chính tại nơi này, một vùng ngoại ô thành phố, tôi đã tìm được cho mình một chốn bình yên. Chốn bình yên với những gam màu vẽ nên cuộc sống, những sắc màu bình dị, đơn sơ và thanh khiết như chính tâm hồn của những người thầy đáng kính. Rồi mai đây giữa dòng đời xuôi ngược, dẫu đắng lòng trước thay đổi thịnh suy, tôi sẽ không bao giờ quên những gì đang hiện hữu.



Khi vạn vật còn đang chìm trong giấc ngủ mơ màng, khi đàn gà con còn chưa muốn bước ra khỏi cửa chuồng để kiếm ăn, khi ông mặt trời còn chưa trở mình vươn vai thức dậy phía hừng đông thì hồi chuông báo thức đã vang lên, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng đại hồng chung ngân vang phá tan màn đêm tĩnh mịch. Trong màu vàng y rực rỡ, quý thầy đã tập trung về chánh điện để tụng thời kinh khuya. Màu vàng y thanh tịnh trang nghiêm, màu vàng sẫm của đất đỏ bazan, đó cũng chính là màu của sự nhẫn chịu. Nhẫn như đất, dẫu có ai thải vào đất hay vứt lên đất bất cứ thứ gì, đất cũng không nhàm chán hay giận dữ, đất âm thầm chuyển hóa.

Sau thời kinh khuya, mọi người cùng nhau quét dọn sân chùa. Khi âm thanh xào xạc của nhát chổi vừa ngưng thì vạn vật đã chuyển mình thức dậy. Tiếng chim đã bắt đầu réo rắt đầu cành, ánh nắng vàng xua tan giọt sương đầu ngọn cỏ. Trong bầu không khí trong lành ấy, chư Tăng và Phật tử xếp hàng lần lượt vào trai đường để dùng cơm. Dùng cơm sáng xong, tất cả cùng bắt tay vào công việc trong chùa, mỗi người một việc, không ai giống ai, có giống nhau chăng là nụ cười luôn nở trên môi của mỗi người khi chấp tác, hoặc giống nhau là sự nhiệt tình, năng nổ và hết mình trong công việc của mọi người.

Ấn tượng làm sao những buổi trưa hè của những ngày lễ, chủ nhật hay khóa tu, trong một sự hỗn độn màu sắc và âm thanh của thập phương bá tánh, những chiếc áo nâu và áo lam đang âm thầm làm việc, đẫm mồ hôi dưới trời nắng gắt. Vài vị thầy đang hướng dẫn cho các bạn nhóm Hộ pháp viên phát cơm cho Phật tử về chùa. Để có những phần cơm này, quý thầy và Phật tử trong chùa phải chuẩn bị từ đêm hôm trước. Nếu màu áo lam và áo nâu xen kẽ nhau trong khu vực nhà bếp với niềm vui phụng sự thì đâu đó vài tà áo lam và nâu đang lom khom nhặt những hộp cơm đã sử dụng xong với ước mong sân chùa được khang trang, sạch sẽ. Có lẽ từ quý thầy cho đến Phật tử trong chùa, ai cũng ý thức được những điều mình đang làm đem lại lợi ích gì và có ý nghĩa như thế nào.

Thế rồi dòng người đông đúc cũng đổ về muôn ngả, ánh nắng chiều soi rọi khắp lối đi, tiếng kinh chiều đồng vọng vang lên, khiến người lữ khách dừng chân nơi chốn thiền môn thanh tịnh, tìm lại sự bình yên trong sâu thẳm tâm hồn. Có ai đó đang ngồi nơi góc sân chùa, lắng nghe từng lời kinh tiếng kệ. Màu hoàng hôn buông phủ muôn nơi, nhưng không buồn bã thê lương mà an bình tĩnh lặng. Tiếng mõ vang đều được điểm xuyết thêm tiếng chuông ngân, càng làm cho không gian thêm trầm lắng. Có ai đó muốn dừng lại cuộc rong chơi, để ngồi đây lắng nghe niềm an lạc đang lan tỏa trong từng hơi thở. Thời kinh rồi cũng qua đi, mọi người cùng ngồi im, lắng nghe tâm mình hướng về Đức Phật. Phút tĩnh lặng tuy ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để mọi người lấy lại năng lượng sau một ngày dài mệt nhọc và nhìn lại chính bản thân mình.

Sau thời kinh tối, ánh đèn khu Tăng xá lại sáng rực lên, soi rọi cho những hành giả xuất gia tìm về với lời dạy của Thế Tôn trong từng trang kinh sách. Trong màu nâu sòng giản dị, các thầy học hỏi và nghiên cứu giáo lý của đức Phật để sau này tiếp bước dấu chân xưa, gánh vác trọng trách thiêng liêng mà đức Thế Tôn và các bậc Tổ sư khi xưa truyền lại. Đâu đó trong ánh đèn phố thị ngoài kia, có người đang chén tạc chén thù bên mâm cỗ, có người đang say đắm ái ân. Nhưng tại đây cũng có những người còn rất trẻ mà lòng tràn đầy nhiệt huyết, đang âm thầm nuôi dưỡng thiện tâm, đang gầy dựng những hoài bão, ước mơ tốt đời đẹp đạo. Ngày cũng dần tàn mà ánh đèn đêm vẫn còn rực sáng, thế nhưng có người vẫn dành một ít thời gian còn lại của ngày để tĩnh lặng tâm tư, nhìn lại chính mình và sau đó chìm vào giấc ngủ bình yên.

Dẫu biết rằng, dòng đời còn quá nhiều ngang trái, có lắm người mượn đạo tạo đời, làm nhiều điều không đúng với chánh pháp, làm mất đi hình ảnh thiêng liêng và cao cả của chư Tăng. Thỉnh thoảng những hình ảnh, tin tức không hay được đăng tải trên các ph ương tiện truyền thông đại chúng. Thế nhưng chắc chắn rằng đâu đó vẫn còn rất nhiều những người thầy vững tin vào con đường giải thoát, đang giữ mình khỏi những cám dỗ xa hoa và tìm về với ánh đạo thiêng của Phật Đà. Có những người thầy tuy tuổi đời còn rất trẻ và tuổi đạo không cao, nhưng luôn ấp ủ những hoài bảo cao vời muốn giúp đời vơi đi khổ não. Và ở một nơi xa xôi nào đó, có những người con Phật vì chúng sanh vì Phật pháp hành đạo độ đời. Nguyện cầu những hình ảnh này vẫn tồn tại mãi mãi với thời gian, sẽ không bao giờ phai nhạt. Nhân loại luôn được an vui hạnh phúc trong ánh sáng từ bi.

Kính Đức.

Thắp nến tri ân và cầu siêu ở nghĩa trang liệt sĩ Tp Vinh

Thắp nến tri ân và cầu siêu ở nghĩa trang liệt sĩ Tp Vinh

Đăng lúc: 07:47 - 31/07/2015

Quang cảnh buổi lễ

Kỷ niệm ngày 27/7, tối 27/07/2015, Chư tôn đức tăng ni, Nhân dân địa phương tp Vinh cùng khoảng 1000 phật tử (gồm Phật tử Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ và Đạo Tràng chùa Đức Hậu) cùng các em ‘Gia Đình Vườn Tuệ” các em sinh viên đã truyền đăng, thắp nến, cầu siêu cho các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Vinh (nghĩa trang tại đường Nguyễn Trãi,phường Quán Bàu, thành phố Vinh). Từ chiều, với lòng thành kính, các phật tử đã có mặt tại nghĩa trang để quét dọn, cắm hoa trang trí và dâng tiến những mâm lễ tại đài tưởng niệm.




Đại đức Thích Định Tuệ - UV BTS GHPG tỉnh Nghệ An làm chủ lễ cầu siêu. Một không khí thật linh thiêng, thành kính. Khi đã tắt nắng, là hơn 1 ngàn ngọn nến cùng với từng ấy bông hoa được thắp lên, đặt lên từng ấy ngôi mộ. Nghĩa trang huyền ảo linh thiêng. Chỉ trong ít phút, khuôn viên rộng lớn của nghĩa trang liệt sĩ thành phố Vinh đã lung linh ánh nến và hơn 1000 ngôi mộ các anh linh liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ đã được sưởi ấm không chỉ bằng ngọn nến mà còn bằng tấm lòng tri ân của những người con nhân dân thành phố Vinh.


Hàng nghìn ngọn nến đã được thắp sáng trong giờ phút tri ân hơn 1000 anh hùng liệt sĩ tp Vinh hiện đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ

Nghĩa trang liệt sỹ Tp Vinh. Nơi đây là yên nghỉ vĩnh hằng của những người con thân yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng ngàn người con của quê hương thành phố Vinh đã hy sinh tuổi thanh xuân, cùng nhân dân cả nước làm nên cuộc kháng chiến thần thánh, dành độc lập tự do cho dân tộc. Xin được cúi đầu trước linh hồn những người đã hy sinh, quên mình vì Tổ quốc và xin được gửi lời tri ân tới những gia đình thương binh, liệt sỹ.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:






















Thái Quảng - Hồng Nga

Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Ladakh, Tiểu Tây Tạng trên đất Ấn

Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Ladakh, Tiểu Tây Tạng trên đất Ấn

Đăng lúc: 06:48 - 29/07/2015

pituk Monastery, Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ, 27/07/2015 – Sáng sớm mùa Thu, bầu trời trong sáng bình minh, những áng mây trắng bãng lãng lững lờ trôi, chiếc máy bay vừa hạ cánh mặt phẳng hoang mạc ở miền cao tại Leh, Ladakh, bang Jammu và Kashmir (J&K), phía Bắc Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma bước xuống Phi trường, cơn gió nhẹ thoáng qua hòa cùng đoàn người đứng tại sân bay để thành kính cung nghinh, Ngài được chư tôn đức Tăng già địa phương nồng nhiệt tiếp đón như các vị Kushok Bakula Rinpoche, Ganden Tri Rinpoche, Rizong Rinpoche, Bakula Rinpoche, Thiksey Rinpoche và nhiều Lạt Ma khác.
Lãnh Chính quyền địa phương và các chức sắc Tôn giáo cũng ra tận phi trường để tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma, có sự hiện diện của Cư sĩ Tsering Dorjee, Bộ trưởng Bộ Nhà nước bang Jammu và Kashmir (J&K), Ông Chering Dorjay, chủ tịch Hội đồng phát triển miền núi tự quản Ladakh của Ấn Độ (Ladakh Autonomous Hill Development Council), Sheikh Syebuddin và Ashraf Ali, đại diện Cộng đồng Hồi giáo, David Gergen, đại diện giáo phận Ladakh Thiên Chúa giáo, Tu viện Gompa, Ladakh, Tsering Dolma, lãnh đạo Hiệp hội Phụ nữ, Rinchen Namgyal, lãnh đạo Hiệp hội Thanh niên. . .
Hàng nghìn người dân địa phương đứng chắp tay cung kính chào đón và dâng hương hoa dọc theo bên đường từ sân bay đến Tu viện Spituk. Nhiều người trong số họ từ các làng khác nhau của thung lũng Leh, Ladakh với những bộ trang phục truyền thống dân tộc. Những vị Tu sĩ đánh trống và thổi sừng hòa âm phối nhạc để thể hiện lòng tôn kính, long trọng nghinh tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng.
Vừa đến Tu viện Spituk, nhị vị Ganden Tri Rinpoche và Bakula Rinpoche cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma vào phòng khách nghỉ giải lao, sau đó cung thỉnh Ngài vào Pháp đường.
Đăng lâm Bảo tòa, đức Đạt Lai Lạt Ma Khai thị rằng: “Tôi rất hoan hỷ khi được biết trong vòng từ 10 đến 20 năm qua, quý vị thường đến Trung tâm để thỉnh vấn tôi về sự cần thiết phải nghiên cứu các văn bản cổ điển. Gần đây, tôi đã hoàn thành các chuyến công du hoằng pháp các nước Âu, Mỹ, Anh, Pháp, Đức trước ngày Sinh nhật lần thứ 80 của tôi tại Dharamsala. Vì tuổi cao sức yếu cho nên tôi cần phải có thời gian thư giản, cho nên tôi chỉ lưu lại đây trong vài ngày. Hy vọng rằng các cảm thông cho sự giới hạn thời gian ở nơi đây”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ thêm về khí hậu, đặc biệt Ngài quan tâm đến khí hậu của địa phương. Ngài nói rằng các nhà khoa học mới đây đã phát hiện sự gia tăng của Băng, Tuyết ở vùng Bắc cự, có thể ảnh hưởng không khí lạnh của thời tiết năm nay.

Khoảng không gian mênh mông của dãy Himalaya (Hy Mã Lạp sơn), khi máy bay hạ cánh tại thung lũng Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015


Chiếc phi cơ chở đức Đạt Lai Lạt Ma vừa hạ cánh tại thung lũng Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Hòa thượng Gaden Tripa Rizong Rinpoche cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại sân bay Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Hòa thượng Gaden Tripa Rizong Rinpoche cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại sân bay Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Cộng đồng Tây Tạng đứng hai bên đường thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma từ sân bay đến Tu viện Spituk, Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Chư tôn đức Tăng già địa phương, trang nghiêm pháp phục long trọng cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Người dân địa phương mặc trang phục truyền thống, cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Chư tôn đức Tăng già địa phương trổi nhạc tiếp rước đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng lâm Bảo tòa khai thị tại Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại tại Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.

Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong - Ảnh: Tenzin Choejor)

XÚC ĐỘNG ĐÊM THẮP NẾN TRI ÂN CHA MẸ KHÓA TU MÙA HÈ :”ƯƠM MẦM HOA SEN” NĂM 2015- TẠI CHÙA CHÍ LINH

XÚC ĐỘNG ĐÊM THẮP NẾN TRI ÂN CHA MẸ KHÓA TU MÙA HÈ :”ƯƠM MẦM HOA SEN” NĂM 2015- TẠI CHÙA CHÍ LINH

Đăng lúc: 08:54 - 17/07/2015

Đêm ngày 14-7-2015. Al 29/5/2015 trong khung cảnh trang nghiêm .Giờ đây, tại giảng đường chùa Chí Linh(chùa Gám) tại xã Xuân Thành, Yên Thành. Những người con Phật đang một lòng hướng về ba ngôi Tam Bảo, Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cử hành đại lễ thắp nến tri ân, để thắp lên ngọn lửa Từ Bi và trí Tuệ, mà đức Phật đã từng gieo vào lòng người từ hơn 2 ngàn năm trước. Được sự chỉ đạo của TW GHPGVN, BTS, Ban hướng dẫn thanh thiếu niên Phật Tử GHPGVN tỉnh Nghệ An quyết định mở khóa tu mùa hè với chủ đề: “ƯƠM MẦM HOA SEN” tại Chùa Chí Linh nhằm giúp các em tìm lại giá trị cuộc sống, tạo dựng lại niềm tin, xây dựng lối sống lành mạnh, qua đó bảo tồn được giá trị tinh thần truyền thống cao đẹp của tổ tiên
Về tham dự và chứng minh có.
- Thượng Tọa Thích Thông Kiên.UV Thường Trực BTS Tỉnh. Trưởng ban hướng dẫn Phật Tử Tỉnh Nghệ An.Trưởng BTC Khóa tu cùng các chư Tăng trong tỉnh và ngoài Tỉnh cùng về tham dự





- Trong không khí trang nghiêm, BTC khóa tu mùa hè chủ đề:” ƯƠM MẦM HOA SEN’ long trọng tổ chức lễ thắp nến tri ân, với mục đích trước là cầu cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, nhân dân lạcvà là để tri ân chư vị Tổ sư đã trọn đời hy sinh cho sự quốc vong thân, các vong linh đồng bào tử nạn, cô hồn vất vưởng, và đặc biệt là khơi dậy lòng hiếu thảo của các em khóa sinh về công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, cầu nguyện cho Cha Mẹ đã quá vãng được siêu sinh Tịnh Độ, Cha Mẹ hiện tiền được khỏe mạnh













Những giọt nước mắt lăn trên khóe mắt, như là một sự hối hận ăn năn của những đứa con đã từng lầm lỗi để cho cha mẹ phải buồn lòng. Đêm cầu nguyện của những người con dâng lên hai đấng sinh thành như là lời hối lỗi cũng là lời hứa, chúng con sẽ không làm gì để cho Cha Mẹ phải buồn vì con
Mỗi bạn khóa sinh được cầm trên tay mình môt ngọn nến nếu như tình yêu thương của Cha Mẹ sưởi ấm cho chún con trong những khoảng lạnh giá của cuộc đời, dù ai đã mất mẹ hoặc cha, nhưng trong tâm khảm hình ảnh về hai đấng sinh thành vẫn hiện hữu trong ta trong suốt hành trình của kiếp con người

i








Mỗi khóa sinh ngồi lắng đọng suy tư về thời thơ ấu để nghe và nhớ về một thời nằm nôi, bên chiếc võng ầu ơ ví dầu của mẹ, tiếng ru ngọt ngào như vẫn còn vọng đâu đây dù mỗi chúng ta đã lớn khôn rồi
























Thượng Tọa Thích Thông Kiên.UV Thường Trực BTS Tỉnh. Trưởng ban hướng dẫn Phật Tử Tỉnh Nghệ An.Trưởng BTC Khóa tu ban Đạo Từ























Chương trình thắp nến tri ân là một chương trình tâm linh mang đậm nét văn hóa Phật giáo và cũng là một chương trình trọng điểm của trại hè năm nay. Thông qua chương trình những ý nghĩa tri ân và báo ân được cái bạn trại sinh đón nhận một cách sâu sắc trong bầu không khí lung linh huyền áo của hàng trăm ngọn nến dưới bầu trời Nghệ An thân thương.
Hy vọng rằng sau đêm tri ân này các bạn sẽ biết yêu thương và trân trọng những gì mình đang có, và có vài giây phút bêb cạnh gia đình của mình.

Buông bỏ căng thẳng, trân quý người thương

Buông bỏ căng thẳng, trân quý người thương

Đăng lúc: 08:18 - 12/07/2015

Các vị đã biết thương chưa? Đã thương ai bao giờ chưa? Khi thương ai mình muốn nhìn sâu vào ánh mắt người đó và nói với người đó rằng người đó là nguồn hạnh phúc của mình.
Ngồi thiền là một cơ hội để chúng ta được tĩnh tâm, nhưng có nhiều người càng ngồi thiền lại càng đau, giống như là gồng mình vậy, rất là cực khổ. Tại sao phải làm như vậy. Tu tập thì phải thấy dễ chịu, nếu tu tập mà phải cố gắng, phải tranh đấu thì tức là mình đang đi lạc đường rồi.

Khi thở vào, mình buông thư và mỉm cười thì hơi thở đó sẽ đưa tới sự bình an, khỏe nhẹ. Điều này có thể làm được. Mình phải tập luyện để thở vào cảm thấy khỏe nhẹ liền, thấy vui sướng liền. Thở vào, thở ra là một cái gì mình có thể làm được trong từng phút từng giây trong cuộc sống.
Nếu muốn thực tập thì mình chỉ cần để ý tới hơi thở vào, hơi thở ra. Thở vào – tôi biết không khí đang đi vào trong người tôi, thở ra – tôi thấy một luồng không khí đang đi ra khỏi cơ thể tôi. Biết rõ hơi thở đang đi vào, đang đi ra một cách rõ ràng đó chính là chánh niệm, chánh niệm là cái biết, chánh niệm là một loại ánh sáng tỏa chiếu giúp mình thấy rõ. Nó giống như ánh sáng của mặt trời bao trùm làm sáng rõ cả vạn vật và rừng cây.
Khi biết rõ hơi thở đang đi vào hay đang đi ra trong cơ thể mình, tức là mình đã thắp lên ánh sáng của tỉnh thức, tỉnh thức nghĩa là đã thức dậy, lúc này phẩm chất của hơi thở đã rất khác rồi, hơi thở trở nên sâu hơn, nhẹ hơn, mịn màng hơn. Và mình thấy thân tâm mát mẻ, bình an liền lập tức, chỉ cần vài giây thôi, điều này rất dễ làm. “Thở vào tôi thấy tôi đang còn sống, thở ra tôi trân quý cuộc sống này”. Còn sống là một phép lạ, một cái thân chết rồi thì làm sao thở được nữa? Đó chính là một thứ tỉnh thức, một sự tỉnh dậy. Có những người sống xung quanh chúng ta mà họ không biết là họ đang sống. Họ như đang đi trong giấc mộng, họ bị những suy tư, lo toan kéo đi, suốt cả ngày họ suy nghĩ hết chuyện nọ tới chuyện kia. Họ đang nằm mộng giữa ban ngày, mộng về chuyện này rồi lại mộng về chuyện khác, cái thực tại trước mặt họ thì họ không thấy, vì vậy họ sống mà như người mộng du. Do đó, hơi thở chánh niệm làm cho mình bừng tỉnh dậy. Đạo Bụt là đạo làm cho mình tỉnh dậy để nhận thức một cách rất thâm sâu, sáng suốt, từ bi. Chỉ cần thở vào, thở ra là mình đã thở xong, là đã có niềm vui, sự buông thư, khỏe nhẹ rồi. Bụt đã tặng cho chúng ta những bài tập rất đơn sơ, giản dị. Thở vào, tôi ý thức toàn thân tôi. Khi ý thức toàn thân thì mình sẽ lắng nghe được những căng thẳng, đau nhức trong cơ thể của mình, nhận ra rằng cánh tay hơi mỏi, trái tim của mình hôm nay bị mệt, nó đang đập rất nhanh, ý thức và buông thư sẽ giúp chúng ta trị lành và phòng ngừa được rất nhiều thứ bệnh.
Những căng thẳng, buồn phiền nếu không được buông thư thì lâu ngày chày tháng nó sẽ trở thành bệnh. Vì vậy, chúng ta phải chấm dứt tình trạng căng thẳng trong thân tâm. Hơi thở có ý thức là một phương pháp rất mầu nhiệm để thực hiện được điều đó. Bây giờ bạn hãy vừa theo dõi hơi thở vừa ý thức về toàn thân của mình, chú ý tới đôi mắt, khuôn mặt, cái cổ, bờ vai, hai cánh tay, trái tim, lá phổi, lá gan, dạ dày, thận, tấm lưng, hai bên hông, bắp đùi, bàn chân… Nương vào hơi thở, mời bạn hãy đi thăm hết tất cả các bộ phận trong cơ thể mình, hơi thở là một chiếc dây neo cột thân lại với tâm, đặt sự chú ý tới đâu thì buông thư tới đấy. Thả lỏng toàn thân, buông bỏ mọi lo lắng, suy tư thì mình sẽ thấy khỏe nhẹ, an lạc ngay tức thì.
Thở vào, ý thức toàn thân, buông thư tất cả sự căng thẳng trong từng bộ phận cơ thể. Thở ra buông thư toàn thân. Thực tập như vậy, tuy chưa giúp được ai nhưng trước tiên là giúp chính mình thư thái, khỏe khoắn. Thành ra, thiền quán không phải là một lao tác cực khổ. Ngồi thiền mà thấy mình đang lao tác cực khổ là sai bét rồi. Phải ngồi làm sao mà trong lúc ngồi ta phải cảm thấy an vui, thấy rằng lúc này mình đang được ngồi yên, theo dõi hơi thở đang từ từ đi vào, hơi thở đang từ từ đi ra, mà chẳng phải làm việc gì hết đó là một điều quá sức mầu nhiệm.
Khi Tổng thống Nam Phi Nelson Madela được các phóng viên đặt câu hỏi: “Bây giờ ông muốn làm cái gì nhất?”. Tổng thống trả lời:“Tôi ấy hả? Bây giờ cái mà tôi thích nhất là được ngồi yên chẳng phải làm gì hết”. Chúng ta được ngồi thiền mỗi ngày, trong khi ngồi thật yên thưởng thức hơi thở, không ai bảo mình làm việc gì hết, vậy mà không thấy sướng, trong khi ông Nelson Madela thì thèm được ngồi yên như mình quá mà không có thời gian để ngồi yên.
Khi tới Làng Mai tu tập, có Tăng thân yểm trợ thì mỗi hơi thở, mỗi bước chân mà mình thực hiện phải đạt tới niềm vui, sự sung sướng, hạnh phúc, bình an, trị liệu những vết thương trong thân và tâm. Khi thở vào, mình có thể đi một hai bước và thầm nói: “Tôi đã về, tôi đã tới”. Mình đã về rồi, mình đã tới rồi. Mình thật sự đã tới nhà của mình, nơi mà bấy lâu nay mình cứ mải kiếm tìm. Nhà của mình chính là giây phút hiện tại, khi mình an trú được trong giây phút hiện tại nghĩa là mình đã đặt được chân tới nhà, sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại, quá khứ đã qua rồi, còn tương lai thì chưa tới. Vì vậy, tuy đang bước đi nhưng mình đã dừng được, mình đã thật về, đã thật tới rồi, không còn mải miết rong ruổi về quá khứ hay đuổi bắt tương lai nữa.
Có nhiều người tuy đang ngồi đây nhưng tâm họ lại nhớ tới quá khứ, họ đang đau khổ, và họ không thể thoát ra khỏi quá khứ đau thương ấy. Quá khứ giống như một bóng ma đang ám ảnh người đó làm cho người đó không sống đàng hoàng được trong giây phút hiện tại. Trong khi đó, lại có những người rất sợ hãi tương lai, họ lo lắng, không biết ngày mai mình còn được làm ở công ty này không, mình còn giữ được người này không, hay người ấy lại bỏ mình để đi yêu người khác… Cái gì cũng sợ, cái gì cũng lo. Vì vậy, người đó không được thảnh thơi, người đó không được sống đàng hoàng ở giây phút hiện tại. Thành ra, chúng ta phải vứt bỏ những khổ đau trong quá khứ và đập tan những sợ hãi trong tương lai thì mới có thể sống đàng hoàng trong giây phút hiện tại được. Biết hơi thở đang đi vào hay đi ra chính là chánh niệm. Khi định được tâm vào hơi thở thì mình sẽ nhẹ bớt một chút lo lắng, buồn bực, giận hờn và có thể tiếp xúc rất sâu với những mầu nhiệm của sự sống trong phút giây hiện tại, như là sương mù buổi sáng, tiếng chim hót, hay nét mặt của em bé thơ. Có khả năng sống trong phút giây hiện tại và tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống thì mình được nuôi dưỡng bởi những mầu nhiệm đó, và nó sẽ chữa lành từ từ những niềm đau của mình.
Các vị đã biết thương chưa? Đã thương ai bao giờ chưa? Khi thương ai mình muốn nhìn sâu vào ánh mắt người đó và nói với người đó rằng người đó là nguồn hạnh phúc của mình. Mẹ ơi, mẹ là một kho tàng của con; ba là kho tàng của con; hay em yêu ơi, em là kho tàng của anh; anh yêu ơi, anh là kho tàng của em, v.v… Tại vì trong người kia có rất nhiều tươi mát, người ấy hiểu và thương mình. Người ấy cũng có sự vững chãi, có thể giúp mình không sợ hãi. Mình rất cần sự vững chãi ấy để được che chở, được chống đỡ. Và mình luôn mong rằng người ấy lúc nào cũng tươi mát, vững chãi, hiểu biết và thương yêu mình, để mình có thể tận hưởng người ấy. Có thể là mình muốn làm điều gì đó để kéo dài tình trạng êm đềm này. Nếu chúng ta chịu khó tu tập thì chúng ta luôn luôn có thể làm được nhiều điều để khiến cho người kia tiếp tục là suối nguồn hạnh phúc ngọt ngào của mình.
Cũng như vậy, khi mình là người thương của người kia thì mình cũng muốn trở thành nguồn vui của người ấy, muốn đem đến cho người ấy sự tươi mát, bình an, cũng muốn trở thành một điểm tựa vững chãi của người ấy. Bụt dạy về tình thương rất sâu sắc, rõ ràng, mình có thể thực tập ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay. Sự tu tập thiền quán đem lại rất nhiều niềm vui và hạnh phúc, khi có niềm vui và hạnh phúc trong lòng thì những người ở xung quanh cũng sẽ được thừa hưởng niềm vui toát ra từ mình. Thiền quán đem lại nhiều hạnh phúc như vậy thì mình mời thiền, chứ nếu không thì thiền để làm gì?
Khi người thương nhìn vào mắt mình rồi nói: “Con là kho tàng của mẹ”, nghe vậy mình muốn trở thành kho tàng đó thật, mình muốn tu tập cho đàng hoàng để xứng đáng với niềm tin đó. Người thương có thể là cha là mẹ hay anh chị em mình, hay bè bạn của mình. Sự tu tập luôn cung cấp cho mình niềm hạnh phúc.
Tình thương chân thật phải chứa đựng niềm vui, tình thương ấy đem niềm vui tới cho cả mình lẫn người kia. Nếu thương nhau mà cả hai cùng khổ, cứ khóc hoài, cứ hờn giận nhau thì đó không phải là tình thương.

Thích Nhất Hạnh
Theo Langmai.org

Chế ngự sân hận

Chế ngự sân hận

Đăng lúc: 08:03 - 24/06/2015

Bạn đang thực hiện một công việc, rất chăm chú, rồi một cô bạn đồng nghiệp đi ngang qua và bảo bạn là đồ kém cỏi. Cô ấy nói đã từng giao cho bạn một công việc quan trọng và bạn đã thực hiện rất tồi. Nghe qua những lời trái tai đó, cơn giận dữ từ từ bốc lên trong thân tâm bạn, thật dữ dội. Bạn không kiềm chế được nữa và đáp trả rằng cô ta không có quyền nói với bạn những lời như vậy. Bị khống chế hoàn toàn bởi cơn giận, bạn tuôn ra bất kỳ điều gì chợt nghĩ ra được trong đầu, ngay cả khi bạn biết là không đúng thật. Cô ấy quát trả lại ầm ĩ, và không bao lâu sau thì mọi người quanh đó đều biết chuyện.
Chuyển hóa sợ hãi và căm ghét


Bạn đang thực hiện một công việc, rất chăm chú, rồi một cô bạn đồng nghiệp đi ngang qua và bảo bạn là đồ kém cỏi. Cô ấy nói đã từng giao cho bạn một công việc quan trọng và bạn đã thực hiện rất tồi. Nghe qua những lời trái tai đó, cơn giận dữ từ từ bốc lên trong thân tâm bạn, thật dữ dội. Bạn không kiềm chế được nữa và đáp trả rằng cô ta không có quyền nói với bạn những lời như vậy. Bị khống chế hoàn toàn bởi cơn giận, bạn tuôn ra bất kỳ điều gì chợt nghĩ ra được trong đầu, ngay cả khi bạn biết là không đúng thật. Cô ấy quát trả lại ầm ĩ, và không bao lâu sau thì mọi người quanh đó đều biết chuyện.

Nói chung, khi ta tức giận hay bị tổn thương, ta cảm thấy như mình là nạn nhân của những hành động ác hại từ người khác. Ta thấy mình là người vô tội, đang phải hứng chịu một cách bất công những hành vi của người khác. Chúng ta nổi giận hay cảm thấy bị tổn thương vì ta nghĩ rằng những người kia là sai trái hay xấu ác,. Cả cơn giận và sự tổn thương đó đều [khiến cho ta] không chịu thừa nhận những gì đã xảy ra.

Nhiều người sống trong tâm trạng của những “nạn nhân”, thường xuyên cảm thấy vô vọng, thấy mình bị ngược đãi và luôn lo lắng sợ sệt. Tuy nhiên, càng thấu hiểu được hoạt động của tâm thức và sự vận hành của nhân quả trong dòng tâm thức tương tục của mình, ta sẽ càng nhận biết rõ hơn rằng cách nhận hiểu vấn đề của ta trong hiện tại, cũng như những hành động trong quá khứ, đóng vai trò quyết định trongsự tiến triển của những gì ta đang trải nghiệm. Bằng cách nào đó, chúng ta là người chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra với ta. Hiểu được điều này, chúng ta phải có trách nhiệm bắt tay vào việc cải thiện tình trạng của bản thân mình.

Để hiểu rõ được những trường hợp bất như ý và làm dịu đi lòng sân hận đối với những trường hợp đó, chúng ta có thể tự đặt ra một số câu hỏi mấu chốt. Để suy xét lại cách nhận hiểu của mình, ta có thể tự hỏi: “Liệu tôi nhận hiểu về tình trạng đó có chính xác không? Liệu sự nổi giận có phải là một phản ứng thích hợp?” Bằng cách suy xét sự vận hành của nhân quả, ta có thể đặt câu hỏi: “Tại sao điều này xảy đến với tôi? Liệu tôi có từng gặp phải những tình trạng tương tự như thế này nhiều lần trước đây? Và nếu như vậy thì tại sao?” Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về cả hai khía cạnh này.

Suy xét sự nhận hiểu vấn đề

Liệu ta có nhận hiểu được sự việc một cách chính xác? Cơn giận đã khởi sinh trong ta như thế nào? Khi có ai đó chỉ ra lỗi lầm của mình, ta liền cảm thấy như thể là sự tổn thương ta đang chịu đựng đó đã được chuyển từ người kia sang cho ta. Dường như trong lời lẽ của người kia tự nó đã hàm chứa tính chất gây thương tổn, và về phía mình thì ta chỉ đơn thuần tiếp nhận sự tổn thương sẵn có trong những lời lẽ đó mà thôi.

Nếu điều đó là đúng thì hẳn là chúng ta có thể xác định được sự thương tổn nằm ở đâu trong những lời lẽ đó. Cô ấy nói: “Bạn là đồ kém cỏi!” Vậy thì cảm giác khó chịu nằm ở đâu? Sự thương tổn nằm ở đâu? Có phải nó ở trong từ “bạn”, trong từ “là” hay trong cụm từ “đồ kém cỏi”? Câu nói “Bạn là đồ kém cỏi” mà cô ấy phát ra chỉ là những sóng âm. Cảm giác khó chịu nằm ở đâu trong những sóng âm rung động truyền qua không khí? Giả sử bạn đang ngủ say [không nghe thấy gì] khi cô ấy lên tiếng xúc phạm bạn, liệu bạn có thấy tức tối không? Hoặc giả cô ấy nói ra bằng tiếng Mông Cổ (và bạn không hiểu được thứ tiếng đó!), liệu bạn có cảm thấy bị tổn thương không?

Sự tổn thương đã khởi lên như thế nào từ những lời lẽ nặng nề kia? Đó không phải do tai ta nhận được những sóng âm của lời lẽ đó. Chúng ta cũng hiểu được ý nghĩa của những lời ấy, nhưng ý nghĩa đó tự nó không hàm chứa sự tổn thương, vì nếu nó nhằm vào một người nào đó mà mà ta không thích, thì những từ ngữ “bạn là đồ kém cỏi” hẳn không có gì là khó chịu khi lọt vào tai ta.

Sự tổn thương kia xuất phát từ chính suy nghĩ của chúng ta: “Cô ấy đang nói về tôi! Chính tôi! Sao cô ấy dám nói về tôi như thế?” Chúng ta càng nghĩ đến những gì đã xảy ra thì ý niệm về cái “tôi” càng trở nên lớn mạnh hơn. Chúng ta nhìn nhận sự việc chỉ từ một phía - phía của riêng ta - và rồi nghĩ rằng sự việc đã diễn ra đúng thực như thế. Chúng ta tin vào quan điểm phiến diện của mình và cho đó là hoàn toàn khách quan.

Bất kỳ tình huống nào cũng có nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét. Khi ta nhìn một cái tách từ bên trên thì hình dạng của nó có vẻ như khác với khi ta nhìn theo chiều ngang. Thật khó để chứng minh rằng những quan điểm xuất phát từ tâm chấp ngã lại là những quan điểm duy nhất đúng đắn! Suy xét như thế sẽ làm lắng dịu cơn giận của ta.

Một cách khác để chế ngự cơn giận là hãy nhớ rằng, có thể có một chuyện gì khác đã xảy ra khiến cho người kia nặng lời. Có thể anh ta đang gặp khó khăn trong một phương diện khác của đời sống, và ta chỉ tình cờ trở thành đối tượng để anh ta trút giận. [Trong trường hợp đó,] chẳng có gì [thực sự] nhắm vào ta cả, nên chẳng có lý do gì để ta xem đó là xúc phạm rồi nổi giận.

Liệu việc nổi giận có phải là một phản ứng thích đáng? Người đã xúc phạm chúng ta cũng là một chúng sinh luôn mong cầu hạnh phúc và né tránh khổ đau, cũng giống như chúng ta. Phương thức mà anh ta đang sử dụng có thể là sai lầm, nhưng mong muốn của anh ta cũng giống như ta: muốn được hạnh phúc. Bằng việc mở rộng nhiều khía cạnh nhận thức và quên đi chính mình trong chốc lát, ta sẽ nhìn thấy được một con người đang đau khổ, giận dữ và mất bình tĩnh. Chúng ta biết rõ cảm giác khổ đau là như thế nào. Chúng ta biết rõ là ngay lúc này người ấy đang cảm thấy khổ sở như thế nào. Sao lại nổi giận với một người đang đau khổ? Người đó lẽ ra phải được ta khởi lòng bi mẫn, thương xót.

Còn nếu chúng ta quả thật đã mắc sai lầm và có ai đó chỉ ra điều ấy thì sao lại nổi giận? Nếu có người bảo ta rằng trên khuôn mặt ta có cái mũi, ta sẽ không bực tức, vì đó là sự thật hiển nhiên. Cũng vậy, nếu ai đó nhận ra lỗi lầm của ta, những gì người ấy nói là sự thật. Ta thực sự có lỗi, ta nợ người ấy một lời cảm ơn. Người ấy đã chỉ cho ta phương cách để hoàn thiện bản thân mình. Trái lại, nếu người ấy đỗ lổi cho ta một cách không đúng, ta cũng không cần nổi giận. Nếu có người nói rằng trên đầu ta có sừng, ta không nổi giận vì biết rõ đó là chuyện không đúng thật.

Chúng ta thường giận dữ khi xảy ra một điều gì đó mà ta cho là không đúng như ý ta. Nhưng sự giận dữ đó liệu có ích gì? Nếu chúng ta có thể làm thay đổi tình thế thì hãy tiến hành ngay việc đó. Không cần gì phải giận dữ. Cách suy nghĩ như vậy rất hữu ích đối với các vấn đề xã hội và bất công. Đó là những vấn đề có thể làm thay đổi, nên thay vì nổi giận thì việc giữ bình tĩnh và nỗ lực cải thiện xã hội sẽ là khôn ngoan hơn.

Trái lại, nếu tình trạng đó là không thể thay đổi, thì sự giận giữ cũng là vô ích. Một khi chân ta bị gãy, ta không thể thay đổi điều đó! Tất cả những suy đồi trên toàn thế giới không thể giải quyết chỉ trong một năm. Việc giận dữ với những điều ta không thể thay đổi được sẽ khiến ta đau khổ. Lo lắng hay sợ sệt về những điều chưa xảy ra sẽ khiến ta trì trệ. Trong tác phẩm Nhập Bồ Tát Hạnh, ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã dạy:

Việc có thể cứu vãn,
Thì giận dữ làm gì?
Bằng như không giải pháp,
Buồn giận cũng vô ích!

Suy xét về nhân quả

Sự vận hành của nhân quả là tư tưởng trọng tâm trong Phật giáo. Điều này sẽ được giải thích đầy đủ hơn ở một chương sau nữa; tuy nhiên, ý nghĩa cơ bản là hành động của ta sẽ mang lại nghiệp quả. Ta không thể biết ngay tất cả nghiệp quả của một hành động, vì cũng giống như việc phải mất một thời gian để hạt mầm đâm chồi rồi phát triển thành cây, những hành động của chúng ta cũng cần có thời gian để tạo thành nghiệp quả.

Khi hiểu được sự vận hành của nhân quả, chúng ta sẽ hiểu được rằng những hoàn cảnh mà ta gặp phải trong cuộc sống không phải là do sự ngẫu nhiên. Chúng là kết quả của những hành động ta đã làm trong quá khứ. Giống như những cái vòng bu-mơ-rang [của thổ dân Úc], khi ném ra bay theo vòng tròn rồi sẽ trở về đúng chỗ người ném. Cũng vậy, ta đối xử với người khác như thế nào thì ta sẽ nhận lãnh như thế ấy. Sự giải thích của đạo Phật về nhân quả cũng tương tự như ý tưởng của đạo Thiên Chúa: “Vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy.”

Nếu xem xét lối hành xử của mình với người khác, ta sẽ thấy được rằng thái độ và cách ứng xử của ta không phải lúc nào cũng mẫu mực. Chúng ta đã từng cắt đứt tình thân hữu, xúc phạm, lạm dụng hoặc nói xấu người khác hay trộm cắp tài sản của họ. Vậy thì có gì lạ khi chúng ta phải tự mình nhận lấy những điều tổn hại? Có thể gần đây ta không hề xử tệ với người hiện đang gây tổn hại cho ta, nhưng trong quá khứ chúng ta đã từng làm tổn hại những người khác. Khi nghiệp quả từ những hành động của chính ta đã chín muồi, chẳng có ích gì trong việc than trách hay oán giận, vì suy cho cùng thì chính bản thân ta đã hành động để đặt ta vào tình trạng đó. Như bậc thánh vĩ đại của Ấn Độ, ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã nói:

Xưa kia ta tạo nghiệp,
Nay phải chịu quả báo.
Mọi sự do ta cả,
Sạo lại oán hận người?

Điều này không có nghĩa là ta nên vui vẻ trong sự đau khổ hoặc quy lỗi cho bản thân mình. Đúng hơn, ta nhận biết vai trò [trách nhiệm] của mình và học được bài học từ đó. Nếu ta muốn tránh quả báo khổ đau mà hiện giờ mình đang thọ nhận, ta sẽ phát khởi tâm nguyện mạnh mẽ là chấm dứt mọi hành động có thể đưa đến quả báo tương tự trong tương lai. Điều này sẽ khiến ta luôn ghi nhớ không gây hại cho người khác. Từ nay, bất kỳ lúc nào sắp mất đi sự bình tĩnh, ta sẽ biết dừng lại để suy xét kỹ. Rút ra bài học từ những tình cảnh bất như ý, ta sẽ phát tâm dõng mãnh tu tập để hoàn thiện bản thân mình. Bằng cách đó, ta sẽ chuyển hóa nghịch cảnh khó khăn thành một tình huống có lợi.

Chúng ta có thường nhận ra chính mình trong những tình huống tương tự, liên tục phản ứng theo cách tương tự? Nếu có, thì tại sao? Chúng ta có thể xét mình để thấy, liệu ta có thói quen bất cẩn, buộc người khác phải sửa lỗi cho ta hay không. Nếu là như vậy, thì người ấy trong thực tế đã thật tốt bụng khi chỉ ra lỗi lầm cho ta, vì điều này giúp ta có cơ hội để hoàn thiện. Việc người ấy có thể đã to tiếng khi chỉ lỗi cho ta lại là một việc hoàn toàn khác. Điểm chính ở đây là, chúng ta cần tỉnh giác hơn về việc những hành vi của ta ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Và người này đang giúp ta phát triển một sự tỉnh giác như thế.

Chúng ta cũng có thể theo dõi xem liệu ta có thói quen cảm thấy bị tổn thương hoặc giận dữ khi bị chỉ trích hay không. Đôi khi chúng ta quá nhạy cảm và dễ dàng cảm thấy bị xúc phạm. Nếu ai đó hành động theo cách mà chúng ta đặc biệt không thích, ta cường điệu hóa tầm quan trọng của việc ấy, làm cho nó trở thành cụ thể và không sao quên được. Rồi chúng ta ôm giữ mối hiềm hận đó qua nhiều năm. Đây là nguồn gốc của rất nhiều sự oán hận trong gia đình.

Việc ta ôm giữ mối hiềm hận đó trong lòng không gây tổn thương gì đến người kia, vì họ có thể đã quên đi sự việc từ rất lâu. Nhưng mối hiềm hận ấy làm chúng ta đau khổ trong nhiều năm. Người kia chỉ nói ra những lời ấy có một lần, nhưng ta thì cứ nhắc lại chúng nhiều lần trong nhiều năm, và mỗi lần đều làm cho chính ta đau khổ. Vì sự lợi lạc của chính mình cũng như sự hòa hợp với người khác, tốt hơn là chúng ta bớt đi sự nhạy cảm và buông bỏ mọi việc.

Cứng rắn hay thụ động?

Phải chăng điều đó có nghĩa là ta để mặc cho người khác áp chế? Hoặc ta sẽ để cho ai đó làm hại chính bản thân họ hoặc người khác, chỉ vì việc ngăn cản người ấy cần phải to tiếng hay dùng đến vũ lực? Hoàn toàn không. Nhẫn nhục không có nghĩa là cầu an. Người nhẫn nhục luôn giữ tâm an định, nhưng hành vi phát khởi từ tâm nhẫn nhục có thể là mạnh mẽ hoặc ôn hòa.

Trước hết, chúng ta phải từ bỏ tâm sân hận. Khi biết mình đang nhận thức tình huống thông qua cái nhìn hẹp hòi của sự chấp ngã, chúng ta sẽ dừng lại và dành đôi chút thời gian để nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở hơn. Chúng ta sẽ suy xét xem vấn đề được nhìn nhận như thế nào từ phía người kia, và điều gì là quan trọng đối với người ấy. Chúng ta sẽ tự xét lại xem những hành vi đã qua cũng như hiện nay đã lôi kéo ta vào tình huống này như thế nào.

Khi cơn giận đã lắng dịu, sẽ nhường chỗ cho từ bi và nhẫn nhục. Một tâm thức sáng suốt, không còn sự nóng giận hung hăng và thiển cận, sẽ có khả năng xem xét một cách thực tiễn những giải pháp khác nhau và chọn ra được giải pháp nào là tối ưu cho mọi người trong cuộc.

Đôi khi chúng ta cần phải nói năng mạnh mẽ để đạt hiệu quả trong giao tiếp. Nói năng cứng rắn với một thái độ bi mẫn khi tình huống đòi hỏi là một kỹ năng quan trọng. Điều này hoàn toàn khác biệt với sự quát tháo trong cơn giận không kiềm chế, khi mà việc giữ im lặng hay nhận lỗi, hoặc giải thích tình huống của mình với sự tôn trọng, sẽ là khôn ngoan hơn. Động cơ [của hành vi], vốn là trạng thái bên trong tâm thức chúng ta, không nên nhầm lẫn với những hành động và lời nói mà ta sử dụng để ứng xử với người khác.

Bất kỳ khi nào có thể được, ta nên tránh những hành vi bạo lực. Nếu như sử dụng vũ lực là cách duy nhất để ngăn cản không cho một người nào đó làm hại bản thân hoặc người khác, thì với lòng bi mẫn đối với cả người bị hại lẫn người gây hại, chúng ta sẽ thực hiện đúng mức những gì cần thiết để ngăn cản. Vì thế, điều quan trọng là phải giữ tâm an hòa trước khi hành động. Nếu ta hành động dưới ảnh hưởng của sân hận, ta rất có thể sẽ dùng đến những lời nói hay việc làm cứng rắn khi không cần thiết, hoặc khi cần thiết thì lại sử dụng quá đáng.

Vì mục đích giao tiếp, đôi khi chúng ta buộc phải nói năng cứng rắn - để nói lên hiểu biết của ta về những gì là đúng hoặc không đúng, có lợi hoặc không có lợi. Điều này có thể được làm với tâm không sân hận. Nếu người kia đã nói năng sai trái hay giận dữ, và chúng ta cũng làm như vậy thì ai đúng, ai sai? Sự giận dữ phá hỏng đi những gì ta nói và làm. Một tâm thức an định có thể giải quyết tình huống theo cách lợi lạc nhất.


Ni sư Thubten Chodron
Hoàng Nguyên và Nguyễn Minh Tiến dịch

grab1434673382Set Bo luc lac cho 02 nguoi tai True Cafe 37B Ly Thuong Kiet 550x356

Ăn thịt là nguồn gốc của tai kiếp

Đăng lúc: 08:26 - 20/06/2015

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người thích việc sát sinh và có rất ít người tôn trọng sự sống. Đa số chỉ biết làm thế nào để giết, chứ hoàn toàn thờ ơ với việc phóng sinh. Khi bạn giết một sinh vật, sinh vật ấy cũng muốn giết bạn. Sự báo thù lẫn nhau dẫn đến sự tái sinh luân hồi trong đời ngũ trược ác thế. Sự báo oán lẫn nhau vậy đến khi nào mới chấm dứt? Người xưa từng nói:
“Thiên bách niên lai oản lý canh,
Oán thâm tự hải hận nan bình.
Dục tri thế thượng đao binh kiếp,
Thả thính đồ môn dạ bán thanh.”
Dịch là:
“Ngàn năm oán hận ngập bát canh,
Oán sâu như biển, hận khó tan.
Muốn biết vì sao có chiến tranh,
Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!”
Miếng thịt trong tô canh tuy nhỏ, nhưng thật sự trong đó chất chứa sự thù hằn sâu như biển cả vậy. Người đập lộn với người, nhà này đánh nhau với nhà kia, nước này xâu xé nước kia, địa cầu này tiêu hủy địa cầu khác; gây nên chiến tranh như vậy đều là do ăn thịt mà ra. Tất cả những tai nạn đao binh, thủy hỏa, tật dịch lưu hành, đều là do ăn thịt mà thành. Nếu muốn hiểu rõ đạo lý thì lúc nửa đêm hãy tới nhà người đồ tể mà lắng nghe: lắng nghe tiếng rống đau đớn của con heo bị thọc huyết, lắng nghe tiếng khóc uất ức của con trâu hay con dê bị giết.
Set-Bo-luc-lac-cho-02-nguoi-tai-True-Cafe-37B-Ly-Thuong-Kiet
Chúng ta nên đặt nền tảng đạo lý của cuộc sống chúng ta trên những lời của Khổng Phu Tử: “Đã thấy sự sống của nó rồi thì không nỡ nào thấy cái chết của nó. Đã nghe tiếng kêu của nó rồi thì không nỡ nào ăn thịt nó. Do vậy, người quân tử nên tránh xa nhà bếp”. (Kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử. Văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục. Thị dĩ quân tử viễn bào trù dã). Dù hàng trăm ngàn năm nay, bát canh thịt còn đó. Quý vị đã ăn rồi, và tôi cũng thế. Bát canh này là thịt hầm, nó chứa đựng sự oán hận sâu hơn biển, rất khó làm tiêu trừ. Để chuyển hóa lòng oán hận này không phải dễ dàng gì.
Bạn có muốn biết tại sao trên thế giới lại có chiến tranh, lụt lội, hạn hán dịch bệnh? Nguyên nhân nào gây ra sự đau khổ, giết chóc, thảm sát đổ máu trong chiến tranh? Tại sao người ta lại tìm kiếm nhau mãi để trả thù. Bởi vì họ đã gieo quá nhiều việc chết chóc. Nếu bạn chưa hiểu, xin hãy đến gần lò sát sinh súc vật, và lắng nghe tiếng kêu thét của súc vật vào lúc nửa đêm ở đó. Tiếng heo kêu thét, tiếng dê cừu khóc, tiếng bò trâu rống. Tất cả đó là sự van xin: “Xin Ông tha mạng cho con!” nhưng ta giả vờ không nghe, không thấy lời kêu than ấy, chúng ta cứ tiến hành giết không cần 1 giây suy nghĩ. Khi ta vừa giết chúng thì một niềm sân hận từ những con heo, bò, dê bị giết khởi dậy, niệm ấy dẫn chúng tìm người giết để báo thù trong tương lai. Điều này dẫn đến những thảm trạng như chiến tranh trên thế giới, và mọi thứ tai ương, tử vong. Tất cả đều do việc sát hại sinh mạng mà tạo nên.
Tuy vậy, ngay nơi sự báo oán có khi còn chưa đủ. Hiện nay, tai họa lớn nhất là bệnh ung thư (cancer) là một loại bệnh tật quái dị. Tại sao bệnh này lại xuất hiện? Vì người ta ăn quá nhiều thịt. Hiện nay không khí bị ô nhiễm nặng nề, trái đất bị ô nhiễm và nước cũng bị ô nhiễm. Không khí ô nhiễm, nước ô nhiễm, đất ô nhiễm này tạo nên một thứ độc tố. Khi súc vật ăn những thực vật có độc tố. Chất độc ngấm dần vào cơ thể của nó. Mặc dù chất độc vẫn ở yên trong cơ thể chúng nó không gây tác hại gì, nhưng nếu ta ăn thịt chúng chất độc sẽ truyền sang cơ thể ta, khiến cho ta mắc phải vô số bệnh quái dị, khó trị liệu vô cùng.
Những bệnh khó trị liệu này không phải ngẫu nhiên mà có. Đằng sau nó là những oan hồn kêu than đòi trả mạng. Vậy nên bây giờ có rất nhiều oan hồn quanh quẩn khắp nơi, cố gắng tìm cách bắt người khác trả mạng hay làm cho họ khổ đau bằng cách gây ra vô số bệnh tật quái lạ. Những oan hồn vất vưởng này là những bào thai bị nạo, bị phá thai trước khi nó có được một cuộc sống hoàn chỉnh như người. Vì vậy, nó rất căm hận, nó có thể làm đóng nghẽn tim người, làm nát gan, thận, túi mật người. Nó có thể phá hủy ngũ tạng của bạn khiến bạn phải chết dù bạn chưa muốn chết.
Tại sao nó hiểm độc như thế? Vì bạn đã giết hại nó trước bây giờ nó muốn trả thù. Những căn bệnh gây nên bởi ma oán thì không thể chữa lành bởi bất kỳ bác sĩ nào cả. Dù bác sĩ Đông Y hay Tây Y đều chữa không được. Việc bạn có thể làm là không ăn uống gì cả rồi chờ chết. Sau khi bạn trút hơi thở cuối cùng, lại đến phiên bạn tìm báo thù. Những gì tôi nói là lời chân thành nhất.
Nếu tôi nói nữa có lẽ có người sẽ không muốn nghe. Tuy nhiên tôi có khuyết điểm là tôi muốn nói cho dù người ta thích nghe hay không thích nghe. Tôi đặc biệt thích nói những điều mà mọi người không muốn nghe. Do vậy, nên các bạn ở đây nên chuẩn bị tâm lý. Bạn nên nói với chính mình: “Ta chẳng muốn nghe nhưng ta sẽ kiên nhẫn một chút để nghe ông ta nói gì”.
Điều tôi muốn nói là tôi sẽ giải thích chữ “thịt” – Tiếng Hán là “Nhục” 肉 , có bộ “khẩu” 口 nhưng nét dưới bị mất đi, có nghĩa là mở miệng. Tại sao lại mở miệng? Là để ăn người. Cho nên trong chữ thịt “Nhục” 肉) có hai người – chữ “Nhân” 人 . Một người bên trong 人 và một người bên ngoài 人. Chữ này biểu thị ý niệm “thịt” là không thể tách rời được miệng người. Tuy nhiên Người không thể bị dính mắc, không tách rời ra khỏi “thịt” được. Chữ này biểu tượng con người ăn thịt và con người đang bị kẻ khác ăn thịt mình. Cái đầu của một người đi ra từ cái miệng và người khác thì đang ở trong miệng. Nhưng vì cái miệng không đóng, nên người ấy có thể đi ra. Có thể ra đi nên có thể làm người trở lại, khi làm người rồi, anh ta sẽ tìm và ăn thịt lại người đã ăn thịt mình. Ăn sống nuốt tươi lẫn nhau. Vì thế nên có hai chữ “Nhân” (người) trong chữ “Nhục” kế bên dưới chữ “Nhân” là người ở trong bao trùm người ở ngoài “Người bên trong, người bên ngoài che đậy bắt giữ lẫn nhau (lý biên tráo trước ngoại biên nhân) “Chúng sinh ăn thịt lẫn nhau”, nếu quan sát kỹ đó là người ăn thịt người. (Chúng sinh hoàn cật chúng sinh nhục – Tử tế tư lương thị nhân cật nhân)
Vì đó là người ăn thịt người, có lẽ nào người ấy là bạn ta. Ta chẳng biết! Có lẽ nào đó là bà con ruột thịt của ta. Ta chẳng biết! Có lẽ nào đó là cha ta, mẹ ta, tổ tiên ông bà mình. Ta chẳng hay. Cái không biết này làm nảy sinh vô số vấn đề. Do vậy tốt nhất là mọi người chẳng nên ăn thịt.
anthit
Mặc khác, không ăn thịt là một yếu tố tối quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật. Không sinh bệnh. Không nóng tính. Nếu bạn không nóng giận, thì tác nhân gây nghiệp muốn báo thù bằng cách làm cho bạn bị bệnh sẽ khó khăn khi tìm gặp bạn. Bởi vì ngay khi bạn nổi nóng, là có một lỗ hổng để ma oán chen vào. Mỗi khi ma oán kiếm được lối vào, bệnh tình của bạn càng lúc càng trở nên nghiêm trọng.
Nếu bạn muốn khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh hoạn, điều chủ yếu là không nên ăn thịt, không nóng giận, không hút thuốc, uống rượu. Đây là những cách để có được khỏe mạnh.
Chẳng nên rước vào mình một thứ bệnh tật để tự hủy hoại thân mạng mình. Nếu bạn làm thế là bạn sẽ phải tìm một bác sĩ để trao cho ông ta tiền, mà ông ta vẫn không thể chữa lành bệnh cho bạn. Đó phải chăng là nỗi phiền muộn lớn lao của chúng ta?
Hòa thượng Tuyên Hóa
Trích “Vạn Phật Thành”
Theo TGPG

Nếu chỉ còn một ngày để sống?

Nếu chỉ còn một ngày để sống?

Đăng lúc: 06:45 - 10/06/2015

Tôi không biết bạn là ai? Bạn sống như thế nào?… Nhưng tôi biết chắc một điều rằng rồi một ngày nào đó bạn sẽ phải chết. Bạn biết thần chết chứ? Ông ấy là một người thực thi bình đẳng vĩ đại nhất và là người san bằng mọi bất công trong xã hội. Không thiên vị một ai, dù giàu sang hay nghèo hèn ông ấy đều cần mẫn gõ cửa từng nhà.
Một hơi thở ra mà không vào là ngàn thu vĩnh biệt. Cuộc đời này mong manh dễ vỡ là thế, những người con Phật ai cũng hình dung, cũng biết. Vậy có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “Nếu chỉ còn một ngày để sống mình sẽ làm gì?”.

Gia đình là nơi bạn được sinh ra, là nơi bạn lớn lên, nơi của những yêu thương được chắp cánh. Ba, mẹ, anh, chị, em luôn dang rộng vòng tay che chở, yêu thương, luôn chào đón bạn trở về dù bạn có thành công hay sa cơ lỡ nghiệp đi chăng nữa thì những vòng tay ấy không bao giờ mỏi mệt. Vậy thử hỏi có bao giờ bạn nói rằng bạn yêu ba mẹ anh chị em của mình chưa? Bạn đã bao giờ nói lời cảm ơn chân thành, sâu thẳm từ tận đáy lòng chưa? Một ngày cuối của cuộc đời có đủ để bạn sà vào vòng tay ấm áp của cha mẹ và nói rằng con yêu gia đình nhiều lắm. Một ngày cuối có đủ để bạn đích thân vào bếp nấu cho cha mẹ một bữa cơm không?
Trong nhịp sống hối hả này, bạn không đủ hoặc không muốn đủ thời gian để ngồi ăn cùng gia đình một bữa cơm. Vậy ngày cuối này bạn có thể dành chút thời gian ngồi vào bàn ăn cùng cha bàn vài ba câu chuyện thời sự, cùng mẹ nói chuyện giá cả; cùng anh nói về mẩu xe mới, cùng chị bàn về chiếc điện thoại đa năng; hỏi đứa em dạo này học hành ra sao, ngồi lại nhìn những gương mặt thân quen. Ôi tuyệt vời biết bao! Bạn có đủ thời gian để thay mẹ đóng cổng nhà lúc chiều tối, kéo chăn cao hơn cho cha mẹ ấm nồng, tắt bớt đèn, mở quạt số nhỏ cho đứa em bớt lạnh không? Có thể trong cuộc sống thường nhật bạn không đủ thời gian để nhận ra điều đó, nhưng ngày cuối đời hãy sống chậm lại trước khi tất cả là quá muộn.
Nhịp sống hối hả quá nhiều ồn ào đã vô tình cuốn bạn vào cơn xoáy của cơm áo gạo tiền; hay những cuộc vui thâu đêm suốt sáng và bạn cho rằng đó là mục đích mà cuộc đời bạn hướng tới. Bạn phải làm việc, thậm chí bạn không có đủ thời gian để đội chiếc mũ bảo hiểm, không có đủ vài giây để dừng lại trước đèn đỏ, không đủ thời gian ngả mũ trước đám tang, hay thậm chí là nhếch môi cười chúc mừng cho một đám cưới, hoặc là một cái nhìn cảm thông cho những thân phận nghèo khổ bên đường. Dăm ba ngàn không đủ cho bạn uống một ly cà-phê, thế nhưng đó là cả một nguồn sống, hãy cho đi để nhận lại lời cảm ơn chân thành nhất, hãy cho đi để nhận lại nụ cười đầy hy vọng, dù nụ cười đó không đủ sức xóa tan đi băng giá trong lòng bạn, nhưng phần nào có thể làm ấm con tim đã nguội hẳn của bạn.
Bạn nói rằng bạn bận. Bận đến nỗi không có đủ thời gian để nhìn những tia nắng ban mai. Bận lắm, bận đến nỗi bạn không biết cuộc đời này đẹp đến mức nào. Vậy nếu chỉ còn một ngày để sống bạn có đủ thời gian để sống chậm lại không, hãy quan sát và chắc chắn một điều rằng bạn sẽ nhận ra cuộc đời này quá đẹp với những chiếc lá xanh trên cành, tiếng lũ trẻ gọi nhau lúc tan trường,…

Bạn bận rộn nên không đủ thời gian để nói cảm ơn, xin lỗi. Nếu chỉ còn một ngày để sống chắc bạn có đủ thời gian nhỉ, cảm ơn cha mẹ đã mang ta đến cuộc đời này, cảm ơn anh chị em, cảm ơn bạn bè đã ở bên ta lúc ta vấp ngã, cảm ơn cuộc đời, cảm ơn mọi người.

Tôi tin chắc không ai ích kỷ đến nỗi không tha thứ cho kẻ thành thật xin lỗi, biết hướng thiện. Vậy tại sao bạn không xin lỗi khi mình mắc sai lầm, sĩ diện ư nếu chỉ còn một ngày để sống.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, bạn thử lắng nghe tiếng chuông chùa vang lên lúc chiều tà hay cùng quý thầy đọc bài kinh cầu nguyện. Khẽ dạo những bước chân nhẹ nhàng chậm rãi, hít một hơi thở thật sâu trong bầu không khí an lành của mái chùa nghèo, hít thật căng phổi bạn nhé, và bạn sẽ yêu nơi này, sẽ cảm thấy tâm hồn thanh thản.
Nếu chỉ còn một ngày để sống! Một ngày thì quá ngắn so với một kiếp người, nhưng nếu bạn sống thật tốt thì một ngày là quá đủ để cho bạn làm tất cả. Nhưng may mắn thay bạn không chỉ còn một ngày mà bạn có nhiều ngày, thậm chí còn nhiều năm để sống. Vậy tại sao bạn không sống cho thật trọn vẹn, sống chậm, sống yêu thương nhiều hơn để rồi sau này sẽ chẳng bao giờ nói giá như bạn có thêm một ngày để sống.

Cuộc đời này không biết lúc nào sẽ là dấu chấm hết. Vậy nên hãy sống thật chậm, hãy cười thật tươi và hãy tha thứ nếu có thể. Hãy sống ngày hôm nay cho thật trọn vẹn bạn nhé.

Nhuận Sơn

Thân và tâm cái nào quan trọng?

Thân và tâm cái nào quan trọng?

Đăng lúc: 09:41 - 05/06/2015

Thân và tâm, tức thể xác và tinh thần, cái nào quan trọng hơn? Đa số chúng ta thường lo cho thể xác hay lo cho tinh thần? Chúng ta ai cũng lo cho thân làm sao được sạch đẹp, sung mãn, đầy đủ; còn phần tinh thần ít ai quan tâm tới. Nhưng thử hỏi, chúng ta lo cho thể xác được sung mãn, đầy đủ thì nó có bền bỉ, lâu dài được không? Rất tiếc, dù ta lo cho nó cách mấy thì thân này cũng phải già-bệnh-chết.


Ta lo cho thân đầy đủ để rồi ngày mai nó sẽ mất. Vậy lo cho thân như thế là mình khôn hay dại? Ấy vậy mà ai cũng lo, lo giữ cái không thể bền bỉ, lâu dài mà vô tâm, không để ý đến phần chủ động để mặc tình nó ra sao thì ra. Chúng ta hành động như vậy là sáng suốt hay si mê? Ta nào là lo nhà cửa, lo cơm ăn áo mặc, lo tiền bạc của cải làm sao cho có thật nhiều; nhưng khi nhắm mắt ta chỉ mang theo nghiệp tốt hoặc xấu, tất cả những thứ đó ta đều phải bỏ lại hết, mà nghiệp tốt hay xấu là do tâm tạo tác mà ra.
Khi muốn làm gì thì ý phải nghĩ trước rồi thân này mới hành động. Tinh thần là cái chỉ huy, sắp đặt mọi việc trong cuộc sống nên chúng ta phải làm sao lo cho nó được thánh thiện, tốt đẹp, cao quý mới phải. Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
Lâu nay chúng ta cho thân người là thật, tâm suy tư nghĩ tưởng cũng là thật. Do mê lầm, chấp chặt như vậy nên chúng ta cứ lo tìm cách gom góp tài sản, của cải cho mình và con cháu mai sau. Đầu tiên ta chấp cảnh, sau mình chấp thân và tâm là thường, là ngã.
Vì tình chấp như thế nên Phật dạy thân người do bốn chất đất-nước-gió-lửa giả hợp mà có, song bốn chất này thường xung khắc nhau; đất ngăn ngại nước, nước xói mòn đất, nước làm tắt lửa, gió thổi thì đất rung rinh. Chúng xung khắc mà phải hợp lại nên thường sanh ra những hiện tượng bất hòa như đau yếu, bệnh hoạn. Khi chúng không dung hợp nhau được nữa thì tan rã, tứ đại phân ly; nên mới nói “có thân là có khổ”. Ai cũng có thể biết vậy nhưng làm việc gì cũng lo cho thân, ăn uống bồi bổ cũng vì thân.
Thân chúng ta những chất cứng như da, thịt, gân, xương, tóc, răng thuộc về đất. Những chất lỏng như máu, mủ, mồ hôi, nước mắt thuộc về nước. Những vật có tính động như hơi thở vô, hơi thở ra thuộc về gió. Nhiệt độ trong thân như hơi ấm thuộc về lửa.
Khoa học hiện đại ngày nay phân tích thân người có hằng hà vô số tế bào, song cũng từ bốn chất đất-nước-gió-lửa hợp thành. Từ lâu chúng ta lầm tưởng thân này là thật tôi, là của tôi, rồi cứ chấp chặt vào đó. Nếu ai đụng chạm đến “cái tôi” này thì ta liền phản ứng chống trả lại hoặc tìm đủ mọi cách để bảo vệ, vun bồi cho nó được đầy đủ, thỏa mãn.
Nhưng với tuệ giác của Phật thì Ngài thấy rõ thân do đất-nước-gió-lửa hợp lại mà thành, nếu thiếu một trong bốn chất ấy thì thân này tan rã. Song, mỗi ngày chúng ta muốn duy trì thân để được tồn tại phải ăn cơm, uống nước, hít thở không khí. Cứ thế ta vay mượn đất-nước-gió-lửa bên ngoài để bồi bổ, thay thế cho đất-nước-gió-lửa bên trong. Suốt cả cuộc đời chúng ta sống bằng sự vay mượn liên tục, khi hết vay mượn thì mạng sống dừng.
Hơi thở trả về với gió. Hơi ấm trả về với lửa. Máu, nước miếng, nước mắt trả về với nước. Da, thịt, gân xương trả về với đất. Tất cả đều rã tan, trở thành một cái xác thúi chẳng còn gì gọi là thân mạng nữa. Vậy mà ai cũng cố tâm lo cho chúng mà quên hẳn phần tinh thần.


Thích Đạt ma Phổ Giác

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 21
  • Hôm nay 1,230
  • Tháng hiện tại 62,984
  • Tổng lượt truy cập 23,469,233