Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
IMG 8627

Chùm ảnh đẹp nhất đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ - Chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 09:53 - 06/10/2017

Tổng hợp những khoảnh khắc đẹp nhất, cảm động nhất vào đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ ngày 12/07 Đinh Dậu tại chùa Đức Hậu - Nghi Đức - TP Vinh

Giao lưu lớp giáo lý Minh Tâm cùng ĐTHSXN tại chùa Đức Hậu

Giao lưu lớp giáo lý Minh Tâm cùng ĐTHSXN tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 15:44 - 22/05/2017

Chiều ngày 19/5/2017, Chùa Đức Hậu long trọng đón tiếp Quý Thầy Cô và lớp học Giáo Lý Minh Tâm TP. Ban Mê Thuột do thầy Thích Hải Nguyện, Thích Hải Trung, sư cô Thích Nữ Hạnh Dung dẫn đoàn về giao lưu với các Phật tử trong Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ do ĐĐ Thích Định Tuệ trụ trì chùa Đức Hậu, ĐĐ Thích Đạo Quang thành phố Nha Trang đón tiếp. Một cuộc hội ngộ thật ý nghĩa, thắm tình đạo vị với các Phật Tử ở vùng Cao Nguyên với các Phật Tử trong Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ.


Tối ngày 19/5/2017 Đại Đức Thích Định Tuệ tổ chức đêm Thiền Trà giao lưu giữa các Phật Tử.trong lớp học Giáo lý Minh Tâm và phật Tử trong Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ Trong đêm thiền trà, các Phật Tử đều lắng đọng tâm tư và lắng nghe hơi thở của chính mình, xoa dịu những nhọc nhằn trong cuộc sống và lắng nghe nhịp tim thổn thức, được lắng nghe những lời chia sẻ của Chư Tôn Đức Tăng Ni và những bạn đồng tu . Các Phật Tử lại được cùng nhau chánh niệm, thưởng thức những ly trà nghĩa tình và trao cho nhau những năng lượng của tình thương cùng sự hiểu biết.



Trong đêm Thiền Trà, Đại Đức Thích Định Tuệ trụ trì Chùa Đức Hậu đã chia sẻ những tình cảm của mình đến với Chư Tôn Đức Tăng Ni và kính chúc các Thầy Cô pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, chúc các Phật Tử luôn được an lạc trong ánh hào quang của Chư Phật... và tu tập ngày càng tinh tấn hơn..



Sáng ngày 20/5/2017 Phật tử Đạo trang Hương Sen Xứ Nghệ giao lưu với lớp học giáo lý Minh Tâm chia sẻ những kinh nghiệm tu tập và ký hiệp ước " Hiểu và Yêu Thương ". Qua buổi giao lưu các Phật tử được các quý Thầy, cô trả lời những câu hỏi, những thắc mắc trong quá trình tu học. Đại Đức Thích Định Tuệ trụ trì chùa Đức Hậu đã chia sẻ với các Phật tử : " Thầy mong các Phật tử có mặt trong buổi sáng ngày hôm nay hãy nhớ thời khắc này, người ở Đắc Lắc người ở Nghệ An được ngồi bên nhau , được ký hiệp ước yêu thương, phát nguyện bằng trái tim và tâm hồn của mình. Đặc biệt là các quý thầy cô và các Phật tử ở Đắc Lắc đã dành cho đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ những tình cảm, khoảnh khắc, kỷ niệm được gắn bó bên nhau. Thầy mong các Phật tử cố gắng tu tập tốt hơn nữa "
buổi chiều và sáng hôm sau đoàn đã đi tham quan Quê Nội và Quê Ngoại Bác Hồ và thăm nhà tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du ở Nghi Xuân Hà Tĩnh
Sau đây là một số hình ảnh của đêm thiền trà và giao lưu ký hiệp ước ( Hiểu và yêu thương )



Đại Đức Thích Hải Nguyện thay mặt quý Thầy Cô và lớp học Giáo Lý Minh Tâm cảm ơn quýThầy và Phật tử trong Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã dành cho đoàn sự chào đón nồng nhiệt nhất , Thầy chúc các Phật tử tinh tấn tu học theo giáo lý của Đức Phật.



Đại Đức Thích Đạo Quang - MC chương trình trong đêm Thiền Trà và ký hiệp ước " Hiểu và Yêu Thương"





























Sư Cô Thích Nữ Hạnh Dung chia sẽ trong buổi giao lưu




















ĐạiĐ














kết thúc buổi giao lưu Các quý Thầy Cô và Phật tử cùng nhau ký hiệp ước " Hiểu và Yêu Thương ""










Hiệp ước ( HIỂU VÀ YÊU THƯƠNG)

Nhân dịp này Qúi Thầy Cô và lớp học Minh Tâm tặng Qùa cho Đại Đức Thích Tuệ và Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ









chụp ảnh lưu niệm





Tác giả bài viết: Hồng Nga

Tâm linh thấy bằng trái tim

Tâm linh thấy bằng trái tim

Đăng lúc: 08:41 - 05/02/2017

Mạch ngầm tâm linh cứ thế mà chảy âm ỉ trong đời sống. Dòng năng lượng ấy chưa bao giờ ngưng lại, thậm chí đang ngày một mạnh mẽ hơn, khi mà con người đang tiến dần vào một thời đại của mâu thuẫn đỉnh cao giữa giá trị vật chất và tinh thần. Nhưng tâm linh không phải là điều gì đó huyền bí, mê tín dẫn dắt con người đi sâu vào bóng tối mê man, mà đó là những điều ta tin bằng trái tim. Những linh cảm đẹp đẽ đến từ tâm hồn, cuối cùng, sẽ có vị trí xứng đáng trong mọi hình thức của sự sống.

shutterstock_518429221.jpg
Thực hành đời sống tâm linh càng nhiều, ta dễ dàng an tâm
đón nhận những vô thường bất tận của cuộc đời

Khó có thể định nghĩa hoặc diễn tả đầy đủ về hai từ tâm linh, vốn là thế giới của mơ hồ vô hình dạng. Thế giới ấy có mà không, không mà có. Không thấy bằng con mắt vật lý nhưng có thể cảm nhận rất gần và mạnh mẽ bằng mọi giác quan và vượt ra khỏi con người vật chất. Như Saint Exupery viết trong Hoàng tử bé (Le Petit Prince): “On ne voit bien qu'avec le cœur. L'essentiel est invisible pour les yeux”. Giữa nhiều bản dịch với lời lẽ hoa mỹ, thậm chí đi hơi xa so với bản gốc tiếng Pháp, tôi thích bản dịch đơn sơ và sát nghĩa của Bùi Giáng tiên sinh: “Người ta chỉ nhìn thấy rõ là với trái tim. Các cốt thiết, cái tinh thể, cái đó vô hình đối với hai con mắt".
Linh cảm bằng trái tim

Trái tim ở đây không chỉ là con tim nằm hơi lệch qua phía ngực trái, có một sợi dây thần kinh dẫn trực tiếp kết nối đến ngón đeo nhẫn, mà nó còn là tâm hồn. Tâm và hồn. Đó cũng là lý do vì sao nam nữ khi kết nghĩa phu thê thì đeo nhẫn vào ngón áp út, bởi họ tin rằng sẽ có sự kết nối giữa hai tâm hồn và hơn thế nữa.

Tâm linh, đó là bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời sống mà bạn thấy mầu nhiệm, giúp bạn vượt qua những cái khổ tự nhiên mà Đức Phật đã chỉ ra. Là một ngày, khi năng lượng xuống thấp nhất sau nhiều biến cố, bạn thấy mình gần như kiệt quệ. Bạn mở màn hình máy tính, nhưng chữ nghĩa cứ nhảy múa trước mắt. Bạn không thể tập trung. Bạn ước ao có một điều gì đó đến bất ngờ và tươi mới để thay đổi năng lượng. Bỗng nhiên bạn nhận được một món quà từ phương xa của người bạn thân, là một chuỗi hạt chakras 7 màu tuyệt đẹp, đơn giản vì chỉ duy nhất người ấy biết bạn thích những chuỗi hạt. Khi bạn cầm chiếc vòng tăng năng lượng này trên tay, lập tức bạn thấy có một nguồn sống mới ập đến. Và rồi có một lực đẩy vô hình, bạn mở máy và làm việc một mạch với những ý tưởng tuôn trào.

Đó có thể là chuyện con gái bé bỏng bị bệnh kéo dài nhiều ngày rồi mà không khỏi. Bé không chịu ăn uống gì cả, người ốm tong teo hẳn đi làm người mẹ rất lo lắng và tuyệt vọng. Trong lúc bé đang hâm hấp sốt và ngủ thiếp đi, người mẹ bèn ra ban công, nhìn lên trời, thầm cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ-tát. Người mẹ cầu nguyện rất lâu, để cho những giọt nước mắt của mình chảy trên má mà quên hết thời gian. Tâm của người mẹ giờ đây chỉ có Bồ-tát và con gái của mình. Bất chợt, cô bé trở mình, kêu mẹ ơi, con đói bụng. Bạn lật đật quay vào lấy cháo cho bé ăn. Sau khi ăn hết tô cháo nóng, điều mà trước đây bé không bao giờ làm được, người mẹ chợt nhận ra gương mặt của con tươi tỉnh hơn, sờ trán con thì thấy cơn sốt đã giảm đi.

Là một buổi sáng bình thường bạn thức dậy như bao ngày khác. Bạn đã từ bỏ công việc cũ hơn 6 tháng nay và hầu như không tìm được bất kỳ công việc nào như ý. Chuỗi ngày đó thật nhàm chán trôi qua với những tách cà-phê và những status trầm buồn trên Facebook. Nhưng sáng nay, bỗng bạn thấy một cảm giác rất khác lạ. Lòng dễ chịu, khoan khoái, tươi vui mà không vì một lý do nào. Điều đặc biệt là cảm xúc đó rất mạnh, mạnh đến nỗi bạn cảm nhận chúng lan tỏa khắp cơ thể mình, chảy khắp bộ não của mình. Và ngày hôm đó, bạn nhận được một lời mời cho công việc mới không thể tốt hơn.

Có muôn hình dáng về tâm linh. Không có đúng không có sai. Nó như như là thế. Dường như nó vượt lên con người. Nó là những mạch ngầm có vẻ dửng dưng không liên quan gì vào đời sống vật chất này, thế nhưng nó lại song hành và có khả năng can thiệp, hỗ trợ, chia sẻ cùng cuộc đời của những ai tin vào nó.

Là chuyện của lòng tin

Không có một lý giải, bình luận hay phản biện… nào tròn trịa khi nói về tâm linh. Đó chỉ là câu chuyện của lòng tin. Tin và không tin. Tin thì thấy, không tin thì không thấy. Tin thì cảm, không tin thì không cảm. “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Chúa Giê-su).

Phương Tây khi nhìn về phương Đông như là vùng đất của tâm linh với vô số điều huyền bí. Những hành trình về phương Đông của những bậc trí thức khoa học phương Tây đã minh chứng cho việc họ đã công nhận rằng, có những sự việc mà khoa học không thể giải thích và chỉ được hiểu theo cơ chế tâm linh. Nhiều học giả đã quá kinh ngạc vì sao các bậc hành giả du-già có thể sống thọ mà không cần ăn uống gì trên dãy Hy Mã Lạp Sơn hàng vạn năm tuyết phủ. Dần dần, đời sống tâm linh giờ đây không còn phân biệt vùng đất hay lãnh thổ. Thật ra thì tâm linh đến từ vũ trụ siêu nhiên, nên nếu có sự phân biệt quốc gia này và vùng đất khác, thì đó chính là do tâm phân biệt của con người. Ngày nay, Âu Mỹ và những đất nước giàu hiện đại vốn chỉ tin vào khoa học, đã đón nhận đời sống tâm linh một cách cởi mở và trân trọng. Bằng chứng là Google mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến nói chuyện về năng lực kỳ diệu của thiền cho nhân viên của họ. Đó là những cuộc diễn thuyết về lòng từ bi và đạo đức bên ngoài tôn giáo của Đức Dalai Lama thu hút hàng chục ngàn người đến tham dự tại Mỹ và một số nước châu Âu. Tất cả những việc này là vì sao? Chỉ đơn giản là vì lòng tin của mọi người vào những lời dạy đến từ các bậc dẫn dắt tâm linh vốn được cho là hóa thân của Bồ-tát.

Có thể nhìn thấy rõ về vấn đề “lòng tin vào siêu nhiên” là khi đối diện với hàng loạt câu hỏi “tại sao” của trẻ con. Chúng hỏi: “Vì sao con được sinh ra?”. Cha mẹ hiện đại sẽ trả lời rất khoa học và rành mạch không úp úp mở mở như ngày xưa: “Vì tinh trùng của cha kết hợp với trứng của mẹ”. Nhưng, chúng sẽ hỏi tiếp: “Vì sao tinh trùng và trứng kết hợp thì lại thành em bé?”. Ngang đây là ta sẽ bắt đầu lớ ngớ một chút rồi, nhưng vẫn giải thích được, tùy trình độ của các bậc cha mẹ, đại khái có thể là: “Vì trứng và tinh trùng là hai thứ cốt lỏi của đàn ông và phụ nữ để giúp duy trì nòi giống”. Thế mà có xong đâu, bọn trẻ sẽ hỏi tiếp: “Vì sao đó là hai thứ cốt lõi mà không là hai thứ khác?”. Tôi đã từng “cạn lời” trước hàng loạt những câu hỏi vì sao dồn dập như thế với ánh mắt trong veo của con gái tôi, tôi trả lời kiểu gì nó cũng có thể hỏi thêm vì sao. Cuối cùng thì tôi chỉ có thể làm cho con tin mình mà không tiếp tục hỏi nữa, bằng câu trả lời như sau: “Con biết không, có những thứ không thể lý giải một cách cụ thể, bởi loài người được sinh ra một cách tự nhiên và được tự nhiên quy định như vậy. Chúng ta cứ thế mà tin vào và thế giới hình thành từ đó”.

Cảm nhận tự nhiên, chính là tâm linh. Sống theo tự nhiên, chính là sống đời sống tâm linh. Những thứ mà khoa học tưởng chừng như có thể giải thích được thì cũng không thể nào lý giải được toàn bộ vũ trụ siêu nhiên. Nhưng, bằng tâm linh thì con người có thể hiểu và hoan hỷ đón nhận, hoan hỷ vui sống. Chẳng hạn như, theo đạo Phật, em bé sinh ra không phải chỉ là vấn đề tinh cha huyết mẹ (khái niệm vật chất), mà còn là duyên khởi từ nhiều kiếp giữa em bé và cha mẹ. Nếu con cái và cha mẹ có duyên lành với nhau thì sẽ gặp được nhau trong hạnh phúc. Nếu là nghịch duyên thì cũng sẽ gặp nhau nhưng trong một điều kiện bất như ý. Khi nhìn vào việc hình thành sự sống dưới góc độ tâm linh, chúng ta dễ dàng sống lương thiện hơn, biết tu tâm dưỡng tánh hơn, biết tạo ra nhiều thiện nghiệp để từ đó có nhiều cơ may đón nhận duyên lành với các hậu duệ của mình.

Ví dụ trên chỉ là một giọt nước bé xíu trong dòng thiên hà. Rõ ràng, một ngày nào đó, bạn thử đặt những câu hỏi vì sao của trẻ con, bạn sẽ thấy mình không bao giờ có câu trả lời, cho đến khi bạn đưa nó về với đời sống tâm linh của trời đất, bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho riêng mình.

Chánh tín tâm linh

Trên trang chủ của langmai.org, có một câu nói dẫn vào như sau: “Nếu hôm nay chúng ta có một chiều hướng tâm linh trong đời sống cũng như công việc thì chớ nên lo lắng cho ngày mai. Ngày mai sẽ tự lo việc của ngày mai. Với sự nâng đỡ của một đoàn thể tâm linh, chúng ta sẽ thực hiện được ước mơ của mình”.

Câu này đưa đến một thông điệp chính: “Bạn sẽ bình an khi có đời sống tâm linh”.

Trong con người luôn có hai mặt đấu tranh. Mặt đen mặt trắng này thường cãi nhau kịch liệt. Nếu ta tạm mặc định theo chủ nghĩa nhị nguyên rằng mặt đen là điều ác và mặt trắng là điều thiện một cách tự nhiên trong một con người, thì ta có thể hiểu rằng, những linh cảm đến từ mặt đen là mê tín và đến từ mặt trắng là chánh tín. Hai thể lòng tin này đều có thể được gọi là đời sống tâm linh. Trí huệ càng nhiều thì con người càng dễ dàng đi đến đồng thuận với tiếng nói của mặt trắng chánh tín. Ngược lại, khi bị u mê dẫn dắt, những việc làm trong đời sống tâm linh cũng dễ đưa ta đến ngõ tối, đó là lúc tiếng nói của mặt đen lên ngôi. Biết bao nhiêu người vì mê tín mà lầm đường lạc lối.

Điểm cốt lõi nào để phân biệt giữa mê tín và chánh tín trong đời sống tâm linh? Khi có chánh tín, ta thường ít mong cầu điều gì ngoài bình an và tự tại, rồi mọi thứ khác sẽ đến theo cách vận hành riêng của nó, tùy duyên và dựa trên cộng nghiệp. Vì tin vào điều đó nên ta thảnh thơi, tự do thoát khỏi mọi lăn tăn khổ sở. Còn nếu là mê tín, ta thường hay cầu nguyện được vật chất, tiền tài, được quyền danh, được đủ thứ trên đời, nói tắt chính là tham. Cái tham không có điểm dừng và sẽ dẫn ta đi đến nhiều hành động sai lầm mà nếu có một đoàn thể tâm linh hùng mạnh nào đó cũng không thể cứu nổi ta.

Tâm linh không hẳn là tôn giáo. Có rất nhiều người không theo bất kỳ một tôn giáo cụ thể, nhưng họ vẫn có một đời sống tâm linh vững chắc. Như Dalai Lama từng nói, tôn giáo của Ngài chính là lòng từ bi. Vì sao sống cần phải sống tử tế và giàu tình thương? Vì cho điều gì sẽ nhận lại điều đó. Tin vào luật nhân quả, đó chính là một trong những điểm cốt lõi của đời sống có tâm linh.

Vậy, có một định nghĩa đơn giản dễ hiểu nào cho một đời sống tâm linh lành mạnh, để ai cũng có thể thực hành? Thật khó để có câu trả lời xác đáng và đầy đủ cho câu hỏi này. Bởi tùy vào ta là ai, sống đời sống nào, cần điều kiện gì để sống tốt cuộc đời đó. Nhưng, có thể có một điều đơn sơ nhất: Tâm linh, đó là tin vào linh cảm đẹp của trái tim.

Thực hành đời sống tâm linh càng nhiều, ta dễ dàng an tâm đón nhận những vô thường bất tận của cuộc đời. Ta biết rằng càng ít điều kiện, càng ít lý luận, càng ít đòi hỏi - vốn là những sản phẩm của lý trí chấp thủ, thì ta càng dễ dàng an vui, tâm hồn càng rộng mở. Bởi ta và cuộc đời đã nhìn thấy nhau không bằng mắt thường mà bằng trái tim và tâm hồn. Và, hãy “đến để thấy” (ehi-passika), như Đức Phật đã từng dạy.
Bùi Lan Xuân Phượng

Truong ha LMXuan (8b)

Một ngày ở trường hạ Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Đăng lúc: 09:55 - 05/07/2016

Sau lễ tác pháp an cư vào ngày 9-5-2016 cho Tăng Ni sinh viên khóa XI nội trú tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, đến nay Tăng, Ni hành giả an cư đã nhập hạ được hơn 1 tháng.
Lần đầu tiên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tổ chức khóa an cư tập trung cho Tăng Ni sinh tại cơ sở xã Lê Minh Xuân sau khi hoàn thành xây dựng giai đoạn 1, nhưng với sự nỗ lực của Hội đồng Điều hành, và sự tinh tấn của Tăng Ni sinh viên, trường hạ đã đi vào nề nếp, theo chương trình liên tục tu và học từ 4 giờ sáng cho đến 22 giờ tối.

Với tính chất đặc thù của môi trường giáo dục, trường hạ tại Học viện do chính HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Viện trưởng làm Thiền chủ; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực làm Phó Thiền chủ; HT.Thích Minh Thông, Phó Trưởng ban Tăng sự T.Ư, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP, Giám luật; TT.Thích Thanh Phong, Trưởng ban Bảo trợ làm Hóa chủ và TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Chánh Duy-na.

Có thể nói, trường hạ tại Học viện - cơ sở xã Lê Minh Xuân là trường hạ tập trung có số lượng Tăng Ni an cư đông nhất thành phố, với 367 hành giả (158 Tăng, 209 Ni).

Được sự đồng thuận của Hội đồng Điều hành Học viện, PV Giác Ngộ đã hòa nhập vào không gian thanh thoát của trường hạ, ghi lại những khoảnh khắc sau đây, xin giới thiệu cùng quý độc giả.

Truong ha-LMXuan (1).JPG
Đúng 4g, thức chúng

Truong ha-LMXuan (2).JPG

Truong ha-LMXuan (3).JPG
Sau đó Tăng Ni từ các nội viện biệt lập trang nghiêm y hậu vân tập chánh điện

Truong ha-LMXuan (8).JPG
Tất cả Tăng Ni sinh viên hành giả trong thời gian công phu khuya bắt đầu từ 4g30 sáng

Truong ha-LMXuan (6).JPG

Truong ha-LMXuan (7).JPG
Toàn thể đại chúng nhất tâm trì tụng

Truong ha-LMXuan (8b).JPG
Cảnh yên tĩnh tại Học viện sau thời công phu khuya

Truong ha-LMXuan (12).JPG

Truong ha-LMXuan (13).JPG
Chương trình an cư hài hòa giữa việc tu và học

Truong ha-LMXuan (21).JPG

Truong ha-LMXuan (16).JPG
Trường hạ tại Học viện có số hành giả đông nhất TP

Truong ha-LMXuan (25).JPG

Truong ha-LMXuan (24).JPG
Tất cả Tăng Ni sinh quá đường chung trong chánh điện

Truong ha-LMXuan (27).JPG
Các hành giả trong ban hành đường 15 vị/nhóm luân phiên chấp tác

Truong ha-LMXuan (28).JPG
Chuẩn bị chu đáo từng bữa ăn cho hành giả

Truong ha-LMXuan (35).JPG
Giờ tiểu thực, mỗi người đều có khay riêng đựng thức ăn theo phương thức tự phục vụ

Truong ha-LMXuan (32).JPG
Ngoài giờ tu và học, Tăng Ni được phân công làm vệ sinh, trồng cây kiểng và rau quả...

Truong ha-LMXuan (37).JPG
Ban quản viện phổ biến phương pháp tọa thiền

Truong ha-LMXuan (45).JPG
Theo chương trình tu học trong ba tháng an cư,
thực hành thiền là một trong những nội dung quan trọng tại đây

Truong ha-LMXuan (41).JPG

Truong ha-LMXuan (44).JPG
Quang cảnh thời tọa thiền

Truong ha-LMXuan (51).JPG

Truong ha-LMXuan (49).JPG

Truong ha-LMXuan (50).JPG
Sau thời tọa thiền, toàn thể đại chúng thực hiện thời tụng kinh tối

Truong ha-LMXuan (52).JPG
Điểm danh dấu vân tay vào cuối ngày

Truong ha-LMXuan (55).JPG
Tăng Ni sinh khi có bệnh duyên được khám chữa tại phòng y tế
của Học viện do chư vị Tăng Ni là y-bác sĩ đảm trách trực tiếp

Truong ha-LMXuan (54).JPG
Cảnh yên tĩnh của Học viện về đêm, sau 22g

>> Xem thêm: Mùa an cư đầu tiên của Tăng Ni sinh nội trú ||

Bảo Toàn thực hiện

Tập thương yêu chân thành

Tập thương yêu chân thành

Đăng lúc: 07:28 - 12/03/2016

Câu chuyện về một cậu học sinh tên “Luis”.
Hôm ấy, khi Luis bước vào lớp, điều gì đó toát lên từ cử chỉ của cậu bé đặt mọi người vào một sự cảnh giác cao độ. Cách đây khoảng một tháng, một em nữ sinh đã tự bóp cổ của mình ngay trước văn phòng thầy hiệu trưởng, và đó là lý do vì sao chúng tôi phải dè dặt như vậy. Tôi nhận ra, bạo lực bộc phát không còn là chuyện diễn ra ở đâu đó xa vời nữa.

Ngay sau đó, tôi chợt liên tưởng, đây có lẽ cũng là điều mà đất nước chúng ta đang cảm nhận được, rằng bạo lực dường như là điều không thể tránh khỏi.

giaohao.jpg
Ảnh minh họa của Trần Thế Phong

Trong lúc ấy, Luis, người đang đi tới đi lui trước mặt tôi cùng với những câu nói lẩm nhẩm, thái độ bực tức, cậu bé không về chỗ của mình mặc kệ cho tiếng chuông báo hiệu vào tiết học đã reo lên. Với ánh mắt đầy sợ hãi, tất cả học sinh trong lớp nhìn nhau, rồi bọn trẻ nhìn vào tôi. “Phải làm gì bây giờ?” - tôi đã tự hỏi mình như vậy. Tôi cố tỏ ra điềm tĩnh và thử nói chuyện với Luis, nhưng cậu bé chỉ xem những chỉ dẫn và hành động của tôi như một lời sáo rỗng. Vì vậy tôi lùi lại, tránh xa khỏi cậu bé và tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách gọi điện cho ai đó, trông Luis dường như lại càng thêm phần nóng giận.

Tôi đã thử làm hết những gì mình có thể để trấn an và giúp cậu bé bình tĩnh hơn, nhưng tất cả đều trở nên vô vọng. Có một tín hiệu bất chợt phát ra từ văn phòng và tôi nhận thấy đó là cơ hội của mình, tôi nói lớn: “Ồ, thầy phải gọi một cuộc điện thoại thôi”. Ngay lập tức, Luis hướng sự tập trung về phía tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nói: “Tất nhiên là phải gọi rồi”. Và đột nhiên những bước di chuyển của Luis trở nên nhẹ nhàng hơn, cậu bé rút từ trong túi ra chiếc bút chì và nắm chặt nó trong tay như thể đó là cán của một cây dao, rồi bước dài đến chỗ tôi.

Trong suốt cuộc đời mình, tôi luôn nỗ lực làm mọi thứ để ngăn chặn những tình huống tồi tệ có thể xảy ra. Tôi cũng được học về phi bạo lực và đã dạy cho học sinh của mình về Gandhi, người lãnh đạo các cuộc biểu tình hòa bình(Gandhi là người đã dẫn khởi nền độc lập cho Ấn Độ, đề cao “Chấp trì chân lý”, theo nguyên tắc chân lý và bất bạo động).

Tuy nhiên, trong khoảnh khắc Luis tiến đến gần, tất cả những chuẩn mực để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới hòa bình của tôi dường như sụp đổ. Tôi không chắc rằng liệu Luis có ý định đâm tôi hay không, nhưng tôi biết mình cần phải làm gì đó để kéo cậu bé ra khỏi những học sinh khác của mình. Cậu bé to lớn hơn rất nhiều so với tôi và tôi như thấy mình rơi vào bế tắc. Tôi không dám tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra sau đó và khoảnh khắc ấy như đang chi phối tôi.

Một nỗi buồn không tưởng cuộn lấy rồi đè nặng lên tôi đến mức khiến tôi đổ gục xuống ghế. Và, tôi bắt đầu cảm nhận được một nỗi đau nào đó, đúng hơn, tôi như bắt đầu nối kết được với Luis. Không kiềm được nước mắt, tôi nói: “Thầy rất tiếc. Đó hẳn là một tổn thương rất sâu sắc”.

Cậu bé bỗng ngưng lại tất cả những hành động của mình, thả lỏng tay rồi nói: “Vâng”. Và như vậy, mọi chuyện dừng lại ở đó.

Những gì chúng ta chọn để thực hành trong cuộc sống hàng ngày, cũng là những điều sẽ xảy đến khi cuộc sống của chính chúng ta bị dồn đến bờ vực. Như vậy, nếu tôi học cách bắn vào những ai đang đe dọa đến mình và nếu có súng trong tay vào lúc đó, tôi tin chắc mình sẽ không ngần ngại bóp cò. Nhưng tôi đã chọn cách ngược lại. Một tháng sau, kể từ sự việc đáng sợ đó, mỗi ngày tôi đều dành ra 45 phút để tập bài tập có tên là “yêu thương chân thành”, hay còn gọi là “Thiền tâm từ”.

Thiền tâm từ là một phương pháp thiền định đơn giản mà khi thực hành nó, điều đầu tiên chúng ta cần làm là nghĩ về những người ta luôn quan tâm và mong muốn đem lại hạnh phúc cho họ - con cái hay thú cưng là một trong những ví dụ điển hình. Sau đó, chúng ta trải lòng mình bằng cách tập quan tâm và mong cầu hạnh phúc cho những người không mấy quan trọng hiện diện quanh ta, hay thậm chí là một người không quen biết, như bác đưa thư vẫn nhìn thấy hàng ngày, nhưng ta chẳng biết ông ấy là ai.

Trong từng hoàn cảnh, từng trường hợp như vậy, chúng ta tập giữ hình ảnh của những con người, những vật thể đó bằng trái tim, bằng suy nghĩ của mình và thầm nguyện cầu: “Mong những con người này có thể được hạnh phúc, mạnh khỏe và hiểm nguy sẽ không chạm đến họ”. Có thể đó là một sự thực hành không mấy khó khăn, nhưng nó cũng không hề đơn giản.

Quay trở lại câu chuyện về Luis. Tôi đã không biết gì cho đến sau đó, thì ra anh trai của Luis chỉ vừa bị tuyên án tù và cậu bé đã rất khó khăn để tiếp nhận sự thật này. Sự mất mát, và cậu bé cần một ai đó có thể lắng nghe để sẻ chia gánh nặng đang đè lên vai mình, nhưng vì không biết thể hiện như thế nào nên thay vào đó, Luis đã có những hành động bộc phát như vậy. Điều đó có lẽ cũng giống như Luis đang tự tìm nhà tù cho chính mình vậy.

Đến bây giờ, tôi vẫn không thể tin rằng những gì diễn ra ngày hôm đó giữa tôi và Luis là kết quả trực tiếp từ việc tôi thực hành thiền định, có lẽ đó chỉ xuất phát từ lòng khoan dung, chi phối tôi và làm tôi thấu hiểu được Luis. Nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng, việc thực hành tâm từ đã giúp tôi có thể mở lòng với người khác, để tôi luôn trong tư thế sẵn sàng trước mọi hoàn cảnh. Và đó là tất cả những gì tôi hướng đến. Khi thấu hiểu nỗi sợ hãi tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, tôi cũng nhận biết được rằng để xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn, chúng ta cần rèn luyện cho mình sự nối kết, tình thân ái đối với vạn vật, đồng thời biết tiết chế chính mình và người khác.

Người Mỹ hiện nay luôn trang bị cho mình bằng những khẩu súng và bỏ ra nhiều thời giờ chỉ để học cách hủy diệt đi sự sống của người khác. Như vậy làm sao con người có thể mở lòng với nhau, nối kết và sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu thương?

Trên một phương diện nào đó, tôi cảm thấy con người chúng ta chẳng khác là bao so với Luis, tồn tại một nỗi sợ hãi và sự khao khát tình thân, mà ở đó con người biết sẻ chia cho nhau niềm vui cũng như nỗi buồn và tìm thấy ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Khi không thể nhận được sự nối kết ấy từ những người xung quanh, con người lại có xu hướng cố giành lấy nó bằng cách bám chấp vào những bạo lực tồn tại bên trong suy nghĩ của mình và thể hiện những bạo lực đó ra bên ngoài bằng sức mạnh bản thân.

Trong niềm hân hoan, tôi xin kết thúc bài viết này bằng một câu khẩu hiệu đầy cảm hứng như vậy: “Hãy thiền định ngay bây giờ và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn”. Vấn đề ở đây là tôi không tin vào điều đó và có thể bạn cũng vậy. Thay vì chờ đợi thế giới tháo bỏ khúc mắc này, tôi tìm thấy trong tư tưởng Phật giáo, sự hướng dẫn con người đi vào tự tâm của chính mình và không còn bất kỳ một ràng buộc nào.

Chúng ta có thể hiểu rằng, “không còn ràng buộc” có nghĩa là giác ngộ, biết được những gì nên làm và những gì cần lìa bỏ. Khi đạt đến “không ràng buộc” cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không còn bị trói buộc bởi những khổ đau, phiền não kia nữa.

Những bước đầu tiên thực hành thiền định, tôi đã luôn nghĩ đến một kết quả, đó là sự yên bình. Nhưng những kết quả mà chúng ta tưởng tượng ra, bản thân nó chính là một thể của ràng buộc. Tôi không thể ngờ được thành quả của sự thiền định ấy đã thay đổi tôi trong khoảnh khắc đối mặt với Luis (tôi đã không còn nghe tin gì về Luis kể từ khi cậu bé rời khỏi trường trung học năm 2011).

Khi điều gì đó tương tự xảy ra, mọi thứ quanh ta dường như thay đổi, nhưng chúng ta sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn tồn tại với một sinh mạng vô cùng quý giá, và trái tim sẽ luôn nhận thức được sâu sắc những đau khổ, phiền não trong thế gian này. Những đau khổ, phiền não mà chúng ta có thể nhận biết được là mênh mông vô tận, và không thể nào ngăn hết tất cả chúng lại được.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng mình vẫn đang tồn tại, chúng ta có thể tự kéo mình ra khỏi những suy nghĩ to tát kia và dành thời gian lưu tâm đến những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt, vô nghĩa quanh mình.

Đến một lúc nào đó, chúng ta có thể vận dụng lòng từ bi nơi tự tâm để biết lắng nghe những Luis khác trong cuộc sống này và tạo ra sự bình yên chân thật cho chính ta.

Giao Hảo

Khi người không yêu ta, hãy biết từ bỏ…

Khi người không yêu ta, hãy biết từ bỏ…

Đăng lúc: 05:42 - 14/07/2015

Tổn thương trong tình yêu có thể khiến người ta làm nhiều việc điên rồ mà suốt đời họ sẽ phải hối tiếc.
Do đó, trách nhiệm của người làm cha mẹ là mô tả, gọi tên được bản chất của tình yêu, để những đứa con non nớt trải nghiệm của mình hiểu được rằng, yêu là cảm xúc của khoảnh khắc.
0-1436605240
Phải tự tìm dòng suối nơi chính bản thân mình: dòng suối của sự tự do
Nếu khoảnh khắc đó kéo dài được nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, là bởi vì giữa hai người có nhiều yếu tố đủ để gắn kết, chia sẻ, giáo dục, bổ sung lẫn nhau.
Nếu khoảnh khắc đó ngắn ngủi thì bởi vì giữa hai người không có đủ hoặc quá ít yếu tố để tạo nên một tình yêu bền vững.
Do đó, nếu con yêu một người mà nhanh chóng phai lạt, hoặc họ nhanh chóng rời bỏ con, đó là bởi giá trị mà hai con mang cho nhau không thật sự đủ, đối với họ.
Nếu con đã có một quá trình yêu thương khắn khít, mà cuộc tình đó làm cho con hạnh phúc nhưng người kia cũng bỏ con ra đi, bởi vì con không thật sự cần cho họ nữa.
Phải đối mặt với việc mình trở nên vô nghĩa với người mình yêu thương nhất, thật là một trải nghiệm đau đớn, khó khăn, không ai đủ già dặn hay chai sạn để cảm thấy bình thường hay thản nhiên trước điều đó. Nhưng nếu con yêu một người thật lòng, con phải hiểu rõ rằng, nếu một người hết yêu mình, không phải lỗi của họ.
Yêu thương là tiếng nói của trái tim chứ không phải sự tách bạch rạch ròi của lý trí. Không ai xứng đáng để bị phán xét nếu trái tim họ không còn chỗ cho một người nào đó. Hay là, kể cả khi ai đó không còn yêu chúng ta như cách chúng ta hằng mong muốn, thì đó không phải lỗi của họ.
Nếu thật yêu một người, chắc chắn con sẽ làm được việc này: nuốt nước mắt vào trong để nhìn thấy họ hạnh phúc, bằng lòng, an nhiên với một người khác. Bởi nếu yêu thật sự một người, con sẽ hiểu rằng, níu giữ họ bên cạnh mình sẽ gây ra sự khó chịu, oán hờn, khinh thường, mâu thuẫn hay những thứ phức tạp, khó chịu hơn.
Tìm cách để níu giữ một người đã ra khỏi tình yêu cũng giống như tìm cách đứng trong bóng râm giữa sa mạc không có nước và bóng cây. Sự thiêu đốt khủng khiếp của nỗi cô đơn sẽ đeo bám con trước tiên, rồi mới tới người bị con níu giữ. Sao có thể níu cái bóng của một con người?
Và vì con không mang lại hạnh phúc cho họ, nên con phải có trách nhiệm tự mang hạnh phúc cho mình, trả lại họ cơ hội yên vui. Khi một khoảnh khắc tình yêu qua đi, nếu con vẫn còn để trái tim mình trong trẻo lành lặn, tự khắc sẽ có một tình yêu khác đến. Nếu làm tổn thương mình chỉ vì không có được tình yêu của người khác, có phải con quá tàn nhẫn với bản thân con hay không?
Vụ thảm sát vì tình tại Bình Phước một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh. Trong xã hội chồng chéo các giá trị đông tây, những đứa trẻ ở trong nhà của chúng ta mỗi sáng vẫn cắp sách đến trường, hát những bài nhạc trẻ dễ dãi hời hợt, nhảy theo các điệu nhảy của các ca sĩ nhuộm tóc nhiều màu của Hàn Quốc, ăn những thức ăn nhanh của Mỹ…, đến lúc nào đó sẽ bắt đầu biết yêu. Nói với con về tình yêu như thế nào để không có ngày những đứa trẻ của chúng ta trở thành những “sát thủ” khi tình yêu đổ vỡ?
Và nếu làm tổn thương người khác chỉ vì không được yêu như ý muốn, có phải con quá vô lý hay không, bởi kể cả họ đã chết, có phải con sẽ không bao giờ được họ yêu thương, và sẽ không bao giờ có được cơ hội yêu thương trong trẻo một lần nữa? Hay có thể con sẽ sống suốt đời trong nỗi cô đơn khủng khiếp, nỗi ám ảnh kinh hoàng không gì gột rửa nổi?
Con lấy quyền gì để yêu cầu tình yêu từ người khác? Cho nên, từ bỏ cũng là một loại vốn. Đó chính là vốn cơ hội. Khi từ bỏ một điều không còn phù hợp, một người không còn yêu con nữa, đó là cơ hội cho con có một tình yêu khác. Nhưng quan trọng hơn, đó chính là cơ hội tự do cho người mà con đang yêu thương.
Không ai phải xấu hổ hay nhục nhã vì thất bại trong tình yêu hết. Bởi tình yêu là một dòng suối ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn con người, chứ không phải là cuộc chiến. Nếu không còn dòng suối đó, con phải tự tìm dòng suối nơi chính bản thân mình: dòng suối của sự tự do.
Ngô Phương Thảo
Theo Tuổi Trẻ

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 17
  • Hôm nay 3,267
  • Tháng hiện tại 60,652
  • Tổng lượt truy cập 23,466,901