Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Chùa Đức Hậu thăm và tặng quà cho hội người mù tại Huyện Thanh Chương

Chùa Đức Hậu thăm và tặng quà cho hội người mù tại Huyện Thanh Chương

Đăng lúc: 18:53 - 05/11/2019

Chiều nay 5/11/2019 Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ đã tổ chức đến thăm và tặng quà cho Hội Người Mù, Huyện Thanh Chương

Lễ Hằng Thuận tại chùa Đức Hậu Nghi Đức TP Vinh

Lễ Hằng Thuận tại chùa Đức Hậu Nghi Đức TP Vinh

Đăng lúc: 15:56 - 27/09/2019

Tối ngày 26/09/2019, Chùa Đức Hậu long trọng tổ chức Lễ Hằng Thuận kết duyên cho hai đôi bạn trẻ: Chú rể Thanh Tùng ( PD Tuệ Quân ) - Cô dâu Hà Phương ( PD Tâm Thu ).

IMG 3503

Chùa Đức Hậu tổ chức lễ đúc tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nặng 10 tấn tại Nam Định

Đăng lúc: 22:09 - 10/11/2018

Tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định cao gần 5m và nặng 10 tấn được tôn trí trong chánh Điện chùa Đức Hậu để làm nơi quy ngưỡng kính lễ-tu tập cho mọi người.

IMG 5861

Lễ Hằng Thuận kết duyên tại chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 14:49 - 10/07/2018

Tối ngày 09/07/2018 (26/05/Mậu Tuất), Chùa Đức Hậu tổ chức lễ hằng thuận cho đôi tân hôn: chú rể Nguyễn Minh Chí (pháp danh Tuệ Đức Chí) kết duyên cùng cô dâu Nguyễn Thị Kim Thoa (pháp danh Tuệ Hạnh Thoa).

IMG 3427

Chùa Vạn Đại Phúc tổ chức đại lễ kính mừng Phật đản 2018

Đăng lúc: 15:51 - 28/05/2018

Đức Phật đản sinh là sự kiện lớn của nhân loại và là niềm hân hoan của tất cả người con Phật trong năm châu bốn biển. Bởi từ đây, nhân gian được hấp thụ nguồn Chánh pháp, chân lý được hiển bày và con đường diệt khổ để tìm đến an vui, hạnh phúc được hé lộ.

IMG 9687

Lễ hằng thuận cặp đôi Gia Đình Vườn Tuệ: Bảo Uyên - Quang Hiếu

Đăng lúc: 11:06 - 09/04/2018

Đêm ngày 23/02/Mậu Tuất ( Nhằm 08/04/2018), Chùa Đức Hậu tổ chức lễ Hằng thuận kết duyên cho đôi tân hôn: chú rể Trần Quang Hiếu Pháp danh: Tuệ Xuân Hiếu và cô dâu Hoàng Bảo Uyên Pháp danh: Liên Uyên . Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, đầm ấm thấm tình đạo vị. Dưới sự chứng minh của Đại đức Thích Định Tuệ và sự chúc phúc của bà con trong hai tộc họ, quý Phật tử cùng các bạn trong Gia đình Vườn Tuệ về tham dự.

IMG 0141

Chùa Đức Hậu - Khóa Lễ " Lạy Ngũ Bách Danh " tháng 8

Đăng lúc: 08:57 - 08/10/2017

Sáng hôm nay, ngày 19/8 đinh Dậu, mặc dù trong thời tiết mưa lớn của tháng 8, khóa lễ " Lạy Ngũ Bách Danh " đã kết thúc viên mãn trong vô biên hỷ lạc, vô cùng lợi ích và vô lượng ý nghĩa với sự tu tập tinh tấn của Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ.

Cứu người mà không sát vong

Cứu người mà không sát vong

Đăng lúc: 22:06 - 26/09/2017

Khóa tu chỉ có bảy người, trong đó có hai tu sĩ (đã xuất gia từ thuở nhỏ), còn lại là nam cư sĩ. Cả đoàn lặng lẽ lên núi, trú nhờ nơi gian nhà tổ của một ngôi chùa. Chùa xa và nghèo, nên chùa vắng; thuận tiện cho khóa tập; duy chỉ không có người “phục vụ” nên đoàn phải mang theo lương thực-thực phẩm đủ dùng cho hơn một tháng. Mỗi ngày, công việc chính của đoàn là bốn thời thiền tọa, mỗi thời khoảng hai giờ. Thời gian còn lại dành cho việc chẻ củi, lặt rau, bếp núc… Nghĩa là không có thời giờ trống…

aminhhoa.jpg
Ảnh minh họa
Khoảng giữa khóa thiền, một hôm có đôi vợ chồng đến gặp thầy, dắt theo người con gái để nhờ thầy trị bệnh. (Không biết do đâu mà dẫn đến việc nhờ trị bệnh này, vì khóa thiền diễn ra rất âm thầm!). Người con gái khoảng hơn hai mươi tuổi, sắc mặt hồng hào, không có vẻ gì là người có bệnh. Bệnh, theo lời đôi vợ chồng nói, là không hiểu sao, ngày nào người con gái cũng múa hát cười cợt lung tung…

Nhìn chăm chú người con gái giây lát, thầy hỏi: Có phải cháu thích ăn kẹo bánh và cứ chiều chiều, là cháu mới lên cơn, phải không? Đôi vợ chồng thưa: Quả thế thật. Cháu còn thích mặc áo quần đẹp nữa. Gia đình đã đi tìm thầy chữa hơn ba năm rồi mà thầy nào cũng… lắc đầu. Nhờ thầy làm ơn làm phước…

Thầy bảo hai vợ chồng đưa cháu về, vài hôm sau sẽ gặp lại.

Đêm ấy, thầy khó ngủ, cứ đi đi lại lại trước sân chùa…

Trong buổi uống trà sáng hôm sau, mấy huynh đệ được thầy cho biết, người con gái ấy bị một vong trẻ con đeo bám lâu ngày nên mới có những biểu hiện như thích ăn bánh kẹo, thích mặc áo quần mới… Thầy đang phân vân, chưa chọn được cách giải quyết chu toàn.

***

Mấy ngày sau, cả nhà người con gái ấy trở lên núi. Thầy cho bệnh nhân ngồi chính giữa bộ phản gỗ lớn đặt bên phải gian nhà Tổ, hai bên và phía sau bệnh nhân, thầy bảo ba huynh đệ cùng đặt tay lên lưng và hai vai người bệnh; thầy ngồi đối diện với người bệnh. Thầy bắt ấn, lâm râm trì chú rồi nói lớn: Đi, đi ra khỏi đây ngay, đi mà tìm nơi tu tập, nếu không ta sát! Vừa dứt lời, thầy đánh mạnh vào bệnh nhân…

***

Khi khóa thiền sắp kết thúc, gia đình bệnh nhân lại lên núi để báo tin, rằng sinh hoạt của con gái họ đang dần dần trở lại bình thường. Các huynh đệ đều chúc mừng, mong họ thêm vững lòng tin vào Phật pháp. Thầy cũng chân thành bày tỏ, rằng cái vong đeo bám cô gái là một vong hiền, nên thầy mới có thể “gọi” nó rời bỏ khỏi thân thể cô ấy. Và điều khiến thầy phải đắn đo khi trị bệnh, là làm sao vừa giúp được bệnh nhân mà vẫn không làm thương tổn đến cái vong ấy. Bởi vì nó cũng không có ác ý làm hại người bệnh, nó cũng chỉ là nạn nhân của chính những nghiệp quả đã gieo, đang trôi lăn trong dòng luân hồi u u minh minh bất tận. Thầy lưu ý cho tất cả huynh đệ hiểu-nhận sâu sắc rằng, mỗi một ấn quyết và thần chú đều có công năng riêng nhưng điều chủ yếu là phải dùng tâm từ để điều khiển khi sử dụng ấn chú vào những mục đích tốt đẹp nhằm cứu giúp người khác. Nếu đi lệch khỏi động cơ và mục đích ấy, mọi việc làm đều trở nên vô nghĩa, vô ích và có hại cho bản thân, vì nó chỉ làm tăng thêm cái “ngã” mà thôi. Và điều quan trọng nhất đối với mỗi người trong việc nhận thức về những thế giới tồn tại bên cạnh đời sống hàng ngày của con người, là sự tôn trọng đối với họ…

Buổi sớm mai, tiết trời se se. Còn lại mãi trong sâu xa của tất cả huynh đệ ngày ấy, là hình ảnh thầy vừa nâng tách trà nóng, vừa từ tốn: Đức Khổng phu tử đã từng dặn rằng: Kính quỷ thần nhi viễn chi! (Đối với quỷ thần thì kính trọng nhưng nên tránh xa). Ngài còn nói: Đạo thính nhi đồ thuyết, đức chi khí dã (Luận ngữ), có nghĩa là những kẻ vừa mới nghe giảng Đạo rồi đi thuật lại liền sau đó, thì xem như bỏ mất cái đức nơi mình, cũng có nghĩa là, người học Đạo cần phải có sự trải nghiệm chứ không chỉ nghe suông nói suông...
Nguyễn Đông Nhật

Sanh về đâu là do mình

Sanh về đâu là do mình

Đăng lúc: 21:00 - 17/03/2017

Sau khi kết thúc đời sống hiện tại, chúng ta sẽ theo nghiệp mà thọ sinh vào cảnh giới tương ứng. Theo tuệ giác của Thế Tôn, sinh về đâu, vui hay khổ đều do nghiệp của mình. Không một đấng thần linh hay thế lực siêu nhiên nào có quyền và có thể can thiệp vào quá trình này.

sanhvedau.jpg
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc cùng với chúng Đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Lúc ấy trong thành Xá-vệ có một Ưu-bà-tắc vừa mạng chung và lại sanh trong nhà đại Trưởng giả tại thành Xá-vệ. Vị phu nhân lớn nhất mang thai. Thế Tôn dùng thiên nhãn thanh tịnh không tì vết để xem, thấy Ưu-bà-tắc này sanh trong nhà Trưởng giả giàu nhất thành Xá-vệ.

Ngay ngày đó lại có Phạm chí thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục. Thế Tôn cũng dùng thiên nhãn xem thấy.

Cũng ngay ngày đó, Trưởng giả Cấp Cô Độc mạng chung, sanh cõi thiện, lên trời. Thế Tôn cũng dùng thiên nhãn xem thấy.

Ngay ngày đó có một Tỳ-kheo diệt độ. Thế Tôn cũng dùng thiên nhãn xem thấy.

Bấy giờ Thế Tôn thấy bốn việc này rồi, liền nói kệ này:

Nếu người thọ bào thai

Hạnh ác vào địa ngục

Người lành sanh lên trời

Vô lậu nhập Niết-bàn.

Nay người hiền thọ sanh

Phạm chí vào địa ngục

Tu-đạt sanh lên trời

Tỳ-kheo thì diệt độ.

Bấy giờ, Thế Tôn từ tịnh thất dậy, đến giảng đường Phổ Tập mà ngồi, rồi Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay có bốn việc mà nếu người hay tu hành theo thì khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh trong loài người. Thế nào là bốn? Nghĩa là người thân, miệng, ý, mạng thanh tịnh không tì vết, lúc mạng chung sẽ được sanh trong loài người.

Này Tỳ-kheo! Lại có bốn pháp mà nếu người tu tập, hành theo thì sẽ vào trong địa ngục. Thế nào là bốn? Nghĩa là thân, miệng, ý, mạng không thanh tịnh. Đó là, này Tỳ-kheo! Có bốn pháp này mà nếu có người thân cận thì khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào trong địa ngục.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Lại có bốn pháp mà nếu người tu tập hành theo thì sẽ sanh cõi lành, lên trời. Thế nào là bốn? Bố thí, nhân ái, lợi người, đồng lợi. Đó là, này Tỳ-kheo! Nếu có người hành bốn pháp này thì khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cõi lành, lên trời.

Lại nữa, này Tỳ-kheo! Lại có bốn pháp mà nếu có người tu hành theo thì thân hoại mạng chung sẽ dứt hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí huệ giải thoát, sanh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn tái sanh nữa, như thật mà biết. Thế nào là bốn? Thiền có giác, có quán; Thiền không giác, không quán; Thiền xả niệm; Thiền khổ vui diệt. Đó là, này Tỳ-kheo! Có bốn pháp này. Nếu có người tu tập thực hành theo đó thì sẽ dứt hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn tái sanh nữa, như thật mà biết.

Thế nên, các Tỳ-kheo! Nếu có người vọng tộc trong bốn bộ chúng, muốn sanh trong loài người thì hãy tìm phương tiện hành thân, miệng, ý, mạng thanh tịnh. Nếu muốn được sanh cõi trời, cũng hãy tìm phương tiện hành tứ ân. Nếu muốn được hết hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí huệ giải thoát, cũng hãy tìm phương tiện hành tứ thiền. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II,
phẩm 31.Tăng thượng, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.173)

Thật rõ ràng, muốn tái sinh làm người có phước thì hiện tại phải tu “thân, miệng, ý, mạng thanh tịnh”. Ngược lại, “thân, miệng, ý, mạng không thanh tịnh” thì bị đọa vào cõi ác. Nếu muốn sinh lên cõi trời cần thực hành “Bố thí, nhân ái, lợi người, đồng lợi” (Tứ ân), cách gọi khác của Tứ nhiếp. Những ai thực hành Tứ thiền “Thiền có giác, có quán (tầm, tứ); Thiền không giác, không quán; Thiền xả niệm; Thiền khổ vui diệt”, thì sẽ dứt hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát.

Thế nên, người đệ tử Phật không cầu xin thần linh, không sợ hãi ma quỷ, biết “nương tựa hòn đảo chính mình”, “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Nếu chú tâm, thấy rõ nghiệp nhân mình đang tác tạo thì ắt cũng biết rõ nơi mình sẽ tái sinh vào ở đời sau.
Quảng Tánh

Thiêng Liêng Đêm Hoa Đăng Chùa Đức Hậu

Thiêng Liêng Đêm Hoa Đăng Chùa Đức Hậu

Đăng lúc: 10:53 - 19/12/2016

Đêm 15-12-2016 Tức ngày 17/11/ÂL, trong chương trình tuần lễ tu tập kỷ niệm Khánh đản Đức Phật A Di Đà, chùa Đức Hậu đã trang nghiêm tổ chức lễ cúng dường hoa đăng và thực tập quán niệm, tiếp xúc hạt giống Di Đà trong nội tâm và xây dựng Tịnh độ hiện tiền. Sau thời Pháp thoại của Đại Đức giảng sư Thích Nguyên Liên , đại chúng đã bắt đầu thực hiện nghi thức truyền đăng, toạ thiền và niệm Phật.
Trong không khí trang nghiêm sâu lắng, đại chúng đã cùng nhau thực tập tìm về tự tính Di Đà trong nội tâm, thực tập gửi năng lượng thương yêu đến với tất cả chúng sinh. Đặc biệt hơn nữa, trong đêm hoa đăng tất cả các Phật tử thuộc Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ cùng nhau gửi gắm năng lượng chánh niệm cầu nguyện cho Hương Linh thân mẫu Đại Đức Thích Đinh Tuệ là Cụ Bà Nguyễn Thị Chốn pháp danh Thánh Hộ vừa qua đời tại Tràng Bom, Đồng Nai. Phút giây quán niệm thật sâu lắng, đại chúng được nghe và thực tập lời quán niệm theo sự hướng dẫn của Chư Tôn Đức trong ban giáo Tho: " Hiểu rằng thế cuộc là vô thường nhân sinh luôn thống khổ, vì thế chúng con nguyện cố gắng tu tập chuyên cần thực hành Giáo Pháp của ngài , y giáo phụng hành theo những gì ngài đã chỉ dạy, để một ngày nào đó tất cả mọi người mọi loài trong mười phương thế giới đều được an trụ trong chín phẩm sen vàng Cực Lạc, thể nhập được tự tính A Di Đà trong chính bản thế tự tâm". Cuối thời khóa thực tập, đại chúng được Thượng Tọa Thích Nguyên Liên đại diện Chư Tôn Đức chứng minh ban lời đạo từ, sách tấn tu tập theo pháp môn Tịnh Độ chú trọng vào 3 tiêu chí: Tín, Nguyện và Hạnh . Sau khi lần lượt dâng ngọn liên đăng cúng dường Tam Bảo, đại chúng được nhận lộc, là một chiếc bánh chưng " An dưỡng " . Đêm hoa đăng kết thúc trong niềm hoan hỉ vô biên của toàn thể đại chúng , chính thức khép lại khóa tu một tuần nhân kỷ niệm Khánh Đản Đức Phật A Di Đà tại Chùa Đức Hậu.
Sau đây là một số hình ảnh:

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Phật giáo Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Mãn Hạ và Vu lan báo hiếu

Đăng lúc: 21:42 - 29/08/2016

Sáng 29/8, tại Chùa Đại Tuệ (Nam Đàn) BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức lễ Mãn hạ kết thúc 3 tháng An cư Kiết hạ và đại lễ Vu lan báo hiếu. Năm nay khóa an cư kiết hạ dành cho Chư Tăng được đưa lên non thiêng Chùa Đại Tuệ đánh dấu một mốc quan trọng, cũng là nơi để Chư Tăng có một thời gian tĩnh tu một cách tốt đẹp nhất . Trải qua 90 ngày được thực hiện nhiệm vụ của hàng xuất gia đầu Phật đến nay đã kết thúc khóa an cư kiết hạ, Chư Tăng được cộng thêm 1 tuổi Đạo đánh dấu sự tu hành vững chắc trên con đường " Hoằng Pháp Lợi Sanh " .
Về tham dự và chứng minh có : Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Thượng tọa Thích Thọ Lạc, UVTTHĐTS phó trưởng ban TTBVHTW, phó trưởng ban TTBTS GHPGVN tỉnh Nghệ An. Cùng các Chư Tôn Đức trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh , Chư Tôn Đức Tăng Ni hai hạ trường Chùa Đại Tuệ, Chùa Cần Linh
Về phía chính quyền có : Ông Võ Văn Tiến , phó chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An. Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh , phó Giám đốc Sở thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Văn Long , phó ban tôn giáo sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.
Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, UBMTTQVN tỉnh, công an tỉnh, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ cùng đại diện lãnh đạo chính quyền huyện Nam Đàn và địa phương cùng đông đảo bà con phật tử gần xa.
Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TWGHPGVN kiêm trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An chủ trì buổi lễ .



Lễ Mãn hạ nhằm đánh giá công tác tu tập của Tăng, Ni trong 3 tháng An cư Kiết hạ (tháng tư đến tháng 7 âm lịch) theo truyền thống của Phật giáo. Mùa An cư Kiết hạ năm nay tại Nghệ An có 31 hành giả (30 Tỷ khiêu, 1 Sa di) tại trường hạ chùa Đại Tuệ và 12 vị Chư Ni tại trường hạ chùa Cần Linh. Ban TSGHPGVN Tỉnh đã tạo điều kiện cho các Tăng, Ni tu tập và đã cấp giấy chứng nhận cho Tăng, Ni tham gia tu tập trong lễ Mãn hạ này. Ý nghĩa của truyền thống tu tập trong 3 tháng an cư kiết hạ của người xuất gia, trong đó nhấn mạnh Giới luật là trọng tâm của lời Phật dạy cần phải giữ gìn. Sau khi hoàn thành khóa hạ, chư hành giả được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về Kinh, Luật, Luận và cũng được nghiên cứu về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tôn giáo - từ đó phát huy hiệu quả cao hơn vai trò của Phật giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong khuôn khổ của chương trình, Ban Trị sự GHPG tỉnh đã tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu, với thời khóa tụng kinh Vu Lan và nghi thức cài hoa hồng. Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ. Lễ vu lan ngày càng được biết đến như một dịp đền đáp công đức sinh thành . Nhân dịp này Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu ban đạo từ về ý nghĩa Vu Lan báo hiếu công ơn Cha Mẹ .
Vu Lan thắng Hội năm nay với nhiều chương trình phong phú nhằm dâng lên Hai Đấng sinh thành và báo đền ân nghĩa Tổ Tiên Từ ngàn xưa ,truyền thống hiếu thảo đối với Cha Mẹ đã trỡ thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc VN ,Sau lễ Vu Lan hàng Phật tử tại gia đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật lên Chư Tôn Đức Tăng, Ni trong ý nghĩa hộ trì Tam bảo trên bước đường truyền trì mạng mạch, thắp sáng đèn thiền, truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai, giúp cho giới cư sĩ tu tập ngày càng tinh tấn.
Sau đây là một số hình ảnh :





































































Thượng Tọa Thích Thọ Lạc đọc diễn văn khai mạc buổi Lễ

Đại Đức Thích Minh Hải đọc báo cáo tổng kết 3 tháng An Cư Kiết Hạ



Đại diện hàng Phật Tử đọc lời cảm niệm về Cha Mẹ



lễ cài hoa hồng lên Chư Tôn Đức Tăng Ni































Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu bao Đạo Từ




































Chụo ảnh lưu niệm.







Chụp ảnh lưu niệm




Tác giả bài viết: Hữu Tình- Hồng Nga

Tôn trọng sự sống của thai nhi

Tôn trọng sự sống của thai nhi

Đăng lúc: 08:35 - 03/08/2016

Chưa bao giờ nạn phá thai xảy ra hàng ngày, rất nhiều và đơn giản như chuyện chơi. Mạng sống của thai nhi rất mong manh và đáng sợ hơn nữa, trong nhiều trường hợp thai nhi không được chào đời, chỉ vì mẹ nó, hay cha mẹ nó không thích, không muốn. Chỉ với một ý niệm vô cùng giản đơn như thế là kết thúc một mầm sống một cách dễ dàng.
Có người cho rằng thai nhi chưa hình thành đầy đủ hình hài con người thì hủy diệt nó là việc bình thường, không tội lỗi. Thậm chí kể cả bào thai đã tượng hình người, họ vẫn giết nó, dù có bị nguy hiểm đến tính mạng họ, chỉ với lý do là đứa con ngoài ý muốn thì không thể nào được đón chào.

anh nsgn.jpg

Theo Phật, bào thai được hình thành khi có sự giao hợp giữa cha mẹ trong thời kỳ người mẹ có thể thụ thai và yếu tố quyết định là sự có mặt của thần thức, hay còn gọi là hương ấm xâm nhập vào. Vì vậy, sinh mạng của thai nhi, tức mầm sống của con người đã được tạo thành ngay từ phút giây đầu tiên mà thần thức đi vào cơ thể người mẹ, khi cha mẹ giao hợp.

Đức Phật khẳng định rằng con người là tối tôn trọng các loài sinh vật, vì phải trải qua quá trình chuyển hóa thân tâm lâu dài, con người mới có bộ não và trái tim có thể suy nghĩ và thực hiện được những việc làm thăng tiến đến những cảnh giới cao quý, trong khi các loài sinh vật thấp kém hơn chỉ sống với bản năng mà không thể thăng hoa cuộc sống đạo đức, tri thức như loài người. Và tất nhiên, chỉ có con người mới có thể chuyển hóa tâm thức thăng tiến đến quả vị tối thượng là Phật. Chư Thiên, hay A-tu-la tuy có phước báo hơn loài người, nhưng họ không thể tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Muốn đạt được quả Toàn giác, chư Thiên, hay A-tu-la, hoặc các loài sinh thể khác đều phải tái sanh làm người để từ đó, trải qua nhiều kiếp sống, mới có trí thông minh và tình cảm hướng thượng.

Trong sáu đường sinh tử, muốn có được thân người là việc khó khăn vô cùng. Đức Phật nói rằng được thân người khó gấp vạn lần con rùa một mắt lênh đênh trên đại dương hàng ngàn năm mới vớ được khúc cây nổi có một lỗ nhỏ cho nó chui vào.

Thân người vô cùng quý báu, nên trong các giới cấm Phật dạy hàng đệ tử phải tuyệt đối tuân thủ trước nhất là giới không sát sinh hại mạng.

Như trên đã nói, thai nhi mang mầm sống của con người, ngay từ khi người mẹ thụ thai, cần phải được bảo vệ một cách kỹ lưỡng. Thiết nghĩ không có gì ác độc hơn là tiêu diệt bào thai, vì giết hại một sinh linh ở trong giai đoạn yếu ớt nhất mà mạng sống hoàn toàn lệ thuộc vào người mẹ. Đại luận sư Buddhagosa nói rằng nghiệp quả của sự phá thai tệ hại hơn là giết một tên côn đồ, vì tự vệ.

Thể hiện tâm từ bi và trí tuệ theo Phật dạy, bảo vệ sự sống cho muôn loài nói chung và loài người nói riêng là điều tiên quyết mà hàng đệ tử Phật phải tuân thủ. Vì cùng sống trên trái đất này, mọi người, mọi loài đều có mối tương quan cộng tồn mật thiết, nên không thể thỏa mãn ý muốn riêng tư mà bất chấp mạng sống của thai nhi lại là núm ruột của mình. Và khi đã tin sâu luật nhân quả, việc ác dù nhỏ nhoi còn không làm, huống chi là phá thai, giết hại sinh linh vô tội cần nương vào bụng mẹ để có mặt trên cuộc đời này nhằm thực hiện điều gì còn dang dở trong tiền kiếp.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết giáo pháp của Phật không có tính cố định, cứng nhắc. Kinh thường nói Đức Phật có đến 84.000 pháp để tương ưng với vô số phiền não, trần lao, nghiệp chướng của chúng sanh và giải quyết được vấn nạn cho họ. Vì vậy, sự tôn trọng mạng sống của thai nhi cũng có một mặt khác cần xét đến.

Trong trường hợp nếu thai nhi được sanh ra sẽ bị dị dạng, bị bệnh tật nguy hiểm, chắc chắn tạo nên cuộc sống đầy đau khổ cho chính nó và cho gia đình, hơn là được hạnh phúc. Trong trường hợp bất khả kháng như vậy, gia đình có thể quyết định không cho đứa bé ra đời. Hoặc trường hợp để cứu tính mạng của người mẹ, người ta không còn cách gì khác hơn là đành hy sinh sự sống của thai nhi.

Tóm lại, thể hiện lòng từ bi theo Phật, cần phải tôn trọng triệt để giới cấm sát hại sinh mạng con người cho đến phải tôn trọng mạng sống của muôn loài, tất nhiên cần bảo hộ sự sống của thai nhi.

Vì vậy, theo đạo Phật, không chấp nhận việc phá thai. Và càng thấm nhuần quy luật nhân quả, chẳng thể nào giết hại mạng sống của sinh linh có mối quan hệ chặt chẽ, mới tái sinh làm con mình.

Thiết nghĩ phá thai chỉ là giải quyết vấn đề ở ngọn. Nếu không muốn có con, đừng tạo ra cái duyên cho thần thức đi tái sanh vào thân thể mình. Điều đó quá hiển nhiên. Nếu cứ sống buông thả, bừa bãi, sống theo bản năng như loài vật, để rồi phá thai, khiến cho sinh linh uất hận và cũng làm hại cho sức khỏe của chính mình. Và tạo nhân ác rồi, quả báo ác sẽ đến kề cận, mong gì có cuộc sống an vui.

Người có suy nghĩ, biết sống tỉnh táo, biết khắc phục bản năng nhục dục, biết phải làm gì cho cuộc sống được an vui thực sự và lâu dài, họ sẽ không bao giờ để mang thai ngoài ý muốn.

Thế giới càng có nhiều oan hồn uổng tử lang thang uất hận, khổ đau, tạo thành thế giới âm không siêu thoát, thì thế giới của người sống khó mà yên ổn, nói chi là hạnh phúc. Chính vì vậy mà hàng ngày, đệ tử Phật đều cầu nguyện cho âm siêu, dương thới và tất cả mọi người đều trọn thành Phật đạo, đó chính là thế giới hạnh phúc tuyệt đối vĩnh viễn.
HT.Thích Trí Quảng

Mạng người treo trên trái bóng

Mạng người treo trên trái bóng

Đăng lúc: 09:59 - 05/07/2016

Khi số báo này đến tay quý độc giả thì giải đấu Cúp bóng đá Nam Mỹ - Copa America 2016 vừa khép lại và Giải bóng đá vô địch châu Âu - Euro 2016 đang khởi tranh vòng tứ kết. Càng vào sâu, giải đấu càng nhiều kịch tính và càng có nhiều người… thiệt mạng!
bong-da.jpg

Lịch sử bóng đá thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp cầu thủ bị giết vì bóng đá. Điển hình nhất là trường hợp Andrés Escobar Saldarriaga. Cầu thủ người Colombia bị bắn chết tại Medellín vào ngày 2-7-1994. Trước đó 10 ngày, tại World Cup 1994, Escobar đã có bàn phản lưới nhà trong trận đấu gặp đội tuyển Mỹ, khiến Colombia thua trận và bị loại ngay từ vòng đấu bảng - điều này gây thiệt hại lớn cho các ông trùm buôn ma túy tham gia cá độ.

Tháng 4-2014, một cầu thủ người Cameroon, Albert Ebosse, bị bắn chết khi trận đấu giữa JS Kabylie và USM Anger trong khuôn khổ giải VĐQG Algeria vừa kết thúc - một phát súng từ phía khán đài nhắm vào đầu Ebosse khiến anh đổ gục xuống sân cỏ. Gần đây nhất, vào tháng 2-2015, cầu thủ trẻ người Brazil bị 6 kẻ có súng bắn chết ngay trên đường phố…

Những cái chết nói trên quả thật chứa đầy oan nghiệt vì sự cay cú, rất đáng thương tâm. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những cái chết hết sức đáng trách liên quan đến quả bóng tròn: tự tử vì tham gia cá độ! Những vụ tự tử vì thua độ trên khắp thế giới rất nhiều và rất khó thống kê!

Riêng ở Việt Nam, trong mùa Euro năm nay, qua các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta đã thấy nổi lên một số trường hợp tự tử liên quan đến cá độ. Điển hình như vụ N.V.H (34 tuổi), có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã bỏ vợ và 2 con lại quê nhà để vào Kon Tum làm ăn; ngày 17-6, do thua độ bóng đá, anh nhảy cầu Đăk Bla tự tử.

Trước đó, ngày 13-6, tại huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội, anh P.T.H (42 tuổi), hiện đang là bác sĩ tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, tẩm xăng tự thiêu tại nhà riêng. Nguyên nhân cái chết của vị bác sĩ này được nghi là do thua cá độ bóng đá…

Bóng đá được xem là môn thể thao vua, được hàng trăm triệu người trên thế giới theo dõi. Tuy vậy, tinh thần thể thao tốt đẹp của bộ môn này ít nhiều bị vấy bẩn bởi sự cay cú, hơn thua, đặc biệt là bởi đồng tiền, mà trong đó cá độ là một vấn nạn. Mặc dù luật pháp quy định cá độ là hành vi đánh bạc, tùy theo mức độ có thể phạt tù lên đến 10 năm, tuy nhiên việc truy bắt “con bạc” lại hết sức khó khăn. Những nhà cái, đại lý và người tham gia cá độ thường dùng mạng internet để giao dịch, và họ sử dụng tiền ảo, tín chấp để đánh bạc chứ không thế chấp như trước.

Việc sử dụng tiền ảo cũng tiềm ẩn nhiều sự “nguy hiểm” chết người cho chính “con bạc”, bởi chúng chỉ là những con số nhỏ, khi đánh chỉ là vài chục, vài trăm, nhưng khi thua họ phải trả vài triệu đến vài chục triệu đồng. Nhiều người một đêm có thể nướng đến tiền tỷ. Nếu không “tỉnh giác”, hoặc tham lam, chỉ cần gõ thêm một con số là “con bạc” có thể tán gia bại sản, thậm chí cùng đường tự vẫn. Hơn nữa, “thủ tục” tham gia cá độ lại hết sức dễ dàng, hầu như không có bất kỳ một sự thế chấp, ràng buộc nào, nhưng nếu thua độ thì có chạy đàng trời cũng không thoát!

Tham là cái gốc của khổ. Tuy thế, rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống ngày nay tồn tại dựa trên lòng tham của con người. Lòng tham là không đáy, nên hiểm họa cũng khôn lường. Do vậy, Phật dạy: “Cỏ làm hại ruộng vườn. Tham làm hại đời người” (PC.356). Chế ngự được lòng tham tức là tự cứu mình vậy.
Phước Ngôn

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo

Đăng lúc: 22:40 - 26/05/2016

Văn hóa chắp tay: Có đôi lúc những việc làm rất đơn giản trong việc xã giao, nhưng có người lại không để ý đến nó, từng cái chắp tay hay bắt tay, việc ăn mặc khi đến một nơi tôn nghiêm, và thể hiện sự tôn kính đúng chỗ. Chắp tay là nét đẹp truyền thống văn hóa của Phật giáo bật lên tính nhân văn và đặc thù.

Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ chính trị - Chủ tịch Ủy ban Trung Ương MTTQ Việt Nam chắp tay phát biểu tại buổi khánh tuế Đức pháp chủ Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tròn 100 tuổi.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Hình ảnh nhân văn đặc thù trong Phật giáo.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chắp tay cúi đầu chúc mừng Đức Pháp chủ nhân mùa Phật đản.

Tổng thống Obama chắp tay chào vị thầy xuất gia trong chuyến thăm tại chùa Phước Hải chiều ngày 24/05 vừa qua. Đây là một nét đẹp truyền thống của Phật giáo khi vị lãnh đạo một nước cường quốc đã thể hiện nét đẹp văn hóa này.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Người dân Sài Gòn đỗ xô ra đường đón chào vị tổng thống Mỹ. Vì lòng ngưỡng mộ và kính trọng đã cho chúng ta thấy ở hình ảnh hiếm có này.
Những nét đẹp văn hóa của người lãnh đạo
Búp sen nở, nụ cười tươi, niềm vui trọn vẹn, cảm niệm tấm lòng của người dân Việt Nam.

Sau buổi gặp gỡ là buổi tiệc nhỏ và chia tay trong niềm vui của những người thân và bạn bè.Hy vọng sau cuộc gặp gỡ này sẽ là tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ đôi bên thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị và "Tình Con Người" trên Thế giới này lại với nhau hơn, đồng cảm và chia sẽ , lắng nghe giúp
đở nhau hơn . Cuộc gặp gỡ kết thúc tốt đẹp để lại trong vòng tay yêu thương và trí tuệ trong mỗi con Người với nhiều điều tốt đẹp và mang tính Nhân văn.

Người đàn ông quyền lực nhất thế giới Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp gỡ hai người Phụ nữ quyền lực nhất trong Gia đình. Một người quyền lực nhất trong Quán Bún Chả và người còn lại quyền lực nhất trong Quán Nước Mía ven đường, để có cuộc hội thảo về Chủ đề tính Nhân bản và mang đầy ý niệm giữa tình con người với nhau. Đây là cuộc gặp gỡ thượng đỉnh hợp tác song phương đôi bên cùng có lợi trong không khí hân hoan ,bình dị, gần gủi mộc mạc và thân thiện.


Cúi xuống để vĩ đại
..."Người ta vĩ đại không phải vì người ta lúc nào cũng đứng thẳng, đăm chiêu, mà người ta vĩ đại vì đã biết cúi mình xuống và mỉm cười đúng lúc...."
ST


Doanh Doanh

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 94
  • Tháng hiện tại 61,848
  • Tổng lượt truy cập 23,468,097