Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Thiền giữa đời thường

Thiền giữa đời thường

Đăng lúc: 11:02 - 11/09/2016

Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như không có thời gian cho việc quán sát nội tại, tìm hiểu bản chất thật của mọi việc cũng như chính bản thân mình. Do đó, nhiều người thân đau, tâm khổ, buồn phiền,… lâu dài dẫn đến lao tâm, lao lực, trầm cảm, bệnh tâm thần và bi kịch hơn nữa là đi đến tổn hại chính mình và người khác.

Đứng trước một thực trạng như thế, hơn bao giờ hết, vấn đề tâm linh, tìm về một cõi bình an trong mỗi con người là nhân tố hàng đầu để quyết định sự tồn sinh và nguồn hạnh phúc chân thật cho nhân loại. Trên ý nghĩa đó, Thiền là một nhu cầu cần thiết, như một chiếc phao cứu vớt con người thời hiện đại ra khỏi đại dương của tham vọng, khát ái và si mê.

b1.jpg

Cốt lõi của Thiền chính là làm cho tâm lặng. Tâm có lặng thì trí mới sáng. Có trí sáng thì con người mới làm chủ được mình. Làm chủ được mình mới làm chủ được hoàn cảnh, hướng cuộc sống đến chân, thiện, mỹ. Hơn nữa, làm chủ được mình là tự chiến thắng mình. Và tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất của người chiến sĩ trên trận mạc tâm linh. Đồng thời có làm chủ được mình mới thấy rõ và nắm vững cơ chế vận hành của nghiệp, biết rõ đường đi lối về của cái vòng sanh, lão, bệnh, tử, nhân quả luân hồi... Đó là lý do vì sao Đức Phật đã thiền định suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ-đề. Đến khi sao Mai vừa mọc, thực tướng của vạn pháp bừng sáng trước con mắt trí tuệ của đấng Giác ngộ. Thế Tôn đã tỉnh thức hoàn toàn sau giấc mộng dài vô minh. Chẳng những Đức Phật đã hoàn toàn giải thoát mà còn có khả năng truyền bá giáo lý đã chứng ngộ cho tất cả chúng sanh.

Chúng ta đều biết, không có vị thầy nào dạy Đức Phật một phương pháp tu học để đạt đến giác ngộ viên mãn. Chính sự tự nỗ lực thiền quán mà Ngài thành tựu được trí tuệ, chấm dứt dòng sanh tử luân hồi từ vô lượng kiếp. Đêm tối đã tan và ánh sáng đã đến; vô minh diệt, minh sanh. Đức Phật nói chỉ có dừng tâm lại, thực sự biết dừng lại và chiếu soi bằng con đường Thiền mới mong giải quyết được vấn đề.

Thiền không phải chỉ là pháp hành dành riêng cho Đức Thế Tôn hay của các thiền sư mà đối với tất cả chúng ta, những con người đang chìm đắm trong sân hận, si mê vẫn có thể thực tập và chứng đạt. Vì chỉ có Thiền mới hóa giải những ô trược tồn đọng trong tâm, làm cho đầu óc con người bớt căng thẳng trước những bế tắc cuộc sống luôn đổi thay sanh diệt. Một ngày bôn ba rong ruổi với cuộc mưu sinh vất vả, con người chịu áp lực quá nặng nề để được sống còn. Vậy thì dành ra được ít phút buông thư tất cả, hít sâu và thở sạch, để thân tâm lắng dịu và hồi sinh là một điều rất cần thiết cho mọi người, nhất là người đệ tử Phật.

Thiền là suối nguồn của tình thương và sự giác ngộ. Thiền một mặt sẽ mang lại kết quả là đoạn tận phiền não tham, sân, si vốn luôn luôn lôi kéo chúng ta trôi lăn trong ba đường ác đạo để rồi lãnh chịu đau khổ. Đồng thời cũng làm tăng trưởng Ðịnh và Tuệ, là pháp có thể đưa chúng ta tới giải thoát Niết-bàn.

Hành giả cần phải chánh niệm, sáng suốt, tinh tấn, cẩn trọng trong từng việc nhỏ nhiệm nhất. Đó chính là con đường giữ giới thu thúc sáu căn. Ý thức rằng những lời ta đang nói có mặt của tham lam, sân hận hay không. Bởi vì ngôn từ mà ta nói ra đều phát xuất từ những tâm tư, suy nghĩ của mình. Khi nói biết mình đang nói gì, chính sự có mặt của chánh niệm sẽ giúp mình kiểm soát được ngôn ngữ, làm cho sự cảm thông thêm sâu sắc giữa mình với những người xung quanh, đặc biệt là không cố ý gây chia rẽ bằng lời nói đôi chiều khiến người chống trái nhau theo lời nói của mình. Thân không trộm cướp, không làm những điều tà hạnh, xâm chiếm hạnh phúc của người. Ý đang khởi tham, sân, si mình rõ biết đang khởi tham, sân, si. Nói chung là giữ cho ba nghiệp thanh tịnh, không bị các vọng tưởng dấy khởi, thấy biết rõ ràng từng hành vi, cử chỉ… Khi ăn biết ăn, khi đi biết rõ từng bước chân, rõ biết như vậy để cảm nhận được trọn vẹn trong giây phút hiện tại. Sống như vậy là sống trong chánh niệm, sống trong tỉnh thức và trong an lạc. Ý thức về bước đi của mình để thấy rằng ta đang đi giữa đất trời mây nước, với cỏ cây hoa lá chim muông... Mỗi bước đi của ta đang hòa với cảnh vật, không gian và thời gian, hòa với cả vũ trụ bao la, và vũ trụ bao la đang có mặt trong mỗi bước đi của mình.

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta bị chi phối bởi quá khứ và tương lai. Do vậy, chúng ta không thưởng thức được hạnh phúc ngay phút giây hiện tại. Nhiều lúc có người đang ngồi trong giảng đường nghe pháp, nhưng tâm người ấy đang nghĩ đến tính chuyện làm ăn để kiếm tiền cho giàu sang bằng người khác. Thử hỏi người ấy có cảm nhận trọn vẹn nguồn pháp lạc hay đang vun đắp cho một mối lo toan sầu khổ? Vì vậy, ý nghĩa thật sự của việc tỉnh thức đối với hoạt động của thân là sống với hành động hiện tại. Chỉ có phút giây hiện tại mình sống thật trọn vẹn thì đó là cõi Tịnh độ ngay tại thế gian này. Khi ngồi nghe pháp biết rõ những điều giảng sư truyền đạt mình thâm nhập giáo pháp của Phật tư duy để tu tập. Khi đối diện với những điều ưa thích biết lòng mình đang tham đắm và ngược lại với những điều không ưa thích biết mình đang chán ngán, chẳng ưa, tâm mình khởi niệm gì mình đều biết rõ không bị cảnh trần lôi kéo như vậy là chơn tâm hiện tiền. Cho nên trong nhà Thiền thường nói: “Chỉ cần biết vọng không cần tìm chơn” là thế.

Giữa bao nhiêu phiền toái của cuộc đời tâm chúng ta không bị chi phối mà lúc nào cũng biết dừng lại, trở về với chính mình. Chúng ta phải đưa Thiền đi vào trong đời sống mới thực sự có nhiều lợi ích. Nếu như ngồi thiền theo dõi từng hơi thở để cho tâm tư được tĩnh lặng, tự chủ, an lạc thì chúng ta cũng phải biết ứng dụng Thiền như thế nào để khi làm việc trong nhà bếp hay lúc làm việc ở văn phòng, trong xe hơi, khi ở trung tâm mua bán đông người, hay khi ngồi chờ tàu chạy trong nhà ga xe lửa, tâm của chúng ta cũng được như vậy. Trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi lúc nào chúng ta cũng hành thiền; không đợi đến lúc ngồi thiền chúng ta mới tu tập được. Cũng như khi vị bác sĩ tiêm một mũi thuốc bổ vào cánh tay của chúng ta, không phải chỉ cánh tay mà cả toàn thân chúng ta đều được hưởng mũi thuốc đó. Khi hành giả thực hành thiền trong các oai nghi thì sự an lạc mà hành giả có trong một giờ phải được tỏa rạng và ảnh hưởng trong suốt hai mươi bốn giờ chứ không phải chỉ trong lúc đang ngồi thiền. Chúng ta phải thực tập như thế nào để không còn thấy ranh giới giữa lúc ngồi thiền và không ngồi thiền thì sự thiền tập mới thực sự mang lại lợi ích.

Hành thiền trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, mọi công việc trong đời sống hàng ngày chính là lúc trở về với nội tâm, quán chiếu và thanh lọc để nội tâm được an lạc, thanh tịnh, sáng tỏ, chứ không phải là chạy trốn chính mình hay chạy trốn thực tại. Mỗi ngày chúng ta đều hành thiền để quán chiếu mọi sự việc đang xảy ra với một tâm tư hoàn toàn tỉnh thức.

Nếu như lúc ăn, lúc nói, lúc làm việc, lúc ngủ nghỉ khi nào chúng ta cũng hành thiền cả, thì đời sống của chúng ta là đời sống Thiền. Thiền là sống tỉnh thức, sống có chánh niệm trong từng phút giây một cách trọn vẹn với chính mình, với mọi người xung quanh. Thiền là sự sống hiện thực sinh động chứ không phải là một ý tưởng mơ hồ xa vời và tách khỏi cuộc sống.

Như vậy, Thiền qua các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi nhằm giúp ta kiểm soát hoạt động của thân bằng chánh niệm, để thực tập oai nghi chánh hạnh, đưa ta trở về sống với hiện tại, xa lìa lối sống tìm cầu hạnh phúc bằng tưởng tượng, bằng mong cầu và bằng hồi tưởng. Hơi thở chánh niệm giúp cho ta khôi phục lại thân tâm của mình một cách trọn vẹn bất cứ ở đâu, trong tư thế nào (đi, đứng, nằm, ngồi), ta cũng thực tập thở và quán chiếu được cả.
Thích nữ Đức Tuệ

Phật dạy: Đừng vì miếng ăn mà gieo nên ác nghiệp khổ đến kiếp sau

Phật dạy: Đừng vì miếng ăn mà gieo nên ác nghiệp khổ đến kiếp sau

Đăng lúc: 21:03 - 28/07/2016

Nhà Phật luôn khuyên con người hướng thiện, làm nhiều việc tốt để tích phúc tích đức, trong đó có việc ăn chay. Ăn chay là tạo phúc, bớt nghiệp, và đừng vì miếng ăn mà kết tạo nên ác nghiệp.

Ẩm thực là nhu cầu cơ bản của sự sống, nhất định không thể thiếu nhưng đừng vì miếng ăn mà tạo ác nghiệp. Sát sinh là một trong những nghiệp ác hàng đầu đối với Phật giáo. Chúng sinh bình đẳng mà dùng vũ lực uy hiếp, cướp đoạt tính mạng của loài khác quả thật không phải chuyện tốt lành. Sát sinh không chỉ là tạo nghiệt mà đối với bản thân mình cũng sẽ làm giảm phúc khí, nhất định gánh quả báo.

Vì thế, Phật khuyên chúng sinh nên ăn chay, tránh ăn mặn. Ăn chay không chỉ tạo phúc báo, gieo nghiệp lành mà còn tốt cho sức khỏe, phòng ngừa các bệnh tim mạch và nhiều chứng bệnh hiểm nghèo khác. Những việc hiếu, hỉ, đầy tháng vốn là chuyện tốt, chuyện vui, cần phải chiêu phúc nhưng vì cỗ bàn linh đình nên không những mất phúc mà còn gánh thêm họa.

Phật dạy: Đừng vì miếng ăn mà gieo nên ác nghiệp khổ đến kiếp sau
Mỗi sinh mạng đều quý giá như nhau
Nói đến vấn đề ăn thịt, trong nhiều kinh Đại Thừa, Phật từng giảng rất rõ. Như trong kinh Phạm Võng ghi: “Tất cả thịt đều không nên ăn. Nếu Phật tử cố ăn thịt, vừa thấy liền lánh xa. Bồ-tát không nên ăn thịt chúng sanh, vì ăn thịt có vô lượng tội!”

Còn trong Kinh Lăng Già, Phật giảng: “Ta xem chúng sanh như con, nếu nghe lấy thịt làm thức ăn, cũng chẳng tùy hỉ, huống nữa là tự ăn. Đại Huệ, tất cả các loại ngũ tân: hành, hẹ, tỏi, nén…thường xông hơi xú uế bất tịnh, làm chướng Thánh đạo, chướng cả chỗ trú thanh tịnh của trời, người, thế gian….huống chi là cõi Tịnh của Chư Phật? Rượu cũng thế, hay làm chướng thánh đạo, gây tổn thiện nghiệp, thường khiến sinh nhiều lỗi….Đại Huệ! Thế nên người hành Thánh đạo thì các thứ đồ mặn, rượu, thịt, hành, tỏi… tanh hôi đều chẳng nên dùng.”

Người sống trên đời vốn phúc báo đã không đủ, vậy hà cớ gì mà còn tạo thêm ác nghiệp vì miếng ăn. Ăn thêm một miếng là ác nghiệp dày thêm một phần. Hơn thế nữa, có những người còn hành động dã man, cư xử thiếu nhân văn như ăn sống nuốt tươi, săn bắt thú rừng,… để thỏa mãn nhu cầu ăn uống mà không biết rằng, những việc ấy sẽ khiến bạn phải gánh quả báo sau này.

Hiện nay, việc ăn chay đã không còn khó khăn khi có rất nhiều loại thực phẩm tươi ngon, phong phú, đa dạng cùng với cách chế biến những món chay hết sức thơm ngon, dễ làm. Đây là điều kiện thuận lợi để những người vốn ăn mặn có thể từ từ làm quen với việc ăn chay. Nếu chưa quen thuộc, có thể chưa ăn chay trường ngay mà ăn chay theo kì như ngày Rằm, mùng 1, các tuần chay.

Phật dạy: Đừng vì miếng ăn mà gieo nên ác nghiệp khổ đến kiếp sau
Học Phật, tâm Phật và đừng gieo nghiệp ác cho muôn đời sau
Ăn chay tạo phúc, ăn chay trừ ác nghiệp, vừa tốt cho sức khỏe lại có thiện tâm thiện báo. Nếu khó khăn trong việc ăn chay, thì ít nhất, cũng tự sửa đổi bản thân trong thói quen ẩm thực, giảm mặn, thâm chay, không ăn thịt động vật hoang dã, các loài động vật quý hiếm hay có những hành động dã man.

Người sống trên đời, chỉ có phúc hơn là tốt, thiện hơn là hay chứ đừng vì niềm vui nhất thời mà ác nghiệp chồng chất. Hãy ăn sao cho tâm thiện, thân thiện, cuộc đời thanh thản.

Vì vậy cho nên, chúng ta cần nên tỉnh thức mà kịp thời sám hối, phát nguyện phóng sinh để đền trả túc trái tiền khiên từ đời này và từ muôn đời trước, một việc làm cấp thiết chẳng được hững hờ. Phần nhiều các Kinh điển, chư Phật đều luôn luôn khuyến tấn hàng đệ tử phát nguyện phóng chư sinh lọai để trả nợ oan gia, giải thù liễu óan để tăng trưởng được Bồ đề tâm mà tiến tu trên con đường Thánh đạo. Kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức dạy rằng: “ Phóng chư Sinh mạng, Bịnh đắc trừ dũ. Chúng nạn giải thóat, Phóng sinh tu phước, linh độ khổ ách, bất tao chúng nạn” Có nghĩa rằng: Phóng các lòai chúng sinh thì mọi bịnh đều trừ được, các tai nạn đều tiêu tan, nhẫn đến người quá vãng cũng được thóat ly đường khổ không còn vướng vào các ác nạn.

Vì sao tu thiền định?

Vì sao tu thiền định?

Đăng lúc: 09:21 - 10/06/2016

Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.

HT Thanh Tu.JPG
HT.Thích Thanh Từ

Chúng ta tu thiền định là tu thế nào? Nhiều vị không hiểu nói người mới tu thiền phải quán hơi thở tức là sổ tức. Sổ tức là đếm số, hít vô cùng đếm một, thở ra sạch đếm hai, đếm tới mười bỏ, rồi đếm trở lại một. Cứ như vậy đếm hoài cả buổi có lợi ích gì đâu, mầu nhiệm gì đâu?

Chúng ta thử đặt lại vấn đề, tại sao đếm hơi thở? Vì muốn dừng tâm lăng xăng. Hít vô nhớ mình hít vô tới đâu, thở ra nhớ mình thở ra tới đâu, rồi nhớ số nữa. Bắt nhớ như thế để tâm quên chạy theo vọng tưởng. Dừng được tâm này là định nên nói thiền định. Thiền định là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Tĩnh lự, nghĩa là lặng cái suy nghĩ lăng xăng, chớ không gì lạ.
Qua giai đoạn đếm hơi thở rồi đến giai đoạn theo hơi thở. Khi ta chú tâm đếm hơi thở, tâm không chạy bậy, lần lần thuần thục ta bỏ đếm, chỉ theo hơi thở thôi. Nghĩa là hít vô tới đâu biết, thở ra tới đâu biết. Theo dõi như người thiếu nợ trốn chủ, bất thần chủ nợ tìm gặp, nên theo sát lưng không bỏ. Tu cũng vậy, ban đầu đếm hơi thở, sau đó theo hơi thở thật khít khao để tâm không tán loạn. Đó là phương tiện buổi đầu của người tập tu thiền.

Kế đến chúng tôi hướng dẫn hành giả tu thiền, khi niệm dấy khởi lên biết nó là hư dối, bỏ. Bởi vì khởi nghĩ không thật, mà mê theo nó thì thành thật. Như giận người A, khi dấy niệm giận mình theo niệm đó phát nổi hung hăng, muốn chửi đánh người ta, thành ra tạo nghiệp. Nếu vừa nhớ tới A liền bỏ không nghĩ, thì đâu còn tức mà muốn đánh chửi người ta. Manh mối ban đầu vừa mọc mầm liền thấy, chỉ mặt nó thì nó dừng lại nhẹ nhàng.

Tọa thiền dùng trí thấy thẳng để dẹp vọng tưởng. Đó là thấy ngay lẽ thật, không mượn phương tiện. Thiền tông dạy trực chỉ nhân tâm tức chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật là nhận ra bản tánh của mình thì thành Phật. Chỉ thẳng tâm người là tâm lăng xăng, tâm điên đảo đó. Nó vừa dấy lên, chỉ mặt rầy thì nó lặng. Cho tới bao giờ tâm ấy hoàn toàn lặng hết thì tánh Phật hiện ra. Tánh Phật là Pháp thân. Người tu thiền đặt trí tuệ lên hàng đầu. Nhìn thẳng thấy rõ ràng, không để vọng tưởng lừa gạt. Nó rủ đi đâu là chặn liền, không cho nó dụ dỗ.

Phật tử bây giờ có bệnh, mình tu thích hợp với pháp này liền chê pháp của người khác, khen pháp của mình. Do đó tâm lăng xăng càng tăng trưởng chớ không giảm. Như vậy đâu phải tu. Tu là để giảm suy nghĩ lăng xăng, rối bời, mà mình tu càng ngày càng tăng là không đúng rồi. Cho nên thấy người tu niệm Phật, ta hoan hỷ nói “Chị tu niệm Phật tốt. Ráng niệm cho nhất tâm”. Thấy người tu trì chú, nói “Anh tu trì chú tốt. Ráng trì cho tới tam mật”. Thấy người tu thiền, nói “Anh tu thiền tốt. Ráng ngồi thiền cho được định”. Như vậy ai cũng tốt hết.

Người biết tu phải hiểu cho thấu đáo để không hờn phiền những người đồng đạo. Nếu không khéo sẽ dẫn tới tình trạng người này trách người kia, người kia phiền người nọ. Chính huynh đệ trong đạo chỉ trích nhau hoài, không hòa thuận nói gì tu hành. Bởi vậy tất cả chúng ta phải hiểu rõ điều này.

Tại sao Phật dạy chúng ta phải dẹp cái nghĩ lăng xăng lộn xộn của mình? Những ý nghĩ quấy dẹp thì phải, nhưng ý nghĩ phải tại sao cũng dẹp? Nếu nghĩ xấu sai, ta sẽ nói làm theo nghiệp ác. Nếu nghĩ tốt dĩ nhiên ta nói làm theo nghiệp lành. Như vậy nghiệp lành, nghiệp ác từ ý nghĩ mà ra. Nghiệp ác thì đọa vào đường dữ, nghiệp lành thì sanh về cõi lành. Nhưng dù lành hay dữ cũng còn trong dòng trầm luân sanh tử, còn trở đi trở lại mãi trong ba cõi là còn khổ.

Tại sao nghiệp lành vẫn không giải thoát? Vì nghiệp lành thì sanh cõi lành, như được làm người sung sướng. Nhưng mấy chục năm hưởng hết phước rồi cũng chết. Hoặc sanh lên cõi Trời, ở cảnh cao sang muốn gì được nấy, nhưng hết phước cũng đọa xuống trở lại. Lên lên xuống xuống không có ngày cùng. Chỉ có ra khỏi dòng sanh tử mới được giải thoát, hết khổ đau. Bây giờ nếu chúng ta tu tới nhất tâm, không còn nghĩ thiện nghĩ ác thì đi đâu? Hết nghĩ thì hết nghiệp, hết nghiệp là hết sanh tử, đó là giải thoát. Chỗ cứu kính chân thật Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy là cái sáng suốt, bất sanh bất diệt nên gọi là Niết-bàn, vô sanh. Không có sanh lấy gì có tử.

Đức Phật vì thương chúng sanh mê lầm đuổi theo hư ảo cho là mình, rồi cả ngày sống trong cái hư ảo đó, chịu vô lượng khổ đau. Đã sống trong hư ảo thì dù làm việc tốt cũng chưa hẳn là tốt. Ví như có hai nhóm đi làm từ thiện. Nhóm A được nhiều người hoan nghênh, nhóm B cũng làm từ thiện nhưng lại bị nhiều người chỉ trích. Vậy nhóm B có vui nhìn nhóm A không? Bị thua thì giận rồi, mặc dù giận vì làm việc thiện.

Bởi vậy nói tâm của chúng ta không chân thật. Vì nó hư ảo nên biến chuyển luôn. Do đó nhiều người lúc nhỏ rất hiền lành, nhưng lớn lên bị ngoại duyên không tốt tác động lâu ngày trở thành hung dữ. Ngược lại, người lúc nhỏ hung dữ nhưng lớn lên nhờ gần gũi duyên tốt nên trở lại hiền lành. Tâm ta luôn đổi thay, không đứng một chỗ. Gặp môi trường tốt, thầy tốt, bạn tốt thì tốt theo, gặp môi trường xấu, thầy xấu, bạn xấu thì xấu theo. Tâm đó tùy thuộc ngoại cảnh chớ không tự làm chủ được. Vậy mà tất cả chúng ta đều đuổi theo nhận nó là mình, thử hỏi có đáng buồn không?

Nếu chúng ta không nhận những suy nghĩ lăng xăng lộn xộn đó là tâm mình, thì dù ở chung cả trăm ngàn người cũng không có chuyện cãi vã, nói gì đánh đập nhau. Sở dĩ chúng ta ở chung có chuyện này, chuyện kia là vì không đồng ý nhau. Mỗi người đều cho cái suy nghĩ là đúng, là tâm mình nên rồi hơn thua, phải quấy, oán thù đủ chuyện. Nuôi tâm ấy như nuôi kẻ cướp trong nhà, do đó Phật nói “Nhận giặc làm con”. Vì nhận giặc làm con nên nghe lời nó, không chịu bỏ nó. Đã vậy thì đời ta cứ đi trong trầm luân đau khổ không có ngày cùng.

Muốn ra khỏi dòng sanh tử không gì hơn là lặng được chú tạo nghiệp đó. Nghĩa là đừng nhận nó làm con nữa, đuổi nó ra khỏi nhà. Dễ quá, nó không phải là con mình thì đuổi đi. Nhưng khổ nỗi ta lại thương nó, không chịu đuổi. Khi thấy chúng sanh mê lầm như vậy, Đức Phật có thương không? Có. Chúng sanh đang lặn hụp giữa biển cả mênh mông, Ngài đưa tay xuống chờ mình ngóc đầu dậy thì kéo liền. Nhưng chúng sanh cứ mải miết lặn hụp không chịu đưa tay cho Ngài kéo.

Mỗi một ngày hết mười hai tiếng chúng ta chạy theo cái hư giả, chỉ còn một hai tiếng trở về cái thật, nên ráng buông xả cho các vọng tưởng lặng xuống, giành quyền làm chủ phần nào. Nếu không mình cứ bị nó làm chủ hoài. Ngày nào ta giảm bớt được hơn thua, phải quấy thì ngày đó an vui. Ngược lại, nếu cứ để nó lôi dẫn chạy ngược chạy xuôi, khi nhắm mắt chắc chắn phải luân hồi sanh tử.

Phật tử tu mà không hiểu, cứ ỷ lại vào thầy. Tháng nào cũng đi chùa cúng thầy một ít, chừng nào nhắm mắt mời thầy tới độ cho về Cực Lạc, khỏe ru. Tu như vậy thì oan cho đạo Phật quá. Quý vị phải nhớ chúng ta lo cho Tam bảo, để việc giáo hóa mọi người thức tỉnh được trường tồn, được phát triển. Muốn thế bản thân mình phải tu, rồi tạo điều kiện hỗ trợ Tam bảo tồn tại lâu dài nơi thế gian, đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Hôm nay tôi nhắc những điều thiết yếu cho tất cả quý Phật tử biết, ứng dụng tu đúng pháp Phật dạy. Mong tất cả thực hành đúng Chánh pháp, đừng vì sự tu mà tạo phân biệt, nuôi lớn phải quấy đối đãi, trái xa với bản ý Phật dạy, cũng là tự vùi lấp sự giác ngộ của mình. Hiểu vậy trên đường tu tôi tin chắc quý vị sẽ tiến, sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.
HT.Thích Thanh Từ

Cảm nghĩ ngày Phật đản 2560 - 2016

Cảm nghĩ ngày Phật đản 2560 - 2016

Đăng lúc: 09:06 - 13/05/2016

Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
Mùa xuân, nay trông như vội vã đi qua “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục...”, thời tiết đã chuyển sang tháng năm (5) đang hắt hiu, nghe ấm dần lên bởi khí trời man man ngọn gió trưa hè ngang qua thềm mây trắng. Trông cái cảnh con người vẫn tất bật lao vào cuộc sống như bao ngày tháng hôm nào, vẫn xôn xao nhập cuộc vào giữa hai chiều ngược xuôi, lên hay xuống, còn hay mất, thất bại hay thành công... như để lo toan, tìm kiếm, đong đo, trang trải những điều gì trong chốn cuộc phù sinh.

Đương lúc thế giới xã hội loài người ngày hôm nay, mỗi lúc càng phát sinh nhiều nỗi bất an, lo âu, và sợ hải trong dòng TRÔI, CHẢY của thời gian đương là nầy... Nào là những cuộc chiến tranh bùng nổ giữa các thế lực vùng Trung Đông, Bắc Phi, Syria, Iaraq, Lybia, Ai Cập, Yemen, Tunisia, Thổ Nhỉ Kỳ, đến khu vực Châu Âu, Ukraina.v.v...cả khu vực Châu Á, Đông Nam Châu Á, cũng không kém phần chú ý cả thế giới về tình hình Biển Đông hiện nay. Nói chung, gần như khắp cả trời Châu lục.

Đồng thời, song song với những sự việc trên, sự đe doạ về sức mạnh từ nơi con người tạo ra các loại võ khí nguyên tử của những nước có thế lực hàng đầu, các loại võ khí sát thương có sức công phá, tàn phá, và tầm xa tối tân hiện đại, các loại tàu chiến, tàu ngầm siêu tốc tung hoành hùng hậu giữa đại dương, các loại cơ giới, các loại phi cơ chiến đấu trang bị đầy đủ phương tiện chiến tranh, phô trương diễu hành lao vút vào không gian bao la vô tận.v.v...

Chưa kể đến nạn đói khát, nạn thất nghiệp, nạn mua bán người, trẻ em, các loại thức ăn, vật dụng tiêu dùng ướp tẫm những chất độc hại... cùng với những hình thức khủng bố, đàn áp, chiếm đoạt, cướp lấy bởi những ý niệm cuồng tín, cực đoan chủ nghĩa, tôn giáo, đảng phái, chủng tộc, đã và đang phát sinh từ sự cuồn nộ của sân tưởng, của hại tưởng, và của tham tưởng, bởi do một số người có quyền lực trong tay, cùng với sự xu hướng theo thế thời, có được chút ít địa vị, lợi danh mọn tạm bợ, để hưởng thụ, thỏa mãn các dục nơi cuộc sống thế gian, hoăc từ những trạng thái bệnh hoạn tâm lý trầm cảm, thất sủng.v.v...

Tất cả đều do tạo tác (nghiệp), và phải bị chi phối của dòng nghiệp lực ấy, một khi đã được nuôi dưỡng, đã được tích tụ nhiều thời gian khi ngang qua cuộc sống. Hay cụ thể hơn, chính là thiếu ý thức bình đẳng, tình thương, thiếu sự tiếp thu nhận và trao phương pháp giáo dục đạo đức, không thấu suốt những phương hại về sau, làm tổn giảm hay mất đi nhân tính, và thăng bằng tâm lý từ bản thân, gia đình, đến cộng đồng xã hội, mà hôm nay chúng ta đã và đang thấy biết những gì trên hành tinh khi con người và muôn vật đang có mặt nầy.

Cùng khi ấy, hiện nay không ít số người, nhóm người, phần nhiều chỉ biết dựa dẫm vào niềm tin cầu nguyện, van xin, nhờ vào sự cứu giúp của những phép lạ thần quyền, để thoả mãn lòng mong cầu cho sở thích lạc thú thường tình ở đời. Đôi khi, trong ấy còn có số người đã khoát lên pháp phục tôn giáo, đóng vai nhẹ tênh với hình thức đời sống phạm hạnh, không có năng lực tu tập, để chuyển hoá thân tâm, tự mình không an trú chánh pháp lạc, không giúp người an trú chánh pháp lạc, rồi vẽ vời những hình thức tín ngưỡng, cầu nguyện, cúng tế, phù phép để chiêu cảm lòng tin v.v... đánh lạc mất phương hướng đạo lộ chánh kiến, chánh pháp giải thoát của đạo Phật hay chư Phật tự ngàn xưa.

Thế nhưng, lại cũng ngay trong thời điểm này “MÙA XUÂN THÁNG VESAK”, thời điểm mà cách nay trên 2560 năm tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, thuộc Cộng Hoà Dân Chủ Liên Bang Nepal ngày nay. Và hiện nay, trên khắp hành tinh nhân loại, đối với hàng tứ chúng đệ tử đức Phật, những người có niềm kính tin chân chính đến với Giáo lý, Tam bảo, vì sự nghiệp truyền đăng giáo nghĩa của bậc đạo sư tối thượng, có học hiểu pháp học, có thực tập các pháp hành từ lời dạy đầu tiên, do đức Phật tuyên thuyết trong thế gian, như một thông điệp về Bốn Diệu Thánh Đế, “vì Đức Như Lai đến đây chỉ là bậc đạo sư”. Nên tự mình biết điều phục thân tâm, giúp người biết điều phục thân tâm, và như lời Phật đã dạy :

“Người trị thuỷ dẫn nước
Kẻ làm tên nắn tên
Người thợ mộc uốn gỗ
Bậc trí nhiếp tự thân.” (trích kinh Pháp Cú - 80).


Như vậy, con người dù ít nhiều có khơi dậy mầm chủng tánh Từ bi, Bình đẳng, thường tìm lại chính mình, cũng sẽ đem lại bình an cho thế giới loài người, mà còn làm cho bầu dưỡng khí của hành tinh thêm trong sạch, tươi mát hơn, không bị ô nhiễm, không làm tổn giảm môi sinh, môi trường sinh thái, các dòng sông không bị chết, các vùng đất không bị chết, con người có những tư duy hiền thiện, trong xanh... không gây oan trái để phải thêm tội, thêm thù, không tạo tác các việc làm ác quấy, mê lầm theo các loại kiến hoặc, kiến kiết phược, kiến kiết sử, kiến trù lâm.v.v… để phải chịu quả báo trả vay khổ luỵ, tàn hại, nhiệt não, để rồi phải theo dòng TRÔI - CHẢY trong cuộc hành trình sinh tử.

Một điều khác nữa, bậc đạo sư cũng thường giúp cho chúng ta dễ phát hiện, dễ phản tỉnh, dễ cảm nhận nguồn tâm lý chính nơi tự thân, để từ đó chúng ta có sự quán chiếu, nhận ra những cảm giác về thân, về các thọ, và tâm của người khác hay cả chúng sinh, như:

“Mọi người sợ hình phạt
Mọi người sợ tử vong
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết” (trích kinh Pháp Cú - 129).

Vì thế, trước đây, hiện nay, và cho đến tận mai sau, với bao nguồn sinh lực dồi dào trong sáng, hướng thiện của hằng triệu triệu tâm hồn nhân loại luôn ngưỡng vọng, tôn kính đến ngày thị hiện vào đời của Đức Từ Phụ (Thích Ca Mâu Ni), vẫn thường trụ trong sáng, rực sáng với đại nguyện Bi - Trí - Dũng, như lời tán thán:

“...Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama !... Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy được sắc...” Kinh Trung Bộ I, bài số 4.

Không nhằm ngoài mục đích hướng dẫn, tiếp độ chúng sinh, chư thiên và loài người trên 2500 năm trước đây, cho đến tận bây giờ và miên viễn mai sau. Vẫn luôn phát khởi nguồn năng lực Bồ đề, thành kính và tu tập, gieo và kết nối hạt Từ tâm, cùng tu tập Pháp của bậc Thánh, để cùng vượt thoát mọi khổ ách, đạt đến an lạc tối thượng, hầu chấm dứt dòng TRÔI - CHẢY trong vòng luân hồi theo sáu đường, ba cõi, hay ít nhiều cũng được tịnh trú lạc pháp của bậc Thánh nơi thế giới vô thường, sinh diệt này, bằng một ý niệm nghĩa cử trong mỗi chúng ta, rằng:

Sự xuất hiện của đức Phật như một thông điệp TÌNH THƯƠNG - BÌNH ĐẲNG - TRÍ TUỆ - HÒA BÌNH cho nhân sinh và vũ trụ.

Atlanta, Phật đản 2560 – 2016.
Mặc Phương Tử

Tâm ta, tâm người

Tâm ta, tâm người

Đăng lúc: 18:35 - 13/07/2015

Người xưa rất hay, nói hơi bị thừa...- “tiên trách kỷ hệu trách nhân”, đừng vội vàng chụp mũ người, hãy soi lại bản thân mình, nói kiểu bây giờ: không được chủ quan. Nhân sinh thường gặp nhau ở chỗ: nhìn người thì rõ, nhìn mình thì...không rõ, thấy lỗi người thì dễ, lỗi ta thì…Đặc điểm này phổ biến lắm. Tâm ta tâm người có sự sai biệt là chuyện thường tình.
Tôi “mê” nữ Nhà văn nọ từ lúc cô chập chững bước chân lên văn đàn với những tác phẩm nhỏ đầu tay. Dõi theo ngòi bút nữ nhân tài hoa ấy, đến khi cô viết được chừng ..vài chục đầu sách, thì gặp.

Trong một dịp tình cờ, bắt tay người nữ thâm trầm, trẻ tuổi, có đôi mắt tinh anh, tôi ngỡ ngàng biết đấy là thần tượng của mình, nữ văn sĩ X. Vài câu nói xã giao. Lần thứ hai gặp trong một dịp, cũng tình cờ, nhận ra nhau, tôi chủ động chào và được “thưởng” một nụ cười biết nói. Và, với riêng tôi, như thế đã là...trực quan sinh động lắm rồi, sau khi đã đọc không sót đầu sách nào của cô văn sĩ ấy, thêm cả những sáng tác mới chỉ được giới thiệu trên báo. Văn chương, tâm hồn, nhân dáng nữ nhân tài hoa ấy, với tôi, rất hài hòa, mười phân ít ra vẹn…chín. Nếu cô ấy lập một câu lạc bộ những người hâm mộ ắt tên tôi ở hàng đầu vì sự ngưỡng mộ. Nhưng đấy chỉ là tâm tôi thôi.


Gáo nước lạnh đầu tiên tôi nhận được khi giao lưu văn nghệ tại một tòa soạn lớn, anh bạn biên tập là con mọt sách thứ thiệt đã không hề tế nhị (mà chắc chi anh biết tôi là fan của cô văn sĩ nọ?), nói thẳng: Bà đó viết không hay! Tôi bị sốc nặng, nín thinh. Bắt đầu có những suy nghĩ “tại sao” … Chú gần nhà, học ít song mê văn, mượn sách của tôi (tác phẩm của cô văn sĩ nọ) đọc miết, rồi buông một câu còn đau hơn: tao thấy cũng thường thôi! Chẳng thà chú đánh tôi còn dễ chịu hơn. Chưa hết đâu, lần nọ đi mua thuốc tây ở hiệu dược quen, cô dược sĩ trẻ măng mang kính trắng, đang lúc rảnh rỗi, bắt chuyện văn chương với tôi, và khi nghe tôi nhắc đến thần tượng, nữ văn sĩ X, cô gái xinh đẹp ấy đã đánh đòn đau điếng: nhà văn X là ai? Trời ạ, sao lại thế?

Bây giờ tôi ngộ rồi: cuộc sống là tập hợp những cá thể rất khác nhau, sự sai biệt tư tưởng là được nhiên, không có gì lạ. chẳng riêng gì chuyện văn chương, món rất chi trừu tượng, sự khác biệt thấy ở mọi nơi mọi lúc với đủ các đối tượng: chính trị, văn hóa, thể thao, ẩm thực… Người ta tranh luận, cãi vã, bất đồng...xoay quanh nhận thức về một đối bóng, một khuynh hướng, một giọng ca…

Có những cuộc tranh luận bất phân thắng bại vì chẳng ai chịu ai, song cũng có những khác biệt dung hòa giải quyết được do người trong cuộc nhận ra khác biệt là bình thường, và đấy rất hay, theo tôi, chính vũ trụ cũng tồn tại hài hòa trong sự khác biệt cơ mà?

Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả độc giả đều chỉ thích đúng một nhà văn duy nhất, hay một giọng ca? Các quán ăn phục vụ độc vị mỗi một món? Chán lắm… Vũ trụ mênh mông bao la với các hành tinh chuyển động với quỹ đạo khác nhau, cấu tạo hành tình cũng khác, và các vệ tinh quay quanh cũng chẳng giống nhau.

Những sự khác biệt ấy tồn tại trong trật tự hài hòa, chân phương, tuyệt mỹ, và nhờ đấy sự sống trên trái đất có nắng ấm, tuyết rơi, bốn mùa xuân hạ thu đông nhịp nhàng.

Trật tự ấy là hoàn mãn đến mức không ai ngốc đến mức đồ bỏ bớt chi tiết này hay chi tiết khác, cũng như bộ máy chiếc đồng hồ tự động, xê dịch một tí sự đo thời gian bị hỏng ngay. Tập hợp các khác biệt hợp thành sự hoàn mỹ.

Tâm ta khác tâm người do căn cơ và sự huân tập khác nhau, lòng từ, bi, hỉ, xả..sẽ dung hợp được sự khác biệt thay vì sân si từng câu nói, từng ánh mắt.

Sự thấy biết khác nhau là thường tình do duyên nghiệp và phước báu riêng. Đức Phật giác ngộ mỹ mãn mới thấu suốt lẽ thật, chúng ta phàm phu nhìn nhận sự vật hiện tượng tương đối là chuyện có gì phải bàn? Như mặt nước phản chiếu mây bay, trong thêm một chút, mây càng rõ, cố lắng lọc tâm ta cho thấu suốt sự thu cảm sẽ trong sáng hơn, ngày hôm nay thấy tốt hơn hôm qua, ngày mai lại tốt hơn nữa, rồi có ngày sẽ có diễm phúc thấy được lẽ thật, sự thật rốt ráo.

Tôi có duyên nghiệp gì đấy với nhà văn nọ, và rất nhiều người cũng đồng nghiệp như tôi, tìm thấy ở con chữ của cô cái hay cái đẹp, nói thay hồn mình.

Nhưng cũng phải thừa nhận cuộc sống mênh mông, nếu có người không chung nghiệp với ta, thấy con chữ nhà văn ấy lấn cấn chỗ nào đó, không mê, cũng nên cho là thường, đành rằng cũng lao xao buồn, việc gì phải một sống một chết “bảo vệ” nhà văn ấy, thực ra, dưới góc nhìn của đức Phật, - đấy là bảo vệ cái tâm ích kỷ của ta mà thôi, thỏa mãn tâm lý “cái gì mình cũng đúng”.

Rồi đến khi ngộ ra, biết rằng chính tâm ta cũng giả nốt, có đâu mà chấp.

Vậy thôi.

Nguyễn Thành CôngNgười xưa rất hay, nói hơi bị thừa...- “tiên trách kỷ hệu trách nhân”, đừng vội vàng chụp mũ người, hãy soi lại bản thân mình, nói kiểu bây giờ: không được chủ quan. Nhân sinh thường gặp nhau ở chỗ: nhìn người thì rõ, nhìn mình thì...không rõ, thấy lỗi người thì dễ, lỗi ta thì…Đặc điểm này phổ biến lắm. Tâm ta tâm người có sự sai biệt là chuyện thường tình.
Tôi “mê” nữ Nhà văn nọ từ lúc cô chập chững bước chân lên văn đàn với những tác phẩm nhỏ đầu tay. Dõi theo ngòi bút nữ nhân tài hoa ấy, đến khi cô viết được chừng ..vài chục đầu sách, thì gặp.

Trong một dịp tình cờ, bắt tay người nữ thâm trầm, trẻ tuổi, có đôi mắt tinh anh, tôi ngỡ ngàng biết đấy là thần tượng của mình, nữ văn sĩ X. Vài câu nói xã giao. Lần thứ hai gặp trong một dịp, cũng tình cờ, nhận ra nhau, tôi chủ động chào và được “thưởng” một nụ cười biết nói. Và, với riêng tôi, như thế đã là...trực quan sinh động lắm rồi, sau khi đã đọc không sót đầu sách nào của cô văn sĩ ấy, thêm cả những sáng tác mới chỉ được giới thiệu trên báo. Văn chương, tâm hồn, nhân dáng nữ nhân tài hoa ấy, với tôi, rất hài hòa, mười phân ít ra vẹn…chín. Nếu cô ấy lập một câu lạc bộ những người hâm mộ ắt tên tôi ở hàng đầu vì sự ngưỡng mộ. Nhưng đấy chỉ là tâm tôi thôi.


Gáo nước lạnh đầu tiên tôi nhận được khi giao lưu văn nghệ tại một tòa soạn lớn, anh bạn biên tập là con mọt sách thứ thiệt đã không hề tế nhị (mà chắc chi anh biết tôi là fan của cô văn sĩ nọ?), nói thẳng: Bà đó viết không hay! Tôi bị sốc nặng, nín thinh. Bắt đầu có những suy nghĩ “tại sao” … Chú gần nhà, học ít song mê văn, mượn sách của tôi (tác phẩm của cô văn sĩ nọ) đọc miết, rồi buông một câu còn đau hơn: tao thấy cũng thường thôi! Chẳng thà chú đánh tôi còn dễ chịu hơn. Chưa hết đâu, lần nọ đi mua thuốc tây ở hiệu dược quen, cô dược sĩ trẻ măng mang kính trắng, đang lúc rảnh rỗi, bắt chuyện văn chương với tôi, và khi nghe tôi nhắc đến thần tượng, nữ văn sĩ X, cô gái xinh đẹp ấy đã đánh đòn đau điếng: nhà văn X là ai? Trời ạ, sao lại thế?

Bây giờ tôi ngộ rồi: cuộc sống là tập hợp những cá thể rất khác nhau, sự sai biệt tư tưởng là được nhiên, không có gì lạ. chẳng riêng gì chuyện văn chương, món rất chi trừu tượng, sự khác biệt thấy ở mọi nơi mọi lúc với đủ các đối tượng: chính trị, văn hóa, thể thao, ẩm thực… Người ta tranh luận, cãi vã, bất đồng...xoay quanh nhận thức về một đối bóng, một khuynh hướng, một giọng ca…

Có những cuộc tranh luận bất phân thắng bại vì chẳng ai chịu ai, song cũng có những khác biệt dung hòa giải quyết được do người trong cuộc nhận ra khác biệt là bình thường, và đấy rất hay, theo tôi, chính vũ trụ cũng tồn tại hài hòa trong sự khác biệt cơ mà?

Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả độc giả đều chỉ thích đúng một nhà văn duy nhất, hay một giọng ca? Các quán ăn phục vụ độc vị mỗi một món? Chán lắm… Vũ trụ mênh mông bao la với các hành tinh chuyển động với quỹ đạo khác nhau, cấu tạo hành tình cũng khác, và các vệ tinh quay quanh cũng chẳng giống nhau.

Những sự khác biệt ấy tồn tại trong trật tự hài hòa, chân phương, tuyệt mỹ, và nhờ đấy sự sống trên trái đất có nắng ấm, tuyết rơi, bốn mùa xuân hạ thu đông nhịp nhàng.

Trật tự ấy là hoàn mãn đến mức không ai ngốc đến mức đồ bỏ bớt chi tiết này hay chi tiết khác, cũng như bộ máy chiếc đồng hồ tự động, xê dịch một tí sự đo thời gian bị hỏng ngay. Tập hợp các khác biệt hợp thành sự hoàn mỹ.

Tâm ta khác tâm người do căn cơ và sự huân tập khác nhau, lòng từ, bi, hỉ, xả..sẽ dung hợp được sự khác biệt thay vì sân si từng câu nói, từng ánh mắt.

Sự thấy biết khác nhau là thường tình do duyên nghiệp và phước báu riêng. Đức Phật giác ngộ mỹ mãn mới thấu suốt lẽ thật, chúng ta phàm phu nhìn nhận sự vật hiện tượng tương đối là chuyện có gì phải bàn? Như mặt nước phản chiếu mây bay, trong thêm một chút, mây càng rõ, cố lắng lọc tâm ta cho thấu suốt sự thu cảm sẽ trong sáng hơn, ngày hôm nay thấy tốt hơn hôm qua, ngày mai lại tốt hơn nữa, rồi có ngày sẽ có diễm phúc thấy được lẽ thật, sự thật rốt ráo.

Tôi có duyên nghiệp gì đấy với nhà văn nọ, và rất nhiều người cũng đồng nghiệp như tôi, tìm thấy ở con chữ của cô cái hay cái đẹp, nói thay hồn mình.

Nhưng cũng phải thừa nhận cuộc sống mênh mông, nếu có người không chung nghiệp với ta, thấy con chữ nhà văn ấy lấn cấn chỗ nào đó, không mê, cũng nên cho là thường, đành rằng cũng lao xao buồn, việc gì phải một sống một chết “bảo vệ” nhà văn ấy, thực ra, dưới góc nhìn của đức Phật, - đấy là bảo vệ cái tâm ích kỷ của ta mà thôi, thỏa mãn tâm lý “cái gì mình cũng đúng”.

Rồi đến khi ngộ ra, biết rằng chính tâm ta cũng giả nốt, có đâu mà chấp.

Vậy thôi.

Nguyễn Thành Công

Nói lời hay, giữ lòng tốt

Nói lời hay, giữ lòng tốt

Đăng lúc: 20:41 - 25/06/2015

Tục ngữ có câu “họa từ miệng ra”, nói năng tùy tiện làm tổn thương người khác để lại vết thương lòng còn khó lành hơn cả vết thương do dao cắt.


Phật giáo có nói đến “vọng ngữ”, lời nói ngon ngọt, ton hót nịnh bợ người khác, điểm tô câu chữ hay nói lời kích bác, nhục mạ, châm chọc cho đến việc xui khiến người khác phạm tội đều gọi chung là tội vọng ngữ. Nói chung mọi lời nói khiến mình phiền não, tổn thương người khác đều là vọng ngữ.

Phạm vi ý nghĩa của “vọng ngữ” rất rộng, tuy nhiên có thể chia thành bốn loại gồm: vọng ngôn (nói lời không thực), ỷ ngữ (nói lời thêu dệt, ngôn từ hoa lệ, không đúng sự thật), lưỡng thiệt (nói hai lưỡi), và ác khẩu (nói lời thô ác).

Vọng ngôn nghĩa là nói dối, rắp tâm hại người. Ỷ ngữ là nói lời thêu dệt, thêm hoa thêm lá; lưỡng thiệt là cách nói gây li gián, đến người này nói người nọ, đến người nọ nói người này khiến họ trở thành thù địch; ác khẩu là nói lời thô thiển, xấu ác mắng chửi, làm tổn thương người khác.

Thực ra chỉ có bậc thánh mới hoàn toàn không phạm phải lỗi này, còn lại ai cũng đã phạm, từng phạm không ít thì nhiều, thậm chí là trẻ nhỏ hồn nhiên ngây thơ cũng không tránh được. Ví dụ khi bố hỏi con “con yêu ai nhất?” nếu đứa bé nhanh nhẹn, thông minh liền trả lời “con yêu bố nhất”. Khi mẹ cậu bé hỏi, cậu cũng sẽ nói “con yêu mẹ nhất”. Để lấy lòng bố mẹ, cậu bé biết cách trả lời theo cũng xem là tội vọng ngữ.

Có lúc bạn bè thân thuộc hỏi “cậu yêu ai” thì cậu sẽ trả lời cho trọn vẹn cả đôi đường là “tôi yêu bố và mẹ”. Nhưng nếu tiếp tục hỏi “trong hai người cậu yêu ai nhất?” sẽ trở thành câu hỏi khó cho cậu bé. Chúng ta không nên hỏi các em như thế, không những bất công mà còn làm cho trẻ hiểu lầm. Từ đó chúng ta thấy, từ nhỏ mọi người đã bị tiêm nhiễm thói nói không thật lòng. Tuy vô hại nhưng khi lớn lên, nó kết hợp với tham muốn tư lợi rất có thể thói quen xấu đó sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho người đó phạm tội.

Trong việc làm ăn kinh doanh, nhiều người cho rằng nếu không biết nói phô trương, khoe khoang về sản phẩm của mình thì sẽ khó bán nên họ thường giới thiệu như: “Sản phẩm của công ty tôi đặt chất lượng lên hàng đầu, có thể bán lỗ hoặc ngang vốn để lấy chữ tín của khách hàng, nếu không mua nhất định bạn sẽ hối hận” nhưng thực tế là họ thu lợi rất lớn. Đây là một trong những cách nói thiếu thành thực, bất chính và đấy chính là vọng ngữ.

Thực ra chỉ cần tiền ứng với hàng hóa là được, làm ăn buôn bán không nhất thiết phải nói dối.

Tôi có người bạn làm kinh doanh đã nhiều năm, ông tiết lộ bí mật thành công là, khi nói chuyện với bất kì khách hàng nào ông đều thành tâm thành ý, nói lời chân thực, cho đối phương biết rõ lập trường của mình. Ông nói, ngoài chi phí nguyên vật liệu và các khoản cần chi khác để hoàn thành sản phẩm, ông nhất định cần thu thêm một khoản tiền lãi hợp lí. Ông cho rằng, chỉ cần đảm bảo doanh thu cần thiết của người bỏ vốn kinh doanh, ông không thích kiếm lời bằng cách nâng cao giá thành sản phẩm, kiếm lời bằng bất kỳ giá nào. Thế cho nên làm ăn kinh doanh cũng không nhất định phải nói dối. Bí quyết thành công lâu dài là “tiền nào của nấy” để tùy ý khách hàng chọn sản phẩm theo túi tiền, cần giữ chữ tín, đó là đạo đức nghề nghiệp, đạo đức trên thương trường.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không những cần thực hiện “không nói dối”, “không nói lời thêu dệt”, “không nói hai lưỡi”, “không nói lời thô ác” mà còn phải tập nói lời chân thật, nói lời tôn trọng, nói lời khuyến khích khen ngợi, nói lời an ủi người khác. Nếu bạn tịnh hóa lời nói của mình, nhất định cuộc sống của bạn sẽ tránh được lời đồn đại, thị phi.

HT. Thánh Nghiêm

grab14345062184 Copy 298568082

Nepal: đang khắc phục Chùa Tháp Swayambhunath sau trận động đất

Đăng lúc: 19:21 - 17/06/2015

Một trong những ngôi Cổ tự và Bảo tháp được tôn kính và linh thiêng nhất ở Nepal đã bị thiệt hại trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Những nhà Bảo tồn hy vọng sẽ khắc phục Bảo Tháp trước mùa mưa.
Chùa Tháp Swayambhunath còn được gọi là chùa Khỉ (bởi nơi đây có nhiều khỉ cư trú, đặc biệt là ban đêm), ngôi Cổ tự tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi rặng cây xanh ở phía Tây thung lũng Kathmandu, nơi thu hút du khách thập phương hành hương trãi qua 1.400 năm qua. Đỉnh Bảo Tháp cao vút với sắc huỳnh kim lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, hòa lẫn bầu trời mây bay bãng lãng, từ xa xa đã dễ dàng nhìn thấy.

Chùa Tháp Swayambhunath được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu, chia sẻ rằng: “Bảo Tháp Swayambhunath đã bị ảnh hưởng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Chúng ta phải khẩn trương khắc phục những vết của Bảo Tháp trước mùa mưa”.

Dân Nepal và người nước ngoài cùng làm công việc dọn dẹp các mảnh vỡ của Thánh tích này sau trọng động đất vào ngày 25/04/2015 đã cướp đi hơn 8.500 người, bị thương 23.000 người và hàng trăm nghìn người vô gia cư, đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Các trận động đất kinh hoàng đã tàn phá các di sản cổ xưa của Nepal, đây là trung tâm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của nhiều người dân địa phương, bởi Thánh tích này là một hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, một nơi thu ngoại tệ, góp ngân sách cho địa phương.

Theo tài liệu của UNESCO, hơn 30 di tích trong thung lũng Kathmandu đã bị thiệt hại trong trận động đất, và đã phát hiện thêm 120 di tích khác bị một phần thiệt hại.

Ông Christian Manhart, Giám đốc UNESCO tại Kathmandu và đồng nghiệp ước tính sẽ mất ít nhất $ 160,000,000 để sửa chữa và khôi phục 1.000 di tích bị hư hỏng, và bị phá hủy bao gồm Tu viện, Đền miếu công trình văn hóa lịch sử trên khắp cả nước. Đối với quốc gia đa Tôn giáo sắc tộc này, việc phục dựng lại là một ưu tiên đặc biệt.

Ông David Andolfatto, Nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật, một chuyên gia tư vấn của UNESCO, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm kê các di tích di sản làm từ đá, đất nung và cất giữ tạm trong ngôi Cổ Tự. Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn để chúng không bị cướp đi.

Bình nhật mỗi buổi sáng cư dân địa phương và du khách hành hương đi nhiễu quanh Đại bảo tháp Swayambhu, nhưng bây giờ họ không thể đến Thánh tích này được bởi không an toàn”.

Sau trận động đất, Ông David Andolfatto vội vã ra đường, nhảy vọt lên xe đạp của mình để đi kiểm tra Bảo tháp Swayambhu, nằm ở phía tây của thành phố Kathmandu. Ông đã dành thời gian quý báu của mình cho việc bảo vệ Thánh tích này cho đến hôm nay.

Cùng với việc khắc phục sửa chữa các vết nứt của Bảo Tháp, Ông là người nỗ lực giám sát những bích họa có nguy cơ mất dạng tại một ngôi Cổ tự nhỏ có tên là Shantipur. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận với chư tôn đức Phật giáo địa phương, và chỉ có các vị Giáo phẩm Phật giáo mới hiểu rõ được những chi tiết nơi tôn nghiêm bên trong ngôi Cổ tự nhỏ này.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu nói: “Trong trận động đất kinh hoàng vừa qua, tại Trung tâm Thủ đô, Bảo tàng Hanuman Dhoka Palace cũng chịu chung số phận trong tình trạng thảm khốc. Các bức tường và mái nhà bị rã tan.

Quân đội và các công nhân đang bảo vệ các địa điểm di tích, họ đang củng cố các bức tường và việc tìm kiếm các bộ phận khác của để bảo vệ trước khi cơn mưa đến.

Theo UNESCO đánh giá thiệt hại của trận động đất được tập trung ở thung lũng Kathmandu, một vị trí đặc biệt trong lịch sử Nam Á. Trong khi Phật giáo Ấn Độ phần lớn bị biến mất vào khoảng thế kỷ 12, nhưng Phật giáo tại Kathmandu vẫn phát triển mạnh (Năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ). Chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử Phật giáo và Ấn Độ giáo tuyệt vời.

Ví dụ, một số Tự viện Phật giáo có khả năng phát triển ở đó và lan rộng khắp châu Á, những truyền thống này vẫn sôi động cho đến khi trận động đất rung chuyển đã lật đổ hàng chục công trình.

Hằng ngày mọi người đến các Tự viện Phật giáo để chiêm bái, sinh hoạt Tín ngưỡng Chánh tín, thưởng thức nghệ thuật kiến trúc, một tách Trà đạo, màu xanh biếc của những ngọn đồi núi xum xuê hùng vĩ. . .

UNESCO và Bộ Văn hóa Nepal đang tập trung vào việc củng cố di tích bị hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ trong mùa mưa sắp tới, mưa kéo dài suốt mùa hè. Sau đó, họ sẽ chuyển sang phục hồi cấu trúc sụp đổ, kể cả nhà lịch sử.

Có những bản vẽ kiến trúc rộng lớn, cung cấp một cơ sở vững chắc để xây dựng lại. May mắn thay, hiện số tài chính quyên góp lên đến 400.000 USD và tổng cộng $ 2.000.000 từ các quốc gia Sri Lanka, Đức, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác”.

Theo chuyên gia Andolfatto tự tin rằng: “Người Nepal sẽ vượt qua những bi kịch và phục hồi di tích lịch sử văn hóa Tôn giáo một cách nhanh chóng bởi nhu cầu tối cần thiết bởi yếu tố tâm linh và về tinh thần dân tộc của họ”.















Thích Vân Phong(Theo Geographic. Ảnh: Niranjan Shrestha)

tải xuống (1)

Chia sẻ về giáo dục Phật giáo ở Malaysia

Đăng lúc: 19:51 - 08/05/2015

Nhiều năm trước, khi tôi ở Hồng Kông, tôi được giới thiệu đến một vị bảo trợ chùa chiền hảo tâm. Bà này đồng ý hiến tặng 4 triệu đô-la Hồng Kông cho một trong những trường cao đẳng Phật giáo quốc tế. Sau khi thực hiện xong việc hiến tặng đó, bà đưa tôi ra sân bay Hồng Kông. Trên đường ra sân bay, bà nói với tôi rằng bà rất buồn vì đã gửi con gái của mình đến học tại một trong những ngôi trường tốt nhất ở Hồng Kông. Tôi nghĩ nhiều người trong quý vị biết rằng hầu hết những ngôi trường tốt, bao gồm những ngôi trường tốt nhất, là do những người Thiên Chúa giáo điều hành, đặc biệt là những người Công giáo, bởi vì họ đã điều hành trường học từ rất lâu. Sau khi con gái của bà học ở trường đó một thời gian, cô bé này không còn muốn theo mẹ đến chùa nữa. Vị thí chủ hảo tâm này thuật lại sự việc cho tôi.

Gần đây, khoảng một tháng trước, tôi viếng thăm Miến Điện. Quý vị biết Miến Điện là một quốc gia rất sùng mộ đạo Phật nhưng bây giờ tôi nhận thấy rằng có nhiều trường quốc tế ở đó mà chúng do người nước ngoài điều hành, có lẽ là những nhà thờ và họ có biểu học phí rất cao. Tuy nhiên, nhiều người Miến Điện vẫn đưa con cái đến những ngôi trường này bởi vì họ muốn sự giáo dục tốt nhất cho con cái của họ.

Tôi đến Miến Điện dịp đó để tham gia hội thảo lần hai của Hiệp hội những trường đại học Phật giáo Theravāda và có một nhóm tham gia về Phật giáo nhập thế. Khi chúng tôi thảo luận về đề tài này, có một sự đồng ý mạnh mẽ rằng chúng ta nên làm gì đó để tránh loại tình huống này tiếp tục. Vì vậy có lẽ chúng ta nên tự hỏi tại sao Phật giáo không thể xây dựng và điều hành những ngôi trường chất lượng.

Tất cả chúng ta biết rằng những người Thiên Chúa giáo đã xây dựng và điều hành những cơ sở giáo dục từ tiểu học cho đến đại học từ rất lâu. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, ở nhiều quốc gia thuộc địa bao gồm cả đất nước chúng ta (Malaysia), những người Thiên Chúa giáo đã tiến hành đẩy mạnh giáo dục và điều hành trường học. Kết quả, ngày nay chúng ta nhìn thấy ở đất nước này, nhiều trường học hàng đầu từ mẫu giáo đến đại học do người Thiên Chúa giáo điều hành.

Tôi nhớ vào buổi gặp mặt giới thiệu ở Kuala Lumpur khi chúng tôi đang lập kế hoạch cho trường cao đẳng này (International Buddhist College), một trong những thính giả Phật tử đã hỏi tôi, “Sao ông muốn xây dựng một trường đại học khác (đại học thứ ba) ở Thái Lan?”. Ông ấy nói rằng ở đó đã có hai trường đại học được nhà nước bảo trợ rồi. Một số trong quý vị biết hai trường đại học này là Đại học Mahamakut và Mahaculalongkorn với phương tiện giảng dạy chính là tiếng Thái.

Vì vậy, khi chúng tôi quyết định thành lập viện Phật giáo quốc tế, chúng tôi quyết định sử dụng một ngôn ngữ quốc tế. Chúng tôi chọn tiếng Anh và sau đó cũng chọn tiếng Trung. Vì đây là câu hỏi đặt ra cho tôi, nên trả lời, tôi đã hỏi vị ấy, “Ông có biết có bao nhiêu trường đại học Thiên Chúa giáo ở Thái Lan không?”. Đây là một quốc gia Phật giáo nhưng thực sự có bảy trường đại học của Thiên Chúa giáo ở đó, và tuy thế chúng ta đang than phiền rằng chúng ta có quá nhiều. Thực ra, nó không chỉ là con số, mà còn là chất lượng…

Hiện giờ, đại học của Công giáo có 20.000 sinh viên. Trong số đó có 2.000 sinh viên nước ngoài và chúng ta không nói đến người Thái gốc Hoa. Chỉ có 1.000 sinh viên đến từ Trung Quốc. Như vậy đây là một đại học tư hàng đầu ở Thái Lan. Trong khi ở Malaysia này, chúng ta có Đại học Hồi giáo Quốc tế (International Islamic University). Đó không phải là đại học duy nhất, mà ở nhiều quốc gia khác theo đạo Hồi ngay cả ở Indonesia, cũng có nhiều đại học như vậy. Tất nhiên ở nhiều quốc gia Trung Đông, họ cũng có nhiều trường đại học. Tất cả những trường đại học này đã sản sinh nên một số lượng hùng hậu những học giả Hồi giáo hàng năm. Như vậy ngay trong việc so sánh với Hồi giáo, chúng ta đã thua xa họ. Đó là để nói rằng chúng ta xúc tiến quá trể và cũng trong khi những tôn giáo khác đang đẩy mạnh giáo dục của họ bằng việc tích cực xây dựng các trường đại học, chúng ta lại phần nào bảo thủ.

Ở những quốc gia như Ấn Độ (nơi Phật giáo từng hưng thịnh), Sri Lanka, Thai Lan, Tây Tạng, chùa chiền từng là những trung tâm giáo dục. Trong thực tế, nếu quý vị muốn nhận sự giáo dục tốt bao gồm cả giáo dục thế tục, quý vị đến chùa. Ngay cả ngày nay ở Sri Lanka, có một số trường học hay những cơ sở truyền thống mà chúng từ xưa thuộc chùa chiền Phật giáo.

Có những ngôi trường đặc biệt nhưng tất nhiên do vì ở vùng đó họ không có những trường học khác. Vì vậy khá thú vị là một số học sinh của những tín ngưỡng khác đôi khi học ở những ngôi trường này, thậm chí học chung với các sư chú trẻ. Ở Thái Lan, nhiều ngôi trường, dù là trường tiểu học hay trung học, được xây trong khuôn viên của chùa. Nhưng chúng không hẳn do chùa điều hành bởi vì bộ giáo dục từ lâu đã sử dụng các ngôi chùa như những trung tâm giáo dục. Nhưng sau đó như ở hầu hết các quốc gia, chính quyền nắm giữ vai trò và trách nhiệm giáo dục; và tất nhiên chúng ta cũng biết rằng trong một vài quốc gia tiên tiến, trường và đại học tư đang làm việc tốt hơn những ngôi trường và đại học do nhà nước bảo trợ.

Ở chùa Than Hsiang, chúng tôi đã tham gia vào giáo dục chính quy với một trường mẫu giáo vào năm 1991. Ngôi chùa tọa lạc ở giữa công viên công nghệ cao. Tôi thật sự thấy được nhu cầu có một trường mẫu giáo với những phương tiện tốt dành cho người trẻ ở đó bởi vì nhiều đôi vợ chồng trẻ vào thời điểm ấy chỉ mới có con và chúng sắp vào mẫu giáo.

Vì vậy chúng tôi quyết định bắt đầu một trường mẫu giáo và 18 năm sau, chúng tôi bây giờ điều hành 6 trường ở những bang miền bắc, không chỉ ở đảo và ở đất liền của bang Penang mà cũng ở bang Kedad. Thực sự, phương pháp của chúng tôi hiện nay là tiếp cận cộng đồng và điều hành trường mẫu giáo nhỏ với ít hơn 100 học sinh mỗi trường. Chúng tôi có trường mẫu giáo chính ở chùa Than Hsiang với khoảng 350 học sinh. Nhưng năm trường khác thì tương đối nhỏ hơn. Như vậy, hoàn toàn dễ dàng để điều hành và quản lý một trường mẫu giáo nếu quý vị có 80 đến 100 học sinh.

Bên cạnh, chúng tôi cũng điều hành nhà dưỡng lão. Hiện tại, chúng tôi thử đặt nhà trẻ và nhà dưỡng lão gần nhau. Chúng tôi cố gắng mang trẻ em và người già lại với nhau. Điều này thực sự rất tốt bởi vì với việc công nghiệp hóa hiện đại của chúng ta, nhiều cặp vợ chồng trẻ phải đi làm việc, vì vậy chúng ta đối diện với hai vấn đề.

Không giống 50 trước, hay ngay cả 30 năm trước, khi ấy chúng ta có một cấu trúc gia đình mở rộng. Khuynh hướng bây giờ là những cặp vợ chồng trẻ bắt đầu gia đình riêng của họ và sống riêng biệt trong một căn hộ. Đôi khi, những đứa trẻ hiếm gặp cha mẹ chúng suốt những ngày trong tuần. Mặt khác, những người già cũng đối diện tình huống là không có con cái chăm sóc bởi vì chúng đang làm việc. Vì vậy, nhằm phục vụ cộng đồng và xã hội, chúng tôi vận hành và cố gắng có trung tâm này không chỉ vì những sinh hoạt tôn giáo, mà cũng điều hành những nhà mẫu giáo cũng như nhà giưỡng lão quy mô nhỏ. Chúng tôi cũng lên kế hoạch điều hành những nhà dưỡng lão quy mô nhỏ với khoảng 25 người. Đây là giải pháp mới của chúng tôi cho cả nhà trẻ và nhà dưỡng lão.

Bây giờ, tôi muốn chia sẻ với các bạn về viện Phor Tay. Từ Phor Tay tiếng Sanskrit là Bodhi, mà nó đề cập đến sự giác ngộ của Đức Phật. Vào năm 1935, một vị Ni từ Hạ Môn, Trung Quốc đến Penang và thiết lập viện Bodhi. Đây là một Ni viện, và bà quyết định đặt tên là Phor Tay, cho thấy rằng ngay khi thành lập, Ni sư này đã có quan điểm rằng giáo dục là quan trọng. Không chỉ những phục vụ tôn giáo, mà ngay cả việc giáo dục cũng được nhấn mạnh.

Ni sư sau đó cùng làm việc với những đệ tử và học trò của mình. Đầu tiên, họ khởi xướng một trường học Phật giáo miễn phí để đem giáo dục miễn phí đến cho những người thiếu may mắn, những trẻ em và thực tế họ cũng thiết lập một trại mồ côi. Cuối cùng, thấy cần thiết nên họ thành lập một trường tiểu học cho trẻ em. Khi những học sinh tiểu học hoàn tất chương trình giáo dục tiểu học của mình, họ tiếp tục lập kế hoạch và sau đó xây Trường Trung học Phor Tay.

Đây là một Ni sư đặc biệt, bà đã bắt đầu tất cả các trường học này từ thập niên 30 thế kỷ trước. Thế rồi ngày nay ở viện Phor Tay này, họ điều hành một trường mẫu giáo, một trường tiểu học và hai trường trung học. Trường trung học được thành lập vào năm 1954 và sau đó vào 1962. Nhiều người thuộc trường trung học nói tiếng Trung chấp nhận sự bảo trợ của chính phủ nhưng trường Board tiếp tục vận hành một trường trung học tư thục. Vì vậy kết quả là, có hai loại trường, một được chính phủ hỗ trợ và một là trường trung học tư thục.

Gần đây trường học được chính phủ bảo trợ được di chuyển đến khu vực công nghiệp và cũng không xa chùa Than Hsiang. Do đó, chúng tôi xây lại trường trung học này thành một trường rất lớn…

Cuối cùng cho phép tôi chia sẻ với các bạn về nỗ lực của chúng tôi trong giáo dục đại học, đặc biệc là Phật học. Năm 1992, khi tôi đang học ở New Zealand, tôi có hai người bạn học đại học – Hòa thượng Giáo sư Dhammajoti và Hòa thượng Mahinda. Hòa thương Dhammajoti đến Sri Lanka và rồi ở đó để hoàn tất khóa cao học và tiến sĩ và tiếp tục giảng dạy ở đó. Ông sống khoảng 25 năm ở Sri Lanka và khi tôi viếng thăm Sri Lanka, ông đề xuất ý tưởng về việc thành lập một cơ sở để đẩy mạnh nghiên cứu Phật học ở Malaysia. Dựa trên sự giúp đỡ của ông, chúng tôi đã làm việc với Đại học Pāli và Phật giáo của Sri Lanka và vào năm 1992, chúng tôi lần đầu tiên mở khóa học chứng chỉ và sau đó là khóa cử nhân.

Trong suốt thời gian đó, Giáo sư Karunadasa đến giảng dạy ở Penang và ông rất tâm đắc sự hợp nhất của Phật giáo Malaysia. Ở đó, ông thấy sự gặp nhau của hai truyền thống Phật giáo lớn là Theravāda và Đại thừa Trung Hoa. Thời điểm đó, Phật giáo Tây Tạng cũng đã bắt đầu đến Malaysia. Ông đã đề xuất ý tưởng thiết lập một trường đại học mà nó dung nạp cả ba truyền thống lớn. Như vậy, ông là người khởi xướng ý tưởng này.

Sau khi xem xét nghiêm túc, chúng tôi thấy Thái Lan là nơi hợp lý để mở đại học này. Có hai lý do chính. Thứ nhất là bởi Thái Lan là một quốc gia Phật giáo. Thứ hai, Thái Lan về vị trí địa lý là trái tim của Đông Nam Á ở khu vực châu Á. Vì vậy, nó ở vị trí trung tâm. Bên cạnh đó, chúng tôi chọn Thái Lan bởi vì nó nằm cận Malaysia và chúng tôi chọn khu vực phía nam Thái Lan bởi vì đó là nơi gần với chúng tôi nhất.

Năm 1999, chúng tôi chính thức thành lập Quỹ Than Hsiang Thái Lan để đăng ký IBC (International Buddhist College). Thế là chúng tôi tuyển một nhóm cố vấn. Đầu tiên, chúng tôi muốn gọi ngôi trường này là Đại học Phật giáo Quốc tế (International Buddhist University) nhưng sau đó theo lời khuyên của nhóm cố vấn chúng tôi chọn cao đẳng (college) vì không có nhu cầu cho chúng tôi thiết lập ba hay bốn phân khoa bởi vì nếu chúng tôi thành lập nhiều phân khoa, chi phí sẽ càng nhiều. Vì vậy, nếu chúng tôi chỉ đáp ứng nghiên cứu Phật học, thì chúng tôi chỉ cần thiết lập hai khoa, một khoa về nghiên cứu Phật học hay khoa nghiên cứu tôn giáo và một khoa là nghệ thuật tự do bởi vì hệ thống giáo dục Thái là dựa trên hệ thống kiểu Mỹ.

Vì vậy, để bắt đầu chúng tôi cũng đưa ra một vài môn học chung – bốn môn học cốt lõi thuộc nghệ thuật tự do – ngôn ngữ, nhân chủng học, tin học và thống kê để có một nền tảng rộng được xây dựng cho những sinh viên của chúng tôi học cư nhân. Chúng tôi có giấy phép để điều hành cao đẳng này và một năm sau, chúng tôi tiếp nhận khối sinh viên cử nhân đầu tiên đó là vào năm 2004. Sự thực, khi chúng tôi bắt đầu mở khóa cử nhân, chúng tôi thậm chí không biết rằng chính sách giáo dục Thái Lan là rất tự do. Chúng tôi đệ trình xin mở khóa học chỉ bằng tiếng Anh và chúng tôi không bị bắt buộc phải dạy tiếng Thái. Rồi sau đó, sinh viên của chúng tôi trong hai năm đầu, đặc biệt với một số sinh viên đến từ Trung Quốc, phải vật lộn vất vả với tiếng Anh. Họ phải học tiếng Anh trước, đôi khi một năm và số khác có thể cần hơn một năm để nâng cao tiếng Anh trước khi có thể học khóa cử nhân. Đối với họ, chúng tôi thấy rằng nếu chúng tôi cũng có thể mở những khóa học bằng tiếng Trung, điều đó sẽ dễ dàng cho những sinh viên đến từ Trung Quốc và cũng một vài đến từ Đông Nam Á, từ Malaysia và Singapore.

Kết quả là, khi chúng tôi bắt đầu khóa cao học, chúng tôi có chương trình giảng dạy của mình cả bằng triếng Trung và tiếng Anh và không có vấn đề gì. Nó được chấp nhận. Vì vậy vào năm 1996, chúng tôi tiếp nhận khối sinh viên cao học đầu tiên, sự thực là hai lớp – cả bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Năm rồi, chúng tôi đã bế giảng khối cử nhân và khối cao học đầu tiên. Đồng thời, sau khi bế giảng khóa cao học, một số sinh viên muốn tiếp tục, vì vậy chúng tôi mở khóa tiến sĩ, cũng bằng hai ngôn ngữ và điều đó cũng được chấp thuận.

Về các khóa cử nhân và cao học, chúng tôi trải qua một tiến trình công nhận và chúng tôi làm điều này rất tốt. Hội nghị đầu tiên được tổ chức vào ngày 20 tháng Tám năm ngoái và hiện nay chúng tôi cũng có bốn nghiên cứu sinh tiến sĩ, hai người đăng ký làm bằng tiếng Trung và hai người đăng ký làm bằng tiếng Anh. Chúng tôi cũng đệ trình một chương trình giảng dạy có sửa chữa dành cho cử nhân và bây giờ những sinh viên của chúng tôi cũng được phép chọn hoặc tiếng Trung hoặc tiếng Anh làm phương tiện truyền đạt. Do đó hiện nay, chúng tôi đưa cả tiếng Anh và tiếng Trung vào các khóa cử nhân, cao học và tiến sĩ.

Khoảng một tháng trước, chúng tôi phải trải qua một đánh giá từ bên ngoài về hệ thống đảm bảo chất lượng cho giáo dục cao mà nó tương tự với ISO9000. Ở Thái Lan, tất cả các đại học cho dù là công hay tư phải trải qua việc đánh giá chất lượng này năm năm một lần. Vì năm này là năm thứ năm của chúng tôi trong việc điều hành đại học, vì vậy chúng tôi phải trải qua sự kiểm định này mà nó được ONESCA tổ chức. Thực sự, chúng tôi đã trải qua sự kiểm định này với một kết quả rất tốt. Sự nhấn mạnh của chúng tôi là để chọn một giải pháp bắt đầu với một khối sinh viên nhỏ và chúng tôi đã tiếp tục cách này trong năm năm. Đó là một cơ hội cho chúng tôi nghiên cứu thông qua tiến trình này. Thật sự là một quyết định khôn khéo là bắt đầu với mô hình nhỏ và tập trung vào giáo dục có chất lượng thay vì cố gắng tuyển thật nhiều sinh viên. Chúng tôi thật sự nhấn mạnh vào chất lượng thay vì số lượng.

Vào năm tuyển sinh đầu tiên, chúng tôi có 65 người nộp đơn từ Trung Quốc và họ nộp đơn cho khóa học thông qua internet. Trong số này, chúng tôi chỉ chấp nhận 13 người. Nhưng trong số 13 người này, chỉ có tám người đến bởi vì tại nhiều khu vực ở Trung Quốc, nếu quý vị đang sống ở một thành phố lớn, quý vị có thể có hộ chiếu nhanh chóng. Nhưng nếu quý vị đang sống ở những vùng xa xôi, thì mất hơn nửa năm để xin hộ chiếu. Vì những người đó không thể có hộ chiếu đúng thời hạn, họ không thể tham gia với chúng tôi.

Mỗi năm vào tháng Tư, chúng tôi tổ chức một Dhammaduta Tour. Năm đại học thứ năm của chúng tôi đi qua. Vào năm thứ năm, chúng tôi có khoảng 80 sinh viên. Chúng tôi cũng bắt đầu một giai đoạn thí điểm về việc học qua internet, chọn một vài môn học từ chương trình cử nhân của chúng tôi. Hiện chúng tôi đang lập kế hoạch mở khóa cao học 3 năm thông qua học từ internet từ tháng 9 năm này. Giải pháp học qua internet này là rất quan trọng đối với chúng tôi. Có hai lý do cho việc giới thiệu phương pháp học qua internet này. Tất nhiên internet bây giờ quá phổ biến. Nếu quý vị truy cập internet, quý vị có thể học bất cứ nơi đâu ở trên thế giới và chúng ta có thể đi đến một mục tiêu rất rộng.

Dựa trên những kinh nghiệm của chúng tôi trong năm năm đầu, phần khó khăn nhất trong điều hành IBC không phải về mặt học thuật, mà vấn đề của sinh viên. Do đó, nếu những sinh viên đang ở tại nhà, thực hiện kỳ học của họ, chúng tôi không phải lo lắng về nơi ở của họ cũng như vấn đề sinh viên đến từ những quốc gia khác. Sự thực, mặc dù chúng tôi có 80 sinh viên, những họ đến từ hơn 14 quốc gia với những truyền thống Phật giáo khác nhau và nói những ngôn ngữ khác nhau.

Trước tiên, nó rất khó khăn cho chúng tôi quản lý những sinh viên này bởi nền tảng xuất thân khác nhau của họ. Dù thế nào đi nữa, sau khi họ có thể sống ở IBC, tôi nghĩ họ hiểu giá trị sự của đa dạng này bởi vì họ có thể học hỏi những truyền thống Phật giáo khác nhau từ những sinh viên cùng học và nhiều điều thú vị khác.

Chỉ ở Thái Lan mà chúng tôi có thể bắt đầu một đại học bằng trước hết tập trung vào nghiên cứu Phật học. Một số trong các quý vị biết rằng trong 20 năm qua, nhiều tổ chức Phật giáo đã bắt đầu những đại học ở Đài Loan, nhưng tất cả những đại học này chỉ mới đây thôi, chúng không được phép mở khoa nghiên cứu Phật học. Họ đang điều hành những khóa học thế tục nhờ đó số lượng đầu tư vào mới lớn. Đối với một số trong những trường đại học này, nghiên cứu Phật giáo không thuộc phân khoa Phật học mà thuộc về triết học và tôn giáo so sánh.

Khi chúng tôi điều hành một đại học ở Thái Lan, trước tiên chúng tôi mở nghiên cứu Phật học. Nhưng từ những kinh nghiệm mà chúng tôi có được ở Malaysia này, qua việc điều hành trường mẫu giáo, nhà dưỡng lão, những trung tâm tư vấn, chúng tôi cũng muốn mở những khóa học này. Thực ra, tâm lý học Phật giáo rộng hơn tâm lý học phương Tây. Quan điểm của chúng tôi là mở khóa học tư vấn và mang vào đó yếu tố tâm lý Phật giáo. Thêm nữa, ở hầu hết tất cả các quốc gia, dân số đang già đi, vì vậy chúng tôi cần chăm sóc người già. Do đó, việc chăm sóc người già cũng là một khóa học mà nó sẽ rất hữu ích. Chúng tôi cũng sẽ mở khóa y học Trung Quốc bởi vì chúng tôi đang điều hành phòng phám chữa bệnh sử dụng sự phục vụ của bác sĩ Trung Quốc ở Penang và những khu vực khác ở bang miền bắc đã hơn 20 năm. Vì vậy, kế hoạch của chúng tôi là lần lượt giới thiệu những khóa học thế tục này vào trong IBC.

Thực ra, điều đầu tiên mà chúng tôi có khả năng sẽ tập trung vào là giáo dục mẫu giáo bởi vì những trường mẫu giáo mà chúng tôi đã điều hành, chúng tôi điều hành rất tốt. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục với quan niệm nhận cái tốt nhất của cả giáo dục truyền thống Đông phương qua đó những trẻ em học tụng đọc kinh điển và cũng từ giáo dục phương Tây dưới dạng giáo dục mẫu giáo mà nó sẽ giúp trẻ em học thông qua chơi. Cả hai hệ thống giáo dục trước khi đến trường này có giá trị tương tứng. Khi chúng tôi kết hợp hai điều này, chúng tôi tạo ra sự hợp nhất.

Kết luận:

Nhận xét của tôi là thế này: Nếu chúng ta không đầu tư vào giáo dục, Phật giáo, như là tôn giáo với hầu hết tín đồ ở châu Á, sẽ bị thay thể bởi những tôn giáo khác. Hiện tại ở nhiều quốc gia châu Á, Phật giáo vẫn có số tín đồ đông nhất nhưng nếu chúng ta tiếp tục bước đi như hiện nay của mình, chúng ta sẽ bị thay thế. Một ngày nào đó, chúng ta có thể trở thành không còn thích hợp. Hiện tượng này thật sự đã xảy ra ở Nam Hàn rồi.

Mới đây, khi đến Trung Quốc để tham dự Diễn đàn Phật giáo Thế giới, tôi cũng nhận thấy điều như vậy ở đó. Những người Thiên Chúa giáo đang xông xáo đến đó, bởi vì ở phương Tây, những giáo hội Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Công giáo truyền thống, họ từng có những nhà thờ lớn nhưng bây giờ lại có rất ít tín đồ. Kết quả, họ dùng các nguồn đầu tư vào Malaysia rất năng nổ. Ngay cả ở Thái Lan, họ cũng rất xông xáo. Hòa thượng Dhammodaya nói với tôi rằng Sri Lanka cũng đang đối mặt với điều tương tự. Ở Nam Hàn cũng vậy, đã có nhiều người Thiên Chúa giáo hơn Phật tử rồi. Nếu chúng ta không thay đổi thái độ, điều này sẽ xảy ra ở Trung Quốc, có thể trong tương lai không xa. Ước đoán của tôi là trong 20 năm nữa điều này sẽ xảy ra.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cho phép chúng tôi phản ánh về điều này và nhấn mạnh vào giáo dục Phật giáo. Một điều buồn rằng là khi chúng tôi muốn xây dựng chùa, có nhiều người ủng hộ. Nhưng khi chúng tôi muốn thúc đẩy giáo dục Phật giáo, người ta không nhiệt tâm ủng hộ. Sau cùng, tôi thấy vui là được chia sẽ với quý vị những quan sát của tôi và một vài đề án giáo dục Phật giáo ở Malaysia cũng như trường Cao đẳng Phật giáo Quốc tế (IBC).

HT.Wei Wu
Nguyên Hiệp lược dịch

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 7
  • Hôm nay 3,614
  • Tháng hiện tại 60,999
  • Tổng lượt truy cập 23,467,248