Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Chùa Đức Hậu - Lễ cúng dường Trai Tăng mùa Vu Lan Báo Hiếu - PL.2560

Chùa Đức Hậu - Lễ cúng dường Trai Tăng mùa Vu Lan Báo Hiếu - PL.2560

Đăng lúc: 10:14 - 19/08/2016

Lễ hội Vu Lan tại Đức Hậu năm nay được diễn ra trong không khí trang nghiêm, hoành tráng, là cơ hội để các Phật tử xa gần trở về nguồn cội tổ tiên, truy niệm ân đức sâu dày của các bậc sinh thành, cúng dường, bố thí, phóng sanh, tắm mình trong dòng sữa pháp Hiếu ân,...
Hôm nay, ngày 16 tháng 7 năm Bính Thân (18/8/2016), Chùa Đức Hậu, xã Nghi Đức, TP. Vinh, Nghệ An đã tổ chức ngày tu Báo Hiếu, kỳ siêu Cửu huyền thất tổ, cúng dường Trai Tăng, và đêm Văn nghệ cúng dường Vu Lan, Bông Hồng cài áo chủ đề "Cha Mẹ là mãi mãi".
Chứng minh lễ trai tăng cúng dường, có TT. Thích Quảng Nguyên, phó Ban trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh, trú trì chùa Thanh Lương; ĐĐ. Thích Định Tuệ, trưởng ban TTTT Ban trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An, trú trì chùa Đức Hậu, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni trong và ngoài tỉnh Nghệ An.
Đây là năm thứ hai, Chùa Đức Hậu tổ chức lễ hội Vu Lan với quy mô lớn. Có khoảng 3000 Phật tử xa gần về tham dự khóa tu và dự mình trong không gian Hiếu đạo của ngôi già lam Đức Hậu.
Lễ hội Vu Lan năm nay được diễn ra trong không khí trang nghiêm, hoành tráng, là cơ hội để các Phật tử xa gần trở về nguồn cội tổ tiên, truy niệm ân đức sâu dày của các bậc sinh thành, cúng dường, bố thí, phóng sanh, tắm mình trong dòng sữa pháp Hiếu ân,... Đặc biệt, mỗi hành giả về dự khóa tu được thực hành thọ trì "nắm cơm Mục Liên", tái hiện hình ảnh ngài Mục Kiền Liên dâng cơm cứu mẹ, và cầu nguyện pháp giới chúng sanh xả bỏ xan tham, thoát ly tam đồ khổ.
Khóa lễ chiều nay sẽ tiếp tục chương trình Thuyết pháp siêu độ và quy y cho các hương linh Cửu huyền thất tổ. Buổi tối, sẽ diễn ra đêm Văn nghệ cúng dường, Bông hồng cài áo, chủ đề "Cha mẹ là mãi mãi".





Cung nghinh chư tôn đức Tăng Ni khai khóa tu.






















Cung thỉnh ĐĐ. Thích Tuệ Minh ban pháp thoại chủ đề "Ân đức sinh thành"




Cung thỉnh chư Tôn đức Tăng ni hành lễ cúng ngọ, cầu siêu, truy tiến chư tiên linh








Lễ trai tăng cúng dường.


















TT. Thích Quảng Nguyên, chứng trai, ban đạo từ.






Gieo giống phước điền.




Quán niệm, thọ "nắm cơm Mục Liên", nuôi dưỡng lòng Hiếu đạo.










Nam mô Vu Lan hội thượng Phật Bồ tát.

unnamed (1)

Nhân húy nhật lần thứ 31 của cố Hòa thượng: HT.Thích Hành Trụ (1904-1984)

Đăng lúc: 21:44 - 08/12/2015

HT.Thích Hành Trụ (1904-1984), là bậc cao Tăng thạc đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến cho Tăng Ni, Phật tử.

Thân thế

Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.


Tôn dung HT.Thích Hành Trụ

Thời kỳ hành đạo
Ngài xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng, đến năm 19 tuổi được Hòa thượng Giải Tường, chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi, ngài thọ cụ túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.

Với phong cách đĩnh đạc và say mê học hỏi, ngài đã trau giồi kinh luật nội điển cùng Quốc văn ở hầu hết các trường hạ, khóa học được tổ chức bấy giờ ở khắp các đạo tràng chùa Thiên Phước (Thủ Đức) năm 1934; đạo tràng tổ đình Bát Nhã (Phú Yên) năm 1935... Gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển, ngài vào Nam tham học ở học đường Lưỡng Xuyên do các Hòa thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang lãnh đạo.

Năm 1936, ngài được tiến ở làm giáo thọ sau khóa trường hương do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tổ chức tại chùa Long Phước ở Vĩnh Long. Sau đó, ngài được cử ra Huế học tại Phật học đường chùa Tường Vân, rồi đến chùa Tây Thiên với học Tăng cả ba miền tham dự, do quốc sư Phước Huệ làm pháp chủ giảng dạy.

Năm 1940, vì bệnh trầm trọng, ngài phải trở vào Nam điều trị, và ở lại giảng dạy tại Ni trường chùa Kim Sơn ở Phú Nhuận. Năm 1942, ngài được tổ Khánh Hòa bổ về Sóc Trăng làm giáo thọ giảng dạy ở chùa Hiệp Châu, chi hội Kế Sách của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và chùa Viên Giác tại Vĩnh Long.

]Năm 1945, ngài được Hòa thượng Vạn An đưa về làm giáo thọ giảng dạy tại chùa Hội Phước, huyện Nha Mân, tỉnh Sa Đéc. Trong thời gian ấy, ngài làm Đệ nhất Yết-ma trong Đại giới ðàn chùa An Phước, Châu Đốc. Sau đó, ngài về chùa Long An ở Sa Đéc, tại đây đã kết nghĩa pháp đạo huynh đệ cùng ba vị Khánh Phước, Thới An, Thiện Tường và mở Phật học đường. Chư Tăng khắp lục tỉnh hội tụ về tu học rất đông. Xuất thân từ đây có các Hòa thượng Từ Nhơn, Hòa thượng Huệ Hưng...

Năm 1946, ngài với ba vị sư đệ kết nghĩa lên Sài Gòn hợp nhau lập chùa Tăng Già, hiện nay là chùa Kim Liên, để tiếp độ chúng Tăng tựu về học. Đây là Phật học ðường đầu tiên ở đất Sài Gòn trong phong trào chấn hưng Phật giáo, mở đường cho các Phật học viện sau này phát triển.

Năm 1947, ngài lại cùng ba vị sư đệ dựng nên ngôi già lam thứ hai là chùa Giác Nguyên để chuyển chư Tăng về đây tu học, chùa Tăng Già biến thành trường Phật học dành cho Ni chúng. Hai đạo tràng này ngày thêm vang tiếng và Tăng Ni khắp nơi về học rất đông, góp sức phần lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại đất Sài Gòn bấy giờ. Ngài đảm nhiệm Giám đốc Phật học đường Giác Nguyên và Hóa chủ Phật học Ni trường Tăng già.

Năm 1948, ngài mở Đại giới ðàn tại Phật học đường Giác Nguyên để truyền trao giới pháp cho Tăng, Ni thọ trì tu học. Sau ngài được đề cử làm Trưởng ban Nghi lễ của Giáo hội Tăng Già Nam Việt vào năm 1951, làm chứng minh Đạo sư Hội Phật học Nam Việt tại chùa Xá Lợi - Sài Gòn cho đến cuối đời (1956 - 1984), và làm Trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới kỳ 4 tại Nam Vang năm 1957.

Năm 1963, ngài khai mở Phật học đường Chánh Giác tại chùa Chánh Giác ở Gia Định do ngài làm Giám đốc kiêm trụ trì. Sau đó, ngài về trụ trì thêm chùa Đông Hưng ở Thủ Thiêm và chọn nơi này làm chốn tĩnh tu nhập thất vào những mùa an cư kiết hạ. Năm 1967 - 1969, ngài làm giới sư các Đại giới ðàn Hải Đức ở Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Đức ở Phật học viện Huệ Nghiêm (Sài Gòn).

Năm 1975, 1977 - 1980, liên tiếp ngài làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới ðàn tại chùa Ấn Quang do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất mở ra để truyền trao giới pháp cho giới tử toàn quốc. Từ năm 1977 - 1981, ngài kiêm chức Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, ngài được cung thỉnh vào làm thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương.

Để lại nhiều tác phẩm phiên dịch, kinh luật...

Nhận thấy thời gian đồng hành với lão bệnh, phát sinh nơi thân tứ đại, từ năm 1976 trở đi, ngài phát nguyện nhập thất an tịnh cho đến khi về cõi Phật. Vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), huyễn thân ngài nhẹ nhàng chuyển hóa. Ngài trụ thế 80 năm, được 59 hạ lạp, để lại trong tâm tưởng đàn hậu tấn niềm tri ân vô hạn bởi một sự nghiệp vô cùng lớn lao.

Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài, và truyền thừa chính pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến với các tác phẩm để lại: Sa-di luật giải, Qui Sơn Cảnh Sách, Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, Phạm Võng Bồ-tát Giới, Kinh A Di Đà Sớ Sao, Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, Kinh Hiền Nhân, Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn, Tỳ-kheo Giới Kinh, Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn, Long Thơ Tịnh Độ, Sơ đẳng Phật học Giáo Khoa Thư, Nghi thức Lễ Sám, Kinh Thi Ca La Việt, Sự Tích Phật Giáng Thế...

Hòa thượng là vị Sư Biểu của hàng cao Tăng đạo cao đức trọng, uy kính trong Tăng già. Công hạnh của ngài mãi còn được sự ngưỡng vọng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

Chú thích:

(1) Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong ba dòng thiền lớn tại miền Trung Việt Nam. Nguyên ủy, dòng Thiền Lâm Tế Trung Hoa đến đời pháp thứ 21, thiền sư Vạn Phong Thời Ủy ở chùa Thiên Ðồng đã lập ra bài kệ truyền thừa pháp phái như sau:

Tổ đạo giới định tông/ Phương quảng chứng viên thông/ Hạnh siêu minh thật tế/ Liễu đạt ngộ chân không/ Như nhật quang thường chiếu/ Phổ châu lợi ích đồng/ Tín hương sanh phước huệ/ Tương kế chấn từ phong.

Tổ Minh Hải Pháp Bảo (thuộc thế hệ thứ 34 trong bài kệ truyền pháp trên) người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Quảng Nam thời chúa Nguyễn, khai sơn chùa Chúc Thánh và lập ra dòng kệ truyền thừa pháp phái như sau:

Minh thật pháp toàn chương/ Ấn chơn như thị đồng/ Chúc thánh thọ thiên cữu/ Kỳ quốc tộ địa trường/ Ðắc chánh luật vi tuyên/ Tổ đạo giải hành thông/ Giác hoa Bồ Ðề thọ/ Sung mãn nhân thiên trung.

Dòng thiền truyền thừa của ngài gọi là Lâm Tế Chúc Thánh. Trong dòng Lâm Tế Chúc Thánh, các Tổ dùng bốn câu đầu để đặt pháp danh cho đệ tử và dùng bốn câu kệ sau để đặt pháp tự cho các vị tăng ni. Theo đó, Hòa Thượng Hành Trụ húy (pháp danh) là Thị Thủy nên pháp tự phải bắt đầu bằng chữ tương ứng là chữ Hành. Các vị Tăng đệ tử của Hòa Thượng Hành Trụ tại chùa Ðông Hưng đều có pháp tự bắt đầu bằng chữ Thông (vì pháp danh bắt đầu bằng chữ Ðồng). Thượng tọa Thông Bửu, Phước Nhơn và Thông Ðức cũng thuộc dòng thiền này (đời chữ Ðồng).

Từ trước tới nay, bài kệ trên vẫn được dùng để đặt pháp danh trong dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng năm 1979, HT Ðỗng Quán tìm được bài kệ truyền dòng khác được ghi trong gia phả của nhà họ Tạ (họ của tổ Nguyên Thiều).

Minh thật pháp toàn chương/ Ấn chân như thị đồng/ Vạn hữu duy nhất thể/ Quán liễu tâm cảnh không/ Giới hương thành thánh quả/ Giác hải dũng liên hoa/ Tín tấn sanh phước huệ/ Hạnh trí giải viên thông/ Ảnh nguyệt thanh trung thủy/ Vân phi nhật khứ lai/ Ðạt ngộ vi diệu pháp/ Hoằng khai tổ đạo trường.

TT.Thích Ðồng Bổn cung soạn

Thắng tích Maha Bodhi Tahtaung, Myanmar nổi tiếng thế giới

Thắng tích Maha Bodhi Tahtaung, Myanmar nổi tiếng thế giới

Đăng lúc: 21:13 - 10/11/2015

Danh lam thắng tích Maha Bodhi Tahtaung, nằm một dãy các ngọn đồi Po Khaung Taung, dọc theo bờ trên bờ sông Chindwin, phía đông thành phố Monywa, Myanamar.
Quần thể danh thắng này có một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, một trong những pho tượng tư thế nằm lớn nhất thế giới.

Tôn tượng Phật nhập Niết bàn được xây dựng trên 8 tháng 1, năm 1991, chiều dài 101 mét (333 feet) và rộng 18 mét (60 feet). Bên trong tôn tượng là một ngôi Đại Già lam, có thờ một bức tượng cao 9.000 foot bằng kim loại ghi lại hình ảnh của đức Phật và các đệ tử của ngài, miêu tả nhiều sự kiện quan trọng khác nhau trong cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Năm 1995, lại kiến tạo thêm một tượng Phật dáng đứng khổng lồ, phía sau bức tượng Phật nhập Niết bàn, chiều cao 132 mét (433 feet), là một trong những bức tượng Phật lớn nhất thế giới và hoàn thiện vào năm 2008. Danh lam thắng tích Maha Bodhi Tahtaung được thành lập ngày 5/5/1960, do Lão Hòa thượng Sayadaw Narada khai sơn, ngài đã dành trọn đời mình vun quén cho ngôi Đại Già lam Phật địa này, Ngài trồng hàng nghìn cây Bồ đề, trên diện tích 6,1 ha (15 mẫu Anh), và ước nguyện tôn trí hàng nghìn tôn tượng Phật trong khu vườn Bồ đề này.

Đây là một trong những Trung tâm giảng dạy giáo lý Phật đà và thực tập thiền Vipassana cho chư tăng, cư sĩ tại gia.

Đại nguyện thành tựu viên mãn, Lão Hòa thượng Sayadaw Narada thanh thản xả báo thân tại thành phố Mandalay vào ngày 22/11/2006.


















Thích Vân Phong (Nguồn: Nevworldwonders)

Bạch Mã Cổ Tự ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc

Bạch Mã Cổ Tự ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc

Đăng lúc: 06:49 - 29/07/2015

Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc.
Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
Theo sử Trung Hoa ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mộng thấy một cảnh sơn xuyên tú lệ, vân thủy hữu tình và có một Thần nhân lấp lánh hoàng kim quang lâm cung điện. Khi tỉnh mộng, Hán Minh Đế triệu tập các quan cận thần đến để chia sẻ về giấc mơ của mình. Đại thần Phó nghị tâu rằng: “Muôn tâu Bệ Hạ! Vào ngày 08 tháng 04 năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (971 trước Công nguyên) triều đại nhà Chu, tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động. Ban đêm có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu khắp trời Tây”.

Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng: “Đây là dấu hiệu của sự Đản sinh của một vị Đại Thánh ở Thiên Trúc. Vị Thánh nhân này lâm phàm để cứu khổ chúng sinh. Giáo pháp của Ngài sau một nghìn năm thì có thể bén rễ vào đất Trung thổ này. Giờ đây đã đến thời kỳ tiếp nhận ánh sáng đó. Hạ thần nghe nói có một vị Thánh ở Tây Vức, được thế gian tôn sùng kính ngưỡng tôn xưng là “Phật Thế tôn” mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.
Trăm nghe không bằng mắt thấy, Hán Minh Đế chiếu chỉ cho một phái đoàn 12 người sang tận Tây Vức để tìm Phật Thế tôn để cầu Chính pháp Như Lai.
Đoàn 12 người đã trãi quan bao gian khó hiểm nguy, cuối cùng đến quốc gia Đại Nguyệt Thị (Tai Yueshi), vùng Tây Vức, nơi Phật Pháp hưng thịnh, giáo lý Phật đà được phổ cập từ Thành thị đến nông thôn, Vua quan cho đến thứ dân điều mộ đạo tu hiền, cơ sở tự viện Phật giáo có mặt khắp nơi. Đoàn người đã đảnh lễ và cung thỉnh hai vị Thánh tăng Thiên Trúc, Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan về Trung Nguyên (Trung Hoa), đoàn mang về một số Kinh và tượng Phật. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình, triều Hán Minh Đế (67 sau Công nguyên), đoàn 12 người mới quay trở về Lạc Dương, Kinh đô của triều đại Đông Hán.
Hán Minh Đế vui mừng khôn xiết, thỉnh nhị vị Thánh Tăng vào cung thỉnh vấn, và sau đó đưa nhị vị Thánh Tăng nhập Già lam Tịnh địa Hồng Lô Tự, một Dinh thự quan chức của Bộ Ngoại Giao, và chiếu chỉ cho nhị vị Thánh Tăng dịch những các bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thập Ðịa Ðoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp hải Tạng, Phật Bổn Hạnh. . .
Ca Diếp Ma đằng và Trúc Pháp Lan, Nhị vị Thánh Tăng đã dịch kinh và hoằng truyền Chính pháp Như Lai tại Bạch Mã Tự. Những bản kinh của nhị vị Thánh Tăng dịch từ Phạn sang Hán được sự trân quý và luôn cất giữ trong Đại Điện để chư Tăng và Phật tử Lễ bái Tôn thờ Pháp bảo.
Đến thời Đại Đường, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên, Trung Hoa Phật giáo Quốc đạo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự cực thịnh, chư Tăng có hơn một nghìn.
Vào thời nổi loạn của An Sử (755-763), Phật giáo bị pháp nạn, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự bị pháp hoại trầm trọng.
Đến thời Hội Xương (840-846) tru diệt Phật giáo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự chỉ còn tàn tích lưu lại với những mảnh đá vỡ khắc chữ.
Thời Tống Thái Tông (939 -997), Vua Gia Tĩnh nhà Minh (1507- 1567) và vua Khang Hy nhà Thanh (1662-1722) cũng đã liên tục việc trùng tu kiến thiết ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự được nguy nga tráng lệ cho đến nay.
Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự đã được 1.943 tuổi, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc.
Chùm ảnh Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc, trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cùng vòng quanh thưởng lãm:


































































































































































































































































































Thích Vân Phong

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 58
  • Hôm nay 2,414
  • Tháng hiện tại 59,799
  • Tổng lượt truy cập 23,466,048