Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Chết do tai nạn sẽ tái sinh về đâu?

Chết do tai nạn sẽ tái sinh về đâu?

Đăng lúc: 21:51 - 30/09/2016

Những cái chết bất thình lình, bất đắc kỳ tử, đột tử do các tai nạn thật oan uổng nhưng luôn rình rập, đe dọa con người. Trong các trường hợp này, sự chết ập đến rất nhanh và đa phần các nạn nhân đều hoảng loạn trước khi chết.



Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigroda. Rồi Mahànàma đi đến, sau khi đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:
Kapilavatthu này, bạch Thế Tôn, rất phồn vinh, dân cư đông đúc, quần chúng chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy, con gặp con ngựa cuồng chạy, con gặp người cuồng chạy, con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy, con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật,Pháp và Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sinh thú của con là gì, sinh xứ đời sau là chỗ nào?

Chớ có sợ, này Mahànàma! Không ác là cái chết của ông! Này Mahànàma, với những ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, về giới, về sở văn, về thí xả, về trí tuệ; với những người ấy, dầu sắc thân này bị vô thường phá hoại, tan nát, hoại diệt, nhưng nếu tâm vị ấy được tu tập lâu ngày trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.

Ví như, này Mahànàma, một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè vì chìm xuống nước nhưng dầu thì nổi lên, trồi lên trên. Cũng vậy, với ai đã lâu ngày tâm được tu tập trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ; với những người ấy, dầu sắc thân này bị vô thường phá hoại, tan nát, hoại diệt, nhưng nếu tâm vị ấy được tu tập lâu ngày
trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.

LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH TẠNG NIKÀYA 343
(ÐTKVN, Tương Ưng Bộ V, chương 10, phẩm Saranàri,
phần Mahànàma [1], Nxb Tôn Giáo, 2002, tr.539)

LỜI BÀN:
Cuộc sống của con người luôn đồng hành với vô vàn biến động, bất trắc. Thiên tai, địch họa, bệnh tật cùng với các tai nạn lao động, giao thông, hỏa hoạn… từng phút, từng giây đã cướp đi rất nhiều sinh mạng. Thân người thật mong manh, dễ vỡ, dù thận trọng đến mấy thì không ai dám xác quyết rằng ta sẽ an toàn trong những giây phút tiếp theo.

Những cái chết bất thình lình, bất đắc kỳ tử, đột tử do các tai nạn thật oan uổng nhưng luôn rình rập, đe dọa con người. Trong các trường hợp này, sự chết ập đến rất nhanh và đa phần các nạn nhân đều hoảng loạn trước khi chết. Ðối với người ít tu tập thì chính điều này đã tạo ra cận tử nghiệp bất thiện, ảnh hưởng không tốt đến xu hướng tái sinh.

Tuy nhiên, theo tuệ giác của Thế Tôn, những ai đã tu tập lâu ngày trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì dẫu bị hoang mang, không giữ vững chánh niệm trước lúc chết do tai nạn quá bất ngờ nhưng với nền tảng tu tập vững chắc, trọn vẹn đối với các thiện pháp, nhờ thiện nghiệp sâu dày sẽ giúp họ đi đến chỗ thù thắng, tái sinh vào cõi lành, không hề bị đọa lạc.

Sinh thuận, tử an là một phước báo lớn của con người. Một khi chưa biết nghiệp duyên của mình sẽ chết bình an hay bất an thì hãy cố gắng tu tập các thiện pháp. Sự chuẩn bị này sẽ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho đời sống hiện tại và cả những cái chết bất ngờ, nếu có, ở tương lai.

Quảng Tánh

Dấu ấn những ngôi chùa linh thiêng ở Luang Prabang

Dấu ấn những ngôi chùa linh thiêng ở Luang Prabang

Đăng lúc: 06:30 - 30/06/2016

Ảnh: DulichVTV
Dấu ấn của Phật giáo để lại rõ nét nhất chính là những mái chùa làng linh thiêng có mặt khắp nơi trên đất nước Triệu Voi.
Kỳ 1: Đường đến đất nước Triệu voi và cánh đồng chum bí ẩn

Kỳ 2: Động Phật Pak Ou linh thiêng và kỳ bí

Cũng giống như một số quốc gia lân bang, Phật giáo được du nhập vào Lào từ rất sớm.

Lịch sử ghi lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ VIII sau Công Nguyên, một nhóm người Môn, một tộc người có xuất nguồn ở khu vực biên giới Thái Lan và Myanmar, đã di cư xuống vùng đất Tây Lào.

Ngoài kinh Phật và những vật phẩm liên quan đến Phật giáo ra, trong hành trình di dân lịch sử này, những người Môn còn mang theo những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Srilanka và tại đây họ đã truyền bá Phật pháp Tiểu thừa Theravada cho cư dân bản địa. Đến thế kỷ XIII, công việc truyền bá Phật giáo đến vùng đất này cơ bản đã hoàn tất.

Sau hơn 1.500 năm tồn tại song hành cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo với tinh thần bao dung, quảng độ đã từng bước thẩm thấu và trở thành một phần không thể thiếu trong tiến trình phát triển của dân tộc Lào. Cho đến ngay nay, dấu ấn mà Phật giáo để lại rõ nét nhất chính là những mái chùa làng có mặt khắp nơi trên đất nước này.
Skip in 6...Ad finishes in 15 seconds

Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có khoảng 6.300 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rát trên khắp đất nước. Và mỗi ngôi chùa, tùy theo vị trí tọa lạc, đặc điểm dân cư mà nó mang trong mình một trọng trách, một chức năng rất riêng.

Tọa lạc trên đại lộ Si - Sa- Vang -Vong, cạnh tòa nhà bảo tàng hoàng gia Luang Prabang, nơi xưa kia là cung điện, là trung tâm kinh tế- văn hóa của quốc gia này trong một thời gian dài nên chùa Wat Mai Suwannaphumaham có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của cổ thành này.

Được xây dựng vào năm 1780 bởi vua A-Na-Rút của Vương quốc Luang Prabang, chùa Wat Mai Suwannaphumaham một thời được xem như là ngôi chùa dành riêng cho Hoàng Gia và giới quý tộc, các thương gia giàu có.

Trong khi nhiều ngôi chùa khác bị phá hủy trong cuộc chiến giữa vương quốc Luang Prabang và đội quân cờ đen, một nhóm vũ trang được bị triều đình phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ xếp vào dạng phản loạn, vào năm 1887, thì chùa Wat Mai Suwannaphumaham hầu như vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên thủy vốn có và đó chính là lý do mà ngôi chùa này trở nên thiêng liêng đối với người dân cố đô.


Wat Mai Suwannaphumaham, ngôi chùa linh thiêng của những người dân buôn bán - Ảnh: wikipedia
Như đã nói, do nằm ngay vị trí trung tâm của cố đô xưa, nên chùa Wat Mai Suwannaphumaham bao đời nay được xem như là điểm tựa tâm linh dành riêng cho những người buôn bán.

Bao thăng trầm của lịch sử đã đến rồi đi, song dấu tích về vai trò dẫn dắt thương mại của ngôi chùa Wat Mai Suwannaphumaham dường như vẫn còn đó thông qua hàng loạt những bức tranh được các họa sĩ Phật giáo cẩn thận khắc in vào tường.

Và có lẽ, đó cũng chính là lý do mà ngôi chợ Luang Prabang bao đời nay vẫn tồn tại một cách lặng lẽ dưới bóng ngôi cổ tự linh thiêng mặc cho biến thiên của thời gian và thời cuộc.

Người dân địa phương cho biết, trước đây chợ chỉ họp ban ngày.

Tuy nhiên, khi mà cố đô Luang Prabang được Unesco công nhận là thành phố di sản, ngành công nghiệp du lịch phát triển thì ngôi chợ này chuyển sang họp vào ban đêm để phục vụ cho khách du lịch.


Kiến trúc bên trong chùa

Tượng Phật - Ảnh: wikipedia
Mặc dù có sự thay đổi về thời gian, song không gian của ngôi chợ vẫn không hề thay đổi, vẫn lặng lẽ thu mình bên mái chùa làng linh thiêng của các thế hệ tiểu thương bản địa.

Và cũng giống như những ngôi chợ mà chúng tôi có dịp tiếp cận trong hành trình khám phá đất nước Triệu Voi, cung cách buôn bán ở ngôi chợ đêm này diễn ra trong một không gian khá bình lặng, giống như lối sống thường nhật của đại bộ phận người dân trên mảnh đất này.

Bân cạnh chùa chùa Wat Mai Suwannaphumaham ra, ở cố đô Luang Prabang còn có một ngôi chùa khác cũng có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của của thành phố, đó là chùa Wat Xieng Thong.

Nếu như chùa Wat Mai Suwannaphumaham được ví như là biểu tượng dành cho giới tiểu thương thì Wat Xiêng Thong được xem như một bảo tàng nghệ thuật, nơi lưu giữ những tinh hoa kiến trúc, nghệ thuật hội họa của Phật giáo nói riêng và của dân tộc Lào nói chung.

Nằm ở cuối đường Sakkarin, gần với ngã ba tiếp giáp giữa sông Mê Kông và sông Nam Khan, chùa Wat Xiêng Thông được xây dựng năm 1560 dưới thời vua Setthathirat.

Cùng với chùa Wat Mai Suwannaphumaham, chùa Wat Xieng Thong là một trong hai ngôi cổ tự được Đội quân cờ đen không cho phá hủy vào năm 1887.


Chùa Wat Xieng Thong
Tương truyền, sở dĩ ngôi chùa Wat Xieng Thong không bị phá hủy là do một trong những thủ lĩnh của đội quân này có một thời gian tu tập ở đây trước khi gia nhập lực lượng này.

Chùa Wat Xieng Thong có khuôn viên khá rộng với nhiều hạng mục lớn nhỏ, bao gồm một chánh điện mang phong cách kiến trúc đặc trưng của Luang Prabang cổ với mái lợp ba tầng hạ sâu hướng về mặt đất.


Ngoài cổng chùa
Bên ngoài khu vực chánh điện, người xưa cho xây dựng một số nguyện đường nhỏ, mang phong cách kiến trúc pha lẫn giữa lối kiến trúc đặc trưng của dân tộc Lào và kiến trúc Phật giáo tiểu thừa Theravada và là nơi khi xưa, các nhà sư dùng làm nơi tịnh tâm nghĩ về đạo pháp trong mùa an cư kiết hạ.

Bên cạnh kiến trúc độc đáo trường tồn qua hàng thế kỷ ra, chùa Wat Xiêng Thông còn khiến nhiều người ngạc nhiên với hàng loạt bức tranh đa sắc màu về lịch sử Phật giáo và lịch sử dân tộc. Tất cả đều được các họa sĩ cẩn thận dùng miễng sành, sứ lắp ghép lại với nhau hoặc trực tiếp vẽ lên tường. Đây được xem như là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo vào loại bậc nhất trên đất nước Triệu Voi.


Tượng phật bên trong chùa - Ảnh: Visit Laos
Cũng giống như nhiều dân tộc sống trên ban đảo Đông Dương, trước khi đạo Phật xuất hiện, cư dân cổ có khuynh hướng đa thần. Và khuynh hướng ấy vẫn âm thầm tồn tại bên cạnh đạo Phật cho đến ngày nay.

Và đó là lý do mà trong ngôi nhà này, người ta cho lưu giữ rất nhiều bức tượng, tranh vẽ về các vị thần trong truyền thuyết của các dân tộc Lào bên cạnh những bức tượng Phật có tuổi đời hàng trăm năm tuổi.

Thời gian trôi qua, lịch sử dân tộc Lào trải qua nhiều biến động, song tính cách hiền hòa của người dân Lào dường như không thay đổi. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy giá trị của đạo Pháp dường như đã trở thành thành tố quan trọng hình thành nên giá trị con người ở đất nước này, cho dù họ là ai, làm nghề gì.

Và trong quá trình hình thành nên giá trị con người Lào hàng ngàn năm qua có vai trò của những mái chùa làng. Lưu giữ ký ức của những ngôi chùa mang trên mình nét đặc trưng riêng như chùa Wat Mai Suwannaphumaham và chùa Wat Xiêng Thong là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên đất nước Triệu Voi.

Nguyễn Minh

Chùm ảnh: Những khoảnh khắc bình yên ở Pakistan

Chùm ảnh: Những khoảnh khắc bình yên ở Pakistan

Đăng lúc: 08:42 - 20/07/2015

Nhắc đến Pakistan chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đây là một đất nước bất ổn với đầy rẫy những cảnh xung đột và bạo lực. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì đang diễn ra ở đất nước này.
Dưới đây là những hình ảnh đời thường ở Pakistan do các phóng viên quốc tế ghi lại. Hy vọng những con người nơi đây sẽ sớm được hưởng cuộc sống yên bình và hạnh phúc.
[IMG]
Trẻ em Pakistan chơi trò đẩy bánh xe lúc hoàng hôn đang buông xuống thành phố Lahore.
[IMG]
Cô bé Mamouna Qamar 4 tuổi nắm tay 2 người anh trai của cô Shazaib (6 tuổi) và Zaman (7 tuổi) đứng chờ cha mẹ trên một con đường nhỏ ở Islamabad, Pakistan.
[IMG]
Một bé gái được mẹ ẵm trên tay đi theo cha vào một khu ổ chuột ở ngoại ô thủ đô Islamabad.
[IMG]
Trẻ em Pakistan chạy theo chiếc xe đạp của người đàn ông bán bong bóng. Đối với một đứa trẻ, bong bóng luôn là một món đồ chơi đầy hấp dẫn.
[IMG]
Một cậu bé đang ăn bắp luộc và cầm chiếc bong bóng hình trái tim trên tay ở một khu dân cư nghèo gần Islamabad.
[IMG]
Các em bé Pakistan chơi đùa bên chiếc xe kéo bằng gỗ ở ngoại ô Islamabad. Những nụ cười thật hồn nhiên và đáng yêu.
[IMG]
Một bé gái đang quấn lại chiếc khăn quấn đầu khi đang đứng cùng những cô gái khác ở một khu ổ chuột ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Trẻ em Pakistan ở lớp học tiếng Anh ngoài trời trong một khu ổ chuột gần Islamabad.
[IMG]
Nghệ sĩ đường phố và chú khỉ đang chờ đợi khán giả đến xem màn trình diễn của mình.
[IMG]
Một bé gái người Afghanistan tị nạn ở Pakistan trở về nhà trong khu ổ chuột ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Bé gái Aysha Gulfeyaz, 3 tuổi, uống nước từ một giếng nước bơm tay gần Islamabad.
[IMG]
Các bé gái Pakistan vui đùa khi đang mang củi về nhà trong khu ổ chuột ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
2 bé gái người Afghanistan và một cô bé Pakistan đang tham dự lớp học hàng ngày để đọc kinh Koran trong một ngôi đền ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Các bé trai Pakistan tham gia lớp học đọc kinh Koran trong một ngôi đền gần Islamabad.
[IMG]
Các bé gái Afghanistan ngồi bên dưới một chiếc xe kéo bằng gỗ trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Một cậu bé Pakistan đang chơi đu quay. Dòng chữ trên chiếc lồng đu quay được viết bằng ngôn ngữ Urdu, nghĩa là “Chúc mừng lễ hội Eid, từ London đến Hoa Kỳ”. Eid là một lễ hội đánh dấu kết thúc tháng chay Ramadan của người Hồi Giáo.
[IMG]
Các bé gái Pakistan đang làm việc trong một xướng gạch ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Các cậu bé Afghanistan đang chơi game bên dưới một tầng hầm ở một khu ổ chuột gần Islamabad.
[IMG]
Các bé trai Pakistan tụ tập xem cá cảnh trên xe đạp của một người bán cá dạo.
[IMG]
Mohammed Ali, 5 tuổi, đứng kế mẹ của cậu khi đang xếp hàng cùng những người khác để chờ nhận gạo ở một địa điểm phát hàng cứu trợ ở đền thờ Beri Iman ở Islamabad.
[IMG]
Một người đàn ông đang chở phần đầu của một xe tải trên chiếc xe kéo của anh ta đi trên đường ở thành phố Rawalpindi, một thành phố gần Islamabad.
[IMG]
Trẻ em Pakistan vui đùa trên một ngọn đồi ở ngoại ô thủ đô.
[IMG]
Một thợ cắt tóc hè phố (phải) đang phục vụ khách hàng (trong gương) ở Gujranwala, gần Lahore, thành phố lớn thứ 2 ở Pakistan và là một trung tâm văn hóa.
[IMG]
Trẻ em Pakistan đang qua sông trên một chiếc cáp treo trên không.
[IMG]
Trẻ em Pakistan nhìn qua cửa của một chiếc xe kéo, các em đang vui chơi cùng nhau trên một khoảng đất trống ở khu ổ chuột ngoại ô Islamabad.
[IMG]
Một bé gái đang đứng chờ mẹ cô nhận gạo cứu trợ ở đền Beri Iman.
[IMG]
Một bé gái đang dắt chú ngựa của gia đình đi trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Islamabad.
[IMG]
2 cậu bé bán túi ni-lông kiếm sống đánh nhau tại một khu chợ ở Islamabad.
[IMG]
Hai cô bé người Afghanistan giặt đồ trên một con suối ở ngoại ô thủ đô Islamabad.
[IMG]
Các bé gái người Afghanistan cùng nhau vui chơi ở một khu ổ chuột ngoại ô Islamabad.
Lê Vương Thịnh
Theo Tinhte.vn, nguồn: Boston.com

Giả danh "nhà sư" đi bán nhang lừa đảo

Giả danh "nhà sư" đi bán nhang lừa đảo

Đăng lúc: 06:55 - 19/07/2015

Thời gian gần đây xuất hiện kẻ xấu lợi dụng lòng tin, sự thật thà của nhân dân để lừa đảo. Nguy hiểm hơn, những kẻ xấu đó còn lợi dụng lòng tin, tính hướng thiện của phật tử để lừa đảo trục lợi cho bản thân bằng nhiều chiêu thức lừa đảo khác nhau.
Gần một tuần qua, chúng tôi có nhận được rất nhiều thông tin của các phật tử tỉnh Hải Dương thông báo về có hai "nhà sư" có biểu hiện bất thường xuất hiện tại huyện Gia Lộc, Thanh Miện và Ninh Giang của tỉnh Hải Dương. Các "nhà sư" hành nghề bán nhang. Mỗi gia đình chỉ được mua 3 hộp nhỏ có giá 30.000/hộp để làm phúc đức và từ thiện xây chùa. Tuy nhiên sau khi vừa bán xong ở khuc vực này, lại xuất hiện "nhà sư" khác mang xe máy đến, chở đi đến địa điểm khác hành nghề. Sau nhiều ngày mật phục, chúng tôi đã làm rõ được chân tướng vị "nhà sư" giả danh này.


Khoảng 10 giờ, ngày 16 tháng 7 năm 2015, tại địa bàn dân cư thôn 1, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương xuất hiện hai người mặc quần áo tu màu nâu sòng, một người đi xe máy, một người đi bộ dọc tuyến đường quốc lộ 20D. Trên vai hai người này mang rất nhiều nhang (hương), tay cầm quyển sổ trong đó có rất nhiều giấy giới thiệu và đeo thẻ đệ tử chùa đi bán nhang.


Trong vai người dân mua nhang, chúng tôi đã có sự tiếp cận "hai vị sư" có hành tung bất thường này. Sau khi trò chuyện, vị giả sư này cho biết: “Tên thật là Nguyễn Thanh Lâm, pháp danh Đạt Tài, sinh năm 1976, mã số 27H, có hộ khẩu đăng ký tại xã Bình Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Vị này tự nhận là đệ tử của chùa Phước Quang có địa chỉ như trên do Đại đức Thích Thiện Thành làm trụ trì. Do nhà chùa ở vùng quê khó khăn, nên Đại đức Thiện Thành cho phép các đệ tử đi khắp nơi để bán nhang lấy tiền làm công tác phật sự”. Biết đây là vị giả sư, nên khi chúng tôi hỏi mua với số lượng nhiều vị này lấy lí do nhang sản xuất có hạn và nhà chùa Phước Quang chỉ bán cho những người thành tâm, hướng Phật chỉ được mua 3 hộp nhỏ, mua nhiều nhà chùa cũng không bán”.

Trong suốt quá trình chúng tôi trao đổi câu chuyện, vị giả sư này luôn tìm cách lẩn trốn, nói sang chuyện khác và không muốn bán cho chúng tôi, dù chỉ mua một hộp nhỏ.


Sau khi được một người bạn đồng nghiệp cũng đang công tác trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo ở Bình Dương cho biết: “Đó là hình thức lừa đảo và vị đó là giả sư”. Chúng tôi nhận được thông tin của Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định rằng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có chủ trương cho các chùa, các tự viện trong cả nước cho phép các tăng, ni của các chùa đi bán nhang thu tiền về làm phật sự và xây tự viện.”. Chính thông tin này của Ban TTTT T.Ư càng khẳng định vị sư giả bán nhang này là lừa đảo, giả danh nhà Phật để thu lợi bất chính cho bản thân.

Khi chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp, thì vị sư giả thái độ bất an, bất hợp tác. Đồng thời đưa cho chúng tôi xem một “Mớ” giấy tờ liên quan như: Giấy phép kinh doanh, chứng nhận đệ tử chùa, giấy phép…. Tuy nhiên kiểm tra kỹ “mớ” giấy tờ đó, chúng tôi có thể khẳng định: Đây là giấy tờ giả mạo. Vì trên thẻ chứng nhận đệ tử và giấy giới thiệu nhà chùa không có dấu đóng giáp lai vào 1/3 góc ảnh trái. Hai số điện thoại chùa Phước Quang điện không có người nghe; sổ cầu an không ghi cụ thể năm nào mà lại ghi là “năm 20”. Điều khiến chúng tôi thấy lộ liễu hơn đó là trong giấy giới thiệu người ký đóng dấu và Đại đức Thích Thiện Thành, còn trong Sổ cầu an ghi tên các gia đình công đức mua nhang lại ghi và đóng dấu Đại đức Thích Thiện Tín, trụ trì chùa.

Sau khi thấy đồng phạm của mình bị chúng tôi và nhân dân tra hỏi, vị giả sư còn lại lấy xe máy tẩu thoát. Còn vị giả sư có tên Nguyễn Thanh Lâm gọi điện cầu cứu các “huynh đệ”.

Có thể nói, trong những năm gần đây đời sống tôn giáo đạo Phật ngày càng có nhiều khởi sắc, sự hưng thịnh của Phật giáo ngày càng phát triển.

Các đối tượng lợi dụng lòng tin của phật tử và nhân dân đối với đạo Phật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhân dân và làm xấu đi hình ảnh nhà Phật.

Qua bài viết này, rất mong Giáo hội Phật giáo tỉnh An Giang, chùa Phước Quang xác minh thông tin có một số kẻ xấu lợi dụng tên chùa để đi lừa đảo bán nhang thu tiền bất chính.

Ngoài ra, chính quyền địa phương, phật tử và nhân dân cần nâng cao cảnh giác với những chiều trò lừa đảo này.

Đức Tuỳ

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 10
  • Hôm nay 3,360
  • Tháng hiện tại 60,745
  • Tổng lượt truy cập 23,466,994