Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Tu khẩu là không nên nói những điểm sai, thiếu sót của người khác

Tu khẩu là không nên nói những điểm sai, thiếu sót của người khác

Đăng lúc: 06:43 - 04/08/2016

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Khẩu là cái miệng, chỉ cho lời ăn tiếng nói. Trong nhà Phật thì Khẩu Nghiệp (xấu) là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ ray rứt cả cuộc đời.

Giữa hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với chủ lời nói có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, câm hận, giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gay ra chiến tranh…

Trong Thập Thiện Nghiệp (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không tham, không sân, không si, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời ác).

Tu khẩu là không nên nói về những điểm sai, thiếu sót của người khác
Khẩu nghiệp là cần tu cả đời
Câu chuyện nổi tiếng của học giả Ngô Hạ

Ngô Hạ, một học giả nổi tiếng của triều đại nhà Tống, có một người mẹ rất khắt khe về kỷ luật những người con của bà.

Một ngày nọ, mẹ của ông tình cờ nghe được Ngô Hạ nói chuyện với một vị khách mời về những thiếu sót khuyết điểm của những người khác. Bà đã trở nên rất nóng giận, và sau khi người khách rời đi, bà đã đánh ông một trăm roi. Một người họ hàng đã cố trấn tĩnh bà và nói: “Nói về những điểm mạnh hay những thiếu sót khuyết điểm của người khác là điều bình thường trong giới học giả. Có gì sai đâu? Không cần phải đánh như thế.”

Mẹ của ông thở dài và nói: “Tôi nghe nói rằng nếu cha mẹ thực sự yêu con gái của họ, họ phải cố làm lễ cưới cho cô ấy với một học giả mà rất thận trọng về những điều mà anh ta nói ra. Tôi chỉ có một mình nó là con trai. Tôi đang cố gắng làm cho nó hiểu về những luân lý đạo đức và cuộc sống. Nếu nó không thận trọng về những điều được nói ra, tức là nó đang quên mẹ của nó. Đây là cách mà nó phải sống về lâu dài.” Mẹ của ông đã khóc và không ăn uống.

Văn hoá sáng tạo bởi thần tán thành việc một người phải thận trọng về điều mà anh ta nói. Trong giới tu luyện, có nhấn mạnh về tu khẩu, vì một lời bình luận có thể làm tổn thương những người khác không khác gì một con dao sắc hay một khẩu súng. Hơn nữa, khi lời nói được phát ra, thì không thể lấy lại được, và chúng có thể tạo nghiệp và tạo ra sự thù hận. Nên nó mang lại tai hoạ cho người nói. Bởi vậy, một người theo luân lý họ trân trọng đạo đức, chú ý đến tu khẩu và thường không tập trung vào hay nói về những khiếm khuyết của người khác sau lưng họ. Một người như vậy sẽ cho người khác một cơ hội để chính lại và sửa chữa chính họ trong một phong thái rộng mở và cao thượng, và họ cũng hướng nội nhìn vào bên trong để xem họ có thiếu sót khuyết điểm như vậy không.

Dưới sự kỷ luật nghiêm khắc của mẹ ông, Ngô Hạ đã thực hiện việc thận trọng trong lới nói, và từ đó ông giữ mình theo tiêu chuẫn khắt khe và tập trung vào tu đức và những nguyên lý đạo đức. Cuối cùng ông trở thành một trong những học giả nổi tiếng trong thời đại của ông.

Phật dạy người kinh doanh nhanh hưng thịnh

Phật dạy người kinh doanh nhanh hưng thịnh

Đăng lúc: 11:13 - 31/05/2016

Đức Phật là bậc thầy vĩ đại của chư thiên và nhân loại, những lời dạy của Ngài đem lại những lợi ích lớn lao khi những ai hữu duyên biết lắng nghe, thấu hiểu và thực hành chắc chắn sẽ đem lại hiện tại lạc trú.

Phật dạy người kinh doanh nhanh hưng thịnh
Trong một bài kinh, Đức Phật dạy chúng ta như sau:
"Có bốn bánh xe này, này các Tỷ-kheo, thành tựu với chúng, bốn bánh xe được vận chuyển giữa chư Thiên và loài Người thành tựu với chúng, chư Thiên và loài người không bao lâu đạt đến sự lớn mạnh, tăng thịnh trong các tài sản. Thế nào là bốn? Trú xứ thích hợp, thân cận các bậc Chân nhân, tự nguyện chân chánh, trước đã làm phước."
(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Chương IV - Bốn Pháp).

Lời bàn:
Khi các nhân tố như vậy được trưởng dưỡng, phát triển thì sẽ đem lại sự tăng thịnh trong việc làm phát sanh tài vật đến các hàng cư sĩ. Trú xứ thích hợp tạo điều kiện tốt lành cho công việc làm ăn, nơi ấy bình an, ít có tệ nạn xã hội, là các nơi thuận tiện cho việc thông thương buôn bán, khi hữu duyên với những chỗ như vậy thì sẽ tạo nhiều điều kiện khiến cho việc tầm cầu tài sản được thuận buồm xuôi gió. Khi có duyên lành gặp và thân cận được các bậc chân nhân, các vị ấy sẽ tạo cho ta nhiều cơ hội để thăng tiến trong bước đường công danh sự nghiệp cũng như giúp đỡ trong công việc làm ăn, phát triển việc sản xuất, kinh doanh, đây thật sự là một trợ lực lớn lao trong việc tạo ra của cải vật chất. Những ý nguyện chân chánh thường đem lại những kết quả tốt đẹp an vui ngược lại những sở hành bất chánh dù sớm hay muộn quả khổ cũng sẽ đến với chủ nhân tạo tác nên những hành vi như vậy.
Một người thành tựu được trong việc tầm cầu tài sản ngoài tài năng và sự nỗ lực cũng phải có sự trợ lực của phước báu đã gieo trước đây thì mọi việc toan tính mới có thể thuận duyên theo ý nguyện, nếu vô phước thì tính một đằng nó lại ra một nẻo đôi lúc các dự định trên lí thuyết khi áp dụng vào thực tế sẽ gặp nhiều trắc trở chông gai, không sớm thì muộn cũng sẽ dẫn đến chỗ suy vong, thất bại. Đây thật sự là bốn trợ lực hết sức to lớn khiến cho tài sản phát triển và tăng thịnh. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Thiện An

grab1438043622Duc Phat Thich Ca 550x371

Gian lao không làm ta nhụt chí

Đăng lúc: 20:56 - 27/07/2015

Bạn với tôi là cùng màu áo, chung thờ một lý tưởng. Ðã lâu chúng ta không gặp nhau, hoặc đã gặp mà không có dịp trao đổi ý kiến cùng nhau. Hôm nay ngày hoan hỉ đã về, lòng tôi thấy nao nao, nhớ đến bạn và cần nhủ đôi lời cùng bạn, gọi là thực hiện phần nào điều “KIẾN HÒA ÐỒNG GIẢI” của đức Từ Phụ đã dạy chúng ta.
Duc_Phat_Thich_Ca
Bạn ạ! Trên đường học đạo thật xa diệu vợi, chúng ta tiến bước đã dẫm phải bao mũi gai nhọn cản trở, và hiện thăm thẳm những hố sâu, sừng sững những vách đá chơi vơi chặn lối đi của chúng ta.
Ở trường hợp này, bạn xử trí thế nào? Lùi lại chăng? Hay hăng hái tiến tới? Chắc bạn sẽ đồng thanh với tôi, chúng ta không thể lùi lại, mà vẫn anh dũng tiến lên, vì đó là hướng ta nhắm. Bảo thành đã hiện trước mắt ta rồi, dù phải tan thân mất mạng, chúng ta cũng được hài lòng, vì cái chết đó làm tăng thêm giá trị ta và đưa ta vượt lên một nấc khá cao trên cây thang đạo hạnh.
Bạn thử nghĩ! Những học sinh trung học, sinh viên đại học chịu biết bao khổ sở do những cuộc thi hành phạt. Có đôi khi, họ phải gạt nước mắt, cho đến muốn tự tử là khác. Như vậy người bày ra cuộc thi, phải chăng vì muốn ngăn bước tiến của họ? – Nhất định là không. Ðó là những cuộc thử thách để khuyến khích họ cố gắng thêm, là cây thước để đo trình độ và khả năng của họ, cũng là làm tăng giá trị của họ vậy. Nếu một sinh viên đủ lý trí, có sợ thi khó mà bỏ học chăng? Có cưu lòng oán hận người khảo hạch mình không? – Chắc là không, họ sẽ mang ơn những người khảo hạch, vì nhờ đó mà họ tiến thêm.
Lại nữa, một chiến sĩ, vì bảo vệ non sông tổ quốc và rạng danh cho giống nòi, nên xem thường chết sống, lăn mình vào rừng bom đạn. Nếu một chiến sĩ mặc bộ nhung phục bóng láng, cỡi con bạch mã thật xinh, mỗi khi ngồi trên lưng ngựa xem rất oai vệ, nhưng suốt đời chỉ ăn với ngủ, thì còn gọi được là “chiến sĩ” chăng? Cố nhiên, người chiến sĩ muốn được ngày khải hoàn rực rỡ: mỗi nhịp ngựa là hằng vạn tiếng hoan hô, hoa bội tinh bừng nở trên ngực, trước muôn triệu cặp mắt nhìn quên nháy và ước mơ, thì phải lăn mình trong ngàn tên muôn giáo, xem cái chết nhẹ hơn làn gió thoảng. Như vậy, những nguy hiểm gian lao đối với người chiến sĩ anh dũng sẽ không thấy gian lao mà chỉ thấy là công danh sự nghiệp.
Bạn ạ! Chúng ta là người chèo thuyền ngược dòng đời, thì làm gì có sự dễ dàng bình thản. Giả sử có, thì mục đích chúng ta nhắm đâu còn cao quí, vì mọi người đều có thể đến được. Bạn thử tưởng tượng, nếu một tu sĩ ăn no, ngủ kỹ, đầy đủ mọi nhu cầu, mãi sống trong cảnh nhàn hạ, mà được thành Phật, thì ông Phật ấy còn ai chịu lạy chăng? – Chắc là không! Vì dễ làm quá, có gì khó khăn mà phải kính phục. Sở dĩ chúng ta và mọi người đều tôn sùng kính lạy đức Phật, vì Ngài làm những điều mà chúng ta chưa làm được. Như vậy, giá trị người tu có là do vượt qua mọi hiểm trở khó khăn, ở chỗ ô trọc, mà tâm vẫn thanh bạch cao khiết.
Bạn đang tu hạnh nhẫn nhục chăng? Nếu bạn tu hạnh nhẫn nhục, mà không có người mạ nhục, đánh đập để thử lòng bạn có phiền, có giận chăng? Thì cái nhẫn nhục ấy chỉ là nhẫn nhục ở đầu môi. Muốn chứng thật hạnh nhẫn nhục của bạn, phải có người mạ nhục, đánh đập: ấy là lửa thử vàng nhẫn nhục của bạn vậy. Ðức Thích-ca khi còn làm vị tiên tu nhẫn nhục, nhờ có vua Ca-lợi cắt tay, thẻo mũi… Ngài mới chứng được nhẫn nhục Ba-la-mật.
Bạn đang tu hạnh bố thí chăng? – Thế là những kẻ đến xin đều là ân nhân của bạn. Nếu thiếu họ, bạn sẽ không viên mãn công hạnh. Mặc dù trong số người xin cũng có một hai kẻ đèo bòng, xin những điều không thể cho được. Nhưng bạn đừng vội phiền họ, mà bạn phải tự trách mình hạnh bố thí chưa cứu kính. Người Bà-la-môn xin con Thái tử Tu-đại-noa, chính là người đã giúp Ngài thành tựu hạnh bố thí Ba-la-mật, các hạnh khác cũng thế.
Tất cả cuộc thử thách đều là sự chứng thật hạnh tu hành của mình. Người hay hoàn cảnh để thử thách ta đều là ân nhân, là cảnh tốt nâng đỡ ta lên từng lầu thánh nhân. Vì thế trong kinh Pháp Hoa, đức Phật đã nói: “Ðề-bà-đạt-đa là thiện hữu tri thức bậc nhất của ta, nhờ Ðề-bà-đạt-đa mà ta mau chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”
Như trên bạn đã thấy, cái “khó” không phải là điều làm nhụt chí ta, mà là sự nghiệp, là chứng thật đời tu của ta. Càng gian lao, càng khó khổ, chiến thắng được nó thì giá trị ta càng cao, sự nghiệp ta càng lớn. Vì thế, các vị Bồ-tát hy sinh cảnh Niết-bàn để vào địa ngục cứu độ chúng sanh.
Chúng ta đã là người tu, người sẵn sàng chịu khó khổ, mọi thử thách để rèn luyện lòng mình, để thay khổ cho chúng sanh, thì bao giờ có thở dài khi gian lao, chau mày khi nguy hiểm… mà nhất định tươi tỉnh hăng hái tiến thẳng đến mục đích tuyệt vời của mình đã nhắm. Ấy là con đường mà tôi và bạn cùng đi, cùng hướng. Vậy chúng ta sẽ hẹn ngày để gặp nhau ở điểm cứu kính này.

Theo Phật học

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 8
  • Hôm nay 3,679
  • Tháng hiện tại 61,064
  • Tổng lượt truy cập 23,467,313