Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Để an vui hơn giữa cõi vô thường

Để an vui hơn giữa cõi vô thường

Đăng lúc: 21:12 - 24/12/2016

Ngay khi còn rất nhỏ, từ những bước chân đầu tiên vui chơi, tình bạn đã là một phần của cuộc đời mỗi chúng ta. Theo dữ liệu khảo sát năm 2004 của Gallup tại Hoa Kỳ, có 98% dân số Hoa Kỳ cho biết họ có ít nhất một người bạn thân (với số bạn trung bình là 9 người bạn).
Ngày nay, cùng với mặt trái của sự phát triển công nghệ, các quan hệ và tương tác xã hội thật sự và đúng nghĩa của mỗi người dường như có phần hờ hững hơn trước đây. Tuy nhiên, kết bạn không chỉ mang lại niềm vui mà còn tốt cho sức khỏe của chúng ta.

anh PGTT 876.jpg
Ăn cơm có canh, tu hành có bạn - Ảnh minh họa

Dưới đây là tóm lược 7 lợi ích lớn mang lại cho sức khỏe khi ta có tình bạn tốt đẹp từ nghiên cứu và chia sẻ của các chuyên gia, đăng tải trên trang online Live Science.

1 - Tình bạn giúp kéo dài tuổi thọ

Người có sự tương tác xã hội tốt sẽ có ít nguy cơ đột tử hơn người ít bạn bè. Điều này được khẳng định qua một phân tích từ các nghiên cứu có liên quan năm 2010, tác động của các mối quan hệ xã hội đối với tuổi thọ của chúng ta cao gấp đôi so với tập thể dục hay so với việc cai nghiện thuốc lá.

Theo đó, các nhà nghiên cứu xem xét 148 nghiên cứu về các tương tác xã hội và nguy cơ tử vong với sự tham gia của 300.000 người. Các nghiên cứu này đều “đo” sức mạnh của các mối quan hệ xã hội, từ số lượng bạn bè cho đến sự hòa nhập của mỗi cá nhân đối với xã hội. Tất cả các yếu tố này đều có liên quan đến hạ giảm nguy cơ tử vong.

Các chuyên gia cho rằng tình bạn và sức khỏe có liên quan đến quá trình xử lý stress, giúp xử lý stress tốt hơn. Stress kinh niên có thể tạo ra sự tách biệt, cô lập ở mỗi cá nhân và theo thời gian, thói quen xấu này sẽ được phát triển, gây ra sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần.

2 - Bạn bè giúp ta khỏe mạnh hơn

Các chuyên gia nghiên cứu tác động của tình bạn đối với sức khỏe thông qua việc so sánh các trạng thái sinh học ở các giai đoạn trong cuộc đời của những người có thói quen sống cách ly và tách biệt mọi người với người có nhiều bạn bè.

Các nghiên cứu này có số lượng hàng trăm ngàn người tham gia, tuổi từ 12-91. Các chỉ số sinh học được khảo sát là huyết áp, chỉ số khối cơ thể BMI, số đo vòng bụng và mức protein viêm nhiễm (C-reactive protein).

Kết quả cho thấy các chỉ số đo sự khỏe mạnh xấu hơn ở người có các tương tác xã hội yếu.

3 - Tình bạn giúp cho trí não nhạy bén hơn

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy nguy cơ mất trí nhớ của người cao tuổi cao dần nếu họ có cảm giác cô đơn.

Nghiên cứu quan sát 2.000 người Hà Lan có tuổi từ 65 trở lên trong vòng 3 năm. Khi bắt đầu nghiên cứu, không có ai bị chứng mất trí nhớ, nhưng có 13,4% người cho biết họ cảm thấy cô đơn khi nghiên cứu bắt đầu và phát triển chứng mất trí nhớ sau 3 năm, so với 7,5% người tham gia không có cảm giác cô đơn.

Cô đơn hay cảm thấy cô đơn đều có liên quan đến bệnh mất trí nhớ và sự “thiếu vắng” các tương tác xã hội tích cực làm suy giảm khả năng tư duy - theo tạp chí Neurology, Neurosurgery & Psychiatry.

4 - Tình bạn có sự tác động đến mỗi chúng ta

Béo phì hiện đang là một vấn nạn sức khỏe lớn của xã hội. Nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng, nếu một người tăng ký thì bạn của họ cũng có khả năng tăng ký theo. Tuy nhiên, nếu bạn mình giảm cân được thì mình cũng có xu hướng giảm cân được - ghi nhận từ tạp chí y khoa New England.

Đáng ngạc nhiên là nếu một người bị béo phì thì bạn bè thân thiết của họ có thể có 57% khả năng béo phì theo. Chuyên gia nghiên cứu James Fowler, Đại học California (San Diego) nhấn mạnh khi bạn bè tập thể dục hoặc có chế độ ăn lành mạnh để giảm cân thì mình cũng có xu hướng làm theo.

5 - Bạn tốt đồng hành cùng ta qua những giai đoạn khó khăn

Một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư cho thấy, khi tình hình bệnh tật trở nặng thì bạn bè là người có thể giúp chia sẻ. Tạp chí Lancet năm 1989 cho thấy bệnh nhân mắc ung thư vú nếu thường xuyên có sự tương trợ và chia sẻ từ các nhóm bệnh nhân ung thư vú khác có được chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn và sống lâu hơn.

Sau đó, nhiều nghiên cứu khác được tiến hành và khẳng định mối tương trợ giữa các nhóm bệnh nhân giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Trong đó, một nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cũng có chất lượng cuộc sống tốt hơn và sống lâu hơn nếu có sự tương trợ của nhóm bệnh nhân khác.

6 - Khi bị bỏ rơi, ta cần bạn bè ở bên

Không phải quan hệ nào cũng được suôn sẻ và khi ta gặp các vấn đề trong các mối quan hệ, bạn bè có thể giúp đỡ ta rất nhiều. Nghiên cứu năm 2011 trên học sinh lớp 4 cho thấy bạn đồng lứa có thể giúp trẻ vượt qua stress do bị bạn bè hắt hủi, bỏ rơi.

Các chuyên gia kết luận rằng ở các trẻ bị bỏ rơi thì mức hormone stress cortisol (được đo thấy trong nước bọt) cao hơn. Tuy nhiên, mức hormone này thấp hơn khi trẻ có nhiều bạn hơn và chất lượng tình bạn tốt hơn dù ở trong tình trạng bị bỏ rơi, hắt hủi.

Nghiên cứu cho thấy bạn bè dù không thể giúp loại bỏ hoàn toàn stress khỏi môi trường học đường nhưng bạn bè giúp giảm thiểu tình trạng này - tác giả Marianne Riksen-Walraven, chuyên gia tâm lý học phát triển Đại học Radboud (Hà Lan) chia sẻ.

7 - Tình bạn có thể bền vững đến cuối đời

Ở trong thời đại mà người ta phải lăn xả để thành công trong học hành, công việc… như hiện nay thì duy trì một tình bạn tốt đẹp có thể là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, với một tình bạn chân chính thì khoảng cách không là vấn đề cản trở.

Một nghiên cứu bắt đầu từ năm 1983, tìm hiểu tình bạn và sự gần gũi của những người bạn thời đại học. Kết quả cho thấy khoảng cách địa lý không ảnh hưởng đến sự gần gũi về mặt cảm xúc qua nhiều năm tháng. Điện thoại và email giúp bạn bè kết nối với nhau mãi đến 20 năm sau đó, đặc biệt là những người bạn có sở thích.

Đối với người học Phật, thì tình bạn giữa những người đồng tu không chỉ giúp sách tiến nhau trên bước đường sửa ý-khẩu-thân trong đời này mà còn là duyên lành cho đời sau...

Trần Trọng Hiếu

Thực tập hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm

Thực tập hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm

Đăng lúc: 10:59 - 28/03/2016

Lắng nghe là một phương pháp thực tập quan trọng giúp chuyển hóa thân tâm, là nhịp cầu cảm thông giúp cho ta định tĩnh, sáng suốt khai mở trí tuệ để trải rộng tâm từ chia sẻ nỗi khổ, niềm đau với người khác cùng vượt qua nghịch cảnh và đến gần hơn với hạnh phúc chân thật của chính mình.
VONG PHAP.jpg
Vọng pháp - Ảnh: Trần Thế Phong

Lắng nghe là một gia tài vô tận mà ai cũng có thể dâng tặng cho mọi người. Lắng nghe để hiểu dù điều ấy đã nói ra hoặc chưa nói. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, để lạc quan vui sống.

Hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm trong Phật giáo được tôn vinh, tán thán với công hạnh lắng nghe, Ngài luôn lắng nghe và chia sẻ, cứu vớt chúng sinh để xoa dịu nỗi đau bất hạnh của muôn loài.

Kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm! Chúng con xin học theo hạnh của Ngài, biết lăng tai nghe cho cuộc đơi bơt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu. Chúng con xin tập ngồi nghe vơi tất cả sư chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập ngồi nghe vơi tâm không thành kiến. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ưng. Chúng con nguyện tập ngồi nghe để hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu đươc những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết chỉ cần lăng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bơt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi (Quán nguyện).

Pháp môn của Bồ-tát Quán Thế Âm chính là phương pháp phản văn văn tự tánh (không xuôi dòng đuổi theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe). Trong cái nghe của Ngài, Ngài chuyển dụng khả năng nghe tiếng bên ngoài, để nghe lại tự tánh nghe của mình. Đến lúc những cái sinh diệt diệt hết thì tánh vắng lặng hiện ra và khi ấy chứng được “nhĩ căn viên thông”, được hai thứ thù thắng: đồng với từ lực của mười phương chư Phật và cảm thông lòng cầu mong thương cứu của chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi.

Xin nguyện học theo hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm: Nghe để hiểu và giúp người khác nhận diện được nguồn gốc của khổ đau, để giúp người an vui. Lắng nghe để thương yêu tất cả muôn loài.

Khi ta lắng nghe là lúc ta phát hiện ra chính bản thân mình, nghe thấy nội tâm của mình, tâm ta như một dòng sông lúc thì yên ả hiền hòa, lúc thì gập ghềnh thác lũ. Ta nghe để hiểu ta hơn và tìm lại chính mình. Trong dòng sinh diệt bất tận của cuộc đời ta luôn phải mang nhiều vai diễn của cuộc đời và mải mê chạy theo nó rồi chợt nhận ra rằng trong ta còn quá nhiều góc khuất, nhiều mảng sáng tối, thiện ác đan xen với nhiều cung bậc cảm xúc. Lắng nghe để trở về với tự tánh, quay về nương tựa chính mình.

Tự tánh là bản thể của tâm, vốn không sanh, không diệt và ngay đây chủ thể và đối tượng nghe đều không tồn tại. Nghe được tự tánh tức nghe đến tận cùng sâu thẳm của vô thanh, nghe cái tịch nhiên im lặng sấm sét. Ngay đây, phiền não rơi rụng, tuệ giác hiện tiền, thực tại hiển bày “vượt ngoài thế gian và xuất thế gian, sáng suốt cùng khắp mười phương, trên thì hợp với bản giác diệu tâm mười phương chư Phật đồng một từ lực với Như Lai, dưới hợp với tất cả chúng sanh đồng với chúng sanh một lòng bi ngưỡng”.

Học theo hạnh của Bồ-tát Quán Thế Âm là chúng ta thực tập hạnh lắng nghe người khác. Nghe để hiểu sâu hơn, thương nhiều hơn. Chỉ cần lắng nghe thôi thì chúng ta đã “cứu khổ” cho rất nhiều người. Ai trong chúng ta mà không có nỗi khổ, niềm đau! Rồi niềm đau ấy ngày một tích tụ và lớn dần lên khi không tìm ra người hiểu mình để sẻ chia, đồng cảm. Đến khi niềm đau vượt ngưỡng chịu đựng thì sự bùng nổ sẽ thành tai họa. Vì vậy, được một người lắng nghe tâm tư, thấu hiểu nỗi lòng của mình là một niềm hạnh phúc. Lắng nghe mình và người khác để hiểu và thương nhằm xây dựng hạnh phúc chính là từ bi, ban vui cứu khổ, là học theo hạnh nguyện của Đức Bồ-tát Quán Thế Âm.

Cuộc sống với các đặc điểm của xã hội hiện đại đã biến con người thành những ốc đảo, dù có thể kết nối, liên lạc với mọi người ở khắp nơi trên thế giới, song con người ngày càng cô đơn hơn bởi sự bế tắc, không hiểu được nhau giữa những người thân trong gia đình và khoảng cách thế hệ trong xã hội. Những “hội chứng” của tuổi trẻ như facebooks, game online... hay buồn bã, bi quan của tuổi già cùng tất cả những biểu hiện suy đồi, thực dụng, tiêu cực của đời sống hiện đại phải chăng là phản ứng khi không được chia sẻ và cảm thông.

Thực tập hạnh lắng nghe trong Phật giáo có thể chuyển hóa và trị liệu những “hội chứng” này, giúp con người xích lại gần nhau, hiểu và thương nhau hơn và đó cũng chính là giọt nước cam lồ của Đức Bồ-tát Quán Thế Âm ban rải cho tất cả muôn loài.

Người ta chỉ có thể mất ba năm để học nói nhưng phải mất cả đời để học hạnh lắng nghe mà chưa chắc đã tròn. Hãy mở rộng lòng mình đển đón nhận chuyển hóa những những khổ đau mà chúng ta đang lắng nghe. Chúng ta chỉ cần trở về với giây phút hiện tại đừng suy nghĩ về quá khứ, đừng lo lắng cho tương lai.

Danh hiệu Quán Thế Âm là lắng nghe những âm thanh khổ đau trong cuộc đời mà đến cứu độ. Mỗi chúng ta đều có những niềm riêng và rất muốn được chia sẻ cùng với người thân, người mà biết lắng nghe ta và thấu hiểu làm ta sung sướng, hạnh phúc vô ngần. Người chỉ ngồi lắng nghe ta thôi đã mang đến cho ta thật nhiều hạnh phúc, làm vơi đi bao nhiêu phiền muộn. Vậy thì sao ta lại không lắng nghe để đem đến hạnh phúc cho người? Phải lắng nghe với tất cả tấm lòng chân thành thì người chia sẻ với ta mới cởi mở và trút bỏ được những phiền muộn, lo lắng. Sự chú tâm, thành khẩn lắng nghe của ta đã tạo ra sự tin cậy và tháo gỡ rất nhiều những uẩn khúc mà người thân của ta đang phải ôm ấp, chịu đựng.

Lắng nghe để giúp người bớt khổ là cả một nghệ thuật. Phải nghe với sự chú tâm bằng tất cả trái tim và tấm lòng rộng mở của mình để cho người khác được sẻ chia, bày tỏ với niềm tin yêu trọn vẹn.

Khi ta lắng nghe với sự chú tâm, ta sẽ đón nhận và hiểu được rất nhiều điều qua ánh mắt, hơi thở, lời nói và các hành vi mà người nói đang chia sẻ... qua đó ta có thể hiểu sâu hơn và giúp cho người bớt khổ. Chỉ có lắng nghe trong sự chú tâm, lắng nghe bằng tất cả tấm lòng mới có được khả năng này. Chỉ cần sự hiện diện của ta là năng lượng bình an đã được lan tỏa tới người cần được chia sẻ. Cảm nhận và thấu hiểu có thể không cần nhiều đến ngôn ngữ mà từ trong tâm giao tiếp với nhau.

Quán chiếu sâu sắc vào hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, chúng ta thấy ngay rằng những hóa thân của Ngài đang ở quanh ta, hiện diện đầy đủ trong mọi khía cạnh cuộc đời. Hạnh lắng nghe để cứu độ chúng sinh của Ngài là luôn lắng nghe để hiểu dù điều ấy đã nói ra hoặc không nói, lắng nghe mà người kia trút bỏ được ưu phiền, trở nên an vui đó cũng chính là hạnh phúc chân thực.

Hiện nay có rất nhiều người loay hoay đi tìm lẽ sống, hoặc mải mê đi tìm những thú vui tạm bợ của thế gian và đến một ngày tất cả đều khổ đau với cái thú vui giả tạm đó mà quên mất quay về nương tựa bản thân mình để lắng nghe những nỗi khổ niềm đau trong ta, nên hạnh phúc cứ mãi xa vời. Hãy quay trở về bên trong nội tâm để thực tập trau dồi, tăng thêm năng lượng, để dung hòa sự bình yên trong cuộc sống, chăm sóc nuôi dưỡng lòng yêu thương của mình với mọi người xung quanh, để thấy sự sống của thiên nhiên đang tiếp diễn biểu hiện sinh diệt thay cho một đời người.

Trong đạo Phật, có những phương pháp thực tập rất đơn giản đó là: “Phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tùng tha đắc” (Quay lại tự tâm chính mình và không tìm cầu ra bên ngoài), để có được niềm an vui, đó chính là con đường chánh niệm giúp cho ta vui sống trọn vẹn trong phút giây hiện tại và là chìa khóa để thành công trong cuộc sống.

Pháp môn Tri vọng là phương pháp đối trị vọng tưởng khi tọa thiền hoặc khi đối duyên xúc cảnh, niệm khởi lên liền biết đó là vọng tưởng, không bị nó lôi dẫn, không chạy theo, vọng tự nhiên biến mất, chỉ cần rõ biết ngay lúc đó tâm an hiện tiền, ngay đó là giác tỉnh. Khi vọng tưởng lặng dứt thì tự tánh hiện bày. Tất cả các phương pháp thực tập này đều quay về quán chiếu với phương pháp phản văn văn tự tánh nương theo hạnh lắng nghe của Ngài Quán Thế Âm.

Đôi khi dừng lại chúng ta mới có thể nhìn và nghe được những thanh âm trong cuộc sống, của nỗi niềm hạnh phúc hay muộn phiền của chính bản thân mình và của những người xung quanh. Đừng để cho sự âu lo vây kín cả cuộc sống mình. Có bao giờ ta đã thật sự lắng nghe ta? Có bao giờ ta đã chân thành lắng nghe người? Một ngày, bạn nên dành một ít thời gian như thế. Rất nhiều người cần một người bạn thật vững chãi chỉ để lắng nghe thôi, lắng nghe và thấu hiểu để tình yêu thương được mở rộng khắp muôn nơi. Đó chính là an lạc và thảnh thơi.

Xã hội ngày nay đang trong thời đại @, mọi sự liên lạc cá nhân đều như chớp nhoáng, vội vã, tất cả đều trong một cuộc sống bận rộn và nhiều khi chúng ta không thể kiểm soát nổi chúng dẫn đến sống ảo và ôm vào lòng mình sự cô đơn tuyệt vọng.

Bên cạnh sự phát triển của xã hội thì còn có những mặt trái tồn tại như sự suy đồi về văn hóa, sự bế tắc trong cuộc sống dẫn đến những tệ nạn gia tăng bởi những nỗi niềm, suy nghĩ riêng không được giải tỏa, không được chia sẻ, không có sự truyền thông trong tư tưởng với những người xung quanh, và vẫn còn nhiều những góc khuất của cuộc đời cần được sự chia sẻ, lắng nghe của người thân.

Cuộc sống hiện tại có quá nhiều áp lực, công việc bộn bề với những điều không được hài lòng, vừa ý, nên ta dễ dàng mất bình tĩnh mà không làm chủ được bản thân, nhất là khi bị mất mát, đau thương bất ngờ về vật chất lẫn tinh thần. Trong những lúc như vậy, tâm ta rối bời, hoảng loạn, mất sự định tĩnh và khát khao có một người bên cạnh để sẻ chia, để lắng nghe. Chỉ cần một thái độ cảm thông, lắng nghe chân thành cũng làm cho ta vơi bớt nỗi đau bất hạnh. Được lắng nghe và biết chia sẻ nỗi đau của người khác là chúng ta đang thực tập hạnh cứu khổ ban vui của Bồ-tát Quán Thế Âm.

Một gia đình đang phải chịu đau khổ chỉ vì cha mẹ chưa chịu lắng nghe con, luôn áp đặt, cấm đoán và dẫn đến hành vi trốn học của con để ra ngoài chơi game…, và điều gì sẽ xảy ra sau đó không ai có thể lường trước được.

Ví dụ trên đây chỉ là một điển hình, nếu cha mẹ biết lắng lòng, bình thản thì ta sẽ nghe được thấu suốt tâm tư của con và giúp con bình an trước những suy nghĩ của chúng và định hướng phát triển cho con trong cuộc sống.

“Có một cháu bé đã đi chơi cùng bạn không xin phép mẹ và không một lời giải thích khi đi. Nhưng khi về nhà người mẹ chỉ nhìn con và nói:

- Tại sao lại làm thế hả con?

Và cháu bé đã nhận ra tình cảm của mẹ mình và điềm nhiên hỏi lại:

- Thưa mẹ, có thực sự là mẹ muốn biết không?

Bà mẹ gật đầu và cô con gái bắt đầu tâm sự. Lúc đầu cô bé còn ngần ngại nhưng sau đó cháu đã nói ra hết suy nghĩ của mình…

Và người mẹ chợt nhận ra rằng mình đã chưa bao giờ thực sự lắng nghe con, lúc nào cũng bảo con phải làm cái này không được làm cái kia. Khi con muốn kể những suy nghĩ, tình cảm của mình thì mẹ lại ngắt lời bằng những mệnh lệnh khác. Lắng nghe con nói bà bắt đầu hiểu ra, rằng con rất cần đến mình, nhưng không phải như một bà mẹ luôn tỏ ra quyền uy từ trước tới giờ mà như một người bạn để nó có thể tâm tình, một nơi để thổ lộ tất cả những suy nghĩ của tuổi mới lớn. Sự đồng cảm, chia sẻ thực sự xuất hiện và mối quan hệ của hai mẹ con đã tốt hơn hẳn và cháu lại là cô bé dễ thương của bà như ngày nào”.

Chúng ta lắng nghe, tức là sự yên lặng sâu sắc của trái tim hiểu biết mà Bồ-tát Quán Thế Âm đã trao cho mình. Ta lắng lòng để nghe, nghe thật sâu vào từng nhịp thở của con tim, thì những giận hờn, bực tức không thể phát sinh mà hoàn toàn được chuyển hóa. Ta học và tu theo hạnh lắng nghe để mình và người sống bình yên, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

Cho nên, khi lắng nghe ta phải hiểu thấu chính mình thì mới nghe được trong sâu thẳm con tim, mà biết cách làm vơi bớt nỗi đau, để ta và người có sự cảm thông và càng yêu thương nhau. Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. “Hiểu càng rộng, thương càng sâu”. Từ sự lắng nghe để thấy rõ chơn vọng của cuộc đời, thấy rõ nhân quả nghiệp báo của mọi sự việc. Lắng nghe là một phép lạ để khám phá sự thực của mỗi tâm hồn. Chỉ cần im lặng và lắng nghe, mỗi chúng ta sẽ đều trở thành hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm. Như thế, chúng ta có thể làm cho trần gian cạn vơi đi những khổ đau phiền muộn rất nhiều.

Hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm giúp cho chúng ta vun bồi những hạt mầm yêu thương, trái tim bao dung và độ lượng được tưới tẩm và dần lớn lên đơm hoa kết trái. Nguyện cầu Đức Bồ-tát Quán Thế Âm chứng minh và gia hộ cho tất cả chúng con thực tập hạnh nguyện lắng nghe của Ngài được thành tựu viên mãn.
Đông Phong

Sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm gia trưởng

Sự cố chấp của đàn ông vì quan niệm gia trưởng

Đăng lúc: 19:05 - 11/11/2015

Hỡi các em, các người trẻ, các em khi lớn khôn chuẩn bị bước vào đời hãy lắng nghe và suy ngẫm lại nhận thức của chính mình cho chín chắn. Thật ra người nữ có 5 cái khổ mà người đàn ông không thể nào giúp được. Cái khổ thứ nhất là lớn lên lấy chồng phải một mình về xứ lạ quê người làm dâu không người thân thuộc.


Cái khổ thứ hai khi có kinh nguyệt phải chịu nhọc nhằn, mệt mỏi trong ngày ấy. Cái khổ thứ ba phải chịu ốm nghén, nặng nề khi mang thai đứa con trong bụng. Cái khổ thứ tư là “vượt cạn” một mình trong đớn đau “banh da xẻ thịt”. Cái khổ thứ năm là hầu hạ đàn ông. Đó là 5 nỗi khổ thầm kín mà tất cả người nữ phải gánh chịu, những nỗi khổ này cánh đàn ông không thể nào thay thế được. Các em trai thanh niên trước khi lập gia đình cần phải quán chiếu sâu sắc về 5 nỗi khổ của phái đẹp để dễ bề thông cảm và yêu thương người bạn đời của mình nhiều hơn bằng trái tim hiểu biết.

Chuyện xưa kể có hai vợ chồng trẻ mới lấy nhau sống rất hạnh phúc thì đất nước bị chiến tranh, chàng trai phải lên đường nhập ngũ để lại người vợ với nỗi nhớ niềm thương cùng đứa con trong bụng. Chiến tranh đã làm ly tán đôi vợ chồng, kẻ ở người đi trong ngậm ngùi thương tiếc. Nàng giờ cô đơn lạc loài phải một mình làm lụng nuôi con trong âm thầm, lặng lẽ. Xưa nay ta thường nghe nói “gà trống nuôi con”, tức hàm ý khen ngợi đàn ông nuôi con một mình. Nhưng thật sự, người nữ có con và nuôi con một mình trong bối cảnh người chồng đi lính quả thật rất khó khăn. Việc nuôi con trong thời buổi chiến tranh loạn lạc không đơn giản và dễ dàng, vậy mà người phụ nữ ấy vẫn làm tròn sứ mệnh vừa làm mẹ, vừa làm cha.

Chiến tranh chấm dứt, 4 năm sau chàng được giải ngũ trở về, lòng tự nhủ thầm không biết con mình là trai hay gái, nếu nó là trai thì phải giống chàng như đúc, nếu là gái chắc giống nàng không sai. Về đến quê nhà chàng gặp lại vợ cùng đứa con trai kháu khỉnh lòng vô cùng sung sướng trong niềm hạnh phúc vô biên, chàng mừng thầm vì đã có con nối dõi tông đường. Hai người gặp lại trong xúc động nghẹn ngào đến nỗi vừa mừng vừa khóc. Người vợ sau đó đi chợ mua thức ăn để nấu cúng tổ tiên mừng gia đình đoàn tụ. Người chồng ở nhà gọi con lại bảo, “con của ba, con lại đây để ba hôn con nè!” Đứa con nghe vậy ngạc nhiên nói, “chú không phải là ba của con, ba của con ban đêm mới về, đêm nào ba cũng nói chuyện với mẹ rất lâu. Mẹ khóc ba cũng khóc theo, mẹ ngồi thì ba ngồi, mẹ nằm thì ba nằm, đêm nào ba và mẹ cũng vậy. Chú không phải là ba của con”.

Người cha trẻ nghe xong choáng váng cả mặt mày, sự thật quá phũ phàng, nàng đành thay lòng đổi dạ đến thế ư! Tim chàng bỗng nhiên chai cứng lại, lời trẻ thơ như gáo nước lạnh tạt vào mặt, bao nhiêu ước mơ được gặp lại vợ và con giờ tan thành mây khói. Chàng trai đau khổ tột cùng khi nghĩ vợ đã nằm trong vòng tay kẻ khác, đã ngoại tình và phản bội chàng. Chàng không thèm nhìn vợ, không thèm hỏi han, không thèm nói chuyện vì nghĩ vợ là người đàn bà mất nết. Khi dâng cơm cúng tổ tiên chàng vô cùng buồn bã mà quỳ lạy một mình, không cho vợ lạy chung. Người vợ đau khổ và xấu hổ vô cùng, nàng hỏi nguyên do nhưng chàng không nói, cúng xong chàng cũng không dùng cơm mà bỏ ra quán ngồi nhậu đến hai ba giờ sáng mới về.

Cứ như thế ngày nào cũng vậy, chàng bỏ mặc vợ và con côi cút, bơ vơ, thầm thương trộm nhớ. Chàng chỉ về nhà khi đã say mèm, chẳng thèm ăn cơm, chẳng chịu nói chuyện với vợ hay vui đùa cùng con. Ba ngày sau người vợ chịu không nổi cảnh tượng dửng dưng, khinh khỉnh, thầm lặng của chồng nên đâm đầu xuống sông tự tử. Đây là câu chuyện tình thuở xưa ông cha ta viết lại để khuyên người trẻ đừng vì thấy nghe sai lầm mà vội vàng ôm mối nghi ngờ, đành lòng kết án oan cho người bạn đời, để cuối cùng mình là nạn nhân của bao điều lầm lỗi, chưa vui sum họp đã sầu chia ly.

Hỡi các em, các người trẻ, các em khi lớn khôn chuẩn bị bước vào đời hãy lắng nghe và suy ngẫm lại nhận thức của chính mình cho chín chắn. Thật ra người nữ có 5 cái khổ mà người đàn ông không thể nào giúp được. Cái khổ thứ nhất là lớn lên lấy chồng phải một mình về xứ lạ quê người làm dâu không người thân thuộc. Cái khổ thứ hai khi có kinh nguyệt phải chịu nhọc nhằn, mệt mỏi trong ngày ấy. Cái khổ thứ ba phải chịu ốm nghén, nặng nề khi mang thai đứa con trong bụng. Cái khổ thứ tư là “vượt cạn” một mình trong đớn đau “banh da xẻ thịt”. Cái khổ thứ năm là hầu hạ đàn ông. Đó là 5 nỗi khổ thầm kín mà tất cả người nữ phải gánh chịu, những nỗi khổ này cánh đàn ông không thể nào thay thế được. Các em trai thanh niên trước khi lập gia đình cần phải quán chiếu sâu sắc về 5 nỗi khổ của phái đẹp để dễ bề thông cảm và yêu thương người bạn đời của mình nhiều hơn bằng trái tim hiểu biết.

Ngày xưa với quan niệm chồng chúa vợ tôi, vai trò người nữ bị khép kín trong phạm vi gia đình với bao điều phiền muộn, khổ đau. Họ phải chịu nhiều cay đắng, một mình đơn độc về làm dâu xứ lạ không người thân thích. Theo quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ một chồng”, người nữ thời ấy chỉ một mực thờ chồng, thậm chí nhiều người phải đi cưới vợ bé cho chồng, nên có câu “thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu”. Chế độ chồng chúa vợ tôi nên người đàn ông được quyền lấy nhiều vợ và người phụ nữ nếu dan díu cùng người khác sẽ bị xử tội rất nặng. Đó là luật pháp thời xưa khiến người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi mà không có quyền bào chữa. Họ phải chấp nhận thân gái 12 bến nước, trong nhờ đục chịu là vì vậy.

Nhưng thói đời đục thường nhiều hơn trong, chỉ một vấn đề làm dâu hầu hạ cha mẹ chồng đã là một nỗi khổ lớn và phải lệ thuộc anh chị em nhà chồng. Người xưa quan niệm “đàn bà đái không qua ngọn cỏ”, đàn bà là loại cỏ dại chỉ có nhiệm vụ hầu chồng, thờ chồng, phụng sự gia đình chồng, sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường nhà chồng. Họ phải chấp nhận luật Tam tòng, khi chưa xuất giá phải thờ cha, khi có chồng phải thờ chồng, đến khi chồng chết chỉ biết thờ con, không được quyền tái giá. Đó chính là những bất công buộc người nữ phải chịu nhiều hệ lụy khổ đau mà không nói được. Các em ngày nay chuẩn bị bước vào đời để được sống yêu thương và hiểu biết, bao dung và độ lượng, cảm thông và tha thứ cần phải biết những nỗi khổ thầm kín ấy.

Trở lại câu chuyện chàng trai đi chiến trận trở về gặp lại người vợ và đứa con thơ dại. Đúng ra người cha khi nghe con nói vậy phải tìm hiểu kỹ càng, xác đáng sự việc. Chàng cứ nghĩ trẻ thơ đâu bao giờ nói sai sự thật nên cứ một mực tin càn, chẳng cần tìm hiểu nguyên nhân. Thật ra, khi chàng đi lính, đứa bé ở nhà một hôm hỏi mẹ “ai trong xóm này cũng có cha, sao con lại không có?” Người mẹ khi ấy chỉ vào cái bóng trên vách nói “cha con đó”. Đứa bé nghe mẹ nói vậy tưởng thật nên tin đó là cha mình. Một buổi tối trời đang mưa tầm tã, người vợ trẻ bồng đứa con trên tay dưới ánh đèn leo lét chợt nhớ người chồng bao năm xa cách mà cất tiếng khóc nghẹn ngào. Đứa bé thấy vậy mới hỏi, “bộ cha đánh mẹ hả?”, trẻ thơ thật thà nào có biết gì đâu.

Người vợ trẻ trong thời loạn lạc tình yêu thương chưa trọn vẹn mà phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề. Một mình ôm đứa con trong bụng và phải tự mình nuôi dưỡng. Đây là nỗi khổ, niềm đau lớn lao của người vợ trẻ một mình vượt cạn, vừa làm mẹ, vừa làm cha. Một người vợ cùng chồng nuôi con vất vả một thì người vợ đơn phương nhọc nhằn hơn chục lần như thế. Vậy mà sử sách ít bao giờ tán dương phụ nữ mà chỉ tán dương đàn ông bằng câu nói “gà trống nuôi con”. Người vợ trẻ một mình nuôi con đêm ngày mong ngóng, mỏi mòn chờ chồng, thậm chí rất nhiều người phải khóc hận nuôi con vì chiến tranh loạn lạc đến hai ba chục năm mới gặp lại. Ấy thế mà chưa vui sum họp đã sầu chia ly, chàng trai ấy chưa cảm thông nỗi khổ niềm đau thầm kín của vợ trong 4 năm qua.

Đứa con tuy không có cha trực tiếp chăm sóc từ khi mở mắt chào đời, nhưng nhờ sự yêu thương, bảo bọc của mẹ đứa bé vẫn được sống an vui, hạnh phúc. Ngày chồng trở về tưởng được thêm phần hạnh phúc, thêm ấm nồng tình vợ chồng cùng đứa con thơ, thật không ngờ giông bão lại kéo đến. Người vợ quyên sinh vì sầu thương, buồn tủi, người chồng ở lại liệu có thể “gà trống nuôi con”? Người vợ trẻ ấy đã rất bơ vơ, lạc loài ôm bào thai trong bụng khi người chồng đi chinh chiến phương xa. Xưa có chồng ở nhà thì chẳng lo cơm áo gạo tiền, chỉ lo chu toàn mọi việc trong nhà, giờ một mình gánh thêm gánh nặng, phải bảo bọc, che chở đứa con, lần bước vào đời tìm chén cơm manh áo.

Chàng trai trẻ không có cơ hội quán chiếu sâu sắc về sự khó khăn và khốn khổ của vợ khi mình đi chinh chiến, nàng ở nhà nhận lãnh vai trò vừa làm mẹ, vừa làm cha và phải sống cô đơn, hiu quạnh một mình. Đến ngày khai hoa nở nhụy cũng chỉ mình nàng phải vượt cạn một mình, chỗ này đàn ông không thể nào thay thế, nên mới có câu “đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Không có chồng ở nhà để động viên, khuyên nhủ, chăm sóc khi cần thiết, vậy mà nàng vẫn cố gắng chịu đựng để vượt qua mà vươn lên nuôi dạy con khôn lớn. Bao nhiêu năm nhọc nhằn, cực khổ nuôi con, mỗi lúc nhớ chồng nàng khóc một mình trong cô đơn, buồn tủi. Lúc nào nàng cũng ngóng trông, mong đợi và thầm cầu nguyện chiến tranh mau chấm dứt để có ngày được cùng chàng đoàn tụ.

Rồi cái ngày ấy cũng đến, người vợ trẻ mừng đến rơi nước mắt, bao nhiêu ước mơ bây giờ đã thành sự thật. Trong lòng nàng cứ nghĩ chắc chắn chàng sẽ bù đắp hạnh phúc cho nàng sau bao năm xa cách, vừa đi chợ, vừa tưởng tượng chắc chàng sẽ yêu thương mình nhiều hơn. Không ngờ mọi việc thật tréo ngoe, vừa đi chợ về nàng đã thấy chàng mặt lạnh như tiền, nàng hỏi gì chàng cũng không trả lời, chẳng thèm nói năng, ngó ngàng đến nàng. Sự thật là chàng đã hiểu lầm nàng, đứa bé vì muốn có cha nên nàng đã chỉ cái bóng trên vách mà nói “đó là cha con”. Cứ như thế đêm nào cũng vậy, nàng nhớ chồng da diết và phải chỉ bóng mình mà nói “cha của con về đó”. Bây giờ thì nàng đã vĩnh viễn ra đi, đã ôm mối hận thiên thu không thể nào trở lại, thần thức nàng có lẽ vẫn còn lẩn quẩn bên mái nhà xưa để được nhìn con thơ bé bỏng và mong chồng sẽ hiểu được lòng mình hơn. Đứa con thơ dại sau bao năm sống thiếu tình cha, giờ cha đã có nhưng mẹ lại không còn. Chàng trai ấy giờ đã biết mình sai, đã nhận ra điều lầm lẫn lớn lao nhưng vợ đâu còn nữa, giờ thật sự có ăn năn hối tiếc thì cũng quá muộn màng.

Các em hiện giờ có đầy đủ phúc duyên còn có cha, có mẹ, các em đang được sống hạnh phúc bên mái ấm gia đình. Vậy các em ngay tại đây và bây giờ phải biết trân quý, phải biết gìn giữ khi được sống trong vòng tay âu yếm của mẹ cha. Các em biết không, tôi nhờ vậy mà được làm người trở lại, nhờ sự chịu đựng hy sinh và hết lòng thương yêu của mẹ mà tôi bây giờ mới có cơ hội tâm tình, trao đổi với các em bằng tất cả tấm lòng chân thành tha thiết. Khi con người đã có những hiểu biết sai lầm thì nghi ngờ, giận dỗi, tự ái phát sinh làm cho ta không làm chủ bản thân mà phán xét mọi việc sai sự thật. Chàng trai ấy không có sự cảm thông nỗi khổ, niềm đau của người vợ trẻ phải ở nhà một mình vượt cạn, nuôi con; do đó cứ nghĩ trẻ thơ không bao giờ nói dối mà đem lòng oán trách vợ không một lời tìm hiểu, hỏi han để rồi chính tri giác sai lầm mà làm chết đi người vợ thủy chung oan uổng. Này các em, các người trẻ, các em nên đọc kỹ câu chuyện trên để có thời gian suy ngẫm, tìm hiểu trước khi muốn phán xét hay kết luận một điều gì. Các em nên tìm hiểu cho chín chắn, kỹ càng, nếu không như vậy sẽ vô tình làm khổ cho mình và tha nhân khi bước vào đời với bao phiền muộn, khổ đau.

Tri giác sai lầm thường làm con người mất hết lý trí sáng suốt, do đó nhận định và quyết đoán mọi điều không đúng với sự thật mà dẫn đến nhiều tai hại. Là người thanh niên hay người đàn ông trước khi bước vào đời các em phải định hướng, phải tìm hiểu chân lý sống cho rõ ràng. Thường cái gì cứng thì dễ gãy, cái gì mềm dẻo lại dễ tồn tại. Cụ thể nhất là răng cứng nên dễ gãy, lưỡi mềm nên dễ uốn. Các em vào đời cũng phải như vậy! Bao nhiêu cuộc tình đã đổ vỡ vì hiểu biết sai lầm, vì cố chấp, vì không biết cảm thông và tha thứ cho nhau. Vì vậy các em phải cần tìm hiểu cho chín chắn những gì mắt thấy tai nghe trước khi kết luận hay tin tưởng bất cứ việc gì.

Chàng trai ấy lẽ ra phải hỏi vợ mình sự thật ra sao, nếu chàng hỏi rõ thì đâu có chuyện làm đau lòng nhân thế. Nếu giả sử vợ chàng có như thế, cô ấy thật sự đã phản bội chàng thì chàng cũng nên nghĩ lại mà tha thứ, cũng nên cảm thông, độ lượng mà bao dung cho nàng. Suốt thời gian chinh chiến ai nuôi dạy con chàng, ai bảo bọc vợ chàng để còn sống mà chờ chàng đoàn tụ. Nếu có chàng cũng nên can đảm mà mạnh dạn cám ơn người ấy, vì người ấy đã cho con và vợ chàng một sự sống ấm no, trọn vẹn, nhờ vậy có ngày hôm nay chàng có cơ hội gặp lại vợ và con. Ấy vậy mà, vợ chàng xứng đáng là một người vợ ngoan hiền, mẫu mực, đạo đức, thủy chung, dù chịu cô đơn một mình ngậm đắng nuốt cay nàng cũng chấp nhận đi biển một mình để “mẹ tròn con vuông”. Chàng đâu hề biết trong suốt 4 năm ròng chinh chiến phương xa, vợ của chàng phải chịu nhiều đắng cay, khổ sở khi chấp nhận làm thuê làm mướn, cực khổ nhọc nhằn miễn có tiền nuôi con, bất chấp tiếng đời dèm pha, chê trách. Chàng chưa phải là một người đàn ông đích thực, chàng chưa phải là một người đàn ông bản lĩnh, chưa phải là một người chồng lý tưởng vì chỉ biết nghĩ đến mình quá nhiều.

Thật ra chàng sống quá ích kỷ, quá nhỏ nhoi, quá hèn mọn, quá tự ti, quá cố chấp, chàng không xứng đáng là một đấng nam nhi đại trượng phu. Vợ chàng đã mang đứa con trong bụng là giọt máu của chàng, nàng phải một mình mang nặng đẻ đau, tần tảo sớm hôm nuôi con thơ dại, một mình gặm nhấm cô đơn, nhớ chồng da diết, lặng lẽ ngóng trông mòn mỏi, khát khao chờ đợi ngày chàng trở về. Đúng ra vợ chồng xa cách đã 4 năm, khi gặp lại chàng phải thầm cám ơn vợ sao quá đỗi tuyệt vời, một thân một mình thức khuya, dậy sớm tần tảo nuôi con không quản ngại gian lao, khó nhọc; để ngày hôm nay chàng được gặp con, được có con mà nối dỗi tông đường. Chàng thật sự quá ư diễm phúc khi có được một người vợ như vậy, tại sao chàng không biết trân quý, tìm cách bù đắp lại cho cô ấy?

Tôi ngày xưa còn tệ bạc hơn nhiều, tôi bỏ vợ khi mới sinh con chỉ vừa đầy tháng cùng đứa con trai mới tròn 3 tuổi. Vậy mà cô ấy không hề uất hận, vẫn lặng lẽ một mình nuôi con lao nhọc trăm bề. Nhưng vợ chàng phải một mình mang nặng đẻ đau, một mình nuôi con trong thời chiến tranh loạn lạc cùng tiếng đời thị phị còn khó khổ trăm bề hơn thế, vậy mà chàng nỡ dửng dưng, lạnh lùng, không thương tiếc. Nếu chàng biết cởi mở, bao dung, mở rộng tấm lòng một chút thì làm sao có chuyện phải tiếc hận ngàn thu. Chàng có dám bảo đảm sẽ ở vậy nuôi con để được người đời tán dương, khen ngợi? Hiện giờ con chàng còn quá nhỏ, nó đâu biết vì sao mẹ chết, khi lớn khôn rồi phải giải thích ra sao?

Nó sẽ nghĩ gì khi biết sự thật về cách cư xử thiếu hiểu biết của cha nó, sẽ chấp nhận mọi chuyện thế nào đây? Tôi ngày xưa vì đam mê hưởng thụ quá đáng nên sai lầm do quá ngu si, mê muội; còn chàng sai lầm do quá cố chấp vào tri giác của mình. Tôi và chàng cả hai đều sai, trong cuộc đời này vẫn có những cái sai tương tự như thế tràn ngập khắp thế gian. Vì thế ngày nay tình trạng bạo hành học đường, bạo hành gia đình hầu như tràn lan khắp mọi miền đất nước. Con người do đam mê hưởng thụ, do cố chấp và bảo vệ thành trì bản ngã của mình; cái gì của mình thì cho là đúng nên chấp chặt, ai làm khác đi thì không được, từ đó phát sinh tự ái, giận hờn, phá bỏ, gây khổ đau cho nhau.

Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡ và sửa chữa, cũng có những sai lầm sau khi biết được đã trở thành vết sẹo khổng lồ khó mà phai mờ trong tâm trí. Chàng trai trẻ giờ biết ra thì đã quá muộn màng, chồng vô tình giết chết vợ mình khiến con thơ phải lạc loài, mất mẹ. Liệu chàng có thể đứng vững mà “gà trống nuôi con”, hay sẽ rơi vào khủng hoảng, mất tự chủ để rồi dìm chết cuộc đời bằng những ly rượu đắng, sáng xỉn, chiều say, tối lai rai. Một thời trai trẻ tôi đã từng dìm mình dưới ao nước giữa ban đêm đến năm mười tiếng đồng hồ cũng vì chút hờn ghen bóng gió, tức quá nói không được nên đúng là khùng chẳng ra khùng, điên chẳng ra điên. Trong men say tình ái vì tri giác sai lầm mà không biết bao cuộc tình tan vỡ, tôi khi đó như con cú quạ lúc ban ngày. Giờ ngồi ngẫm lại cả một thời son trẻ không biết bao là lỗi lầm đáng tiếc.

Còn làm người, còn có sự sống là còn có sai lầm, khó có ai được hoàn hảo, ngoại trừ các bậc Thánh nhân, các bậc Bồ tát. Tôi ngày hôm nay có cơ hội làm lại cuộc đời nhờ gặp Phật pháp nên chỉ có đôi lời khuyên nhủ cùng các em, các em hãy nên chín chắn suy nghĩ kỹ càng khi bước vào dòng đời nghiệt ngã với muôn ngàn đắng cay. Các em đừng để tri giác sai lầm của mình làm chủ, sai sử như câu chuyện tôi đang kể cho các em nghe. Các em hãy tự hỏi mình từ đâu đến và sau khi chết đi về đâu? Các em hãy tự hỏi như vậy chứ không chỉ biết nam nữ lớn lên thì phải có vợ, có chồng rồi sinh con đẻ cái nối dõi tông đường. Nếu các em chỉ hiểu biết bấy nhiêu thôi thì chưa đủ, các em cần phải tiến xa thêm một bước nữa. Các em muốn duy trì giống nòi làm người để phục vụ nhân loại, đóng góp cho tha nhân là một điều tốt, nhưng các em cần phải biết làm thế nào để trở thành người tốt luôn sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Đăng lúc: 19:08 - 22/08/2015

Rằm tháng 7 ( 15-7 âm lịch ) là ngày rằm lớn nhất trong năm, tập trung vào 2 dịp là ngày Lễ Vu Lan và ngày Tết Trung Nguyên (xá tội vong nhân ). Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu chắc nhiều bạn đã biết, còn Tết Trung là ngày xá tội vong nhân , ngày này người xưa quan niệm cửa địa ngục sẽ được mở ra và vong linh sẽ được tự do về thăm nhà được hưởng đồ cúng, còn gọi là ngày cúng cô hồn.

Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.

Sự tích ngày rằm tháng 7
Người miền Bắc vẫn quen gọi ngày rằm tháng 7 là ngày “xá tội vong nhân” cúng các chúng sinh không nhà không cửa. Các chùa lớn vào ngày này thường mở khoá lễ phá ngục cho chúng sinh và tổ chức đại lễ Vu Lan.

Ở miền Nam, rằm tháng 7 thường gọi là tết Vu Lan, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Sự tích của ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ Phật giáo. Theo đó, Mục Liên không phải tên thật mà chỉ là hiệu. Tên thật của Mục Liên là La Bộc.

Dân gian quan niệm rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân

Dân gian quan niệm rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân
Chuyện xưa kể rằng La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên Liên. Khi đã giàu có, La Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa miếu vũ rồi. Chẳng bao lâu bà mẹ chết.

Chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và đặt tên là Đại Mục Khiên Liên (Mục Liên) và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ.

Nơi đây bà mẹ Mục Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc nhờ con tìm cách cứu. Mục Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm dâng mẹ. Mẹ ngài được cơm nhưng chưa vào miệng cơm đã hoà ra than lửa đỏ hồng. Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch Đức Phật. Phật dạy phải nhờ tới uy lực mười phương Chúng Tăng, cách cứu độ để những bà mẹ hiện đang đau khổ đều được giải thoát.

Ngày rằm tháng 7 là ngày tự thứ của mười phương Tăng, tất thảy đều tư bi, ứng thọ. Ai được cúng đường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác đạo, ứng niệm giải thoát. Cũng thế chiếc chậu Vu Lan đựng những tu lực chứng tâm hậu nhất của những đệ tử Đức Phật có thể chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành của con người. Mục Liên làm đúng lời Phật dạy, quả nhân mẹ ông được giải thoát. Mục Liên theo mẹ bay lên trời cầu xin Đức Phật xoá tội cho bảy đời họ hàng nhà mình.

Cũng xuất phát từ tư tưởng “nhân- hiếu- trung- tín” của Nho giáo và Đạo giáo bên Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 còn gọi là tết Trung Nguyên có tục tế lễ tổ tiên. Đạo giáo còn cho rằng Trung Nguyên một trong ba “nhật kỳ” của tam cung thần cai quản họa phúc của con người chính là ngày Địa cung xá tội. Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày này ở âm phủ khảo chiếu sổ sách để đại xá cho các linh hồn ma quỷ cô đơn ngoài đồng nội.

Vì vậy ngày này cùng với cúng tổ tiên nhân dân còn nấu cháo hoa, bỏng ngô, tiền giấy cúng chúng sinh mong họ siêu thoát cũng để tích công đức cho bản thân.

Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm vong nhân xá tội cho những người quá cố. Noi gương hiếu thuận của Mục Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu Lan, con cái báo ân cha mẹ.

Minh Trang (tổng hợp)

Tự lực là con đường dẫn đến thành công

Tự lực là con đường dẫn đến thành công

Đăng lúc: 06:51 - 29/07/2015

Trong cuộc sống, chúng ta làm việc cũng giống như quả bóng bằng cao su, khi rơi xuống đất nó sẽ tưng lên. Chính vì thế, ta có thể thay đổi nghề nghiệp sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần, lại được ví như những quả bóng bằng thủy tinh, nếu lỡ tay đánh rơi thì chúng sẽ trầy trụa, bị nứt, bị hư hoặc bị vỡ nát. Khi đó, ta khó mà hàn gắn và sửa chữa lại được.


Cũng vậy, khi ta không biết giữ gìn sức khỏe mà lao vào những thú chơi vô ích, thức suốt sáng thâu đêm để cờ bạc, rượu chè, hút chích, đàn điếm mà lãng phí thời gian một cách vô tích sự. Ai đã lỡ vướng vào vòng này thì thân tàn ma dại, sống thì làm khổ gia đình người thân, chết thì bị đọa lạc vào ba đường dữ, chịu khổ báo vô số kiếp không có ngày cùng.
Đến khi trở lại làm người thì thân thể xấu xí, đen đúa, bệnh tật, cô đơn, không người nuôi dưỡng. Gia đình là tổ ấm để chúng ta nương tựa, là nền tảng vững chắc nhằm phát triển một xã hội tốt đẹp.
Một con người tốt, một gia đình đạo đức, một xóm làng sống có nghĩa tình, biết thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, thì thế gian này sẽ là thiên đường hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta sống không hiếu thuận với ông bà cha mẹ, không biết kính trên nhường dưới, vợ chồng không biết thông cảm và tha thứ cho nhau, không biết nuôi dạy con cái làm điều thiện lành tốt đẹp, không biết sống có chừng mực đạo đức, “muốn ít biết đủ”, thì ta sẽ dễ dàng bị tha hóa, sa đọa, mà bị dòng đời cuốn trôi.
Một khi con người đã sống thiếu hiểu biết thì rất nguy hại cho gia đình, xã hội, tình cha nghĩa mẹ không còn, tình chồng vợ cũng bị phôi phai, chia lìa, con cái cũng bị ảnh hưởng mà không có chỗ tựa nương. Nói chung, một con người hư hại làm khổ lụy bao nhiêu người thân và làm xã hội thêm nhiều gánh nặng.
Nhiều người dính vào tệ nạn xã hội dẫn đến trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau. Có tệ nạn xã hội, có phạm pháp thì phải có chỗ dung chứa tội nhân, nên cứ thế con người mãi nghèo nàn, lạc hậu và trình trạng đạo đức, nhân phẩm con người càng bị xuống cấp trầm trọng. Đó là nỗi đau chung cả nhân loại phải gánh lấy, dần rồi tình người không còn nữa và con người dễ dàng sống trong vô cảm.
Chính chủ nghĩa tiêu thụ vật chất quá lừng lẫy làm con người mỗi lúc mỗi xa rời nhau, bởi thời gian ngồi lại bên nhau tâm tình, sẻ chia không có. Gia đình là nền tảng của xã hội, vậy mà ba thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái không có cơ hội để sống yêu thương, hiểu biết. Xã hội càng nghèo nàn lạc hậu thì con người càng mê tín, mù mờ, càng sống theo chủ nghĩa tiêu thụ vật chất nên tình người dần rồi không còn nữa.
Chính vì vậy mà Phật dạy ta phải “muốn ít biết đủ” để có cơ hội cùng giúp đỡ sẻ chia, mà cùng cảm thông nỗi đau của người khác. Cái gì cần xài ta mới xài, để có dư chút đỉnh mà mở rộng tấm lòng, với tinh thần lá lành đùm lá rách. Khi đau yếu, bệnh hoạn, ta mới thấy sức khỏe là quý. Khi sa cơ, thất thế, ta mới thấy tình người là quan trọng. Vậy mà đa số con người chỉ biết sống vì tiền bạc, tài sản, vật chất mà đành lòng giết hại lẫn nhau.

Thế giới này là một vòng lẩn quẫn của sự hơn thua, phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại. Ta cứ mãi tranh giành các thứ vật chất vô tri phù phiếm xa hoa, mà làm mất đi tình nghĩa của một con người. Vật chất là vô tri, con người là hiểu biết, là tri giác, con người là nền tảng của gia đình và xã hội. Do đó, ta cần sự yêu thương bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thông và tha thứ, biết khoan dung và độ lượng, nhưng ta lại mặc tình làm ngơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.
Cuộc sống này sở dĩ xây dựng mở mang phát triển cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích con người, ấy thế mà có mấy ai có được tấm lòng rộng mở vì tha nhân? Phật dạy, “trong bầu vũ trụ bao la này, từ con người cho đến muôn loài, muôn vật đều phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống”.
Ta không làm ruộng nhưng vẫn có cơm ăn, kẻ thiếu phước thì phải cày sâu cuốc bẩm, phơi mình trong nắng mưa vậy mà đôi khi vẫn bị thiếu ăn. Ta không nuôi tằm, dệt vải, nhưng vẫn có áo quần và ta cứ như thế mà có đủ các thứ phục vụ nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày.
Sức khỏe của ta và những người thân yêu nếu để mất đi thì khó tìm lại được. Bạn bè cũng rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nó là nhịp cầu nối kết để cùng nhau chia vui, sớt khổ. Có gia đình, có bè bạn, có sức khỏe, ta có thể sống vui, sống khỏe mà cùng nhau gầy dựng sự nghiệp giống nòi nhân loại.
Tinh thần lại càng quan trọng hơn hết, ta có hiểu biết, ta có nhận thức sáng suốt, nên biết tiếp nhận những thứ gì cần thiết. Nhờ vậy, ta sống có định tĩnh chừng mực nên khi được lợi lộc ta không vì nó mà tham đắm, mê mờ. Ngược lại, khi bị mất mát ta cũng không quá sầu bi, khổ não, do đó ít bị hai thứ được mất, hơn thua làm tổn hại tinh thần, nhờ ta thường xuyên biết quay lại chính mình mà thân tâm luôn được an ổn.
Tóm lại, ta muốn thành đạt trong cuộc sống thì trước tiên phải có ý chí và nghị lực, biết tranh thủ tận dụng hoàn cảnh sống của mình vì ta có hai bàn tay và khối óc. Như anh ăn mày cụt tay kia, nếu không được bà già cho một liều thuốc bổ tự lực cánh sinh, thì chắc có lẽ anh sẽ chịu chết chìm trong cuộc đời bần cùng, đói rách. Lần đầu tiên rinh gạch một tay gần hai tiếng đồng hồ, anh chắc phải chịu nhức mỏi, ê ẩm cả người. Nhờ vậy, anh học được cách thức làm người “sống phải có lòng tự trọng”.
Khi còn nhỏ dại, ta đương nhiên phải nương nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhưng nếu bất hạnh, ta không có người thân thì sao? Ta vẫn phải chấp nhận một mình đơn độc, tự mình bươn chải, để làm sao có miếng ăn mà tồn tại với đời.
Cũng như có hai đứa bé một con nhà giàu, một con nhà nghèo. Đứa con nhà giàu khi bị té ngã sẽ khóc thét lên, chờ cha mẹ đỡ dậy. Cha mẹ vì thương con nên mọi cái đều đỡ đần chu đáo khiến đứa trẻ trở nên ỷ lại, cái gì cũng đều trông chờ người khác. Ngược lại, đứa trẻ con nhà nghèo khi bị té ngã không có ai nâng đỡ, nó không khóc ré như đứa con nhà giàu, mà tự đứng lên tiếp tục bước đi.
Cũng vậy, ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai mà vững vàng đi tới, không chịu khuất phục bởi một áp lực nào.
Người Phật tử chân chính khi đến với đạo pháp, ban đầu phải nhờ vào tha lực, nhờ sự hướng dẫn của quý Thầy Cô, đến khi hiểu biết rồi phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, hành trì theo chánh Pháp. Chính vì vậy, Lục Tổ Huệ Năng nói, “Khi mê thì Thầy độ - Khi ngộ thì tự độ”.
Nhiều người chỉ hiểu biết suông nên lúc nào cũng van xin cầu cạnh người khác, cứ nghĩ rằng trời Phật sẽ ban ơn hay gia hộ cho mình, nên đành chấp nhận cuộc sống như bèo dạt, mây trôi. Họ chẳng biết suy nghĩ, tìm tòi nghĩa lý sự thật của cuộc đời, thấy ai làm sao thì mình làm vậy mà không biết đúng sai, phải trái. Tuy nhiên, sự sống này ta vẫn cần “tha lực”. Khi chưa có hiểu biết hay đủ khả năng, ta vẫn cần sự trợ giúp của người khác. Khi đã biết rồi thì chính ta phải tự lực vươn lên.
Chính vì vậy mà Phật thường nói, “ta chỉ là người Thầy dẫn đường, còn có chịu tu hay không là do ý chí và nghị lực của mọi người”. Tha lực tuy rất cần thiết cho con người bước đầu vượt qua khó khăn, thử thách nhưng nếu muốn đạt được thành công viên mãn thì ta phải tự lực vươn lên bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Khi người không yêu ta, hãy biết từ bỏ…

Khi người không yêu ta, hãy biết từ bỏ…

Đăng lúc: 05:42 - 14/07/2015

Tổn thương trong tình yêu có thể khiến người ta làm nhiều việc điên rồ mà suốt đời họ sẽ phải hối tiếc.
Do đó, trách nhiệm của người làm cha mẹ là mô tả, gọi tên được bản chất của tình yêu, để những đứa con non nớt trải nghiệm của mình hiểu được rằng, yêu là cảm xúc của khoảnh khắc.
0-1436605240
Phải tự tìm dòng suối nơi chính bản thân mình: dòng suối của sự tự do
Nếu khoảnh khắc đó kéo dài được nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, là bởi vì giữa hai người có nhiều yếu tố đủ để gắn kết, chia sẻ, giáo dục, bổ sung lẫn nhau.
Nếu khoảnh khắc đó ngắn ngủi thì bởi vì giữa hai người không có đủ hoặc quá ít yếu tố để tạo nên một tình yêu bền vững.
Do đó, nếu con yêu một người mà nhanh chóng phai lạt, hoặc họ nhanh chóng rời bỏ con, đó là bởi giá trị mà hai con mang cho nhau không thật sự đủ, đối với họ.
Nếu con đã có một quá trình yêu thương khắn khít, mà cuộc tình đó làm cho con hạnh phúc nhưng người kia cũng bỏ con ra đi, bởi vì con không thật sự cần cho họ nữa.
Phải đối mặt với việc mình trở nên vô nghĩa với người mình yêu thương nhất, thật là một trải nghiệm đau đớn, khó khăn, không ai đủ già dặn hay chai sạn để cảm thấy bình thường hay thản nhiên trước điều đó. Nhưng nếu con yêu một người thật lòng, con phải hiểu rõ rằng, nếu một người hết yêu mình, không phải lỗi của họ.
Yêu thương là tiếng nói của trái tim chứ không phải sự tách bạch rạch ròi của lý trí. Không ai xứng đáng để bị phán xét nếu trái tim họ không còn chỗ cho một người nào đó. Hay là, kể cả khi ai đó không còn yêu chúng ta như cách chúng ta hằng mong muốn, thì đó không phải lỗi của họ.
Nếu thật yêu một người, chắc chắn con sẽ làm được việc này: nuốt nước mắt vào trong để nhìn thấy họ hạnh phúc, bằng lòng, an nhiên với một người khác. Bởi nếu yêu thật sự một người, con sẽ hiểu rằng, níu giữ họ bên cạnh mình sẽ gây ra sự khó chịu, oán hờn, khinh thường, mâu thuẫn hay những thứ phức tạp, khó chịu hơn.
Tìm cách để níu giữ một người đã ra khỏi tình yêu cũng giống như tìm cách đứng trong bóng râm giữa sa mạc không có nước và bóng cây. Sự thiêu đốt khủng khiếp của nỗi cô đơn sẽ đeo bám con trước tiên, rồi mới tới người bị con níu giữ. Sao có thể níu cái bóng của một con người?
Và vì con không mang lại hạnh phúc cho họ, nên con phải có trách nhiệm tự mang hạnh phúc cho mình, trả lại họ cơ hội yên vui. Khi một khoảnh khắc tình yêu qua đi, nếu con vẫn còn để trái tim mình trong trẻo lành lặn, tự khắc sẽ có một tình yêu khác đến. Nếu làm tổn thương mình chỉ vì không có được tình yêu của người khác, có phải con quá tàn nhẫn với bản thân con hay không?
Vụ thảm sát vì tình tại Bình Phước một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh. Trong xã hội chồng chéo các giá trị đông tây, những đứa trẻ ở trong nhà của chúng ta mỗi sáng vẫn cắp sách đến trường, hát những bài nhạc trẻ dễ dãi hời hợt, nhảy theo các điệu nhảy của các ca sĩ nhuộm tóc nhiều màu của Hàn Quốc, ăn những thức ăn nhanh của Mỹ…, đến lúc nào đó sẽ bắt đầu biết yêu. Nói với con về tình yêu như thế nào để không có ngày những đứa trẻ của chúng ta trở thành những “sát thủ” khi tình yêu đổ vỡ?
Và nếu làm tổn thương người khác chỉ vì không được yêu như ý muốn, có phải con quá vô lý hay không, bởi kể cả họ đã chết, có phải con sẽ không bao giờ được họ yêu thương, và sẽ không bao giờ có được cơ hội yêu thương trong trẻo một lần nữa? Hay có thể con sẽ sống suốt đời trong nỗi cô đơn khủng khiếp, nỗi ám ảnh kinh hoàng không gì gột rửa nổi?
Con lấy quyền gì để yêu cầu tình yêu từ người khác? Cho nên, từ bỏ cũng là một loại vốn. Đó chính là vốn cơ hội. Khi từ bỏ một điều không còn phù hợp, một người không còn yêu con nữa, đó là cơ hội cho con có một tình yêu khác. Nhưng quan trọng hơn, đó chính là cơ hội tự do cho người mà con đang yêu thương.
Không ai phải xấu hổ hay nhục nhã vì thất bại trong tình yêu hết. Bởi tình yêu là một dòng suối ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn con người, chứ không phải là cuộc chiến. Nếu không còn dòng suối đó, con phải tự tìm dòng suối nơi chính bản thân mình: dòng suối của sự tự do.
Ngô Phương Thảo
Theo Tuổi Trẻ

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 22
  • Hôm nay 1,380
  • Tháng hiện tại 63,134
  • Tổng lượt truy cập 23,469,383