Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Tỉnh giác với lợi dưỡng

Tỉnh giác với lợi dưỡng

Đăng lúc: 21:46 - 17/04/2017

Hẳn ai cũng biết câu: “Cái vòng danh lợi cong cong/Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào”. Lợi và danh, những thứ mà thuở sơ tâm xuất gia ai cũng thấy bọt bèo. Buông bỏ hết những cái vụn vặt, tầm thường để hướng đến những chân trời cao rộng. Từ bỏ gia đình, cất bước du phương, như khúc gỗ trôi theo dòng sông nhưng không phải khúc gỗ nào cũng xuôi về biển cả. Vì nhiều nhân duyên, nghiệp dĩ nên người đốn củi kia tuy có vào rừng mà không lấy được lõi cây, chỉ mang về đôi chút cành lá mà thôi.

20-Duc-Phat-Thich-Ca-va-chuyen-khat-thuc-03.jpg
Khất thực thời Đức Phật - Tranh PGNN
Có ai thấu hiểu vì sao những thứ vốn tầm thường, vụn vặt của ngày xưa giờ đây lại trở thành quan trọng; luẩn quẩn không lợi thì danh, không danh thì lợi, hoặc cả hai. Phải chăng có một bộ phận không nhỏ người học Phật ngày nay bị bội thực bởi pháp học mà không nếm được vị ngọt của pháp hành nên đành chấp nhận với cái mà ngày xưa mình từng rẻ rúng là bèo bọt? Lợi dưỡng và cung kính ngày càng lớn dần theo lộ trình xuất gia, nhưng nó chính là con dao hai lưỡi, tồn tại và phát triển hay biến chất, hủ hóa cũng từ đây. Nên “Do phương tiện này mà biết lợi dưỡng rất nặng, khiến người chẳng đắc đạo Vô thượng Chánh chân” đã trở thành công án, là điều đáng suy ngẫm trong bối cảnh tu học hiện nay.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nhận lợi dưỡng của người thật chẳng dễ, khiến người chẳng đến được chỗ vô vi. Vì sao thế? Nếu Tỳ-kheo Tu-la-đà không tham lợi dưỡng thì đã không ở trong pháp mà xa ba pháp y để làm cư sĩ. Tỳ-kheo Tu-la-đà vốn tu hạnh A-lan-nhã, đến giờ khất thực, ở một nơi, ngồi một chỗ, hoặc ăn chính ngọ, ở dưới gốc cây, ngồi ngoài trời, thích chỗ nhàn cư, mặc áo năm mảnh, hoặc giữ ba y, hoặc thích ở gò mả, khắc khổ thân thể, hành hạnh đầu đà này. Lúc này, Tỳ-kheo Tu-la-đà thường nhận sự cúng dường của quốc vương Mãn Hô, hàng ngày cung cấp món ăn trăm vị.

Bấy giờ Tỳ-kheo kia ý nhiễm thức ăn này, dần dần bỏ hạnh A-lan-nhã, đến giờ khất thực, ở một nơi, ngồi một chỗ, ăn chính ngọ, ở dưới gốc cây, ngồi ngoài trời, ở chỗ nhàn cư, mặc áo năm mảnh, hoặc giữ ba y, hoặc thích ở gò mả, khắc khổ thân thể. Bỏ hết những điều này, bỏ ba pháp y; vị ấy trở lại làm người bạch y, giết trâu sát sanh chẳng thể tính kể, khi thân hoại mạng chung sanh vào địa ngục.

Các Tỳ-kheo, do phương tiện này mà biết lợi dưỡng rất nặng, khiến người chẳng đắc đạo Vô thượng Chánh chân. Nếu chưa sanh lợi dưỡng, hãy chế ngự khiến cho chẳng sanh; đã sanh thì tìm phương tiện khiến tiêu diệt liền. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm13.Lợi dưỡng,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr152)

Pháp thoại này, Thế Tôn đề cập đến chuyện Tỳ-kheo Tu-la-đà vì tham đắm lợi dưỡng đã từ bỏ đời sống phạm hạnh, tạo nhiều ác nghiệp nên chịu quả báo nơi địa ngục. Mới hay trong sự tu hành, thiếu lợi dưỡng thì không tu tập được mà tham đắm lợi dưỡng thì cũng tiêu vong. Thực tế cho thấy, người tu không chết vì sự nghèo thiếu mà thực sự ngộp trong sự cúng dường hậu hĩ của tín đồ.

Khi kinh tế xã hội phát triển thì sự cúng dường, lợi dưỡng ngày càng nhiều hơn. Hộ pháp bắt đầu từ đó mà hại pháp cũng xuất phát từ đây. Dĩ nhiên lợi dưỡng không có lỗi, tâm tham đắm lợi dưỡng của người tu mới là lầm lỗi. Nên lời cảnh tỉnh của Thế Tôn “Nếu chưa sanh lợi dưỡng, hãy chế ngự khiến cho chẳng sanh; đã sanh thì tìm phương tiện khiến tiêu diệt liền” trở nên thống thiết hơn bao giờ hết. Đây chính là chìa khóa, là bí quyết, là giải pháp cho sự phát triển ổn định của Phật giáo trong bối cảnh hiện nay.
Quảng Tánh

8 phương pháp giữ cho trí óc minh mẫn

8 phương pháp giữ cho trí óc minh mẫn

Đăng lúc: 14:42 - 16/09/2016

Mọi người đều có thời sẽ "lên hàng tiền bối." Thỉnh thoảng bạn đi lang thang vào nhà bếp và không thể nhớ tại sao, hoặc bạn bỏ quên chìa khóa tìm mãi không ra. Nhưng trong khi phải chịu đựng các vấn đề về trí nhớ khó chịu như vậy, thường thì bạn lại không đi khám bác sĩ.


Hầu hết mọi người tập trung vào các chứng bệnh hoặc trục trặc về thể chất như huyết áp cao, các cơn đau, tàn tật, người ta lại không quan tâm đến sức khỏe tâm thần mà nếu thiếu chúng, bạn sẽ không thể hoạt động tối ưu; sức khỏe thể chất của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.


Tin tốt cho bạn: Nghiên cứu cho thấy bạn có thể tăng cường bộ nhớ của não và làm giảm nguy cơ mất trí của bạn bằng cách áp dụng một số thói quen sức khỏe cơ bản. Bạn đã cao tuổi? Đừng băn khoăn. Nghiên cứu cũng cho thấy não tiếp tục hoạt động và hình thành các đường dẫn mới trong suốt cuộc đời của chúng ta. Bạn có thể áp dụng tám chiến lược thúc đẩy hoạt động não như sau:


1. Học ngoại ngữ


Học một ngôn ngữ thứ hai (hoặc thứ ba) kích thích hoạt động của bộ não và thậm chí có thể làm chậm sự khởi phát bệnh mất trí nhớ, theo một nghiên cứu gần đây. Giả sử bạn học từ “mẹ” trong tiếng Tây Ban Nha là "madre." Ban đầu, bạn có thể phải tập trung để nhớ từ đó, nhưng nếu bạn thực hành theo thời gian, nó sẽ trở thành một phần của từ vựng của bạn. Việc có thể nhớ nghĩa của từ này một cách dễ dàng chứng minh bộ não của bạn đã tạo một đường dẫn mới.


Mẹo nhỏ: nói chuyện bằng ngôn ngữ khác một đêm mỗi tuần(tuy nhiên điều này khó khả thi), hoặc giữ im lặng và giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.


2. Thử một loại hình hoạt động mới.


Tham gia vào các hoạt động tinh thần đầy thách thức sẽ giúp cho não của bạn tràn đầy năng lượng và hoạt động tốt trong nhiều năm. Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn các hoạt động mới mẻ như chơi cờ, làm vườn hoặc là học cách chơi một loại nhạc cụ. Không quan trọng bạn lựa chọn loại hình nào, miễn là hoạt động đó hoàn toàn mới mẻ đối với bạn.


Mẹo nhỏ: Nếu bạn là một chuyên gia giải câu đố ô chữ, bạn hãy bắt đầu chơi trò chơi tìm kiếm từ thay thế. Bạn thích viết lách? Hãy thử học vẽ hoặc tô tượng.


3. Dùng các loại thực phẩm bổ não.


Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt (còn vỏ cám), ăn ít chất béo bão hòa và đường; có thể giúp não hoạt động tốt. Trong thực tế, các nghiên cứu đều cho thấy rằng ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng này sẽ giúp cho trí não của bạn minh mẫn và chống lại sự suy giảm của hệ thần kinh.


Mẹo nhỏ: bạn có thể trữ một ít các loại thực phẩm bổ não nói trên trong túi hay trong ngăn kéo. Bộ não của bạn cần được cung cấp năng lượng (ít nhất mỗi 3-5 giờ) để hoạt động tốt.


4. Tập thể dục


Các nghiên cứu luôn cho thấy việc tập thể dục giúp cho bộ não hoạt động minh mẫn, đặc biệt là ở các khu vực chịu trách nhiệm cho việc học tập và trí nhớ. Nhưng đừng lo lắng. Bạn không cần phải dành 90 phút tập luyện trong phòng gym để thấy não của bạn trở nên minh mẫn. Ngay cả tập thể dục vừa phải (như chạy bộ, đi xe đạp hoặc thậm chí đi bộ) khoảng 30 phút mỗi ngày, thì não của bạn đã được cung cấp đủ hồng cầu và dưỡng chất để hoạt động tốt và mạnh khỏe.


Mẹo nhỏ: nghiên cứu sơ bộ cho thấy lợi ích của hoạt động thể chất sẽ rõ rệt hơn khi kết hợp với một thách thức tinh thần. Vì vậy, những môn học như khiêu vũ, học võ hay tập yoga đặc biệt có lợi.


Giấc ngủ giúp cơ thể loại trừ các chất thải từ não và là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp trí óc minh mẫn, Bác sỹ Rumana Yunus nói


5. Ngủ đủ giấc


Ngủ đủ giấc là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho bộ não của bạn. Trong khi các nhà nghiên cứu không hoàn toàn biết rõ điều gì xảy ra trong tâm trí khi bạn đang ngủ ngon, họ biết rằng giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và tâm trí để có thể hoạt động tối ưu. Giấc ngủ không chỉ giúp các tế bào trong cơ thể phục hồi sinh lực và loại bỏ các chất thải từ não, mà còn giúp cho việc học tập và ghi nhớ được tốt hơn.


Mẹo nhỏ: hãy cố gắng ngủ từ bảy đến tám tiếng mỗi đêm. Trường hợp không thể ngủ một giấc từ bảy đến tám tiếng? Hãy ngủ bù vào ban ngày cho đủ giờ.


6. Giữ gìn sức khỏe tốt


Cũng như tâm trí mạnh khỏe rất có ích trong việc bảo vệ cơ thể của bạn, một cơ thể cường tráng có thể giúp bảo vệ tâm trí của bạn. Ví dụ như điều kiện sức khỏe của bạn kém vì bệnh tiểu đường, huyết áp cao, trầm cảm hay suy tuyến giáp có thể tác động khiến bộ não của bạn hoạt động kém đi.


Mẹo nhỏ: Bảo vệ bộ nhớ của bạn bằng cách làm theo lời khuyên của bác sĩ một cách cẩn thận, uống thuốc đúng giờ và báo cáo về bất kỳ thay đổi nào trong hoạt động não của bạn.


7. Thiền định


Não cần thời gian để tự hồi phục và suy nghĩ. Trong thực tế, các nghiên cứu liên kết hành động “chiêm niệm về việc không suy nghĩ" với một loạt các lợi ích sức khỏe về thể chất và tinh thần. Và nghiên cứu mới đây cho thấy thiền định thường xuyên thậm chí có thể tăng cường trí nhớ của bạn.


Mẹo nhỏ: Hãy bỏ ra 10-15 phút mỗi ngày để cho tâm trí của bạn tĩnh lặng và tập trung vào một điều duy nhất: hơi thở. Lúc đó, không chỉ bộ não của bạn có cơ hội để nạp lại năng lượng, mà hơi thở tập trung sẽ thúc đẩy lưu lượng máu đến nuôi dưỡng não.


8. Duy trì các mối quan hệ.


Việc duy trì các mối quan hệ thân thiết đòi hỏi bạn phải vận dụng trí tuệ. Việc này không chỉ khiến bạn phải suy nghĩ nhanh chóng để tham gia vào cuộc trò chuyện, mà còn phải giải quyết xung đột và tranh luận về các vấn đề. Chúng sẽ giúp cho não của bạn có cơ hội vận động và “tập thể dục”. Vì vậy, không ngạc nhiên khi ta thấy những người cao niên hoạt động xã hội ít bị bệnh Alzheimer hơn so với những người trạc tuổi không hoạt động.


Mẹo nhỏ: Xây dựng tình bạn với những người ở các độ tuổi, chủng tộc và nguồn gốc dân tộc khác nhau để não của bạn phải làm việc nhiều hơn. Việc xử lý các khác biệt trong lời nói, giọng điệu, hay ngay cả những biệt ngữ văn hóa mới sẽ thách thức và khiến bộ não phải xây dựng các đường dẫn mới.


Và trên hết, cách đơn giản nhất để giữ cho tâm trí của bạn minh mẫn khi lớn tuổi là phát triển một cuộc sống có ý nghĩa. Sự kết hợp của một lối sống lành mạnh và công việc sẽ thúc đẩy bạn sống có mục tiêu và giúp bảo vệ não trong dài hạn.


Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi trong bộ nhớ của bạn, hoặc nếu bạn thấy khó khăn khi tư duy, hãy xin hẹn gặp với bác sĩ của bạn hoặc một chuyên gia để khám bệnh.


Việt Dịch: Thiện Trí

Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan

Giải mã bí mật hạnh phúc của người dân Bhutan

Đăng lúc: 19:58 - 13/05/2016

Nhiều người gọi Bhutan là “vương quốc bị bỏ quên” vì ít người lui tới, nhưng nơi đây lại chứa đựng chiếc chìa khóa quan trọng về hạnh phúc của con người.

Bhutan được thế giới mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Điều này làm cả thế giới muốn biết bí mật hạnh phúc của người dân đất nước này là gì. Hai tác giả Barry Petersen và T. Sean Herbert đã có chuyến đi đến Bhutan để khám phá bí mật này, với bài viết được đăng trên trang tin CBS News giữa tháng 4 vừa qua.
Mot vong xoay tai thanh pho Thimphu, khong co den giao thong.jpg
Một vòng xoay tại thành phố Thimphu không có đèn giao thông

Hòa nhập và gìn giữ bản sắc riêng

Nằm giữa hai quốc gia lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, kinh tế Bhutan chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Theo Hiến pháp của Bhutan, diện tích rừng phủ xanh phải chiếm 60%, nhưng trên thực tế mức độ phủ xanh hiện tại là đến 72%.

“Rời máy bay, hít một hơi thật sâu những làn khí trong lành thuần khiết, bạn sẽ có cảm giác hơi thở của quá khứ ngay trong hiện tại này”, tác giả bài viết chia sẻ.

Khắp nơi trên đất nước Bhutan, bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh những vị tu sĩ và lá cờ Phật giáo. Theo quy định của hoàng gia, kể cả những tòa nhà mới được kiến tạo cũng phải được trang trí với điêu khắc truyền thống và các tạo vật linh thiêng của quốc gia.

Tại đây, số lượng khách sạn có trang bị thang máy không nhiều nhưng công nghệ đã “xâm nhập” vào nơi này hiệu quả và mạnh mẽ hơn bất kỳ “kẻ xâm lấn” nào khác. Điện thoại di động có mặt nơi nơi. “Tôi dùng điện thoại mỗi ngày để sắp xếp các cuộc hẹn, kiểm tra email và hoàn thành các bài báo khi thời gian gấp rút”, Tshering Choeki - một nhà báo tự do cho biết.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với một người anh em của đương kim quốc vương, hoàng tử Dasho Jigyel - người từng học tập tại Trường Đại học Oxford (Anh quốc) và tại Hoa Kỳ về những thay đổi tác động đến văn hóa và các mặt khác của đời sống ở Bhutan, ngài cho biết: “Giống như hai thái cực cùng tồn tại, với sự toàn cầu hóa, chúng tôi mở cửa hội nhập vì chúng tôi không thể bơi ngược con sóng. Quay lại những năm tháng trước đây, chúng tôi còn không có cả giày và vớ nhưng hiện tại thật sự là một cuộc cách mạng”.

Cuộc cách mạng này diễn ra nhiều thế kỷ nhưng với đất nước Bhutan, không có gì là vội vã. Ở đây, không có đèn giao thông, không có McDonalds, Burger Kings hay Starbucks gì cả.

Karen Beardsley, Giáo sư Fulbright dạy tại Đại học Hoàng gia Thimphu cho rằng: Bhutan “từ chối” việc đánh mất “nhân dạng” của quốc gia mình. Đó là lý do họ không chào đón các thương hiệu toàn cầu của Hoa Kỳ. “Tôi cho rằng, giữ gìn đặc trưng văn hóa của mình là điều rất quan trọng và người Bhutan nhất tâm với điều này, rằng sự nhan nhản các cửa hiệu nói trên có thể làm bạn cảm giác như bạn đang ở Hoa Kỳ”; và tất nhiên người Bhutan cũng không mong muốn điều này.

Nơi chứa đựng chiếc chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc

Khi được hỏi về sự khác biệt trong sinh hoạt và dạy học giữa Hoa Kỳ và Bhutan, Beardsley chia sẻ: Không như sự vội vã và bám chặt vào thời gian, cuộc sống nơi này rất thư thái và bình yên. Con người ở đây cũng thật tuyệt vời.

Hiện tại, Bhutan giới hạn số lượng du khách quốc tế đến quốc gia mình. Năm ngoái chỉ có 57.000 du khách đến đây, con số này chỉ nhỉnh hơn số người đến Disney World trong một ngày.

Thap nen trong cac tu vien Phat giao o Bhutan.jpg
Nến thắp trong các tu viện Phật giáo ở Bhutan

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhà nước Bhutan đã bắt đầu thay thế chỉ số tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bằng chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” (gross national happiness).

“Tại Hoa Kỳ, người ta phải áp lực mua nhà đẹp, sắm xe sang, còn ở Bhutan, người ta hài lòng và hạnh phúc với những gì họ có. Họ ít chú trọng đến khía cạnh vật chất nhưng lại tận hưởng cuộc sống và thiên nhiên xung quanh nhiều hơn”, chia sẻ của hai du khách Hoa Kỳ (có tên là Brendan Madden and Tatiana Gregorek) đang du lịch tại Bhutan khi Petersen hỏi họ học được gì từ chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” của Bhutan.

Để thúc đẩy chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia”, hoàng tử Dasho khẳng định: “Là em trai của quốc vương, tôi luôn cố gắng đại diện cho con người và đất nước mình bằng hết khả năng của mình. Và với cương vị Chủ tịch Ủy ban Olympic, tôi phải đảm bảo rằng nhiều thanh niên của Bhutan nhận được lợi ích tích cực từ các môn thể thao được tổ chức”.

“Vậy xin hỏi, điều gì làm hoàng tử thấy hạnh phúc?” - “À, hạnh phúc là một khái niệm tương đối nhưng với tôi, có được những nguồn năng lượng tích cực xung quanh tôi và cảm thấy hài lòng với bản thân mình là hạnh phúc”.

Karma Tshiteem, người có sứ mệnh đảm bảo chỉ số hạnh phúc quốc gia khi được hỏi: “Ông thấy dành thời gian cho gia đình, cho hạnh phúc của mình quan trọng như thế nào?”, đã trả lời: “Rất quan trọng và đây là những điều ưu tiên hàng đầu. Có những điều quan trọng giúp mang lại hạnh phúc cho mỗi người và chúng ta cần đầu tư nhiều thời gian vào đó hơn là tiền bạc”.

“Vậy ông nghĩ giá trị quan trọng nhất của hạnh phúc là gì?” - “Đó là yêu thương, lòng từ bi và sự quan tâm dành cho người khác”.

Và một điều đáng ghi nhận là mỗi trường học ở Bhutan mỗi ngày đều dành ra 2 phút để thực hành thiền định.

Và bạn sẽ thấy những bảng chữ thế này tại khắp các con đường, các ngọn đồi ở Bhutan: Chúng ta hãy sống xanh và giữ cho địa cầu sạch đẹp. Tự nhiên là tấm gương phản ánh nội tâm bên trong của bạn. Ngay cả các graffiti cũng thể hiện tính đạo đức trong đó, như Con người cần nhiều thứ để đáp ứng nhu cầu của mình, chứ không phải để thỏa mãn lòng tham…

Và ở đây, con người thật sự hạnh phúc và “hạnh phúc một cách nghiêm túc”.

Với một vị Lama, hạnh phúc là sống ở một quốc gia hòa bình. Với một phụ nữ Bhutan, hạnh phúc là được sống ở một nơi mà tự nhiên và núi non được bảo vệ.

tuvien.jpg
Tu viện Tiger's Nest - nơi thu hút du lịch số một ở Bhutan

Theo Sonam Tshering, nền văn hóa của Bhutan vẫn còn nguyên vẹn. Nền văn hóa đó biểu hiện qua cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Và, “chúng tôi là văn hóa”.

Có lẽ, đây chính là bài học từ quốc gia Phật giáo nhỏ bé và hiền hòa này. Ở đó, hạnh phúc không phải là sống vội vội vàng vàng, không phải là thoải mái đến các trung tâm thương mại, không phải là tậu sắm chiếc xe hơi mới. Hạnh phúc chính là hài lòng với những gì cuộc sống mỗi ngày dâng tặng cho ta, mỗi ngày.

Chuyển hóa tham sân si

Chuyển hóa tham sân si

Đăng lúc: 20:50 - 18/11/2015

Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân si là căn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạc và hạnh phúc của con người. Tu tập là từng bước nhận diện và chuyển hóa hết thảy tham sân si của tự thân. Giống như người bệnh cần phải uống đúng thuốc, đủ liều để chữa trị bệnh tật. Điều quan trọng nhất là không ai có thể làm việc ấy thay thế cho mình.
Cũng vậy, tham sân si là bệnh lớn của chúng sanh, muốn hết bệnh thì mỗi người phải dùng thuốc theo phương của bậc Y Vương (Đức Phật) để chuyển hóa và trị liệu. Thế Tôn là bậc thầy vĩ đại chuyên về chữa trị tâm bệnh. Ngài đã chẩn đúng bệnh của chúng sanh và ra đúng phương. Vấn đề còn lại là người bệnh chúng ta có uống thuốc đúng và đủ theo như hướng dẫn của Đức Phật hay không? Nếu có lòng tin sâu sắc, kết hợp với tinh cần uống thuốc của Ngài thì chắc chắn bệnh tham sân si sẽ bớt và lành.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có ba bệnh lớn. Thế nào là ba? Nghĩa là phong là bệnh lớn, đàm là bệnh lớn, lạnh là bệnh lớn. Đó là, Tỳ-kheo có ba bệnh lớn này. Nhưng trị ba bệnh lớn này có ba thuốc hay. Nếu bệnh phong thì tô là thuốc hay và lấy tô làm thức ăn. Nếu bệnh đàm thì mật là thuốc hay và lấy mật làm thức ăn. Nếu bệnh lạnh thì dầu là thuốc hay và lấy dầu làm thức ăn. Đó là, Tỳ-kheo, ba bệnh lớn này có ba thuốc hay này. Như thế, Tỳ-kheo, cũng có ba loại bệnh lớn này. Thế nào là ba? Đó là tham dục, sân giận và ngu si. Đó là, Tỳ-kheo, có ba bệnh lớn này. Nhưng ba bệnh lớn này lại có ba loại thuốc hay. Thế nào là ba? Nếu lúc tham dục khởi lên, dùng (phép quán) bất tịnh để trị và suy nghĩ đạo bất tịnh. Bệnh lớn sân giận thì dùng tâm từ để trị và suy nghĩ về đạo từ tâm. Bệnh lớn ngu si thì dùng trí tuệ để trị và đạo nhân duyên khởi. Đó là, Tỳ-kheo, ba bệnh lớn này có ba thuốc hay này. Thế nên, Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện cầu ba thuốc này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Tam bảo,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.370)
Với bệnh lớn tham dục, “Lúc tham dục khởi lên, dùng (phép quán) bất tịnh để trị và suy nghĩ đạo bất tịnh”. Tham ái sắc thân của chính mình và người khác phái là tập nghiệp sâu nặng của chúng sanh trong cõi dục. Quán sát sự bất tịnh của thân mình và thân người để thấy như thật về sắc thân “là một túi da chứa những thứ không sạch”. Khi tham dục các pháp khác cũng nhờ quán sát về tính chất vô thường và bất tịnh của chính các pháp ấy mà “chế ngự tham ưu ở đời”.

“Bệnh lớn sân giận thì dùng tâm từ để trị và suy nghĩ về đạo từ tâm”. Sân giận như lửa dữ nên cần dùng tâm từ để tưới tẩm, làm mát dịu. Tuy nhiên, tâm từ không có sẵn mà mỗi người cần chế tác, tu tập (rải tâm từ) để nuôi dưỡng từ tâm ngày một lớn mạnh.

“Bệnh lớn ngu si thì dùng trí tuệ để trị và đạo nhân duyên khởi”. Si mê hay vô minh của chúng sanh thì có nhiều tầng, nhiều lớp. Theo lời Phật, người học cao, hiểu rộng nhưng không biết đạo thì vẫn si mê như thường. Phát huy tuệ giác để tin hiểu về nhân quả, tin hiểu về bốn sự thật (Khổ-Tập-Diệt-Đạo), nhất là quán sát một cách sâu sắc về đặc tính duyên khởi của vạn pháp mới có thể tháo gỡ những lầm chấp, chuyển hóa dần những si mê, ám chướng.

Sự thấy biết đúng như thật về bản chất các pháp là bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã chính là chìa khóa quan trọng để chuyển hóa toàn bộ tham sân si. Thật rõ ràng, ba căn bệnh lớn tham sân si đã có thuốc chữa trị, Thế Tôn đã chỉ dẫn cặn kẽ, tỏ tường. Nên, uống thuốc để lành bệnh hay không là vấn đề của chúng ta, những người đệ tử Phật.

Chiếc xe mới

Chiếc xe mới

Đăng lúc: 20:23 - 07/11/2015

Nhà chỉ có mỗi một chiếc xe máy, chỗ làm của hai vợ chồng lại cách nhau như mặt trăng với mặt trời nên nhiều khi rất bí.

Lắm hôm chị lấy xe đạp của con gái, gò lưng đạp, mệt muốn đứt hơi nhưng đến công ty vẫn trễ. Thường thì chị đi ké xe máy của đồng nghiệp; năm bữa nửa tháng lại giành phần đổ vài lít xăng thay bạn. Đằng nào thì cũng bất tiện nên ngay sau khi trang trải xong nợ làm nhà, chị quyết tậu chiếc xe mới.

Anh hào hứng hưởng ứng ý vợ. Nhưng mua xe gì? Theo chị, xe gì cũng được, phương tiện mà, miễn có chiếc xế nổ, vi vu cho mát mặt là sướng rồi. Anh nhăn mặt xua tay, tỏ vẻ không ưng sự dễ dãi như thế. Chị vẫn bảo lưu ý mình bằng cách nói thêm, chỉ cần một chiếc Wave hay Dream là vừa đẹp lại vừa hợp túi tiền với mình. Anh dửng dưng trước nét mặt ngời ngời niềm vui của vợ rồi bất ngờ xổ một câu nặng như chùy:“Quá lạc hậu!”. Chị ngớ người, chẳng biết ngạc nhiên vì lời nhận xét chắc như định đề kia hay bởi chưa hiểu ý chồng. Anh kéo dài sự ngơ ngác của vợ khi thong thả bật lửa châm thuốc rồi rung đùi nhìn làn khói phả từ mồm; lúc lâu mới cất giọng chắc nịch: “Người ta đang đua nhau lên xe hơi; mình bét nhất phải rinh một chiếc tay ga”. Đôi mắt căng tròn của chị bỗng chớp chớp như sực tỉnh; liền đó là giọng rời rạc như hụt hơi; chị loanh quanh xa gần rồi dừng lại ở tâm điểm “đầu tiên” – tiền đâu. Chị bảo, nhà vừa xây xong, còn bao thứ phải sắm; cùng lúc xoay đâu ra gần bốn chục triệu đồng để mua xe Attila hay Air Blade. Chị lung lạc anh bằng kể lể, nào là phải dành tiền đóng tủ bếp và tủ quần áo, cả cái giường sắm từ hồi mới cưới nay đã ọp ẹp, cũng cần thay. Anh cắt phăng cái giọng thỏ thẻ như mưa dầm của chị: “Phải dồn tiền tậu con xe hoành tráng cho nở mày nở mặt với thiên hạ. Còn đồ trong buồng trong bếp, sắm lúc nào chả được!”. Từ chỗ khấp khởi vui với chiếc xe trong tưởng tượng, bỗng chốc chị chới với giống như người nhìn chùm quả ngọt ngoài tầm tay. Năn nỉ chồng xuống thang không được, chị đành giở chiêu cuối cùng – chuyển gánh nặng “tiền đâu” về phía anh. Nhưng anh thoát nhanh với tuyên bố hệt như quân lệnh: “Đã mua thì phải xe tay ga, còn không thì thôi, không bàn lùi!”. Chị thả tay bất lực trước sự kiên định của chồng. Sau hai đêm trằn trọc, tính tới tính lui, chị liều cầm sổ đỏ tới ngân hàng, vay ba mươi lăm triệu đồng. Ngay trong ngày, anh đánh chiếc Air Blade mới cứng về, dựng chễm chệ giữa sân; nhìn vợ, cười trắng răng đỏ lợi. Liền đó, anh trao chìa khóa xe cũ cho chị.

* * *

Có xe là sướng rồi; cũ mới không thành vấn đề; chị nghĩ vậy và vui vui khi một mình một xe. Vậy là hết cảnh phập phồng chờ để đi nhờ xe; chẳng còn phải đạp xe gần mười cây số đến chỗ làm; có chìa khóa xe trong tay, tha hồ vi vu bát ngát; chị lan man trong niềm phấn khởi bất tận. Nhưng thực tế sau đó, chưa hẳn như chị nghĩ. Dù đã thủ riêng chìa khóa xe mới nhưng lắm lúc anh vẫn chạy xe cũ. Đi dự tiệc hay lễ hội, tất nhiên anh bệ vệ ngự trên chiếc xe bóng nhoáng; nếu đón con hay đi tắm biển, anh đổi xe. Đặc biệt, anh tối kỵ chạy xe đẹp dưới trời mưa; anh bảo, nước mưa khác gì a-xít, hại kim loại lắm. Anh về quê, chị bảo lấy xe mới chạy đường dài cho khỏe nhưng anh còn nhìn trời, nghe thời tiết. Nếu nắng ráo, anh nghe lời chị; nếu đang mùa ẩm ướt, anh nhất quyết chạy xe cũ, vì như lời anh: “Về quê, qua đường đồng nhầy nhụa bùn, xót xe lắm!”. Nguyên tắc của anh khi khởi hành là ngồi lên xe nhún nhún mấy cái, nhìn trước ngó sau một lúc rồi mới nổ máy.

* * *

Nếu có giải thưởng dành cho người giữ tốt dùng bền xe máy thì còn lâu mới thoát khỏi tay anh.

Bắt đầu từ việc để xe, rảnh rỗi hay vội vàng đều phải dựng chân chống giữa, đề phòng xe ngã. Dù chạy đường ngắn hay dài, lâu hay mau, cứ về đến nhà là rửa xe. Anh cởi trần, tay cầm vòi nước mở hết cỡ, tay kia nhăm nhăm miếng giẻ tẩm xà phòng, kỳ tới cọ lui cho bằng sạch mới thôi. Nếu có cảm giác, chắc chiếc xe phải rên lên vì đau. Và nữa, bao giờ anh cũng dùng nước máy để rửa xe, dù nhà có giếng khoan. Anh bảo, nước giếng đầy phèn, dây vào hại xe lắm. Sau rửa nước là lau khô rồi anh chĩa hai chiếc quạt quay vù vù nhằm tống khứ những giọt nước ngoan cố bu bám trên xe. Công đoạn cuối cùng là anh đánh xe vào nhà, bật chân chống giữa rồi lấy chiếu đắp lên. Nếu không lau chùi, anh lại ngồi lặng ngắm xe, huýt sáo vang nhà. Lắm lúc anh quanh quẩn bên xe, hết ngắm nghía lại mở nắp kiểm tra xăng nhớt rồi thử phanh, nổ máy bảo dưỡng hoặc đơn giản là chỉ sờ mó. Nếu đo đếm được độ quan tâm anh dành cho người và vật xung quanh thì phần dành cho xe chắc phải kha khá. Thấy chồng mải lăng xăng bận bịu vì chiếc xe, chị ngứa mắt, bảo: “Anh yêu xe hơn con thế kia, không sợ con gái tủi thân à?”. Vẫn không rời miếng giẻ lau đang miết nhẹ trên yên xe, anh gọn lỏn: “Của bền tại người”. Hẳn là thế nhưng mình xài nó, chớ đâu lại hầu nó như vậy – chị nghĩ.

* * *

Cô gái ở trọ bên cạnh thường bồng con qua nhà chị chơi. Thằng bé thấy xe là sà tới, hết nhảy nhót nói cười với chiếc gương chiếu hậu, lại đòi bấm còi rồi bật đèn xi-nhan để nghe kêu tít tít. Những lúc đó, anh không rời mắt khỏi xe và luôn mồm cảnh báo: “Coi chừng nó cào tróc sơn!”; “Chân bẩn thế kia sao lại đứng trên yên!?”. Mẹ con cô hàng xóm tưởng anh đùa, cười toe toét. Lần cuối, thằng bé lò dò tới bên chiếc Air Blade, nhặt chìa khóa ai đánh rơi dưới đất, rạch một đường lên chiếc vè trước. Đường rạch mong manh như sợi tóc, mơ hồ như ảnh ảo, mắt mười phần mười phải nhìn kỹ mới thấy. Nhưng anh nhăn mặt xuýt xoa rồi mắng té tát khiến thằng bé co rúm, khóc thét. Từ đó, nó chẳng bao giờ dám mon men lại gần chiếc xe. Cũng từ đó, nó không thích sang nhà chị chơi. Được mẹ dẫn qua, đặt đâu nó ngồi đấy, không còn táy máy, nghiêng ngó khám phá như mọi khi. Hình như thằng bé không chịu được gò bó, chỉ một lúc là đòi về. Chị lấy bánh và nước ngọt dụ nó ở lại nhưng nó chẳng thèm. Phòng trọ chật như bao diêm và nóng như hỏa lò nên nhiều buổi trưa thằng bé quanh quẩn bên gốc xà cừ trước nhà chị để tránh nóng. Chị đứng trong nhà, đưa tay vẫy vẫy “vào đây con, có quạt nè”; nhưng nó lắc đầu nguầy nguậy. Nhìn ánh mắt cảnh giác lẫn sợ sệt của con trẻ, chị thương nó, trách chồng.

* * *

Với chị, anh cũng chẳng khách sáo. Những khi xe cũ xẹp lốp hay hết xăng, chị bất đắc dĩ phải đi xe mới. Thấy vậy, anh có lời ngay: “Dắt ra dắt vô chỗ gửi xe phải cẩn thận, đừng để trầy xước”. Thường thì anh giành phần dắt xe ra tận đường rồi mới trao chìa khóa xe cho chị. Nhìn anh giúp vợ với vẻ mặt không vui, chị biết động tác chu đáo của anh chưa hẳn vì chị mà vì sợ chiếc xe bị “tổn



thương” khi được dẫn qua lối cửa hẹp. Lắm lúc chạy xe mà chị nghĩ đâu đâu, suýt đụng vào người ta. Ngồi xe đẹp mà đầu óc căng như dây đàn sắp đứt thì sướng ích gì?! Chị bực; rồi đến lúc cũng không thể im lặng đứng nhìn anh suốt ngày quấn quýt vuốt ve chiếc xe. “Mình cưỡi nó; cớ sao lại để nó làm khổ mình như thế!?”. Lời gay gắt của chị khiến anh cứng lưỡi nhưng rồi đâu lại vào đấy.

* * *

Nói anh không nghe, chị đấu tranh bằng hình thức tiêu cực. Những khi xe cũ không chạy được, chị liền túc tắc đi bộ ra chợ hoặc tới nhà bưu điện; còn khi đưa con đi học thì chị cũng chỉ dùng xe đạp. Vừa đi chị vừa chào hỏi, bắt chuyện với bà con xung quanh, cứ như để thông báo “tôi đang đi bộ đây”. Những lúc ấy, người phờ phạc, mồ hôi đẫm áo nhưng chị chẳng hề kêu ca, chẳng thèm nhìn chiếc xe bóng nhoáng dựng chình ình trước cửa. Người ngoài nhìn vào, thắc mắc: “Sao xe đắp chiếu, người lại hành xác thế kia?!”. Chị cười như mếu. Anh ngượng. Đến lúc anh năn nỉ, chị mới hay dùng chiếc xe vốn để chưng hơn để chạy. Tuy nhiên, chuyện người khổ vì xe vẫn chưa hết.

* * *

Một buổi tối, cô ở trọ gần nhà chạy qua mượn xe. Cô đã mời được mẹ vào trông cháu để cô đi làm. Nhưng bà mẹ quê lần đầu vào thăm con nên lớ ngớ, bị nhà xe cho xuống giữa đường tránh ở bên ngoài thành phố; chưa biết xoay xở sao giữa đêm hôm. Cũng may, bà cụ biết cách gọi điện thoại cho con gái, nên cô cần xe để đi đón mẹ gấp. Cô nhờ chị nhưng xe chị đang để ngoài tiệm sửa chữa. Cô chuyển hướng sang anh, thuyết khách như năn nỉ; chị cũng lên tiếng vun vào nhưng bị từ chối khéo: “Anh sắp đi công chuyện”. Cô hàng xóm nấn ná, hình như vẫn chưa hết hy vọng; chị thầm mong anh đổi lời. Nhưng không.

* * *

Cô hàng xóm vừa về thì chị to tiếng, liền một mạch, cứ như sợ anh chen vào: “Công chuyện gì?! Anh tệ lắm! Hôm anh đi du lịch vắng nhà liền mấy ngày, con bị ngộ độc thức ăn phải vào viện cấp cứu; anh biết cô ấy giúp đỡ sao không? Cô bỏ con nhỏ cho chồng, chạy vào viện, thức trắng đêm với em. Vậy mà giờ đây, chỉ có chiếc xe mà anh nỡ…”. Giọng chị nghẹn lại. Anh cúi đầu, im lặng. Chị ức muốn khóc. Lúc lâu anh mới ngước nhìn chị, lí nhí: “Em qua nói với cô ấy đi”. Chị chạy qua bảo cô hàng xóm sang dắt xe nhưng cô đã mượn được xe, đi rồi. Hôm đó và nhiều hôm sau đó, chị nén bực tức trong im lặng. Anh cũng buồn; suốt mấy ngày liền, chẳng thèm để ý đến chiếc xe yêu quý.

* * *

Anh chủ động làm lành rồi đổi chìa khóa xe cho chị. Trước vẻ ngạc nhiên của vợ, anh tươi cười: “ Em chạy xe tay ga hợp hơn; còn anh đi xe gì chả được”. Chị nhìn anh trìu mến, niềm vui ngời trong mắt; tất nhiên chẳng phải vì được chạy xe mới.

Mỗi câu chuyện một bài học (hay)

Mỗi câu chuyện một bài học (hay)

Đăng lúc: 07:20 - 06/07/2015

Đôi lúc bạn cứ khăng khăng rằng chuyện này phải làm thế này mới là đúng, nhưng đôi khi người khác lại không nghĩ thế, hãy đặt bản thân mình vào vị trí của đối phương, bạn sẽ có được những suy nghĩ mới, biết đâu khi đó bạn chợt “tỉnh ngộ” và thốt lên “à thì ra là thế”.

cay-du

Mượn dù

Một ngày kia, Khổng Tử đi ra ngoài, bỗng trời muốn đổ mưa, nhưng ông không có mang theo dù, có người kiến nghị rằng: “Tử Hạ có dù, thầy có thể mượn của Tử Hạ”.

Khổng Tử vừa nghe xong, liền nói: “Không được, con người của Tử Hạ vốn rất keo kiệt, nếu như Thầy mượn mà y không cho, người khác sẽ trách móc rằng y không tôn trọng thầy của mình; còn nếu đưa cho thầy, trong lòng y nhất định sẽ khó chịu”.

Giao thiệp với người ta, thì cần phải hiểu rõ khuyết điểm lẫn ưu điểm của ngươi ta thì mới được, đừng có bao giờ khuấy động hoặc đùa cợt với khuyết điểm của họ, nếu không thì tình cảm của đôi bên sẽ không thể kéo dài được.

Thỉnh kinh

Ngựa và lừa nghe nói Đường Tăng sẽ đi Tây Thiên thỉnh kinh, con lừa cảm thấy chuyến đi này khó nạn trùng trùng, liền bỏ cuộc; còn ngựa thì lập tức đuổi theo sau, trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng đã thỉnh được chân Kinh trở về.

Con lừa hỏi: “Người anh em, có phải là rất vất vả không?”.

Ngựa nói: “Kỳ thực, trong khoảng thời gian tôi đi sang Tây Thiên thỉnh kinh, con đường mà cậu đi nếu đem so với tôi thì cũng không kém cạnh gì, ngoài ra cậu còn bị người ta bịt mắt, đánh đập. Thật ra, tôi thấy sống những tháng ngày không có lý tưởng thì còn mệt mỏi hơn”.

Mệt mỏi thật sự đến từ sự vô tri và mê mờ trong tâm của mỗi người.

Đậu xe

Trụ sở chính của công ty Volvo Thụy Sĩ có hơn hai nghìn chỗ đậu xe, những người đến sớm luôn đậu xe ở khu vực cách xa văn phòng làm việc nhất, mỗi ngày đều như vậy cả.

Một người hỏi: “Chỗ đậu xe của các vị là cố định hay sao?”.

Họ trả lời: “Chúng tôi đến tương đối sớm, có thời gian thì hãy đi bộ nhiều một chút. Các đồng nghiệp đến muộn hoặc đến trễ, họ nên là những người cần được đậu xe ở gần văn phòng làm việc hơn”.

Khi ta nghĩ nhiều đến người khác, con đường đi được sẽ nhiều và xa hơn.

chia-khoa

Hợp tác

Một ngày nọ, đêm khuya thanh vắng, ổ khóa gọi chìa khóa dậy, rồi oán trách: “Tôi mỗi ngày phải vất vả cực nhọc mà canh gác nhà cửa cho chủ nhân, vậy mà chủ nhân chỉ thích cậu thôi, lúc nào cũng mang cậu theo bên mình, thật là ngưỡng mộ cậu quá!”

Thế là chìa khóa cũng bất mãn, nói: “Cậu mỗi ngày chỉ ngồi ở nhà chờ đợi, thật là an nhàn thoải mái biết bao! Còn tôi hàng ngày phải đi theo chủ nhân, dầm mưa dãi nắng, khổ sở biết chừng nào! Mình phải hâm mộ cậu thì đúng hơn”.

Một lần kia, chiếc chìa khóa cũng muốn được sống những tháng ngày an nhàn, thế là liền giấu bản thân mình vào chỗ khác. Người chủ sau khi trở về thì không thấy chìa khóa đâu cả, trong lúc bực bội đã kêu thợ đến phá khóa, rồi tiện tay quăng luôn ổ khóa vào đống rác.

Sau khi vào nhà, chủ nhà đã tìm thấy chiếc chìa khóa, tức giận nói: “Ổ khóa cũng đã đập bỏ rồi, bây giờ giữ ngươi lại thì còn có ích gì nữa”. Nói xong, ông cũng tiện tay quăng chiếc chìa khóa vào trong đống rác.

Ở trong đống rác, ổ khóa và chìa khóa gặp nhau, bất giác tự cảm thán rằng: “Hôm nay, chúng ta rơi vào tình cảnh này, đều vì trong quá khứ, chúng ta không có nhìn thấy giá trị và phó xuất của đối phương, mà chỉ biết đứng núi này trông núi nọ, đôi bên chỉ biết so đo tính toán, đố kỵ và ngờ vực lẫn nhau”.

Rất nhiều lúc, mối quan hệ giữa con người với nhau đều là bổ sung cho nhau, những cuộc cãi vã, tranh đấu chỉ có thể mang lại thương tổn cho đôi bên, chỉ có phối hợp với nhau, tán thưởng, đoàn kết, ủng hộ, tín nhiệm, trân quý nhau, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hợp tác thành công được.

Tiểu Thiện

Tòa nhà 80 tầng

Tòa nhà 80 tầng

Đăng lúc: 15:28 - 04/05/2015

Vậy nên mọi người chúng ta, hãy biết nắm giữ lấy chiếc chìa khóa của cuộc đời mình ngay từ bây giờ !!!

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 13
  • Hôm nay 125
  • Tháng hiện tại 61,879
  • Tổng lượt truy cập 23,468,128