Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Chùa Phúc Thành tổ chức khai Kinh tuần Lễ Phật Đản

Chùa Phúc Thành tổ chức khai Kinh tuần Lễ Phật Đản

Đăng lúc: 17:31 - 02/05/2017

Tối ngày 01-5-2015 (06-4-Ất Mùi), tại chùa Phúc Thành ( xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An), Trụ trì chùa Đại đức Thích Định Tuệ đã cử hành cho Đạo tràng Hương Sen Xứ Nghệ lễ khai kinh Pháp hoa để toàn thể Tăng, Ni Phật tử trì tụng trong tuần lễ Phật đản.
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, trong nhà

Lễ khai kinh và tụng kinh Pháp hoa suốt tuần lễ Phật đản với ý nghĩa cầu nguyện cho Tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc - mở đầu cho tuần lễ Phật đản PL.2559.

Trong hình ảnh có thể có: đêm, bầu trời và ngoài trời

Năm nay, Đại lễ Phật đản tại tỉnh Nghệ An nói chung và chùa Phúc Thành, chùa Đức Hậu nói riêng được tổ chức với nhiều chương trình như lễ thắp sáng Ngọn Liên đăng trên đỉnh núi chùa Phúc Thành, từ thiện xã hội tại bệnh viện Ung Bướu, diễu hành xe hoa, lễ rước Phật...

Trong hình ảnh có thể có: đêm và ngoài trời

Cứ mỗi độ mùa sen tháng tư nở rộ là lòng người con Phật từ khắp mọi miền trên thế giới lại hân hoan hướng về ngày lễ trọng đại của Phật giáo - ngày đức Thế Tôn thị hiện ở cõi Ta Bà.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, đám đông và trong nhà

Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu cũng thấy không khí tưng bừng rộn rã cùng với những biễu ngữ, pano, cờ hoa rực rỡ cúng dường lên đấng cha lành của bốn loài. Nghệ An là một trong những tỉnh thành trong cả nước đón mừng mùa Phật đản sớm nhất. Với thành công của lễ hội Hương Sen Xứ Nghệ do Ban Văn hoá trung ương kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An đã tạo dấu ấn quan trọng trong lòng người dân xứ Nghệ. Đây là một khởi đầu cho mùa Phật Đản đầy ý nghĩa, tạo sự hứng khởi trong công tác tổ chức Phật Đản tại các chùa trong tỉnh Nghệ An.

Thái Quảng

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Chùa Phúc Thành tổ chức: Đêm Thắp Nến Tri Ân "Cha Mẹ Là Mãi Mãi"

Đăng lúc: 23:21 - 15/08/2016

Tối ngày 12/07/Bính Thân, (nhằm ngày 14-8-2016), tại Chùa Phúc Thành (xã Hưng Châu, Hưng Nguyên, Nghệ An). Đại Đức Thích Định Tuệ đã long trọng tổ chức đêm thắp nến tri ân với chủ đề " Cha Mẹ là mãi mãi ", để bày tỏ tấm lòng hiếu kính của người con Phật với truyền thống tri ân và báo ân trong mùa Vu Lan Báo Hiếu.Truyền thống ấy đã hài hòa một cách sâu sắc và tồn tại với truyền thống ngàn đời của Dân Tộc Việt Nam
Đêm nay dưới bầu trời , không gian trầm mặc trong không khí trang nghiêm cùng với sự ,tham dự và chứng minh trong buổi lễ có : Đại Đức Thích Minh Lâm; Đại Đức Thích Định Tuệ , Đại Đức Thích Tâm Ngọc Phó ban văn hóa GHPGVN ,Tỉnh Nghệ An - cùng các Chư Tăng, Ni trong và ngoài tỉnh. Cùng với hơn 2000 thiện nam, tín nữ, Phật Tử đã về tham dự trong đêm thắp nến tri ân Cha Mẹ là mãi mãi , chương trình thắp nến tri ân với nhiều hình thức phong phú, nhằm dâng lên cúng dường Tam Bảo, báo đền ơn nghĩa Tổ tiên và công ơn cao trọng của những đấng sinh thành, bất luận nền luân lý nào, từ đông sang tây cũng lấy chữ hiếu làm đầu. Người xưa đã đặt ra tiêu chuẩn " Thiên kinh vạn quyển, hiếu kính vi tiên" nghĩa là muôn vàn kinh sách đều lấy chữ hiếu làm đầu, người con có hiếu thảo với Cha Mẹ đều thành tựu tốt đẹp, ngược lại bất hiếu với Cha Mẹ thì mất tất cả.
Thế nên Đức Phật có dạy tội ác lớn nhất là không gì bằng bất hiếu, điều thiện lớn nhất không gì bằng có hiếu, tối hôm nay tất cả chúng ta lại đau đáu tấc dạ và nhớ về Cha và Mẹ, một tình cảm thiêng liêng cao quí đối với hai đấng Sinh thành.
Mở đầu đêm thắp nến tri Ân là chương trình cài hoa hồng cho các Phật tử tới tham dự lễ, tiếp theo đó là chương trình văn nghệ chào mừng của Đạo Tràng Hương Sen Xứ Nghệ và Gia Đình Vườn Tuệ đã dâng lên lời ca tiếng hát ca ngợi về Cha Mẹ với những tình cảm thật sâu sắc, thiêng liêng nhất
Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng
Ấy hồn nhân loại đón vu lan
Bâng khuâng nhớ đến ân sinh dưỡng
Thổn thức trong con ngấn lệ tràn











các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ cài Hoa Hồng cho các Phật Tử





Hai MC Gia Đình Vườn Tuệ đẫn chương trình văn nghệ

Chư Tôn Đức Tăng ,Ni Chứng minh đêm ca nhạc hát về Cha Mẹ

Đại Đức Thích Minh Lâm đang hát tặng các Phật tử ca khúc tâm sự về Mẹ






tiết mục múa của các Em trong Gia Đình Vườn Tuệ



Phật Tử nhí đang thể hiện ca khúc về Mẹ
















Phật Tử Tuệ Phương bày tỏ những cảm xúc của đêm thắp nến tri ân

Phật Tử Tuệ Tâm đoc lời cảm niệm về Cha Mẹ



Đại Đức Thích Định Tuệ dâng hương cúng dường lên Đức Phật



Chư Tôn Đức truyền ánh sáng từ Đức Từ Phụ và đưa ánh sáng trí Tuệ xuống cho các phật tử



Cầm ngọn nến trên tay, các Phật tử được Đại đức Thích Định Tuệ cùng các Chư Tôn Đức Tăng Ni đã truyền ánh sáng đến cho các phật tử và ánh sáng của trí tuệ, tuệ giác từ chư tôn Đức tăng ni, sứ giả của như lai, đem ánh sáng chân lý tối thượng chan hòa khắp mọi nơi, thông qua ánh sáng của những ngọn nến lung linh huyền ảo, chúng ta đã gửi trọn tấm lòng tri ân đến cha mẹ, người đã sinh thành chúng ta ,thắp sáng lên từ trái tim ,từ tầm hồn của chúng ta gủi đến Cha Mẹ



Ngọn nến lung linh thật nhiệm màu
Tay truyền tay nhận đẹp làm sao
Quang minh tỏ rạng nơi dương thế
Soi sáng tâm con tự thưở nào





































Ánh nến đã tràn ngập khắp nơi ,ánh sáng của đêm hoa đăng đã làm ấm lại những tâm hồn hoang lạnh .Ánh sáng nối tiếp ánh sáng ,hàng vạn trái tim đã hòa cùng dịp đập ,cùng hướng về Cha Mẹ với lòng biết ơn vô bờ bến, Mong rằng hình ảnh của đêm Hoa đăng tối hôm nay sẽ mãi mãi không phai nhạt trong tâm trí của chúng ta
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu này Đại Đức Thích Định Tuệ đã tổ chức cầu siêu cho các Anh Hùng Liệt Sĩ và cung tiến chư vị Hương Linh cửu huyền thất Tổ, Ông Bà Cha Mẹ của các gia đình và đã qui y Tam Bảo cho hơn 100 Tân Phật Tử trong tỉnh nhà.







Tác giả bài viết: Hồng Nga

Cảnh thiền Nhật Bản tại Việt Nam

Cảnh thiền Nhật Bản tại Việt Nam

Đăng lúc: 08:43 - 08/07/2016

Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại thôn 4 xã Lộc Thành - Huyện Bảo Lâm - Tỉnh Lâm Đồng có một không gian thiền tĩnh lặng dành cho những người tu hành, đến đây bạn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng dường như đang sống cảnh trời.


Bạn có thể bước lên "trời" một cảnh tiên có mây bay gió lượn xứ Nhật Bản tại Lâm Đồng



Thiên nhiên ban tặng một bầu trời trong tĩnh lặng.
Cảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt Nam
Cảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt NamCảnh thiền Nhật Bản tại Việt Nam

Chốn thiền nơi đó có các nhà tu hành ngày đêm sống trong tĩnh giác

Hỏa Xa

Tìm thấy tranh Bồ-tát Quán Thế Âm thuộc thế kỷ 16

Tìm thấy tranh Bồ-tát Quán Thế Âm thuộc thế kỷ 16

Đăng lúc: 10:51 - 01/12/2015

Đức Quán Thế Âm Bồ-tát đang ngồi bắt chéo chân trên một hoa sen với một ấn tượng đức hạnh và dịu dàng. Đôi mắt từ bi của Ngài đang hướng về Thiện Tài Đồng Tử đang cung kính chắp tay.

Trong lúc Bồ-tát đang thuyết pháp cho nhà sư trẻ, thần Karttikeya mạnh mẽ đang bảo vệ Ngài. Một đóa sen vàng nở từ mặt nước và một con chim trên bầu trời đang ngậm một bông hoa trong miệng làm tăng thêm vẻ đẹp cho bức tranh.

vch 1.jpg
Bức tranh này, gần đây đã được tìm thấy ở Nhật Bản, được cho là đã được vẽ tại Hàn Quốc vào giữa thế kỷ 16 trong triều đại Joseon (ảnh).

Có 4 bức tranh Quán Thế Âm Bồ-tát như thế này được vẽ trong triều đại trên đã được tìm thấy cho đến nay.

Bức tranh vừa mới tìm thấy này là duy nhất trong số 4 bức miêu tả Bồ-tát trong tư thế chân bắt chéo.

Bồ-tát Quán Thế Âm trong các bức tranh vẽ trong triều đại Goryeo thường uốn cong một chân lên và hạ chân kia xuống. Trong các bức tranh được vẽ trong triều đại Joseon, Ngài thường nâng một đầu gối về phía trước và đặt một tay lên đó.

"Gần đây, một bức tranh Quán Thế Âm Bồ-tát rất độc đáo đã được tìm thấy trong một ngôi chùa tại Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản", Jeong Woo-take, giám đốc Bảo tàng Đại học Dongguk, một chuyên gia về tranh Phật giáo, nói.

"Dựa trên các kỹ thuật được sử dụng để vẽ khuôn mặt bầu bĩnh, phác thảo rõ ràng, và phân cấp của hoa sen, tôi cho rằng bức tranh được vẽ vào giữa thế kỷ 16". Theo Jeong, có 6-7 bản in gỗ tương tự như bức tranh này, bao gồm cả những bức trong chùa Guin, nhưng một bức tranh như thế này chưa bao giờ được tìm thấy.

Bức tranh mới được tìm thấy này được vẽ trên vải gai có kích thước 119,2 cm x 70,9 cm. Bức tranh có đặc điểm điển hình của tranh Phật giáo; nền đỏ và một phác thảo vàng được vẽ một cách cẩn thận. Jeong đánh giá bức tranh khi cho rằng, "Bức tranh này là một ví dụ đại diện của Hàn Quốc diễn giải lại các bức tranh của Trung Quốc. Nó bổ sung vào sự đa dạng của bức tranh Phật giáo được vẽ trong giai đoạn đầu triều đại Joseon".

Văn Công Hưng

Nhất niệm Vô Minh tức đọa luân hồi

Nhất niệm Vô Minh tức đọa luân hồi

Đăng lúc: 21:25 - 12/11/2015

Người trên thế gian đều ở trong cảnh sống mê chết mộng, không có lúc nào tỉnh ngộ để tìm ra lối thoát khỏi luân hồi. Từ thời vô thuỷ đến nay, chúng sanh bị vô minh đưa đẩy, đi trong sáu nẻo luân hồi, sống rồi chết, chết rồi sống, quẩn quanh lên xuống không có hạn kỳ.


Cuộc đời như một vở tuồng. Trong tuồng, khi thì đóng vai vua, vui thú với vinh hoa, phú quý; khi thì đóng vai ăn mày, chịu đủ thứ khổ nạn. Khi Làm hoàng đế thì không biết cái lúc khổ làm thân ăn mày; làm ăn mày không biết cái vui khi làm vua. Những cảnh bi hoan ly hợp thoáng qua như trong nháy mắt, chẳng khác gì một giấc mơ xuân.
Nghiệp chướng của mình, tăng nhiều hay ít? Không hay biết. Ðức hạnh của mình gieo trồng được bao nhiêu? Không hay biết. Không hay biết tức là vô minh, vô minh là gốc rễ của sanh tử. Nếu không vô minh thì đâu có còn bị khổ trong cảnh luân hồi. Mục đích của chúng ta tu đạo là phá vô minh, chuyển thức thành trí, chuyển thức a- lại-da thành trí Ðại Viên Kính.
Người có vô minh của người, thú vật có vô minh của thú vật, cho đến quỷ đói, chúng sanh địa ngục, mỗi loài đều có vô minh riêng. Trong chỗ vô minh, các chúng sanh tìm lối ra (ra khỏi tam giới), nhưng càng tìm càng hồ đồ, tìm không ra lối, vẫn chịu khổ sở trong luân hồi. Tại sao? Bởi vì vọng tâm tác quái, và không biết dùng chân tâm (trí huệ) đến kiếm lối ra.
Vô minh tức không có trí huệ. Người không có trí huệ thì bất luận làm việc gì cũng làm trong sự điên đảo, lấy trái cho là phải và ngược lại. Biết rõ điều sai quấy mà vẫn làm, ấy chỉ vì vô minh che lấp khiến ta phải lầm đường. “ Chọn đường gai góc mà đi,’’ thì vĩnh viễn không kiếm ra đường chánh.
Kẻ học Phật pháp, cần phải phá vô minh này, cho pháp tánh hiển lộ. Bởi có vô minh, nên vui vẻ mà làm chuyện hồ đồ. Có các loại tà tri tà kiến này nên tâm tự tư, ích kỷ mới nổi lên tác quái, mất hết cả sự công bằng và vô tư. Từ đó, mỗi kiếp sanh ra là mỗi lần đi xuống, cho đến tận cùng là kiếp súc sanh, hoặc làm thân con kiến, hoặc làm thân con muỗi, lúc đó chỉ còn chút xíu tri giác mà thôi, Vậy mà vẫn tham, tham không biết chán, vẫn hành động trong hồ đồ. Quý vị coi! Các loại động vật đều có tánh cả. Các chúng sanh vốn sẵn có Phật tánh, nhưng không hoàn toàn, ấy bởi lý do “tánh hóa linh tàn,’’ cho nên chúng ngu si, thường xuyên sống trong vô minh.
Con người tuy gọi là vạn vật chi linh, có trí huệ, nhưng lại tạo ra nghiệp ác, cũng vì lý do vô minh che khuất trí huệ, nên mới lấy vọng tâm làm hành động. Có câu kệ tụng nói về tác dụng của cái “tâm’’ ( ¤ß ), nay tôi lược giải ra như sau:

Tam điểm như tinh bố
Loan câu tự nguyệt nha
Phi mao tòng thử khởi
Tác Phật dã do tha
Dịch nghĩa:

Ba chấm như sao bầy
Móc cong như trăng mới
Mang lông từ đây ra
Thành Phật cũng từ đấy.

Tam điểm như tinh bố: Trên đầu của chữ “tâm’’ là ba chấm, giống như mấy ngôi sao ở trên trời bầy thành một hàng.
Loan câu tự nguyệt nha: Ở dưới chữ “tâm’’ là một cái móc cong, giống như vầng trăng mới vào các ngày mồng ba hay mồng bốn âm lịch, nằm cong cong trên bầu trời.
Phi mao tòng thử khởi: Phi mao, đái giác, là mang lông đội sừng, chỉ các loài súc sanh. Tất cả đều do ảnh hưởng tâm lý mà tạo thành. Làm thân chó, thì có quả báo của loài chó, làm thân mèo có quả báo của mèo, cho đến thân ngựa, trâu, dê, rồi gà, vịt, ngỗng cũng như vậy.
Tác Phật dã do tha: Thành Phật làm Tổ sư, cũng do tâm mà nên, cho nên nói “nhất thiết do tâm tạo.’’ Chịu khổ ở địa ngục, hưởng phước ở thiên đàng, tất cả đều từ cái niệm trong tâm mà tạo ra cả
Nếu khởi lên một niệm thiện, thần cát tường sẽ hộ trì ta. Khởi lên niệm ác tức thì hung thần ác quỷ cũng sẽ bám sát ta. Người xưa nói: “Một lần lỡ bước hận thiên thu,’’ cũng như nói: “Một niệm sai là thiên cổ hận,’’ Thiện hay ác chỉ cách nhau một niệm. Nghĩ thiện thì đi lên, nghĩ ác sẽ đi xuống. Tâm người như hạt bụi, bay lơ lửng trong không, bỗng chốc lên thiên đường, bỗng chốc xuống địa ngục, bỗng chốc là thú vật, bỗng chốc là quỷ đói, chẳng bao giờ ngưng tạo nghiệp rồi chịu quả, chịu quả rồi tạo nghiệp, cứ vậy mà tuần hoàn luân chuyển.
Tới khi nào thì hiểu được “biển khổ vô bờ, quay đầu là bến’’? Biết được biển nghiệp là mênh mông, không bờ không bến, mau quay đầu lại thì đến được bến bờ. Học Phật pháp là học điều này, ngoài ra chẳng có điều gi huyền diệu cả. Nói giản dị hơn, phá bỏ các tập khí, phá bỏ tâm tự tư, tự lợi, sống không tranh, không tham, không cầu, tức là nắm được yếu nghĩa của Phật pháp.
Ngày ngày nghe pháp, phải hiểu yếu nghĩa của pháp. Ðâu là chỗ khẩn yếu nhất của pháp? Chính là các điểm không tranh, không tham, không cầu, không tự tư, không tự lợi, không nói dối. Sáu tiêu chuẩn này chính là mực thước dẫn dắt chúng ta hàng ngày trong mọi hành động. Nếu có gì không đúng với tiêu chuẩn chúng ta biết ngay để sửa đổi. Sửa làm sao để không còn sai nữa thì toàn là công đức, lúc đó mới đúng là tín đồ Phật giáo. Ðây cũng là sáu tôn chỉ của Vạn Phật Thánh Thành, hy vọng mọi người chúng ta đều tuân theo, mọi người đều giác ngộ, mọi người đều thành Phật.

vo thuong(2)

Những bài thơ hay về Phật Giáo

Đăng lúc: 20:25 - 07/11/2015

Bài 1: HƯ KHÔNG VÔ NGÃ
Quán thân bất tịnh
Quán tâm vô thường
Quán pháp vô ngã
Trí tuệ bát nhã
Giải thoát chúng sinh
Cứu khổ vô minh
Cứu nhân độ thế
Lòng trần dâu bể
Biển khổ không bờ
Trôi nổi mê mờ
Chấp bám khổ đau
Đi mãi nơi đâu?
Quay về bến giác.
Con đường giải thoát
Thanh, tĩnh, tịch, không
Buông xả trong lòng
Là bờ hạnh phúc.

Bài 2: LUÂN HỒI, VAY TRẢ
Ai sinh ra cũng một lần phải chết,
Chết đi rồi có hết được đâu
Sự sống mới rồi sẽ lại bắt đầu,
Hành tinh xanh mãi nuôi màu hi vọng.

Đi vào đời với hai bàn tay trắng
Lúc lìa đời lại trắng cả bàn tay.
Khi sống tham nhặt cho đầy,
Phải mang lấy nghiệp trả vay nợ đời.

Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.

Sống kiếp đời chớ nên gây nghiệp
Để tát sinh tạo kiếp luân hồi,
Bà Ta là cõi tạm thôi
Phước tu cực lạc, cõi trời Tây Thiên.

Bài 3: NHÂN QUẢ
Gieo tham lam, hái khổ đau,
Gieo lòng sân hận, hái sầu bi ai.
Trồng cây gai, chạm phải gai,
Hương thơm trồng huệ, trồng nhàu, trồng sen.
Gieo nhân lành, hái quả ngon,
Gieo thánh thiện, được quả tròn từ bi.
Gieo u mê, hái quả si,
Luật trời không thể biến suy lẽ đời.
Gieo nhân thánh, được lên trời,
Giác ngộ trí tuệ, rạng ngời tòa sen.

Bài 4: VÔ THƯỜNG
Khi là đứa trẻ sinh ra,
Cuối đời tất yếu, tuổi già hoại tan.
Hoa kia nở để rồi tàn,
Thành, tru, hoại, diệt, hợp tan vô thường,
Kiếp người chẳng phải vấn vương,
Tu được phước huệ rộng đường về thiên.

Bài 5: BẢN NGÃ DỤC VỌNG
Chúng sinh đắm đuối si mê,
Sống trong ảo vọng háo danh muộn phiền.
Ganh đua giành dật đồng tiền,
Tham lam sắc dục đảo điên mê mờ.
Biển khô mà không thấy bờ,
Trôi lăn muôn kiếp trông vô ngàn đời.
Vô minh, vọng tưởng xa vời,
Cái thân giả tạo một thời khổ đau.
Tham sân si muôn kiếp sầu,
Bến bờ giác ngộ hay mau quay về.
Xa lìa biển khổ, sông mê,
Con đường hạnh phúc tìm về thiên tai.

Bài 6: NGHIỆP CHƯỚNG
Nam mô nam mô tại TÂM
Biển khổ mênh mông bởi lỗi lầm
Chớ gieo tai vạ thành nghiệp chướng
Phúc họa trong đời kiếp hồi luân.

Bài 7: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ
Tôi yêu mến thủa ngày xưa,
Tuổi thơ đi học đến trưa tan trường.
Lang thang xếp lá ven đường,
Làm chiếc thuyền nhỏ thả niềm ước mơ.
Hồn nhiên với tuổi ngây thơ,
Êm đềm như tiếng chuông chùa ngân nga.
Yêu từng cây cỏ, khóm hoa,
Yêu thiên nhiên, tiếng chim ca hót mừng.
Tuổi thơ đi thật tưng bừng,
Hồn nhiên trong sáng chưa từng âu lo.
Thế rồi cái tuổi đã qua,
Con chim oanh đã bay xa vào đời.
Hoàng hôn ngả phía chân trời,
Tôi yêu về thủa thiếu thời của tôi.
Giờ đây thương mến con người,
Sống chung vũ trụ, bầu trời thân thương.
Từ trong cái lẽ vô thường,
An nhiên, tự tại, can trường bão giông.

Bài 8: Ở TRỌ
Lang thang trong cõi Ta Bà,
Tây Thiên là chốn quê nhà xa xăm.
Khéo tu sẽ được về thăm,
Quê hương ta đó ngàn năm vĩnh hằng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Ladakh, Tiểu Tây Tạng trên đất Ấn

Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Ladakh, Tiểu Tây Tạng trên đất Ấn

Đăng lúc: 06:48 - 29/07/2015

pituk Monastery, Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ, 27/07/2015 – Sáng sớm mùa Thu, bầu trời trong sáng bình minh, những áng mây trắng bãng lãng lững lờ trôi, chiếc máy bay vừa hạ cánh mặt phẳng hoang mạc ở miền cao tại Leh, Ladakh, bang Jammu và Kashmir (J&K), phía Bắc Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma bước xuống Phi trường, cơn gió nhẹ thoáng qua hòa cùng đoàn người đứng tại sân bay để thành kính cung nghinh, Ngài được chư tôn đức Tăng già địa phương nồng nhiệt tiếp đón như các vị Kushok Bakula Rinpoche, Ganden Tri Rinpoche, Rizong Rinpoche, Bakula Rinpoche, Thiksey Rinpoche và nhiều Lạt Ma khác.
Lãnh Chính quyền địa phương và các chức sắc Tôn giáo cũng ra tận phi trường để tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma, có sự hiện diện của Cư sĩ Tsering Dorjee, Bộ trưởng Bộ Nhà nước bang Jammu và Kashmir (J&K), Ông Chering Dorjay, chủ tịch Hội đồng phát triển miền núi tự quản Ladakh của Ấn Độ (Ladakh Autonomous Hill Development Council), Sheikh Syebuddin và Ashraf Ali, đại diện Cộng đồng Hồi giáo, David Gergen, đại diện giáo phận Ladakh Thiên Chúa giáo, Tu viện Gompa, Ladakh, Tsering Dolma, lãnh đạo Hiệp hội Phụ nữ, Rinchen Namgyal, lãnh đạo Hiệp hội Thanh niên. . .
Hàng nghìn người dân địa phương đứng chắp tay cung kính chào đón và dâng hương hoa dọc theo bên đường từ sân bay đến Tu viện Spituk. Nhiều người trong số họ từ các làng khác nhau của thung lũng Leh, Ladakh với những bộ trang phục truyền thống dân tộc. Những vị Tu sĩ đánh trống và thổi sừng hòa âm phối nhạc để thể hiện lòng tôn kính, long trọng nghinh tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng.
Vừa đến Tu viện Spituk, nhị vị Ganden Tri Rinpoche và Bakula Rinpoche cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma vào phòng khách nghỉ giải lao, sau đó cung thỉnh Ngài vào Pháp đường.
Đăng lâm Bảo tòa, đức Đạt Lai Lạt Ma Khai thị rằng: “Tôi rất hoan hỷ khi được biết trong vòng từ 10 đến 20 năm qua, quý vị thường đến Trung tâm để thỉnh vấn tôi về sự cần thiết phải nghiên cứu các văn bản cổ điển. Gần đây, tôi đã hoàn thành các chuyến công du hoằng pháp các nước Âu, Mỹ, Anh, Pháp, Đức trước ngày Sinh nhật lần thứ 80 của tôi tại Dharamsala. Vì tuổi cao sức yếu cho nên tôi cần phải có thời gian thư giản, cho nên tôi chỉ lưu lại đây trong vài ngày. Hy vọng rằng các cảm thông cho sự giới hạn thời gian ở nơi đây”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ thêm về khí hậu, đặc biệt Ngài quan tâm đến khí hậu của địa phương. Ngài nói rằng các nhà khoa học mới đây đã phát hiện sự gia tăng của Băng, Tuyết ở vùng Bắc cự, có thể ảnh hưởng không khí lạnh của thời tiết năm nay.

Khoảng không gian mênh mông của dãy Himalaya (Hy Mã Lạp sơn), khi máy bay hạ cánh tại thung lũng Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015


Chiếc phi cơ chở đức Đạt Lai Lạt Ma vừa hạ cánh tại thung lũng Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Hòa thượng Gaden Tripa Rizong Rinpoche cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại sân bay Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Hòa thượng Gaden Tripa Rizong Rinpoche cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại sân bay Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Cộng đồng Tây Tạng đứng hai bên đường thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma từ sân bay đến Tu viện Spituk, Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Chư tôn đức Tăng già địa phương, trang nghiêm pháp phục long trọng cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Người dân địa phương mặc trang phục truyền thống, cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Chư tôn đức Tăng già địa phương trổi nhạc tiếp rước đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng lâm Bảo tòa khai thị tại Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.


Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại tại Tu viện Spituk, , Leh, Ladakh, J & k, Ấn Độ. 27/07/2015.

Thích Vân Phong (Tin từ VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong - Ảnh: Tenzin Choejor)

XÚC ĐỘNG ĐÊM THẮP NẾN TRI ÂN CHA MẸ KHÓA TU MÙA HÈ :”ƯƠM MẦM HOA SEN” NĂM 2015- TẠI CHÙA CHÍ LINH

XÚC ĐỘNG ĐÊM THẮP NẾN TRI ÂN CHA MẸ KHÓA TU MÙA HÈ :”ƯƠM MẦM HOA SEN” NĂM 2015- TẠI CHÙA CHÍ LINH

Đăng lúc: 08:54 - 17/07/2015

Đêm ngày 14-7-2015. Al 29/5/2015 trong khung cảnh trang nghiêm .Giờ đây, tại giảng đường chùa Chí Linh(chùa Gám) tại xã Xuân Thành, Yên Thành. Những người con Phật đang một lòng hướng về ba ngôi Tam Bảo, Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cử hành đại lễ thắp nến tri ân, để thắp lên ngọn lửa Từ Bi và trí Tuệ, mà đức Phật đã từng gieo vào lòng người từ hơn 2 ngàn năm trước. Được sự chỉ đạo của TW GHPGVN, BTS, Ban hướng dẫn thanh thiếu niên Phật Tử GHPGVN tỉnh Nghệ An quyết định mở khóa tu mùa hè với chủ đề: “ƯƠM MẦM HOA SEN” tại Chùa Chí Linh nhằm giúp các em tìm lại giá trị cuộc sống, tạo dựng lại niềm tin, xây dựng lối sống lành mạnh, qua đó bảo tồn được giá trị tinh thần truyền thống cao đẹp của tổ tiên
Về tham dự và chứng minh có.
- Thượng Tọa Thích Thông Kiên.UV Thường Trực BTS Tỉnh. Trưởng ban hướng dẫn Phật Tử Tỉnh Nghệ An.Trưởng BTC Khóa tu cùng các chư Tăng trong tỉnh và ngoài Tỉnh cùng về tham dự





- Trong không khí trang nghiêm, BTC khóa tu mùa hè chủ đề:” ƯƠM MẦM HOA SEN’ long trọng tổ chức lễ thắp nến tri ân, với mục đích trước là cầu cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, nhân dân lạcvà là để tri ân chư vị Tổ sư đã trọn đời hy sinh cho sự quốc vong thân, các vong linh đồng bào tử nạn, cô hồn vất vưởng, và đặc biệt là khơi dậy lòng hiếu thảo của các em khóa sinh về công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, cầu nguyện cho Cha Mẹ đã quá vãng được siêu sinh Tịnh Độ, Cha Mẹ hiện tiền được khỏe mạnh













Những giọt nước mắt lăn trên khóe mắt, như là một sự hối hận ăn năn của những đứa con đã từng lầm lỗi để cho cha mẹ phải buồn lòng. Đêm cầu nguyện của những người con dâng lên hai đấng sinh thành như là lời hối lỗi cũng là lời hứa, chúng con sẽ không làm gì để cho Cha Mẹ phải buồn vì con
Mỗi bạn khóa sinh được cầm trên tay mình môt ngọn nến nếu như tình yêu thương của Cha Mẹ sưởi ấm cho chún con trong những khoảng lạnh giá của cuộc đời, dù ai đã mất mẹ hoặc cha, nhưng trong tâm khảm hình ảnh về hai đấng sinh thành vẫn hiện hữu trong ta trong suốt hành trình của kiếp con người

i








Mỗi khóa sinh ngồi lắng đọng suy tư về thời thơ ấu để nghe và nhớ về một thời nằm nôi, bên chiếc võng ầu ơ ví dầu của mẹ, tiếng ru ngọt ngào như vẫn còn vọng đâu đây dù mỗi chúng ta đã lớn khôn rồi
























Thượng Tọa Thích Thông Kiên.UV Thường Trực BTS Tỉnh. Trưởng ban hướng dẫn Phật Tử Tỉnh Nghệ An.Trưởng BTC Khóa tu ban Đạo Từ























Chương trình thắp nến tri ân là một chương trình tâm linh mang đậm nét văn hóa Phật giáo và cũng là một chương trình trọng điểm của trại hè năm nay. Thông qua chương trình những ý nghĩa tri ân và báo ân được cái bạn trại sinh đón nhận một cách sâu sắc trong bầu không khí lung linh huyền áo của hàng trăm ngọn nến dưới bầu trời Nghệ An thân thương.
Hy vọng rằng sau đêm tri ân này các bạn sẽ biết yêu thương và trân trọng những gì mình đang có, và có vài giây phút bêb cạnh gia đình của mình.

Dharamsala - miền đất của đức tin

Dharamsala - miền đất của đức tin

Đăng lúc: 17:46 - 03/07/2015

Được xem là một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại, nơi khởi nguồn cho kỷ nguyên Phật giáo từ bi và trí tuệ, Ấn Độ luôn ẩn chứa một sức quyến rũ lạ kỳ đối với du khách, nhất là các tín đồ hành hương trên khắp thế giới.
Các nhà sư Tây Tạng ở Dharamsala (Ấn Độ) - Ảnh: ShutterstockCác nhà sư Tây Tạng ở Dharamsala (Ấn Độ) - Ảnh: Shutterstock
Dharamsala có rất nhiều tu viện, đền đài mang đậm dấu ấn văn hóa, kiến trúc và đời sống của người Tây Tạng. Đây cũng là nơi Đức Dalai Lama 14 đang tạm cư và hướng dẫn tu học. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đức Dalai Lama là vị thần bảo hộ có năng lực nhất của Tây Tạng. Vị Dalai Lama hiện nay - Tenzin Gyatso là vị thứ 14, được xem như là sự tái sanh tiếp theo của Đức thánh sư. Với tuyên ngôn bất hủ “Tôn giáo của tôi chính là lòng từ bi”, như những cánh chim chao lượn giữa bầu trời bao la không quản ngại nhọc nhằn, Đức Dalai Lama cùng các đệ tử của ngài đã đến hơn 40 quốc gia để truyền bá tinh thần Phật pháp trí tuệ và sự thật bằng tất cả niềm tin về một xã hội công bằng, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Chính vì vậy, ngài đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1989.
Tiếp nối những buổi thuyết pháp thành công, năm nay nhân dịp sinh nhật thứ 80 của Đức Dalai Lama, chương trình “Đảnh lễ Đức Dalai Lama” dự kiến sẽ diễn ra từ 7 - 10.9 dương lịch tại Dharamsala. Một lần nữa, đây là cơ hội quý giá dành cho các phật tử VN cũng như cộng đồng phật tử trên thế giới được tiếp xúc và lắng nghe những pháp thoại đầy ý nghĩa của Đức Dalai Lama.
Trong dịp này, với mong muốn được đồng hành cùng du khách trong chuyến đi đảnh lễ, đặc biệt là các phật tử có ý nguyện từ tâm, TST Tourist đã thiết kế chương trình hành hương vô cùng đặc sắc “Pháp hội của Đức Dalai Lama 14”. Theo đó, du khách sẽ có 4 ngày trọn vẹn tham dự buổi thuyết giảng đặc biệt của ngài với nội dung “Dẫn nhập Bồ tát đạo” của Shantideva (Bồ tát Tịch Thiên). Bên cạnh việc lắng nghe thuyết giảng được phiên dịch rõ ràng và kỹ lưỡng từ sư cô Nhất Hạnh, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn tổng thể bức tranh thanh bình, trong xanh của vùng đất thiêng ẩn mình dưới những cánh rừng thông tuyết tùng cao vút. Từ Viện Bảo tồn nghệ thuật Tây Tạng Norbulingka cho đến các tu viện Mật pháp Gyuto, Namgyal, chùa Tsulakhang... du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các bức vẽ có hồn, sống động đến chân thực của các vị Phật, bồ tát và hộ pháp trong truyền thống Kim cương thừa. Qua đó hiểu thêm về nghệ thuật tranh thangka - vẽ trong trạng thái thiền định. Đây cũng là dịp để du khách chiêm bái nơi tạm trú giản dị, thanh tao của Đức Dalai Lama 14 và Đức đại bảo pháp vương Karmapa Chenno thứ 17 cùng nhiều vị hóa thân khác... Tour Ấn Độ: Pháp hội của Đức Dalai Lama 14 (10 ngày), KH 3, 4.9, giá 43,88 triệu đồng.
Mùa hè 2015, khi mua tour tại TST Tourist du khách có cơ hội hưởng nhiều ưu đãi: Giảm giá trực tiếp từ 5 - 10%; Mua tour trả góp lãi suất 0%... Đặc biệt, khi mua tour vào khung giờ 10 - 11 giờ thứ bảy hằng tuần, du khách có cơ hội nhận giải thưởng là chuyến đi Thái Lan, Đà Nẵng với giá “0 đồng”; đến Nhật Bản, Singapore với mức giảm giá 50% và những giải thưởng giá trị khác để tăng thêm niềm vui.
Tour tham khảo: Đông Nam Á: Bangkok - Pattaya (5 ngày), KH 15, 16, 29.7; 12, 19, 25.8, giá 7,78 triệu đồng; Bangkok - Pattaya - Kanchanaburi (6 ngày), KH 21.7; 25.8, giá 8,98 triệu đồng; Singapore - Malaysia (6 ngày), KH 14, 21.7; 4, 11, 28.8, giá từ 12,98 triệu đồng; Bali (4 ngày), KH 23.7, giá 17,98 triệu đồng. Đông Bắc Á: Hồng Kông - Disneyland - Bảo tàng sáp (4 ngày), KH 6, 27.8, giá từ 15,98 triệu đồng; Osaka - Universal Studios - Kobe - Kyoto - Nagoya - núi Phú Sĩ - Tokyo (6 ngày), KH 20.8, giá 38,88 triệu đồng. Châu Âu: Đức - Hà Lan - Bỉ - Luxembourg - Pháp (10 ngày), KH 14, 28.8, giá từ 58,98 triệu đồng; Pháp - Thụy Sĩ - Ý (11 ngày), KH 25.8; 26.9, giá từ 75,98 triệu đồng; Pháp - Bỉ - Hà Lan (8 ngày), KH 18.8, giá từ 49,98 triệu đồng. Úc và New Zealand: Melbourne - Canberra - Sydney (7 ngày), KH 24.7; 29.8, giá 54,98 triệu đồng; Auckland - Tepuke - Rotorua - Waitomo (7 ngày), KH 21.8, giá 54,98 triệu đồng; Sri Lanka - Maldives (7 ngày), KH 30.7; 21.8, giá 39,98 triệu đồng...
Liên hệ: TST Tourist - 10 Tú Xương, P.7, Q.3, TP.HCM, ĐT: (08) 39328328. Hotline: 0909 026116/118. Fax: (08) 39321321. Chi nhánh Tây Đô: 17 Cách Mạng Tháng Tám, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, ĐT: (0710) 3769681, fax: (0710) 3769682, website: www.tsttourist.com
Hoa Ma

grab14345062184 Copy 298568082

Nepal: đang khắc phục Chùa Tháp Swayambhunath sau trận động đất

Đăng lúc: 06:21 - 18/06/2015

Một trong những ngôi Cổ tự và Bảo tháp được tôn kính và linh thiêng nhất ở Nepal đã bị thiệt hại trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Những nhà Bảo tồn hy vọng sẽ khắc phục Bảo Tháp trước mùa mưa.
Chùa Tháp Swayambhunath còn được gọi là chùa Khỉ (bởi nơi đây có nhiều khỉ cư trú, đặc biệt là ban đêm), ngôi Cổ tự tọa lạc trên một ngọn đồi được bao phủ bởi rặng cây xanh ở phía Tây thung lũng Kathmandu, nơi thu hút du khách thập phương hành hương trãi qua 1.400 năm qua. Đỉnh Bảo Tháp cao vút với sắc huỳnh kim lấp lánh và mái vòm màu trắng vươn lên trên ngọn đồi, hòa lẫn bầu trời mây bay bãng lãng, từ xa xa đã dễ dàng nhìn thấy.

Chùa Tháp Swayambhunath được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1979.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu, chia sẻ rằng: “Bảo Tháp Swayambhunath đã bị ảnh hưởng trong trận động đất kinh hoàng vừa qua. Chúng ta phải khẩn trương khắc phục những vết của Bảo Tháp trước mùa mưa”.

Dân Nepal và người nước ngoài cùng làm công việc dọn dẹp các mảnh vỡ của Thánh tích này sau trọng động đất vào ngày 25/04/2015 đã cướp đi hơn 8.500 người, bị thương 23.000 người và hàng trăm nghìn người vô gia cư, đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Các trận động đất kinh hoàng đã tàn phá các di sản cổ xưa của Nepal, đây là trung tâm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của nhiều người dân địa phương, bởi Thánh tích này là một hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, một nơi thu ngoại tệ, góp ngân sách cho địa phương.

Theo tài liệu của UNESCO, hơn 30 di tích trong thung lũng Kathmandu đã bị thiệt hại trong trận động đất, và đã phát hiện thêm 120 di tích khác bị một phần thiệt hại.

Ông Christian Manhart, Giám đốc UNESCO tại Kathmandu và đồng nghiệp ước tính sẽ mất ít nhất $ 160,000,000 để sửa chữa và khôi phục 1.000 di tích bị hư hỏng, và bị phá hủy bao gồm Tu viện, Đền miếu công trình văn hóa lịch sử trên khắp cả nước. Đối với quốc gia đa Tôn giáo sắc tộc này, việc phục dựng lại là một ưu tiên đặc biệt.

Ông David Andolfatto, Nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật, một chuyên gia tư vấn của UNESCO, cho biết: “Chúng tôi đang kiểm kê các di tích di sản làm từ đá, đất nung và cất giữ tạm trong ngôi Cổ Tự. Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi hiện nay là ngăn chặn để chúng không bị cướp đi.

Bình nhật mỗi buổi sáng cư dân địa phương và du khách hành hương đi nhiễu quanh Đại bảo tháp Swayambhu, nhưng bây giờ họ không thể đến Thánh tích này được bởi không an toàn”.

Sau trận động đất, Ông David Andolfatto vội vã ra đường, nhảy vọt lên xe đạp của mình để đi kiểm tra Bảo tháp Swayambhu, nằm ở phía tây của thành phố Kathmandu. Ông đã dành thời gian quý báu của mình cho việc bảo vệ Thánh tích này cho đến hôm nay.

Cùng với việc khắc phục sửa chữa các vết nứt của Bảo Tháp, Ông là người nỗ lực giám sát những bích họa có nguy cơ mất dạng tại một ngôi Cổ tự nhỏ có tên là Shantipur. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cẩn thận với chư tôn đức Phật giáo địa phương, và chỉ có các vị Giáo phẩm Phật giáo mới hiểu rõ được những chi tiết nơi tôn nghiêm bên trong ngôi Cổ tự nhỏ này.

Ông Christian Manhart, giám đốc UNESCO tại Kathmandu nói: “Trong trận động đất kinh hoàng vừa qua, tại Trung tâm Thủ đô, Bảo tàng Hanuman Dhoka Palace cũng chịu chung số phận trong tình trạng thảm khốc. Các bức tường và mái nhà bị rã tan.

Quân đội và các công nhân đang bảo vệ các địa điểm di tích, họ đang củng cố các bức tường và việc tìm kiếm các bộ phận khác của để bảo vệ trước khi cơn mưa đến.

Theo UNESCO đánh giá thiệt hại của trận động đất được tập trung ở thung lũng Kathmandu, một vị trí đặc biệt trong lịch sử Nam Á. Trong khi Phật giáo Ấn Độ phần lớn bị biến mất vào khoảng thế kỷ 12, nhưng Phật giáo tại Kathmandu vẫn phát triển mạnh (Năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã dần dà bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ). Chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử Phật giáo và Ấn Độ giáo tuyệt vời.

Ví dụ, một số Tự viện Phật giáo có khả năng phát triển ở đó và lan rộng khắp châu Á, những truyền thống này vẫn sôi động cho đến khi trận động đất rung chuyển đã lật đổ hàng chục công trình.

Hằng ngày mọi người đến các Tự viện Phật giáo để chiêm bái, sinh hoạt Tín ngưỡng Chánh tín, thưởng thức nghệ thuật kiến trúc, một tách Trà đạo, màu xanh biếc của những ngọn đồi núi xum xuê hùng vĩ. . .

UNESCO và Bộ Văn hóa Nepal đang tập trung vào việc củng cố di tích bị hư hỏng và có nguy cơ sụp đổ trong mùa mưa sắp tới, mưa kéo dài suốt mùa hè. Sau đó, họ sẽ chuyển sang phục hồi cấu trúc sụp đổ, kể cả nhà lịch sử.

Có những bản vẽ kiến trúc rộng lớn, cung cấp một cơ sở vững chắc để xây dựng lại. May mắn thay, hiện số tài chính quyên góp lên đến 400.000 USD và tổng cộng $ 2.000.000 từ các quốc gia Sri Lanka, Đức, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác”.

Theo chuyên gia Andolfatto tự tin rằng: “Người Nepal sẽ vượt qua những bi kịch và phục hồi di tích lịch sử văn hóa Tôn giáo một cách nhanh chóng bởi nhu cầu tối cần thiết bởi yếu tố tâm linh và về tinh thần dân tộc của họ”.















Thích Vân Phong(Theo Geographic. Ảnh: Niranjan Shrestha)

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 15
  • Hôm nay 237
  • Tháng hiện tại 61,991
  • Tổng lượt truy cập 23,468,240