Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Thiện & bất thiện

Thiện & bất thiện

Đăng lúc: 22:21 - 15/04/2017

Một trong những biểu hiện cụ thể của người thực tu theo Chánh pháp là sống đời thiện lành; đoạn trước, đoạn giữa và đoạn sau tất cả đều thiện. Có không ít đệ tử Phật thường khái quát cách thức tu tập của mình là tu tâm. Ăn chay cũng do cái tâm, giữ giới cũng dựa trên cái tâm, làm phước cũng xuất phát từ cái tâm v.v...

Dĩ nhiên tu tâm là quá đúng. Nhưng vì chữ tâm trong đạo Phật có ý nghĩa vừa sâu kín lại vừa bao la, tâm vô hình vô tướng thoắt ẩn thoắt hiện, không phải ai cũng hiểu trọn cái tâm nên tuy thường nói tu tâm mà thực ra vô cùng lúng túng chẳng biết bắt đầu từ đâu.

devadatta-and-buddha31.jpg
Tạo mười nghiệp ác thì gọi là bất thiện, sẽ sinh về cõi ác súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục - Tranh PGNN
Theo lời dạy của Thế Tôn, tu tập hướng thiện phải thiết thực, cụ thể, tức chuyển hóa ba nghiệp thân miệng ý từ xấu ác sang thiện lành. Nói cách khác là tu mười nghiệp thiện, ba thiện nghiệp của thân, bốn thiện nghiệp của miệng, ba thiện nghiệp của ý. Và đây cũng chính là quy chuẩn về thiện và bất thiện theo quan điểm của Thế Tôn. Tạo mười nghiệp lành thì gọi là thiện, được sinh về cõi lành. Ngược lại tạo mười nghiệp ác thì gọi là bất thiện, sẽ sinh về cõi ác súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay Ta sẽ nói về hạnh thiện và bất thiện. Lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó!

Các Tỳ-kheo đáp:

- Xin vâng, Thế Tôn.

Thế Tôn dạy:

- Thế nào gọi là bất thiện? Thế nào gọi là thiện? Nghĩa là: sát sanh là bất thiện, không sát sanh là thiện; lấy của không cho là bất thiện, lấy của cho là thiện; dâm là bất thiện, không dâm là thiện; nói dối là bất thiện, không nói dối là thiện; nói thêu dệt là bất thiện, không nói thêu dệt là thiện; nói hai lưỡi là bất thiện, không nói hai lưỡi là thiện, đấu loạn kia đây là bất thiện, không đấu loạn kia đây là thiện; tham của người là bất thiện, không tham của người là thiện; nổi giận là bất thiện, không nổi giận là thiện; tà kiến là bất thiện, chánh kiến là thiện. Như thế, này các Tỳ-kheo, hành điều ác này xong, đọa trong súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Nếu người làm lành liền sanh trong loài Người, lên Trời và trong các đường lành, A-tu-la. Thế nên, hãy xa lìa hạnh ác, tu tập hạnh lành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm16.Hỏa diệt,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.211)

Qua pháp thoại trên, thiện và bất thiện được Thế Tôn phân định thật rõ ràng. Không sát hại, không trộm cướp, không tà hạnh (ba thiện nghiệp của thân); Không nói dối, không nói thô ác, không nói đâm thọc, không nói thêu dệt (bốn thiện nghiệp của miệng); Không tham lam, không sân hận, không tà kiến si mê (ba thiện nghiệp của ý) chính là thiện. Ngược lại là bất thiện. Tạo bất thiện thì sinh vào cõi ác, tu thiện thì sinh vào cõi lành.

Vẫn biết, trọng tâm của tu tập theo giáo pháp Thế Tôn là chứng đắc giải thoát Niết-bàn, thoát ly sinh tử luân hồi ngay trong đời này. Tuy nhiên, phân biệt rõ thiện ác và lập chí hành thiện để thành tựu công đức, phước báo trong hiện tại và vị lai cũng là một trong những mục tiêu tu tập quan trọng của hàng Phật tử. Nhờ nắm được pháp căn bản này, người đệ tử Phật khi chưa hội đủ duyên lành tu tập chỉ quán để lần lượt chứng đạt bốn Thánh quả thì có thể chuyển hóa thân tâm theo mười điều thiện, đảm bảo thành tựu kết quả “nay vui đời sau vui”.
Quảng Tánh

Thiện tri thức là bậc Phạm hạnh trọn vẹn

Thiện tri thức là bậc Phạm hạnh trọn vẹn

Đăng lúc: 14:55 - 25/02/2017

Xuất gia tu học với bản nguyện thượng cầu hạ hóa, làm thầy của trời người. Khoan nói chi loài trời cao xa nhiều thần thông và phước báo, chỉ riêng trong loài người mà khiến cho họ tín thuận, quy hướng cũng đã vô vàn khó khăn. Chắc chắn người xuất gia không thể làm thầy nhân loại về mặt tri thức. Vì tri thức vốn bao la, mỗi người chỉ biết trong phạm vi chuyên ngành của mình mà thôi. Chỉ có sự thành tựu về Giới-Định-Tuệ, nhất là phạm hạnh trọn vẹn (thành tựu Giới), người xuất gia mới đủ tư cách đạo đức để người quy hướng, có thể làm thầy dẫn dắt người vượt qua khổ đau sinh tử.
“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Tôn giả A-nan bạch Phật:

- Gọi là bậc thiện tri thức, tức là người có phạm hạnh phân nửa, sẽ hướng dẫn đường lành đến vô vi.

Phật bảo A-nan:

- Chớ nói lời như thế. Nói rằng: ‘Bậc thiện tri thức là người phạm hạnh phân nửa’. Vì sao? Phàm là bậc thiện tri thức, tức là người phạm hạnh trọn vẹn mới dẫn dắt chỉ bảo cho người theo mình con đường lành. Ta cũng do thiện tri thức mà thành Vô thượng Chánh chơn Đẳng Chánh Giác. Do thành đạo quả, nên độ thoát chúng sanh không thể tính kể, thảy đều khỏi được sanh, lão, bệnh, tử. Do phương tiện này, nên biết bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.

Lại nữa, A-nan, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, kính vâng theo thiện tri thức thì lòng tin được tăng nhiều, văn, thí, tuệ, đức, thảy đều đầy đủ. Thí như trăng càng tròn, ánh sáng càng tăng hơn ngày thường gấp bội. Đây cũng lại như vậy, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn gần gũi thiện tri thức, thì lòng tin, chỗ học hỏi, sự ghi nhớ, trí tuệ của người ấy thảy đều tăng lên. Do phương tiện nên biết bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.

Nếu ngày xưa Ta không kính vâng theo thiện tri thức thì trọn vẹn sẽ không được Phật Đăng Quang thọ ký. Do đã kính vâng bậc thiện tri thức, nên Ta được Phật Đăng Quang thọ ký. Do phương tiện này nên biết, bậc thiện tri thức là người phạm hạnh trọn vẹn.

Này A-nan, nếu thế gian không có bậc thiện tri thức thì sẽ không có thứ tự tôn ti về phụ mẫu, sư trưởng, huynh đệ, tông thân, ắt sẽ giống như loài heo chó, tạo các duyên ác, gieo trồng tội duyên trong địa ngục. Có thiện tri thức nên phân biệt có cha mẹ, sư trưởng, huynh đệ, tông thân.

Lúc ấy, Thế Tôn bèn nói kệ:

Thiện tri thức chẳng ác,

Vì pháp, không vì ăn,

Dắt dẫn nơi đường lành,

Đích thân bậc Tôn nói.

Cho nên, này A-nan, chớ lại nói lời: ‘Bậc thiện tri thức là người phạm hạnh phân nửa’.

Bấy giờ, A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 44. Chín nơi cư trú của chúng sinh,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.228)

Phàm những người lương thiện ở đời, ai cũng mong cầu tìm được bậc thiện tri thức để tựa nương, học hỏi. Sở dĩ chúng ta - những người đệ tử Phật - chưa giáo hóa được nhiều người, không quy hướng được họ về với chánh đạo vì đạo đức của chúng ta chưa cao, phạm hạnh chưa trọn vẹn. Khi “là người phạm hạnh phân nửa”, nghĩa là đạo hạnh còn khiếm khuyết thì chúng ta không thể là thiện tri thức, nơi quy hướng bền vững cho người.

Theo quan điểm của Thế Tôn, bậc thiện tri thức đúng nghĩa, ngoài phạm hạnh trọn vẹn, phải có khả năng dẫn dắt người đi theo con đường lành. Trong quá trình gần gũi, thân cận bậc thiện tri thức sẽ khiến cho tín, văn, thí, tuệ của chúng ta tăng thêm. Vì thế, nếu tựa nương một người, xem vị ấy là thiện tri thức (là tôn sư, là sư phụ) mà sau một thời gian niềm tin Tam bảo bị thối thất, không học hỏi được gì trong giáo pháp, tâm hạnh thí xả kém hơn xưa, nhất là lu mờ tuệ giác (sa đà vào cầu cúng, thiên về tín ngưỡng) thì chắc chắn vị ấy không phải là thiện tri thức, cần “kính nhi viễn chi”.
Quảng Tánh

Nhớ mãi ơn Thầy!

Nhớ mãi ơn Thầy!

Đăng lúc: 21:55 - 20/11/2016

Đạo Phật là đạo hiếu

Đạo Phật là đạo hiếu

Đăng lúc: 19:23 - 15/08/2016

Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
Mặt khác, không phải ngẫu nhiên khởi nguyên của lịch sử cội nguồn dân tộc ta lại bắt nguồn từ huyền sử cha già Lạc Long Quân cùng với mẹ Âu Cơ kết duyên sinh ra 100 người con từ trong bọc trứng, để rồi dẫn đến khái niệm “đồng bào”. Từ đó 50 người con lên núi, 50 người con xuống biển, lớn lên trưởng thành và chung sống với nhau bằng triết lý “Thương người như thể thương thân”.

daohieu.jpg
Đạo Phật là đạo hiếu là câu trả lời cho bất cứ ai hỏi khi mùa Vu lan Báo hiếu lại về

Khi đạo Phật du nhập vào thì dân ta lại “Rủ nhau xuống bể mò cua/ Lên non hái củi vào chùa nghe kinh”. Nhờ vậy, dân ta mới thấm hiểu triết lý sống của đạo Phật, thấm thía lời Phật dạy: “Vô thỉ luân hồi, tất cả chúng sinh từng làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị trong cõi luân hồi sinh tử”. Và như thế, từ cơ sở triết lý của nền văn hóa Việt Nam và kết hợp của nền giáo lý Phật-đà, đã được người dân Việt trải nghiệm trong cuộc hành trình hướng tâm giải thoát, chúng ta có thể nói đạo Phật là đạo hiếu mà Mâu Tử đã khẳng định trong tác phẩm của ông qua diễn đàn văn học thời kỳ Phật giáo thời du nhập.

1. Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha

Bất cứ ai được sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi vào dòng đời cũng bắt đầu từ vòng tay ôm ấp, nuôi dưỡng và chỉ giáo của mẹ cha. Bằng cả tấm lòng bao la như trời biển, mẹ đã truyền trao cho con những dòng sữa ngọt ngào, ru cho con ngủ bằng cả niềm tin và hy vọng, rồi dìu con đi từng bước, trao cho con cái gia tài đầu tiên là tình người như là hành trang vào đời qua từng năm tháng. Cha thì nghiêm từ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, khích lệ, dành cả cuộc đời để nuôi dưỡng, dạy con nên người. Chính vì ân sâu nghĩa nặng của người làm cha, làm mẹ như thế, nên nhân dân ta đã khắc ghi qua những vần thơ ca dao:“Công cha nghĩa mẹ cao vời/ Nhọc nhằn chẳng quản, suốt đời vì ta/ Nên người ta phải xót xa/ Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao”.

Rõ ràng công cha nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao, không có bút mực nào mô tả hết được. Chính trong kinh Tăng chi đã diễn tả cha mẹ là người không bao giờ trả hết ơn được, cho dù người con nỗ lực cung phụng cha mẹ suốt đời: “Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được: mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy suốt đời, vừa đấm bóp hầu hạ…cũng chưa làm đủ để đền ơn mẹ và cha”2. Thế nên, Mâu Tử đã dẫn lời Tư Mã Đàm, trước khi từ trần đã dặn con mình là “Hiếu bắt đầu ở việc thờ cha mẹ, tiếp đến thờ vua, và cuối cùng ở việc lập thân nêu danh cho đời sau để làm rõ cha mẹ, đó là đại hiếu” như Tư Mã Thiên đã ghi trong Sử ký 130, tờ 6b6-7. Lời trăng trối này rõ ràng đã lấy từ câu mở đầu của Hiếu kinh mà ta được biết “Thân thể tóc da nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương, là bắt đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, nêu danh với đời sau để làm rõ cha mẹ là chung cuộc của hiếu” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận. Thế nên người con tiếp nhận tình cha nghĩa mẹ bằng sự hiếu thảo của mình: “Công cha như núi Thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Rõ ràng chữ “hiếu” được xác lập bằng “đạo con”, tức là đạo làm con, bằng sự thể hiện của tâm hiếu rất cụ thể mà cha ông ta khái quát “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Trong cuộc hành trình thể nhập với đời, người con báo hiếu cho cha mẹ khởi đầu bằng sự hoàn thiện bản thân, tức là phải biết tự sửa mình qua sự tôn kính, sự thực thi những lời giáo huấn nghiêm từ của mẹ cha. Điều đó cũng được cụ thể hóa qua những việc làm cụ thể của người con đối với cha mẹ mà Phật đã dạy trong kinh Đảnh lễ sáu phương: 1. Vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ khi cần. 2. Chăm chỉ học hành, siêng năng làm việc. 3. Giữ gìn gia phong, danh dự gia đình. 4. Giữ gìn tài sản của cha mẹ. 5. Phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. 6. Lo tang lễ mẹ cha đúng phong tục khi cha mẹ qua đời. 7. Khích lệ và giới thiệu đạo giải thoát, Chánh kiến đến cho cha mẹ.

Đó là nếp sống hiếu hạnh của người con Phật trong gia đình. Suy cho cùng, cha mẹ là người sinh thành và giới thiệu con cái vào đời và làm cho đời sáng tươi. Cho nên, bổn phận người con báo hiếu cha mẹ qua các điều nói trên là phù hợp với đạo lý người Việt Nam, Phật giáo chỉ giới thiệu thêm điều thứ 7 là nhằm mục đích hướng tâm cho cha mẹ giải thoát thì sự báo hiếu mới trọn vẹn.

Bản kinh Tăng chi nói rất rõ: “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đền ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin với Tam bảo thì khuyến khích cho có lòng tin Tam bảo, đối với cha mẹ sống tà giới thì khuyến khích cha mẹ vào chánh giới, đối với cha mẹ sinh khởi tham thì khuyến khích cha mẹ bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích cha mẹ vào Chánh kiến. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và đền đáp ơn cho mẹ và cha”3. Và như thế, chỉ có Chánh kiến, Chánh pháp là cánh cửa mở ra thế giới hạnh phúc cho mẹ cha đời này và đời sau mà bổn phận người con ở trong nhà thì phải hiếu thảo với mẹ cha là vậy.

2. Ra ngoài xã hội thì phải giúp nước hộ dân

Một người mà hiếu thảo với mẹ cha là cơ sở thực thi đạo hiếu khi bước ra ngoài xã hội. Trong cuộc hành trình đi tìm lẽ sống, sự hiếu thảo trong gia đình sẽ lan tỏa bởi từ sự giáo dưỡng của cha mẹ và bà con quyến thuộc. Thế nên khái niệm hiếu thảo với mẹ cha trong gia đình đồng nghĩa “giúp nước hộ dân” ở ngoài xã hội. Huống chi, triết lý sống của người Việt đều nhìn nhận nhau trong khái niệm cùng huyết thống đại gia đình, sinh ra cùng trong ý niệm đồng bào như đã nói. Phật lại dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.

Và như thế, hạnh hiếu không chỉ là cơ sở cội nguồn của văn hóa tình người mà còn là cơ sở thiết lập nền văn hóa vô ngã khi mà con người luôn giáp mặt khổ đau và tìm cách vượt thoát khổ đau. Chính vì lẽ sống lý tưởng này mà tâm hiếu chảy đến đâu thì tình người hóa hiện cụ thể đến đó. Khi tâm hiếu chảy vào cha mẹ thì gọi là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ, vào bạn đời trăm năm thì gọi là tình nghĩa vợ chồng, vào với những người xung quanh thì gọi là tình làng nghĩa xóm, rộng hơn nữa là chảy vào cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc thì là trung với nước hiếu với dân.

Cho nên thể hiện đạo hiếu của người Việt được cha ông ta dạy rất cụ thể: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là giá trị nhân văn được kết tinh từ tâm hiếu thảo trong gia đình để rồi định danh cho tình đồng bào, đồng chí, đồng lòng thiết lập để mọi người tự thân có cách ứng xử hiếu thuận, hiếu hòa trong mọi hoàn cảnh xảy ra, trong mọi điều kiện môi trường sống, cùng nhau chia bùi sẻ ngọt, vượt qua mọi khó khăn, hướng tới hạnh phúc trong từng giai đoạn, từng thời khắc lịch sử của cả dân tộc.

Hơn nữa, triết lý Duyên khởi của nhà Phật lại cho người Phật tử Việt Nam không ai sống một mình, con người có vô số mối liên hệ trong đời sống thực tiễn. Giá trị hạnh phúc của con người, suy cho cùng thực chất là sự kết nối yêu thương, chung sống với nhau hòa hợp. Vì thế lời hát ru năm nào của mẹ lại vang lên: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Thực thi như thế, rõ ràng tự thân đã thực thi tâm hiếu hạnh ra bên ngoài xã hội.

Thực tế, lịch sử dân tộc là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong cuộc hành trình này tự thân mỗi người Việt đã sống theo đạo hiếu mà cha ông ta trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bất cứ ai hiện hữu trên dải đất hình chữ S thân thương này đều thấm thía lời ru của mẹ cha từ thuở nằm nôi, dạy cho con học cách ứng xử tùy duyên hiếu thuận với mọi người, mọi hoàn cảnh, miễn sao đạt đến mục đích cũng như lèo lái con thuyền cập bến bờ an toàn, để có sự an lạc trong tâm hồn: “Ru hời ru hỡi là ru/ Bên cạn thì chống, bên su (sâu) thì chèo”. Tinh thần này luôn luôn được tuôn chảy vào trong đời sống thực tiễn của người Việt qua từng giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.

Thiền sư Pháp Thuận từng khắc họa thông điệp thái độ sống hiếu thảo giúp nước hộ dân này bằng bài Quốc tộ: “Vận nước như mây quấn/ Trời Nam tức thái bình/ Vô vi như điện các/ Xứ xứ dứt đao binh”. Để rồi sau đó Trần Nhân Tông đã hóa hiện lời dạy của cha ông năm nào bằng bài kệ Cư trần lạc đạo phú: “Ở đời vui đạo cứ tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Trong nhà có của thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm hỏi chi thiền”. Nhờ vậy, nhân dân ta đã ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, xây dựng quốc gia hưng thịnh, nhân dân được ấm no, đạo pháp trường tồn cho đến ngày hôm nay.

3. Ngồi một mình thì phải tu thân

Có thể nói đây cũng là triết lý sống của người Việt, khởi nguyên từ những lời ru của mẹ cha ngay từ thuở nằm nôi đã được dặn dò. Cuộc đời là trường học không bao giờ có sự kết thúc. Trong cuộc sống vô thường đầy biến động này, để được sống, được tồn tại, được phát huy con người cần nỗ lực tự hoàn thiện lấy mình. Sự hoàn thiện đạo đức, hoàn thiện nhân cách là điều kiện tất yếu để được yêu thương, được kết nối với cộng đồng xã hội: “Đói lòng ăn nửa trái sim/ Uống lưng bát nước đi tìm người thương”. Xem ra đạo hiếu dạy cho con người khi ngồi một mình phải chiêm nghiệm cái triết lý “đi tìm người thương” để sống, để được sẻ chia.

Thực ra khát vọng lớn nhất của con người là khát vọng hạnh phúc. Và như thế yêu và được yêu là điều hạnh phúc nhất trên đời. Chính vì đó, mẹ cha lại dạy con thực thi nếp sống đạo đức, hoàn thiện phẩm hạnh, tu nhân tích đức qua lời ví von: “Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời về sau”. Có cây đức là có tất cả, bởi lẽ đó là cả quá trình điều chỉnh thân tâm, tự tu, tự sửa sai lầm: “Ở hiền gặp lành, gieo gió thì gặt bão”; “Ai nhất thì tôi thứ nhì, Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba”. Mục đích cuối cùng là tự thân gặt hái những thành tựu hương thơm quả ngọt mà cuộc sống trao tặng: “Trời nào phụ kẻ có nhân/ Người mà có đức muôn phần vinh hoa”. Thật kỳ diệu vô cùng.

Thế nên, sự tu thân khi ngồi một mình được diễn dịch nói trên thực chất là một cuộc hành trình tu tập của mỗi cá nhân mà Phật từng dạy cho chúng ta “Hãy tự mình quay về nương tựa chính mình và nương tựa Pháp, không nương tựa nơi nào khác”. Con người phải tự chịu trách nhiệm về bản thân chính mình. Con người sở dĩ không hoàn thiện nhân cách bản thân, đồng nghĩa không thực thi tâm hiếu từ trong nhà cho đến bên ngoài xã hội.

Con đường Đức Phật giới thiệu cho mọi người thực thi sự tu thân khi ngồi một mình là phải biết chiêm nghiệm hành trì về giới định tuệ. Mỗi bước đi của giới định tuệ là mỗi bước đi ra ngoài tâm lý tham sân si, mục đích là giữ cho “thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh”. Từ trong giá trị đích thực này, mỗi người có thể an trú trong niềm hạnh phúc khi biết sống cho hạnh phúc người khác, đồng nghĩa biết sống hạnh phúc cho chính mình. Bạn có thể thực thi 6 pháp ba-la-mật: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ để tâm hiếu thảo của bạn lan tỏa vào cộng đồng, vào thế giới hạnh phúc giữa cõi đời này.

4. Thay cho lời kết

Đến đây, chúng ta có thể nói rằng triết lý sống của người Việt là triết lý thực thi đạo hiếu. Đạo hiếu đó được diễn dịch bằng thông điệp hết sức giản dị và mộc mạc, trên hết được cụ thể hóa là: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường thì giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” từ điểm nhìn của người con Phật thuần thành. Thông điệp này không chỉ đơn thuần mang tính lý thuyết mà nó thể nhập thành thái độ sống, trên hết là nếp sống chuẩn hóa đạo đức Phật giáo, cơ sở hướng đến sự giải thoát khổ đau.

Suy cho cùng, toàn bộ giáo lý của nhà Phật, kể cả nội dung hiếu hạnh mà Phật giáo đề xuất cũng nhằm mục đích kết nối truyền thông sự yêu thương, hướng con người đi đến sự bình an nội tại, thấy rõ cuộc sống hạnh phúc chân thật. Và như vậy một lần nữa, có thể nói đạo Phật là đạo hiếu là câu trả lời cho bất cứ ai hỏi khi mùa Vu lan Báo hiếu lại về.

Thích Phước Đạt

Cảm nghĩ ngày Phật đản 2560 - 2016

Cảm nghĩ ngày Phật đản 2560 - 2016

Đăng lúc: 20:06 - 13/05/2016

Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
Mùa xuân, nay trông như vội vã đi qua “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục...”, thời tiết đã chuyển sang tháng năm (5) đang hắt hiu, nghe ấm dần lên bởi khí trời man man ngọn gió trưa hè ngang qua thềm mây trắng. Trông cái cảnh con người vẫn tất bật lao vào cuộc sống như bao ngày tháng hôm nào, vẫn xôn xao nhập cuộc vào giữa hai chiều ngược xuôi, lên hay xuống, còn hay mất, thất bại hay thành công... như để lo toan, tìm kiếm, đong đo, trang trải những điều gì trong chốn cuộc phù sinh.

Đương lúc thế giới xã hội loài người ngày hôm nay, mỗi lúc càng phát sinh nhiều nỗi bất an, lo âu, và sợ hải trong dòng TRÔI, CHẢY của thời gian đương là nầy... Nào là những cuộc chiến tranh bùng nổ giữa các thế lực vùng Trung Đông, Bắc Phi, Syria, Iaraq, Lybia, Ai Cập, Yemen, Tunisia, Thổ Nhỉ Kỳ, đến khu vực Châu Âu, Ukraina.v.v...cả khu vực Châu Á, Đông Nam Châu Á, cũng không kém phần chú ý cả thế giới về tình hình Biển Đông hiện nay. Nói chung, gần như khắp cả trời Châu lục.

Đồng thời, song song với những sự việc trên, sự đe doạ về sức mạnh từ nơi con người tạo ra các loại võ khí nguyên tử của những nước có thế lực hàng đầu, các loại võ khí sát thương có sức công phá, tàn phá, và tầm xa tối tân hiện đại, các loại tàu chiến, tàu ngầm siêu tốc tung hoành hùng hậu giữa đại dương, các loại cơ giới, các loại phi cơ chiến đấu trang bị đầy đủ phương tiện chiến tranh, phô trương diễu hành lao vút vào không gian bao la vô tận.v.v...

Chưa kể đến nạn đói khát, nạn thất nghiệp, nạn mua bán người, trẻ em, các loại thức ăn, vật dụng tiêu dùng ướp tẫm những chất độc hại... cùng với những hình thức khủng bố, đàn áp, chiếm đoạt, cướp lấy bởi những ý niệm cuồng tín, cực đoan chủ nghĩa, tôn giáo, đảng phái, chủng tộc, đã và đang phát sinh từ sự cuồn nộ của sân tưởng, của hại tưởng, và của tham tưởng, bởi do một số người có quyền lực trong tay, cùng với sự xu hướng theo thế thời, có được chút ít địa vị, lợi danh mọn tạm bợ, để hưởng thụ, thỏa mãn các dục nơi cuộc sống thế gian, hoăc từ những trạng thái bệnh hoạn tâm lý trầm cảm, thất sủng.v.v...

Tất cả đều do tạo tác (nghiệp), và phải bị chi phối của dòng nghiệp lực ấy, một khi đã được nuôi dưỡng, đã được tích tụ nhiều thời gian khi ngang qua cuộc sống. Hay cụ thể hơn, chính là thiếu ý thức bình đẳng, tình thương, thiếu sự tiếp thu nhận và trao phương pháp giáo dục đạo đức, không thấu suốt những phương hại về sau, làm tổn giảm hay mất đi nhân tính, và thăng bằng tâm lý từ bản thân, gia đình, đến cộng đồng xã hội, mà hôm nay chúng ta đã và đang thấy biết những gì trên hành tinh khi con người và muôn vật đang có mặt nầy.

Cùng khi ấy, hiện nay không ít số người, nhóm người, phần nhiều chỉ biết dựa dẫm vào niềm tin cầu nguyện, van xin, nhờ vào sự cứu giúp của những phép lạ thần quyền, để thoả mãn lòng mong cầu cho sở thích lạc thú thường tình ở đời. Đôi khi, trong ấy còn có số người đã khoát lên pháp phục tôn giáo, đóng vai nhẹ tênh với hình thức đời sống phạm hạnh, không có năng lực tu tập, để chuyển hoá thân tâm, tự mình không an trú chánh pháp lạc, không giúp người an trú chánh pháp lạc, rồi vẽ vời những hình thức tín ngưỡng, cầu nguyện, cúng tế, phù phép để chiêu cảm lòng tin v.v... đánh lạc mất phương hướng đạo lộ chánh kiến, chánh pháp giải thoát của đạo Phật hay chư Phật tự ngàn xưa.

Thế nhưng, lại cũng ngay trong thời điểm này “MÙA XUÂN THÁNG VESAK”, thời điểm mà cách nay trên 2560 năm tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, thuộc Cộng Hoà Dân Chủ Liên Bang Nepal ngày nay. Và hiện nay, trên khắp hành tinh nhân loại, đối với hàng tứ chúng đệ tử đức Phật, những người có niềm kính tin chân chính đến với Giáo lý, Tam bảo, vì sự nghiệp truyền đăng giáo nghĩa của bậc đạo sư tối thượng, có học hiểu pháp học, có thực tập các pháp hành từ lời dạy đầu tiên, do đức Phật tuyên thuyết trong thế gian, như một thông điệp về Bốn Diệu Thánh Đế, “vì Đức Như Lai đến đây chỉ là bậc đạo sư”. Nên tự mình biết điều phục thân tâm, giúp người biết điều phục thân tâm, và như lời Phật đã dạy :

“Người trị thuỷ dẫn nước
Kẻ làm tên nắn tên
Người thợ mộc uốn gỗ
Bậc trí nhiếp tự thân.” (trích kinh Pháp Cú - 80).


Như vậy, con người dù ít nhiều có khơi dậy mầm chủng tánh Từ bi, Bình đẳng, thường tìm lại chính mình, cũng sẽ đem lại bình an cho thế giới loài người, mà còn làm cho bầu dưỡng khí của hành tinh thêm trong sạch, tươi mát hơn, không bị ô nhiễm, không làm tổn giảm môi sinh, môi trường sinh thái, các dòng sông không bị chết, các vùng đất không bị chết, con người có những tư duy hiền thiện, trong xanh... không gây oan trái để phải thêm tội, thêm thù, không tạo tác các việc làm ác quấy, mê lầm theo các loại kiến hoặc, kiến kiết phược, kiến kiết sử, kiến trù lâm.v.v… để phải chịu quả báo trả vay khổ luỵ, tàn hại, nhiệt não, để rồi phải theo dòng TRÔI - CHẢY trong cuộc hành trình sinh tử.

Một điều khác nữa, bậc đạo sư cũng thường giúp cho chúng ta dễ phát hiện, dễ phản tỉnh, dễ cảm nhận nguồn tâm lý chính nơi tự thân, để từ đó chúng ta có sự quán chiếu, nhận ra những cảm giác về thân, về các thọ, và tâm của người khác hay cả chúng sinh, như:

“Mọi người sợ hình phạt
Mọi người sợ tử vong
Lấy mình làm ví dụ
Không giết, không bảo giết” (trích kinh Pháp Cú - 129).

Vì thế, trước đây, hiện nay, và cho đến tận mai sau, với bao nguồn sinh lực dồi dào trong sáng, hướng thiện của hằng triệu triệu tâm hồn nhân loại luôn ngưỡng vọng, tôn kính đến ngày thị hiện vào đời của Đức Từ Phụ (Thích Ca Mâu Ni), vẫn thường trụ trong sáng, rực sáng với đại nguyện Bi - Trí - Dũng, như lời tán thán:

“...Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama !... Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy được sắc...” Kinh Trung Bộ I, bài số 4.

Không nhằm ngoài mục đích hướng dẫn, tiếp độ chúng sinh, chư thiên và loài người trên 2500 năm trước đây, cho đến tận bây giờ và miên viễn mai sau. Vẫn luôn phát khởi nguồn năng lực Bồ đề, thành kính và tu tập, gieo và kết nối hạt Từ tâm, cùng tu tập Pháp của bậc Thánh, để cùng vượt thoát mọi khổ ách, đạt đến an lạc tối thượng, hầu chấm dứt dòng TRÔI - CHẢY trong vòng luân hồi theo sáu đường, ba cõi, hay ít nhiều cũng được tịnh trú lạc pháp của bậc Thánh nơi thế giới vô thường, sinh diệt này, bằng một ý niệm nghĩa cử trong mỗi chúng ta, rằng:

Sự xuất hiện của đức Phật như một thông điệp TÌNH THƯƠNG - BÌNH ĐẲNG - TRÍ TUỆ - HÒA BÌNH cho nhân sinh và vũ trụ.

Atlanta, Phật đản 2560 – 2016.
Mặc Phương Tử

Ơn Thầy

Ơn Thầy

Đăng lúc: 08:15 - 21/11/2015

Tôi vốn sinh ra trong một gia đình ở làng quê nghèo, có thể nói là nghèo xác nghèo xơ, nghèo khánh kiệt. Ở cái vùng quê thắt eo miền Trung khắc nghiệt ấy nắng, gió, bão táp luôn rình rập, bủa vây phận đời trôi nổi của mẹ con tôi qua những tháng năm dài theo vòng quay nghiệp dĩ.

Mẹ tôi, với suy nghĩ bình dị muốn thoát ra khỏi nghiệp đói nghèo dai dẳng ấy bằng cách khuyên dạy tôi: “Con phải học lấy năm ba chữ cho ấm thân và làm hành trang cho cuộc sống sau này”.

Lớp học xưa - Ảnh minh họa

Từ suy nghĩ giản đơn ấy như một thông điệp thiết thực, mẹ tìm mọi cách cho tôi đến trường vì: Sợ con mù chữ, đời nó sẽ khổ! Bởi, cái nghèo khó đã quấn chặt lấy đời mẹ và có thể trói buộc luôn cả đời con.

Luôn tâm niệm về điều đó nên mẹ không quản ngại thức khuya dậy sớm, đầu tắt mặt tối, bất chấp hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, nỗi đau mất chồng… mà gắng lo cho con. Mẹ chỉ mong luôn có sức khỏe, để vượt qua chặng đường số phận, gánh nặng cơm áo gạo tiền mà lo cho con có được cái chữ. Nhìn bạn bè đồng trang lứa ngày ngày được đến trường học chữ, mẹ ứa nước mắt còn tôi chuyện được đi học như là sự viễn mơ...

Cuối cùng, bằng sự hy sinh phi thường ấy của mẹ, ước mơ “đi học” của tôi rồi cũng đã đến. Ngày mẹ dẫn tôi đến trường, tâm trạng của hai mẹ con rất vui nhưng vẫn rụt rè khép nép, pha lẫn chút sợ sệt âu lo. Lần đầu tiên được tiếp xúc với một thầy giáo, tóc thầy đã hoa râm, dáng thầy khắc khổ, hiện lên trên nét mặt là tính nghiêm khắc. Tôi cố bình tĩnh khoanh tay và cúi đầu chào thầy, còn mẹ tôi thì ấp a ấp úng nói không ra lời. Thầy cũng đoán được mục đích mà mẹ con tôi đến đây để cho tôi vào học lớp vỡ lòng.

Sau này tôi được biết, các cô cậu nhóc con trong lớp học của tôi có nhiều trình độ khác nhau: Kẻ thì học vỡ lòng, người thì học lớp ba, lớp tư… nên thầy phải chia thời gian dạy cho từng trò một. Tôi trình độ vỡ lòng, thầy dạy tôi hai mươi bốn chữ cái. Tôi vừa đánh vần, vừa tập đọc, vừa tập viết để nhớ mặt chữ. Cứ vậy, với một cây viết chì, một cục tẩy trên tay để nếu lỡ viết sai, không đúng quy cách ô li của thầy đã định thì xóa đi viết lại. Cứ vậy mà ê a và xoay tua đọc viết suốt ngày.

Khi thầy thấy tôi đã thuộc làu làu hai mươi bốn chữ cái, thầy hướng dẫn tôi học bảng cửu chương nhưng thỉnh thoảng thầy lại hỏi lại các chữ cái mà tôi đã học, như một cách ôn bài cho tôi. Sau khi đã thuộc nằm lòng hai mươi bốn chữ cái và bảng cửu chương, thầy bảo tôi mua một lưỡi viết lá tre gắn vô một cái cán chừng một gang tay thành một cây viết và một bình mực tím hoặc xanh rồi thầy dạy cho tôi viết chữ.

Bắt đầu từ những chữ đơn rồi đến chữ ghép. Khi tôi đã quen thuộc với lối viết ghép chữ rồi, thầy dạy tôi sang viết cả dòng chính tả. Cứ như vậy, thầy luyện đi luyện lại chữ viết cho tôi cho đến khi thật đẹp, bởi theo thầy “Nhìn chữ viết sẽ biết tính cách của con người” hay nói như ông bà xưa “Nét chữ nết người”.

Vì trong lớp có nhiều trình độ cũng như độ tuổi khác nhau nên thầy phải rất vất vả để “trị” đám học trò “ô hợp” và được mệnh danh là “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” chúng tôi. Thầy chọn phương pháp răn đe, bằng cách nhờ một trò tìm cho thầy một miếng vỏ mít khô làm dụng cụ trừng phạt. Thầy giao ước với chúng tôi: “Nếu em nào không thuộc bài hoặc làm bài sai, lần đầu tiên nhắc nhở, tái phạm lần thứ hai chép phạt, tái phạm lần thứ ba phạt quỳ gối trên miếng vỏ mít khô”.

Qua những lời răn dạy kèm theo hình phạt mà thầy đã đưa ra, bọn nhóc chúng tôi sợ lắm nên đứa nào đứa ấy bảo nhau chăm chỉ học tập để tránh hình phạt nhãn tiền mà thầy đã quy ước. Không biết phương pháp răn dạy ấy của thầy có đúng với quy chuẩn sư phạm ngày ấy hay không, nhưng nó đã rất tác dụng và hiệu quả với lớp học của thầy. Trong một không gian chật hẹp ấy với khoảng bảy mươi học sinh cấp tiểu học, trình độ khác nhau, độ tuổi khác nhau, ngồi chen ngồi chúc với nhau, mùa hè thì nóng bức, mùa đông thì tối tăm rét buốt, duy chỉ một mình thầy đứng lớp nhưng việc học của chúng tôi vẫn có kết quả tốt.

Cứ vậy, bằng sự cần mẫn, nhẫn nại và tình thương yêu bao la của thầy, đám học trò “măng tơ” chúng tôi ngày ấy mới có được như ngày hôm nay. Chiêm nghiệm cuộc đời mình, tôi thấy nhờ cách rèn người, rèn chữ bằng sự tận tâm tận lực của thầy và sự tri ân sâu sắc của phụ huynh xưa “Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy” mà học trò từng bước nên người.

Trong thời buổi nhiễu nhương của ngày hôm nay, ở đâu đó vẫn còn có sự thất kính, khẩu khí hiềm khích, trích biếm từ những bậc phụ huynh làm buồn lòng các thầy cô giáo đang ngày đêm tận tụy mang con chữ đến lớp, từ thành thị, đến tận các vùng xa xôi, hẻo lánh, gieo tri thức cho lớp trẻ tương lai của đất nước này. Suy cho cùng, câu nói của người xưa “Không thầy đố mày làm nên” và đạo lý của tổ tiên ta “Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy” đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Còn tôi, đứa trẻ của mấy chục năm trước luôn kính cẩn ghi nhớ ơn sâu người thầy thuở ấy!
Thanh Phương

Có phải Phật giáo cũng tin có quỷ, thần mơ hồ hay không?

Có phải Phật giáo cũng tin có quỷ, thần mơ hồ hay không?

Đăng lúc: 21:46 - 30/10/2015

Đạo Phật là đạo giác ngộ. Mọi sự mê tín không bao giờ đạo Phật chấp nhận. Thế thì xin hỏi: Tại sao chúng tôi thấy rãi rác trong các kinh lại có nêu ra các vị Thần, như Thiên Thần, lâm Thần, thọ Thần, Quỷ, Thần v.v... điều nầy, có ý nghĩa gì ? Có phải Phật giáo cũng tin có Quỷ, Thần mơ hồ hay không? Và có phải Phật giáo cũng tin tưởng vào đa Thần giáo không?

Xin thưa, Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí. Phật giáo cũng không chủ trương lấy việc cúng tế Quỷ, Thần như là một điều van xin cầu khẩn để được các vị Thần linh ban phước, giải khổ. Tuy nhiên, theo quan niệm của Phật giáo, thì giữa vũ trụ bao la, thế giới vô lượng, và lẽ dĩ nhiên có vô số chúng sanh xuất hiện dưới mọi hình thức tùy theo nghiệp quả của mỗi loài mà có ra thiên hình vạn trạng sai biệt. Sự sai biệt đó, theo kinh điển của Phật giáo cho chúng ta biết, thì tùy theo nghiệp nhân của mỗi loài đã tạo, nên quả báo thọ thân chẳng đồng.

Như có loài sống ở dưới nước, như tôm, cá v.v... Có loài ở trên không, như chư Thiên... Có loài sống trên đất liền, như loài người và các loài động vật, thực vật khác. Như thế, Quỷ, Thần cũng là một loại chúng sanh như vô số chúng sanh khác. Vì vậy mà rãi rác trong các kinh điển của Phật giáo, tiêu biểu như Kinh Địa Tạng chẳng hạn, trong đó, Phật nêu ra có nhiều loại Quỷ, Thần. Nhưng nêu ra như thế, để nói lên nghiệp cảm sai biệt của mỗi chúng sanh trong thế giới lục đạo luân hồi, chớ không phải Phật nêu ra như thế là có ý chấp nhận Quỷ, Thần có quyền ban phước giáng họa, để rồi Phật khuyên mọi người nên tin tưởng cúng bái Quỷ, Thần .

Điều nầy là một điều tối kỵ trong Phật giáo. Kinh Phật còn cho chúng ta biết thêm về thế giới quan, có chúng sanh hữu tình, có loài chúng sanh vô tình, có loài hữu hình hữu tướng, có loài vô hình vô tướng vân vân và vân vân. Tất cả đều tùy theo căn thức và nghiệp cảm mà có ra vô số sai khác. Như thế, thì không có một chúng sanh nào cai quản chúng sanh nào, ngoại trừ sự hỗ tương sinh thành theo luật nhân duyên nhân quả.

Do đó, Đức Phật không bao giờ khuyên dạy bất cứ ai cầu xin nơi Quỷ, Thần, vì Quỷ, Thần vẫn còn là một chúng sanh cũng vẫn đang chịu khổ như bao nhiêu chúng sanh khác, chưa biết bao giờ thoát khỏi, nếu như Quỷ, Thần đó không biết hồi tâm chuyển ý lo tu niệm.

Tóm lại, theo giáo lý của Phật giáo, Phật giáo có nói đến các loại Quỷ, Thần, như là một chúng sanh bị nghiệp cảm thọ báo mang hình hài nghiệp thức trong loài đó, chớ Phật giáo không chấp nhận quyền năng của bất cứ vị Thần sáng tạo nào, dù là nhất Thần, hay đa Thần cũng thế.

Hơn thế nữa, Đức Phật chưa bao giờ khuyên đệ tử của Ngài tin tưởng vào Thần quyền. Và cũng không bao giờ chấp nhận cho đệ tử của Ngài cúng bái, cầu khẩn van xin điều nầy việc nọ với Quỷ, Thần. Nếu là đệ tử của Phật, đã quy y theo Phật giáo, thì trong 3 điều quy y có một điều Phật răn cấm là không được quy y với Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Ngay cả như chư Thiên, người phật tử cũng không được nương tựa. Lý do tại sao? Xin thưa, vì các vị trời cũng vẫn là một chúng sanh, nói rõ hơn, họ với ta sánh vế thì ngang nhau, vì ta cùng họ đều là đệ tử của Đức Phật. Tất nhiên là huynh đệ với nhau. Chẳng qua là họ hơn ta ở chỗ thọ dụng phước báo mà thôi.

Tỳ Kheo Thích Phước Thái

Tâm ta, tâm người

Tâm ta, tâm người

Đăng lúc: 05:35 - 14/07/2015

Người xưa rất hay, nói hơi bị thừa...- “tiên trách kỷ hệu trách nhân”, đừng vội vàng chụp mũ người, hãy soi lại bản thân mình, nói kiểu bây giờ: không được chủ quan. Nhân sinh thường gặp nhau ở chỗ: nhìn người thì rõ, nhìn mình thì...không rõ, thấy lỗi người thì dễ, lỗi ta thì…Đặc điểm này phổ biến lắm. Tâm ta tâm người có sự sai biệt là chuyện thường tình.
Tôi “mê” nữ Nhà văn nọ từ lúc cô chập chững bước chân lên văn đàn với những tác phẩm nhỏ đầu tay. Dõi theo ngòi bút nữ nhân tài hoa ấy, đến khi cô viết được chừng ..vài chục đầu sách, thì gặp.

Trong một dịp tình cờ, bắt tay người nữ thâm trầm, trẻ tuổi, có đôi mắt tinh anh, tôi ngỡ ngàng biết đấy là thần tượng của mình, nữ văn sĩ X. Vài câu nói xã giao. Lần thứ hai gặp trong một dịp, cũng tình cờ, nhận ra nhau, tôi chủ động chào và được “thưởng” một nụ cười biết nói. Và, với riêng tôi, như thế đã là...trực quan sinh động lắm rồi, sau khi đã đọc không sót đầu sách nào của cô văn sĩ ấy, thêm cả những sáng tác mới chỉ được giới thiệu trên báo. Văn chương, tâm hồn, nhân dáng nữ nhân tài hoa ấy, với tôi, rất hài hòa, mười phân ít ra vẹn…chín. Nếu cô ấy lập một câu lạc bộ những người hâm mộ ắt tên tôi ở hàng đầu vì sự ngưỡng mộ. Nhưng đấy chỉ là tâm tôi thôi.


Gáo nước lạnh đầu tiên tôi nhận được khi giao lưu văn nghệ tại một tòa soạn lớn, anh bạn biên tập là con mọt sách thứ thiệt đã không hề tế nhị (mà chắc chi anh biết tôi là fan của cô văn sĩ nọ?), nói thẳng: Bà đó viết không hay! Tôi bị sốc nặng, nín thinh. Bắt đầu có những suy nghĩ “tại sao” … Chú gần nhà, học ít song mê văn, mượn sách của tôi (tác phẩm của cô văn sĩ nọ) đọc miết, rồi buông một câu còn đau hơn: tao thấy cũng thường thôi! Chẳng thà chú đánh tôi còn dễ chịu hơn. Chưa hết đâu, lần nọ đi mua thuốc tây ở hiệu dược quen, cô dược sĩ trẻ măng mang kính trắng, đang lúc rảnh rỗi, bắt chuyện văn chương với tôi, và khi nghe tôi nhắc đến thần tượng, nữ văn sĩ X, cô gái xinh đẹp ấy đã đánh đòn đau điếng: nhà văn X là ai? Trời ạ, sao lại thế?

Bây giờ tôi ngộ rồi: cuộc sống là tập hợp những cá thể rất khác nhau, sự sai biệt tư tưởng là được nhiên, không có gì lạ. chẳng riêng gì chuyện văn chương, món rất chi trừu tượng, sự khác biệt thấy ở mọi nơi mọi lúc với đủ các đối tượng: chính trị, văn hóa, thể thao, ẩm thực… Người ta tranh luận, cãi vã, bất đồng...xoay quanh nhận thức về một đối bóng, một khuynh hướng, một giọng ca…

Có những cuộc tranh luận bất phân thắng bại vì chẳng ai chịu ai, song cũng có những khác biệt dung hòa giải quyết được do người trong cuộc nhận ra khác biệt là bình thường, và đấy rất hay, theo tôi, chính vũ trụ cũng tồn tại hài hòa trong sự khác biệt cơ mà?

Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả độc giả đều chỉ thích đúng một nhà văn duy nhất, hay một giọng ca? Các quán ăn phục vụ độc vị mỗi một món? Chán lắm… Vũ trụ mênh mông bao la với các hành tinh chuyển động với quỹ đạo khác nhau, cấu tạo hành tình cũng khác, và các vệ tinh quay quanh cũng chẳng giống nhau.

Những sự khác biệt ấy tồn tại trong trật tự hài hòa, chân phương, tuyệt mỹ, và nhờ đấy sự sống trên trái đất có nắng ấm, tuyết rơi, bốn mùa xuân hạ thu đông nhịp nhàng.

Trật tự ấy là hoàn mãn đến mức không ai ngốc đến mức đồ bỏ bớt chi tiết này hay chi tiết khác, cũng như bộ máy chiếc đồng hồ tự động, xê dịch một tí sự đo thời gian bị hỏng ngay. Tập hợp các khác biệt hợp thành sự hoàn mỹ.

Tâm ta khác tâm người do căn cơ và sự huân tập khác nhau, lòng từ, bi, hỉ, xả..sẽ dung hợp được sự khác biệt thay vì sân si từng câu nói, từng ánh mắt.

Sự thấy biết khác nhau là thường tình do duyên nghiệp và phước báu riêng. Đức Phật giác ngộ mỹ mãn mới thấu suốt lẽ thật, chúng ta phàm phu nhìn nhận sự vật hiện tượng tương đối là chuyện có gì phải bàn? Như mặt nước phản chiếu mây bay, trong thêm một chút, mây càng rõ, cố lắng lọc tâm ta cho thấu suốt sự thu cảm sẽ trong sáng hơn, ngày hôm nay thấy tốt hơn hôm qua, ngày mai lại tốt hơn nữa, rồi có ngày sẽ có diễm phúc thấy được lẽ thật, sự thật rốt ráo.

Tôi có duyên nghiệp gì đấy với nhà văn nọ, và rất nhiều người cũng đồng nghiệp như tôi, tìm thấy ở con chữ của cô cái hay cái đẹp, nói thay hồn mình.

Nhưng cũng phải thừa nhận cuộc sống mênh mông, nếu có người không chung nghiệp với ta, thấy con chữ nhà văn ấy lấn cấn chỗ nào đó, không mê, cũng nên cho là thường, đành rằng cũng lao xao buồn, việc gì phải một sống một chết “bảo vệ” nhà văn ấy, thực ra, dưới góc nhìn của đức Phật, - đấy là bảo vệ cái tâm ích kỷ của ta mà thôi, thỏa mãn tâm lý “cái gì mình cũng đúng”.

Rồi đến khi ngộ ra, biết rằng chính tâm ta cũng giả nốt, có đâu mà chấp.

Vậy thôi.

Nguyễn Thành CôngNgười xưa rất hay, nói hơi bị thừa...- “tiên trách kỷ hệu trách nhân”, đừng vội vàng chụp mũ người, hãy soi lại bản thân mình, nói kiểu bây giờ: không được chủ quan. Nhân sinh thường gặp nhau ở chỗ: nhìn người thì rõ, nhìn mình thì...không rõ, thấy lỗi người thì dễ, lỗi ta thì…Đặc điểm này phổ biến lắm. Tâm ta tâm người có sự sai biệt là chuyện thường tình.
Tôi “mê” nữ Nhà văn nọ từ lúc cô chập chững bước chân lên văn đàn với những tác phẩm nhỏ đầu tay. Dõi theo ngòi bút nữ nhân tài hoa ấy, đến khi cô viết được chừng ..vài chục đầu sách, thì gặp.

Trong một dịp tình cờ, bắt tay người nữ thâm trầm, trẻ tuổi, có đôi mắt tinh anh, tôi ngỡ ngàng biết đấy là thần tượng của mình, nữ văn sĩ X. Vài câu nói xã giao. Lần thứ hai gặp trong một dịp, cũng tình cờ, nhận ra nhau, tôi chủ động chào và được “thưởng” một nụ cười biết nói. Và, với riêng tôi, như thế đã là...trực quan sinh động lắm rồi, sau khi đã đọc không sót đầu sách nào của cô văn sĩ ấy, thêm cả những sáng tác mới chỉ được giới thiệu trên báo. Văn chương, tâm hồn, nhân dáng nữ nhân tài hoa ấy, với tôi, rất hài hòa, mười phân ít ra vẹn…chín. Nếu cô ấy lập một câu lạc bộ những người hâm mộ ắt tên tôi ở hàng đầu vì sự ngưỡng mộ. Nhưng đấy chỉ là tâm tôi thôi.


Gáo nước lạnh đầu tiên tôi nhận được khi giao lưu văn nghệ tại một tòa soạn lớn, anh bạn biên tập là con mọt sách thứ thiệt đã không hề tế nhị (mà chắc chi anh biết tôi là fan của cô văn sĩ nọ?), nói thẳng: Bà đó viết không hay! Tôi bị sốc nặng, nín thinh. Bắt đầu có những suy nghĩ “tại sao” … Chú gần nhà, học ít song mê văn, mượn sách của tôi (tác phẩm của cô văn sĩ nọ) đọc miết, rồi buông một câu còn đau hơn: tao thấy cũng thường thôi! Chẳng thà chú đánh tôi còn dễ chịu hơn. Chưa hết đâu, lần nọ đi mua thuốc tây ở hiệu dược quen, cô dược sĩ trẻ măng mang kính trắng, đang lúc rảnh rỗi, bắt chuyện văn chương với tôi, và khi nghe tôi nhắc đến thần tượng, nữ văn sĩ X, cô gái xinh đẹp ấy đã đánh đòn đau điếng: nhà văn X là ai? Trời ạ, sao lại thế?

Bây giờ tôi ngộ rồi: cuộc sống là tập hợp những cá thể rất khác nhau, sự sai biệt tư tưởng là được nhiên, không có gì lạ. chẳng riêng gì chuyện văn chương, món rất chi trừu tượng, sự khác biệt thấy ở mọi nơi mọi lúc với đủ các đối tượng: chính trị, văn hóa, thể thao, ẩm thực… Người ta tranh luận, cãi vã, bất đồng...xoay quanh nhận thức về một đối bóng, một khuynh hướng, một giọng ca…

Có những cuộc tranh luận bất phân thắng bại vì chẳng ai chịu ai, song cũng có những khác biệt dung hòa giải quyết được do người trong cuộc nhận ra khác biệt là bình thường, và đấy rất hay, theo tôi, chính vũ trụ cũng tồn tại hài hòa trong sự khác biệt cơ mà?

Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả độc giả đều chỉ thích đúng một nhà văn duy nhất, hay một giọng ca? Các quán ăn phục vụ độc vị mỗi một món? Chán lắm… Vũ trụ mênh mông bao la với các hành tinh chuyển động với quỹ đạo khác nhau, cấu tạo hành tình cũng khác, và các vệ tinh quay quanh cũng chẳng giống nhau.

Những sự khác biệt ấy tồn tại trong trật tự hài hòa, chân phương, tuyệt mỹ, và nhờ đấy sự sống trên trái đất có nắng ấm, tuyết rơi, bốn mùa xuân hạ thu đông nhịp nhàng.

Trật tự ấy là hoàn mãn đến mức không ai ngốc đến mức đồ bỏ bớt chi tiết này hay chi tiết khác, cũng như bộ máy chiếc đồng hồ tự động, xê dịch một tí sự đo thời gian bị hỏng ngay. Tập hợp các khác biệt hợp thành sự hoàn mỹ.

Tâm ta khác tâm người do căn cơ và sự huân tập khác nhau, lòng từ, bi, hỉ, xả..sẽ dung hợp được sự khác biệt thay vì sân si từng câu nói, từng ánh mắt.

Sự thấy biết khác nhau là thường tình do duyên nghiệp và phước báu riêng. Đức Phật giác ngộ mỹ mãn mới thấu suốt lẽ thật, chúng ta phàm phu nhìn nhận sự vật hiện tượng tương đối là chuyện có gì phải bàn? Như mặt nước phản chiếu mây bay, trong thêm một chút, mây càng rõ, cố lắng lọc tâm ta cho thấu suốt sự thu cảm sẽ trong sáng hơn, ngày hôm nay thấy tốt hơn hôm qua, ngày mai lại tốt hơn nữa, rồi có ngày sẽ có diễm phúc thấy được lẽ thật, sự thật rốt ráo.

Tôi có duyên nghiệp gì đấy với nhà văn nọ, và rất nhiều người cũng đồng nghiệp như tôi, tìm thấy ở con chữ của cô cái hay cái đẹp, nói thay hồn mình.

Nhưng cũng phải thừa nhận cuộc sống mênh mông, nếu có người không chung nghiệp với ta, thấy con chữ nhà văn ấy lấn cấn chỗ nào đó, không mê, cũng nên cho là thường, đành rằng cũng lao xao buồn, việc gì phải một sống một chết “bảo vệ” nhà văn ấy, thực ra, dưới góc nhìn của đức Phật, - đấy là bảo vệ cái tâm ích kỷ của ta mà thôi, thỏa mãn tâm lý “cái gì mình cũng đúng”.

Rồi đến khi ngộ ra, biết rằng chính tâm ta cũng giả nốt, có đâu mà chấp.

Vậy thôi.

Nguyễn Thành Công

Dharamsala - miền đất của đức tin

Dharamsala - miền đất của đức tin

Đăng lúc: 17:46 - 03/07/2015

Được xem là một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại, nơi khởi nguồn cho kỷ nguyên Phật giáo từ bi và trí tuệ, Ấn Độ luôn ẩn chứa một sức quyến rũ lạ kỳ đối với du khách, nhất là các tín đồ hành hương trên khắp thế giới.
Các nhà sư Tây Tạng ở Dharamsala (Ấn Độ) - Ảnh: ShutterstockCác nhà sư Tây Tạng ở Dharamsala (Ấn Độ) - Ảnh: Shutterstock
Dharamsala có rất nhiều tu viện, đền đài mang đậm dấu ấn văn hóa, kiến trúc và đời sống của người Tây Tạng. Đây cũng là nơi Đức Dalai Lama 14 đang tạm cư và hướng dẫn tu học. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đức Dalai Lama là vị thần bảo hộ có năng lực nhất của Tây Tạng. Vị Dalai Lama hiện nay - Tenzin Gyatso là vị thứ 14, được xem như là sự tái sanh tiếp theo của Đức thánh sư. Với tuyên ngôn bất hủ “Tôn giáo của tôi chính là lòng từ bi”, như những cánh chim chao lượn giữa bầu trời bao la không quản ngại nhọc nhằn, Đức Dalai Lama cùng các đệ tử của ngài đã đến hơn 40 quốc gia để truyền bá tinh thần Phật pháp trí tuệ và sự thật bằng tất cả niềm tin về một xã hội công bằng, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Chính vì vậy, ngài đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1989.
Tiếp nối những buổi thuyết pháp thành công, năm nay nhân dịp sinh nhật thứ 80 của Đức Dalai Lama, chương trình “Đảnh lễ Đức Dalai Lama” dự kiến sẽ diễn ra từ 7 - 10.9 dương lịch tại Dharamsala. Một lần nữa, đây là cơ hội quý giá dành cho các phật tử VN cũng như cộng đồng phật tử trên thế giới được tiếp xúc và lắng nghe những pháp thoại đầy ý nghĩa của Đức Dalai Lama.
Trong dịp này, với mong muốn được đồng hành cùng du khách trong chuyến đi đảnh lễ, đặc biệt là các phật tử có ý nguyện từ tâm, TST Tourist đã thiết kế chương trình hành hương vô cùng đặc sắc “Pháp hội của Đức Dalai Lama 14”. Theo đó, du khách sẽ có 4 ngày trọn vẹn tham dự buổi thuyết giảng đặc biệt của ngài với nội dung “Dẫn nhập Bồ tát đạo” của Shantideva (Bồ tát Tịch Thiên). Bên cạnh việc lắng nghe thuyết giảng được phiên dịch rõ ràng và kỹ lưỡng từ sư cô Nhất Hạnh, du khách còn có cơ hội ngắm nhìn tổng thể bức tranh thanh bình, trong xanh của vùng đất thiêng ẩn mình dưới những cánh rừng thông tuyết tùng cao vút. Từ Viện Bảo tồn nghệ thuật Tây Tạng Norbulingka cho đến các tu viện Mật pháp Gyuto, Namgyal, chùa Tsulakhang... du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các bức vẽ có hồn, sống động đến chân thực của các vị Phật, bồ tát và hộ pháp trong truyền thống Kim cương thừa. Qua đó hiểu thêm về nghệ thuật tranh thangka - vẽ trong trạng thái thiền định. Đây cũng là dịp để du khách chiêm bái nơi tạm trú giản dị, thanh tao của Đức Dalai Lama 14 và Đức đại bảo pháp vương Karmapa Chenno thứ 17 cùng nhiều vị hóa thân khác... Tour Ấn Độ: Pháp hội của Đức Dalai Lama 14 (10 ngày), KH 3, 4.9, giá 43,88 triệu đồng.
Mùa hè 2015, khi mua tour tại TST Tourist du khách có cơ hội hưởng nhiều ưu đãi: Giảm giá trực tiếp từ 5 - 10%; Mua tour trả góp lãi suất 0%... Đặc biệt, khi mua tour vào khung giờ 10 - 11 giờ thứ bảy hằng tuần, du khách có cơ hội nhận giải thưởng là chuyến đi Thái Lan, Đà Nẵng với giá “0 đồng”; đến Nhật Bản, Singapore với mức giảm giá 50% và những giải thưởng giá trị khác để tăng thêm niềm vui.
Tour tham khảo: Đông Nam Á: Bangkok - Pattaya (5 ngày), KH 15, 16, 29.7; 12, 19, 25.8, giá 7,78 triệu đồng; Bangkok - Pattaya - Kanchanaburi (6 ngày), KH 21.7; 25.8, giá 8,98 triệu đồng; Singapore - Malaysia (6 ngày), KH 14, 21.7; 4, 11, 28.8, giá từ 12,98 triệu đồng; Bali (4 ngày), KH 23.7, giá 17,98 triệu đồng. Đông Bắc Á: Hồng Kông - Disneyland - Bảo tàng sáp (4 ngày), KH 6, 27.8, giá từ 15,98 triệu đồng; Osaka - Universal Studios - Kobe - Kyoto - Nagoya - núi Phú Sĩ - Tokyo (6 ngày), KH 20.8, giá 38,88 triệu đồng. Châu Âu: Đức - Hà Lan - Bỉ - Luxembourg - Pháp (10 ngày), KH 14, 28.8, giá từ 58,98 triệu đồng; Pháp - Thụy Sĩ - Ý (11 ngày), KH 25.8; 26.9, giá từ 75,98 triệu đồng; Pháp - Bỉ - Hà Lan (8 ngày), KH 18.8, giá từ 49,98 triệu đồng. Úc và New Zealand: Melbourne - Canberra - Sydney (7 ngày), KH 24.7; 29.8, giá 54,98 triệu đồng; Auckland - Tepuke - Rotorua - Waitomo (7 ngày), KH 21.8, giá 54,98 triệu đồng; Sri Lanka - Maldives (7 ngày), KH 30.7; 21.8, giá 39,98 triệu đồng...
Liên hệ: TST Tourist - 10 Tú Xương, P.7, Q.3, TP.HCM, ĐT: (08) 39328328. Hotline: 0909 026116/118. Fax: (08) 39321321. Chi nhánh Tây Đô: 17 Cách Mạng Tháng Tám, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, ĐT: (0710) 3769681, fax: (0710) 3769682, website: www.tsttourist.com
Hoa Ma

Con đường Bồ-tát

Con đường Bồ-tát

Đăng lúc: 15:31 - 21/06/2015

Con đường Bồ-tát, con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa, không phải là pháp tu để thành thánh mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong đạt được.

Con đường Bồ-tát - con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa - không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong thành tựu được. Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche giải thích rằng, ai phát nguyện tu hạnh Bồ-tát thì chỉ có một lời nguyện đơn giản là: lo cho chúng sinh trước hết và không giữ lại gì cho chính mình.
Tu hạnh Bồ-tát là phát nguyện lo cho chúng sanh trước bản thân. Đó là một lời tuyên bố tự nguyện hy sinh bản thân mình, ngay như cả hy sinh sự giác ngộ của mình vì tất cả mọi loài. Và một vị Bồ-tát là một người chỉ sống vì hạnh nguyện đó, hoàn thành công hạnh qua việc thực hành sáu ba-la-mật (lục độ) - bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ - nỗ lực để giải thoát cho tất cả hữu tình.


Phát nguyện tu hạnh Bồ-tát bao hàm ý rằng mình mở rộng lòng đón mời thế giới mình đang sống và không cầm giữ, hay bảo vệ bất cứ cái gì cho bản thân. Nghĩa là, mình tự nguyện chấp nhận một trách nhiệm rộng lớn, bao la. Đúng ra, nó có nghĩa là tạo một duyên lớn. Nhưng việc tạo ra một nhân duyên rộng lớn như vậy không phải để làm một anh hùng rơm hay phục vụ cho cá tính lập dị của mình. Mà nhân duyên này từng được hàng triệu Bồ-tát, như các bậc đã giác ngộ và các vị đại sư, đã tạo ra trong quá khứ. Vì vậy, một truyền thống chịu trách nhiệm này đã được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, và giờ đây, chúng ta cũng đang tham gia vào cái truyền thống sáng chói và danh giá này.
Có một dòng truyền thừa con đường Bồ-tát không gián đoạn, bắt nguồn từ đại Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokiteshvara), Đại Thế Chí (Vajrapani), và Văn Thù (Manjushri). Nó không gián đoạn vì không Bồ-tát nào trong dòng truyền thừa này, qua nhiều thế hệ và thế kỷ, sống tham đắm bảo vệ cho mình. Thay vì vậy, các Bồ-tát này liên tục nỗ lực tu tập vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Di sản này đã được truyền lại không gián đoạn, cho đến ngày hôm nay, không phải là một huyền thoại, mà là một bằng chứng sống.
Sự trong sạch của truyền thống này rất có uy lực. Việc chúng ta phát nguyện tu theo hạnh Bồ-tát là một điều rất cao quý và vinh dự. Với một truyền thống gom hết tâm ý cho tinh thần Bồ-tát như vậy nên ai mà chưa gia nhập vào sẽ cảm thấy mình còn tệ lắm. Họ có thể ganh tức với một truyền thống phong phú như vậy. Nhưng gia nhập vào cũng sẽ khiến mình cảm thấy có một trách nhiệm vô cùng to lớn. Mình sẽ không còn có ý định tìm kiếm sự thoải mái cho bản thân; mình phải làm việc với những thứ khác. Nghĩa là làm việc với những thứ liên quan đến bên trong bản thân, như là tính toán tương lai cho mình, tình cảm cá nhân, mong muốn làm cho đời mình thoải mái hơn…; và làm việc với những thứ liên quan với thế giới bên ngoài, như là thế giới đang hiện hữu ngoài kia, nào là con cái la khóc, dĩa chén dơ bẩn, rối loạn đường tu, và đủ loại chúng sanh…
Vậy, phát nguyện tu Bồ-tát hạnh là một cam kết thật sự vì nhận thấy những khổ đau và vô minh của chính bản thân và của các hữu tình khác. Cách duy nhất, để có thể phá vỡ màn vô minh và khổ đau, và tu tập để thành tựu đạo giác ngộ, là phải tự nhận chịu trách nhiệm. Nếu mình không làm gì với tình trạng vô minh này, và nếu mình không tự giải quyết vấn đề này, thì sẽ chẳng có gì thay đổi. Mình không thể lệ thuộc vào người khác làm việc này cho mình. Đây là trách nhiệm của chúng ta, và chúng ta có một sức mạnh kinh thiên để làm thay đổi nghiệp lực của thế gian này. Vậy, phát nguyện đi con đường Bồ-tát, chúng ta đang công nhận rằng chúng ta sẽ không tiếp tục làm kẻ đồng lõa với những hỗn loạn và khổ đau trong thế gian này. Ngược lại, chúng ta là những người giải phóng, những Bồ-tát, mong muốn tự cứu độ mình, cũng như cứu độ những người khác.
Quyết định cứu độ người khác cần có sự cảm hứng rộng lớn. Mình không còn nỗ lực để biến mình thành một kẻ vĩ đại. Mình chỉ đơn giản muốn làm một con người với thực tâm muốn cứu giúp người khác; nghĩa là, chúng ta phát huy vượt bậc cá tính vị tha, một đặc tính luôn thiếu thốn trên thế gian này. Noi gương Phật Thích Ca, người đã từ bỏ ngai vàng để cống hiến đời mình cho chúng sinh, chúng ta, cuối cùng rồi, cũng trở thành người giúp ích cho xã hội, nhân quần.
Mỗi người chúng ta có thể đã khám phá ra một ít sự thật, như là sự thật về thơ văn, phim ảnh, hay vi sinh vật, mà có thể dùng để giúp ích cho người khác. Nhưng chúng ta hay có khuynh hướng dùng những sự thật như vậy để xây đắp uy tín, tiếng tăm riêng cho mình. Chỉ lo phát huy những sự thật đó cho mình là một hướng hành động ích kỷ, thấp hèn. Ngược lại, công hạnh của một vị Bồ-tát là không cần uy tín, tiếng tăm. Chúng ta có thể bị đánh đập, hành hạ, hay bạc đãi, nhưng chúng ta vẫn tử tế và tự nguyện giúp ích người khác. Đây là một công việc hoàn toàn không được công trạng, nhưng lại rất chân thật và uy dũng.
Phát nguyện con đường Đại thừa bao la nghĩa là từ bỏ cá nhân và phát huy tâm tánh rộng lớn hơn. Thay vì tập trung vào kế hoạch nhỏ nhoi của mình, chúng ta mở rộng tầm nhìn của mình để ôm trọn cả thế gian, thiên hà, và vũ trụ.
Muốn thực hiện tâm bao la như vậy đòi hỏi chúng ta phải hiểu thấu tình hình thật rõ ràng và toàn diện. Chúng ta cần phải phát triển tâm từ bi để loại trừ bản ngã vì bản ngã sẽ khiến giới hạn tầm nhìn và làm sai lạc hành động của mình. Theo truyền thống, mình phải bắt đầu bằng việc khai mở lòng từ bi với chính mình, rồi hướng tâm này đến những người gần gũi mình nhất, và sau hết, là tất cả mọi loài chúng sinh, kể cả kẻ thù của mình. Tột cùng, chúng ta xem tất cả mọi loài chúng sinh như là những người mẹ ruột thịt của mình. Chúng ta có thể chưa theo đúng con đường truyền thống ở thời điểm này, nhưng mình có thể phát huy thêm tâm tính rộng lượng và hòa nhã. Điểm chính là mình phải bắt đầu bằng cách bắt tay vào việc trước.
Thông thường chúng ta hay bị mắc kẹt với cách cư xử ở đời: “Anh ta sẽ nói lời xin lỗi trước hay là tôi phải nói xin lỗi trước?”. Nhưng khi trở thành một vị tu theo hạnh Bồ-tát, chúng ta phá cái rào cản đó: mình không đợi người kia làm, mà mình đã quyết định tự làm trước. Con người có quá nhiều vấn đề và chính vậy, mà họ khổ vì đó. Và chúng ta chỉ ý thức được một phần rất nhỏ, những khổ đau đang xảy ra trong đất nước mình, chưa nói là cả thế giới. Hàng triệu người trên thế giới đang hứng chịu khổ đau vì thiếu từ bi, giới luật, kham nhẫn, tinh tiến, thiền định, và tuệ giác. Điểm chính của sự khởi đầu phát nguyện tu Bồ-tát hạnh là không tìm cách cải đạo người khác; cần quan niệm rằng là chúng ta nên đóng góp cái gì đó cho thế giới, chỉ bằng sự tương trợ và hòa hợp theo tính cách riêng của mình.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát, mình công nhận rằng mình có thể thực hiện được công hạnh đó trong thế giới này. Từ quan điểm của một Bồ-tát, không có gì khó khăn và không chữa trị được trong cuộc đời này. Noi theo đời sống điển hình của Phật cùng chư đại Bồ-tát, và trong những lời dạy đầy cảm hứng của Phật pháp, không gì không làm được trong thế gian này. Chúng ta có thể tham gia vào công cuộc vận động của chư Phật và Bồ-tát để hóa độ chúng sanh một cách đúng đắn, đầy đủ, và triệt để mà không bị chấp thủ, vô minh, và sân hận quấy phá. Một công cuộc như vậy là sự phát triển một cách tự nhiên của việc thực tập thiền quán vì thiền quán mang đến việc cảm nhận được tính vô ngã.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát, chúng ta mở lòng đón nhận những yêu cầu của chúng sinh. Nếu ai cần đến chúng ta, mình không nên từ chối; nếu chúng ta được mời làm bậc phụ huynh, mình sẽ không từ nan. Nói một cách khác, mình phải có sự thích thú trong việc chăm sóc, giúp đỡ người khác, và sự biết ơn đối với thế giới quanh mình và các chúng sinh sống trong đó. Đây không phải là một vấn đề dễ làm! Việc này đòi hỏi chúng ta phải hoàn toàn phụng sự không mỏi mệt và kham nhẫn với tất cả những sự điên rồ, ích kỷ, đáng kinh tởm của người mình phụng sự; hơn vậy, chúng ta luôn biết ơn và dọn sạch những thứ đó cho họ. Chúng ta thanh thản, nhẹ nhàng cho phép những tình cảnh như vậy xảy ra dù phải chịu một chút bất tiện; chúng ta chấp nhận những khó khăn và choáng ngộp do những tình huống trên gây ra cho mình.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát nghĩa là chúng ta phát tâm sống đời sống hàng ngày của mình theo lời Phật dạy. Hành trì như vậy giúp chúng ta đủ trưởng thành để không giữ gì lại cho mình. Tài năng thế tục của chúng ta không bị chối bỏ, mà còn được tận dụng làm một phần của quá trình học và tu. Một vị Bồ-tát có thể dạy Phật pháp trong hình thức hiểu biết về mặt kiến thức, nghệ thuật, và ngay như cả thương mại. Như vậy, dấn thân vào con đường Bồ-tát, chúng ta tiếp tục tận dụng những tài năng của mình theo hướng giác ngộ, mà không bị chúng đe dọa hay làm xáo trộn. Lúc đầu những tài năng thế tục của chúng ta tưởng đã bị “tước bỏ,” vì một phần hiểu lầm, nhưng giờ đây chúng ta đang làm chúng sống lại. Chúng có thể được nẩy mầm thêm nhờ có Pháp bảo, Tăng bảo, và sự kham nhẫn của chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta đã hoàn hảo mọi tình huống trong đời sống. Tất nhiên, vẫn còn một ít hiểu lầm sẽ xảy ra! Nhưng đồng thời cũng thấy có một tia sáng của sự khai thông và một tiềm năng vô hạn.
Vào thời điểm này, mình cần phải tin tưởng chính mình mà nhảy vào cuộc. Chúng ta, thực ra, có thể điều chỉnh bất cứ những ý tưởng kích động, hay thiếu lòng từ bi nào xảy ra, mà có tính cách chống phá Bồ-tát hạnh; mình có thể nhận ra sự điên đảo của mình và chuyển hóa nó, thay vì là cố tình che giấu hay loại bỏ nó. Theo cách này, những hình thức suy tư điên đảo sẽ được hóa giải. Bất cứ khi nào chúng ta trực tiếp ‘làm việc’ với sự điên đảo của mình thì nó liền trở thành một hành động từ bi. Bản năng thông thường của con người là tính lợi cho mình trước và chỉ làm bạn với ai nếu họ có thể đem lợi lạc về cho mình. Đây có thể gọi là “bản năng của loài khỉ” (ape instinct).
Nhưng trong trường hợp của hạnh nguyện Bồ-tát, chúng ta đang nói về một loại bản năng siêu phàm, thâm sâu và đầy đủ hơn hết. Được gợi hứng từ bản năng này, chúng ta tự nguyện chấp nhận cái cảm giác trống vắng, kiệt sức, và xáo trộn. Nhưng chính nhờ sự tự nguyện khiến mình cảm nhận được như vậy, và cùng lúc, mình cũng có thể ra tay cứu giúp người. Như vậy, chúng ta vẫn còn chỗ dành cho sự lẫn lộn, rối tung, và ngã ái của mình vì chúng là những viên gạch nền tảng. Ngay như những phiền não xảy ra trong lúc tu theo con đường Bồ-tát đều là một cách để xác định sự quyết tâm của mình.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát, chúng ta thực sự biến mình thành tài sản chung cho mọi loài chúng sanh: tùy theo hoàn cảnh, mình tự nguyện làm một đại lộ, một con thuyền, một cái sàn nhà, hay là một căn nhà… Chúng ta cho phép tất cả hữu tình sử dụng chúng ta bằng mọi cách họ chọn. Cũng như trái đất duy trì không khí, và không gian dung chứa các vì sao, thiên hà, và tất cả những thứ khác, chúng ta tự nguyện mang gánh nặng của cả thế gian. Chúng ta lấy cảm hứng từ thí dụ vật thể của vũ trụ. Chúng ta cống hiến chính mình như là gió, là lửa, là không khí, là đất, và là nước - tất cả ngũ đại.
Nhưng điều cần thiết và rất quan trọng là phải tránh khởi tâm từ một cách thiếu tuệ giác. Nếu mình sử dụng lửa không đúng cách, mình sẽ bị bỏng; nếu cưỡi ngựa không đúng kiểu, mình sẽ bị nó hất rơi xuống đất. Mình phải có một cảm nhận thực tế trong thế giới này. Làm việc trong thế gian đòi hỏi phải có một tri thức thực tế. Chúng ta không thể là một Bồ-tát “yêu thương và nhẹ nhàng” nếu chúng ta không biết cách giúp đỡ chúng sanh một cách thông minh, sự cứu giúp của mình có thể hoàn toàn khiến họ lệ thuộc, chứ không phải là vì lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh sẽ trở nên lệ thuộc vào sự cứu giúp của mình cũng giống như người bị nghiện thuốc ngủ vậy. Họ càng ngày càng trở nên yếu ớt vì cứ muốn được cứu giúp hoài! Do vậy, vì lợi ích cho chúng sanh, chúng ta cần mở rộng lòng với một thái độ vô úy, không sợ. Vì bản tính cố hữu của con người hay thích lệ thuộc, nhờ cậy, đôi khi điều tốt nhất là mình phải nói thẳng và làm thẳng. Phương pháp tế độ của một Bồ-tát là giúp người để họ tự cứu chính họ. Tương tự như bốn đại đất, nước, gió, lửa sẽ không hợp tác với chúng ta nếu mình không sử dụng chúng một cách thích đáng, nhưng đồng thời, chúng rộng lượng cống hiến và hòa hợp nếu được sử dụng đúng đắn.
Một trở ngại lớn đối với việc thực hiện giới Bồ-tát là sự thiếu vắng của tính hài hước; chúng ta có thể đã xem vấn đề giữ giới quá nghiêm túc. Thực hiện lòng nhân từ của một Bồ-tát theo kiểu quân cách sẽ không thành tựu được gì. Người mới bắt đầu tu thường quá khắt khe với việc hành trì và tiến bộ của họ, tu Đại thừa theo phong cách của Tiểu thừa. Nhưng quân cách khắt khe thì hoàn toàn khác với tâm từ ái và vui vẻ của con đường Bồ-tát. Khi mới bắt đầu, bạn có thể chưa thực sự rộng lượng và vui vẻ. Nhưng ít nhất bạn nên cố gắng rộng lượng, tươi vui, và luôn cả can đảm. Điều này đòi hỏi bạn phải liên tục tu tập một cách uyển chuyển vì muốn tu theo con đường Bồ-tát bạn phải luôn luôn biết linh động.
Cái cảm giác sung sướng và hân hoan vì cuối cùng chúng ta có thể gia nhập vào gia đình của chư Phật. Rốt cuộc, mình đã quyết định tuyên bố quyền thừa kế về sự giác ngộ của chính mình. Từ khía cạnh còn hồ nghi, bất cứ đặc tính giác ngộ nào còn lại trong chúng ta dường như là rất nhỏ nhoi. Nhưng từ khía cạnh thực tế, một hữu tình đã giác ngộ trọn vẹn đang tồn tại bên trong chúng ta rồi! Vì vậy, chúng ta không còn nghi ngờ gì về việc mình đang đi trên con đường đạo hay không. Rõ ràng chúng ta đã phát nguyện và rằng mình sẽ phát triển lộ trình rộng lớn này để thành Phật.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát là một biểu thị của việc an cư và sống tự tại trong thế gian này. Mình không lo sợ ai đó tấn công hay giết chóc mình. Mình luôn hy sinh thân mình vì lợi ích của chúng sanh. Thậm chí, mình còn từ bỏ việc tìm kiếm con đường giác ngộ cho riêng mình vì muốn cứu khổ người khác. Tuy nhiên, dù không nỗ lực gì chúng ta vẫn đạt được sự giác ngộ. Chư Phật và chư Bồ-tát đã từng làm như thế trong quá khứ, và chúng ta cũng có thể làm được như vậy. Đơn giản là do chúng ta có chấp nhận sự sung túc này hay là bác bỏ nó và chấp nhận sống trong một trạng thái tâm linh nghèo nàn.
Chogyam Trungpa Rinpoche
Thiện Ý chuyển ngữ
(Trích từ “Tác phẩm chọn lọc của Chogyam Trungpa”, tập 3, Nhà xuất bản Shambhala phát hành năm 2003).
Theo Giác Ngộ

Nghieng minh truoc vi Bo Tat

Nghiêng mình trước vị Bồ Tát giữa đời thường

Đăng lúc: 07:31 - 07/06/2015

Quyết định bãi nại cho tài xế vụ đâm chết 5 người thân của bà Huỳnh Thị Cẩn khiến chúng ta nghiêng mình cảm phục.


Một tai nạn giao thông vào sáng sớm ngày 31/5 tại TP HCM khiến cả nước bàng hoàng và đau xót, 5 nạn nhân đều là thành viên trong một gia đình. Họ đang trên đường đi lễ chùa và làm từ thiện.

Làm sao kể hết nỗi đau của bà Huỳnh Thị Cẩn, chỉ trong chốc lát, bà mất chồng và hai vợ chồng người con gái. Một đại gia đình tan nát, hai đứa cháu ngoại bơ vơ ở nước ngoài, vẫn hàng ngày ngóng trông cha mẹ.

Thế mà người đàn bà ấy đã mở rộng tấm lòng trời biển bao la như một vị Bồ Tát. Bà cho biết, sau đám tang các thành viên trong gia đình, bà sẽ đến thăm gia đình người tài xế gây tai nạn và làm đơn bãi nại cho người này.

Thật là một quyết định ít ai ngờ được. Thật là một điều thiện lành rất ít người làm được nếu ở trong hoàn cảnh của bà. Bà Cẩn bảo: “Sống chết có số nên tôi không oán trách ai. Tôi không giận người lái xe gây tai nạn mà ngược lại còn lo cho ông ấy nữa. Ông ấy cũng có gia đình, có vợ con. Ông vướng vào vòng lao lý thì gia đình ông sẽ ra sao?”

Chao ôi, đó là một trái tim Bồ tát. Đó là một bức chân dung đẹp nhất mà chúng ta có thể vẽ về một con người. Mọi sáo ngữ đều trở nên vô nghĩa trước người đàn bà có tấm lòng cao cả ấy.

Bà Huỳnh Thị Cẩn đã đem đến cho xã hội một bài học đạo đức vô giá, bài học bằng xương bằng thịt mà không sách vở nào truyền tải nổi. Rằng mọi sự trên đời, đều có thể hóa giải bằng tình thương.

Không biết đọc tin này, những tài xế đã từng gây tai nạn rồi bỏ mặc nạn nhân cho đến chết, những tài xế khi gây tai nạn đã nhẫn tâm tới mức cán thêm cho chết nạn nhân để đền một lần cho rảnh nợ, họ có thấy ăn năn?

Họ có thấy những hành động của mình là tàn ác, vô nhân, dã man, mông muội, không xứng đáng với cái danh xưng “con người” mà họ đang mang? Cùng là đồng loại, cùng da cùng thịt, cùng dòng máu đào, sao không biết xót thương nhau?

Với những con người như bà Huỳnh Thị Cẩn, chúng ta tự hào biết bao nhiêu về hai chữ “con người”. Bởi bà đã vượt lên trên nỗi đau xé lòng của bản thân, để đau cho nỗi đau của gia đình người gây nên tội.

Cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu ngày càng có nhiều người biết gieo những hạt mầm thiện. Cây phúc mà bà Cẩn đã trồng hôm nay, hai đứa cháu mồ côi đáng thương của bà rồi sẽ được thụ hưởng, sẽ được cuộc đời đền đáp.

Mong hai cháu hãy cố gắng lớn lên, thành người tốt để xứng đáng với tấm lòng vị tha của bà mình, xứng đáng với cha mẹ đã khuất của mình.

Cuộc đời này vẫn còn nhiều điều tốt đẹp lắm thưa bạn đọc. Trong hằng hà sa số những người bình dị trong xã hội, vẫn có những vị Bồ Tát như bà Cẩn. Họ là ngọn nến soi đường mỗi khi chúng ta thấy tuyệt vọng vì sự xuống cấp của đạo đức, sự sa sút của luân thường đạo lý. Họ là ánh mặt trời để sưởi ấm trái tim của chúng ta, trong một cuộc sống đang ngày càng cạn kiệt tình người.

Những kẻ đang ngày ngày bất chấp tất cả, đang dùng mọi thủ đoạn để có một cuộc sống với tiền tài địa vị hơn người, không hiểu có thấy chùn tay khi đứng trước một vị Bồ Tát như bà Cẩn?

Tôi chợt thấy thương hại cho những người như vậy. Nghĩ mà xem, trước khi rời bỏ thế giới này, họ sẽ để lại gì cho dương thế? Một đống của cải vô tri vô giác, một danh sách dài những tội lỗi đáng phỉ nhổ?

Một việc thiện bà Huỳnh Thị Cẩn làm hôm nay, tiếng thơm sẽ để lại muôn đời, hạt mầm tốt lành ấy mới là vô giá. Nó cho xã hội chúng ta niềm tin, rằng những người tốt ở đời còn nhiều lắm, hãy tự tin mà nắm lấy tay nhau.

Và chính họ, chứ không phải ai khác, mới là nguồn cảm hứng, là người duy trì màu xanh cho đời sống này.

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 3,240
  • Tháng hiện tại 60,625
  • Tổng lượt truy cập 23,466,874