Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Mạng người treo trên trái bóng

Mạng người treo trên trái bóng

Đăng lúc: 09:59 - 05/07/2016

Khi số báo này đến tay quý độc giả thì giải đấu Cúp bóng đá Nam Mỹ - Copa America 2016 vừa khép lại và Giải bóng đá vô địch châu Âu - Euro 2016 đang khởi tranh vòng tứ kết. Càng vào sâu, giải đấu càng nhiều kịch tính và càng có nhiều người… thiệt mạng!
bong-da.jpg

Lịch sử bóng đá thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp cầu thủ bị giết vì bóng đá. Điển hình nhất là trường hợp Andrés Escobar Saldarriaga. Cầu thủ người Colombia bị bắn chết tại Medellín vào ngày 2-7-1994. Trước đó 10 ngày, tại World Cup 1994, Escobar đã có bàn phản lưới nhà trong trận đấu gặp đội tuyển Mỹ, khiến Colombia thua trận và bị loại ngay từ vòng đấu bảng - điều này gây thiệt hại lớn cho các ông trùm buôn ma túy tham gia cá độ.

Tháng 4-2014, một cầu thủ người Cameroon, Albert Ebosse, bị bắn chết khi trận đấu giữa JS Kabylie và USM Anger trong khuôn khổ giải VĐQG Algeria vừa kết thúc - một phát súng từ phía khán đài nhắm vào đầu Ebosse khiến anh đổ gục xuống sân cỏ. Gần đây nhất, vào tháng 2-2015, cầu thủ trẻ người Brazil bị 6 kẻ có súng bắn chết ngay trên đường phố…

Những cái chết nói trên quả thật chứa đầy oan nghiệt vì sự cay cú, rất đáng thương tâm. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những cái chết hết sức đáng trách liên quan đến quả bóng tròn: tự tử vì tham gia cá độ! Những vụ tự tử vì thua độ trên khắp thế giới rất nhiều và rất khó thống kê!

Riêng ở Việt Nam, trong mùa Euro năm nay, qua các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta đã thấy nổi lên một số trường hợp tự tử liên quan đến cá độ. Điển hình như vụ N.V.H (34 tuổi), có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã bỏ vợ và 2 con lại quê nhà để vào Kon Tum làm ăn; ngày 17-6, do thua độ bóng đá, anh nhảy cầu Đăk Bla tự tử.

Trước đó, ngày 13-6, tại huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội, anh P.T.H (42 tuổi), hiện đang là bác sĩ tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, tẩm xăng tự thiêu tại nhà riêng. Nguyên nhân cái chết của vị bác sĩ này được nghi là do thua cá độ bóng đá…

Bóng đá được xem là môn thể thao vua, được hàng trăm triệu người trên thế giới theo dõi. Tuy vậy, tinh thần thể thao tốt đẹp của bộ môn này ít nhiều bị vấy bẩn bởi sự cay cú, hơn thua, đặc biệt là bởi đồng tiền, mà trong đó cá độ là một vấn nạn. Mặc dù luật pháp quy định cá độ là hành vi đánh bạc, tùy theo mức độ có thể phạt tù lên đến 10 năm, tuy nhiên việc truy bắt “con bạc” lại hết sức khó khăn. Những nhà cái, đại lý và người tham gia cá độ thường dùng mạng internet để giao dịch, và họ sử dụng tiền ảo, tín chấp để đánh bạc chứ không thế chấp như trước.

Việc sử dụng tiền ảo cũng tiềm ẩn nhiều sự “nguy hiểm” chết người cho chính “con bạc”, bởi chúng chỉ là những con số nhỏ, khi đánh chỉ là vài chục, vài trăm, nhưng khi thua họ phải trả vài triệu đến vài chục triệu đồng. Nhiều người một đêm có thể nướng đến tiền tỷ. Nếu không “tỉnh giác”, hoặc tham lam, chỉ cần gõ thêm một con số là “con bạc” có thể tán gia bại sản, thậm chí cùng đường tự vẫn. Hơn nữa, “thủ tục” tham gia cá độ lại hết sức dễ dàng, hầu như không có bất kỳ một sự thế chấp, ràng buộc nào, nhưng nếu thua độ thì có chạy đàng trời cũng không thoát!

Tham là cái gốc của khổ. Tuy thế, rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống ngày nay tồn tại dựa trên lòng tham của con người. Lòng tham là không đáy, nên hiểm họa cũng khôn lường. Do vậy, Phật dạy: “Cỏ làm hại ruộng vườn. Tham làm hại đời người” (PC.356). Chế ngự được lòng tham tức là tự cứu mình vậy.
Phước Ngôn

Phật dạy 10 nghiệp lành giúp con người gặp may mắn, hạnh phúc cả đời

Phật dạy 10 nghiệp lành giúp con người gặp may mắn, hạnh phúc cả đời

Đăng lúc: 20:30 - 19/04/2016

Theo giáo lý Nhân Quả của Đạo Phật, nếu muốn mình được khỏe mạnh, giàu sang, thông minh, sáng suốt, may mắn, hạnh phúc… thì con người phải gieo những nhân thiện lành, tránh điều xấu ác.



Phật dạy 10 nghiệp lành giúp con người gặp may mắn, hạnh phúc cả đời.

Dưới đây là 10 nghiệp lành Đức Phật đã chỉ ra cho hàng Phật tử tại gia giúp thọ nhận quả báo an vui, hạnh phúc:

1, Không sát sinh

Là không giết người và các con vật lớn như trâu, bò, ngựa, chó... Phật dạy không sát sinh bởi nhiều lý do – Tôn trọng sự công bằng – Tôn trọng Phật tánh bình đẳng – Nuôi dưỡng lòng Từ Bi – Tránh nhân quả báo ứng, oán thù.

Người hay sát sinh phải thọ nhận những quả báo xấu như thọ mạng ngắn, hay gặp tai nạn, bệnh tật, gặp những điều xui xẻo không may mắn thậm chí còn đọa địa ngục.

2, Không trộm cắp

Là không lấy vật không thuộc sở hữu của mình, mà không có sự ưng thuận hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng thế lực hay quyền hành của mình. Người không trộm cắp được quả báo giàu sang, an ổn.

3, Không tà dâm

Không tà dâm nghĩa là không chung sống với người không phải là vợ hay là chồng của mình. Những việc quan hệ nam, nữ không được pháp luật và xã hội thừa nhận đều được xem là tà dâm.

Lạc thú của việc tà dâm là nhất thời nhưng quả báo của nó lại rất khủng khiếp.

Một người có thể có mệnh phú quý, nhưng nếu phạm tội tà dâm, có thể trở nên khốn khổ lao đao suốt cuộc đời. Một người có mệnh được hưởng phúc và thọ, nhưng nếu phạm tội tà dâm, có thể bị tật nguyền hay chết yểu...

4, Không nói dối

Những lời nói dối đưa đến chém giết, hận thù, làm cho người tán gia, bại sản, phá vỡ bình yên, hạnh phúc của người khác, hay đưa đến ganh ghét, đố kỵ… đều chịu những quả báo rất cay đắng.



Nếu như người Phật tử tại gia Quy Y Tam Bảo giữ 5 giới thì người xuất gia (tu sĩ) phải thọ 250 giới đối với các vị tăng và 348 giới với vị ni.

Người Phật tử Quy Y Tam Bảo (Quy Y: quay về nương tựa, Tam Bảo: 3 ngôi báu Phật, Pháp, Tăng) nghĩa là thực hiện 5 giới cấm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.

Nhiều người không dám Quy Y vì sợ không giữ được giới và sợ bị trừng phạt. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Đức Phật là người thày, không phải thần thánh có thể ban phúc, giáng họa.

Giống như người mẹ nghiêm khắc, cấm con nhỏ không sử dụng dao sắc nhọn hoặc không chơi với ổ điện, đồ điện... Đức Phật chế ra 5 giới cấm không phải để ràng buộc, trừng phạt mà đó là tấm lá chắn bảo vệ đệ tử.

Nếu như người Phật tử tại gia Quy Y Tam Bảo giữ 5 giới thì người xuất gia (tu sĩ) phải thọ 250 giới đối với các vị tăng và 348 giới với vị ni.

Chúng ta giữ 5 giới đã thấy khó khăn, vất vả, trong khi các vị xuất gia tu hành chân chính, giữ giới, sống đời phạm hạnh. Hiểu điều này, chúng ta phải có thái độ kính trọng, chuẩn mực với người tu. Như vậy, chúng ta mới có phước báu.

5, Không vu oan, vu cáo

Lời nói dối, ban đầu, có thể do tham sân nhưng lên đến cấp độ vu oan, vu cáo thì tham sân đã mãnh hơn nhiều. Việc này khiến chúng ta trở nên mù quáng, đánh mất nhân tính, rời xa đạo đức, luân lý và lẽ phải ở đời.

6, Không thâm thọc

Người không nói điều thâm thọc mà hòa nhã giúp mọi người yêu thường, đoàn kết với nhau sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

7, Không nói thô ác

Lời cộc cằn, thô lỗ, chửi rủa, mắng nhiếc... là biểu hiện của người thiếu văn hoá, thiếu giáo dục, thiếu lễ giáo nề nếp. Những lời nói ấy làm đau lòng người khác, đưa đến sự xô xát, đánh nhau.

Người có học thức, hiểu biết, có tu tập sẽ không nói những lời này. Người Phật tử phải dịu dàng, từ ái, khiêm tốn dễ nghe.



Người thực hiện được 10 nghiệp lành trên thì cửa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh sẽ vĩnh viễn đóng lại.

8, Không gian tham

Lòng tham được thể hiện qua những thái độ sau:

- Không bằng lòng, không vừa ý, không thỏa mãn với những gì mình đang có

- Luôn cảm thấy thiếu thốn, muốn có thêm vật này, vật kia...

- Luôn luôn dòm ngó của cải, tài sản của kẻ khác.

- Luôn muốn vơ vét, chiếm đoạt, cướp giật của cải tài sản của người.

Lòng tham khiến con người luôn cảm thấy bất an, đau khổ thậm chí là bất chấp làm mọi điều để thỏa mãn chính mình. Có thể nói lòng tham là nguyên nhân của mọi tỗi lội.

Muốn chấm dứt các khổ đau, phiền não thì phải biết vĩnh viễn từ bỏ lòng tham này.

9, Không sân hận

Sân hận có nhiều trạng thái, mức độ và biểu hiện khác nhau, ví dụ như: bực tức, giận hờn, nổi nóng, oán hận, căm thù… có khi biểu hiện qua nét mặt (nhíu mày, nhăn mặt, trợn mắt, nghiến răng…), thái độ, lời nói (la lối, quát tháo, gào thét, dọa nạt…), cử chỉ, hành động (quăng ném đồ đạc, hành hạ, giết chóc…), nhưng cũng có khi lại không biểu hiện ra mà được giữ kín trong lòng.

Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau.

Trong kinh, Đức Phật thường gọi sân cùng với tham, si là ba độc. Đức Phật còn ví sân như lửa dữ, như giặc cướp, như rắn độc: “Sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập. Giặc cướp công đức không gì hơn giận dữ…

10, Không si mê

Người không si mê là người biết phán đoán, nhận định một cách rõ ràng, đúng đắn, không biện minh che đậy sự mê mờ, dốt nát của mình và cũng không cố chấp vào kiến thức chủ quan của mình.

Người không si mê là người có trí tuệ thông minh thấu suốt nhân quả, luân hồi nên không bao giờ tạo tội ác, và luôn luôn có những hành vi rất thiện, thường tu Thập Thiện và sẵn sàng mang lòng từ bi đến mọi người.

Người thực hiện được 10 nghiệp lành trên thì cửa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh sẽ vĩnh viễn đóng lại. Đời đời kiếp kiếp được sống hạnh phúc, vui vẻ, được sinh Thiên, đi đâu cũng gặp Phật pháp, thiện trí thức bằng hữu hoặc những duyên lành, phước lành.

Xuân Thu

 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 9
  • Hôm nay 4,336
  • Tháng hiện tại 61,721
  • Tổng lượt truy cập 23,467,970