Ý nghĩa nghi lễ "bông hồng cài áo" trong ngày Vu Lan
Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến những người làm cha, làm mẹ.
"Bông hồng cài áo" trong ngày Vu Lan biểu trưng cho chữ Hiếu, bày tỏ sự biết ơn, lòng hiếu thảo con cái muốn gửi đến cha mẹ. (Ảnh: Internet)
Màu sắc hoa hồng trắng hay đỏ chỉ là sự quy ước. Trong ngày lễ Vu Lan, dù cài hoa màu gì thì cũng là hướng về cha mẹ, mong cho cha mẹ những điều an lành, cũng như tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Khi cha mẹ còn trên cõi trần, thì chúng ta phụng dưỡng, vấn an, lo cho từng miếng cơm, chén thuốc , chia sẻ buồn vui. Khi bố mẹ lìa trần, chúng ta vẫn giữ lòng biết ơn, hiếu thảo ấy bằng cách hồi hướng những công đức mình đã tích góp đến cha mẹ.
Riêng bậc tu hành thì các chư tăng, ni sẽ cài hoa màu vàng, vì dù họ không có điều kiện chăm sóc cha mẹ mỗi bữa ăn, mỗi giấc ngủ nhưng với trí tuệ của mình sẽ hướng dẫn cha mẹ đi đúng đường mà sớm về cõi an vui vĩnh hằng. Nhưng dù là ai, có tu thành chính quả hay nghiệp chướng vẫn còn nặng nề, thì trong ngày lễ Vu Lan cũng là ngày để chúng ta cùng nghĩ về những công đức, khó nhọc mà cha mẹ đã vì ta mà gánh chịu, đã vì ta mà tạo nghiệp – từ đó, khơi dậy lòng hiếu thảo, nhắc nhở ta, làm những điều tốt đẹp cho cha mẹ, cho muôn chúng sinh để hồi hướng công đức cho cha mẹ mình dù còn sống hay đã khuất.
(Ảnh: Zing)
→ Cách cúng rằm tháng 7: Hướng dẫn làm đèn hoa sen cho lễ Vu Lan
Cài hoa màu gì không quan trọng mà chúng ta cần ý thức rõ ràng rằng, bông hoa chúng ta sẽ cài vào tâm khảm sâu xa của trái tim hiếu thảo là những “bông hồng tâm linh”. Một khi cài vào cái tâm hiếu thảo sâu sắc hướng đến cha mẹ thì màu sắc của bông hồng tâm linh sẽ cực kỳ rực rỡ, nhiệm màu, nghi thức lễ Vu Lan không nên tiếp cận theo góc độ chỉ là thuần túy tín ngưỡng tôn giáo, mà cần thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của tình thương yêu. Đó là ý nghĩa đích thực của ngày Vu Lan, là nét đẹp nhân văn trong ứng xử của những người là con đại hiếu, bởi sự hiếu thảo không thuộc về bất kì tôn giáo nào. Nó thuộc về điều tốt đẹp vốn có sẵn trong từng trái tim nhân ái của mỗi con người chúng ta.
Nghi thức “Bông hồng cài áo” xuất phát từ ý tưởng của GS. TS. Ngô Đức Thịnh - Giám đốc TT Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam. Ý tưởng này được lấy từ áng văn về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết vào năm 1960.
Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư thấy lạ khi người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của hành động này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài áo” vào năm 1962.
Cũng từ đó, nghi thức “Bông hồng cài áo” trong ngày Vu Lan được phổ thông hóa và trở thành ngày lễ trong Phật giáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt, hữu hiệu trong việc giáo dục mỗi con người về lòng hiếu thảo và tình người.
Chi Mai (tổng hợp)
ứng dụng, thể hiện, phật giáo, công tác, thành kính, trở thành, tiếp cận, quan trọng, báo hiếu, hành động, hướng dẫn, tình yêu, sự thật, người làm, cha mẹ, rõ ràng, tăng ni, ý nghĩa, nặng nề, văn hóa, khoa học, tu hành, quần áo, trái tim, nhất là, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, tìm hiểu, sâu sắc, chúng sinh, thương yêu, công nghệ, bố mẹ, rực rỡ, nghiên cứu, trí tuệ, nghi thức, tốt đẹp, cao quý, hoa hồng, tình cảm, giấc ngủ, nhắc nhở, biết ơn, giám đốc, thiền sư, sâu xa, ý thức, phổ thông, chăm sóc, lòng thành, xuất phát, phụng dưỡng, bày tỏ, hiếu thảo, màu sắc, ý tưởng, dưỡng dục, tiến sĩ, nhân văn, nghiệp chướng, khó nhọc, âm khí, ngày lễ, tưởng nhớ, liên hiệp, vấn an, sinh thành, góc độ, tâm khảm, quy ước, nhân ái, tổng giám đốc, hồng tâm, thuần túy
Những tin mới hơn
- Trung đạo là hạnh tu thù thắng nhất (22/09/2016)
- Đặt tâm đúng hướng (24/09/2016)
- Nghiệp và tái sinh (27/09/2016)
- Chết do tai nạn sẽ tái sinh về đâu? (30/09/2016)
- Bát nước của Ngài Anan (20/09/2016)
- Tụng quyển 7, kinh Pháp Hoa (10/09/2016)
- 10 điều Phật dạy tự tại phải ghi nhớ trọn đời (25/08/2016)
- Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí? (03/09/2016)
- Quán Thế Âm - vị Bồ-tát hộ trì bình an (04/09/2016)
- Đạo Phật là đạo hiếu (15/08/2016)
Những tin cũ hơn
- Hiểu đúng về ngày lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân (08/08/2016)
- Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan (04/08/2016)
- Tu khẩu là không nên nói những điểm sai, thiếu sót của người khác (04/08/2016)
- Sau thời Chánh pháp (31/07/2016)
- Khai mở tâm thức (16/07/2016)
- Thấy nhân duyên là thấy Pháp, thấy Pháp là Như Lai (12/07/2016)
- Thế Tôn “chẳng nói tới người này” (11/07/2016)
- 6 điều đừng bao giờ hiểu sai về đạo Phật kẻo mất hết phúc báo (04/07/2016)
- Tám nạn (19/06/2016)
- Lạy Phật và những trải nghiệm của tự thân (14/06/2016)