Tu khẩu là không nên nói những điểm sai, thiếu sót của người khác
Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.
Khẩu là cái miệng, chỉ cho lời ăn tiếng nói. Trong nhà Phật thì Khẩu Nghiệp (xấu) là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ ray rứt cả cuộc đời.
Giữa hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với chủ lời nói có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, câm hận, giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gay ra chiến tranh…
Trong Thập Thiện Nghiệp (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không tham, không sân, không si, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời ác).
![]() |
Khẩu nghiệp là cần tu cả đời |
Câu chuyện nổi tiếng của học giả Ngô Hạ
Ngô Hạ, một học giả nổi tiếng của triều đại nhà Tống, có một người mẹ rất khắt khe về kỷ luật những người con của bà.
Một ngày nọ, mẹ của ông tình cờ nghe được Ngô Hạ nói chuyện với một vị khách mời về những thiếu sót khuyết điểm của những người khác. Bà đã trở nên rất nóng giận, và sau khi người khách rời đi, bà đã đánh ông một trăm roi. Một người họ hàng đã cố trấn tĩnh bà và nói: “Nói về những điểm mạnh hay những thiếu sót khuyết điểm của người khác là điều bình thường trong giới học giả. Có gì sai đâu? Không cần phải đánh như thế.”
Mẹ của ông thở dài và nói: “Tôi nghe nói rằng nếu cha mẹ thực sự yêu con gái của họ, họ phải cố làm lễ cưới cho cô ấy với một học giả mà rất thận trọng về những điều mà anh ta nói ra. Tôi chỉ có một mình nó là con trai. Tôi đang cố gắng làm cho nó hiểu về những luân lý đạo đức và cuộc sống. Nếu nó không thận trọng về những điều được nói ra, tức là nó đang quên mẹ của nó. Đây là cách mà nó phải sống về lâu dài.” Mẹ của ông đã khóc và không ăn uống.
Văn hoá sáng tạo bởi thần tán thành việc một người phải thận trọng về điều mà anh ta nói. Trong giới tu luyện, có nhấn mạnh về tu khẩu, vì một lời bình luận có thể làm tổn thương những người khác không khác gì một con dao sắc hay một khẩu súng. Hơn nữa, khi lời nói được phát ra, thì không thể lấy lại được, và chúng có thể tạo nghiệp và tạo ra sự thù hận. Nên nó mang lại tai hoạ cho người nói. Bởi vậy, một người theo luân lý họ trân trọng đạo đức, chú ý đến tu khẩu và thường không tập trung vào hay nói về những khiếm khuyết của người khác sau lưng họ. Một người như vậy sẽ cho người khác một cơ hội để chính lại và sửa chữa chính họ trong một phong thái rộng mở và cao thượng, và họ cũng hướng nội nhìn vào bên trong để xem họ có thiếu sót khuyết điểm như vậy không.
Dưới sự kỷ luật nghiêm khắc của mẹ ông, Ngô Hạ đã thực hiện việc thận trọng trong lới nói, và từ đó ông giữ mình theo tiêu chuẫn khắt khe và tập trung vào tu đức và những nguyên lý đạo đức. Cuối cùng ông trở thành một trong những học giả nổi tiếng trong thời đại của ông.
thực hiện, phật giáo, cơ hội, đạo đức, có thể, tình cờ, như thế, mâu thuẫn, thở dài, làm lễ, trở thành, sáng tạo, nói chuyện, gia đình, của ông, không thể, tức là, nói dối, cha mẹ, thực sự, trân trọng, vết thương, làm cho, hậu quả, nặng nề, triều đại, nổi tiếng, cuối cùng, bình thường, như vậy, học giả, chiến tranh, khắt khe, cố gắng, nhân viên, đau khổ, nghe nói, trở nên, sự nghiệp, phiền não, lâu dài, tập trung, khi nào, tổn thương, hơn nữa, anh em, khiếm khuyết, vô tình, thận trọng, khác gì, chú ý, trộm cắp, thời đại, khuyết điểm, sửa chữa, lãnh thổ, cao thượng, thân thể, nghiêm trọng, nhấn mạnh, thêu dệt, nghe được, nguyên lý, tiếng nói, tan vỡ, kỷ luật, tu luyện, thiếu sót, lành lặn, giữ mình, luân lý, tán thành, tà dâm, công danh, phong thái, họ hàng, nghiêm khắc, bình luận, trấn tĩnh, không tập
Những tin mới hơn
- Quán Thế Âm - vị Bồ-tát hộ trì bình an (04/09/2016)
- Tụng quyển 7, kinh Pháp Hoa (10/09/2016)
- Bát nước của Ngài Anan (20/09/2016)
- Trung đạo là hạnh tu thù thắng nhất (22/09/2016)
- Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí? (03/09/2016)
- 10 điều Phật dạy tự tại phải ghi nhớ trọn đời (25/08/2016)
- Hiểu đúng về ngày lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân (08/08/2016)
- Ý nghĩa nghi lễ "bông hồng cài áo" trong ngày Vu Lan (12/08/2016)
- Đạo Phật là đạo hiếu (15/08/2016)
- Nguồn gốc và ý nghĩa giáo dục của lễ Vu Lan (04/08/2016)
Những tin cũ hơn
- Sau thời Chánh pháp (30/07/2016)
- Khai mở tâm thức (16/07/2016)
- Thấy nhân duyên là thấy Pháp, thấy Pháp là Như Lai (12/07/2016)
- Thế Tôn “chẳng nói tới người này” (10/07/2016)
- 6 điều đừng bao giờ hiểu sai về đạo Phật kẻo mất hết phúc báo (04/07/2016)
- Tám nạn (19/06/2016)
- Lạy Phật và những trải nghiệm của tự thân (14/06/2016)
- Buông bỏ - Thành tựu pháp Không - Hành Bồ-tát đạo (13/06/2016)
- Vì sao tu thiền định? (10/06/2016)
- Thân cận thiện sĩ (07/06/2016)