Khái Niệm
Đăng lúc: Thứ ba - 24/05/2016 14:29 - Người đăng bài viết: admin
Khái niệm của khái niệm là những khái niệm được định nghĩa bởi tư duy hữu ngã. Ý thức tổng quan và xử lý các thông tin thu lượm từ năm thức giác quan và từ đó đưa ra các kết luận chủ quan và vì thế, mọi pháp đều có giá trị tương đối tùy theo ý thức nhận thức của mỗi con người.
Khái niệm bao giờ cũng có quy trình hình thành và thành quả, gọi chung đó là quy luật của khái niệm. ví dụ khái niệm của khái niệm cho chúng ta những-một cái gì trừu tượng mà hữu thể và tổng quát về một đối tượng mà danh từ ấy nhắc đến. Như danh từ “con chuột” sẽ cho chúng ta những khái niệm tổng quát chính và vô vàn khái niệm- hình ảnh phụ phái sinh. Khái niệm chính về ‘con chuột’ là một động vật nhỏ, có bốn chân, ăn ngũ cốc, có hình dạng như con thỏ con. Trong trường hợp này chính chúng ta đã dùng khái niệm này để định danh và định hình cho khái niệm kia, như kiểu con chuột giống con thỏ, còn ngỗng thì giống con vịt. Và bên cạnh đó còn có những khái niệm khác, trong thời đại vi tính, thì ‘con chuột’ chính là ‘mouse’, con lăn, con chuột dùng để điều khiển và kích hoạt các tính năng của máy tính trên màn hình. Với hình dáng và khái niệm linh hoạt như vậy, nên khi nghe hai từ ‘con chuột’ người nghe/đọc có thể có nhiều hình ảnh được gợi lên tùy theo văn cảnh nói và nghe, và tùy theo văn hóa, nhận thức, kiến thức của người nghe/đọc.
Chính vì thế, khái niệm báo trước sự phá sản của hiện tại. Hiện tại và thực tại bao giờ cũng vượt ra ngoài khái niệm. Khái niệm mang sự cô đơn bản thể ra ngoài hữu thể để mong sẻ chia đôi điều của cái tổng thể. Cô đơn của tư duy hình thành và hiện hữu khi và chỉ khi khái niệm đã bị đóng đinh trên hiện tại.
Với bao kiến thức và nhận thức, con người có quá nhiều khái niệm về thực tại, ‘khái niệm về’ thì không phải là thực tại, nên mỗi ngày con người càng đi xa dần thực tại. Ngày qua ngày, khái niệm này chồng lên khái niệm kia thành chuối khái niệm. Chuỗi khái niệm có đôi khi được mệnh danh là kiến thức, học thức và học vị.
Hiện hữu, thực tại cho thấy rằng mọi thứ là vô ngôn, vì khi dùng khái niệm để định nghĩa về thực tại cũng như đưa tay không để ôm lấy gió, tay đàng tay, gió theo lối gió. Vậy đó, nên đôi khi ngồi một mình chúng ta lại cày xới những khái niệm cũ trên đất tâm của mình về những hình ảnh một thời không thể nào quên để buồn vui cùng nó cho đỡ cô đơn trong kiếp sống. Khái niệm nhiều lúc đưa ta đi lang thang trong một đêm hoang vu có tiếng tru của một loài chó dại ngay trong phố xá.
Mỗi ngày, mỗi ngày qua, nghiệp dĩ của chúng ta lại tạo thêm nhiều khái niệm và nhiều nghiệp mới dựa trên nghiệp cũ, khiến chúng ta càng khó nhận ra chân tánh, nhận ra thực tại, nên ở đây sự nỗ lực tu tập là cần thiết. Tu không có nghĩa là trở thành gỗ đá mà điều cần yếu là biết điều chỉnh nhận thức và không khái niệm hóa thực tại. “ Hoa vẫn hồng, chim vẫn hót” nhưng chúng ta đừng khái niệm hóa những hình ảnh ấy, đó chính là tu đấy.
Tất cả những gì hôm nay chúng ta có: thân ta, gia đình ta, gia tộc ta, tài sản ta, …là chính chúng ta đã tạo nên, hạnh phúc ta thừa hưởng, khổ đau ta nhận lấy, đừng bao giờ than trời oán đất. Trời đất thật vô tội!
Hãy nghe lại lời dạy của bậc Đạo Sư: “ không dừng lại, không bước tới, Ta vượt thoát bộc lưu”. Ở đây, dừng lại và bước tới nghĩa là chạy theo và khái niệm hóa thực tại. Hãy để thực tại là chính nó.
Khái niệm bao giờ cũng có quy trình hình thành và thành quả, gọi chung đó là quy luật của khái niệm. ví dụ khái niệm của khái niệm cho chúng ta những-một cái gì trừu tượng mà hữu thể và tổng quát về một đối tượng mà danh từ ấy nhắc đến. Như danh từ “con chuột” sẽ cho chúng ta những khái niệm tổng quát chính và vô vàn khái niệm- hình ảnh phụ phái sinh. Khái niệm chính về ‘con chuột’ là một động vật nhỏ, có bốn chân, ăn ngũ cốc, có hình dạng như con thỏ con. Trong trường hợp này chính chúng ta đã dùng khái niệm này để định danh và định hình cho khái niệm kia, như kiểu con chuột giống con thỏ, còn ngỗng thì giống con vịt. Và bên cạnh đó còn có những khái niệm khác, trong thời đại vi tính, thì ‘con chuột’ chính là ‘mouse’, con lăn, con chuột dùng để điều khiển và kích hoạt các tính năng của máy tính trên màn hình. Với hình dáng và khái niệm linh hoạt như vậy, nên khi nghe hai từ ‘con chuột’ người nghe/đọc có thể có nhiều hình ảnh được gợi lên tùy theo văn cảnh nói và nghe, và tùy theo văn hóa, nhận thức, kiến thức của người nghe/đọc.
Chính vì thế, khái niệm báo trước sự phá sản của hiện tại. Hiện tại và thực tại bao giờ cũng vượt ra ngoài khái niệm. Khái niệm mang sự cô đơn bản thể ra ngoài hữu thể để mong sẻ chia đôi điều của cái tổng thể. Cô đơn của tư duy hình thành và hiện hữu khi và chỉ khi khái niệm đã bị đóng đinh trên hiện tại.
Với bao kiến thức và nhận thức, con người có quá nhiều khái niệm về thực tại, ‘khái niệm về’ thì không phải là thực tại, nên mỗi ngày con người càng đi xa dần thực tại. Ngày qua ngày, khái niệm này chồng lên khái niệm kia thành chuối khái niệm. Chuỗi khái niệm có đôi khi được mệnh danh là kiến thức, học thức và học vị.
Hiện hữu, thực tại cho thấy rằng mọi thứ là vô ngôn, vì khi dùng khái niệm để định nghĩa về thực tại cũng như đưa tay không để ôm lấy gió, tay đàng tay, gió theo lối gió. Vậy đó, nên đôi khi ngồi một mình chúng ta lại cày xới những khái niệm cũ trên đất tâm của mình về những hình ảnh một thời không thể nào quên để buồn vui cùng nó cho đỡ cô đơn trong kiếp sống. Khái niệm nhiều lúc đưa ta đi lang thang trong một đêm hoang vu có tiếng tru của một loài chó dại ngay trong phố xá.
Mỗi ngày, mỗi ngày qua, nghiệp dĩ của chúng ta lại tạo thêm nhiều khái niệm và nhiều nghiệp mới dựa trên nghiệp cũ, khiến chúng ta càng khó nhận ra chân tánh, nhận ra thực tại, nên ở đây sự nỗ lực tu tập là cần thiết. Tu không có nghĩa là trở thành gỗ đá mà điều cần yếu là biết điều chỉnh nhận thức và không khái niệm hóa thực tại. “ Hoa vẫn hồng, chim vẫn hót” nhưng chúng ta đừng khái niệm hóa những hình ảnh ấy, đó chính là tu đấy.
Tất cả những gì hôm nay chúng ta có: thân ta, gia đình ta, gia tộc ta, tài sản ta, …là chính chúng ta đã tạo nên, hạnh phúc ta thừa hưởng, khổ đau ta nhận lấy, đừng bao giờ than trời oán đất. Trời đất thật vô tội!
Hãy nghe lại lời dạy của bậc Đạo Sư: “ không dừng lại, không bước tới, Ta vượt thoát bộc lưu”. Ở đây, dừng lại và bước tới nghĩa là chạy theo và khái niệm hóa thực tại. Hãy để thực tại là chính nó.
Tác giả bài viết: Định Tuệ
Từ khóa:
giá trị, nhận thức, giác quan, vì thế, xử lý, ý thức, thông tin, tùy theo, khái niệm, chủ quan, tư duy, kết luận, tương đối, định nghĩa, thu lượm
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Theo dòng sự kiện
- Của để dành (24/05/2016)
- Chữ Ma Trong Kinh Điển Phật Giáo (07/06/2015)
- Những Mẫu Chuyện Linh Ứng Quán Thế Âm (24/05/2015)
- 10 Câu Chuyện Về Đức Phật (24/05/2015)
- Trăng tròn tháng tư - Xuân Phú (16/05/2015)
- Quê Tôi - Quốc Đại (16/05/2015)
- Tuyển Tập Ca Nhạc Phật Giáo - Nguyễn Đức (16/05/2015)
- Cuộc sống sau khi chết (14/05/2015)
- Nghịch Tử (09/05/2015)
- MỤC KIỀN LIÊN CỨU MẸ (09/05/2015)
Những tin mới hơn
- Buông bỏ - Thành tựu pháp Không - Hành Bồ-tát đạo (13/06/2016)
- Lạy Phật và những trải nghiệm của tự thân (14/06/2016)
- Tám nạn (19/06/2016)
- 6 điều đừng bao giờ hiểu sai về đạo Phật kẻo mất hết phúc báo (04/07/2016)
- Vì sao tu thiền định? (10/06/2016)
- Thân cận thiện sĩ (08/06/2016)
- Chánh ngữ trong Phật giáo: Ý kiến hay sự kiện (26/05/2016)
- Phật dạy người kinh doanh nhanh hưng thịnh (31/05/2016)
- Những quan niệm sai lầm khi cầu nguyện Phật (04/06/2016)
- Có phải tất cả Phật tử đều phải ăn chay trường? (25/05/2016)
Những tin cũ hơn
- 32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân (17/05/2016)
- Câu chuyện Phật giáo: Tại sao làm việc ác lại không bị ác báo? (25/04/2016)
- Phật dạy 10 nghiệp lành giúp con người gặp may mắn, hạnh phúc cả đời (19/04/2016)
- Nên thức & nên ngủ (16/04/2016)
- Trụ pháp Phật, thân tâm tự tại, thấy đúng, làm đúng (12/01/2016)
- Đạo đức căn bản của người Phật tử (19/11/2015)
- Học Phật Bằng Cách Nào? (08/11/2015)
- Là Phật tử cần phải biết cơ bản về Chư Phật và Bồ tát (08/11/2015)
- Đức tin liệu cũng có ba bảy đường? (05/11/2015)
- Năm phước (04/11/2015)