Tích tài vật không bằng tích phúc báo
Đăng lúc: Thứ ba - 15/12/2015 11:07 - Người đăng bài viết: Nhuận Chánh
Phật Giáo Việt Nam - Không có phúc báo thì làm gì cũng không nên, đi xin ăn cũng không có ai cho. Còn nếu có phúc báo, dù đi tới đâu cũng đều có cái ăn, làm ngành nghề gì đều có thể kiếm được tiền.
Nếu con cháu phát đạt, không cần lưu tiền cũng phát đạt. Nếu con cháu không thể phát đạt, lưu tiền chỉ làm bại hoại. Chi bằng, lưu lại phúc đức cho con cháu.
Có một câu chuyện xảy ra tại vương quốc Ba Tư vào thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, kể rằng:
Quốc vương nước Ba Tư có một cô công chúa tên là Thiện Quang. Thiện Quang lớn lên xinh đẹp, đoan trang và rất được dân chúng yêu kính. Quốc vương Ba Tư rất hài lòng về công chúa và ngạo mạn nói: “Con được dân chúng yêu thích là nguyên nhân ở cha, có cha là quốc vương!”
Công chúa Thiện Quang nói: “Thưa cha, đó là nhân duyên phúc đức của con! Không phải có nguyên nhân là ở cha đâu ạ!”
Quốc vương Ba Tư hỏi con gái đến 3 lần liền, nhưng cả ba lần công chúa Thiện Quang đều trả lời như vậy.
Vị vua vô cùng tức giận và đem công chúa gả cho một chàng trai nông dân nghèo khó khổ sở trong vùng, rồi nói với công chúa: “Để ta xem vì con cố gắng hay là vì có cha mà con được như vậy!”
Sau khi công chúa được gả cho chàng trai nghèo, hai vợ chồng họ chăm chỉ, cố gắng làm việc. Chỉ mấy năm sau, họ trở nên giàu có, phú quý.
Bấy giờ vua Ba Tư vô cùng kinh ngạc và liền đến hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni và được trả lời: “Trong quá khứ, công chúa Thiện Quang rất vui vẻ và sẵn lòng đem lương thực đến để nuôi dưỡng những người tu hành. Chồng của Thiện Quang không muốn vợ làm như vậy nên thường ngăn cản nàng. Thiện Quang nói: ‘Thiếp đã phát tâm nguyện nuôi dưỡng người tu hành, chàng đừng ngăn cản thiếp’. Cuối cùng, người chồng cũng đồng ý để nàng làm việc này. Bởi vì, kiếp trước, Thiện Quang có tâm hành thiện như vậy nên kiếp này nàng rất giàu có. Còn chồng nàng bởi vì kiếp trước đã ngăn cản nên kiếp này nghèo khổ. Nhưng sau đó anh ta lại đồng ý nên khi gặp và làm chồng Thiện Quang, anh ta cũng trở nên giàu có”.
Vua Ba Tư nghe xong liền hiểu ra tất cả.
Quả thực người đã có phúc báo, tự nhiên sẽ có tác động đến sự giàu có của gia đình, cho dù được gả cho người nghèo thì cũng sẽ khiến người đó trở nên giàu có. Đây chính là tầm quan trọng của phúc báo.
Đương nhiên cha mẹ giàu có, để lại tài vật và phúc báo cho con cháu, con cháu sẽ được hưởng. Nhưng nếu con cháu không có phúc báo của mình thì tiền hay phúc báo đời trước lưu lại cũng mau chóng mà dùng hết. Cho nên, tự bản thân mỗi người phải tích phúc báo cho mình mới là điều quan trọng. Bởi một người đã có phúc báo thì làm việc gì đều cũng dễ dàng thành công. Trái lại, người không có phúc báo, dù làm việc nhỏ cũng khó khăn, không đủ cái ăn cái mặc, thậm chí đến xin ăn cũng không có ai cho.
Thành tựu của một người là dựa vào trí tuệ và phúc báo. Tuy nhiên, nếu chỉ có trí tuệ mà không có phúc báo thì việc làm ăn cũng khó mà thành công được. Người xưa nói, việc làm ăn buôn bán thì phúc báo là thứ nhất, trí tuệ là thứ hai. Thời cổ đại, Phạm Lãi – một vị tướng tài của Việt vương Câu Tiễn, mỗi lần đi buôn bán phát tài, ông đều đem tiền bố thí cho người nghèo. Bố thí hết tiền cho người nghèo, ông lại dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng rồi lại phát tài. Phạm Lãi trải qua 3 lần như vậy liền. Người Trung Quốc thờ cúng Phạm Lãi là thần tài, chính là vì vậy.
Người xưa có câu: “Nếu con cháu phát đạt, không cần lưu tiền cũng phát đạt. Nếu con cháu không thể phát đạt, lưu tiền chỉ làm bại hoại. Chi bằng, lưu lại phúc đức cho con cháu”. Đây chính là một kinh nghiệm, một đạo lý mà người xưa muốn truyền tải để khuyên bảo người đời sau.
Từ khóa:
phật giáo, làm việc, thứ hai, có thể, nguyên nhân, khó khăn, quá khứ, quan trọng, sau đó, gia đình, nuôi dưỡng, không thể, thậm chí, cha mẹ, tu hành, cuối cùng, trả lời, câu chuyện, giàu có, nông dân, đồng ý, tuy nhiên, như vậy, kinh nghiệm, cố gắng, thành công, dễ dàng, trải qua, tức giận, trở nên, trí tuệ, việc làm, trái lại, quốc vương, xinh đẹp, mau chóng, ngăn cản, tự nhiên, bàn tay, hài lòng, người đời, nghèo khổ, nhất trí, thời đại, nhân duyên, tác động, kinh ngạc, phúc đức, thờ cúng, ngạo mạn, khổ sở, sẵn lòng, dân chúng, khuyên bảo, bại hoại, ngành nghề, công chúa, phát đạt, chi bằng, quang thiện, lương thực, phạm lãi, phát tài, tài chính
Những tin mới hơn
- Khi có Phật trong đời… (27/05/2016)
- Muốn có vận mệnh tốt, phải thay đổi 10 điều này từ trong tâm (29/05/2016)
- Qủa báo của việc phá thai và cách chuyển nghiệp theo lời Phật dạy (08/06/2016)
- Nhẫn nhục thế nào cho chính đáng? (09/06/2016)
- Phụ nữ tuyệt đối không làm 7 điều sau để tránh bị quả báo (23/05/2016)
- Chay & mặn (13/04/2016)
- Diệt trừ phiền giận (12/03/2016)
- Lắng nghe để hiểu & thương (28/03/2016)
- Thực tập hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm (28/03/2016)
- Tập thương yêu chân thành (12/03/2016)
Những tin cũ hơn
- Bất mãn nhưng phải tuỳ duyên (15/12/2015)
- Bắt đầu mọi việc sớm hơn một chút (15/12/2015)
- Thực tập tâm từ (13/12/2015)
- Hai hạng người không biết chán đủ (08/12/2015)
- Giá trị của khổ đau (04/12/2015)
- Thử hỏi lại mình (24/11/2015)
- Chuyển hóa tham sân si (18/11/2015)
- Chiến đấu với phiền não (10/11/2015)
- Chiếc xe mới (07/11/2015)
- 10 Bài Học Đáng Suy Gẫm Từ Cuộc Đời (03/11/2015)