Diệt trừ phiền não
Hỏi: Làm cách nào để diệt trừ được phiền não và niệm Phật được nhất tâm?
Đáp: Diệt trừ hết phiền não để niệm Phật được nhất tâm luôn là mục tiêu và nguyện vọng tha thiết của hầu hết những người tu tập theo pháp môn Tịnh độ. Tuy nhiên muốn làm được điều đó, trước tiên chúng ta cần phải biết được phiền não từ đâu có? Biết được cội gốc của nó nằm ở đâu, thì mới có thể diệt trừ. Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Bồ tát Mã Minh chia tâm làm hai môn là Chân Như và Sinh Diệt. Một cái là tâm thể sáng suốt thanh tịnh và hai là cái tâm lăng xăng mê muội.
1- Nguồn gốc của phiền não:
Nếu chịu khó ngồi yên để quán xét kỹ, thì chúng ta sẽ biết được hằng ngày mình thường sống với cái tâm nào nhiều nhất. Khi ngồi tĩnh tọa hoặc niệm Phật hay nghe pháp, chúng ta có thấy được cái tâm sáng suốt thanh tịnh của mình không? Nếu không có nó, chúng ta không thể nghe thấy hay nhận biết được các sự vật ở bên ngoài. Tuy nhiên, thông thường chúng ta dễ bỏ quên cái tâm sáng suốt quý báu của chính mình, mà chỉ lo hướng theo sự nắm giữ những sự việc ở bên ngoài, cho nên suốt đời bị lầm lạc khổ đau. Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật nói rằng: “Chư Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”. Tất cả các đức Phật, từ Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm, Phật Ca Diếp, Phật Thích Ca và cho đến sau này là Phật Di Lặc ra đời cũng chỉ vì một lý do cực kỳ quan trọng là chỉ bày cho mọi người thấy được cái tâm thanh tịnh, sáng suốt chân thật sẵn có ở ngay nơi mình, mà không phải làm một việc gì khác hơn nữa.
Đức Phật không bắt buộc tất cả mọi người phải bỏ hết vợ con, tài sản để đi vào chùa để được giải thoát. Nếu sống trong chùa mà không hóa giải được phiền não, thì chạy đi đâu cũng không thể thoát khổ. Bởi vì phiền não không ở ngoài tâm này, cho nên nếu không biết tu tập thì dù có bay lên trời cũng vẫn bị đau khổ phiền muộn. Những vật chất có hình tướng thì có thể vứt bỏ, còn cái tâm không hình tướng này thì làm sao bỏ? Chỉ còn cách quay trở về tâm này xét sâu cội gốc, tìm ra nguyên nhân mà hóa giải nó, thì mới được yên ổn. Chính cái tâm này là cội gốc của khổ đau phiền muộn và cũng chính nó là nguồn gốc của an lạc giải thoát.
2- Diệt trừ phiền não:
Muốn phá trừ tâm bám chấp vào thân này, thì cần phải thấy rõ được cội gốc của sự thật. Sự thật ấy nằm ở ngay nơi sự vay mượn trong từng hơi thở, không có gì là bền chắc của cái thân này. Do chúng ta không biết tu, không hiểu đạo và không gặp được chánh pháp, cho nên cả một đời cứ chạy theo hơn thua, phải quấy, được mất và vất vả tranh đấu, ra sức bon chen với cuộc sống cũng chỉ vì lo cho cái thân này được ăn ngon, mặc đẹp, ở sang. Lúc nào cũng muốn cho nó được đầy đủ sung sướng. Tuy nhiên, dù mình yêu quý, giữ gìn và lo lắng hết mức như vậy, nó vẫn không chung thủy với mình. Rồi một ngày nào đó, nó cũng bỏ mình ra đi không một lời từ biệt. Một khi bác sĩ tuyên bố thân này đã bị ung thư vào giai đoạn cuối hoặc nhiễm siêu vi B, C.v.v… thì mình chỉ còn biết khóc than. Thân này không bảo đảm bền chắc, dù có tồn tại lâu dài thì cuối cùng nó cũng phải đi đến chỗ hoại diệt. Do không thấu rõ được lẽ thật của thân này, cho nên chúng ta luôn bám chấp vào nó và lấy nó làm sự sống, cho nên đức Phật gọi đó là sự si mê hoặc vô minh.
Hai chữ ‘thọ trì’ có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tu học của chúng ta. ‘Thọ’ là nhận và ‘Trì’ là giữ. Nắm giữ danh hiệu Phật tức là chúng ta luôn giữ cho tâm của mình lúc nào cũng thanh tịnh sáng suốt. Chỉ cần sơ ý phóng tâm, buông mất câu danh hiệu Phật thì liền thấy người và vật có tốt, xấu, phải, quấy, hơn, thua. Làm mất tâm thanh tịnh trong sáng để chạy theo những ý niệm chúng sinh và chuốc lấy phiền não. Nếu trong đời sống hằng ngày, chúng ta cứ mãi chạy theo những tâm niệm phiền não, mê lầm thì sẽ còn tạo nghiệp và bị khổ đau hoài, không thể nào dừng lại. Niệm Phật chính là con đường ngắn nhất để quay trở về cái tâm thanh tịnh sáng suốt. Tâm thanh tịnh sáng suốt đó không có tạo nghiệp xấu ác, cho nên không có chiêu cảm quả báo khổ. Tu hành là cốt để trở về với cái tâm thanh tịnh, không còn sống với phiền não vô minh và nhận lấy khổ đau nữa. Mỗi khi gặp việc buồn giận hoặc vui thích thì đều phải nhanh chóng quay trở về niệm thầm danh hiệu Phật: “Hít vào A Di; Thở ra Đà Phật”, mạng này chỉ tồn tại trong một hơi thở, thì hơn thua hoặc yêu ghét làm chi cho thêm mệt, trở về với tâm an lạc sáng suốt cho nhẹ khỏe. Luôn sống đúng như vậy là giữ được tâm thanh tịnh ngay trong môi trường ô nhiễm loạn động và được giải thoát ở ngay trong sự ràng buộc. Đó chính là phiền não tức Bồ đề.
tất cả, giữ gìn, an lạc, làm việc, có thể, nguyên nhân, thở ra, quan trọng, trở về, hơi thở, đầy đủ, không thể, tức là, sự thật, lo lắng, phiền muộn, sau này, dần dần, ý nghĩa, thực hành, vất vả, sức mạnh, tồn tại, tu hành, hầu hết, cuối cùng, làm sao, quần áo, sự việc, bây giờ, tuy nhiên, như vậy, trang nghiêm, thông thường, bắt buộc, chúng sinh, trước tiên, đau khổ, đời sống, nhanh chóng, lý do, môi trường, tịnh độ, phù hợp, trí tuệ, ra đời, phải quấy, sáng suốt, phiền não, tốt đẹp, quả báo, sinh ra, lâu dài, tài sản, ăn uống, từ biệt, khóc than, giải thoát, ra đi, mê hoặc, ràng buộc, bác sĩ, mục tiêu, trong sáng, nhận biết, sự vật, vật chất, ý niệm, thanh tịnh, sung sướng, suốt đời, tranh đấu, nhất tâm, a di, tâm niệm, mong manh, chung thủy, nguồn gốc, kỳ quan, phải biết, ung thư, ô nhiễm, nhân duyên, danh hiệu, tuyên bố, phá vỡ, lăng xăng, bảo đảm, giai đoạn, huyễn hoặc, chịu khó, nguyện vọng, yên ổn, tha thiết, sinh diệt, tĩnh tọa, lầm lạc, tỳ bà, ra sức, sơ ý, muôn kiếp
Những tin mới hơn
- Giá trị của khổ đau (04/12/2015)
- Hai hạng người không biết chán đủ (08/12/2015)
- Thực tập tâm từ (13/12/2015)
- Bắt đầu mọi việc sớm hơn một chút (14/12/2015)
- Thử hỏi lại mình (24/11/2015)
- Chuyển hóa tham sân si (18/11/2015)
- 10 Bài Học Đáng Suy Gẫm Từ Cuộc Đời (02/11/2015)
- Chiếc xe mới (07/11/2015)
- Chiến đấu với phiền não (10/11/2015)
- Người tu không sợ "đói" (29/10/2015)
Những tin cũ hơn
- Hành trình siêu ý niệm (26/10/2015)
- Câu chuyện ai cũng nên đọc một lần: Ổ bánh mì và lão già kì quặc (19/10/2015)
- Sắc màu chốn thiền môn (19/10/2015)
- Chỉ nên giải hận, không nên ôm hận (17/10/2015)
- Hãy tranh luận với bản ngã (07/09/2015)
- Câu chuyện luân hồi: Hòa thượng một niệm bất chính hủy đi cơ duyên cả đời tu luyện (07/09/2015)
- Loài Vật Cũng Có Cảm Xúc (21/06/2015)
- Tương quan giữa cho và nhận (10/06/2015)