Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Công đức quét tháp

Công đức quét tháp

Không phải ngẫu nhiên mà câu “Cần tảo già-lam địa/Thời thời phước huệ sanh” (Siêng quét dọn chùa tháp/Phước trí ngày càng thêm) phổ biến trong chốn thiền môn. Nhất là những người phát tâm công quả hay tập sự xuất gia thì thuộc nằm lòng lời giáo huấn này.

Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc. Kể cũng lạ, quét dọn chùa tháp thì cũng như quét dọn nhà cửa thôi, sao lại có công đức?
Mới hay, tuy hình thức công việc thì giống mà nội tâm người làm việc thì khác nên dẫn đến kết quả khác nhau. Quét cửa dọn nhà cực quá, người thân lại không giúp nên dễ sinh phiền não. Còn quét chùa dọn tháp thì khác, đây là phụng sự Tam bảo được phước phần vô lượng nên không nề khó nhọc. Quan trọng là mượn cái hình thức quét tước bên ngoài để dọn dẹp nội tâm cho sạch đẹp. Khi rác bụi trong tâm không còn thì công đức, phước trí sinh ra là điều tất nhiên.

Suy nghiem.jpg
Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp
mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc - Ảnh minh họa

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Phàm người quét tháp thì có năm việc chẳng được công đức. Thế nào là năm? Ở đây, có người quét tháp chẳng lấy nước rưới đất, chẳng trừ bỏ ngói đá, chẳng sửa đất cho bằng phẳng, chẳng quét đất nghiêm chính, chẳng trừ bỏ nhơ nhớp. Đó là, này Tỳ-kheo! Người quét tháp chẳng thành tựu năm công đức.

Tỳ-kheo nên biết! Người quét tháp thành tựu năm công đức. Thế nào là năm? Ở đây người quét tháp lấy nước rưới đất, trừ bỏ ngói đá, san bằng đất đai, quét đất nghiêm trang, trừ bỏ nhơ nhớp. Đó là, này Tỳ-kheo! Có năm việc khiến người quét tháp được công đức. Thế nên, các Tỳ-kheo! Muốn cầu công đức, nên hành năm việc này. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 33.Ngũ vương,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.290)

Kinh điển Phật giáo còn lưu truyền câu chuyện nổi tiếng, Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc nhờ quét đất, phủi bụi mà chứng đắc Thánh quả. Thế nên, không phải tụng niệm, lễ bái nơi chánh điện trang nghiêm hoặc ngồi yên trong thiền đường thanh tịnh, mà có thể tu tập ở mọi nơi, mọi chỗ. Quan trọng là thiết lập chánh niệm ngay đương tại, ngay bây giờ và ở đây. Thân và tâm phải đồng thời có mặt thì nơi nào cũng là đạo tràng, việc gì cũng tạo ra công đức.

Quét tháp với tâm hoang vu hay tâm chánh niệm cho kết quả khác nhau đến trời vực. Cùng việc ấy, nếu “người quét tháp lấy nước rưới đất, trừ bỏ ngói đá, san bằng đất đai, quét đất nghiêm trang, trừ bỏ nhơ nhớp” thì có công đức, ngược lại thì không. Nên người tu cũng sống và làm việc giống như mọi người, chỉ khác là tất cả hành vi của thân, miệng, ý đều được chánh niệm nuôi dưỡng và soi sáng, nhờ vậy mà giới-định-tuệ, công đức, phước báo ngày càng tăng thêm.

Thế nên trong nhà đạo rất chú trọng ở chỗ làm việc với các tâm nào, ô nhiễm hay thanh tịnh? Với tâm thanh tịnh mà làm thì việc đó là Phật sự, còn không là ma sự. Người hời hợt và nông cạn thì nhìn vào hình thức để đánh giá khen chê. Người sâu sắc, biết đạo thì cảm bằng cái tâm, hình thức không quan trọng. Tâm thành thì Phật chứng, tâm lành thì an vui. Hãy làm mọi việc với tâm không còn tham sân si, lợi mình và lợi người, tốt đẹp bây giờ và mai sau, chắc chắn việc đó công đức vô lượng.
Quảng Tánh

Đăng lúc: 14/03/2017 10:28:38 AM | Đã xem: 1742 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Người làm vườn
Làm phước không bao giờ đủ

Làm phước không bao giờ đủ

Làm phước không bao giờ đủ

GN - Làm phước hay vun bồi phước đức là một trong những hạnh tu căn bản của người đệ tử Phật. Nhất là với hàng Phật tử tại gia thì việc tu phước có vai trò rất quan trọng vì tương đối dễ làm, và nhờ phước đức nâng đỡ nên mọi phương diện cuộc sống trở nên thuận lợi, tốt đẹp hơn. Trong các việc phước thì bố thí, cúng dường, hộ trì Tam bảo mang đến phước báo thù thắng nhất.
a cung dang.jpg
Cúng dường chư Tăng

“Một thời Đức Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ vua Ba-tư-nặc… đi đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết thâm pháp cho vua, khuyến khích, làm cho hoan hỷ. Vua Ba-tư-nặc nghe thuyết pháp xong, bạch Thế Tôn: Cúi mong Thế Tôn nhận lời con thỉnh trong ba tháng, cùng Tỳ-kheo Tăng, chớ đi nơi khác.

Thế Tôn làm thinh nhận lời thỉnh của vua Ba-tư-nặc. Vua Ba-tư-nặc thấy Thế Tôn yên lặng nhận lời mời, liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy rồi lui đi. Về đến thành Xá-vệ, vua ra lệnh cho các quần thần: Ta muốn cúng dường thức ăn cho Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng trong ba tháng, cung cấp các thức cần dùng như y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc men khi bệnh tật. Các ông cũng nên phát tâm hoan hỷ. Quần thần đáp: Xin vâng.

Vua Ba-tư-nặc liền cất đại giảng đường ngoài cửa cung cấm hết sức đẹp đẽ, treo giăng phướn, lọng, kỹ nhạc xướng lên vô kể, bày các ao tắm, chưng các đèn dầu, dọn các thức ăn trăm vị.

Bấy giờ Thế Tôn thấy đã đến giờ, đắp y, ôm bát, cùng các Tỳ-kheo Tăng, vây quanh trước sau vào thành Xá-vệ, đến giảng đường kia. Đến rồi Ngài lại tòa ngồi, các Tỳ-kheo mỗi vị ngồi theo thứ tự. Khi ấy, vua Ba-tư-nặc cùng các cung nhân tự tay đem thức ăn cung cấp chỗ cần dùng; suốt ba tháng không chút thiếu sót, cung cấp y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc men khi bệnh tật. Thấy Thế Tôn ăn xong, vua đem các thứ hoa rải lên Thế Tôn và các Tỳ-kheo Tăng rồi lấy một ghế nhỏ đến trước Như Lai ngồi, bạch Thế Tôn:

Con từng theo Phật nghe: do gốc nhân duyên bố thí thức ăn cho súc sanh được phước trăm lần, cho người phạm giới ăn được phước ngàn lần, cho người trì giới ăn được phước vạn lần, cho tiên nhân đoạn dục ăn được phước ức lần, cho bậc hướng Tu-đà-hoàn ăn được phước chẳng thể kể, huống lại Thánh quả Tu-đà-hoàn, huống là bậc hướng Tư-đà-hàm, đắc đạo Tư-đà-hàm, huống bậc hướng A-na-hàm, đắc đạo A-na-hàm, huống bậc hướng A-la-hán, đắc đạo A-la-hán, huống bậc hướng Bích-chi Phật, đắc Bích-chi Phật, huống bậc hướng Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, huống bậc thành Phật và Tỳ-kheo Tăng, phước đó công đức không thể tính kể. Hôm nay con tạo công đức đã xong.

Thế Tôn bảo: Đại vương! Chớ có nói thế! Làm phước không nhàm chán, hôm nay cớ sao nói đã làm xong? Vì sao thế? Vì sanh tử dài lâu không thể kể…”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 23. Địa chủ [trích],
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.401)

Căn bản của tinh thần bố thí, cúng dường theo lời Phật dạy là bình đẳng, phổ cập, không phân biệt. Nhưng được gieo duyên cúng dường với những bậc giới đức, trí tuệ, giải thoát như Đức Phật, chư vị Thánh Tăng thì phước báo vô lượng.

Trong pháp thoại này, vua Ba-tư-nặc đã hội đủ duyên lành, được cúng dường Thế Tôn và chư Thánh Tăng suốt ba tháng, dĩ nhiên phước báo của vua không thể nghĩ bàn. Tuy vậy, khi vua có ý tự mãn, xem việc làm phước của mình đã đủ, tạo công đức đã xong thì Đức Phật liền quở “Đại vương! Chớ có nói thế!”. Vì nói như thế là chưa đúng, làm phước không bao giờ đủ cả.

Sở dĩ Thế Tôn khuyến cáo đức vua không nên tự mãn “vì sanh tử dài lâu không thể kể…”. Khi chưa thành tựu giải thoát tối hậu, chúng ta vẫn tiếp tục trôi lăn trong sinh tử, nguy cơ vương vào ác nghiệp, làm tổn giảm phước đức rất cao. Nên người chưa tạo phước thì hãy cố gắng gây tạo, người đã biết làm phước thì tinh tấn làm thêm. Người đệ tử Phật nguyện làm phước không nhàm chán, không bao giờ nói đã làm xong, cho đến ngày phước trí nhị nghiêm, công viên quả mãn.
Quảng Tánh

Đăng lúc: 04/01/2017 07:25:33 AM | Đã xem: 1005 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Người làm vườn
Đăng lúc: 20/11/2016 09:55:14 AM | Đã xem: 1188 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Người làm vườn
Tinh thần giáo dục Phật giáo

Tinh thần giáo dục Phật giáo

Khi bàn về giáo dục theo tinh thần Phật giáo, trong Phật học khái luận, HT.Thích Chơn Thiện đã đề cập Đức Phật như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
Theo đó, với niềm tin giáo dục, Đức Phật đã nói đến khả năng giác ngộ mà mọi người đều có thể vận dụng qua nỗ lực của tự thân. “Do nhận thức là vô ngã, và các pháp là vô ngã nên mới có thể thực hiện sự chuyển hóa nhận thức và chuyển hóa các pháp, và mới có các công trình sáng tạo”.

Đăng lúc: 20/11/2016 09:44:02 AM | Đã xem: 968 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Người làm vườn
7 bước vượt qua phiền muộn

7 bước vượt qua phiền muộn

Bằng cách thực sự quan tâm đến những cảm xúc phiền muộn và khó chịu nhất, những suy nghĩ mệt mỏi nhất một cách chân thành và đúng mực, bạn cũng đã tự trân trọng những mặt tối sâu kín nhất, day dứt và đau đáu nhất của mình. Và chính điều ấy khiến những nỗi niềm đó thực sự có thể ngủ yên, những vết thương lòng sẽ thôi đau đớn và những cảm xúc tiêu cực sẽ thôi vùng vẫy trong bạn. Hãy tập trân trọng cả những điều khó chịu nhất, không bằng cách gặm nhấm và dằn vặt mà bằng cách thực sự nâng niu.

Đăng lúc: 04/05/2015 05:27:00 AM | Đã xem: 3430 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Người làm vườn , HẠT GIỐNG LÀNH , Thở và cười
Đi tìm hạnh phúc

Đi tìm hạnh phúc

Khát vọng, tham vọng, dục vọng, ước vọng là người bạn đồng hành cùng con người, bởi lẻ sống và lý tưởng sống của chúng ta luôn bị vây quanh bởi chúng

Đăng lúc: 02/05/2015 11:41:41 AM | Đã xem: 2061 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Người làm vườn , Bên chén trà
Góc trời riêng

Góc trời riêng

Cuộc đời lắm muộn phiền, góc trời riêng vẫn đẹp !
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có và nên có cho mình một góc trời riêng, nơi ấy mỗi khi nhớ đến thì muộn phiền xóa tan, và đem lại cảm giác nhẹ nhàng thăng hoa.
Góc trời riêng của mỗi con người, là mỗi cách nhìn về một vấn đề đã và đang diễn ra ngay và cạnh chúng ta.

Đăng lúc: 30/04/2015 11:32:00 AM | Đã xem: 3285 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: VƯỜN TUỆ , Người làm vườn , Nói với các Tuệ
 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 19
  • Hôm nay 3,734
  • Tháng hiện tại 40,189
  • Tổng lượt truy cập 23,446,438