Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Tình thương của người học Phật

Tình thương của người học Phật

1. Là Phật tử, ai cũng gọi Bồ-tát Quán Thế Âm là “mẹ Quan Âm”, nghĩa là nhận mình là con của Ngài. Tuy nhiên, là con mà mình có học và hành để giống mẹ mình không?
Giống mẹ thì mới nhận là mẹ được. Giống gì? Giống từ tâm, bi tâm, giống hạnh lắng nghe sâu sắc, đem niềm an vui trao cho người khác, loài khác...
hoc Phat.jpg
Lắng nghe sâu sắc - Ảnh minh họa
Trong cuộc sống, nhiều lúc ta thật vô tâm, vô cảm, thật ích kỷ... Đó là những biểu hiện không giống mẹ Quan Âm. Nếu nghe được vậy, thấy được vậy và sửa đổi một cách sâu sắc trong ý niệm, lời nói, việc làm hàng ngày thì ta đang làm cho mình giống Bồ-tát hơn, dần xứng đáng là con và không ngượng ngùng khi gọi “mẹ Quan Âm” - cũng như không thấy xấu hổ khi ai đó hỏi, mình có giống mẹ mình không?
2. Thương và kính một người là sợi dây vô hình có thể níu giữ tâm hồn mình lại, để mình không buông thả, mà sẽ buông bỏ những tập khí không tốt, cố gắng hoàn thiện bản thân. Không cần phải nói thương ai nhiều cả, chỉ cần làm như họ mong (niềm mong đúng, tốt, đẹp) và làm cho họ thấy an lòng là mình đã biểu hiện tình thương một cách tích cực.
Thương mẹ Quan Âm thì ta cũng sẽ biết sống theo hạnh của Ngài, để trở thành “sứ giả” của Đức Quan Âm, để người ta nhìn vào thấy mình giống Quan Âm: bình an, nhẹ nhàng...
3. Trong tình yêu cũng vậy. Bạn thương một người thì bạn phải biểu hiện tình thương ấy đúng đắn. Biết cái sai của họ mà ngăn, không ủng hộ việc bậy của người mình thương cũng là một cách.
Bạn là fan của ai đó mà họ làm sai, mình đừng dại dột cổ vũ, đó là “cổ vũ cho nó chết”; là bạn của ai đó, biết họ chưa hay thì bạn đừng khen vì như vậy là hại bạn, là “khen cho nó chết”. Thực ra, nếu không đủ trí và bi trong những ứng xử đại loại như vậy, thì khi đó “lòng bạn cũng chết” theo, sẽ cứ lầm lũi theo hướng tối hoài.
Tình thương thực thụ phải làm cho nhau tốt lên, làm cho nhau an vui, hạnh phúc, tôi luôn nghĩ như vậy. Và, nhân đây, tôi gửi lại bạn tặng phẩm mà tôi nhặt được cách đây vài bữa trên Zalo, đó là một châm ngôn sống của ai đó, thiệt hay rằng:
“Cho tình yêu không bao giờ đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận lại được tình yêu. Đừng mong đợi tình yêu được đáp trả, hãy chờ đợi tình yêu đó lớn dần trong trái tim họ; và nếu điều đó không xảy ra thì cũng hãy vui vì có một tình yêu trong trái tim bạn”.

An Lạc

Đăng lúc: 27/10/2015 08:46:00 PM | Đã xem: 1159 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Gương Phật Tử
tải xuống(4)

Bàn về cái tôi của con người

Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác cái tôi nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?
Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến - egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian trong quá trình sống của con người... Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương hay bị chạm tự ái như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trẻ em thường quên rất mau và ít khi “để bụng” những chuyện buồn phiền. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.
Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh: (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân; (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn.
Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Nếu một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. “Mình thật chẳng làm nên trò trống gì là vô tích sự”, “Tôi thật là xấu xí, “Chẳng ai ưa tôi cả”… đó là một số những suy nghĩ thường có của một số những người luôn hoài nghi về giá trị thực sự của mình.
Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm, người ta thường suy diễn, so sánh mọi thứ, mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc dẫn đến thái độ bi quan hoặc chán ghét mọi thứ xung quanh mình, đặc biệt là có ác cảm với những người mà họ cho là ba hoa, phô trương và kiêu ngạo... Không hài lòng với chính mình, ta cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén, cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên (sau khi đã đè nén nó), thì cái tôi đó nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo.
Tôi rất tâm đắc với một câu chuyện kể về Đức Đạt Lai Lạt Ma, người có một quan điểm đơn giản nhưng rất thiết thực về cách làm sao để tìm thấy sự tự tin cho mình. Khi được hỏi: làm sao Ngài có thể tự tin thuyết giảng trước đám đông hàng ngàn người, hoặc không e dè ngại ngần khi bắt chuyện với một người hoàn toàn xa lạ? Ngài trả lời: “Hãy thành thật với chính mình”.
Sự chân thành cộng với việc đánh giá đúng mức khả năng và những giá trị thực có của chính mình sẽ giúp chúng ta mạnh dạn hơn, cởi mở hơn với thế giới quanh ta cũng như sẵn sàng đón nhận để vượt qua các chướng ngại trong cuộc sống. Qua đó, nếu bạn cảm thấy thiếu hụt về một lĩnh vực nào đó, bạn không nên mất tự tin, bởi vì bạn biết rằng bạn còn có những giá trị khác. Cũng giống như một đứa bé gái khi bị trêu chọc là sún răng, nó liền hỏi lại: “Còn đôi mắt con thì sao?”. Nghĩ rằng mình có đôi mắt đẹp, cô bé đó muốn được nhìn nhận ưu điểm này của nó. Nó làm điều đó một cách tự nhiên, chân thành, không mặc cảm, không sợ bị đánh giá. Nếu “chịu khó” và chân thành (nghĩa là công bằng với chính mình) trong cuộc tìm kiếm, chắc chắn mỗi người sẽ tìm thấy những giá trị riêng của chính mình.
Thế thì một người phụ nữ nội trợ sẽ không thấy mất tự tin vì nghĩ rằng mình không tạo ra đuợc thu nhập và có vị trí xã hội như những người khác. Là một người vợ và một người mẹ tốt, giá trị của họ vô cùng to lớn đối với gia đình của họ và do đó họ tất nhiên là những người rất cần thiết trong xã hội. Một người không có diện mạo xinh đẹp vẫn có thể gây thiện cảm với mọi người xung quanh họ nếu người ấy thân thiện và vui tính.
Không những chỉ dừng lại ở việc tìm thấy và trân trọng những giá trị sẵn có của mình, con người còn có thể phát triển thêm những giá trị mới cho chính mình. Điều này cũng tương tự như việc các công ty trong quá trình phát triển giá trị thương hiệu đã không ngừng phát triển những dịch vụ cộng thêm (value adding service) cho khách hàng của mình. Ví dụ như các đại lý bán vé máy bay phát triển thêm dịch vụ giao vé tận nhà, hướng dẫn lộ trình bay, tư vấn cách chọn chuyến bay…
Mỗi người chúng ta cũng vậy, ai cũng có thể tạo thêm giá trị cho “thương hiệu” của chính mình bằng những việc làm đơn giản nhưng thiết thực, ví dụ như thể hiện sự quan tâm với những người xung quanh, sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người, xây dựng những mối quan hệ tốt với người thân, bạn bè… Mọi nỗ lực dù nhỏ nhoi nhưng đều mang lại những kết quả đáng kể.
Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho “cái tôi” của mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở và tìm thấy cũng như tạo ra được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thấy hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể “là chính mình” và sống thật với mình hơn. Họ sẽ không bị môi trường chung quanh chi phối cách nhìn về “cái tôi” của họ, không mặc cảm tự ti, không dễ bị tổn thương hay “chạm tự ái” với những câu nói, hành vi và thái độ dù vô tình hay cố ý của những người khác.
Tuy nhiên, ranh giới giữa việc nhận thức cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực là rất mong manh. Cái tôi một khi bị thổi phồng lại thường gây ra nhiều đổ vỡ, trở ngại… vì hình như cái tôi lại thường hay phát triển và được phóng đại cùng với cái tài. Cho nên căn bệnh “cái tôi quá to” cố hữu về sự kiêu ngạo và cố chấp trầm kha thường lại rơi vào những người có những thành công nhất định trong xã hội.
Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế nếu khi một người bình thường đón nhận sự bất đồng về ý kiến của người khác một cách cởi mở, thì các “sếp” có thể xem đó là “không thể chấp nhận được”. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong nhà tù của sự tự mãn và kiêu căng của chính mình. Mà đã là tù nhân thì làm sao có hạnh phúc?
Vậy làm sao cởi bỏ được cái gánh nặng cái tôi đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc?
Khi chê ai đó có cái tôi quá lớn, người ta thường nói “cái tôi của hắn to bằng quả núi”, hoặc “anh ta tưởng anh ta là cái rốn của vũ trụ”, là “trung tâm của thế giới”… Như vậy, vô hình trung, chúng ta đã thừa nhận mình chỉ là những cá thể rất nhỏ trong một vũ trụ rộng lớn. So với vũ trụ và thế giới chung quanh, quả thật mỗi cá nhân chúng ta chỉ là những hạt nhân nhỏ bé. Những hạt nhân này khi di chuyển va đụng vào nhau, giao tiếp, hỗ tương với nhau, sau đó lại di chuyển tiếp trong quỹ đạo của riêng mình trong vũ trụ.
Đã không phải là vũ trụ mà chỉ là “cái rốn” của vũ trụ, thì tại sao lại dám xem mình là cả vũ trụ? Bên cạnh đó, mỗi cá nhân là một thực thể tồn tại, phát triển, sinh ra và mất đi, có sự hình thành và cấu tạo rất riêng biệt, với những giá trị nhất định riêng trong thế giới này. Mỗi hạt nhân tuy nhỏ bé nhưng đều có một chỗ đứng nhất định trong mối tương quan với vũ trụ và các hạt nhân khác, và không tồn tại vĩnh viễn trong một thực thể nhất định.
Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác cái tôi nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?
Theo TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬt GIÁO

Đăng lúc: 16/10/2015 10:59:20 PM | Đã xem: 1160 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Gương Phật Tử
Lâm Thanh Hà - Đi tu 3 ngày, dùng 1 đời không hết

Lâm Thanh Hà - Đi tu 3 ngày, dùng 1 đời không hết

Tháng 10 năm 2000, “ngọc nữ” một thời của điện ảnh Đài Loan và sau đó là điện ảnh Hồng Kông - Lâm Thanh Hà đã quy y với Hòa thượng Thánh Nghiêm, vị cao tăng Đài Loan, người sáng lập nên Pháp Cổ Sơn danh tiếng.

Đăng lúc: 16/05/2015 06:51:52 AM | Đã xem: 2044 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: TIN TỨC , Gương Phật Tử
bizmac thumb 3959

Lời khuyên chân thành của một bệnh nhân ung thư

Vốn là một đứa trẻ ngoan, biết cần kiệm, nghe lời, hiếu học, kính trên nhường dưới. Cha mẹ gian lao vất vả nuôi tôi ăn học. Lớn lên, tôi thi đậu vào một trường đại học ở Thanh Đảo, từ đó rời xa quê cha đất tổ, bắt đầu cuộc sống thị thành kéo dài 18 năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào làm ở một công ty sửa xe ô tô, vì sự chăm chỉ, nỗ lực và tinh thần hiếu học của mình, dần dần tôi đã trở thành lãnh đạo của công ty.

Đăng lúc: 08/05/2015 07:25:39 AM | Đã xem: 4619 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: HẠT GIỐNG LÀNH , Gương Phật Tử , Lá thư chưa gửi
Khi cha mẹ… nói dối

Khi cha mẹ… nói dối

Bất cứ người con nào khi xem video cũng phải xúc động, thậm chí rơi nước mắt khi biết sự thật đằng sau lời nói dối thường ngày của mẹ cha.
Mẹ nói dối vì không muốn con cái lo lắng cho sức khỏe của mình hay cha nói dối vì không muốn con gái bẽ mặt với bạn bè. Nghĩa cử cao cả của người làm cha, mẹ trong video khiến những đứa con phải suy ngẫm, thậm chí rơi nước mắt.
Nhưng câu nói giản đơn: “người lớn không ngủ”, “cha không khát”, “mẹ không mệt đâu”… ở đó chứa đựng tình yêu lớn lao của cha, mẹ. “Bạn chỉ có thể đền đáp tình thương của cha mẹ bằng tình yêu của chính mình”, đó là thông điệp mà video này muốn truyền tải đến mọi người xem.

Đăng lúc: 04/05/2015 04:12:00 PM | Đã xem: 7174 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: VƯỜN TUỆ , Nói với các Tuệ , Gương Phật Tử , Giảng Đường , Phim Phật Giáo
Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia.

Đăng lúc: 04/05/2015 03:44:00 PM | Đã xem: 2064 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: HẠT GIỐNG LÀNH , Gương Phật Tử
 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 23
  • Hôm nay 2,309
  • Tháng hiện tại 38,764
  • Tổng lượt truy cập 23,445,013