Mùa Phật đản về, nhớ Lời dạy của Đức Phật
Đăng lúc: Thứ tư - 27/05/2015 10:25 - Người đăng bài viết: Nhuận Chánh
Mùa Phật đản ( PL.2559 - DL.2015), mùa kỉ niệm đức Phật ra đời, là con cháu của Phật, chúng ta dành thời gian nhớ lại những lời dạy của Ngài.
Đức Phật trước khi xuất gia, là thái tử với tên gọi là Tất Đạt Đa. Với tuệ nhãn và tâm từ, thái tử Tất Đạt Đa, từ bỏ cuộc sống gia đình, tìm kiếm một con đường chấm dứt khổ đau cho ngài và cho người khác. Cuối cùng, sau sáu năm tu tập, dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật giác ngộ rằng, chính niệm là con đường duy nhất để thực hiện giải thoát. Chính niệm sẽ đưa thân tâm và hơi thở, trở về một mối. Có chính niệm thì đời sống được soi sáng bởi cái nhìn chân thực (chính kiến), suy tư chân thực (chính tư duy), lời nói chân thực (chính ngữ), hành động chân chính (chính nghiệp), tu tập trên con đường chính đạo (chính tinh tiến) và thiền định giúp đạt mục đích giải thoát (chính định).
![]() |
Trong bốn mươi lăm năm, truyền bá đạo Pháp, Đức Phật lặp đi lặp lại, "Ta chỉ dạy khổ đau và sự chuyển hóa khổ đau.". Khổ đau là phương tiện, Đức Phật sử dụng để giác ngộ và giải thoát. Biển khổ là mênh mông, nhưng quay đầu lại, ai cũng có thể nhìn thấy bờ.
Với giáo lý Tứ Diệu Đế, Đức Phật chỉ dạy mọi người về sự tồn tại của đau khổ, nguyên nhân gây đau khổ, khả năng khôi phục lại hạnh phúc và tu tập bằng Bát Chính Đạo để dẫn đến hạnh phúc.
Lời dạy của đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật Luận. Kể từ đó, hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe đạo pháp vẫn chuyển động không ngừng, dạy con người, cách sống an lạc. Là con cháu của Phật để gìn giữ và truyền bá những lời dạy của Phật, chúng ta phải hiểu đúng những lời Phật dạy, để từ đó học đúng, hành trì đúng, truyền bá đúng những lời Phật dạy cho thế hệ con cháu của chúng ta.
Học Phật, đọc Kinh Phật đứng cứng nhắc từng câu chữ, bởi ‘‘Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan’’, nhưng cũng phải biết ‘‘Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết’’. Đó là thái độ khôn ngoan của những người học Phật. Phải nương vào kinh, nhưng sử dụng kinh với tất cả sự thông minh và khôn khéo của mình thì mới không bị kẹt quá vào những câu những chữ trong kinh điển. Cần phải biết rằng giáo lý của Phật là một phương tiện để đi vào thực tại chứ không phải là để miêu tả thực tại, như ngón tay chỉ lên mặt trăng, chứ ngón tay không phải là mặt trăng.
Hiểu đúng lời dạy của Phật, từ đó học đúng, hành trì đúng lời dạy của Phật, thì cây Phật pháp sẽ ngày càng nở hoa, đơm trái, tạo những cành lá sum suê, vững chãi.
Mùa Phật Đản, PL 2559 Hoàng Phước Đại - Đồng An
Theo dòng sự kiện
- Sự hồn nhiên của trẻ (23/05/2015)
- 7 thực phẩm tốt trở thành tai hại nếu ăn vào buổi sáng (23/05/2015)
- Tác hại khôn lường ít ai biết của trai, hến (23/05/2015)
- Ngày sinh tiết lộ điều gì về bạn? (23/05/2015)
- Thời gian tái sanh (22/05/2015)
- Trí tuệ là sự nghiệp (22/05/2015)
- CÂU CHUYỆN TÌNH CHA CON KHIẾN DÂN MẠNG RƠI NƯỚC MẮT (19/05/2015)
- Em nên đi tu hay lấy chồng? (19/05/2015)
- Lâm Thanh Hà - Đi tu 3 ngày, dùng 1 đời không hết (16/05/2015)
- Tiền bạc và giàu sang (15/05/2015)
Những tin mới hơn
- Nhìn sâu vào mỗi sự vật... (08/06/2015)
- Ý nghĩa chắp tay (10/06/2015)
- Điều lành nhỏ, phước quả lớn - điều ác lớn, tội báo nhỏ (11/06/2015)
- Phật tự tại trước mọi sóng gió cuộc đời (15/06/2015)
- Nghiệp duyên chỉ bởi một nụ cười (06/06/2015)
- Nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng (05/06/2015)
- Cách sống để cuộc đời bạn tràn đầy ý nghĩa (04/06/2015)
- Phải đoạn tuyệt phiền não thị phi (05/06/2015)
- Thân và tâm cái nào quan trọng? (05/06/2015)
- Một góc nhìn về sự hưng thịnh và suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ (04/06/2015)
Những tin cũ hơn
- 10 sự thật nên biết về đức phật (23/05/2015)
- Những việc không nên làm khi đang tức giận (21/05/2015)
- 18 nguyên tắc sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma (07/05/2015)
- Nạo phá thai và nhân quả báo ứng – Cách siêu thoát cho vong nhi (07/05/2015)
- Hóa độ người giàu (07/05/2015)
- Sự nguy hiểm của tâm sắc dục (06/05/2015)
- Phân Biệt Chính Tà (06/05/2015)
- TẬP TRUNG TÂM THỨC CHÚNG TA (04/05/2015)
- NGHỆ THUẬT DIỄN GIẢNG & XƯỚNG NGÔN VIÊN (03/05/2015)
- Người Ngu ăn muối (02/05/2015)