HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
Đăng lúc: Thứ hai - 12/11/2018 11:04 - Người đăng bài viết: Nhuận Chánh
TRỘM ÁO NHÀ VUA
Kinh văn : Thuở xưa, có người nhà quê xảo quyệt, lẻn vào kho áo của vua lấy trộm một bộ y phục, rồi lén chạy đến một phương xa.
Sau khi vụ mất trộm bị phát giác, nhà vua bèn phái nhiều binh lính đến các nơi tra tìm, cuối cùng bắt được tên ăn trộm đưa về tòa án. Khi bị thẩm vấn, y không thừa nhận y phục nầy là đã lấy trộm của vua, còn nói là di sản của tổ phụ lưu truyền lại. Vua mới bảo y lấy y phục ấy mặc thử cho vua xem.
Y không biết cách mặc, đem món đang mặc trên cánh tay mà mặc dưới chân, đem món đang mặc ngang lưng bụng mà mặc lên trên đầu.
Vừa thấy thế phán rằng:
- Ngươi mặc lộn như vậy, chứng tỏ y phục đấy chẳng phải của tổ phụ ngươi lưu truyền. Huống nữa y phục nầy là của vua và các quan mặc, tổ phụ ngươi làm gì có thứ nầy?
Tên ăn trộm cứng họng, không thể trả lời được, đành phải cúi đầu thừa nhận tội trộm áo.
Bài học:
Hãy là chính mình.
Sống trên cuộc đời học tập kiến thức là điều cần yếu nhưng bắt chước và sao y nguyên bản là điều không nên, hãy luôn luôn sáng tạo, có sáng tạo mới có phát triển và thành công.
Một cành hoa lan cũng biết góp phần trang điểm cho thân cây già nua xù xì thêm phần mền mại, chàng bướm xinh cũng kheo sắc thắm giúp thế giới lung linh hồn bướm mơ tiên, biển thoải dài trên bờ cát trắng dịu êm con sóng vỗ bạc đầu xóa đi bao vết chân in trên cát giúp mọi người nhận ra lẽ vô thường của cuộc sống, ….Vạn vật khác cũng vậy, chính bản thân của mỗi sự vật là một bài học, là một sự đóng góp vĩ đại cho vũ trụ nhiệm mầu này. Mọi vật còn thế, sao con người không hãy là chính ta mà phải vay mượn theo thói đua đòi không phù hợp như anh chàng nhà quê lại “trộm áo vua” và mặc vào nên trở thành lố bịch kịch cỡm.
Câu truyện trên còn phản ánh một sự thật, có nhiều nhà tu hành không theo giáo lý nhà Phật nhưng lại vay mượn, ăn trộm giáo nghĩa của Phật pháp làm của mình; và lồng vào các bài thuyết giảng của mình, nhưng vì không hiểu thấu đáo nên khi nói thì lộn lạo không đúng thứ tự, không đúng như chân ý Phật dạy, hành động ấy không khác gì anh chàng “trộm áo nhà vua” khi được yêu cầu mặc vào thì không biết mặc như thế nào cho đúng; kết quả tự chính mình tố cáo việc làm của mình là sai.
Hãy là chính mình. Hãy là chính cái gì bạn đang có, đang có thể sở hữu, hãy là cái đang là của chính bạn, đừng đua đòi theo thói thường mà quên đi chính mình, quên đi cái mình đang là.
Sau khi vụ mất trộm bị phát giác, nhà vua bèn phái nhiều binh lính đến các nơi tra tìm, cuối cùng bắt được tên ăn trộm đưa về tòa án. Khi bị thẩm vấn, y không thừa nhận y phục nầy là đã lấy trộm của vua, còn nói là di sản của tổ phụ lưu truyền lại. Vua mới bảo y lấy y phục ấy mặc thử cho vua xem.
Y không biết cách mặc, đem món đang mặc trên cánh tay mà mặc dưới chân, đem món đang mặc ngang lưng bụng mà mặc lên trên đầu.
Vừa thấy thế phán rằng:
- Ngươi mặc lộn như vậy, chứng tỏ y phục đấy chẳng phải của tổ phụ ngươi lưu truyền. Huống nữa y phục nầy là của vua và các quan mặc, tổ phụ ngươi làm gì có thứ nầy?
Tên ăn trộm cứng họng, không thể trả lời được, đành phải cúi đầu thừa nhận tội trộm áo.
Bài học:
Hãy là chính mình.
Sống trên cuộc đời học tập kiến thức là điều cần yếu nhưng bắt chước và sao y nguyên bản là điều không nên, hãy luôn luôn sáng tạo, có sáng tạo mới có phát triển và thành công.
Một cành hoa lan cũng biết góp phần trang điểm cho thân cây già nua xù xì thêm phần mền mại, chàng bướm xinh cũng kheo sắc thắm giúp thế giới lung linh hồn bướm mơ tiên, biển thoải dài trên bờ cát trắng dịu êm con sóng vỗ bạc đầu xóa đi bao vết chân in trên cát giúp mọi người nhận ra lẽ vô thường của cuộc sống, ….Vạn vật khác cũng vậy, chính bản thân của mỗi sự vật là một bài học, là một sự đóng góp vĩ đại cho vũ trụ nhiệm mầu này. Mọi vật còn thế, sao con người không hãy là chính ta mà phải vay mượn theo thói đua đòi không phù hợp như anh chàng nhà quê lại “trộm áo vua” và mặc vào nên trở thành lố bịch kịch cỡm.
Câu truyện trên còn phản ánh một sự thật, có nhiều nhà tu hành không theo giáo lý nhà Phật nhưng lại vay mượn, ăn trộm giáo nghĩa của Phật pháp làm của mình; và lồng vào các bài thuyết giảng của mình, nhưng vì không hiểu thấu đáo nên khi nói thì lộn lạo không đúng thứ tự, không đúng như chân ý Phật dạy, hành động ấy không khác gì anh chàng “trộm áo nhà vua” khi được yêu cầu mặc vào thì không biết mặc như thế nào cho đúng; kết quả tự chính mình tố cáo việc làm của mình là sai.
Hãy là chính mình. Hãy là chính cái gì bạn đang có, đang có thể sở hữu, hãy là cái đang là của chính bạn, đừng đua đòi theo thói thường mà quên đi chính mình, quên đi cái mình đang là.


Những tin mới hơn
- Mùa Phật Đản nghĩ về cách ứng xử của con người (24/04/2019)
Những tin cũ hơn
- HÒA THƯỢNG CHẮP TAY XIN LỖI CHÚ TIỂU (07/11/2018)
- NGỪNG OÁN TRÁCH LIỀN THẤY CƠ HỘI ĐỂ VƯỢT LÊN (05/11/2018)
- Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật (09/01/2018)
- GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT (09/01/2018)
- CÚNG DƯỜNG TAM BẢO (28/12/2017)
- CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ? (25/12/2017)
- HÃY TÌM HIỂU TÔN GIÁO NÀY (25/12/2017)
- NGUỒN AN VUI LÂU DÀI (21/12/2017)
- ĐẠO PHẬT THỰC TẾ KHÔNG HUYỀN HOẶC (20/12/2017)
- Ý nghĩa Đại Lễ Tam Hợp (20/05/2016)