Hương Sen Xứ Nghệ

Hương Sen Xứ Nghệ Tỏa Ngát Đất Trời
Mùa Phật Đản nghĩ về cách ứng xử của con người

Mùa Phật Đản nghĩ về cách ứng xử của con người

Một mùa Phật Đản nữa lại đến với tín đồ Phật giáo và đông đảo những ai có đức tin với tôn giáo này. Vậy là có ít nhất 8 năm phật tử Nghệ An được đón nhận Phật Đản trên nhiều ngôi chùa khác nhau trong tỉnh. Năm nay chắc chắn mọi thứ sẽ tươi vui, háo hức, hoành tráng hơn vì Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Vesak tại Chùa Tam Chúc.

Đăng lúc: 24/04/2019 01:41:10 PM | Đã xem: 984 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Tâm lý học Phật giáo
HÃY LÀ CHÍNH MÌNH

HÃY LÀ CHÍNH MÌNH

Hãy là chính cái gì bạn đang có, đang có thể sở hữu, hãy là cái đang là của chính bạn, đừng ...

Đăng lúc: 12/11/2018 11:04:41 AM | Đã xem: 1393 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC
HÒA THƯỢNG CHẮP TAY XIN LỖI CHÚ TIỂU

HÒA THƯỢNG CHẮP TAY XIN LỖI CHÚ TIỂU

Trong khi khai mở tuệ giác, hiển bày Phật tánh mới là trọng tâm, mục tiêu đích thực của nền giáo dục Phật giáo.

Đăng lúc: 07/11/2018 07:22:36 AM | Đã xem: 1604 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC
NGỪNG OÁN TRÁCH LIỀN THẤY CƠ HỘI ĐỂ VƯỢT LÊN

NGỪNG OÁN TRÁCH LIỀN THẤY CƠ HỘI ĐỂ VƯỢT LÊN

Mọi thứ rắc rối đang đổ ập lên đầu tôi và bạn. Nếu ngừng oán trách, than vãn, ngay đó chợt nhân ra cơ hội sống còn!

Đăng lúc: 05/11/2018 08:15:06 AM | Đã xem: 2306 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Sổ Tay Cần Dùng
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật

Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật

Ta Cứ Tưởng Trần Gian Là Cõi Thật. Thế Cho Nên Tất Bật Ðến Bây Giờ!. Ta Cứ Ngỡ Xuống Trần Chỉ Một Chốc. Nào Ngờ Ðâu..............

Đăng lúc: 09/01/2018 08:48:08 AM | Đã xem: 4006 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Tâm lý học Phật giáo
GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Giác ngộ là giác ngộ cái gì? Và cái gì được giải thoát? Đa số người nói Phật giác ngộ, giải thoát mà Ngài cũng ......

Đăng lúc: 09/01/2018 08:34:47 AM | Đã xem: 1569 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Phật học căn bản
cungduong

CÚNG DƯỜNG TAM BẢO

Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến......

Đăng lúc: 28/12/2017 04:26:29 PM | Đã xem: 1578 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Phật học căn bản
FB IMG 1459133226752 608861739

CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?

Đăng lúc: 25/12/2017 07:42:28 PM | Đã xem: 1265 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Phật học căn bản
buddha sky detail

HÃY TÌM HIỂU TÔN GIÁO NÀY

Tôn giáo này đã đem lại cho thế giới một tinh thần mới, niềm hy vọng mới, hướng đi mới. Những tính chất chân thật và trọng yếu này từ trước đến nay đã được mọi người nhận thấy một cách rõ ràng.

Đăng lúc: 25/12/2017 07:26:16 PM | Đã xem: 1401 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Phật học căn bản
NGUỒN AN VUI LÂU DÀI

NGUỒN AN VUI LÂU DÀI

Tất cả chúng ta ai cũng muốn đời sống được an vui. Đời sống an vui mới có hạnh phúc, con người mới thảnh thơi nhàn hạ. ...........

Đăng lúc: 21/12/2017 10:54:52 AM | Đã xem: 2030 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: HẠT GIỐNG LÀNH , Nuôi Dưỡng Tâm Từ , BÀI HỌC
ĐẠO PHẬT THỰC TẾ KHÔNG HUYỀN HOẶC

ĐẠO PHẬT THỰC TẾ KHÔNG HUYỀN HOẶC

Nghe vậy, quí vị sẽ đặt câu hỏi: Lấy đâu làm bằng chứng? Tôi xin dẫn bài kinh đầu tiên, đức Phật dạy năm vị Tỳ-kheo trước kia đã từng theo Ngài tu khổ hạnh. Đó là

Đăng lúc: 20/12/2017 06:31:35 PM | Đã xem: 1286 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Phật học căn bản
Hinh duc phat dan sanh

Ý nghĩa Đại Lễ Tam Hợp

Theo Tam Tạng Kinh điển của Phật giáo, ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 sự kiện trọng đại: Bồ tát Đản sanh, Bồ tát Thành đạo và đức Phật viên tịch Niết Bàn. Ba sự kiện trọng đại, tuy khoảng cách thời gian khác nhau, nhưng xảy ra đều trùng hợp vào đêm rằm tháng tư, đúng theo ý nguyện của Đức Phật Gotama. Cho nên, tất cả mọi người Phật tử từ những bậc xuất gia đến các hàng tại gia cư sĩ trên toàn thế giới, đều lấy đêm rằm tháng tư, làm ngày lễ cúng dường Đức Phật.

Đăng lúc: 20/05/2016 12:08:00 AM | Đã xem: 1904 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC
32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân

32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân

Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời. Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”.

Đăng lúc: 17/05/2016 11:51:00 PM | Đã xem: 2475 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Phật học căn bản
Con đường Bồ-tát

Con đường Bồ-tát

Con đường Bồ-tát, con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa, không phải là pháp tu để thành thánh mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong đạt được.

Con đường Bồ-tát - con đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa - không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong thành tựu được. Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche giải thích rằng, ai phát nguyện tu hạnh Bồ-tát thì chỉ có một lời nguyện đơn giản là: lo cho chúng sinh trước hết và không giữ lại gì cho chính mình.
Tu hạnh Bồ-tát là phát nguyện lo cho chúng sanh trước bản thân. Đó là một lời tuyên bố tự nguyện hy sinh bản thân mình, ngay như cả hy sinh sự giác ngộ của mình vì tất cả mọi loài. Và một vị Bồ-tát là một người chỉ sống vì hạnh nguyện đó, hoàn thành công hạnh qua việc thực hành sáu ba-la-mật (lục độ) - bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ - nỗ lực để giải thoát cho tất cả hữu tình.


Phát nguyện tu hạnh Bồ-tát bao hàm ý rằng mình mở rộng lòng đón mời thế giới mình đang sống và không cầm giữ, hay bảo vệ bất cứ cái gì cho bản thân. Nghĩa là, mình tự nguyện chấp nhận một trách nhiệm rộng lớn, bao la. Đúng ra, nó có nghĩa là tạo một duyên lớn. Nhưng việc tạo ra một nhân duyên rộng lớn như vậy không phải để làm một anh hùng rơm hay phục vụ cho cá tính lập dị của mình. Mà nhân duyên này từng được hàng triệu Bồ-tát, như các bậc đã giác ngộ và các vị đại sư, đã tạo ra trong quá khứ. Vì vậy, một truyền thống chịu trách nhiệm này đã được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, và giờ đây, chúng ta cũng đang tham gia vào cái truyền thống sáng chói và danh giá này.
Có một dòng truyền thừa con đường Bồ-tát không gián đoạn, bắt nguồn từ đại Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokiteshvara), Đại Thế Chí (Vajrapani), và Văn Thù (Manjushri). Nó không gián đoạn vì không Bồ-tát nào trong dòng truyền thừa này, qua nhiều thế hệ và thế kỷ, sống tham đắm bảo vệ cho mình. Thay vì vậy, các Bồ-tát này liên tục nỗ lực tu tập vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Di sản này đã được truyền lại không gián đoạn, cho đến ngày hôm nay, không phải là một huyền thoại, mà là một bằng chứng sống.
Sự trong sạch của truyền thống này rất có uy lực. Việc chúng ta phát nguyện tu theo hạnh Bồ-tát là một điều rất cao quý và vinh dự. Với một truyền thống gom hết tâm ý cho tinh thần Bồ-tát như vậy nên ai mà chưa gia nhập vào sẽ cảm thấy mình còn tệ lắm. Họ có thể ganh tức với một truyền thống phong phú như vậy. Nhưng gia nhập vào cũng sẽ khiến mình cảm thấy có một trách nhiệm vô cùng to lớn. Mình sẽ không còn có ý định tìm kiếm sự thoải mái cho bản thân; mình phải làm việc với những thứ khác. Nghĩa là làm việc với những thứ liên quan đến bên trong bản thân, như là tính toán tương lai cho mình, tình cảm cá nhân, mong muốn làm cho đời mình thoải mái hơn…; và làm việc với những thứ liên quan với thế giới bên ngoài, như là thế giới đang hiện hữu ngoài kia, nào là con cái la khóc, dĩa chén dơ bẩn, rối loạn đường tu, và đủ loại chúng sanh…
Vậy, phát nguyện tu Bồ-tát hạnh là một cam kết thật sự vì nhận thấy những khổ đau và vô minh của chính bản thân và của các hữu tình khác. Cách duy nhất, để có thể phá vỡ màn vô minh và khổ đau, và tu tập để thành tựu đạo giác ngộ, là phải tự nhận chịu trách nhiệm. Nếu mình không làm gì với tình trạng vô minh này, và nếu mình không tự giải quyết vấn đề này, thì sẽ chẳng có gì thay đổi. Mình không thể lệ thuộc vào người khác làm việc này cho mình. Đây là trách nhiệm của chúng ta, và chúng ta có một sức mạnh kinh thiên để làm thay đổi nghiệp lực của thế gian này. Vậy, phát nguyện đi con đường Bồ-tát, chúng ta đang công nhận rằng chúng ta sẽ không tiếp tục làm kẻ đồng lõa với những hỗn loạn và khổ đau trong thế gian này. Ngược lại, chúng ta là những người giải phóng, những Bồ-tát, mong muốn tự cứu độ mình, cũng như cứu độ những người khác.
Quyết định cứu độ người khác cần có sự cảm hứng rộng lớn. Mình không còn nỗ lực để biến mình thành một kẻ vĩ đại. Mình chỉ đơn giản muốn làm một con người với thực tâm muốn cứu giúp người khác; nghĩa là, chúng ta phát huy vượt bậc cá tính vị tha, một đặc tính luôn thiếu thốn trên thế gian này. Noi gương Phật Thích Ca, người đã từ bỏ ngai vàng để cống hiến đời mình cho chúng sinh, chúng ta, cuối cùng rồi, cũng trở thành người giúp ích cho xã hội, nhân quần.
Mỗi người chúng ta có thể đã khám phá ra một ít sự thật, như là sự thật về thơ văn, phim ảnh, hay vi sinh vật, mà có thể dùng để giúp ích cho người khác. Nhưng chúng ta hay có khuynh hướng dùng những sự thật như vậy để xây đắp uy tín, tiếng tăm riêng cho mình. Chỉ lo phát huy những sự thật đó cho mình là một hướng hành động ích kỷ, thấp hèn. Ngược lại, công hạnh của một vị Bồ-tát là không cần uy tín, tiếng tăm. Chúng ta có thể bị đánh đập, hành hạ, hay bạc đãi, nhưng chúng ta vẫn tử tế và tự nguyện giúp ích người khác. Đây là một công việc hoàn toàn không được công trạng, nhưng lại rất chân thật và uy dũng.
Phát nguyện con đường Đại thừa bao la nghĩa là từ bỏ cá nhân và phát huy tâm tánh rộng lớn hơn. Thay vì tập trung vào kế hoạch nhỏ nhoi của mình, chúng ta mở rộng tầm nhìn của mình để ôm trọn cả thế gian, thiên hà, và vũ trụ.
Muốn thực hiện tâm bao la như vậy đòi hỏi chúng ta phải hiểu thấu tình hình thật rõ ràng và toàn diện. Chúng ta cần phải phát triển tâm từ bi để loại trừ bản ngã vì bản ngã sẽ khiến giới hạn tầm nhìn và làm sai lạc hành động của mình. Theo truyền thống, mình phải bắt đầu bằng việc khai mở lòng từ bi với chính mình, rồi hướng tâm này đến những người gần gũi mình nhất, và sau hết, là tất cả mọi loài chúng sinh, kể cả kẻ thù của mình. Tột cùng, chúng ta xem tất cả mọi loài chúng sinh như là những người mẹ ruột thịt của mình. Chúng ta có thể chưa theo đúng con đường truyền thống ở thời điểm này, nhưng mình có thể phát huy thêm tâm tính rộng lượng và hòa nhã. Điểm chính là mình phải bắt đầu bằng cách bắt tay vào việc trước.
Thông thường chúng ta hay bị mắc kẹt với cách cư xử ở đời: “Anh ta sẽ nói lời xin lỗi trước hay là tôi phải nói xin lỗi trước?”. Nhưng khi trở thành một vị tu theo hạnh Bồ-tát, chúng ta phá cái rào cản đó: mình không đợi người kia làm, mà mình đã quyết định tự làm trước. Con người có quá nhiều vấn đề và chính vậy, mà họ khổ vì đó. Và chúng ta chỉ ý thức được một phần rất nhỏ, những khổ đau đang xảy ra trong đất nước mình, chưa nói là cả thế giới. Hàng triệu người trên thế giới đang hứng chịu khổ đau vì thiếu từ bi, giới luật, kham nhẫn, tinh tiến, thiền định, và tuệ giác. Điểm chính của sự khởi đầu phát nguyện tu Bồ-tát hạnh là không tìm cách cải đạo người khác; cần quan niệm rằng là chúng ta nên đóng góp cái gì đó cho thế giới, chỉ bằng sự tương trợ và hòa hợp theo tính cách riêng của mình.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát, mình công nhận rằng mình có thể thực hiện được công hạnh đó trong thế giới này. Từ quan điểm của một Bồ-tát, không có gì khó khăn và không chữa trị được trong cuộc đời này. Noi theo đời sống điển hình của Phật cùng chư đại Bồ-tát, và trong những lời dạy đầy cảm hứng của Phật pháp, không gì không làm được trong thế gian này. Chúng ta có thể tham gia vào công cuộc vận động của chư Phật và Bồ-tát để hóa độ chúng sanh một cách đúng đắn, đầy đủ, và triệt để mà không bị chấp thủ, vô minh, và sân hận quấy phá. Một công cuộc như vậy là sự phát triển một cách tự nhiên của việc thực tập thiền quán vì thiền quán mang đến việc cảm nhận được tính vô ngã.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát, chúng ta mở lòng đón nhận những yêu cầu của chúng sinh. Nếu ai cần đến chúng ta, mình không nên từ chối; nếu chúng ta được mời làm bậc phụ huynh, mình sẽ không từ nan. Nói một cách khác, mình phải có sự thích thú trong việc chăm sóc, giúp đỡ người khác, và sự biết ơn đối với thế giới quanh mình và các chúng sinh sống trong đó. Đây không phải là một vấn đề dễ làm! Việc này đòi hỏi chúng ta phải hoàn toàn phụng sự không mỏi mệt và kham nhẫn với tất cả những sự điên rồ, ích kỷ, đáng kinh tởm của người mình phụng sự; hơn vậy, chúng ta luôn biết ơn và dọn sạch những thứ đó cho họ. Chúng ta thanh thản, nhẹ nhàng cho phép những tình cảnh như vậy xảy ra dù phải chịu một chút bất tiện; chúng ta chấp nhận những khó khăn và choáng ngộp do những tình huống trên gây ra cho mình.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát nghĩa là chúng ta phát tâm sống đời sống hàng ngày của mình theo lời Phật dạy. Hành trì như vậy giúp chúng ta đủ trưởng thành để không giữ gì lại cho mình. Tài năng thế tục của chúng ta không bị chối bỏ, mà còn được tận dụng làm một phần của quá trình học và tu. Một vị Bồ-tát có thể dạy Phật pháp trong hình thức hiểu biết về mặt kiến thức, nghệ thuật, và ngay như cả thương mại. Như vậy, dấn thân vào con đường Bồ-tát, chúng ta tiếp tục tận dụng những tài năng của mình theo hướng giác ngộ, mà không bị chúng đe dọa hay làm xáo trộn. Lúc đầu những tài năng thế tục của chúng ta tưởng đã bị “tước bỏ,” vì một phần hiểu lầm, nhưng giờ đây chúng ta đang làm chúng sống lại. Chúng có thể được nẩy mầm thêm nhờ có Pháp bảo, Tăng bảo, và sự kham nhẫn của chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta đã hoàn hảo mọi tình huống trong đời sống. Tất nhiên, vẫn còn một ít hiểu lầm sẽ xảy ra! Nhưng đồng thời cũng thấy có một tia sáng của sự khai thông và một tiềm năng vô hạn.
Vào thời điểm này, mình cần phải tin tưởng chính mình mà nhảy vào cuộc. Chúng ta, thực ra, có thể điều chỉnh bất cứ những ý tưởng kích động, hay thiếu lòng từ bi nào xảy ra, mà có tính cách chống phá Bồ-tát hạnh; mình có thể nhận ra sự điên đảo của mình và chuyển hóa nó, thay vì là cố tình che giấu hay loại bỏ nó. Theo cách này, những hình thức suy tư điên đảo sẽ được hóa giải. Bất cứ khi nào chúng ta trực tiếp ‘làm việc’ với sự điên đảo của mình thì nó liền trở thành một hành động từ bi. Bản năng thông thường của con người là tính lợi cho mình trước và chỉ làm bạn với ai nếu họ có thể đem lợi lạc về cho mình. Đây có thể gọi là “bản năng của loài khỉ” (ape instinct).
Nhưng trong trường hợp của hạnh nguyện Bồ-tát, chúng ta đang nói về một loại bản năng siêu phàm, thâm sâu và đầy đủ hơn hết. Được gợi hứng từ bản năng này, chúng ta tự nguyện chấp nhận cái cảm giác trống vắng, kiệt sức, và xáo trộn. Nhưng chính nhờ sự tự nguyện khiến mình cảm nhận được như vậy, và cùng lúc, mình cũng có thể ra tay cứu giúp người. Như vậy, chúng ta vẫn còn chỗ dành cho sự lẫn lộn, rối tung, và ngã ái của mình vì chúng là những viên gạch nền tảng. Ngay như những phiền não xảy ra trong lúc tu theo con đường Bồ-tát đều là một cách để xác định sự quyết tâm của mình.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát, chúng ta thực sự biến mình thành tài sản chung cho mọi loài chúng sanh: tùy theo hoàn cảnh, mình tự nguyện làm một đại lộ, một con thuyền, một cái sàn nhà, hay là một căn nhà… Chúng ta cho phép tất cả hữu tình sử dụng chúng ta bằng mọi cách họ chọn. Cũng như trái đất duy trì không khí, và không gian dung chứa các vì sao, thiên hà, và tất cả những thứ khác, chúng ta tự nguyện mang gánh nặng của cả thế gian. Chúng ta lấy cảm hứng từ thí dụ vật thể của vũ trụ. Chúng ta cống hiến chính mình như là gió, là lửa, là không khí, là đất, và là nước - tất cả ngũ đại.
Nhưng điều cần thiết và rất quan trọng là phải tránh khởi tâm từ một cách thiếu tuệ giác. Nếu mình sử dụng lửa không đúng cách, mình sẽ bị bỏng; nếu cưỡi ngựa không đúng kiểu, mình sẽ bị nó hất rơi xuống đất. Mình phải có một cảm nhận thực tế trong thế giới này. Làm việc trong thế gian đòi hỏi phải có một tri thức thực tế. Chúng ta không thể là một Bồ-tát “yêu thương và nhẹ nhàng” nếu chúng ta không biết cách giúp đỡ chúng sanh một cách thông minh, sự cứu giúp của mình có thể hoàn toàn khiến họ lệ thuộc, chứ không phải là vì lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh sẽ trở nên lệ thuộc vào sự cứu giúp của mình cũng giống như người bị nghiện thuốc ngủ vậy. Họ càng ngày càng trở nên yếu ớt vì cứ muốn được cứu giúp hoài! Do vậy, vì lợi ích cho chúng sanh, chúng ta cần mở rộng lòng với một thái độ vô úy, không sợ. Vì bản tính cố hữu của con người hay thích lệ thuộc, nhờ cậy, đôi khi điều tốt nhất là mình phải nói thẳng và làm thẳng. Phương pháp tế độ của một Bồ-tát là giúp người để họ tự cứu chính họ. Tương tự như bốn đại đất, nước, gió, lửa sẽ không hợp tác với chúng ta nếu mình không sử dụng chúng một cách thích đáng, nhưng đồng thời, chúng rộng lượng cống hiến và hòa hợp nếu được sử dụng đúng đắn.
Một trở ngại lớn đối với việc thực hiện giới Bồ-tát là sự thiếu vắng của tính hài hước; chúng ta có thể đã xem vấn đề giữ giới quá nghiêm túc. Thực hiện lòng nhân từ của một Bồ-tát theo kiểu quân cách sẽ không thành tựu được gì. Người mới bắt đầu tu thường quá khắt khe với việc hành trì và tiến bộ của họ, tu Đại thừa theo phong cách của Tiểu thừa. Nhưng quân cách khắt khe thì hoàn toàn khác với tâm từ ái và vui vẻ của con đường Bồ-tát. Khi mới bắt đầu, bạn có thể chưa thực sự rộng lượng và vui vẻ. Nhưng ít nhất bạn nên cố gắng rộng lượng, tươi vui, và luôn cả can đảm. Điều này đòi hỏi bạn phải liên tục tu tập một cách uyển chuyển vì muốn tu theo con đường Bồ-tát bạn phải luôn luôn biết linh động.
Cái cảm giác sung sướng và hân hoan vì cuối cùng chúng ta có thể gia nhập vào gia đình của chư Phật. Rốt cuộc, mình đã quyết định tuyên bố quyền thừa kế về sự giác ngộ của chính mình. Từ khía cạnh còn hồ nghi, bất cứ đặc tính giác ngộ nào còn lại trong chúng ta dường như là rất nhỏ nhoi. Nhưng từ khía cạnh thực tế, một hữu tình đã giác ngộ trọn vẹn đang tồn tại bên trong chúng ta rồi! Vì vậy, chúng ta không còn nghi ngờ gì về việc mình đang đi trên con đường đạo hay không. Rõ ràng chúng ta đã phát nguyện và rằng mình sẽ phát triển lộ trình rộng lớn này để thành Phật.
Phát nguyện tu theo con đường Bồ-tát là một biểu thị của việc an cư và sống tự tại trong thế gian này. Mình không lo sợ ai đó tấn công hay giết chóc mình. Mình luôn hy sinh thân mình vì lợi ích của chúng sanh. Thậm chí, mình còn từ bỏ việc tìm kiếm con đường giác ngộ cho riêng mình vì muốn cứu khổ người khác. Tuy nhiên, dù không nỗ lực gì chúng ta vẫn đạt được sự giác ngộ. Chư Phật và chư Bồ-tát đã từng làm như thế trong quá khứ, và chúng ta cũng có thể làm được như vậy. Đơn giản là do chúng ta có chấp nhận sự sung túc này hay là bác bỏ nó và chấp nhận sống trong một trạng thái tâm linh nghèo nàn.
Chogyam Trungpa Rinpoche
Thiện Ý chuyển ngữ
(Trích từ “Tác phẩm chọn lọc của Chogyam Trungpa”, tập 3, Nhà xuất bản Shambhala phát hành năm 2003).
Theo Giác Ngộ

Đăng lúc: 21/06/2015 03:31:10 PM | Đã xem: 3209 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Phật học căn bản
Phật tự tại trước mọi sóng gió cuộc đời

Phật tự tại trước mọi sóng gió cuộc đời

Đức Phật của chúng ta ngày xưa cũng bị nhiều người hủy nhục trước mặt vua quan, thần dân thiên hạ. Khi bị cô gái giả làm bụng bầu bêu xấu trước mặt mọi người: “Sa môn Cồ Đàm đã lấy em rồi mà ngày nay bỏ bê em như thế này để em phải bụng mang dạ chữa, sao anh đối với mọi người đều từ bi thương yêu bình đẳng mà lại để em thành ra nông nỗi.
Nếu anh không có thời gian để lo cho em thì hãy nên nhờ bà Tỳ Xá Khư chăm sóc, giúp đỡ cho em chứ?” Trước mặt đại chúng, Phật an nhiên trả lời “chuyện này chỉ có tôi biết, cô biết” mà không cần phải đính chính hay minh oan một lời nào. Sự thật vẫn là sự thật, trời xuôi đất khiến thế nào mà trong lúc cô ta đang diễn kịch thì cái bụng bầu giả bằng gối rớt xuống trước mặt mọi người. Cô gái quá xấu hổ nên nhanh chân bỏ chạy, nhiều người tức quá chạy chửi theo “đồ thứ con gái hư thân mất nết”.


Chuyện đó xảy ra không bao lâu thì một chuyện khác lại kinh hoàng, khủng khiếp và độc ác, dã man hơn làm rúng động lòng dân trong cả nước. Bọn người đê tiện, thấp hèn muốn hại Phật lần này đã tung một chiêu đòn quyết định, chúng muốn tẩy chay cả giáo đoàn đức Phật cho bằng được nên lập mưu bày kế tinh vi hơn lần trước gấp trăm ngàn lần. Kỳ này chúng mướn bọn nghiện rượu giết một cô gái đẹp rồi giấu trong Tịnh xá chỗ Phật ở và lên trình báo với vua quan cô gái ngoan đạo của họ một thời gian gần đây hay đến Tịnh xá của Phật nghe pháp và bây giờ đã bị mất tích.
Chúng yêu cầu nhà vua phải làm sao tìm cho được cô gái ngoan đạo ấy.Vua Ba Tư Nặc cho mở cuộc điều tra và cuối cùng tất cả mọi người đều phát giác ra cô đã bị giết và xác được chôn trong Tịnh xá. Sự thật đã quá rõ ràng, đâu còn ai nghi ngờ gì nữa vì mọi người đều tai nghe mắt thấy rõ ràng. Vậy ai là thủ phạm đã giết cô gái và chôn ở chỗ Phật?Phật à, không thể nào có chuyện đó xảy ra, đệ tử Phật cũng không thể nào làm như vậy.
Bọn người xấu lúc này lợi dụng thời cơ đem xác cô gái bỏ lên xe chở đi khắp thành Xá Vệ và rêu rao Sa môn Cồ đàm đã bức tử cô gái. Sự việc xảy ra quá bất ngờ làm cho vua Ba Tư Nặc không biết giải quyết ra sao vì ông biết chắc Phật trước kia là thái tử Sĩ Đạt Ta có vợ là hoa hậu đẹp nhất thời bấy giờ và có cả hàng trăm cung phi mỹ nữ tuyệt nhưng Ngài vẫn từ bỏ hết để sống đời tu hành đơn giản.
Nhà vua biết chắc đây là âm mưu sâu độc của bọn xấu ác vì lòng tham lam ích kỷ, ganh ghét tật đố mà làm chuyện tày trời như vậy để vu oan hủy nhục đức Phật. Những cuộc điều tra bắt đầu, nhà vua cho tung ra nhiều thám tử tài ba lỗi lạc có mặt khắp nơi để dò la tin tức. Bốn chúng đệ tử xuất gia và tại gia thì buồn rầu, lo lắng chờ đợi kết quả cuối cùng.
Riêng bọn người xấu ác thừa dịp này rêu rao tuyên truyền, tung tin rằng xác cô gái chết do sa môn Cồ Đàm quá thất nhơn ác đức đã hãm hiếp cô gái rồi giết luôn và chôn ngay chỗ ở. Lúc này những người hiểu biết đạo chỉ biết trông chờ kết quả điều tra để minh oan cho Phật. Người không hiểu đạo thì nguyền rủa đức Phật sao mà quá tàn ác, nhẫn tâm. Kẻ bếu rếu, người chửi bới làm náo loạn khắp cả thành Xá Vệ.
Lệnh khẩn cấp được ban hành giới nghiêm 24/24, toàn thể chư Tăng đều phải ở yên một chỗ, không ai được rời khỏi trú xứ cho đến khi nào điều tra được vụ án, nếu ai vi phạm sẽ bị xử trảm ngay. Một ngày trôi qua, hai ngày trôi qua nhưng vẫn không có tin tức gì sáng sủa. Nhiều người đang bất mãn, buồn chán, thất vọng, lo âu về sự thật quá phũ phàng, từ xưa đến nay có bao giờ xảy ra vụ án mạng tày trời như thế.
Nhưng trời đâu có hại người ngay, nhân quả rất công bằng, gieo gió thì gặt bão, giết người thì bị người giết lại. Đến ngày thứ ba thì ban chuyên án đã tìm ra manh mối để đem lại sự trong sạch cho Phật và giáo đoàn. Ai hay tin cũng thở phào nhẹ nhõm và mừng thầm trong bụng vì đã qua cơn đại nạn.
Số là bọn nghiện rượu sau khi giết cô gái xong đã nhận được số tiền lớn từ tay bọn xấu ác, nhưng do ăn chia không đồng đều nên trong lúc ăn nhậu cùng nhau, chúng đã cãi cọ, tranh giành nhiều ít và bị quan quân phát giác, tóm cổ.
Thế là cả bọn đều được đưa về cung vua chờ lệnh xét xử, bọn chúng sợ quá nên đã khai hết. Có một số người ngoại đạo đã mướn họ giết cô gái để tẩy chay giáo đoàn của Phật. Vua tức giận quá cho người bắt ngay kẻ chủ mưu quăng liền vào hầm lửa để thiêu sống, những tên giết mướn đều bị giam vào ngục chờ lệnh xét xử sau.
Chuyện xảy ra như vậy mà Phật vẫn bình tĩnh, an nhiên, không mảy may dao động trước sự phao du hủy nhục quá nặng nề. Phật không hề đính chính hay minh oan mà vẫn âm thầm lặng lẽ chờ đợi kết quả hiện thực. Phật an nhiên, tự tại, bất động trước Tám cơn gió lốc cuộc đời nên ngày hôm nay ta thờ Phật, cung kính lễ lạy Phật vì nhân cách siêu phàm vượt Thánh của Ngài mà cố gắng bắt chước tu tập để vượt qua cạm bẫy cuộc đời trước Tám ngọn gió được-mất, khen-chê, danh thơm-tiếng xấu và khổ-vui.
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh. Thứ đến Ngài tùy căn cơ chúng sinh mà nói pháp thích hợp để giúp họ chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Bất kể là thành phần nào trong xã hội khi gặp Phật đều được lợi lạc, an vui.
Chính vì việc làm và hành động cao thượng của Ngài đã để lại tiếng thơm muôn thuở cho đời giúp chúng ta biết cách làm chủ bản thân mà sống bình yên, hạnh phúc. Hương thơm của các loài hoa có ngào ngạt cách mấy cũng không bằng hương thơm của người đức hạnh luôn bay ngược chiều gió để lại cho đời bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
An nhiên tự tại trước đám đông khi bị hủy nhục
Ngày xưa, có một vị cao Tăng đức độ nuôi dạy gần 500 đồ chúng, đến khi tuổi già sức yếu bệnh hoạn mà chưa chọn được người kế thừa. Để tìm kiếm bậc Pháp khí trong nhà Thiền, vị cao Tăng bày ra kế điệu hổ ly sơn, tung tin bị mất trộm tiền Tam bảo làm trong chúng ai cũng hoang mang nghi ngờ lẫn nhau.
Một hôm khi chúng đang ngủ trong giờ trưa, vị cao Tăng la lớn: “Ăn trộm, ăn trộm.” Mọi người hoảng hốt chạy theo tiếng la, vị đệ tử lớn chạy vào liền bị vị cao Tăng thộp cổ áo mà nói lớn: “Ta bắt được trộm rồi”. Chú đệ tử nói: “Dạ không, con không phải là tên ăn trộm, con nghe la ăn trộm nên con chạy vô phụ thầy bắt ăn trộm.” Bằng chứng sờ sờ trước mắt nên không thể nào chối cãi, chư huynh đệ pháp lữ trong chúng ai cũng thấy thầy tay thộp cổ áo sư huynh mà la “ăn trộm, ăn trộm”.
Cho nên, vị đệ tử lớn liền bị khai trừ ra khỏi chùa ngay tức khắc mà không hề được minh oan. Trục xuất xong vị thầy còn viết giấy truyền cho các chùa khác không được chứa chấp thầy ấy vì tội ăn trộm đồ của Tam bảo. Vị đệ tử này xưa nay được Tăng chúng tín nhiệm chức thượng thủ trong chùa, chú còn là người mô phạm dạy dỗ chúng Tăng. Đột nhiên bữa nay lại bị mang danh tên ăn trộm và bị đích thân thầy mình viết giấy khai trừ khỏi Tăng chúng một cách công khai, thử hỏi ai nằm trong hoàn cảnh ấy mà không đau khổ.
Chỉ trong thoáng chốc bao nhiêu tiếng xấu đổ dồn vào vị sư huynh và bị mọi người khinh chê, coi thường, ai rơi vào hoàn cảnh này mới thấy thật tội nghiệp cho vị sư huynh ấy. Đường đường cũng là một vị Tăng tướng dung mạo trang nghiêm mà giờ đây chịu nuốt lệ đau thương ngậm ngùi, cay đắng trước một sự thật không thể ngờ.
Bị thầy hủy nhục như vậy trước mặt đồ chúng nên bao nhiêu uy tín từ xưa đến nay bỗng phút chốc tan tành theo mây khói. Vậy mà chú đệ tử ấy không hề buồn giận, trách móc hay thể hiện một nét mặt nào tỏ thái độ oán ghét vị thầy.
Chú vẫn một lòng cung kính và tôn trọng thưa: “Xin thầy hãy từ bi cho con ngủ đỡ ngoài cổng Tam quan cũng được, để mỗi ngày con còn được học hỏi và phụ giúp chúng Tăng làm việc”. Ấy vậy mà vị thầy cũng không chịu buông tha nên nói rằng nếu ở đó thì phải chịu trả tiền ngủ nhờ.
Dù bị thầy hủy nhục, hành hạ, làm khó dễ đủ điều nhưng chú vẫn một lòng tôn kính thầy mà siêng năng gia trì tinh tấn tu hành.Thời gian như vậy kéo dài gần 3 tháng, chú vẫn một lòng tín tâm, không một lời than vãn hay trách móc điều gì.
Cuối cùng, vị cao Tăng cũng tìm ra được bậc chân truyền, hôm đó ông đã chính thức tuyên bố trước đại chúng: “Ta bây giờ đã tìm được người kế thừa, mong đại chúng sau này khi ta viên tịch rồi thì hãy nghe theo lời chỉ dạy của sư huynh các người.” Nói xong ông thầy từ giã đại chúng rồi an nhiên ra đi.
Trong lịch sử nhân loại từ xưa nay biết bao nhiêu bậc vĩ nhân, hiền Thánh vẫn thường bị vu oan giá họa nhưng các ngài vẫn bình tĩnh, an nhiên chứng minh cho đời sự trong sạch của mình bằng chất liệu của từ bi, vô ngã, vị tha. Vị đệ tử đó nếu không gặp hoàn cảnh khắc nghiệt như thế thì vị cao Tăng làm sao biết được đệ tử của mình đã vượt qua Tám gió thật sự và để tất cả đại chúng có đủ niềm tin mà nương tựa học hỏi, tu hành.
Nếu gặp thầy nào còn quá yếu thì khi bị vu oan giá họa như vậy chắc có lẽ sẽ hận vị thầy của mình suốt cả đời.Nhờ thử thách đó mà vị thầy biết rõ đệ tử của mình đã qua được Tám gió được-mất, khen-chê, danh thơm-tiếng xấu và khổ-vui. Nghịch cảnh hay chướng duyên đối với người trí chỉ là thử thách nên họ vẫn bình thản, an nhiên khi bị hủy nhục sai sự thật trước mặt mọi người.
Giả sử như lúc đó tôi đang ở trong hoàn cảnh này thì có lẽ tôi sẽ đùng đùng nỗi giận mà oán ghét ông thầy của mình rồi bỏ đi không một lời từ giã. Tám gió thổi chẳng động là thước đo để kiểm nghiệm người tu hành chân chánh, nếu ta không trải qua những hoàn cảnh đau thương, nghiệt ngã như thế thì làm sao ta biết mình có bị gió thổi hay không.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Đăng lúc: 15/06/2015 09:53:52 PM | Đã xem: 2515 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Tâm lý học Phật giáo
Điều lành nhỏ, phước quả lớn - điều ác lớn, tội báo nhỏ

Điều lành nhỏ, phước quả lớn - điều ác lớn, tội báo nhỏ

Đức vua Mi-lan-đà hỏi Đại đức Na-tiên: - Có trường hợp nào mà một người làm việc ác lớn, tội báo lại nhỏ; còn một người làm việc lành nhỏ, phước quả lại lớn không, đại đức?



- Có chứ, và chuyện ấy cũng thường thường xảy ra.

- Vậy là không đúng với luật nhân quả chăng? Luật nhân quả bảo rằng gieo hạt mè nhỏ thì được hạt mè nhỏ, gieo hạt bí to thì được quả bí to?

- Đúng là thế. Nhưng nếu hạt mè kia nhiều phân, có nước, nhổ cỏ dại, chăm cào xới, nhổ tỉa cây dày thì hạt sẽ lớn hơn một tí chứ?

- Đúng thế.

- Còn hạt bí to kia gieo nơi đất sỏi đá khô cằn, chẳng phân nước, chẳng chăm sóc thì quả bí chắc hẳn sẽ còn tí teo như quả cà?

- Đúng vậy.

- Cũng vậy là gieo nhân, nhưng còn trợ duyên, thuận duyên, nghịch duyên hay chướng duyên góp phần vào nhân ấy mới quyết định quả được. Một người làm việc dữ nhưng suốt ngày đêm ăn năn, hối hận, luôn luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt... nên nguyện từ rày về sau không dám làm việc ác nữa. Chính nhờ tâm người ấy ăn năn hối cải nên cái quả báo, tội báo sẽ nhẹ đi, nhỏ đi. Đấy là trường hợp nhân việc ác lớn mà quả tội báo lại nhỏ. Một người làm việc lành nhỏ nhưng tâm lại hoan hỉ, thỏa thích; suốt ngày, suốt tháng an vui, mát mẻ với chút ít việc lành ấy thì phước quả của nó chắc chắn là to lớn lắm, tâu đại vương!

- Đại đức kể cho nghe một trường hợp cụ thể.

- Vâng, thuở Phật còn tại thế, một hôm ngài gặp một tôi nhân bị chặt cụt cả tay cả chân, miệng ngậm một cành hoa sen với tác ý thành kính dâng cúng cho ngài. Sau khi thọ nhận, đức Phật quay lại bảo với các tỳ kheo rằng: nhờ phước đức này mà trong suốt chín mươi mốt kiếp sắp tới, người bị cụt tay chân kia khỏi bị đọa vào ba đường dữ, được sanh lên cõi trời hưởng hết phước báu mới sanh lại làm người. Bởi vậy cho nên chuyện nhân quả xảy ra trên thế gian này nó muôn mặt, muôn chiều, chứ không đơn giản như thường nhân hiểu đâu! Điều lành nhỏ phước quả lớn, điều ác lớn tội báo nhỏ - mà ngược lại như thế cũng thường có đấy, tâu đại vương!

- Trẫm đã hiểu.

- Đại vương đã hiểu nhưng chưa hiểu hết.

Đức vua mỉm cười:

- Có thể đúng như vậy thật.

(Trích trong Mi Tiên Vấn Đáp)

Đăng lúc: 11/06/2015 07:11:00 AM | Đã xem: 2440 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Tâm lý học Phật giáo
Ý nghĩa chắp tay

Ý nghĩa chắp tay

Trong thiền môn, chắp tay là vấn đề phổ thông để tỏ lòng tôn kính Tam Bảo, cũng như xá chào nhau trong chốn Già Lam.



Ở một số nước Á Đông, phong tục chắp tay chào nhau ở mọi nơi là một nếp văn hóa ứng xử khá độc đáo. Còn trong nhà Phật chắp tay mang nhiều ý nghĩa.

Sau đây là 16 ý nghĩa của chắp tay:

1. Hai bàn tay khép lại biểu thị cho hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, không tranh đấu và không làm tổn thương người khác.

2. Khoảng trống giữa hai lòng bàn tay biểu thị lý chân không, ý nghĩa là chúng ta phải ngộ nhập tính Không của vạn pháp.

3. Hai lòng bàn tay khép lại với nhau biểu thị hai tay chấm dứt vọng động, không còn phan duyên, không còn tạo nghiệp vì tham, sân, si.

4. Mu bàn tay hướng ra ngoài biểu thị ngoại cảnh lục trần, lòng bàn tay hướng vào trong biểu thị giác tâm bồ đề, vì vậy chắp tay còn có ý nghĩa là đi ngược cảnh trần, tìm về giác tâm.

5. Tay phải, tay trái là do vọng tưởng, chấp trước mà có. Kỳ thực phải hay trái đều là giả danh, đều là hư vọng. Chắp hai tay làm một, không còn có phải trái, rời tướng phân biệt, bình đẳng nhất như.

6. Mười ngón tay khép lại với nhau biểu thị mười pháp giới quy về nhất tâm, tất cả đều do tâm tạo, tất cả đều từ tâm mà biến hiện ra.

7. Mười ngón tay biểu thị mười phương, chắp lại trước ngực, có nghĩa là chúng sanh trong mười phương đều bình đẳng, cũng có nghĩa là nhiếp thủ chúng sanh trong mười phương quy hướng Phật đạo. Mười ngón tay còn biểu thị cõi Phật trong mười phương, chắp lại trước ngực, có nghĩa là cúng dường chư Phật, Bồ-tát trong mười phương bằng tâm cung kính, cũng có nghĩa là nhiếp thủ công đức của cõi Phật trong mười phương để trang nghiêm tự tâm, thành tựu căn lành.

8. Phật tử gặp nhau chắp tay niệm “A Di Đà Phật” chính là quy hướng biển nguyện nhất thừa của đức Di Đà, bất thoái thành Phật. Cũng biểu thị cõi Phật mười phương cùng xưng tán A Di Đà Phật, cùng tuyên dương pháp môn Tịnh Độ.

9. Mười ngón tay chắp lại trước ngực biểu thị chúng ta phải tu mười ba-la-mật mới có thể thành Phật. Ngoài ra, mười huyền môn Hoa Nghiêm hay mười nguyện vương Phổ Hiền đều biểu thị sự viên mãn; cho nên, mười ngón tay chắp lại chính là biểu thị khả năng viên thành Phật quả.

10. Tay trái thường tĩnh, biểu thị “thông hiểu”; tay phải thường động, biểu thị “thực hành”; hai tay chắp lại biểu thị hiểu và hành hợp nhất, có như vậy mới thành tựu được vô thượng bồ đề.

11. Tay trái thường tĩnh, biểu thị “tự giác” (tự mình giác ngộ); tay phải thường động, biểu thị “giác tha” (giúp cho người khác giác ngộ); hai tay chắp lại biểu thị kết hợp tự giác với giác tha, có như vậy mới là hành giả Bồ-tát, có như vậy mới được giác hạnh viên mãn.

12. Tay trái biểu thị nguyện, tay phải biểu thị hạnh, hai tay chắp lại biểu thị nguyện và hạnh hợp nhất, lấy nguyện để khởi hạnh, lấy hạnh để chứng nguyện, có như vậy đại nguyện mới viên thành.

13. Hai tay chắp lại biểu thị các pháp bình đẳng, không phân cao thấp. Thiền tịnh không hai, tịnh mật chẳng khác, tuy phương pháp bất đồng, nhưng bản chất giống nhau, cùng chung một mục đích.

14. Hai tay trái phải hợp thành một thể biểu thị lý “không hai”. Phiền não và bồ đề không hai, tự hành và hóa tha không hai, tự Phật và tha Phật không hai, tánh và tướng không hai…

15. Chắp tay chính giữa ngực biểu thị lý trung đạo, không chấp vào hai bên như: thường hay đoạn, không hay có.

16. Hai tay chắp lại giống như nụ hoa chưa nở, biểu thị nhân địa tu hành. Khi hoa nở cũng là lúc thành tựu bồ đề.

Đăng lúc: 10/06/2015 06:35:24 AM | Đã xem: 1814 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Phật học căn bản
Nhìn sâu vào mỗi sự vật...

Nhìn sâu vào mỗi sự vật...

Trong cuộc sống quá bận rộn, đôi khi chúng ta làm rất nhiều việc hoàn toàn chỉ là theo quán tính mà không để tâm suy nghĩ, phân tích gì cả. Thậm chí có những bữa ăn cũng trôi qua thật vội vàng đến nỗi ta không cảm nhận được hết mùi vị của thức ăn.



Khi tôi còn nhỏ, tôi đã rất lấy làm buồn cười khi đọc truyện Tây du ký đến đoạn Trư Bát Giới ăn nhân sâm cùng với Tôn Ngộ Không. Anh chàng háu ăn này đã ăn nhanh đến nỗi vừa ăn xong mà không biết được mùi vị của quả nhân sâm như thế nào!

Ngày nay chúng ta có rất nhiều khi rơi vào trường hợp tương tự. Mặc dù chúng ta không tham ăn, nhưng chúng ta có quá nhiều việc để bận tâm suy nghĩ, có quá nhiều việc đang đợi chúng ta làm, và vì thế chúng ta luôn ăn vội ăn vàng cho qua bữa, không hề để tâm nhận biết nhiều về thức ăn.

Nhưng không chỉ là chuyện bữa ăn. Mỗi ngày chúng ta để cho rất nhiều chuyện khác nữa trôi qua trong sự lơ đễnh, vì đầu óc ta luôn có những chuyện khác để âu lo, suy tưởng.

Với cách sống như thế, chúng ta sống mà thật sự chưa hề cảm nhận được cuộc sống. Chúng ta nhìn thấy và tiếp xúc với sự vật nhưng không thể hiểu được bản chất sâu xa hoặc cảm nhận được giá trị thực có của chúng.

Đôi khi tôi nhớ đến những củ khoai lùi thời thơ ấu, và lấy làm lạ là giờ đây nhiều lúc tôi không thưởng thức được những món ăn rất ngon lành theo cách như tôi đã từng ăn khoai lùi thuở nhỏ. Tôi còn nhớ mình đã phân biệt được mùi thơm của lớp vỏ khoai cháy sém bên ngoài như thế nào, mùi tro nóng bám vào vỏ khoai ra sao, ruột khoai thơm nóng như thế nào... Thậm chí tôi còn phân biệt được sự khác nhau giữa phần trên và phần dưới của cùng một củ khoai...

Thỉnh thoảng chúng ta nên có những bữa ăn theo cách của một em bé ăn khoai lùi... nghĩa là không để cho bất cứ một việc gì chi phối vào bữa ăn của ta.

Khi nhìn vào một món ăn, ta nên nhìn rõ xuất xứ của nó. Từ hạt gạo trắng thơm, cọng rau tươi xanh hay miếng đậu phụ... ta biết được chúng do đâu mà có. Ta nhìn thấy được người nông dân cần khổ lao động để làm ra hạt gạo, cọng rau... Ta nhìn thấy ánh nắng, cơn mưa đã giúp cây lớn lên từ đất... Ta cũng biết được rất nhiều người không có đầy đủ những món ăn như ta đang có. Mỗi ngày đều có những người chết vì đói trên thế giới này. Nhiều nơi, trẻ em không có đủ thức ăn và phải bị suy dinh dưỡng.

Từ những suy nghĩ quán sát như vậy, ta ý thức được đầy đủ giá trị của một bữa ăn. Vì thế, ta không thể nuốt vội nuốt vàng những thứ ấy một cách vô tâm cho qua bữa. Hơn thế nữa, ta biết rằng chỉ khi ta ăn với sự tỉnh thức thì thức ăn và ta mới cùng hiện hữu. Bằng không, xem như ta đã bỏ phí thời gian bữa ăn mà không thật sự sống một chút nào.

Ta nên ăn một cách chậm rãi. Cho dù ta vội vã đến đâu cũng vẫn còn rất nhiều việc khác chưa làm xong. Rút ngắn thời gian một bữa ăn không phải là cách giải quyết vấn đề. Ta chỉ thường làm thế là theo với thói quen từ lâu nay. Dù bận rộn đến đâu, việc dành thời gian thỏa đáng cho một bữa ăn không hề là điều phí phạm. Hơn nữa, mọi sự bận rộn của ta đều nhắm đến phục vụ đời sống. Vậy nếu ta từ bỏ những giây phút thật sự đang sống trong hiện tại thì tất cả những việc khác liệu còn có ý nghĩa gì?

Khi chúng ta ăn một bữa ăn trong sự tỉnh thức, đó không còn chỉ đơn thuần là một bữa ăn. Đó là biểu hiện cụ thể của đời sống, là phương cách ta tiếp xúc và cảm nhận sự vật. Vì thế, nó không những mang lại cho ta năng lượng vật chất, mà còn giúp ta hồi phục những giá trị tinh thần đã mất.

Nếu bạn thường xuyên thực tập điều này cùng với gia đình, đó là một cách giáo dục tốt nhất để hình thành nhân cách đạo đức cho con cái bạn. Bởi vì, trẻ con thường không học theo những gì ta nói, mà chúng học theo những gì chúng ta làm.

Ngoài bữa ăn ra, chúng ta cũng có thể thực tập tinh thần tỉnh thức trong mọi việc chúng ta làm thường ngày. Chúng ta nên tập nhìn sự vật với chiều sâu của nó. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng thông cảm được với những khó khăn và nỗi khổ của người khác. Chúng ta cũng kiên nhẫn hơn khi gặp phải những chậm trễ, bế tắc trong công việc. Ta giải quyết mỗi vấn đề bằng vào sự phán đoán sáng suốt và tỉnh táo, không phải bằng sự vội vã, nôn nóng.

Chúng ta không phải là thực thể duy nhất tồn tại trong cuộc sống này. Ngược lại, ta gắn bó và đồng thời tồn tại, chịu sự chi phối của tất cả những sự vật khác. Không chỉ là những món ăn thức uống hàng ngày mới ảnh hưởng đến ta. Mưa, nắng, sương gió... hay bất cứ những gì chúng ta nhìn thấy hoặc cảm nhận được quanh ta đều có liên hệ chặt chẽ đến cuộc sống của ta. Một người hút thuốc nhả khói vào khoảng không, điều đó cũng có ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống của chúng ta. Nói chung, mọi sự kiện trong đời sống đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, và chỉ khi nhìn sâu vào bản chất sự vật ta mới có thể hiểu được điều đó.

Nhìn sâu vào sự vật không chỉ giúp ta hiểu được bản chất sự vật mà còn giúp ta hiểu được chính mình. Ta cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc hơn giá trị của cuộc sống từ nhiều góc độ. Ta cảm thông nhiều hơn với đồng loại và sẵn lòng hơn trong việc chia sẻ những gì mình có. Chính nhờ đó ta có được niềm vui và hạnh phúc, vì nhận thức được rằng cuộc sống của ta thật sự có ý nghĩa biết bao!

Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)

Đăng lúc: 08/06/2015 06:21:26 AM | Đã xem: 1879 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Tâm lý học Phật giáo
Nghiệp duyên chỉ bởi một nụ cười

Nghiệp duyên chỉ bởi một nụ cười

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng giảng rằng: Phương pháp độ nhân, cần phải chú trọng “khéo léo đúng dịp”. Câu chuyện Đức Phật hóa độ Bạt Kiết Đế, người con gái đem lòng cảm mến tôn giả A Nan, chính là một minh chứng sống động về phương diện này.


Tôn giả A Nan trông vô cùng anh tuấn khôi ngô, Văn Thù Bồ Tát từng dùng “Tướng như thu mãn nguyệt, mục tựa tịnh liên hoa” để ca ngợi ngài.

Một hôm, tôn giả A Nan khát nước đến không chịu được, liền đến bên một thiếu nữ đang gánh nước xin chút nước uống. Thiếu nữ này tên là Bạt Kiết Đế, là tộc người Ma Đăng Già vốn bị mọi người xem là hạ tiện. Cũng giống như bao thiếu nữ quyền quý khác, cô cũng đã ngưỡng mộ A Nan từ lâu. Nhân thấy A Nan đến chỗ mình xin nước uống, lòng cô vui khôn tả xiết.

Tôn giả A Nan uống nước xong, cúi mình cảm tạ cô gái, trong lòng ngài không hiểu sao lại có cảm giác dường như đã quen biết cô từ rất lâu rồi.

Thiếu nữ nhìn theo hình bóng A Nan đi xa rồi khuất dần, bỗng sinh lòng mến mộ, từ đó cô chìm sâu vào nỗi nhớ tương tư của mối tình đầu, thần trí suốt ngày ngẩn ngơ như mất hồn mất vía.

Mẹ cô không ngừng gặn hỏi nguyên do, cuối cùng cô cũng nói ra sự thật. Người mẹ không nhẫn tâm nhìn thấy con gái ngày một gầy đi, liền nghĩ ra một mưu kế: Sa Bì Già La Tiên Phạm Thiên chú, có thể mê hoặc đàn ông, nếu như gạt A Nan đến chỗ này, mời người niệm chú, để cho họ gạo nấu thành cơm……

Một hôm, quốc vương Ba Tư Nặc mở hội đàn trai tăng cúng dường, Đức Phật cùng chúng đệ tử là những người được mời đến tham dự. Tôn giả A Nan vì đi ra ngoài chưa về, nên không thể đến dự tiệc hội trai tăng, đành phải tự mình cầm bát đi khất thực. Khi đi ngang qua trước cửa nhà của người thiếu nữ Ma Đăng Già, cô mỉm cười tiếp đón ngài, nói: “Tôn giả A Nan, ngài còn nhớ tôi không?”

Tôn giả A Nan thực tình vẫn chưa quên người thiếu nữ xinh đẹp này, liền cười cười gật đầu.

Thiếu nữ vô cùng xúc động nắm lấy tay A Nan, nói: “Hãy theo em vào nhà nào, vào nhà em nhận cúng dường”.

A Nan trong đầu mơ mơ màng màng đi theo sau cô gái, vào đến khuê phòng của cô, tôn giả cứ như khúc gỗ, mặc cho người ta sắp đặt, trong lòng rất muốn thoát ra, nhưng lại không làm gì được.

Lúc này, hội trai tăng cúng dường trong hoàng cung cũng vừa mới bắt đầu, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết rõ A Nan bị ma chú khống chế, không cách nào thoát ra được, liền căn dặn Văn Thù Bồ tát, dùng Lăng Nghiêm Chú mà giải cứu A Nan.

Văn Thù Bồ tát vội đến nhà thiếu nữ, dùng Lăng Nghiêm Chú hóa giải Sa Bì Già La Tiên Phạm Thiên chú. A Nan giật mình tỉnh ngộ, thoát khỏi sự khống chế của cô gái, lôi thôi lếch thếch trở về tịnh xá.

Thiếu nữ Ma Đăng Già không can tâm bỏ cuộc dễ dàng như vậy, ngày ngày cứ đứng chờ A Nan trước của tịnh xá, A Nan đi đến đâu, cô theo đến đó. Cuối cùng tôn giả A Nan hết cách, đành cầu xin Đức Phật giúp đỡ.

Đức Phật nói: “Ngày mai con hãy gọi cô gái đó đến đây, ta sẽ nói chuyện với cô ấy”.

Ngày hôm sau, cô gái theo A Nan đến gặp Đức Phật. Đức Phật không hề oán trách cô nửa lời, Ngài từ bi mà nói với cô rằng: “Tâm tình muốn được gả cho A Nan của con ta hiểu được, nhưng A Nan đã là người xuất gia, nếu con muốn gả cho y, thì con cần phải xuất gia tu hành một năm cái đã”. Thiếu nữ liền gật đầu đồng ý.

Đức Phật nói: “Xuất gia cần phải được sự đồng ý của cha mẹ, cha mẹ con đồng ý cho con xuất gia sao?”

Thiếu nữ đáp: “Bẩm Phật Đà! Từ nhỏ đến lớn cha mẹ con lúc nào cũng đều nghe lời con hết, họ nhất định sẽ đồng ý cho con xuất gia”.

Cứ như vậy, thiếu nữ Ma Đăng Già vui vui vẻ vẻ mà xuống tóc tu hành, trở thành một thành viên trong nhóm Tỳ Kheo Ni.

Sau khi xuất gia, dưới sự cảm hóa của Phật Pháp, trái tim nồng nhiệt ban đầu của cô, càng ngày càng trở nên tĩnh lặng, dần dần cô hiểu ra rằng tình cảm ràng buộc đối với A Nan ngày trước đều là sự ngu muội nhất thời mà thôi.

Phật Đà nói với chúng đệ tử rằng: A Nan và Bạt Kiết Đế 500 năm kiếp trước, trong một lần tình cờ gặp gỡ, hai người đã mỉm cười với nhau, từ đó mà dẫn đến tình duyên trong đời này.

Từ đó, Bạt Kiết Đế càng thêm nỗ lực tinh tấn tu hành, sau cùng cô trở thành một trong những người kiệt xuất trong nhóm Tỳ Kheo Ni, chứng đắc Thánh quả còn sớm hơn cả A Nan.

(Dựa theo “Câu chuyện mười đại đệ tử của Đức Phật”)

Đăng lúc: 06/06/2015 08:26:04 AM | Đã xem: 1809 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Tâm lý học Phật giáo
Nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng

Nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng

Trong các pháp thoại của Thế Tôn, những hình ảnh trực quan luôn được vận dụng để minh họa cho thính chúng dễ hiểu, dễ liên hệ, nhận rõ ý nghĩa những lời dạy của Ngài. Nước sông Hằng đã được Thế Tôn dùng để chỉ cho nước mắt của chúng sanh khóc thương nhau trong những lần tử biệt sanh ly, chuyển lưu sanh tử trong nhiều đời kiếp.

Một trẻ thơ chào đời, mọi người thân đều vui. Một người nhắm mắt lìa đời, những người thân yêu đều tiếc thương, ngậm ngùi khóc than tiễn biệt. Nhịp sống cứ tiếp nối như vậy, trải qua biết bao lần vui buồn với tử sanh, khiến cho nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng, thậm chí nhiều hơn nước trong bốn biển.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Thế nào, Tỳ-kheo các thầy lưu chuyển sanh tử trải qua bao khổ não, trong đó buồn khóc nước mắt rơi là nhiều chăng? Hay nước sông Hằng nhiều?
Các Tỳ-kheo đến trước bạch Phật:
- Chúng con khi quan sát ý nghĩa câu nói của Như Lai, trải qua sanh tử, nước mắt rơi khi buồn khóc nhiều hơn nước sông Hằng.
Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Lành thay, lành thay! Các Tỳ-kheo! Như các thầy nói không khác. Các thầy ở trong sanh tử, nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng. Vì sao thế? Ở trong sanh tử, cũng vì phụ mẫu mạng chung, khi ấy khóc lóc không thể tính kể. Lâu dài cha con, chị em, vợ con, ngũ thân và các quyến thuộc ân ái thương nhớ khóc lóc không thể tính kể.
Cho nên, này các Tỳ-kheo, nên chán họa sanh tử, xa lìa pháp ấy. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Khi Phật nói pháp này, có sáu mươi Tỳ-kheo được lậu tận ý giải.
Bấy giờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm Phi thường,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.527)

Thế Tôn nói một cách cụ thể về sự “thương nhớ khóc lóc không thể tính kể”, về “nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng” để chỉ cho chúng ta thấy rằng, mình đã trôi lăn trong luân hồi nhiều kiếp, mình đã trải qua vô lượng khóc than tiễn biệt nhau, nay được làm thân người “nên chán họa sanh tử” mà hướng đến vô sanh. Biết rằng rồi đây mình sẽ chết, sẽ kết thúc một đời vốn nhiều khổ đau và giả tạm này nhưng sau cái chung cuộc ấy thì cánh cửa nào sẽ mở ra?
Tam giới, lục đạo hay Cực Lạc, Niết-bàn hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức, cách sống và cách tu dưỡng của chính mình trong hiện tại. Nếu muốn sanh lên, muốn hướng thượng và thăng hoa thì cần xả buông. Buông được chừng nào thì càng nhẹ nhàng chừng nấy. Còn nắm giữ, dính mắc càng nhiều thì càng bị kẹt và nặng nề thêm, không thể thoát ra được.
Người con Phật phải nhận rõ khổ đau lớn nhất của kiếp người là mãi trôi lăn trong luân hồi sanh tử. Giải thoát tối hậu là ra khỏi luân hồi, chứng đắc Niết-bàn hay ít ra là thành tựu vãng sanh Cực Lạc. Giải thoát từng phần chính là sự thực hành xả buông trong đời sống hàng ngày.
Chán ngán cuộc luân hồi tử sanh vô tận (Cuộc hồng trần xoay vần quá ngán) là tuệ giác đầu tiên, là nền tảng cho nguyện lực quyết buông bỏ những dính mắc và trói buộc thế thường để cất bước ra đi tìm đường thoát khỏi sanh già bệnh chết. Như Thế Tôn xưa, sau khi dạo bốn cửa thành thấy chán ngán tất cả mới đủ nguyện lực xả buông, nửa đêm vượt thành xuất gia tầm đạo.
Chúng ta ngày nay bước chân vào chùa, vào đạo là nguyện theo dấu chân xưa. Dẫu sống trong cuộc đời như bao người nhưng quyết không bị kẹt, không chìm đắm. Dẫu cũng tử sanh như bao người nhưng nguyện đó là lần sau cùng. Dẫu biết rằng giải thoát khỏi tử sanh là vượt sang bờ kia nhưng kỳ thực làm gì có bờ để sang, có tử sanh để vượt thoát.
“Sáu mươi Tỳ-kheo được lậu tận ý giải” chính là chỗ này. Khổ đau, sanh tử cũng từ tâm mình mà ra và cũng ngay nơi tâm mà diệt. Xả buông đến tận cùng, không chấp thủ bất cứ vật hay việc gì thì ngay đây, ngay nơi tử sanh mà giải thoát, ngay nơi cuộc đời “nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng” này chính là Cực Lạc, Niết-bàn.

Quảng Tánh (

Đăng lúc: 05/06/2015 09:43:09 AM | Đã xem: 1734 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: BÀI HỌC , Tâm lý học Phật giáo
 
Hạnh nguyện cấp cô độc
Gia đình vườn tuệ
Tin xem nhiều
Thống kê
  • Đang truy cập 21
  • Hôm nay 3,079
  • Tháng hiện tại 39,534
  • Tổng lượt truy cập 23,445,783